Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TIỂU LUẬN NĂNG LỰC THÔNG TIN ẢNH HƯỞNG CỦA ACES ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ ( DƯỚI 18 TUỔI )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA ACES ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA TRẺ ( DƯỚI 18 TUỔI )

1


Hà Nội, Tháng 8 – 2021

MỤC LỤC
I. MỞ BÀI

3

1. Lý do chọn đề tài

3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4


4. Câu hỏi nghiên cứu

4

5. Tổng quan tài liệu

4

6. Phương pháp nghiên cứu

4

II. NỘI DUNG

5

CHƯƠNG I. ACEs LÀ GÌ ?

5

1.1 : Khái niệm

5

1.2 : Phân loại

5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. TÁC ĐỘNG CỦA
NHỮNG TRẢI NGHIỆM TỔN THƯƠNG THỜI THƠ ẤU (ACEs) ĐẾN TRẺ VÀ

HẬU QUẢ CỦA NÓ
7
2.1: Thực trạng từ kết quả nghiên cứu

7

2.2: Tác động của những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu (ACEs) đến trẻ:

8

2.3 Hậu quả của những trải nghiệm tổn thương thời ấu thơ (ACEs) đến trẻ:

8

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ PHÒNG NGỪA

14

3.1: Giải pháp giảm thiểu

14

3.2: Giải pháp phòng ngừa

14

III. KẾT LUẬN

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

17

PHỤ LỤC

19

2


I. MỞ BÀI
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là mầm non, là tương lai của của đất nước, trẻ em ln được chăm sóc, u
thương và bảo vệ. Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm u thương, là nơi ni
dưỡng, chăm sóc cho những mầm non tương lai góp phần vào cơng cuộc xây dựng đất
nước
Hiện nay, nhiều trẻ em đang được sống trong sự bảo bọc của cha mẹ, sự yêu thương
của gia đình và được tạo môi trường tốt nhất để phát triển. Nhưng bên cạnh đó, có
khơng ít trẻ em đang phải sống trong cảnh bạo lực gia đình, bị bỏ bê, lạm dụng,… tạo
thành những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu ( ACEs ) gây ra những hậu quả nặng
nề và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Kết quả
nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng: (1) ACEs khá phổ biến, ngay cả trong nhóm dân số
trung lưu: hơn 2/3 dân số nói rằng đã từng gặp phải một ACE và gần ¼ gặp phải ACEs
từ ba lần trở lên; (2) Có một mối tương quan mạnh mẽ, bền bỉ giữa việc trải qua càng
nhiều ACEs trong quá khứ thì nguy cơ gặp phải những trắc trở trong cuộc sống càng
cao
Do đó, với mong muốn có cái nhìn tồn diện, sâu sắc hơn với ACEs và tìm hiểu về
những tác động và các giải pháp giảm thiểu và phòng ngừa ACEs, em xin được chọn
đề tài nghiên cứu “ Ảnh hưởng của ACEs đến sự phát triển của trẻ ( dưới 18 tuổi ) ”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
⮚ Mục đích nghiên cứu: Đề tài này được viết nhằm có cái nhìn tồn diện hơn về
ACEs, tác động của nó đến sự phát triển của trẻ ( dưới 18 tuổi) cũng như giải
pháp giảm thiểu và ngăn ngừa
⮚ Nhiệm vụ nghiên cứu:
3


- Phân tích cơ sở lý luận về nghiên cứu được thực hiện năm 1995 bởi Trung
tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ và tổ chức chăm sóc sức khỏe Kaiser
Permanente ở California
- Phân tích thực trạng, hậu quả của ACEs đến sức khỏe và tinh thần của trẻ
- Nêu ra giải pháp giảm thiểu và phòng ngừa ACEs

