Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH thương mại xây dựng t m n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.45 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN HÀ OANH TRANG

TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN QUẢN TRỊ TẠI
CƠNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - XÂY DỰNG T.M.N
••
Chun ngành : KẾ TOÁN
Mã số

: 8.34.03.01

Người hướng dẫn: PGS.TS. VĂN THỊ THÁI THU


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn với đề tài “Tổ chức cơng tác kế tốn quản trị
tại cơng ty TNHH Thương mại - Xây dựng T.M.N” là do tôi nghiên cứu thực
hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Văn Thị Thái Thu. Các thông
tin trong luận văn là những thông tin thu thập thực tế tại đơn vị. Luận văn này
chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tơi xin cam đoan chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Bình Định, ngày... tháng... năm 2020
TI < _ _ • ? 1 W
Tác giả luận văn

Nguyễn Hà Oanh Trang



LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Văn
Thị Thái Thu, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và khích lệ tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này, cũng như đã giúp đỡ tơi hồn
thiện kiến thức chuyên môn của bản thân.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, Khoa đào
tạo sau đại học và tồn thể các Q Thầy, Cơ đã tham gia giảng dạy tại Trường
Đại học Quy Nhơn đã truyền đạt những kiến thức trân quý cho tôi trong thời
gian tham gia khóa học tại Trường Đại học Quy Nhơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bình Định, ngày... tháng... năm 2020
TI < _ _ • ? 1
Tác giả luận văn

Nguyễn Hà Oanh Trang

W


MỤC LỤC
2.1.1.................................................................................................
2.2. Một số giải pháp khác hỗ trợ tổ chức cơng tác kế tốn quản trị tại
Cơng

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nội dung viết tắt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

KTQT

Kế tốn quản trị

KTTC

Kế tốn tài chính

NVL

Ngun vật liệu

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định



DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH


9

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế
thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh
và mạnh, nhất là từ sau việc gia nhập vào tổ chức WTO. Điều này đã đặt ra cho
các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng to
lớn. Trước tình hình đó, dù doanh nghiệp có quy mơ lớn hay nhỏ thì kế tốn
vẫn ln nắm vai trị là công cụ quan trọng để quản lý kinh tế tài chính. Kế
tốn quản trị là một bộ phận của kế tốn nhằm cung cấp thơng tin cho nhà quản
trị. Sự thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các quyết
định quản trị nên doanh nghiệp cũng phải xây dựng và tổ chức kế toán quản trị
sao cho thích ứng với những chuyển biến của nền kinh tế nước nhà. Vì thế để
nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, việc xây
dựng nội dung kế toán quản trị phù hợp cũng như tổ chức cơng tác kế tốn
quản trị hiệu quả trong các doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết.
Một hệ thống kế toán quản trị được tổ chức hiệu quả sẽ giúp cho doanh

nghiệp có được những thơng tin kinh tế hữu ích để phục vụ cho việc hoạch
định, triển khai, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định đúng đắn, kịp thời.
Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng T.M.N hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng nhà các loại, các cơng trình đường sắt và đường bộ, cơng trình kỹ
thuật dân dụng khác. Trong những năm gần đây, các dự án, cơng trình, tịa nhà
mọc lên khá nhiều, do đó cơng ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt
của các đối thủ lớn trong và ngoài nước. Việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường
sẽ càng khó khăn hơn. Từ thực tế đó, việc tổ chức cơng tác kế tốn quản trị tại
cơng ty là một yêu cầu cấp thiết nhằm giúp cho công ty tạo thế đứng vững
vàng trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Đó cũng là lý do tác giả
chọn đề tài “Hồn thiện cơng tác kế tốn quản trị tại Công ty TNHH


10

Thương mại - Xây dựng T.M.N” làm đề tài nghiên cứu.
2
. Tổng quan về đề tài đã nghiên cứu
*Các nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến việc tổ chức công tác
KTQT tại một doanh nghiệp
(1) Tác giả Michael Lucas, Malcolm Prowle, Glynn Lowth (2013) với cơng
trình nghiên cứu “Management Accounting Practices of UK Small Medium - Sized Enterprises (SMEs)” (tạm dịch: Thực hành kế toán
quản trị của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Anh). Trong nghiên cứu,
nhóm tác giả đã nghiên cứu 11 công ty và cho thấy thực trạng là tại các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nhà quản trị thường xuyên đưa ra các
quyết định mà khơng có hoặc có khơng đầy đủ sự phân tích hoặc các
thơng tin tài chính. Ngun nhân của thực trạng trạng này xuất phát từ
nhiều yếu tố bên trong doanh nghiệp như quy mơ cơng ty; giới hạn tài
chính như lợi nhuận, dịng tiền hay khả năng tín dụng; nền tảng và kinh
nghiệm của các nhà quản lý cấp cao và các yếu tố bên ngoài doanh

