Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tư tưởng HCM về vấn đề Độc lập dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.74 KB, 12 trang )

ĐỀ TÀI: GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC
LẬP DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI
MỚI, HỘI NHẬP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

BÀI LÀM


MỤC LỤC


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Leenin vào điều kiện cụ thể của nước ta,
kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi
đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Độc lập dân tộc
là một trong những tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Bất kì dân tộc
nào cũng quan tâm đến vấn đề độc lập. Và vì thế, độc lập dân tộc là nội dung
quan trong nhất, chủ yếu nhất trong vấn đề dân tộc; là vấn đề cao cả của tất cả
các dân tộc; là điều kiện tiên quyết để xây dựng và phát triển đất nước. Đối với
Việt Nam, độc lập dân tộc là một khát vọng mãnh liệt cháy bỏng trong mỗi
người dân. Tư tưởng về độc lập dân tộc đã đưa dân tộc ta đến độc lập, tự do, đất
nước thống nhất và ngày nay-trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đó
là nguồn sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng một xã hội Việt Nam mới xã hội
chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Xuất phát từ các lý do trên, em lựa chọn đề tài “Giá trị lý luận và thực tiễn


của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong giai đoạn đổi mới, hội nhập
ở nước ta hiện nay” làm bài tiểu luận và đi sâu hơn về nghiên cứu nội dung này.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài làm rõ, nắm chắc được những giá trị lý luận của tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập trong bối cảnh hội nhập kinh tế, đúc kết những
giá trị từ đó vận dụng những lý luận ấy trong thực tiễn, đưa ra giải pháp hợp lý
để phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.


4

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LÂP DÂN TỘC
1.1.Cách tiếp cận
Vấn đề dân tộc không phải là chủ đề mới mà đã được nhiều người nói đến,
đề cập nhưng với Hồ Chí Minh, Người có cách tiếp cận hồn tồn mới lạ độc
đáo. Đó là cách tiếp cận từ quyền con người. Nói đến Hồ Chí Minh, không ai là
không biết Người thương yêu nhân dân và hết sức trân trọng quyền con người vì
vậy mà Người tiếp cận quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ
và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1791 của Pháp.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập 1945, Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng trích dẫn
hai câu trong Tuyên ngôn bất hủ của Mỹ và Pháp “Tất cả mọi người sinh ra đều
có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm
được…” “Người ta sinh ra tự do, bình đẳng về quyền lợi và phải ln ln được
tự do và bình đẳng về quyền lợi” [1,tr.1]
Khái quát từ quyền con người, Người đã nâng cao và biến nó thành quyền
dân tộc “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”[1,tr.1]
Như vậy, Hồ Chí Minh đã dùng tuyên ngôn của tư sản để khẳng định quyền
độc lập cho dân tộc thuộc địa, nếu con người sinh ra bình đẳng thì vấn đề dân tộc
cũng cần bình đẳng và khơng có một dân tộc nào có quyền đi xâm lược một dân

tộc nào
1.2. Nội dung của độc lập dân tộc
1.2.1.Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay,
nhân dân ta ln có một khát khao to lớn, ln mong muốn có được nền độc lập
dân tộc. Đó là giá trị tinh thần thiêng liêng, bất hủ của cả dân tộc. Bởi vậy mà Hồ
Chí Minh đã từng nói rằng, tự do cho đồng bào tơi, độc lập cho tổ quốc tơi, đó tất
cả những gì tơi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu. Chứng kiến tội ác dã man
của chủ nghĩa thực dân, Người nhận thấy: một dân tộc khơng có quyền bình
đẳng là do dân tộc đó mất độc lập tự do. Vì vậy, đối với mỗi người dân mất
nước, cái quan trọng nhất là quyền độc lập, tự do, bình đẳng.
Vào năm 1919, nhân dịp các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ
nhất họp Hội nghị Vec-xay (Pháp), Người đã gửi bản Yêu sách 8 điểm để đòi
quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Vào đầu năm 1930, trong Chánh


5

cương vắn tắt của Đảng, Người xác định mục tiêu “ Đánh đổ đến quốc chủ nghĩa
Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập” [2,tr.1].
Tháng 5/1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ VIII, viết thư Kính cáo
đồng bào, chỉ ra: trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy.
Năm 1945, bối cảnh nhân dân lầm than, Người đã nêu lên quyết tâm phải đấu
tranh, giành bằng được độc lập dân tộc, Người nói “ Dù phải hy sinh tới đâu, dù
phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải quyết giành cho được độc lập”
[3,tr.196]. Trong Tuyên ngơn độc lập 1945, Người thay mặt Chính phủ lâm thời,
trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới rằng: nước Việt Nam có
quyền hưởng tự do độc lập, nhân dân Việt Nam quyết giữ vững quyền tự do và
độc lập ấy. Và trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 1946, Người thể hiện
quyết tâm sắt đá, bảo vệ cho bằng được nền độc lập dân tộc. Sau này, Người đã