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
⮚ Đối tượng nghiên cứu: trẻ em dưới 18 tuổi
⮚ Phạm vi nghiên cứu: Hoa Kỳ
4. Câu hỏi nghiên cứu
Ảnh hưởng, tác động của Những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu (ACEs) đến trẻ
dưới 18 tuổi như thế nào và những biện pháp giảm thiểu?
5. Tổng quan tài liệu
⮚ Nghiên cứu đột phá được thực hiện từ năm 1995 – 1997 bởi Trung tâm Kiểm
soát Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ và tổ chức chăm sóc sức khỏe Kaiser Permanente
ở California với hai lâng thu thập dữ liệu trên 17.000 người
⮚ Sách, báo, các trang web điện tử
6. Phương pháp nghiên cứu
⮚ Dựa trên Nghiên cứu đột phá được thực hiện năm 1995 bởi Trung tâm Kiểm
soát Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ và tổ chức chăm sóc sức khỏe Kaiser Permanente
ở California
⮚ Nghiên cứu, thu thập tài liệu

⮚ Sử dụng số liệu có sẵn

4


II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. ACEs LÀ GÌ ?
1.1 : Khái niệm
- “ACEs” là từ viết tắt của cụm từ Adverse Childhood Experiences – những bất hạnh
từ thuở nhỏ, bắt nguồn từ Nghiên cứu đột phá được thực hiện năm 1995 bởi Trung tâm
Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ và tổ chức chăm sóc sức khỏe Kaiser Permanente ở
California.
- Trong nghiêm cứu này, cụm từ “ACEs” được dùng để chỉ ba hình thái đặc biệt của
những bất hạnh mà trẻ gặp phải trong cuộc sống gia đình.
1.2 : Phân loại
Những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu (ACEs) được phân loại thành ba nhóm lớn
❖ Lạm dụng
- Lạm dụng tình cảm : Cha mẹ hoặc người lớn sống trong nhà của trẻ đã chửi rủa,
xúc phạm, đôi khi là bạo lực mà tạo ra cho trẻ một sự sợ hãi và tổn thương nghiêm
trọng.
- Lạm dụng thân thể : Cha mẹ hoặc người lớn sống trong nhà của trẻ có hành vi xô
đẩy, túm, tát, đánh vào thân thể hoặc ném vật vào trẻ quá mạnh đến nối trẻ bị
thương tích nghiêm trọng.
- Lạm dụng tình dục : Một người trưởng thành, họ hàng, bạn bè của gia đình hoặc
người lạ lớn hơn bạn ít nhất 5 tuổi đã sờ, chạm vào vùng nhạy cảm như cơ quan
sinh dục hay mơn trớn tình dục trên cơ thể của họ theo cách thức tình dục hay ngay
bất cứ cố gắng nào liên quan đến việc quan hệ tình dục với trẻ.
5



❖ Tổn thương trong gia đình:
- Cha/ mẹ đối xử bạo lực: bị cha hoặc mẹ hoặc người nuôi dưỡng hay những người
thân của họ đẩy, túm, tát, đá, cắn, ném vật vào trẻ, đánh mạnh vào một vật nào đó
liên tục đánh trong ít nhất vài phút, bị đe dọa hoặc đã bị gây tổn thương bằng vũ
khí.
- Gia đình có thành viên lạm dụng chất gây nghiện: một thành viên trong gia đình
là người nghiện lệ thuộc chất như rượu, heroin, amphetamin,…
- Gia đình có thành viên mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần nghiêm trọng: một
thành viên trong gia đình được chuẩn đốn trầm cảm nghiêm trọng, tâm thần phân
liệt, thực hiện hành vi tự sát (kể cả không thành),…
- Cha mẹ ly thân hoặc ly dị: Cha mẹ tẻ đã từng ly thân hoặc ly dị.
- Thành viên gia đình bị giam giữ: thành viên trong gia đình đã đi tù.
❖ Bỏ bê:
- Bỏ bê cảm xúc: thiếu ít nhất thành viên nào đó trong gia đình khiến trẻ cảm thấy
quan trọng, cảm thấy đặc biệt, cảm thấy được yêu thương, mọi người trong gia
đình nhìn nhận giá trị của nhau bằng nhiều cách, cảm thấy gần gũi và gia đình
được nhìn nhận như là một nguồn hỗ trợ.
- Bỏ bê thẻ xác: khi trẻ bị đói, bố mẹ khơng đủ tỉnh táo hoặc ở quá xa để chăm sóc
trẻ, bảo vệ trẻ và đưa trẻ đi bác sĩ khi cần thiết.

