Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2018 Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.22 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ TẤN PHÁT

ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ TẤN PHÁT

ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyển ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01



Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HÀ DIỄM CHI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


TÓM TẮT
Tiêu đề: Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2018
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xem xét ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu
quả kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành
ở các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam trong khoảng thời gian 11 năm
qua từ 2008 đến 2018 và 31 ngân hàng đã được chọn để đại diện cho các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Phân tích hồi quy dữ liệu tương quan và phân tích hồi quy dự
liệu bảng đã được sử dụng trong phân tích và thấy rằng có một mối quan hệ giữa rủi
ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động kinh doanh với hiệu quả hoạt động kinh doanh
được đo lường bằng cách sử dụng lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận của vốn
chủ sở hữu (ROE). Kết quả cho thấy rủi ro thanh khoản khi được đo bằng tỷ lệ thanh
khoản là có liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, nợ xấu, quy mô
của ngân hàng, mức độ cạnh tranh, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng và lạm phát
ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Từ đó đưa
ra các khuyến nghị rằng cần phải có một mức rủi ro thanh khoản tối ưu để tăng lợi
nhuận của ngân hàng và các ngân hàng nên áp dụng khung quản lý thanh khoản chung
để đảm bảo đủ thanh khoản cho việc thực hiện hoạt động của mình một cách hiệu
quả, và nên tiến hành thêm các nghiên cứu phân tích về mức rủi ro thanh khoản tối
ưu để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Từ khóa: hiệu quả hoạt động kinh doanh, rủi ro thanh khoản, lợi nhuận trên tổng tài
sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.



THESIS SUMMARY
Title: The effect of liquidity risk on bussiness performance of Vietnammese
comercial banks in the 2008-2018 period.
Abstract: This study aims at finding the effect of liquidity risk on the business
performance of commercial bank in Viet Nam. The study covered listed commercial
bank in Viet Nam over a period of past 11 years from 2008 to 2018 and 31 banks
have been choose to express on the whole Vietnamese commercial banks. Correlation
and panel data regression analysis were used in the analysis and finding suggest that
there is a significant relationship exits between liquidity risk and the bussiness
performance measures using return on assets (ROA) and return of equity (ROE). The
finding show that liquidity risk as measured using liquidity ratio is possitive
associated with bussiness performance. Futher, the nonperforming loan, the scale of
the bank, competitive level, equity ratio, credit risk and inflation significantly
affected bussiness performance of the commercial bank. The researcher recommends
that there is a need for an optimum utilization of the available liquidity risk in a
various aspects of mangement in order to increase the banks' profitability, and banks
should adopt a general framework of liquidity management to assure sufficient
liquidity for executing their operations efficiently, and they should initiate an
analytical study of the evolution rates of liquidity risk and their ability to achieve a
balance between sources and uses of funds.
Keyword: business performance, liquidity risk, return on assets, return of equity


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy hoc vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại
học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các
nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ
trong luận văn.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 06 năm 2020.


LÊ TẤN PHÁT


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể giảng viên trường Đại Học Ngân Hàng
Tp.Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tơi nhiều kiến thức chung và chuyên ngành bổ ích
là nên tảng lý thuyết vững chắc cho tôi cơ hội ứng dụng vào thực tiễn.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn TS. Lê Hà Diễm
Chi, người đã trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn, động viên và góp ý tận tình cho luận văn
của tơi.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 06 năm 2020.

LÊ TẤN PHÁT


MỤC LỤC
1.

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................... 1
1.1

Vấn đề nghiên cứu .................................................................................................. 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2

1.2.1


Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3

1.4.1

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.1

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3


1.5.2

Qui trình nghiên cứu ........................................................................................ 4

1.6

Đóng góp của đề tài................................................................................................. 5

1.7

Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 5

1.7.1

Tổng quát kết cấu đề tài ................................................................................... 5

2. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................. 7
2.1

Khái niệm thanh khoản ........................................................................................... 7

2.2

Rủi ro thanh khoản .................................................................................................. 7

2.2.1

Khái niệm rủi ro thanh khoản .......................................................................... 7


2.2.2

Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản ............................................................... 9

