Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và bước đầu dự tính hiệu quả kinh tế của cây Sơn tra (Docynia indica Wall. (Decne) tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Luận văn thạc sĩ file word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN TRUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ BƯỚC
ĐẦU DỰ TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY SƠN
TRA (Docynia indica Wall. (Decne))
TẠI HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Ngành: Lâm học

Lào Cai - 2020


NGUYỄN VĂN TRUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ BƯỚC
ĐẦU DỰ TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY SƠN
TRA (Docynia indica Wall. (Decne))
TẠI HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

Ngành: Lâm học
Mã số: 8.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Công Quân

Lào Cai - 2020



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và bước
đầu dự tính hiệu quả kinh tế của cây Sơn tra (Docynia indica Wall. (Decne)) tại huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai” là công trình nghiên cứu của bản thân tơi, cơng trình được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Công Quân, Giảng viên khoa Lâm nghiệp,
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong Luận văn đã được nêu rõ trong phần
tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận văn là q trình
theo dõi hồn tồn trung thực, nếu có sai sót gì tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm và chịu
mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra.
Lào Cai, ngày tháng 12 năm 2020
Người viết cam đoan

Nguyễn Văn Trung


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu đến nay bài luận văn Thạc sỹ
của tơi đã hồn thành.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Cơng Qn khoa Lâm
Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo Phịng Đào tạo Sau Đại học, khoa Lâm
Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và
phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu.Tôi xin
cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các cộng sự trong
suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Vì điều kiện thời gian nghiên cứu và trình độ chun mơn của bản thân cịn có

những hạn chế nhất định, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong
nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các nhà khoa học cũng như các bạn đồng
nghiệp để bản luận văn này được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Lời tác giả


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................... vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa đề tài............................................................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................... 2
Chương 1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..................................................................... 4
1.1. Những nghiên cứu về cây Sơn tra trên thế giới và ở Việt Nam............................... 4
1.1.1 Những nghiên cứu về cây Sơn tra trên thế giới..................................................... 4
1.1.2. Những nghiên cứu về cây Sơn tra ở Việt Nam..................................................... 7
1.2. Một số đặc điểm cơ bản về cây Sơn tra................................................................. 12
1.2.1. Về tên gọi, phân loại câu Sơn tra....................................................................... 12
1.2.2. Đặc điểm hình thái của cây Sơn tra.................................................................... 13
1.2.3. Đặc điểm phân bố, sinh thái............................................................................... 13
1.2.4. Thành phần hóa học và đặc tính dược lý cây Sơn tra......................................... 13
1.2.5. Tình hình phát triển cây Sơn tra tại tỉnh Lào Cai............................................... 15

1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai)........................16
1.3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Bát Xát................................................................ 16
1.3.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai..........................18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................... 20
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 20
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 20
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu.............................................................................. 20


2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu, nghiên cứu đánh giá đặc điểm sinh trưởng cây
Sơn tra ở các cấp tuổi khác nhau trên các chất lượng đất khác nhau............................ 21
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu để đánh giá hiệu quả kinh tế cây Sơn tra trên địa
bàn nghiên cứu............................................................................................................. 24
2.4.4. Xử lý số liệu về hiệu quả kinh tế........................................................................ 26
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................... 28
3.1. Sơ lược về đặc điểm hình thái và sinh thái của loài Sơn tra tại huyện Bát Xát, tỉnh
Lào cai......................................................................................................................... 28
3.1.1. Đặc điểm về hình thái của cây Sơn tra tại khu vực nghiên cứu..........................28
3.1.2. Đặc điểm sinh thái cây Sơn tra và cấu trúc rừng nơi Sơn tra phân bố................32
3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cây Sơn tra ở các cấp tuổi khác nhau
trên chất lượng đất khác nhau...................................................................................... 34
3.2.1. Đặc điểm Sinh trưởng của cây Sơn tra 1- 3 tuổi trên chất lượng đất khác nhau tại
khu vực nghiên cứu...................................................................................................... 35
3.2.2. Đặc điểm Sinh trưởng của cây Sơn tra 4-5 tuổi trên các chất lượng đất khác nhau39
3.2.3. Đặc điểm sinh trưởng của cây Sơn tra 6 - 10 tuổi trên các chất lượng đất khác
nhau 42
3.3. Bước đầu dự tính hiệu quả kinh tế của cây Sơn tra trên 6 năm tuổi......................45
3.3.1. Hiệu quả kinh tế trồng cây Sơn tra trên địa bàn nghiên cứu...............................45

3.3.2. Hiệu quả xã hội trồng cây Sơn tra trên địa bàn nghiên cứu................................ 50
3.3.3. Hiệu quả môi trường do trồng cây Sơn tra mang lại trên địa bàn nghiên cứu....51
3.4. Những thuận lợi và khó khăn của địa phương khi thúc đẩy phát triển cây Sơn tra
tại huyện Bát Xát......................................................................................................... 51
3.4.1. Những thuận lợi của huyện Bát Xát khi trồng cây Sơn tra.................................51
3.4.2. Những khó khăn, thách thức phát triển cây Sơn tra tại địa phương....................52
3.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm năng cao hiệu quả kinh tế cây Sơn tra
trên địa bàn nghiên cứu................................................................................................ 53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 60
PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU....................................................................................... 64


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cs:

Cộng sự

D1.3:

Đường kính ngang ngực

DT:

Đường kính tán

HVN:

Chiều cao vút ngọn


OTC:

Ô tiêu chuẩn


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Đặc điểm vật hậu loài Sơn tra...................................................................... 31
Bảng 3.2. Phân bố cây Sơn tra Trung bình trong các OTC.......................................... 34
Bảng 3.3. Sinh trưởng của cây Sơn tra 1 - 3 tuổi trên chất lượng đất khác nhau

35

Bảng 3.4. Kết quả so sánh sinh trưởng D 1.3, HVN, DT của cây Sơn tra 1 – 3 tuổi trên 3 vị
trí địa hình của cùng một chất lượng đất.......................................................................... 38
Bảng 3.5. Kết quả so sánh sinh trưởng D1.3, HVN, DT của các cây Sơn tra 1 - 3 tuổi trên các
chất lượng đất khác nhau.................................................................................................. 39
Bảng 3.6. Sinh trưởng cây Sơn tra 4 - 5 tuổi trên các chất lượng đất khác nhau