6


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. TÁC ĐỘNG CỦA
NHỮNG TRẢI NGHIỆM TỔN THƯƠNG THỜI THƠ ẤU (ACEs) ĐẾN TRẺ VÀ
HẬU QUẢ CỦA NÓ
2.1: Thực trạng từ kết quả nghiên cứu:
- ACE phổ biến một cách khó tin: Cứ mỗi 2 ~ 3 người thì có 1 người có ít nhất một
điểm ACE; trong 8 người có một người có ít nhất một điểm ACE.
- Có mối liện hệ giữa điểm số ACE và tình trạng sức khỏe: Điểm ACE càng cao, tình

trạng sức khỏe tâm thần và sức khỏe càng tệ
+ Một người có số điểm ACE ≥ 4 có nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính
(COPD) và bệnh viêm gan cao gấp 2.5 lần một người có điểm số ACE = 0.
+ Với trầm cảm, tỉ lệ là 4.5 lần.
+ Với tự sát, tỉ lệ là 12 lần.
+ Một người có điểm ACE > 7 có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao gấp 3 lần.
+ Với thiếu máu cơ tim nguy cơ cao gấp 3,5 lần và là nguy cơ tử vong số một tại Hoa
Kỳ.
Kết luận từ nghiên cứu:
⮚ Trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu có liên quan đến rủi ro về sức khỏe nguy cơ
mắc các vấn đề về sức khỏe mãn tính, khả năng thích nghi kém với môi trường
và xã hội, nguy cơ tử vong sớm cao.
⮚ Tiếp xúc với mức độ cao, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, suy
giảm hệ thống miễn dịch, rối loạn hệ thống hormone và thậm chí là thay đổi cả
cấu trúc DNA và di truyền xuống các thế hệ.
⮚ Mặt khác, điểm số ACE cũng khơng có nghĩa là một đứa trẻ đã trải qua Trải
nghiệm tổn thương thời thơ ấu đều đem lại kết quả xấu bởi vì sự hiện diện và
những kinh nghiệm của các yếu tố bao vệ trong bối cảnh sống của trẻ có thể gia
tăng khả năng ứng phó, thích ứng và có thể bảo vệ trẻ đương đâu với kết quả
tiêu cực về sức khỏe hay trong cuộc sống ngay cả khi tổn thương xảy ra.

7


2.2: Tác động của nững trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu (ACEs) đến trẻ:

❖ Tác động đến cấu trúc não bộ:
Với những tiến bộ về khoa học hình ảnh, các nhà nghiên cứu chứng minh việc gặp
phải tổn hương thời thơ ấu ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ và cơ thể thông
qua ghi nhận những khác biệt trong cấu trúc não bộ của người có chỉ số ACE cao:

