Tải bản đầy đủ (.pptx) (6 trang)

slide bài giảng nghị luận về một đoạn thơ, đoạn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.75 KB, 6 trang )

TIẾT 163

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ CÓ KT TIẾNG VIỆT


I.

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ
ấy.
2. Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngơn từ, hình ảnh, giọng điệu,… Bài nghị luận cần phân tích
các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
3. Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của
người viết.


II. Rèn kĩ năng:
Bài 1. Em hãy suy nghĩ và đưa thêm những luận điểm thể hiện suy nghĩ của mình về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

Gợi ý:
Có thể lưu ý thêm một số luận điểm:
- Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca.
- Mạch cảm xúc tự nhiên của bài thơ được thể hiện trong một kết cấu chặt chẽ, giàu sức gợi mở.


Bài 2: Những luận điểm về hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ:

* Gợi ý:
- Hình ảnh mang nhiều tầng ý nghĩa, tất cả đều gợi cảm, đáng yêu.
- Bức tranh mùa xuân, cả màu sắc lẫn âm thanh, hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến, đằm thắm, dịu dàng.



-

Từ mùa xuân tươi đẹp của quê hương, đất nước, đến mùa xuân của nguyện ước hoà nhập, dâng hiến chân
thành.

→ Người viết thuyết phục các luận điểm bằng sự phân tích, bình giảng những câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc, với
nhận định về cảm hứng, giọng điệu, kết cấu...


Bài 3:
Cho câu văn sau: “Trong bài thơ Viếng lăng Bác, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài
nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ
tịch Hồ Chí Minh.”
Hãy coi câu văn trên là câu chủ đề, viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để tạo thành một đoạn văn
trình bày theo cách diễn dịch; trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần biệt lập và phép
thế (gạch chân, chú thích thành phần biệt lập và từ ngữ dùng làm phép thế).


* Hình thức :

- Phải đảm bảo một đoạn văn hoàn chỉnh, đủ số lượng câu, viết theo cách lập luận diễn dịch. HS biết giữ nguyên câu chủ đề đã cho và viết tiếp để hoàn thành đoạn văn. Lời văn có cảm xúc,
khơng mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả

-

Sử dụng câu chứa thành phần biệt lập và phép thế phù hợp

*Nội dung:


HS biết dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm nổi bật được những tình cảm của tác giả:

+ Nỗi bồi hồi, xúc động khi được từ quê hương miền Nam ra thăm lăng Bác.

+ Lòng biết ơn chân thành, sâu nặng đối với Bác, sự ngưỡng mộ, thành kính, nỗi đau xót, tiếc thương…khi vào lăng viếng Bác.

+ Tình cảm lưu luyến khi phải từ biệt…



×