Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5 6 tuổi TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.38 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ BÙI THÀNH

GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG CHƠI
TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5 - 6 TUỔI

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 9.14.01.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, 2021


Cơng trình được hồn thành tại
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
2. TS VƯƠNG HỒNG TÂM

Phản biện 1: …………………………………………………….
……………………………………………………..

Phản biện 2: …………………………………………………….
……………………………………………………..

Phản biện 3: …………………………………………………….


……………………………………………………..

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Vào hồi..... giờ..... ngày..... tháng.... năm.....

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC)
tỷ lệ mắc rối loạn tự kỷ ở trẻ em đang tăng lên: năm 2007 tại Mỹ là 1/150 trẻ (6,6%); năm
2009 là 1/110 trẻ (9,1%) và năm 2014 là 1/68.; nghiên cứu ở Châu Á, Châu Âu và Nam Mỹ
cho biết tỷ lệ mắc phổ tự kỷ là khoảng 1%. Tại Hàn Quốc, theo tác giả Kim Y.S và các cộng
sự, tỷ lệ này là 2,6. Trong năm 2016, trên tất cả 11 địa điểm, tỷ lệ hiện mắc rối loạn phổ tự kỷ
(RLPTK) là 18,5 trên 1.000 (một trên 54) trẻ em 8 tuổi và tỷ lệ mắc RLPTK ở trẻ em trai cao
gấp 4,3 lần ở trẻ em gái [130]. Năm 2017, tỷ lệ RLPTK ở Việt Nam dao động trong khoảng
0.5 – 1%. Năm 2019, tỷ lệ trẻ từ 18 đến 20 tháng tại 7 tỉnh/thành tại Việt Nam có RLPTK là
0.76%.
Trẻ RLPTK gặp nhiều khó khăn, trong đó vấn đề giao tiếp và tương tác xã hội là một
trong những khiếm khuyết cốt lõi, ảnh hưởng đến quá trình giáo dục và sự phát triển của trẻ.
Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ RLPTK phát triển về kỹ năng giao tiếp (KNGT)
là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với cơng tác giáo dục trẻ. Lứa tuổi mầm non
là giai đoạn quan trọng để hình thành và phát triển nhiều mặt trong đời sống của trẻ RLPTK.
Trong đó, độ tuổi 5-6 là giai đoạn bộc lộ các kỹ năng (KN) nền tảng, cơ bản đặc biệt là KNGT,
trẻ thể hiện rõ nét KNGT thông qua hoạt động chơi, thông qua chơi mà học.
Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non cũng như trẻ RLPTK

thông qua chơi để giáo dục KNGT cho trẻ vì trong khi chơi trẻ sẽ giao tiếp, trị chuyện cùng
với bạn chơi, có sử dụng các đồ chơi khác nhau, chơi các trò chơi đa dạng với các nội dung
khác nhau thông qua đó trẻ phát triển vốn từ và biết GT cùng với bạn hay với các nhân vật
trong trò chơi. Trong khi chơi, trẻ có thể tranh luận, phân chia, sắp xếp, chờ đợi, luân phiên,
giải thích, thắng thua… trẻ sẽ có những trải nghiệm để ghi nhớ những câu chuyện trong quá
trình chơi với bạn. Tuy nhiên, trẻ RLPTK gặp hạn chế trong các hoạt động chơi ở trường lớp
mầm non.
Với những lí do trên, nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn
phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi” có ý nghĩa thiết thực.
Nếu ứng dụng thành công sẽ giúp cho giáo viên (GV), cha mẹ (CM) trẻ có những biện pháp
(BP) hỗ trợ để trẻ RLPTK đáp ứng được yêu cầu của những học sinh ở lứa tuổi này, chuẩn bị
sẵn sàng cho trẻ hòa nhập ở các cấp học tiếp theo.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt
động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập (MGHN), xây dựng các biện pháp giáo dục KNGT
cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi nhằm cải thiện KNGT cho trẻ,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ RLPTK ở các lớp MGHN.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK trong lớp MGHN ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa mức độ phát triển KNGT và hoạt động chơi của trẻ RLPTK với các
biện pháp giáo dục KNGT được sử dụng cho trẻ RLPTK nhẹ trong lớp MGHN 5-6 tuổi.