- Có sự khác biệt ở hạch hạnh nhân, trung tâm phản ứng với sợ hãi của bộ não.
- Gia tăng hoạt động vùng nhân não là trung tâm vui vẻ và khen thưởng của não.
- Tác động kìm hãm thùy trán, vùng cần thiết cho việc kiểm soát sự bốc đồng và
chức năng điều hành vùng này vô cùng quan trọng cho hoạt động sống của chúng
ta.
=> Những cá nhân tiếp xúc với những tổn thương thời thơ ấu cao khi sợ hãi sẽ gia
tăng hoạt động của hạch nhân, kéo theo tăng động của vùng nhân não nên có xác
suất tham gia vào những hành vi mang tính nguy hiểm cao kéo theo sự kìm hãm ở
thùy trán.
❖ Tác động đến hệ thống Hormone
Những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống
hormone trong cơ thể. Điển hình là trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận, hệ thống
này phản ứng với căng thẳng của não bộ và cơ thể. Hoạt hóa thường xuyên sẽ gia
tăng khả năng mắc bệnh tim hoặc ung thư cao.
❖ Tác động đến não bộ và cơ thể trẻ
- Với trẻ em, những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu kích hoạt q trình căng
thẳng lặp đi lặp lại. Điều này đặc biệt nhạy cảm với não bộ và cơ thể trẻ khi đang
trong giai đoạn phát triển.
- Ảnh hưởng đến cấu trúc và vận hành của não bộ, ảnh hướng đến sự phát triển hệ
thống miễn dịch, hệ thống hormone, thậm chí là cả DNA được đọc và sao chép.

8


2.3 Hậu quả của những trải nghiệm tổn thương thời ấu thơ (ACEs) đến trẻ:
Hậu quả của việc trải qua những trải nghiệm tổn thương thời ấu thơ (ACEs) có thể
ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố phát triển có liên quan đến nhau như: thể chất, tâm lý,
cảm xúc, hành vi và xã hội.
❖ Các vấn đề về mối quan hệ gắn bó và mối quan hệ giữa các cá nhân
- Trẻ bị lạm dụng và bỏ bê có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về gắn bó khơng

an tồn hoặc vơ tổ chức với người chăm sóc chính trẻ khi ở độ tuổi vị thành niên
sau này. Các mơ hình của sự gắn bó với người chăm sóc trẻ em là vơ cùng quan
trọng đối với sự phát triển xã hội và cảm xúc sớm của trẻ. Đối với trẻ em có sự gắn
bó khơng an tồn, cha/mẹ hoặc người chăm sóc đáng lẽ ra là nơi yêu thương, an
toàn nay lại trở thành nơi gây hại. Nếu khơng có sự bảo vệ và hỗ trợ từ người chăm
sóc chính, trẻ trẻ có thể khó có thể tin tưởng người khác khi gặp nạn , điều này dẫn
đến những trải nghiệm lo âu hoặc tức giận dai dẳng.
- Gắn bó khơng an tồn làm thay đổi quá trình phát triển bình thường của trẻ, điều
này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với
người khác và ảnh hưởng đến khả năng hình thành các mối quan hệ lành mạnh
trong suốt cuộc đời của chúng. Ngược đãi trẻ em có liên quan đến các mối quan hệ
bạn bè có vấn đề trong thời thơ ấu và thanh niên. Hơn nữa, những khó khăn trong
mối quan hệ bạn bè có thể là tiền thân khó khăn trong mối quan hệ lãng mạn.
❖ Các vấn đề về học tập và phát triển
Có nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữ ngược đãi trẻ em và khó
khăn trong học tập và hoặc thành tích học tập kém. Lạm dụng và bỏ bê trong
những năm đầu đời có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ, đặc biệt là
trong tầm quan trọng của lời nói và ngôn ngữ.
❖ Các vấn đề về sức khỏe tâm thần
- Những đứa trẻ được chẩn đoán bị stress sau sang chấn (PTSD) bị sang chấn phức
tạp. Những đứa trẻ này cũng thường gặp các vấn đề như: rối loạn tăng động giảm
chú ý, rối loạn phản kháng và rối loạn hành vi, lạm dụng chất và rối loạn lo âu, rối
loạn tâm trạng, tâm thần và rối loạn điều chỉnh.
9