2.2.3

Đo lường rủi ro thanh khoản .......................................................................... 11

2.2.3.1

Phương pháp tiến cận chỉ số thanh khoản .............................................. 11

2.2.3.2

Phương pháp khe hở thanh khoản .......................................................... 14

2.2.3.3

Phân tích chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống có điều chỉnh ................... 14

2.2.4

2.3

Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản .................................................. 15

2.2.4.1

Các yếu tố nội tại của ngân hàng ............................................................ 16


2.2.4.2

Các yếu tố vĩ mô ..................................................................................... 18

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại .................................................... 20

2.3.1

Khái niệm hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ............................ 20

2.3.2

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ........... 20

2.3.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 22

2.3.3.1

Nhóm nhân tố khách quan ...................................................................... 23


2.3.3.2

Nhóm nhân tố chủ quan .......................................................................... 24

2.4 Sự tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương
mại() 26
2.4.1


Lý thuyết đánh đổi rủi ro – lợi nhuận ............................................................ 26

2.4.2

Lý thuyết đặc thù ngân hàng .......................................................................... 27

2.5
3.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 30
3.1

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 30

3.1.1

Phương pháp thống kê mô tả ......................................................................... 30

3.1.2

Phương pháp định lượng:............................................................................... 30

3.2

4.

Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................................... 27

Các phương pháp sử dụng dữ liệu bảng ................................................................ 30


3.2.1

Mơ hình hồi quy gộp (Pooled OLS) .............................................................. 30

3.2.2

Mơ hình tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM) ............................. 31

3.2.3

Mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM) ................... 31

3.3

Mơ hình nghiên cứu .............................................................................................. 32

3.4

Mô tả biến và giả thuyết nghiên cứu được sử dụng trong mơ hình....................... 34

3.5

Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................ 40

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................... 42
4.1

Thống kê mơ tả...................................................................................................... 42


4.2

Phân tích tương quan............................................................................................. 43

4.3

Kiểm định đa cộng tuyến ...................................................................................... 45

4.4

Ước lượng mơ hình hồi quy theo phương pháp Pooled, FEM, REM ................... 45

4.5

Kiểm định lựa chọn mơ hình ................................................................................. 48

4.6

Kiểm định phương sai và tự tương quan ............................................................... 48

4.7

Kết quả GLS .......................................................................................................... 50

4.8

Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................... 51

4.8.1


Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản (DEP) .................................. 52

4.8.2

Chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH)................................................................. 53

4.8.3

Chỉ số rủi ro thanh khoản (LGAP)................................................................. 54

4.8.4

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) ........................................................................................ 55

4.8.5

Quy mô ngân hàng (SIZE) ............................................................................. 56

4.8.6

Mức độ tập trung các ngân hàng (CR3) ......................................................... 57

4.8.7

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (VCSH) ....................................................................... 58

4.8.8

Rủi ro tín dụng (RRTD) ................................................................................. 59


4.8.9

Yếu tố vĩ mơ (GDP và INF)........................................................................... 59


5.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 60
5.1

Kết luận ................................................................................................................. 60

5.2

Khuyến nghị .......................................................................................................... 61

5.2.1

Đối với việc quản trị ngân hàng thương mại ................................................. 61

5.2.2

Đối với công tác quản lý vĩ mô ...................................................................... 64

5.3

Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................ 65

5.4


Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................................. 66

6.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 67

7.

PHỤ LỤC .................................................................................................................... 76


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Tiếng Anh

1

FEM

Fixed Effect Model

2

GLS

Generalized Least Square


Tiếng Việt
Mơ hình tác động cố định
Phương pháp bình phương tối
thiểu tổng quát

3

NHTM

Ngân hàng thương mại

4

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

5

NHTMNN

Ngân hàng thương mại Nhà nước

6

NIM

Net Interest Margin

Thu nhập lãi cận biên


7

NPL

Non Performing Loans

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

8

OLS

Ordinary Least Square

Phương pháp bình phương tối
thiểu

9

REM

Random Effect Model

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

10

ROA


Return On Assets

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản

11

ROE

Return On Equity

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu

12

SIZE

13

TCTD

Size

Quy mơ ngân hàng
Tổ chức tín dụng


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Ký hiệu

Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 4.1
Bảng 4.2

Tên
Mô tả biến
Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Trang
33
40

hiện nay
Kết quả thống kê mô tả các biến
Bảng kết quả phân tích tự tương quan của các biến độc lập