đưa ra một chân lý bất hủ có giá trị mọi thời đại “ khơng có gì quý hơn độc lập tự
do” [4,tr.31]
1.2.2.Độc lập tự do thực sự phải gắn với ấm no, hạnh phúc của nhân dân
Độc lập gắn với tự do là lẽ đương nhiên, Hồ Chí Minh chỉ rõ nội dung các
dân tộc được hưởng độc lập tự là điều hiển nhiên “như mn vật được hưởng
ánh mặt trời”, Người cịn khẳng định “ Nước độc lập mà dân không được hưởng
hạnh phúc tự do, thì độc lập ấy cũng chẳng có ý nghĩa lý gì” [5,tr.64]. Độc lập
cịn phải gắn với hạnh phúc của mỗi người dân “Dân chỉ biết rõ giá trị của độc
lập tự do khi dân được ăn no mặc đủ” [5,tr.175].
Bởi vậy, tháng 9/1945, Hồ Chí Minh họp phiên họp đầu tiên khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa ra 6 nhiệm vụ cấp bách: giải quyết nạn
đói; nạn dốt; lập nên hiến pháp dân chủ; mở chiến dịch giáo dục; xóa bỏ ba loại
thế: thuế dân, thuế chợ, thuế đỏ; được quyền tự do tín ngưỡng.
1.2.3.Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hồn tồn và triệt để
Hồ Chí Minh khẳng định độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và
triệt để trên tất cả các linh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, qn sự, ngoại giao…
trong đó độc lập về chính trị là quan trọng nhất. Nền độc lập thật sự, độc lập
hoàn toàn phải là nền độc lập được thể hiện ở quyền tự quyết của dân tộc. Độc
lập sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu người dân khơng có quyền tự quyết về ngoại giao,
khơng có qn đội riêng, khơng độc lập tài chính.


6

1.2.4. Độc lập phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Rơi vào hoàn cảnh đất nước bị chia cắt 1946, trong Thư gửi đồng bào Nam
Bộ, Người khẳng định “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sơng có thể
cạn, núi có thể mịn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Sau Hiệp định
Giơnevo ký kết, Người tiếp tục kiên trì đấu tranh với một quyết tâm “Nước Việt
Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, khơng ai có thể chia cắt được”[7,tr.264].

Cuối cuộc đời, trong Di chúc, Người vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào sự thắng lợi
của Đảng, thống nhất nước nhà. Trên tư tưởng của Hồ Chí Minh, cuối cùng giải
phóng miền Nam, thống nhất nước nhà 1975 và từ đó độc lập dân tộc gắn liền
với tồn vẹn lãnh thổ.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG
THỜI ĐẠI HIỆN NAY
2.1. Tầm quan trọng của vấn đề trong đổi mới hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc là kết quả của sự vận dụng
sáng tạo, phát triển của chủ nghĩa Mac-Lenin; cơ sở để Đảng đề ra các chủ
trương, chính sách đúng đắn phù hợp với tình hình cách mạng, bảo vệ nền độc
lập dân tộc. Tư tưởng ấy đã chứng minh là đúng đắn trong thực tiễn của cách
mạng và nó cịn ngun giá trị đối với việc xây dựng và bảo vệ nhà nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Trong giai đoạn đổi mới, hội
nhập của nước ta hiện nay, Đảng ta đã khẳng định phải giữ vững độc lập dân tộc,
kiên quyết đề phòng, chống nguy cơ chệch lạc, đẩy mạnh việc “Học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên trong cơng cuộc
đổi mới, bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội đang bị tác động
mạnh mẽ của nhiều yếu tố khách quan, chủ quan:các thế lực thù địch bằng âm
mưu diễn biến hịa bình, suy thối về phẩm chất đạo đức của cán bộ… Vì vậy
hơn lúc nào hết chúng ta cần phải vận dụng, phát triển, kế thừa quan điểm Hồ
Chí Minh về độc lập dân tộc.
2.2.Thực trạng
2.2.1. Thành tựu
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ
quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và
vùng trời; là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Đảng và Nhà
nước đã lãnh đạo, dẫn dắt nhân dân ta đồn kết, đồng lịng, phát huy tinh thần