- Các vấn đề về tâm thần như trầm cảm và rối loạn lo âu liên quan đến lamjd ụng
và bỏ bê trẻ em, đặc biệt là thanh thiếu niên. Các nghiên cứu đều cho thấy mối liên
hệ cao giữa ngược đãi trẻ em và trầm cảm ở tuổi thiếu niên (Harkness & Lumley,
2008). Ví dụ các tác giả đã trích dẫn một nghiên cứu theo chiều dọc của Brown và

các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng trẻ em và thanh thiếu niên báo cáo tiền sử lạm
dụng hoặc bỏ bê có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao gấp 3 lần so với trẻ không bị
ngược đãi.
- Rối loạn ăn uống bao gồm chán ăn và hành vi thanh trừng cũng có thể liên quan
đến lạm dụng và bỏ bê. Lạ dụng tình dục cũng có liên quan đến rối loạn ăn uống ở
trẻ em và thanh thiếu niên, tuy nhiên việc trẻ nhỏ trải qua các loại ngược đãi khác
hoặc nhiều hình thức lạm dụng và bỏ bê cũng được chứng minh là có làm tăng
nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống.
❖ Tự sát sớm:
Lạm dụng và bỏ bê thời thơ ấu làm tăng nguy cơ đáng kể về ý tưởng tự tử và cố
gắng tự tử ở những người trẻ tuổi. Evans và các đồng nghiệp (2013) đã tìm thấy
mối liên hệ chặt chẽ giữa lạm dụng thể xác và tình dục và cố gắng tự tử hay có ý
nghĩ tự tử xảy ra trong thời niên thiếu. Tương tự, Miller và các đồng nghiệp (2013)
đã phát hiện ra rằng dù tất cả các hình thức ngược đãi đều liên quan đến ý tưởng tự
tử và cố gắng tự tử của thanh thiếu niên, lạm dụng tình dục trẻ em và lạm dụng tình
cảm có thể có tầm ảnh hưởng quan trọng hơn lạm dụng hoặc bỏ rơi về thể chất.
Brodksy và Stanley (2008) cũng từng nhận định rằng những thanh thiếu niên từng
bị lạm dụng tình dục có xu hướng tự tử lặp đi lặp lại cao hơn gấp 8 lần.
❖ Lạm dụng rượu và ma túy
Các tác động tâm lý của lạm dụng và bỏ bê trẻ em có thể dẫn đến các vấn đề lạm
dụng rượu và ma túy ở tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành. Bằng chứng cho thấy
rằng tất cả các loại ngược đãi trẻ em có liên quan đáng kể đến mức độ sử dụng chất
gây nghiện cao hơn (thuốc lá, rượu và ma túy bất hợp pháp). Khi khảo sát học sinh
trường công ở các Lớp 6, 9 và 12 tại Hoa Kỳ, Harrison và đồng nghiệp (1997) đã
phát hiện ra rằng vị thành niên từng bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục làm tăng
khả năng chúng sử dụng rượu, cần sa và các loại chất kích thích khác. Một nghiên
10