39

Bảng 3.7: Kết quả so sánh sinh trưởng D 1.3, HVN, DT của cây Sơn tra 4 – 5 tuổi trên 3 vị
trí địa hình của cùng một chất lượng đất.......................................................................... 40
Bảng 3.8. Kết quả so sánh sinh trưởng D1.3, HVN, DT của cây Sơn tra 4 – 5 tuổi trên các chất
lượng đất khác nhau......................................................................................................... 41
Bảng 3.9. Sinh trưởng của cây Sơn tra 6 – 10 tuổi trên các chất lượng đất khác nhau.42
Bảng 3.10. Kết quả so sánh sinh trưởng D 1.3, HVN, DT của cây Sơn tra 6 – 10 tuổi trên 3
vị trí địa hình ở cùng một chất lượng đất.......................................................................... 44
Bảng 3.11. Kết quả so sánh sinh trưởng D 1.3, HVN, DT của cây Sơn tra 6 – 10 tuổi trên các

chất lượng đất khác nhau.................................................................................................. 45
Bảng 3.12. Chi phí trồng 1 ha cây Sơn tra trên địa bàn nghiên cứu.............................46
Bảng 3.13. Năng suất trồng cây Sơn tra trên 1 ha........................................................ 48
Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế trồng cây Sơn tra trên 1 ha của các hộ điều tra...............49
Bảng 3.15. Khả năng thu hút lao động của các mơ hình trồng cây Sơn tra..................50


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.2. Các lồi Sơn tra ở các nước trên thế giới..................................................... 12
Hình 3.1. Hình thái thân cây Sơn tra 30 năm tuổi tại rừng tự nhiên xã Y Tý, huyện Bát
Xát, tỉnh Lào cai............................................................................................................... 28
Hình 3.2 Hình thái lá và cành cây Sơn tra.................................................................... 29
Hình 3.3. Hoa của cây Sơn tra..................................................................................... 30
Hình 3.4. Quả và hạt cây Sơn tra................................................................................. 30
Hình 3.5. Các pha vật hậu lồi Sơn tra chu kỳ 1 năm.................................................. 31
Hình 3.6 Cán bộ kiểm lâm đang hướng dẫn người dân chăm sóc cây Sơn tra tại địa
phương............................................................................................................................. 32
Hình 3.7. Thu thập phẫu diện đất nơi loài Sơn tra phân bố.......................................... 33


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tiểu vùng khí hậu ơn đới, đất rừng rộng và tri thức bản địa của đồng bào
dân tộc thiểu số về cây thuốc, tỉnh Lào Cai có rất nhiều lợi thế, tiềm năng lớn để phát
triển bền vững cây dược liệu. Ở đây có Vườn quốc gia Hồng Liên được ví như “kho
báu” về cây thuốc quý, với hơn 850 loại cây thuốc đặc hữu, như: Hoàng liên, sâm vũ
diệp, Sơn tra, kim tuyến, cẩu tích… Đến nay, diện tích trồng dược liệu toàn tỉnh hơn
1.500 ha, tập trung tại các huyện vùng cao, biên giới như Bát Xát, Mường Khương, Bắc

Hà, Sa Pa, Si Ma Cai…
Cây Sơn tra là loài cây mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hịa
Bình, Sơn La, n Bái … những nơi có độ cao trên 1000 m. Đây là loại thảo dược quý
đặc hữu của vùng núi phía Tây Bắc nước ta, các tỉnh đồng bằng hoặc các vùng miền khác
khơng tìm thấy lồi cây dược liệu q này. Chính điều này đã tạo nên những giá trị rất
riêng của cây Sơn tra (Táo mèo) Tây Bắc.
Huyện Bát Xát tỉnh Lao Cai là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai,
trung tâm huyện lỵ nằm cách thành phố Lào Cai 12 km về phía tây bắc, với tổng diện tích
tự nhiên trong địa giới hành chính là 106.189,69 ha; chiếm 16,6% diện tích tự nhiên tồn
tỉnh. Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo dự án “Phát triển và bảo tồn cây dược liệu
trên địa bàn huyện giai đoạn 2013 - 2015 và tầm nhìn 2020” với mục tiêu bảo tồn các
nguồn gen quý. Trong những năm qua, thực hiện Dự án Trồng rừng bảo vệ môi trường
(JIFPRO) là một chương trình được tài trợ bởi Tổ chức Lâm nghiệp Nhật Bản (JFF)
thông qua Trung tâm hợp tác Quốc tế và xúc tiến Lâm nghiệp Nhật Bản (JIFPRO). Dự án
được triển khai từ tháng 7 năm 2013, thực hiện xây dựng mơ hình trồng cây bản địa và
lâm sản ngồi gỗ dưới tán rừng như: Lát hoa, Xoan ta, Hồi, Trẩu, Sơn tra và Trà dây...
nhằm mục tiêu khôi phục rừng góp phần chống xói mịn, bảo vệ nguồn nước, cải thiện
điều kiện sinh thái, nâng cao độ che phủ, tăng cường đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen
quý, cải thiện cuộc sống người dân tộc thiểu số khu vực miền núi.
Hiện nay, huyện Bát Xát có hơn 50 ha diện tích có cây Sơn tra tập trung chủ yếu
ở các xã Y Tý; Dền Thàng; Pa Cheo….là những xã vùng cao, vùng sâu vùng xa


đặc biệt khó khăn. Cây Sơn tra ở đây có nhiều cây là mọc tự nhiên được người dân thu
hái quả hàng năm để bán lấy thêm thu nhập, bên cạnh đó được người dân trồng theo
dự án từ năm 2013. Hiện tại, ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai chưa có một cơng trình
hay đề tài nào nghiên cứu cụ thể về đặc điểm sinh trưởng cũng như hiệu quả kinh tế,
xã hội do cây Sơn tra mang lại. Xuất phát từ thực tiễn trên để giúp người dân vùng núi
cao, nơi có hồn cảnh khó khăn có thể sản xuất và mở rộng diện tích trồng các lồi cây
dược liệu bản địa đem lại hiệu quả kinh tế cao chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài

“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và bước đầu dự tính hiệu quả kinh tế của cây
Sơn tra (Docynia indica Wall. (Decne)) tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái của cây Sơn tra tại huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai.
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng của cây Sơn tra ở các cấp tuổi khác nhau (1 -3
tuổi; 4-5 tuổi; 6-10 tuổi) trên các chất lượng đất khác nhau (chất lượng đất tốt, chất
lượng đất trung bình, chất lượng đất xấu).
- Dự tính hiệu quả kinh tế của cây Sơn tra trên 6 năm tuổi (khi cây Sơn tra đã
ổn định về năng suất quả).
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm năng cao hiệu quả kinh tế cây Sơn tra
trên địa bàn nghiên cứu.
3. Ý nghĩa đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần cung cấp tài liệu, cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu về loài sơn
tra tại vùng Tây Bắc nước ta. Bổ sung một số đặc điểm sinh thái, sinh trưởng của lồi Sơn
tra trong cơng tác nghiên cứu lồi Sơn tra tại tỉnh Lào Cai. Bước đầu ước tính được hiệu
quả kinh tế cho lồi cây đa mục đích, bổ sung nguồn thông tin quý báu trong hệ
thống nghiên cứu cây đa mục đích trong ngành Lâm nghiệp phục vụ cơng tác trồng rừng
hiệu quả ở nước ta.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra được một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh
trong trồng và chăm sóc cây Sơn tra. Việc nắm bắt được các quy luật sinh trưởng,


mối liên hệ giữa sinh trưởng của cây Sơn tra với các loài cây bụi, thảm tươi và đất đai sẽ
tạo tiền đề cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cụ thể, hợp lý phục vụ
cho công tác điều tra sản xuất cây Sơn tra cũng như công tác quy hoạch phát triển cây
Sơn tra tại địa phương.



Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về cây Sơn tra trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1 Những nghiên cứu về cây Sơn tra trên thế giới
1.1.1.1. Đặc điểm hình thái
B.G. Schubert et al (1964) nêu thơng tin một chi liên quan chặt chẽ với chi
Docynia là chi Chaenomeles (chi Mộc qua) đặc điểm khác biệt giữa 2 chi này là số lượng
chỉ nhị trong hoa của Docynia từ 30 – 50, trong chi Chaenomeles là 40 – 60 chỉ nhị. Mặc
dù sự khác biệt là không lớn về số lượng chỉ nhị giữa 2 chi, nhưng đây là tài liệu tham
khảo quan trọng để phân biệt nhận biết loài Sơn tra với các loài khác thuộc chi Mộc qua.
Đặc điểm hình thái Sơn tra, các tác giả Amal Bhusan Chaudhuri (1993),
HOOKER, J.D. (1878), Peter Hanelt et al (2001), T. K. Bose et al (1998) mô tả là cây gỗ
nhỡ, cao đến 20 m. Vỏ cây màu nâu hoặc xám, có đốm trắng. Cành non, lá non và cụm
hoa có phủ một lớp lơng tơ dày đặc. Lá cây non xẻ thùy và gần như nhẵn. Lá trưởng thành
hình trứng hay hình mũi mác, dài 5-10 cm, nhọn, một phần hoặc tồn bộ mép lá có đường
răng cưa nhỏ. Quả có màu xanh khi chín có màu xanh vàng, khi chín màu vàng lục có
đốm đỏ, đường kính khoảng 4 cm. Những thông tin mô tả đầy đủ đặc điểm hình thái và
kích thước, tuy nhiên cũng mang tính cơ bản khó nhận biết ngồi thực tế.
1.1.1.2. Đặc điểm phân bố, sinh thái
Amal Bhusan Chaudhuri (1993) nghiên cứu thực vật bản địa của Ấn Độ đã cho
thấy Sơn tra có ở vùng Kalimpong với tên địa phương là: Indian crab apple; Assam Sohphoh; Khasi - sohphoh; Nep - mehel.
Peter Hanelt et al (2001) cho biết trên thế giới Sơn tra phân bố ở dãy núi
Himalaya, gồm các khu vực: Nepal, Sikim, Bhutal; Assam, Manipur; một phần phía Bắc
của Myanmar, Thailand, Việt Nam, Tây Nam Trung Quốc, mọc tại những vùng có độ cao
trong khoảng 1.500 - 3.000 m.
Manju Sundryal, R.C. Sundrial (2003) thuộc Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát
triển Himalaya, Ấn Độ, trong nghiên cứu về các loài cây ăn được, mọc tự nhiên ở vùng
Sikkim của dãy Himalaya, đã lựa chọn Sơn tra là một trong 6 loài cây tiềm năng



để thuần hóa. Nghiên cứu cho thấy Sơn tra có phân bố ở độ cao 900 – 1800 m, mọc
chủ yếu ở phía Đơng của dãy Himalaya, thuộc các vùng Nepal, Sikkim, Darjee-ling và
Bhutan. Các loài cây bạn mọc cùng với Sơn tra ở khu vực này chủ yếu là Hồ Đào
(Juglans regia), Chè súm (Eurya acuminata), Mai anh đào (Prunus cerasoides), Dẻ
gai Ấn Độ (Castanopsis indica),... trên trạng thái rừng phục hồi.
A. V. S. S. Sambamurty (2005) trong cuốn Taxonomy of Angiosperms mô tả Sơn
tra là một cây được tìm thấy ở phía Đơng dãy Himalaya và những ngọn đồi Khasia của
Ấn Độ, là một trong những loại cây có quả ăn được.
Jingyun Fang et al (2011) đã lập Atlat họ Hoa hồng (Rosaceae) tại Trung Quốc, có
947 lồi thuộc 40 chi, trong đó có chi Docynia với 2 loài gồm Docynia indica Wall.
(Decne.) và Docynia Delavayi (Franch.). Trong bản đồ của Atlat cho thấy Sơn tra có phân
bố chủ yếu ở tỉnh Vân Nam và một phần nhỏ tại tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, không
thể hiện các khu vực khác trên thế giới.
1.1.1.3. Các nghiên cứu về giá trị sử dụng
J. S. Siemonsma (1989) mô tả Sơn tra cùng với 22 loài quả khác được sử dụng như
là rượu bổ, đồ uống và rượu để tăng cường tiêu hóa, ho, hen suyễn và suy nhược và là
một nguồn vitamin C.
Chen Jin et al (1999), thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc tỉnh Vân Nam
trong nghiên cứu về thực vật học trái cây ăn được ở miền nam Vân Nam, đã xác định
được danh mục 123 loài cây trong đó có Sơn tra được người dân địa phương sử dụng làm
thực phẩm. Nghiên cứu cũng cho thấy, đời sống của người dân địa phương vấn mang tính
tự cung tự cấp, trong một số trường hợp, người dân địa phương đã chặt cây hoặc các cành
nhánh để lấy quả ở phía trên của tán cây. Tuy nhiên, các hoạt động này ít gây ảnh hưởng
đến tính bền vững của các nguồn tài nguyên bởi nhu cầu không cao.
Mei Wenquan et al (2002) phân tích về thành phần trái cây Sơn tra thu thập từ
Thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chất
và hợp chất protein thô, Ca, P, K, proline và aspartate, cao hơn so với các loại trái cây phổ
biến khác.
Các tác giả Manju Sundryal, R.C. Sundriyal (2003) phân tích hàm lượng các chất

trong quả Sơn tra thu hái tại vùng Sikkim của dãy Himalaya thu được kết quả:


3,03% Ash; 1,75% Protein; 0,35% Fat; 71,73% Carbohydrate; 12,89% Đường tổng số;
0,142% P; 0,033% Na; 0,431% K; 0,124% Ca. Nghiên cứu cũng cho biết dịch chiết
của quả Sơn tra được người dân bản địa nấu thành cao, có tác dụng chữa bệnh rối loạn
tiêu hóa rất tốt.
Jyoti Prakash Tamang et al (2005) nghiên cứu thống kê trong số 128 loài thực vật
hoang dã ăn được, thu thập từ những nơi khác nhau trên dãy Himalaya của bang Sikkim,
Ấn Độ, với 63 lồi thực vật hoang dã có trái cây ăn được trong đó có Sơn tra. Nghiên cứu
cũng đã phân tích thành phần dinh dưỡng quả Sơn tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy có
4% Ash, 6,7% Fat, 32,2% Protein và 57,1% Carbohydrate. Hàm lượng Na, Kali và Canxi
tương ứng trên 100g quả sấy khô là 15,3 mg, 202,8 mg và 200,5 mg.
Yash Paul Singh, Geeta Sumbali (2012) nghiên cứu về độc tố Penicillium trong
trái cây Sơn tra thối sau thu hoạch đã chỉ ra rằng, hai chất độc Penicillium gồm Patulin và
Citrinin đã được tìm thấy trong trái Sơn tra chín thối. Cả hai chất độc đã được phát hiện
với hàm lượng rất cao. Patulin được phát hiện lên đến 36 mg/kg quả; trong khi mức
Citrinin có hàm lượng thấp hơn (6 mg/kg quả). Hàm lượng này là rất cao so với WHO
khuyến cáo mức độ chịu đựng. Công trình nghiên cứu này cũng đề nghị cần có phương
pháp thu hái, bảo quản phù hợp và phân loại Sơn tra trước khi phân phối ra thị trường,
không sử dụng những quả bị dập, thối.
Jubilee Purkayastha (2016) mô tả Sơn tra là lồi cây mọc hoang tại vùng Đơng
Bắc Ấn Độ. Quả được người dân bản địa sử dụng từ lâu đời dùng làm thực phẩm theo các
cách: ăn tươi, phơi khô, nước ép quả, làm mứt,…
Shende KM et al (2016) đã nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn và chống oxy
hóa từ dịch chiết quả Sơn tra. Quả Sơn tra được thu thập từ vùng Maipur của Ấn Độ,
thành phần hóa học dịch chiết methanol từ quả được xác định bằng phương pháp sắc ký
lỏng hiệu năng cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ phenol (phenolics) cao hơn ở
trái cây chưa trưởng thành (tối đa 196,15 mg axit gallic/gram chiết xuất) và flavonoids
(lên đến 100,49 mg rutin/gram chiết xuất) phụ thuộc vào dung môi sử dụng để chiết xuất.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các hợp chất chống oxy hóa và kháng khuẩn có trong
của dịch chiết quả Sơn tra cho biết tiềm năng của nó đối với việc dùng làm chất bảo quản
thực phẩm.


1.1.1.4. Các nghiên cứu về chọn giống, nhân giống, gây trồng
Joseph D. Postman (1994) nghiên cứu chọn gốc ghép cho 3 giống của loài Lê
Pyrus communis (Beurre Bosc, Bartlett, Passe Crassane) đã thử nghiệm ghép trên gốc
ghép cây Sơn tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sống cành ghép của 10 lần lặp trong
thí nghiệm đều cao hơn 70%, đây là vấn đề cần nghiên cứu thử nghiệm để tạo giống Lê
ghép phù hợp để trồng cho vùng cao Tây Bắc Việt Nam.
N. Rai et al (2005) đưa Sơn tra vào danh mục loài cây trồng cho quả tiềm năng của
vùng Đông Bắc dãy Himalaya. Các tác giả cũng cho biết, đôi khi cây Sơn tra được sử
dụng làm gốc ghép cho Táo “apple”, khi ghép sẽ tạo ra cây bán lùn (semi-dwarf). Công
bố này không đưa ra kết quả nghiên cứu ghép và chưa chỉ rõ cành ghép là lồi Táo nào,
nên thơng tin chỉ mang tính tham khảo.
P. Wangpakapattanawong, S. Elliott (2008) trong quá trình điều tra nghiên cứu
phương pháp phục hồi rừng ở Chiang Mai – Thailand đã thấy Sơn tra được trồng xen với
Thông ba lá (Pinus kesiya), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Mai anh đào (Prunus
cerasoides D.Don). Đặc điểm lập địa khu vực trồng có độ cao tuyệt đối khoảng 1.200 m,
lượng mưa trung bình năm 1.210 mm/năm, nhiệt độ bình quân năm khoảng 210C, mùa
mưa từ tháng 5 – 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mặc dù khu vực trồng có
vị trí, điều kiện lập địa rất gần với nơi phân bố và đặc điểm sinh thái của loài (Amal
Bhusan Chaudhuri, 1993; Peter Hanelt, R. Büttner, Rudolf Mansfeld, 2001), nhưng Sơn
tra trồng tại khu vực này chỉ cao khoảng 50 cm sau nhiều năm trồng (khơng tìm thấy hồ
sơ năm trồng), nguyên nhân cây kém phát triển các tác giả đưa ra có thể do vị trí gần bãi
chăn thả tự do nên bị gia súc phá hoại hoặc kỹ thuật lâm sinh chưa phù hợp.
1.1.2. Những nghiên cứu về cây Sơn tra ở Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về phân loại và phân bố của cây Sơn tra
Để giúp phân biệt Sơn tra với một số loài có cùng tên gọi tác giả Đỗ Tất Lợi

(1962) trong cơng trình Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, đã mơ tả 4 lồi cây mang
tên Sơn tra: (i) Bắc sơn tra (Crataegus pinnatifida Bunge); (ii) Nam sơn tra hay Dã sơn
tra (Crateagus cuneata Sieb.et Zucc), hai loài Bắc sơn tra và Nam sơn tra khơng có phân
bố tại Việt Nam; (iii) cây Chua chát, còn gọi là Sán sá, có tên khoa học