4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK trong lớp MGHN 5-6 tuổi có mối quan hệ chặt chẽ
với tổ chức hoạt động chơi cho trẻ. Nếu xây dựng được các biện pháp giáo dục KNGT phù
hợp dựa trên các nguyên tắc xây dựng các biện pháp, căn cứ vào mức độ và mục tiêu giáo dục
KNGT cho trẻ RLPTK, kết hợp hài hòa giữa việc tổ chức chơi chung với nhóm, lớp và hỗ trợ

cá nhân trong khi chơi, tổ chức thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ, linh hoạt, sẽ giáo
dục được KNGT cho trẻ RLPTK trong mơi trường giáo dục hịa nhập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong
lớp MGHN 5-6 tuổi.
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng KNGT của trẻ RLPTK và thực trạng giáo
dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi.
5.3. Đề xuất và TN các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi
trong lớp MGHN 5-6 tuổi.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về khách thể khảo sát: 35 trẻ RLPTK mức độ nhẹ 5-6 tuổi, 40 giáo viên đang
dạy lớp mẫu giáo hịa nhập, 35 cha mẹ có con RLPTK mức độ nhẹ đang học hòa nhập
trong các trường mầm non tại thành phố Hà Nội.
- Giới hạn về khách thể nghiên cứu sâu và tổ chức thực nghiệm tác động: 3 trẻ RLPTK
nhẹ 5-6 tuổi.
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Tiến hành khảo sát ở một số trường mầm non có trẻ RLPTK nhẹ học hịa nhập tại
thành phố Hà Nội.
Tổ chức thực nghiệm tại 2 cơ sở giáo dục mầm non Nắng Mai cơ sở 1 và cơ sở 2.
7. Cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu
-

7.1. Cách tiếp cận
Luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên quan điểm phức hợp với các quan điểm cụ thể
như sau:
7.1.1. Tiếp cận theo quan điểm hệ thống: GD KNGT qua HĐ chơi cho trẻ RLPTK trong lớp
MGHN 5- 6 tuổi được tác động bởi nhiều yếu tố và xem xét trong mối quan hệ tác động qua
lại với các yếu tố khách quan và chủ quan của quá trình GD trẻ RLPTK như: đặc điểm cá
nhân của trẻ RLPTK, mơi trường hồn cảnh gia đình của trẻ, năng lực chuyên môn của GV,
công tác phối hợp của CM với nhà trường, mục tiêu của GD mẫu giáo, phương pháp, BP GD

trẻ em nói chung và trẻ RLPTK nói riêng, phối hợp giữa chương trình GD cá nhân và chương
trình GD chung.
7.1.2. Quan điểm tiếp cận phát triển: Tất cả trẻ em đều phát triển theo quy luật nhất định,
trong chăm sóc và GD với trẻ em nói chung và trẻ RLPTK nói riêng phải quan tâm tới các
mốc phát triển và vùng phát triển gần để lập KHGD cho phù hợp với mức độ phát triển của
trẻ. Chú trọng việc GD KNGT cho trẻ cũng nhằm làm tiền đề, cơ sở để trẻ có KN cơ bản để
tiếp thu kiến thức giúp cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ được cải thiện.