cứu khác ở Hoa Kỳ cho thấy 28% thanh thiếu niên bị lạm dụng thể chất đã sử dụng

ma túy so với 14% thanh thiếu niên không bị lạm dụng (Perkins & Jones, 2004). So
với 22% nhóm khơng lạm dụng, 36% thanh thiếu niên bị lạm dụng thể chất cũng có
mức độ sử dụng rượu cao.
❖ Các vấn đề về hành vi
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lạm dụng và bỏ bê trẻ em có liên quan
đến các vấn đề về hành vi ở thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Những đứa trẻ bị
ngược đãi thời thơ ấu càng có nhiều khả năng phát triển các vấn đề về hành vi ở
tuổi thiếu niên. Các hành vi ngược đãi thường tạo ra các hành vi nội tâm (thu mình,
buồn bã, bị cơ lập và chán nản) và các hành vi bên ngoài (hung hăng hoặc hiếu
động) trong suốt thời thơ ấu. Các nghiên cứu theo chiều dọc đã chỉ ra rằng việc tiếp
xúc với một loại ngược đãi cũng như nhiều loại có liên quan đến các hành vi nội
tâm hóa và ngoại hóa gia tăng ở thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Một nghiên cứu
lớn có tính đại diện trên tồn quốc tại Hoa Kỳ đã báo cáo rằng trẻ em bị ngược đãi
trong nhiều thời kỳ phát triển (sơ sinh, lúc mới biết đi, đi học mẫu giáo và những
năm học tiểu học) cho thấy nhiều hành vi có vấn đề hơn trẻ em bị ngược đãi trong
một giai đoạn phát triển (Jaffee & Maikovich-Fong, 2011).
❖ Hung hăng, bạo lực và hạnh vi phạm tội
Ngoài việc cảm thấy đau đớn và đau khổ, trẻ em bị lạm dụng và bỏ bê cịn có
nguy cơ gây đau đớn cho người khác và phát triển các hành vi hung hăng và bạo
lực ở tuổi thiếu niên. Nhiều nghiên cứu cho thấy lạm dụng thể chất và tiếp xúc với
bạo lực gia đình là những yếu tố dự báo nhất quán về bạo lực ở độ tuổi thanh thiếu
niên. Theo một nghiên cứu của Viện Tư pháp Quốc gia tại Hoa Kỳ dự đoán rằng trẻ
em bị lạm dụng và bỏ bê có khả năng bị bắt vì hành vi phạm tội ở tuổi vị thành
niên cao hơn 11 lần. Trong chương trình Take Two ở Victoria, có 83% trẻ em đã có
hành vi bạo lực nghiêm trọng, lặp đi lặp lại đối với người khác.
❖ Vấn đề về sức khỏe thể chất
- Flaherty và các cộng sự (2006) đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với một trải
nghiệm tiêu cực làm tăng gấp đôi tỷ lệ trẻ em có sức khỏe thể chất kém vào lúc 6
tuổi và tăng gấp ba lần nếu trẻ em trải qua bốn hoặc nhiều trải nghiệm tiêu cực.
11



Hussey, Chang và Kotch (2006) tìm thấy tất cả các loại lạm dụng và bỏ bê có liên
quan đến 8 trong số 10 rủi ro lớn về sức khỏe của thanh thiếu niên.
- Theo Cổng thông tin phúc lợi trẻ em (2008), lạm dụng trẻ em còn gây ra hội chứng
rung lắc ở trẻ. Các vấn đề sức khỏe do hội chứng rung lắc ở trẻ gây ra có thể là: tổn
thương não, chấn thương cột sống, giảm thính lực, khó nói và thậm chí tử vong.
❖ Mang thai ở tuổi vị thành niên
Những hậu quả tiêu cực của việc mang thai và hoạt động tình dục gây rủi ro ở tuổi
vị thành niên cũng có thể liên quan đến những trải nghiệm lạm dụng và bỏ bê hồi
nhỏ. Có một nghiên cứu báo cáo rằng hình thức lạm dụng này làm tăng gấp đôi
nguy cơ mang thai ở tuổi vị thành niên, tức là trước 20 tuổi). Ngoài ra, những
người phụ nữ trẻ (18 tuổi) bị lạm dụng tình dục thời thơ ấu sẽ có tỷ lệ mang thai ở
tuổi vị thành niên cao hơn, tỷ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cao hơn,
tỷ lệ quan hệ tình dục nhiều hơn và dường như cũng dễ bị tấn công và cưỡng hiếp
hơn những người không bị lạm dụng.
❖ Vô gia cư
- Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em và thanh thiếu niên có thể gặp phải tình trạng
vơ gia cư hoặc mất ổn định nhà ở do bị lạm dụng và bỏ bê. Viện Y tế và Phúc lợi
Úc (2012) chỉ ra rằng 56.559 trẻ em từ 15 tuổi trở lên đã cùng cha mẹ tham gia các
dịch vụ cho người vô gia cư vào năm 2011-12, và lý do chính để trẻ em cùng đi tìm
kiếm sự hỗ trợ đó là do bạo lực gia đình.
- Những người trẻ tuổi bị bỏ rơi và khơng nhận được sự chăm sóc từ cha mẹ vì bị
lạm dụng hoặc bỏ bê cũng có thể phải đối mặt với tình trạng vơ gia cư và thất
nghiệp ngay sau khi rời khỏi nhà chăm sóc (ví dụ, khi họ 18 tuổi). Việc thiếu mạng
lưới hỗ trợ xã hội và thành tích học tập kém thường góp phần vào những khó khăn
mà những người trẻ gặp phải trong việc tìm kiếm nhà ở và việc làm đầy đủ sau khi
không được nhận sự chăm sóc nữa.
❖ Lạm dụng dẫn đến tử vong
Hậu quả bi thảm và cực đoan nhất của lạm dụng và bỏ bê trẻ em là lạm dụng dẫn