là Malus doumeri Bois (Chev.) hay Docynia doumeri Bois (Schneid), thuộc họ Hoa hồng.
Cây này cao 10 - 15 m, cây non có gai. Lá ngun hình bầu dục dài 6 - 15 cm, rộng 3 - 6
cm, mép khía răng cưa. Hoa hợp thành tán từ 3 - 5 hoa. Hoa mẫu 5, cánh màu trắng. Quả
tròn hơi dẹt, khi chín ngả màu vàng lục, đường kính 5 - 6 cm, cao 4 - 5 cm, vị hơi chua
chát. Mùa hoa tháng 1 - 2, mùa quả chín tháng 9 - 10. Cây này có phân bố ở Lạng Sơn,
người dân đem sang Trung Quốc bán với tên Sơn tra; (iv) Sơn tra (Docynia indica Wall.)
được gọi dưới tên “Táo mèo”, mọc hoang và được trồng ở Lai Châu, Yên Bái, Sơn La,
Lào Cai ở độ cao trên 1.000 m. Các thông tin mô tả trong tài liệu giúp phân biệt được 4
loài mang tên Sơn tra tại Việt Nam và Trung Quốc.
Hai tác giả Võ Văn Chi, 1999; Phạm Hồng Hộ, 1993 mơ tả cịn 1 lồi khác có đặc
điểm hình thái giống với Sơn tra là Táo mèo Delavay, có tên khoa học là Docynia
delavayi (Franch) Schneid, phân bố ở Vân Nam - Trung Quốc, tên địa phương gọi là Di
y. Tài liệu cũng đề cập loài này có thể có phân bố ở Việt Nam nhưng chưa được khẳng
định. Đặc điểm khác Sơn tra (Docynia in dica Wall.) là lá già vẫn có lơng tơ ở mặt dưới,
mép lá nguyên và lá tồn tại chứ không rụng. Quả cũng được sử dụng làm thuốc trị cước
khí, thấp thũng và phong thấp tê đau. Các thông tin này rất quan trọng để nhận biết Sơn
tra ngoài tự nhiên.
1.1.2.2. Chọn giống, nhân giống
Năm 2012, Dự án Nông lâm kết hợp cho sinh kế của nông hộ nhỏ tại vùng Tây
Bắc Việt Nam (AFLI), ICRAF đã phối hợp với Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
tiến hành nghiên cứu chọn cây trội lấy vật liệu ghép cải thiện giống Sơn tra tại 3 huyện
Tuần giáo – Điện Biên, Bắc Yên – Sơn La và Mù Cang Chải – Yên Bái. Dự án sử dụng
phương pháp phân tích định lượng mô tả QDA (Quantitative Descriptive Analysis) để
đánh giá các tiêu chí hình dáng, kích thước, màu sắc và độ ngọt của quả, kết quả đã chọn

được 150 cây dự tuyển và lựa chọn 30 cây trội cho chất lượng quả ngon (ICRAF, 2012).
Trong cuốn Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam của Dự án Hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài
gỗ Việt Nam (Dự án LSNG), các tác giả đưa ra thời điểm thu hái hạt giống từ tháng 10 –
11, quả sau khi hái ủ 1 tuần bóc lấy hạt, rửa sạch và phơi khơ trong bóng râm từ 2 – 3
ngày, sau đó đem gieo ngay. Hạt gieo tháng 11 – 12 đến khoảng tháng 2 năm sau mới
nảy mầm, khi cây con có chiều cao từ 5 – 10 cm thì


cấy vào bầu hoặc tỉa thưa để lại khoảng cách 10 – 15 cm/cây. Cây con được chăm sóc
trong vườn ươm 1 năm trước khi đem trồng (Triệu Văn Hùng và Cs, 2007). Tuy tài liệu
này mới chỉ mô tả sơ bộ, khơng bố trí thí nghiệm, nhưng đây là một trong những công bố
đầu tiên đề cập đến kỹ thuật nhân giống Sơn tra.
Ngoài ra, Tổng cục Lâm nghiệp đã đưa cây Sơn tra vào danh mục cây trồng rừng
phòng hộ cho vùng cao tỉnh Sơn La trong Dự án KFW7 (2010). Dự án đã tổng hợp kinh
nghiệm thực tiễn sản xuất cây con Sơn tra để biên soạn hướng dẫn quy trình nhân giống
gây trồng cây Sơn tra, bao gồm kỹ thuật thu hái, bảo quản hạt giống, xử lý hạt, gieo hạt,
đóng bầu, làm luống, cấy và chăm sóc cây con đến khi xuất vườn. Đây là kết quả bước
đầu về kỹ thuật nhân giống Sơn tra từ hạt, giúp người dân có thể tự nhân giống cây con
để trồng rừng. Tuy nhiên do phần lớn các nội dung được xây dựng trên cơ sở kinh
nghiệm, thiếu đánh giá tính hiệu quả như giảm kích thước bầu, tăng mật độ bầu, để giảm
giá thành sản xuất mà vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn cây con xuất vườn. Đây là những nội
dung cần nghiên cứu bổ sung làm cơ sở đưa ra biện pháp kỹ thuật.
Khi nghiên cứu phương pháp nhân giống vơ tính khác, Vũ Văn Thuận (2006) cũng
đã thử nghiệm nhân giống Sơn tra bằng phương pháp giâm hom cành và chiết cành. Thí
nghiệm giâm hom sử dụng 2 loại chất điều hòa sinh trưởng là NAA và IAA. Kết quả
nghiên cứu cho biết đoạn cành bánh tẻ lấy từ cây mẹ trưởng thành ngoài tự nhiên khơng
qua trẻ hóa cho tỷ lệ sống rất thấp (khơng có số liệu), cành bánh tẻ lấy từ cây con trong
giai đoạn vườn ươm cho tỷ lệ sống từ 40% kể cả khơng sử dụng thuốc chất điều hịa sinh
trưởng. Thí nghiệm chiết cành được đánh giá là khơng thành công với tỷ lệ cành ra rễ từ 1
– 2%. Năm 2007, Dự án LSNG cũng đề cập kỹ thuật nhân giống Sơn tra bằng phương

pháp giâm cành, thời vụ giâm tháng 1 – 2. Trước khi cây ra hoa, chọn những cành bánh
tẻ, cắt những đoạn từ 10 – 15 cm, xử lý chất kích thích sau đó giâm vào cát ẩm đến khi
mọc chồi và ra rễ thì cấy chuyển vào bầu, chăm sóc tiếp 1 năm trước khi đem trồng
(Triệu Văn Hùng và Cs, 2007).
Theo Hoàng Thị Lụa (2014), kỹ thuật trồng Sơn tra được cung cấp từ các cơ quan
địa phương hoặc từ dự án cho trồng rừng, nhưng thực tế cây Sơn tra có vẻ như được trồng
tự phát mà khơng có mật độ thích hợp hoặc đồng đều. Việc chăm sóc làm cỏ được người
dân thực hiện 1 - 2 lần/năm, các biện pháp chăm sóc khác như tỉa cành,