42
44

trong mơ hình

Bảng 4.3

Hệ số phóng đại phương sai VIF

45

Bảng 4.4


Kết Quả Hồi Quy

47

Bảng 4.5

Kết quả kiểm định Wald

48

Bảng 4.6

Kết quả kiểm định Wooldridge

49

Bảng 4.7

Kết quả hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất
tổng quát (GLS)

51


DANH MỤC HÌNH
Ký hiệu

Tên

Trang


Hình 1.1

Quy trình nghiên cứu

4

Hình 2.1

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản

16

Hình 4.1

Tương quan giữa ROA, ROE và CASH

54

Hình 4.2

Tương quan giữa ROA, ROE và LGAP

55

Hình 4.3

Tương quan giữa ROA, ROE và NPL

56


Hình 4.4

Chỉ số CR3

57

Hình 4.5

Tương quan giữa ROA, ROE và CR3

58


1

1.

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Vấn đề nghiên cứu
Theo Rose (2004), bản chất của ngân hàng thương mại cũng được xem như
tập đoàn kinh doanh và hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi
ro cho phép. Khả năng sinh lời là mục tiêu quan trọng được các ngân hàng quân tâm,
vì thu nhập cao sẽ giúp các ngân hàng có thể bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng
thị phần, thu hút vốn đầu tư. Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải
hoạt động có hiệu quả, do vậy khả năng sinh lời là mối quan tâm hàng đầu. Bởi vì
khả năng sinh lời là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Nó khơng chỉ là nguồn tài chính tích lũy để
mở rộng sản xuất mà cịn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện nghĩa vụ tài

chính với nhà nước, tăng thu nhập quốc dân và khuyến khích người lao động gắn bó
với cơng việc của mình (Tơ Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung, 2011). Vì vậy việc
phân tích và đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại từ đó tìm ra
các giải pháp thích hợp để cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại là một vấn đề hết sức quan trọng.
Hệ thống ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế của các quốc
gia trên thế giới. Đây là ngành chịu nhiều sự kiểm soát của các cơ quan chức năng vì
đây chính là ngành huyết mạch của nền kinh tế một quốc gia. Tuy nhiên, cuộc khủng
hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu bắt đầu từ cuối năm 2007 tại Mỹ đã tác
động mạnh đến toàn thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của
các ngân hàng thương mại. Hệ quả là có rất nhiều ngân hàng phải tuyên bố phá sản
do chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống
ngân hàng, đã cho thấy sự quan trọng của một cơ chế quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro
thanh khoản còn bị xem nhẹ (Moore, 2010). Sau cuộc khủng hoảng tài chính , Ủy ban
Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) đưa ra hiệp ước Basel III nhằm đẩy maṇh công
tác điều phối, giám sát và quản lý rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng. Basel III có nhiều
đề xuất mới về vốn, địn bẩy và tính thanh khoản nhằm bổ sung thêm các quy định
về giám sát và quản lý rủi ro. Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, rõ ràng đã nhấn


2

mạnh tầm quan trọng của rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản đối với
hoạt động của thị trường tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng (Bank for
International Settlements, 2010; Bank for International Settlements, 2013).
Từ đó có thể thấy yêu cầu phải quản trị rủi ro thanh khoản và đảm bảo hiệu
quả hoạt động kinh doanh ngân hàng là cần thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ bối
cảnh lý thuyết và bối cảnh thực tiễn, nhằm bổ sung các khoảng trống nghiên cứu, việc
nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng TMCP tại Việt Nam là hết sức quan trọng và có giá trị. Chính vì thế,

tác giả đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2008-2018”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu chính là xác định mức độ ảnh hưởng của rủi ro thanh
khoản đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.2.2

Mục tiêu cụ thể

- Kiểm chứng ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
- Phân tích tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng Thương Mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2018.
- Đề xuất giải pháp tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
Việt Nam từ kết quả nghiên cứu.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Chi tiết hóa mục tiêu nghiên cứu thành các câu hỏi sau:
Xác định rủi ro thanh khoản có tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam?
Dấu hiệu và mức độ tác động của rủi ro thanh khỏa đến hiệu quả hoạt động
của của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam?