đến tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (2010) ước tính 31.000 trường hợp tử vong ở
trẻ em từ 15 tuổi trở xuống trên toàn thế giới xảy ra hàng năm. Đây được coi là một
12


sự đánh giá thấp vì có một số lượng lớn các trường hợp tử vong do lạm dụng và bỏ
bê không được báo cáo do bị phân định sai cho các nguyên nhân khác như điều tra
không đầy đủ và không thực hiện kiểm tra sau khi chết.

13


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ PHÒNG NGỪA
3.1: Giải pháp giảm thiểu
Dù đã trải qua những bất hạnh tồi tệ (hoặc nhiều hơn), bạn vẫn có thể vượt qua những
tổn thương trong quá khứ. Nhờ vào hệ thống phản ứng tiềm ẩn chống lại ACEs và
những tổn hại có thể xảy đến mà con người có thể phục hồi lại các chấn thương do tình
trạng căng thẳng gây nguy hại tạo thành
⮚ Tìm kiếm sự hỗ trợ. Tùy thuộc từng bối cảnh riêng biệt của mỗi người, các trải
nghiệm tổn thương thời thơ ấu đến từ nhiều yếu tố. Có những trải nghiệm tổn
thương được hồi phục, nhưng cũng có những tổn thương tiềm tàng hoặc gây
đau khổ trên những chủ đề liên quan. Nó tùy thuộc vào yếu tố bảo vệ trên mỗi
câu chuyện, đôi khi đến từ việc có một người lớn chu đáo trong cuộc sống của
trẻ, hay là một khoảnh khắc ý nghĩa nào đó như nhận được lời khen ngợi từ
giáo viên hoặc một người lớn quan trọng…
⮚ Giảm thiểu tác động từ tình trạng căng thẳng – từ ngồi thiền, các bài tập hít thở,
cho đến tập thể dục hay hỗ trợ xã hội, cải thiện sức khỏe tâm thần bằng cách
tiếp xúc với thiên nhiên.
⮚ Sàng lọc ACEs dựa trên tham chiếu là một cách tiếp cận đang dần trở nên phổ
biến. Trong đó, các cá nhân được chấm theo thang điểm ACEs dựa trên bảng

khảo sát ngắn về tiền sử đối mặt với ACEs. Phương pháp này có thể tính được
mức độ rủi ro mang tính chung nhất về xác suất xảy ra trên quy mô dân số,
nhưng không thể dự báo chính xác xác suất xảy đến của mỗi cá nhân.
3.2: Giải pháp phòng ngừa
Ủy ban CDC và nhiều tổ chức trên thế giới về trẻ em đề xuất một số chủ đề để phòng
ngừa những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu như:
⮚ Vận động chính sách hỗ trợ các bên từ gia đình, học đường và xã hội.
⮚ Gia tăng nhận thức xã hội về tác động tiêu cực của những trải nghiệm tổn
thương thời thơ ấu.
⮚ Tăng cường kỹ năng chăm sóc và giáo dục sớm từ gia định, quan tâm về sức
khỏe tâm thần.
14


⮚ Tăng cường môi trường phát triển lành mạnh cho trẻ,
⮚ Can thiệp sớm những vấn đề lạm dụng, bỏ bê, hành vi liên quan đến bạo lực