bón phân, phịng trừ dịch bệnh khơng được thực hiện hoặc hiếm khi được thực hiện. Mặt
khác, do ban đầu thiết kế với mục đích phịng hộ, mật độ Sơn tra được trồng dày, từ 1.600
– 1.650 cây/ha, không phù hợp với rừng cây lấy quả, cây giống thường có nguồn gốc xô
bồ, không tuyển chọn, nên chất lượng và năng suất quả thường thấp.
1.1.2.3. Thu hái bảo quản, chế biến, thị trường
- Thu hái, bảo quản
Công việc thu hái quả Sơn tra được đánh giá là khó khăn và tốn nhiều thời gian
cơng sức nhất trong q trình sản xuất Sơn tra. Hoàng Thị Lụa và Cs (2014) nghiên cứu
về chuỗi giá trị Sơn tra tại vùng Tây Bắc cho thấy quá trình thu hái quả đều được người
dân thực hiện thủ công. Một số hộ trèo lên cây hái quả chín bằng tay, những hộ khác lại
dùng biện pháp rung cây cho quả chín rụng xuống, thường phải mất khoảng 20 – 25
ngày để thu hái quả.
Khi nghiên cứu biện pháp bảo quản quả Sơn tra tác giả Hồng Thị Lệ Hằng (2016)
đã bố trí 2 thí nghiệm độc lập để đánh giá ảnh hưởng của biện pháp xử lý và loại bao
bì đến thời gian bảo quản quả Sơn tra. Thí nghiệm biện pháp xử lý quả được thiết kế 3
công thức (ngâm và rửa nước; ngâm và rửa bằng dung dịch clo 100 ppm; công thức đối
chứng không rửa), thời gian ngâm trong cùng thời gian 5 phút, đóng túi PE độ dày 30
µm, sau đó đưa vào bảo quản lạnh 10ºC, độ ẩm 85 - 90%. Thí nghiệm đánh giá ảnh
hưởng của bao gói, sử dụng 2 loại bao bì PP và PE có cùng độ dày 30 µm được đục lỗ ở
3 cấp độ khác nhau (2%, 4% và 6% diện tích), kết hợp với chế độ bảo quản lạnh 10ºC, độ

ẩm 85 - 90%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, quả Sơn tra được xử lý bằng dung dịch clo nồng
độ 100 ppm và đóng trong bao bì PE độ dày 30 µm đục lỗ 4% diện tích và bảo quản lạnh
(10ºC) cho chất lượng tốt hơn cả. Sau 2 tháng bảo quản, tỉ lệ thối hỏng là 8,74%, hàm
lượng chất khơ hịa tan tổng số là 6,520Bx, hàm lượng tanin là 1,48 mg/100 g, đạt mức độ
an toàn thực phẩm, trong khi quả Sơn tra ở cơng thức khơng rửa có tỷ lệ thối hỏng là
16,51%, hàm lượng chất khơ hịa tan tổng số 5,950Bx và hàm lượng tanin 1,40 mg/100g.
Kết quả nghiên cứu này có hạn chế là sử dụng phương pháp bảo quản lạnh nên chưa phù
hợp với thực tiễn sản xuất của hầu hết người dân.


1.1.2.4. Chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây Sơn tra
Chế biến quả Sơn tra theo phương pháp truyền thống, hầu hết các tài liệu Đông y
và thực vật rừng Việt Nam đều mô tả thời điểm quả chín vào tháng 9 – 10, sau khi thu
hái, quả Sơn tra được thái phơi khô rồi ngâm rượu, sắc nước uống, hoặc nấu thành cao
(Võ Văn Chi, 1999; Triệu Văn Hùng, 2007; Đỗ Tất Lợi, 1962; Trần Đình Lý, 1993). Cách
nấu cao Sơn tra: 1kg Sơn tra khô nấu với 3 lít nước đến khi cịn 1 lít, gạn lấy nước cốt, bã
nấu lại lần 2 (3 lít nước đến khi cịn 1 lít). Trộn 2 nước (1 và 2) với nhau, cơ cách thủy
cịn 1 lít, cho 800 gram mạch nha khuấy tan, tiếp tục cơ đặc cịn 1 lít. Sau đó cho thêm 40
ml rượu ngâm vỏ qt hay đại hồi, đun lại cho sơi, đóng chai sử dụng dần.
Hồ Hoài Thương (2008) nghiên cứu về chuỗi giá trị của quả Sơn tra tại vùng Bắc
Yên, tỉnh Sơn La, đã phân tích thực trạng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây Sơn
tra. Ngoài sử dụng trực tiếp quả tươi để ăn, các sản phẩm nước ép Sơn tra, rượu vang Sơn
tra được sản xuất tại nhà máy ở thị trấn Bắc Yên được ưa chuộng và có tiềm năng thị
trường lớn. Sơn tra khơ, dấm Sơn tra hay rượu ngâm Sơn tra thường được người dân tự
làm ít có tiềm năng do nhu cầu thị trường thấp.
Hồng Thị Lụa và Cs (2013) trong khn khổ dự án AFLI, khi nghiên cứu xác
định hệ thống canh tác tiềm năng vùng Tây Bắc đã đánh giá Sơn tra là cây lâm sản ngồi
gỗ có cơ hội thị trường tốt. Ngồi khả năng phịng hộ Sơn tra cịn mang lại nguồn thu
nhập cho người dân. Các tác giả cũng xác định đây là loài cây cần được ưu tiên phát triển
cho vùng cao Tây Bắc. Cũng trong dự án này, ICRAF cũng phối hợp với Viện Dược liệu

(NIMM) sản xuất thử nghiệm và xây dựng quy trình sản xuất cao Sơn tra và trà tan từ cao
Sơn tra. Các sản phẩm này được coi là thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị
các bệnh liên quan đến béo phì, tim mạch và chống oxy hố.
Để tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho người dân trồng Sơn tra, năm
2013 Dự án AFLI đã thí điểm thành lập nhóm sản xuất Sơn tra ở 2 huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La và huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Mỗi nhóm có khoảng 15 thành viên tham
gia, được tập huấn kỹ thuật thu hái, phân loại, đóng gói sản phẩm. Dự án cũng hỗ trợ
nhóm sản xuất tiếp cận, bán sản phẩm tại thị trường Hà Nội thông qua liên kết với một số
cửa hàng bán lẻ và siêu thị, kết quả giá bán quả Sơn tra tươi cao hơn giá bán tại thị trường
địa phương từ 4.000 – 5.000 đồng/kg (ICRAF, 2013).