3

Những gợi ý, giải pháp nào có thể đưa ra để nâng cao công tác quản trị rủi ro

thanh khoản và nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt
Nam?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
1.4.2

Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu số liệu được thực hiện trên 31 Ngân hàng TMCP
tại Việt Nam.
Về thời gian: Trong nghiên cứu có sử dụng các số liệu thu thập từ năm 20082018.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê mô tả: mô tả đặc tính cơ bản của bộ dữ liệu thu thập nhằm
có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu. Thống kê các biến giải thích và biến phụ
thuộc của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn năm 2008 đến 2018 qua
đó thấy được giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của
từng biến trong mơ hình cũng như kích thước mẫu
Phương pháp định lượng: áp dụng mơ hình hồi quy bình phương bé nhất dạng gộp
Pooled OLS để hồi quy dữ liệu bảng bằng các kết hợp mơ hình hồi quy tác động cố
định (FEM), mơ hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và mơ hình hồi quy Pooled
OLS để xem xét , phân tích các yếu tố. Để lựa chọn được mơ hình tối ưu, ta tiến hành

kiểm định F để lựa chọn giữa hai mơ hình OLS và FEM, nếu giá trị xác suất Prob
(Chi- square) nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% thì mơ hình FEM tối ưu hơn, tiếp theo đó tiến
hành kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mơ hình FEM và REM, nếu giá trị xác
suất Prob (Random) nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% thì mơ hình FEM tối ưu hơn. Sau khi
lựa chọn được mơ hình tối ưu sẽ tiến hành kiểm định lại các giả định của mơ hình hồi
quy OLS như hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi. Khi các


4

giả định hồi quy bị vi phạm ta chuyển sang hồi quy theo phương pháp bình phương
bé nhất tổng quát (GLS) để khắc phục các vi phạm của giả định hồi quy.
1.5.2

Qui trình nghiên cứu

Bước1: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên
cứu trước nhằm xác định khoảng trống nghiên cứu

Bước 2: Xây dựng mơ hình và phương pháp nghiên cứu phù
hợp

Bước 3: Phân tích tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng

OLS
Xây dựng và
thiết kế biến

Xử lý dữ
liệu định

lượng

Phân tích
hồi quy

FEM, REM

GLS

Bước 4: Kiểm định các khuyết tật của mơ hình hồi quy

Bước 5: Phân tích kết quả hồi quy và thảo luận kết
quả nghiên cứu

Bước 6: Gợi ý chính sách và các hạn chế của đề tài

Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu


5

1.6 Đóng góp của đề tài
Luận văn này góp phần vào kho tài liệu học thuật bằng việc xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản, hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đồng thời
xem xét sự tác động của rủi ro thanh khoản lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Các kết quả nghiên cứu trong bài luận văn này có thể hỗ trợ cải thiện tình hình quản
trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng, từ đó nâng cao khả năng phịng ngừa rủi ro
vỡ nợ, phá sản và gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.7 Kết cấu của đề tài
1.7.1 Tổng quát kết cấu đề tài

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ nói về cơng trình nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, những đóng góp
của đề tài và bố cục đề tài.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương 2 trình bày nội dung cơ sở lý thuyết về rủi ro thanh khoản, hiệu quả hoạt
động của ngân hàng thương mại. tổng kết các mơ hình nghiên cứu trước đây về ảnh
hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại để
làm cở sở cho việc xây dựng mơ hình nghiên cứu ở chương sau.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên cở sở lý thuyết chương 2, chương 3 đề cập về mô hình nghiên cứu, các biến
nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu đã sử
dụng trong luận văn nhằm thu được kết quả phù hợp với mục tiêu đề ra.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này thực hiện thống kê mô tả các biến trong mơ hình, thực hiện các kiểm
định mơ hình nghiên cứu, phân tích tương quan giữa các biến trong mơ hình và phân
tích tác động của các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng. Từ kết quả đó đưa


6

ra mơ hình hồi quy phù hợp thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố nội tại ngân hàng,
yếu tố kinh tế vĩ mơ và tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Chương 5 đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài, những hạn chế và hướng phát triển
tiếp theo. Từ đó đưa ra những khuyến nghị cho các ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam để gia tăng hiệu quả hoạt động và quản trị rủi ro thanh khoản.