15


III. KẾT LUẬN
Những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu (ACES) có tác động to lớn đến nạn nhân là
đứa trẻ trực tiếp trải qua và tỷ lệ cao trở thành thủ phạm của vấn đề bạo lực trong
tương lai, của các vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng của nó là cả đời.
Hiện nay, chưa có phương pháp nào chưa trị dứt điểm những trải nghiệm tổn thương
thời thơ ấu (ACEs) mà chỉ có những biện pháp giảm thiếu và phòng ngừa những nguy
cơ gây hại cho trẻ.
Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, luôn được hưởng sự ấm áp, yêu thương,

bao bọc nên bằng cách này hay cách khác. Chúng ta phải chủ động phòng ngừa những
việc gây tổn thương tâm lý đến trẻ, tạo môi trường lành mạnh, tốt nhất để những mầm
non ấy phát triển trở thành những cây cao góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng
giàu mạnh.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. vkscantho.vn. (2021, 08). Bảo vệ trẻ em là bảo vệ sự phát triển của đất nước tương
lai. />2. baovetuonglai.vn. (2019, December). Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu .
/>3. youmed.vn. (2020, November). Trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu sẽ ảnh hưởng
đến cuộc đời bạn như thế nào? . />4. vi.yestheraphyhelps.com. (2021, August). 4 cách mà tuổi thơ ảnh hưởng đến tính
cách của bạn. />5. developingchild.harvard.edu/. ACEs and Toxic Stress_ Frequently Asked Questions.
/>6. Think you know something about historical trauma?
PACEs Connection’s ‘Historycal Trauma in America’ series promises to be an eyeopner. />7. dantri.com.vn. (2004, Feb). Khi trẻ là nhân chứng của bạo lực gia đình.
/>8. ted.com/. Tổn thương thời thơ ấu ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài như thế nào?.
/>h_across_a_lifetime/transcript?language=vi#t-2007
9. vietpsychotherapy.wordpress.com. (2014, September). Tổn thương thời thơ ấu &
rối loạn tâm lý.
10. ybox.vn. Tổn thương tâm lý ảnh hưởng gì đến sự nghiệp của người trẻ tuổi.
/>
17


11.suckhoetamthan.net. (2019, November). Chấn thương thời thơ ấu có thể là nguyên
nhân gây bệnh lúc trưởng thành. />12. Sang chấn tâm lý ấu thơ, từ những vấn đề đơn
giản. />13. tuvantamly.com.vn/. Tổn thương thời thơ ấu : Hệ quả dài lâu.
/>14. tamly.blog/ . Những cảm xúc bị dồn nén và hệ quả của tổn tương thời thơ ấu.
g/nhung-cam-xuc-bi-don-nen-va-he-qua-cua-ton-thuong-thoi-tho-au/

15. tamlytrilieunhc.com/. (2021, May). Chấn thương tâm lý tuổi thơ nguy hiểm như
thế nào? . amlytrilieunhc.com/chan-thuong-tam-ly-tuoi-tho-8200.html
16. tuoitre.vn/. (2018, July). Chấn thương tâm lý thời thơ ấu có thể kéo dài qua nhiều
thế hệ? />17. baoquocte.vn/ (2019, November). Trẻ em: Tương lai bền vững cần được bao bọc.
/>18.cdc.gov/ Adverse Childhood Experiences (ACEs).
/>%2F%2Fwww.cdc.gov%2Fviolenceprevention%2Facestudy%2Findex.html

18


PHỤ LỤC

Phân loại Aces

19


Hậu quả từ trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu

20


Ba hình thái đặc biệt của những bất hạnh mà trẻ gặp phải trong cuộc sống gia đình

21


Ảnh hưởng của ACEs sseens sức khỏe tâm thần và sức khỏe của trẻ

22



Nguồn ảnh: Centers for Disease Control and Prevention

Nguồn ảnh:Public Health Network
23


24



×