nghiệp như yêu cầu của các bên liên quan; mơi trường mà doanh nghiệp
đó hoạt động.
(2) Nghiên cứu của Akaisa Afonso Letie & Paula Odete Fernandes &
Joaquim Mendes Leite (2015) “Contingent factor that influence the
use of management accounting practices in the Portuguese textile
and clothing sector” (tạm dịch: Yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến việc
sử dụng thực hành kế toán quản trị trong ngành dệt may Bồ Đào Nha).
Trong nghiên cứu này, tác giả nhằm kiểm tra các giả thiết về mối quan
hệ giữa năm nhân tố, bao gồm: sự cạnh tranh, sự đa dạng sản phẩm, quy
mô của tổ chức, tầm quan trọng của thơng tin chi phí trong việc ra quyết
định và công nghệ sản xuất tiên tiến với việc áp dụng KTQT. Các giả


11

thiết của mơ hình phân tích nghiên cứu được hỗ trợ bởi lý thuyết về sự
ngẫu nhiên của tổ chức. Nghiên cứu tập trung vào 512 công ty trong
ngành dệt may và quần áo thuộc Hiệp hội Dệt may Bồ Đào Nha, theo dữ
liệu được cung cấp vào năm 2014 bằng một bảng câu hỏi.
* Các nghiên cứu ở trong nước liên quan đến việc tổ chức công tác
KTQT tại một doanh nghiệp
Mặc dù đã được xuất hiện từ rất lâu đời và phát triển mạnh mẽ ở các
nước trên thế giới nhưng tại Việt Nam, KTQT mới chỉ bắt đầu được hệ thống
hoá và nghiên cứu trong 20 năm trở lại đây. Các doanh nghiệp áp dụng mơ
hình kế tốn quản trị đa phần là các doanh nghiệp có quy mơ lớn, trình độ quản
lý và xử lý cơng nghệ thơng tin ở mức độ cao, có sự tiến bộ nhất định trong
việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại.
Việc nghiên cứu Kế toán quản trị, các tác giả đã cố gắng phân tích, xây
dựng các mơ hình KTQT phù hợp với từng nghành nghề, từng loại quy mô và
đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp khác nhau. Các

nghiên cứu này góp phần định hướng cho việc vận dụng kế toán quản trị có
được những hướng đi rõ ràng hơn cho những năm tới. Tuy nhiên vẫn cịn ít các
nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng cơng tác kế tốn quản trị được vận dụng tại
các doanh nghiệp xây dựng ở tỉnh Bình Định, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao khả năng áp dụng Kế toán quản trị tại các doanh nghiệp này.
Theo đó, tác giả đã tập hợp, phân tích các luận văn thạc sỹ, các luận án
tiến sĩ, các bài báo, bài nghiên cứu khoa học có liên quan đến nội dung này
như sau:
(1) Trần Thị Yến, 2014. Tổ chức cơng tác kế tốn quản trị tại Cơng ty cổ
phần dược phẩm Bidiphar 1. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống những nội dung cơ bản của


12

KTQT. Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác kế tốn và KTQT tại đơn vị,
tác giả đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến việc công ty chưa tổ chức công tác
KTQT.
Nhận thấy được sự cần thiết của công tác KTQT, tác giả đã đưa ra đề
xuất phương hướng và cách thức tổ chức công tác KTQT tại Cơng ty cổ phần
Dược phẩm Bidiphar 1.
Bên cạnh đó, nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu về KTQT trong một số
loại hình doanh nghiệp nhất định như sau: Tác giả Huỳnh Cao Khải (2018)
“Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả Đỗ Thị Dung (2019)
nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị trong doanh
nghiệp sản xuất trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh”. Tác giả Phạm Thị
Huyền (2019) nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị
trong doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”....