7

2.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH
KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI

2.1 Khái niệm thanh khoản
Dưới góc độ tài sản: “Thanh khoản là khả năng chuyển hóa thành tiền của tài
sản và ngược lại. Một tài sản được xem là thanh khoản khi đáp ứng các tiêu chí sau:
Có sẵn số lượng để mua hoặc bán, có sẵn thị trường để giao dịch, có sẵn thời gian
để giao dịch, giá cả hợp lý” (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Dưới góc độ ngân hàng: “Thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng đầy
đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động giao dịch
như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các hoạt động giao dịch tài chính
khác”(Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Theo Trần Huy Hồng (2010): “Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản
tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu
vốn phát sinh”.
Như vậy, thanh khoản là thước đo tiền mặt và các tài sản khác mà các ngân
hàng có sẵn để nhanh chóng thanh tốn đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính
phát sinh trong q trình hoạt động giao dịch với một chi phí hợp lý.
2.2 Rủi ro thanh khoản
2.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản
Như đã đề cập ở phần trên, thanh khoản là một khái niệm liên quan mật thiết
đến hoạt động ngân hàng, thanh khoản ngân hàng được xem như khả năng đáp ứng
nhu cầu rút tiền gửi hoặc giải ngân một khoản tín dụng đã cam kết. Như vậy, rủi ro
thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng khơng có khả năng cung ứng đầy đủ lượng

tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao.
Rủi ro này có thể ảnh hưởng xấu đến cả thu nhập và vốn của ngân hàng. Do đó, rủi
ro thanh khoản trở thành ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng để đảm bảo có đủ lượng
tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong tương lai với một chi phí hợp lý.
Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, “rủi ro thanh khoản là rủi ro mà


8

một định chế tài chính khơng đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng
các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và cũng
khơng gây tác động đến tình hình tài chính”.
Cịn theo Điểm c Khoản 2 Điều 8 Thơng tư 08/2017/TT- NHNN thì “rủi ro
thanh khoản là rủi ro do:
− Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng có khả năng thực
hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn; hoặc
− Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi có khả năng thực hiện
nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ
đó.”
Nói một cách dễ hiểu hơn, rủi ro thanh khoản có thể được định nghĩa là rủi ro
không thể chuyển đổi tài sản kịp thời với mức giá hợp lý (Muranaga và Ohsawa,
2002). Có hai khía cạnh chính của rủi ro thanh khoản được trích dẫn trong định nghĩa
này:
(1) chuyển đổi tài sản theo yêu cầu; và
(2) với giá trị thị trường hợp lý.
Các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu họ khơng chuyển đổi
tài sản của mình ở mức giá hợp lý. Việc tìm cách chuyển đổi tài sản với một mức
giá hợp lý khá khó khăn do điều kiện thị trường có nhiều bất lợi. Điều này có thể
dẫn đến việc thua lỗ và giảm đáng kể thu nhập của ngân hàng.
Với việc người gửi tiền rút các món tiền gửi với quy mơ lớn có thể tạo nên

vấn đề lớn trong thanh khoản cho các ngân hàng (Jeanne và Svensson, 2007; Kumar,
2008), nhưng việc rút tiền gửi ồ ạt có thể khơng phải ln là nguồn gốc chính cho
rủi ro thanh khoản xảy ra ở các ngân hàng (Diamond và Rajan, 2005; Holmstrom và
Tirole, 2000). Có nhiều yếu tố khác tạo ra rủi ro thanh khoản cho cho các ngân hàng
ví dụ như: Với việc người gửi tiền rút các món tiền gửi với quy mơ lớn có thể tạo
nên vấn đề lớn trong thanh khoản cho các ngân hàng (Jeanne và Svensson, 2007;
Kumar, 2008), nhưng việc rút tiền gửi ồ ạt có thể khơng phải ln là nguồn gốc chính
cho rủi ro thanh khoản xảy ra ở các ngân hàng (Diamond và Rajan (2005);