1.2. Một số đặc điểm cơ bản về cây Sơn tra
1.2.1. Về tên gọi, phân loại câu Sơn tra
Cây Sơn tra cịn có một số tên khác như Táo mèo, Táo rừng, Chi tơ dì (tiếng
Mơng), Mắc cắm (tiếng Thái), Mắc sắm chá (tiếng Tày).
Sơn tra có tên khoa học là Docynia indica Wall. (Decne.), thuộc chi Pyrus, họ Hoa
Hồng (Rosaceae), bộ Hoa hồng (Rosales). (B.G. Schubert et al, 1964).
Phân loại theo loài Sơn tra
Số lượng các loài Sơn tra trong chi phụ thuộc vào cách diễn giải phân loại, với
hàng loạt tiểu lồi sản sinh vơ tính; một số nhà thực vật học cơng nhận tới trên 1.000 lồi,
trong khi các nhà thực vật học lại giảm số lượng xuống cịn khoảng 200 hay ít hơn. Các
lồi sơn tra cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho nhiều lồi chim và động vật có vú, cịn
hoa của chúng là quan trọng đối với nhiều lồi cơn trùng ăn mật. Sơn tra cũng
trùng của một lượng lớn

các lồi cơn trùng

bị ấu


thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera)

phá hại. Nhiều loài và nhiều giống lai ghép được sử dụng làm cây cảnh hay cây trồng ven
đường. Cây sơn tra thông thường được sử dụng rộng rãi tại châu Âu làm hàng rào. Một
vài giống trồng của Sơn tra trung du (C. laevigata) cũng đã được chọn lựa vì màu hoa đỏ
hay hồng của chúng. Các lồi sơn tra cũng thuộc nhóm các cây được ưa thích cho việc
trồng tại các cảnh quan bảo tồn ở các nước; Ví dụ: Sơn tra thơng thường (Crataegus
monogyna), Sơn tra Rome (Crataegus aemula), Sơn tra Nhật (Crataegus cuneata ), Sơn
tra Trung Hoa (Crataegus pinnatifida), v.v…

Cây Sơn tra thường VN

Cây Sơn tra Nhật bản

Cây Sơn tra Trung Quốc

Hình 1.2. Các lồi Sơn tra ở các nước trên thế giới


1.2.2. Đặc điểm hình thái của cây Sơn tra
Sơn tra là cây gỗ nhỏ, cao 5 – 20 m hoặc hơn, cây non hoặc cây chồi có gai, phân
cành nhiều. Lá đa dạng, ở cây non lá mọc so le, xẻ 3 – 5 thùy, mép có răng cưa khơng
đều. Lá ở thời kỳ cây trưởng thành có hình bầu dục dài từ 6 – 10 cm, rộng từ 2
– 4 cm, gốc lá tròn, đầu lá nhọn, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa nhỏ ở đầu lá. Mặt trên
của lá có màu xanh, mặt dưới màu trắng xám, có lơng dày. Cuống lá dài 1,5 cm, có lá
kèm sớm rụng. Hoa hợp từ 1 – 3 hoa ở kẽ lá, mẫu 5, cánh hoa màu trắng, cuống dài từ 4 –
5 cm, có lơng, đài gồm 5 thùy, tràng gồm 5 cánh mỏng, nhị nhiều (30 – 50 chỉ nhị), bầu
hạ gồm 5 ơ, mỗi ơ có 3 – 8 nỗn. Quả hạch, hình trứng hoặc hình cầu thn, đường kính
3 – 5 cm, lúc cịn non có phủ lơng trắng, khi chín nhẵn và có màu vàng lục, có vị chua hơi
chát, có mùi thơm. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè. Mùa ra hoa từ tháng 2 –

3, thường ra trước hoặc đồng thời với chồi non, mùa quả chín từ tháng 10 – 11. Mùa đơng
cây thường rụng lá, có chồi ngủ và nảy chồi vào mùa xuân năm sau. Ngoài tự nhiên, Sơn
tra tái sinh chủ yếu từ hạt. Cây cũng có khả năng tái sinh, nảy chồi mạnh khi bị chặt (Võ
Văn Chi, 1999; Phạm Hoàng Hộ, 1993; Đỗ Tất Lợi, 1962).
1.2.3. Đặc điểm phân bố, sinh thái
Sơn tra có phân bố ở vùng núi giáp biên giới với Trung Quốc như các tỉnh Điện
Biên, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai. Cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát của vùng núi
nhiệt đới núi cao (độ cao trên 1.000 m), nhiệt độ trung bình năm từ 15 – 18 0C, lượng mưa
từ 1.500 – 3.800 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình khoảng 85%. Ngồi tự nhiên
thường mọc rải rác hoặc thành quần thể thuần loại trên trảng cỏ cây bụi, đất nương rẫy
cũ, ven rừng, rừng (Võ Văn Chi, 1999; Phạm Hoàng Hộ, 1993; Triệu Văn Hùng, 2007;
Đỗ Tất Lợi, 1962; Trần Đình Lý, 1993).
1.2.4. Thành phần hóa học và đặc tính dược lý cây Sơn tra
Sơn tra vị chua chát, tính ấm, có tác dụng kiện vị tiêu thực, được dùng làm thuốc
kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon, dễ tiêu, chữa đầy bụng, ợ chua. Cách sử dụng dưới dạng
thuốc sắc, cao lỏng hoặc tán bột uống. Quả cũng thường dùng để ăn, (Võ Văn Chi, 1999;
Triệu Văn Hùng, 2007; Đỗ Tất Lợi, 1962; Trần Đình Lý, 1993).


Phân tích thành phần hóa học và đặc tính dược lý quả Sơn tra được nhiều tác
giả quan tâm và nghiên cứu khá kỹ, điển hình có cơng trình của Đinh Thị Kim Chung
(2007) đã phân tích thành phần của quả Sơn tra tại 2 vùng Yên Bái và Lào Cai, cho thấy
nước chiếm tỷ lệ 84,6%, đường 4,81%, axit tổng số 1,47%, Vitamin C 11,22 mg/l và pH
là 2,9% phù hợp cho lên men rượu vang. Nghiên cứu cũng xác định được chủng
S.cerevisae có khả năng lên men rượu vang Sơn tra tốt. ICRAF (2013) trong khuôn khổ
dự án AFLI cũng đã phân tích 6 mẫu quả Sơn tra thu hái tại 3 tỉnh Yên Bái, Sơn La và
Điện Biên để xác định thành phần dinh dưỡng và các hợp chất có lợi cho sức khỏe con
người. Kết quả nghiên cứu cho thấy quả Sơn tra chứa các hợp chất polyphenol, tanin,
saponin, axit hữu cơ, amino axit, trong đó có một số hợp chất quan trọng tương tự quả
của loài Bắc sơn tra (Crataegus pinnatifida Bunge) như axit triterpene, axit