(2) Phạm Thị Ngọc Yến, 2019, Tổ chức kế tốn quản trị tại cơng ty
TNHH Xây dựng - Thương mại Đình Nguyễn. Luận văn thạc sỹ - Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của luận văn chính là tổ
chức kế tốn quản trị tại Cơng ty TNHH Xây dựng - Thương mại Đình
Nguyễn, một cơng ty có quy mơ vừa và nhỏ nhưng hết sức năng động
trong ngành nghề xây dựng. Bằng phương pháp phỏng vấn sâu Ban
Giám đốc cũng như Kế tốn trưởng, tác giả đã tìm hiểu tình hình tổ chức
cơng tác kế tốn nói chung cũng như cơng tác kế tốn quản trị nói riêng,
từ đó đưa ra giải pháp, kế hoạch hành động phù hợp. Đây sẽ là giải pháp
gia tăng năng lực cạnh tranh cho cơng ty, đồng thời có giá trị tham khảo
cho những cơng ty có đặc điểm hoạt động kinh doanh tương tự.
(3) Đoàn Thị Hoàng Giang (2019) đã nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh
hưởng đến kế toán quản trị trong doanh nghiệp xây dựng tại Thành


13

Phố Hồ Chí Minh Luận văn nhằm xác định các nhân tố, và đo lường
mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra kiến
nghị nhằm nâng cao khả năng vận dụng kế tốn quản trị tại các cơng ty
này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng
KTQT trong các doanh nghiệp xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh
gồm: Quy mơ cơng ty; Mức độ cạnh tranh; Cam kết của chủ sở
hữu/người quản lý công ty; Công nghệ sản xuất tiên tiến; Chiến lược
cơng ty; Thiết kế tổ chức. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất các
kiến nghị nhằm nâng cao việc vận dụng kế toán quản trị tại các doanh
nghiệp xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù luận văn đã giải
quyết được những mục tiêu nghiên cứu đặt ra, tuy nhiên đề tài vẫn còn
tồn tại những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến tính tổng quát của

đề tài, các nghiên cứu sau này có thể khắc phục những hạn chế này và
hoàn thiện hơn nữa mảng nghiên cứu về vận dụng kế toán quản trị trong
doanh nghiệp.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1.

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu chung của luận văn là tổ chức công tác KTQT tại Công ty
TNHH Thương mại - Xây dựng T.M.N.
3.2.

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những lý thuyết liên quan đến tổ chức hệ thống KTQT và
ứng dụng KTQT vào một doanh nghiệp.
- Phân tích về thực trạng tổ chức công tác KTQT tại Công ty TNHH
Thương mại - Xây dựng T.M.N.
- Xây dựng một số nội dung nhằm tổ chức công tác KTQT tại Công ty
TNHH Thương mại - Xây dựng T.M.N. Cụ thể là: (1) Xây dựng dự toán


14

ngân sách, (2) Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm và (3) Xây dựng
hệ thống kế tốn chi phí và quản trị chi phí.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu Các lý thuyết về tổ chức công tác KTQT và thực
trạng tổ chức công tác KTQT tại Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng
T.M.N.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Công ty TNHH Thương mại - Xây
dựng T.M.N và phạm vi thời gian là từ năm 2015-2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp quan sát cùng với việc sử dụng
các phương pháp khảo sát, thu thập, tổng hợp và phân tích để hồn thành các
mục tiêu đề ra. Cụ thể như sau:
- Để hoàn thành mục tiêu thứ nhất, tác giả tổng hợp các lý thuyết về tổ
chức công tác KTQT liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xây dựng để làm nền
tảng vận dụng cho việc tổ chức công tác KTQT cho Công ty.
- Để hoàn thành mục tiêu thứ hai, tác giả tiến hành thu thập và tổng hợp
các báo cáo liên quan đến tổ chức cơng tác KTQT của Cơng ty. Từ đó, tác giả
phân tích thực trạng và đánh giá ưu nhược điểm về tổ chức công tác KTQT tại
Công ty.
- Để hoàn thành mục tiêu thứ ba, tác giả tiến hành so sánh giữa lý thuyết
và thực tiễn nhằm xây dựng một số nội dung tổ chức công tác KTQT cho Công
ty.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Tác giả đề ra, thiết kế và hướng dẫn cách ứng dụng những quy trình để
tổ chức cơng tác KTQT tại Cơng ty.
- Đưa ra một số giải pháp cụ thể trong nhằm hồn thiện cơng tác KTQT


15

cho các Công ty kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng.
7 . Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn quản trị tại Công ty

TNHH Thương mại - Xây dựng T.M.N.