9

Holmstrom và Tirole (2000)). Có nhiều yếu tố khác tạo ra rủi ro thanh khoản cho
cho các ngân hàng. Ví dụ như, ngân hàng phát hành quá nhiều các cam kết cho vay
dài hạn có thể tạo ra các vấn đề thanh khoản nghiêm trọng (Kashyap và cộng sự
(2002)). Hơn nữa, trong cơ cấu dư nợ nếu ngân hàng tập trung quá nhiều vào các
khoản cho vay dài hạn (thường có lợi nhuận cao) thì các ngân hàng có thể phải đối
mặt với các vấn đề về thanh khoản trong tương lai.
Theo Goodhart (2008), có hai khía cạnh cơ bản của rủi ro thanh khoản: sự
chênh lệch kỳ hạn (giữa tài sản và nợ phải trả) và tính thanh khoản của tài sản mà
ngân hàng đang nắm giữ (mức độ mà tài sản có thể được bán mà khơng mất chi phí
đáng kể trong bất kỳ điều kiện thị trường nào). Trên thực tế, hai yếu tố này được đan
xen với nhau. Các ngân hàng không cần phải lo lắng về việc chênh lệch kỳ hạn nếu
họ có tài sản có thể chuyển đổi mà khơng chịu bất kỳ tổn thất nào. Trong khi đó, các
ngân hàng có sự chênh lệch kỳ hạn thấp có thể có nhu cầu giữ tài sản có tính thanh
khoản cao ít hơn.
2.2.2 Ngun nhân của rủi ro thanh khoản
Có rất nhiều lý do dẫn đến rủi ro thanh khoản, nhưng có thể gộp thành 4 nhóm nguyên
nhân sau:
✓ Chiến lược và phương pháp quản trị thanh khoản.

Một ngân hàng có đủ vốn, chất lượng tín dụng tốt, nhưng nếu khơng quan tâm
đến quản trị thanh khoản hoặc xây dựng dự trự ngân quỹ hoặc thanh khoản không
hợp lý sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản. Một lý do thường hay xảy ra từ nhóm nguyên
nhân này là ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận, nên đầu từ vào tài sản sinh lời
quá mức.
✓ Xuất hiện các biến cố bất thường.
Các biến cố bất thường có thể tác động rất lớn đến cầu thanh khoản của ngân
hàng. Nếu người gửi tiền mất niềm tin vào khả năng chi trả của ngân hàng, họ sẽ rút
tiền ra khỏi ngân hàng ngay lập tức. Đầu những năm 2000, một làn sóng rút tiền ồ ạt
ra khỏi ngân hàng Á Châu cũng chỉ vì một lý do thật đơn giản là khi người dân được
tin tổng giám đốc ngân hàng Á Châu bỏ trốn. Trong trường hợp này nhu cầu thanh


10

khoản tăng một cách đột biến và ngân hàng không thể đáp ứng được, cuối cùng phải
nhờ đến sự can thiệp của ngân hàng nhà nước.
✓ Hiệu ứng rút tiền dây chuyền trong giai đoạn khủng hoảng tài chính.
Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính khi một ngân hàng mất khả năng thanh
toán sẽ tạo một hiệu ứng dây chuyền đối với khách hàng của các ngân hàng khác.
Họ sợ rằng ngân hàng nơi mình gửi tiền cũng có thể phá sản, vì vậy tìm mọi cách để
rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong trường hợp như thế có thể dẫn đến hàng loạt ngân
hàng mất khả năng thanh toán chỉ trong một thời gian ngắn.
✓ Rủi ro thanh khoản do ảnh hưởng trực tiếp từ các loại rủi ro khác.
Loại rủi ro ảnh hưởng lớn nhất đến rủi ro thanh khoản là rủi ro tín dụng. Nợ
quá hạn, tổn thất tín dụng nếu ở mức độ cao sẽ làm giảm nguồn thanh khoản của
ngân hàng và tất nhiên việc đáp ứng nhu cầu rút tiền có thể khơng thực hiện được.
Ngồi rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro thị trường cũng có tác động đến rủi ro
thanh khoản, nhưng thực sự không nghiêm trọng như rủi ro tín dụng.
Ngồi các lý do chính kể trên, cũng có thể có các lý do khác như:

− Do tăng trưởng tín dụng q nóng. Sự tăng trưởng này dẫn đến cơ cấu đầu tư
không hợp lý và gây ra khó khăn cho các ngân hàng thương mại. Khi thị trường
bất động sản quá tập trung vào việc phát triển lợi nhuận gây mất cân bằng về
thời gian cho vay nợ.
− Sự hạn chế về mặt dự báo và phân tích thị trường của các ngân hàng thương
mại đang cịn yếu kém. Các ngân hàng quốc tế ln có sự ổn định do công
nghệ hiện đại và những báo cáo chi tiết về tỷ lệ an toàn của thị trường. Nắm
bắt được diễn biến tiếp theo để có thể dự phòng những trường hợp xấu nhất
xảy ra. Còn tại Việt Nam thì về mặt này đang dần cải thiện nên không thể
lường trước được nên xảy ra những sự việc thiệt hại khá lớn.
− Vấn đề về quản trị thanh khoản chưa được thực hiện tốt. Xuất hiện những lỗ
hổng khi sự cạnh tranh được đẩy mạnh tạo khe hở cho việc rút tiền chuyển
sang các ngân hàng khác dẫn đến suy giảm và thiếu hụt thanh khoản hệ thống.


11

− Do từ phía khách hàng khơng cung cấp đầy đủ thơng tin chính xác cho bên
ngân hàng. Và những hành vi rút tiền khỏi ngân hàng này chuyển sang ngân
hàng khác hoặc mua vàng tích trữ… làm tăng tính bất ổn gây khó khăn cho
ngân hàng và ngay cả chính khách hàng cũng đang bị ảnh hưởng.
2.2.3 Đo lường rủi ro thanh khoản1
Để đo lường rủi ro thanh khoản, các ngân hàng có thể sử dụng các tiêu chí,
cách thức thực hiện khác nhau để có thể tính tốn được rủi ro thanh khoản mà chính
ngân hàng gặp phải. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề này này sẽ trình
bày một số các đo lường rủi ro thanh khoản như sau:
2.2.3.1 Phương pháp tiến cận chỉ số thanh khoản
Các tỷ lệ này dùng để so sánh mức độ thanh khoản của tài sản, của tiền gửi
và vay ngắn hạn, của các khoản tín dụng hiện tại. Các tỷ lệ này càng cao, khả năng
xảy ra rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng càng thấp. Nhóm tỷ lệ này bao gồm

nhiều loại chỉ số trong đó. Ngân hàng có thể dụng một hoặc một số chỉ tiêu để đánh
giá khả năng thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
✓ Tỷ lệ thanh khoản tài sản 1
𝐴𝐿𝑅1 =

𝑇𝐿𝐴 𝑃𝑅 + 𝑆𝑅
=
𝑇𝐴
𝑇𝐴

Trong đó:
ALR 1 (Asset liquidity rate): tỷ lệ thanh khoản tài sản 1
TLA (total liquidity assets): tổng tài sản thanh khoản cao
TA (Total Assets): tổng tài sản.
PR (Primary Reserve): Dự trữ sơ cấp trong ngân hàng
SR (Secondary Reserve): Dự trữ thứ cấp trong ngân hàng.
Cách xác định như thế nào là dự trữ sơ cấp, dự trữ thứ cấp tùy thuộc vào tình hình
tài chính, khả năng kinh doanh của từng ngân hàng và thông lệ tại từng quốc gia.
Thơng thường, TLA, PR, SR có thể tính tốn theo cơng thức sau:
Phan Thị Thu Hà và cộng sự (2012). Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao Thông
Vận Tải, Hà Nội.
1


12

TLA = C + DD1 + TD1 + GSS + CSS + CL
PR = C + DD1 + GSS
SR = TD1 + CSS + CL
Trong đó:

C (cash): tiền mặt
DD1 (demand deposit 1): Tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại
khác
TD1 (term deposit 1): tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại khác.
GSS (Government short term securities): chứng khốn chính phủ ngắn hạn.
CSS (Convertible short term securities): chứng khoản ngắn hạn có khả năng
chuyển đổi cao.
CL (convertible loan): các khoản cho vay có khả năng chuyển đổi cao.
✓ Tỷ lệ thanh khoản tài sản 2
Tỷ lệ thanh khoản tài sản 2 được tính tốn chỉ dựa trên dự trữ sơ cấp trong
ngân hàng.
𝐴𝐿𝑅 2 =

𝑃𝑅
𝑇𝐴

Trong đó:
ALR 2 (Asset liquidity rate): tỷ lệ thanh khoản tài sản 2
✓ Tỷ lệ thanh khoản tiền gửi
Tỷ lệ này được tính trên phần tiền gửi và vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại
𝐷𝐿𝑅 =

𝐶 + 𝐷𝐷1 + 𝑇𝐷1 + 𝐶𝑆𝑆
𝑆𝐷 + 𝑆𝐵

Trong đó:
DLR (deposit liquidity rate): tỷ lệ thanh khoản tiền gửi.
SD (Short-term deposit): tiền gửi ngắn hạn.
SB (Short term borrowing): tiền vay ngắn hạn.
Tỷ lệ này phản ảnh mức độ thanh khoản của các khoản tiền gửi và vay ngắn

hạn là bao nhiêu.
✓ Tỷ lệ thanh khoản tín dụng


13

𝐶𝐿𝑅 =

𝑃𝑅
𝑂

Trong đó
CLR (credit liquidity rate): tỷ lệ thanh khoản tín dụng.
O (outstanding loans): tổng dư nợ hiện tại.
Tỷ lệ này phản ánh mức độ thanh khoản trên một đồng tín dụng ngân hàng
cung cấp.
Ngồi các chỉ tiêu ở trên, các chỉ số khác thường được sử dụng để xem xét
vấn đề thanh khoản. Nhiều ngân hàng ước tính yêu cầu thanh khoản dựa trên kinh
nghiệm và các mức bình qn ngành. Vì vậy, các chỉ số tài chính hay chỉ số thanh
khoản được sử dụng để quản lý thanh khoản, Các chỉ số này bao gồm:
-

Chỉ số về trạng thái tiền mặt = (tiền mặt + tiền gửi tại các tổ chức nhận tiền
gửi khác)/tổng tài sản. Tỷ lệ này càng cao nghĩa là ngân hàng có khả năng tốt
hơn để giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời.

-

Chỉ số về chứng khoản thanh khoản = Chứng khoản chính phủ / tổng tài sản.
Chỉ số này so sánh những chứng khoán dễ tiêu thụ mà ngân hàng nắm giữ so

với tổng tài sản của ngân hàng.

-

Chỉ số năng lực cho vay = (cho vay + cho thuê ròng)/tổng tài sản. Chỉ số này
lớn chứng tỏ mức thanh khoản càng thấp.

-

Chỉ số tiền nóng = tài sản trên thị trường tiền tệ/ vốn từ thị trường tiền tệ =
(tiền mặt + chứng khốn chính phủ ngắn hạn + cho vay qua đêm + hợp đồng
mua lại)/ CD giá trị lớn + tiền gửi đô la Châu Âu + vay qua đêm + hợp đồng
mua lại). Chỉ số này phản ánh trạng thái tương quan giữa vốn vay trên thị
trường tiền tệ và tài sản trên thị trường tiền tệ, tài sản có thể bán được nhanh
chóng để đáp ứng yêu cầu rút vốn từ thị trường tiền tệ.

-

Tỷ số đầu tư ngắn hạn / vốn nhạy cảm: đầu tư ngắn hạn = tiền gửi gắn hạn tại
ngân hàng khác, các khoản cho vay qua đêm, chứng khoản ngắn hạn; Vốn
nhạy cảm là tất cả các khoản nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Tỷ số càng
cao thì khả năng thanh khoản cao.


×