chlorogenic. Những nghiên cứu này cho thấy trong Đông y có thể sử dụng quả Sơn tra
thay cho quả Bắc sơn tra hiện vẫn phải nhập từ Trung Quốc.
Nghiên cứu dược tính của quả Sơn tra tác giả Hồng Thị Minh Tân (2009) cho biết
quả và lá Sơn tra có khả năng chống rối loạn trao đổi gluxit và lipit. Tác giả Vũ Thị Hạnh
Tâm (2011) tiến hành thí nghiệm trên chuột đã cho thấy vai trò hạ lipit và đường huyết
của dịch chiết quả Sơn tra. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Loan (2011) cũng thực nghiệm
trên chuột lại cho thấy tác dụng chống béo phì và giảm trọng lượng của dịch chiết quả
Sơn tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng chống béo phì giảm trọng lượng ở những
lô chuột được điều trị bằng các phân đoạn dịch chiết quả, so với chuột béo phì khơng điều
trị: 9,5% ở phân đoạn EtOAc; 3,8% ở phân đoạn Chloroform và 8,9% ở phân đoạn
ethanol tổng số. Ngoài ra, chuột béo phì được điều trị trong 14 ngày bằng phân đoạn dịch
chiết ethylacetate của quả Sơn tra đã biểu hiện giảm được các chỉ số lipid máu: TC
10,3%; TG 31,16%; nồng độ glucose máu giảm 14,3% so với đối chứng.
Nguyễn Thị Minh Thư (2012) trong cơng trình “Nghiên cứu tác dụng chống lại
một số vi khuẩn kháng sinh (Moraxella catarrhalis) gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
người của dịch lên men quả Sơn tra (Docynia indica)”, đã tách chiết được 3 phân đoạn có
hoạt tính kháng khuẩn M.catarrhalis từ dịch chiết quả Sơn tra.


1.2.5. Tình hình phát triển cây Sơn tra tại tỉnh Lào Cai
Tại tỉnh Lào Cai, năm 2011 Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây đa mục đích Sơn tra. Kết quả
đã lựa chọn được 30 cây trội tại 2 huyện Sa Pa và Bát Xát để chủ động nguồn giống tốt
cho địa phương. Cây được chọn là những cây có hình thái cân đối, không bị sâu bệnh,
tuổi từ 10 – 20 tuổi, quả to. Trên cơ sở người dân đã lựa chọn được giống tốt đưa vào sản
xuất.
Năm 2015, Từ nghiên cứu trồng rừng thâm canh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai
đã xây dựng mơ hình 3 ha Sơn tra tại 2 huyện Sa Pa và Bắc Hà trên lập địa đất trống sau
canh tác nương rẫy, với mật độ 800 cây/ha, thời vụ trồng là tháng 8 – 10, cây giống gieo
ươm từ hạt. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống đạt từ 86 – 97%, tỷ lệ cây tốt chiếm 60 – 65%.

Báo cáo kết quả nghiên cứu cũng nhận định, đối với trồng rừng Sơn tra sử dụng cây
giống gieo ươm từ hạt vẫn là tốt nhất, các biện pháp nhân giống sinh dưỡng chỉ có tính
chất tham khảo vì cây giống sản xuất ra khó đáp ứng được các địi hỏi thực tế của cơng
tác trồng rừng.
Hiện nay Hạt Kiểm lâm huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đang thực hiện cơng trình
“Trồng và chăm sóc rừng phịng hộ thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục
đích sử dụng khác, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” thời gian thực hiện từ năm 2018
– 2021 tại 02 xã Phìn Ngan và xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với phương thức
trồng hỗn giao 03 loài cây Tống Quá Sủ, Sa Mộc và Sơn Tra. Mục tiêu: Thực hiện trồng
bù lại diện tích rừng đã mất do xây dựng các cơng trình, nhằm đảm bảo phịng hộ, bảo vệ
mơi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần ổn định lâm phần quốc gia, quản lý sử
dụng rừng bền vững diện tích đất lâm nghiệp, góp phần nâng độ che phủ của rừng trên
địa bàn huyện Bát Xát. Nâng cao ý thức bảo vệ rừng, tiết kiệm tài nguyên khi xây dựng,
triển khai dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Đảm bảo
nhanh chóng thay thế diện tích rừng đã mất bằng diện tích rừng trồng mới. Giải quyết bổ
sung thêm việc làm cho 42 hộ gia đình xã Pa Cheo và xã Phìn Ngan tham gia trồng,
chăm sóc, bảo vệ rừng, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn:
Góp phần ổn định an ninh quốc phịng và phát triển kinh


tế xã hội vùng biên giới; mặt khác, khi rừng khép tán sẽ phát huy chức năng phòng hộ
đầu nguồn cho khu vực. (Theo thuyết minh phương án trồng, chăm sóc rừng trồng
thay thế diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai năm 2018)
* Đánh giá chung các nghiên cứu về cây Sơn tra
Các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới đã mơ tả được đặc điểm hình thái, vật
hậu, đặc điểm phân bố, sinh thái chung của loài Sơn tra. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đặc
điểm hình thái chỉ là những đặc điểm chung nhất, chưa thấy được sự so sánh về những
đặc điểm giống và khác nhau giữa các vùng, hoặc khi mọc ở các độ cao khác nhau trong

cùng một vùng. Các tác giả đã đưa ra được đặc điểm phân bố, sinh thái chung của Sơn
tra, trên cơ sở phát hiện và ghi nhận trong phạm vi vùng, chưa đề cập đến phương pháp
nghiên cứu cụ thể. Do vậy, cần có nghiên cứu cụ thể từng nhân tố hoàn cành tác động tới
đặc điểm sinh trưởng loài Sơn tra, làm cơ sở xác định, quy hoạch vùng trồng Sơn tra bền
vững.
Các công bố của các tác giả nghiên cứu phân tích thành phần hóa học và đặc tính
dược lý của một số hợp chất trong quả Sơn tra đã làm rõ được tác dụng chữa bệnh theo
kiến thức bản địa và tài liệu đông y, góp phần nâng cao giá trị quả Sơn tra.
Một số nghiên cứu về chọn giống, nhân giống và gây trồng đã đưa ra được biện
pháp nhân giống hiệu quả để duy trì và đảm bảo cung cấp đủ giống Sơn tra cho vùng Tây
Bắc trồng với diện tích lớn. Tuy nhiên, hiện tại ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai chưa có
cơng trình nghiên cứu nào về kỹ thuật trồng, chưa có phong trào trồng thâm canh và dự
tính hiệu quả kinh tế cây Sơn tra….. Đó cũng là một hướng nghiên cứu trong luận văn
này.
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai)
1.3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Bát Xát
* Vị trí địa ly của huyện Bát Xát
Bát Xát là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc tỉnh Lào Cai. Tổng diện tích
tự nhiên: 106.189,69 ha (Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp 71.109,5 ha, các loại
đất khác 35.080,19 ha), có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc;


×