- Chương
3: Giải
hồnThương
thiện tổ
cơng
tác
kế tốn
quản
trị tại
Cơngpháp
ty TNHH
mạichức
- Xây
dựng
T.M.N.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TỐN
QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1.

Vai trị của kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành của hệ thống thơng tin kế tốn
trong các doanh nghiệp. Nguyên nhân của sự phát triển kế toán quản trị là do
sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, tập đồn,... trong tổng thể nền kinh tế.
KTQT là cơng dụng hữu hiệu để quyết định điều hành mọi hoạt động hướng

đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Vai trị của KTQT là cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để đưa ra
quyết định, chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Quá trình hoạch định kế
hoạch và ra quyết định có thể tóm lược như sau:
- Lập kế hoạch: Để đạt được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đề
ra, các nhà quản trị luôn đề ra các kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp, kế
hoạch này sẽ xuyên suốt và điều chỉnh sao cho phù hợp trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp.
- Tổ chức điều hành: Việc tổ chức cơng tác điều hành có tác động trực
tiếp đến kết quả kế hoạch. Trong công tác tổ chức, các nhà quản trị tìm cách để
sự liên kết giữa 3 nhân tố: con người, tổ chức và nguồn lực là tốt nhất để việc
thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao nhất.
- Kiểm soát và ra quyết định: Quá trình kiểm tra và đánh giá thực hiện
diễn ra sau việc tổ chức điều hành. Trong quá trình kiểm tra và rà soát, việc so
sánh kết quả hoạt động giữa thực tiễn và kế hoạch giúp nhà quản trị xem xét
tổng quát tình hình hoạt động, khâu nào chưa đạt yêu cầu và quyết định điều
chỉnh sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp. Việc kiểm soát và ra quyết định
được thực hiện định kỳ, xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh


nghiệp.
“Các kế toán quản trị viên ngày càng được xem như những nhà đối tác
kinh doanh chứ khơng cịn đơn thuần là những người giữ sổ sách như trước
kia nữa, và họ ngày càng tập trung nhiều hơn vào các vấn đề chiến lược chính
và vượt qua giới hạn của kế tốn tài chính... ” (IMA, 2003, 1). Có thể thấy, vai
trị quan trọng của các kế tốn quản trị viên, họ không chỉ đơn thuần là người
giữ sổ sách, họ cịn là những nhà phân tích kinh doanh, hỗ trợ đắc lực cho nhà
quản trị trong việc phân tích số liệu báo cáo nhằm cung cấp thông tin kịp thời,
chính xác nhất cho việc ra quyết định.
Như vậy, KTQT cịn đóng góp vai trị rất lớn trong việc nghiên cứu và cung

cấp các bảng phân tích nhằm tạo ra một sự cải thiện hiệu quả, từ đó đưa ra
những quyết định hợp lý và chính xác hơn.
1.2.

Các nội dung cơ bản của kế toán quản trị

KTQT tạo ra các thông tin để đáp ứng các yêu cầu của các nhà quản trị
nhằm mục đích quản lý nguồn lực và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. KTQT
được xây dựng nhằm cung cấp các thông tin cần thiết và kịp thời cho hoạt
động đánh giá, đo lường, hoạch định, kiểm sốt cho tồn bộ q trình hoạt
động của doanh nghiệp.
KTQT thơng qua chi phí và những kỹ thuật phân tích, xử lý cũng như
tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (cả bên trong lẫn bên ngoài
doanh nghiệp) để lập thành hệ thống thông tin KTQT cần thiết nhằm đáp ứng
được nhu cầu thông tin của nhà quản trị.
Theo phân loại của ACCA (the Association of Chartered Certified
Accountants - Hiệp hội Kế tốn Cơng chứng Anh Quốc), nội dung của KTQT
trong doanh nghiệp gồm bốn mảng sau: Hệ thống kế tốn chi phí và quản trị
chi phí; Dự tốn; Kế tốn trách nhiệm; Thiết lập thơng tin kế tốn quản trị phục
vụ việc ra quyết định.


1.2.1.