7


yêu nước, bảo vệ độc lập dân tộc trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội…
Về kinh tế: ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng GDP vẫn tăng trưởng
quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước. Về cơ cấu nền kinh tế
quý I/2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,71%; khu
vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,45%; khu vực dịch vụ chiếm 42,20%;
thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,64%. Vốn đầu tư thực hiện tồn xã
hội q I/2021 ước tính đạt 507,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm
trước.
Về chính trị: dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta kiên định đi theo con đường
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giữ vững mơi trường hịa bình; xây
dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa; một Đảng duy nhất. Quán triệt sâu sắc nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc.
Về xã hội: Cơ chế, chính sách tài chính cho giáo dục và đào tạo từng bước
đổi mới. Thực hiện ngày càng tốt hơn chính sách đối với người có cơng; tiếp tục
cải thiện chính sách tiền lương; mở rộng bảo hiểm xã hội; …chất lượng đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng cao: trước ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19, chính phủ đã đưa ra gói an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho
hơn 20 triệu người; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng
chống thiên tai… giúp nhân dân vượt qua khó khăn.
Về văn hóa: Đảng khẳng định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa
là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước”. Các
lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hố phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu
cầu mới, nhiều mặt của đời sống; bên cạnh gìn giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp,
ta cịn học tập, tiếp thu văn hóa ở trường quốc tế “hịa nhập nhưng khơng hịa
tan”.
Về an ninh quốc phòng: củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng, kết hợp
chặt chẽ giữa quốc phòng an ninh với kinh tế trong điều kiện mới, đảm bảo giữ

vững nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nỗ lực phấn đấu để
ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hịa
bình phù hợp luật pháp quốc tế. Chính sách huy động phù hợp, hiệu quả trong
điều kiện nước ta thực hiện nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ngày càng
sâu, rộng.


8

2.2.2. Hạn chế
Về kinh tế: Đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; cơng nghiệp
hố, hiện đại hố cịn chậm, chưa tạo được chuyển biến về mơ hình tăng trưởng;
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Do
ảnh hưởng bởi dịch, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng
28,2%; doanh nghiệp hồn tất thủ tục giải thể tăng 26,4%...
Về chính trị: một số thế lực thù địch vẫn chưa bỏ ý định với nước ta, tranh
chấp lãnh thổ diễn ra ở một số nơi, gây bất ổn về chính trị.
Về xã hội: Đời sống nhân dân vùng sâu vùng xa cịn gặp nhiều khó khăn, tình
trạng gia tăng tội phạm, tệ nạn, tiêu cực, mâu thuẫn xã hội... Giảm nghèo chưa
bền vững, chưa có giải pháp để xử lý hữu hiệu vấn đề phân hoá giàu nghèo, gia
tăng bất bình đẳng về thu nhập, kiểm soát và xử lý các mâu thuẫn, xung đột xã
hội. Chính sách tiền lương, thu nhập, phúc lợi xã hội.. hạn chế. Ngồi ra, một bộ
phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về đạo đức, xuất hiện tham nhũng,
quan liêu, mất niềm tin vào Đảng: Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XI, có
56.572 đảng viên bị xử lý kỷ luật, ông Nguyễn Bắc Sơn (cựu Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông) vi phạm quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm
trọng và tội nhận hối lộ, ơng Trần Lục Lang, cựu Phó Tổng Giám đốc BIDV vi
phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động
ngân hàng…
Về văn hóa: Thiếu tác phẩm văn hố, văn học, nghệ thuật lớn phản ánh tầm

vóc cơng cuộc đổi mới. Cơng tác lãnh đạo, quản lý văn hố cịn nhiều lúng túng,
chậm trễ. Đầu tư văn hoá chưa đúng mức, dàn trải, hiệu quả chưa cao. Chưa có
giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đẩy lùi sự xuống cấp về một số mặt văn hoá,
đạo đức, lối sống. Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ văn hoá chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển văn hoá trong thời kỳ mới. Việc quảng bá văn hố Việt
Nam ra nước ngồi chưa mạnh; tiếp nhận tinh hoa văn hố cịn hạn chế.
Về an ninh quốc phòng: việc quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện các
nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ
quốc có lúc, có nơi chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao. Tội phạm và tệ nạn xã hội
còn diễn biến phức tạp; an ninh trên một số địa bàn, lĩnh vực chưa thật vững
chắc, nhất là an ninh mạng, an ninh trong đầu tư nước ngồi. Cơng tác quản lý,
bảo đảm an tồn thơng tin, an ninh mạng cịn hạn chế


9

Về tài nguyên thiên nhiên: Chất lượng môi trường một số nơi tiếp tục xuống
cấp; thích ứng với biến đổi khí hậu cịn bị động, lúng túng. Các hệ sinh thái tự
nhiên, đa dạng sinh học tiếp tục suy giảm. Ngành công nghiệp và dịch vụ môi
trường, tái chế chất thải, xử lý rác chậm phát triển, còn lạc hậu.
2.2.3. Nguyên nhân
Dẫn đến thành tựu: là do sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng; sự vận
dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và vai trò quản lý chặt
chẽ của nhà nước, do sự đồng lịng, đồn kết của quần chúng nhân dân.
Dẫn đến hạn chế: Thứ nhất, nhận thức về một số đường lối của Đảng còn chưa
sâu sắc, thiếu thống nhất, do vậy một số công việc triển khai thiếu kiên quyết,
còn lúng túng. Thứ hai, chỉ đạo và tổ chức thực hiện vẫn yếu, chậm được khắc
phục; năng lực thể chế hố chủ trương cịn hạn chế. Thứ ba, yếu kém trong lãnh
đạo, quản lý, điều hành của các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên chậm được
khắc phục; trách nhiệm người đứng đầu chưa được đề cao; thụ động, ỷ lại vào

cấp trên, nói khơng đi đơi với làm, nói nhiều làm ít, kỷ cương khơng nghiêm;
chưa tạo được nhiều chính sách, giải pháp có tính đột phá, đồng bộ để tháo gỡ
khó khăn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, huy động nguồn lực cho phát triển.
Thứ tư, cơng tác cán bộ cịn có mặt hạn chế, tình trạng suy thối về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, "lợi ích nhóm", bệnh lãng phí,
bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ. Thứ năm, những biến động chính trị phức
tạp, âm mưu diễn biến hịa bình của các thế lực thù địch; do ảnh hưởng của nền
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa….
2.2.4. Giải pháp
Quán triệt, tiếp tục vận dụng nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc
lập dân tộc trong giữ gìn độc lập và xây dựng đất nước. Nâng cao năng lực lãnh
đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; thường xuyên củng cố, tăng cường
đoàn kết trong Đảng; thực hiện nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng, thường
xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Xây dựng Nhà nước và hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ
quyền lực. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ đủ phẩm chất,
năng lực và uy tín; phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm "dân là gốc"; thật sự
tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đề cao trách


10

nhiệm người đứng đầu gắn liền với phát huy sức mạnh đồng bộ của hệ thống
chính trị, giữ vững kỷ cương
Bảo đảm hài hoà giữa kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển; giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị, văn hố, xã hội; giữa tn theo các quy luật thị
trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế với
phát triển văn hoá, con người, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường;…
Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là phải thường xuyên

nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc.
Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp tục học hỏi các tinh
hoa văn hóa thế giới; thiết lập ngoại giao với các nước và thiết lập quan hệ kinh
tế. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế đi đơi với công bằng xã hội, bảo vệ môi
trường
Là một sinh viên Học viện Tài chính, chúng ta phải ln ln khơng ngừng
học hỏi, tìm tịi, nghiên cứu, cập nhật kiến thức liên tục, tích cực tham gia các
hoạt động để trau đồi kiến thức,… Không những thế, chúng ta phải nâng cao
trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức chuyên ngành, kỹ năng,... để tự tin và có
năng lực làm việc với các đồng nghiệp nước ngoài, quốc gia khác trong q trình
hội nhập.

KẾT LUẬN
Hồ Chí Minh ln có khao khát to lớn đó là mong muốn có được một nền độc
lập dân tộc cho nhân dân ta. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, trên hết dù
phải hy sinh đến đâu cũng phải giành và giữ cho được độc lập dân tộc. Độc lập
dân tộc gắn liền với ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân; phải độc lập thật sự,
hoàn toàn và triệt để. Và cuối cùng, độc lập gắn liền với thống nhất Tổ quốc,
toàn vẹn lãnh thổ. Như vậy, tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc
đã vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mac-Lenin, góp phần bổ sung làm phong
phú kho tàng lý luận Mac-Lenin. Và đó là cơ sở nền tảng để Đảng đưa ra những


11

chủ trương đúng đắn. Bài tiểu luận đã đưa ra những lý luận và thực tiễn của tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc, nêu ra thực trạng trong quá trình
đổi mới, hội nhập quốc tế từ đó tìm hiểu ngun nhân và đưa ra giải pháp kịp
thời. Từ bài tiểu luận, ta nhận thức rõ hơn về bản chất khoa học, cách mạng,

những sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, và hiểu được
quy luật của cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Khơng những thế, ta càng tự hào về Hồ Chí Minh, về sức mạnh của dân tộc, tin
tưởng và kiên định với tư tưởng mà Người đã nêu ra.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Chí Minh (1945), Tun ngơn độc lập
[2] Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội
[3] Võ Nguyên Giáp (1994), Những chặng đường lịch sử, Nxb CTQG, Hà Nội
[4] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb CTQG, Hà Nội
[5] Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội
[6] Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 11, Nxb CTQG, Hà Nội
[7] Nguyễn Viết Thơng (2019), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
quốc gia – sự thật, Hà Nội
[8] Đảng cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà
Nội



×