Hệ thống kế tốn chi phí và quản trị chi phí

Chi phí có thể hiểu là giá trị của các nguồn lực chi ra tiêu dùng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó. Bản
chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả, kết quả có thể dưới dạng
vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng... hoặc khơng có dạng vật chất như

kiến thức, dịch vụ được phục vụ.
Tuy nhiên, mục đích của kế tốn quản trị trong lĩnh vực chi phí là nhằm
cung cấp thơng tin thích hợp, hữu ích và kịp thời cho việc ra quyết định kinh
doanh của nhà quản trị. Vì thế, đối với KTQT, chi phí có thể là những phí tổn
thực tế phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của
doanh nghiệp, chi phí cũng có thể là những phí tổn ước tính để thực hiện một
dự án, hoặc những lợi nhuận bị mất đi do lựa chọn phương án, hy sinh cơ hội
kinh doanh. Do đó, phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau nhằm đáp
ứng mục tiêu quản lý khác nhau là một yêu cầu cần thiết của kế toán chi phí.
1.2.1.1. Phân loại chi phí
Trong phần này, tác giả khái quát cách phân loại chi phí theo các tiêu thức
phân loại cơ bản sau: (1) theo chức năng hoạt động, (2) theo mối quan hệ với
thời kỳ xác định kết quả hoạt động kinh doanh, (3) theo phương pháp quy nạp,
(4) sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định, (5) theo cách ứng xử của chi phí.
Cách phân loại này được khái quát qua sơ đồ 1.1. như sau:


TIÊU THỨC PHÂN LOẠI

CÁC LOẠI CHI PHÍ

Sơ đồ 1.1: Phân loại chi phí

Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Chi phí sản xuất (production cost) là tồn bộ chi phí liên quan đến việc
sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Hoạt động của một doanh
nghiệp sản xuất gắn liền với sự chuyển biến của nguyên liệu thành thành phẩm
thông qua sự nỗ lực của công nhân và việc sử dụng thiết bị sản xuất, do đó chi
phí sản xuất của một sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất được tạo thành
từ ba yếu tố cơ bản sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng

trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Chi phí ngồi sản xuất (non-production cost) là những loại chi phí phát
sinh ngồi q trình sản xuất liên quan đến việc quản lý chung toàn doanh


nghiệp và tiêu thụ sản phẩm hàng hố, chi phí ngồi sản xuất bao gồm chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả hoạt động
kinh doanh
Chi phí sản phẩm (product cost) là tồn bộ những chi phí liên quan đến
việc sản xuất hoặc mua các sản phẩm. Đối với các sản phẩm sản xuất cơng
nghiệp thì các chi phí này bao gồm: chi phí ngun vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các chi phí sản phẩm được gắn
liền với sản phẩm và chúng được chuyển sang kỳ sau khi sản phẩm đang còn
tồn kho chờ bán và khi sản phẩm đã được tiêu thụ thì chúng được xem là phí
tổn thời kỳ và được tính trừ vào kết hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Chi phí thời kỳ (period cost) là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ
và được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh
doanh của đơn vị. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những
chi phí thời kỳ. Chi phí thời kỳ sẽ được tính đầy đủ trên các báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh của đơn vị cho dù kết quả hoạt động. Chi phí thời kỳ
ngay khi phát sinh đã được coi là phí tổn trong kỳ.
Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp
Chi phí trực tiếp (direct cost) là những chi phí khi phát sinh được tính
trực tiếp vào các đối tượng sử dụng như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân cơng trực tiếp, nó được tính thẳng vào từng đơn đặt hàng, từng nhóm
sản phẩm, từng sản phẩm...
Chi phí gián tiếp (indirect cost) là những chi phí khi phát sinh khơng thể
tính trực tiếp vào các đối tượng sử dụng, mà cần phải tiến hành phân bổ theo
một tiêu thức phù hợp. Ví dụ như chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ cho

các đối tượng sử dụng theo giờ lao động trực tiếp, số giờ máy, số lượng sản
phẩm sản xuất.


- Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định
Chi phí kiểm sốt được (controllable cost) đối với một cấp quản lý là
những chi phí mà nhà quản trị cấp đó được quyền ra quyết định.
Chi phí khơng kiểm sốt được (non-controllable cost) là chi phí mà nhà
quản trị cấp đó khơng được quyền ra quyết định.
- Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Việc xem xét chi phí sẽ thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động thay
đổi gọi là sự ứng xử của chi phí. Dựa trên cách ứng xử của chi phí đối với sự
thay đổi của mức độ hoạt động có thể chia tồn bộ chi phí thành ba loại: Biến
phí, định phí, chi phí hỗn hợp.
Biến phí (variable cost) là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm
theo sự tăng giảm về mức độ hoạt động. Tổng số của biến phí sẽ tăng khi mức
độ hoạt động tăng và ngược lại. Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị của mức
độ hoạt động thì biến phí lại khơng đổi trong phạm vi phù hợp. Biến phí chỉ
phát sinh khi có hoạt động. Biến phí được phân thành các loại sau: Biến phí
tuyến tính, biến phí cấp bậc và biến phí phi tuyến.
Định phí (fixed cost) là những chi phí mà tổng số của nó khơng thay đổi
khi mức độ hoạt động thay đổi. Nên khi mức độ hoạt động tăng thì phần định
phí tính trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm đi và ngược lại. Định phí có thể
chia thành hai loại như sau: Định phí bắt buộc và định phí khơng bắt buộc.
Chi phí hỗn hợp (semi-variable cost or semi-fixed cost) là chi phí mà
thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. Ở mức độ
hoạt đơng căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của định phí,
ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của biến phí.
Sự pha trộn giữa định phí và biến phí có thể theo những tỷ lệ nhất định. Để xác
định thành phần biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp, có ba phương pháp

cơ bản thường được sử dụng là phương pháp cực đại - cực tiểu, phương pháp


đồ thị phân tán và phương pháp bình phương bé nhất.
1.2.1.2. Phân tích biến động chi phí
Để kiểm sốt được chi phí, các nhà quản trị cần phải phân tích sự biến
động của chi phí, xem các loại chi phí thực tế đã phát sinh tăng giảm như thế
nào so với dự tốn, đồng thời tìm hiểu được ngun nhân của sự tăng giảm đó
để có thể đề ra những giải pháp kịp thời. Theo Huỳnh Lợi (2012), phân tích sự
biến động của chi phí trong doanh nghiệp gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Xác lập chỉ tiêu phân tích
Xác định rõ nội dung chi phí cần phân tích và biểu diễn chi phí thành một
biểu thức tốn học trong mối liên hệ với nhiều nhân tố cần xem xét đánh giá.
Bước 2: Xác định đối tượng phân tích
Đối tượng phân tích là những biến động của chỉ tiêu cần phân tích, ở đây
chính là chênh lệch của chỉ tiêu chi phí cần phân tích giữa thực tế so với dự
tốn.
Bước 3: Tính tốn mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động
của chi phí sản xuất kinh doanh
Tiến hành dùng các phương pháp kỹ thuật tính tốn để lượng hóa mức độ
của từng nhân tố đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh.
Bước 4: Xác định nguyên nhân, xu hướng và giải pháp
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chi
phí theo chiều hướng thuận lợi hay bất lợi, chỉ ra được nguyên nhân chủ quan
và khách quan tác động làm tiết kiệm hay lãng phí chi phí. Đồng thời chỉ rõ
được những người có trách nhiệm liên quan và đề ra các giải pháp thích hợp để
quản lý chi phí.
1.2.1.3. Các mơ hình kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Theo Huỳnh Lợi (2012), có ba mơ hình kế tốn chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm thường gặp: (1) theo chi phí thực tế, (2) theo chi phí thực tế



kết hợp với ước tính và (3) theo chi phí định mức.
Mơ hình kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế
Theo mơ hình này, chi phí của sản phẩm sản xuất bao gồm chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp thực tế, chi phí nhân cơng trực tiếp thực tế và chi phí sản xuất
chung thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Mơ hình này đảm bảo tính chính xác của chi phí sản xuất thực tế phát
sinh trong kỳ, giá thành thực tế trong kỳ. Tuy nhiên, thông tin về giá thành sản
phẩm không cung cấp kịp thời cho yêu cầu quản lý, định hướng sản xuất và
kiểm soát chi phí trong kỳ.
Mơ hình kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế kết
hợp với ước tính
Theo mơ hình này, chi phí của sản phẩm sản xuất được tính tốn bằng
cách cộng các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế, chi phí nhân cơng trực
tiếp thực tế và chi phí sản xuất chung ước tính phát sinh trong q trình sản
xuất sản phẩm.

Sơ đồ 1.2: Phương pháp chi phí thực tế kết hợp với ước tính

Như vậy, phương pháp chi phí thực tế kết hợp với ước tính và phương
pháp chi phí thực tế chỉ khác nhau ở phần chi phí sản xuất chung. Trong
phương pháp chi phí thực tế kết hợp với ước tính, chi phí sản xuất chung được
ước tính cho các sản phẩm sản xuất bằng việc áp dụng một tỷ lệ xác định


trước. Tỷ lệ này được tính tốn trên cơ sở các hoạt động sản xuất hoặc chi phí
của hoạt động sản xuất, thí dụ như số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy hoạt
động, chi phí nhân cơng trực tiếp...
Mơ hình theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính phần nào đã giải

quyết được tốc độ thơng tin chi phí, giá thành trong kỳ để phục vụ cho việc
điều hành sản xuất và các quyết định quản trị chi phí, giá thành. Tuy nhiên, mơ
hình này địi hỏi một quy trình điều chỉnh chi phí sản xuất chung phức tạp cuối
kỳ.
- Mơ hình kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí định

mức
Theo mơ hình này, giá thành được tính theo chi phí định mức cho cả ba
khoản mục phí (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất
chung). Phần chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức sẽ được xử lý
vào tài khoản Giá vốn hàng bán.
Để áp dụng được mơ hình này, doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng các
định mức chi phí cụ thể cho từng loại sản phẩm và để thu hẹp khoảng cách
giữa chi phí định mức và chi phí thực tế, các định mức chi phí cần được định
kỳ xem xét lại cho hợp lý.
Trên đây là ba mơ hình kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm của KTQT mà các doanh nghiệp thường sử dụng. Theo tác giả, mơ hình
theo phương pháp chi phí thực tế kết hợp với ước tính và theo phương pháp chi
phí định mức có tính ưu việt hơn. Tuy nhiên hai mơ hình này phát sinh thêm
cơng việc cho kế tốn trong q trình xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ.
1.2.2.

Dự tốn

1.2.2.1. Khái niệm và mục đích của dự toán
a. Khái niệm về dự toán
Theo Drury et al. (1993) thì dự tốn là một phương pháp kỹ thuật cần


thiết cho việc lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động của tổ chức. Còn theo

như Abdel- Kader, M. & Luther, R. (2006) thì dự tốn được xem như là một
nội dung phổ biến nhất của việc vận dụng KTQT ở các nước đã phát triển và
cả những nước đang phát triển.
Và trong một số tác giả trong nước nghiên cứu về dự tốn thì tác giả
Phạm Ngọc Tồn (2010) cho rằng dự toán là một kế hoạch mà trong đó thể
hiện những mục tiêu tổ chức cần phải đạt được đồng thời chỉ rõ cách thức huy
động các nguồn để thực hiện các mục tiêu mà tổ chức đặt ra. Dự toán được xác
định bằng hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian
xác định trong tương lai. Hay “Dự toán là q trình tính tốn chi tiết cho kỳ
tới, nhằm huy động và sử dụng các nguồn lực theo các mục tiêu kế hoạch đề ra
trong từng thời kỳ cụ thể” (Phạm Văn Dược, Trần Văn Tùng, 2011, trang 153).
b. Mục đích của dự tốn
Mục đích chính của dự tốn ngân sách là hoạch định và kiểm soát (Drury
et al (1993)).
Hoạch định là dự toán ngân sách buộc nhà quản trị phải dự tính những gì
sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu những dự tính sẽ xảy ra có kết quả không tốt,
các nhà quản trị phải thấy được những gì cần phải làm để thay đổi kết quả
khơng mong muốn đó.
Kiểm sốt là q trình so sánh kết quả thực hiện với dự toán và đánh giá
việc thực hiện dự tốn đó. Việc kiểm sốt phụ thuộc vào dự tốn, nếu khơng có
dự tốn thì doanh nghiệp sẽ khơng có cơ sở để so sánh và đánh giá kết quả của
việc thực hiện dự toán.
Chức năng hoạch định đi liền với chức năng kiểm soát, kết quả hoạt động
thực tế được so sánh với dự toán ngân sách. Nếu doanh nghiệp khơng thực
hiện việc kiểm sốt thì dự tốn ngân sách sẽ khơng phát huy hết tác dụng vốn
có của nó.


×