7.1.3. Tiếp cận theo quan điểm vui chơi - hoạt động: Đối với trẻ RLPTK thì hoạt động vui
chơi đóng vai trị là con đường để hình thành nên KN của trẻ, thông qua chơi và HĐ trải nghiệm
thực tiễn trẻ được rèn luyện, học tập và hình thành KN. Sử dụng các TC như là phương tiện
trong quá trình học tập nhằm tăng cường các KNGT cho trẻ khi tiếp cận với bạn và nhóm bạn.
7.1.4. Quan điểm giáo dục hòa nhập: Quan điểm GDHN là tạo cơ hội cho tất cả mọi trẻ em
đều có quyền học tập như nhau, từ quan điểm này không chỉ là định hướng cho trẻ học tập về
văn hóa mà cịn tạo ra một mơi trường hịa đồng, thân thiện giữa các trẻ em nói riêng và mọi
người nói chung thơng qua các nhóm chơi, tạo vịng tay bạn bè hỗ trợ nhau trong các HĐ
hàng ngày. Ban đầu, đó là sự ảnh hưởng từ cái nhìn, cách đối xử của GV với trẻ, giữa trẻ với
nhau trong một lớp học và giữa người với người trong một cộng đồng xã hội.
7.1.5. Tiếp cận theo quan điểm hỗ trợ cá biệt: Tiếp cận cá biệt là quan điểm cơ bản và quan
trọng trong GD đặc biệt, trẻ RLPTK có những đặc điểm riêng biệt với những khó khăn, hồn
cảnh riêng, sở thích và sở ghét riêng, nhà GD cần lựa chọn những hình thức, phương pháp,
BP GD phù hợp nhằm giúp trẻ cải thiện những khó khăn hạn chế và phát huy tối đa khả năng
của trẻ có RLPTK.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài để thu thập, tổng hợp
và khái quát thơng tin, sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa
lý thuyết làm cơ sở lí luận cho đề tài.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1.Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng phiếu điều tra để thu thập các thông tin về tiểu sử gia đình và những khó khăn
hạn chế, sở thích của trẻ RLPTK, thơng tin của GV về các BP giáo dục KNGT cho trẻ, ý
nghĩa của việc giáo dục KNGT qua hoạt động chơi, các BP đang sử dụng và tính hiệu quả của
các BP, những khó khăn và thuận lợi trong việc giáo dục trẻ RLPTK hình thành và phát triển
KNGT, những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNGT cho trẻ.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Sử dụng phiếu phỏng vấn sâu để đặt câu hỏi trực tiếp với GV, CM, là người dạy và người
thân chăm sóc trẻ RLPTK hàng ngày, nhằm mục đích thu thập những thông tin cần thiết mà trong
phiếu hỏi không cung cấp đủ, từ đó bổ sung thêm những thơng tin cụ thể hơn. Đặc biệt khi phỏng
vấn sâu, người phỏng vấn sẽ thấy được cảm xúc tình cảm của người được phỏng vấn, từ đó thấy
được tính xác thực của vấn đề.
7.2.2.3. Phương pháp trắc nghiệm
Đề tài sử dụng thang đo Pep - 3 để đánh giá phát triển cho trẻ RLPTK trước thực nghiệm
và sau thực nghiệm nhằm kiểm chứng sự tiến bộ về các mặt, trong đó đặc biệt quan tâm đến lĩnh
vực ngôn ngữ và giao tiếp với các biểu hiện KNGT của trẻ RLPTK trước và sau thực nghiệm; đề
tài xây dựng công cụ đo mức độ KNGT của trẻ RLPTK để biết được mức độ KNGT của trẻ.
7.2.2.4.

Phương pháp quan sát

Sử dụng phương pháp quan sát nhằm quan sát trẻ RLPTK trong các hoạt động có chủ
đích, hoạt động góc, hoạt động chơi hàng ngày trong lớp MGHN, quan sát hoạt động và sự


tương tác của GV với trẻ RLPTK; quan sát trong khi trẻ chơi cùng nhau; quan sát CM tương
tác với trẻ trong những giờ đón trả trẻ; quan sát các biểu hiện KNGT của trẻ RLPTK trong
các hoạt động chơi.
7.2.2.5.


Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu, phân tích giáo án lớp mẫu giáo hịa nhập,
KHGDCN, nhật ký học tập, những ghi chép của GV ... để tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện
pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hịa nhập; phân tích
biểu hiện KNGT của trẻ qua hoạt động chơi của trẻ gắn với các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục
KNGT.
7.2.2.6.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Sử dụng phương pháp này nhằm lựa chọn và nghiên cứu sâu 03 trường hợp trẻ RLPTK
nhẹ 5-6 tuổi hịa nhập mầm non để tìm hiểu những hạn chế, khó khăn trong KNGT khi tham gia
hoạt động chơi cùng bạn và kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp giáo dục
KNGT qua hoạt động chơi trong lớp MGHN.
7.2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tổ chức thực nghiệm việc sử dụng các biện pháp đã xây dựng để kiểm nghiệm tính khoa
học và khẳng định tính khả thi của đề tài trên 03 trường hợp trẻ RLPTK nhẹ lứa tuổi 5 – 6
tuổi.
7.2.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ
7.2.3.1. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi và xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục học, giáo dục đặc biệt,
giáo dục trẻ RLPTK về các vấn đề liên quan đến giáo dục trẻ RLPTK nói chung và giáo dục
KNGT nói riêng; xin ý kiến về kinh nghiệm giáo dục trẻ RLPTK trong môi trường giáo dục
hòa nhập; xin ý kiến chuyên gia các chuyên ngành khác có liên quan nhằm giúp cho việc thực
hiện vấn đề nghiên cứu đảm bảo chất lượng hơn.
7.2.3.2. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0 để thống kê và phân tích
các dữ liệu nghiên cứu thu được của đề tài. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những nhận xét, kết
luận khoa học.

8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Về lí luận
- Bổ sung thêm cơ sở lý luận về giáo dục trẻ RLPTK trong lớp MGHN nói chung và trẻ
RLPTK trong lớp MGHN 5-6 tuổi nói riêng.
- Góp phần cung cấp thêm nguồn lý luận về giáo dục KNGT qua hoạt động chơi trong lớp
MGHN được mở rộng qua nghiên cứu về đối tượng trẻ RLPTK trong lớp hòa nhập.
- Xác định được các tiêu chí đánh giá KNGT cho trẻ RLPTK trong lớp MGHN.
8.2. Về thực tiễn


- Thông qua việc khảo sát, tác giả đã chỉ ra thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK
qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi: nhận thức của GV, những khó khăn mà GV
thường gặp trong q trình giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp
MGHN.
- Cung cấp một số biện pháp giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho trẻ RLPTK trong
lớp MGHN và đã được kiểm chứng qua thực nghiệm sư phạm có giá trị tham khảo cho cơng
tác nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng GV phụ trách các lớp hòa nhập 5-6 tuổi trẻ RLPTK nói
riêng, trẻ khuyết tật nói chung.
- Giáo viên, các bậc phụ huynh của trẻ RLPTK, các nhà khoa học và những người quan
tâm trong lĩnh vực giáo dục trẻ RLPTK có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này như một tài
liệu tham khảo trong nghiên cứu và thực tiễn.
9. Luận điểm bảo vệ
Trẻ RLPTK ở lớp MGHN 5-6 tuổi đã bộc lộ KNGT qua hoạt động chơi và giáo dục
KNGT cho trẻ RLPTK là một mục tiêu trong kế hoạch giáo dục cho trẻ ở trường mầm non.
Giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK có thể được thực hiện trong điều kiện giáo dục thực
tiễn ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, để hoạt động giáo dục diễn ra có hiệu quả cần quan tâm
chú ý đến các yếu tố tác động đến từ phía bản thân trẻ, bạn cùng lớp, GV, nhà trường và gia
đình.
Giáo dục KNGT qua hoạt động chơi sẽ thực sự phát huy được hiệu quả với trẻ RLPTK
trong môi trường giáo dục hòa nhập nếu được thực hiện dựa trên đặc điểm khả năng, nhu cầu

của trẻ RLPTK và khai thác hiệu quả các yếu tố từ hoạt động chơi, từ bạn bè trong lớp MGHN,
trong sự phối hợp chặt chẽ giữa CM và GV và các lực lượng hỗ trợ khác trong môi trường
xung quanh...
10. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục và 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt
động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5 - 6 tuổi
Chương 2: Thực trạng kỹ năng giao tiếp và giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ
tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi
Chương 3: Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi
trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5 – 6 tuổi và thực nghiệm sư phạm.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ
RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG CHƠI
TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5-6 TUỔI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Qua tổng thuật các cơng trình nghiên cứu cho thấy, có nhiều cơng trình đã nghiên cứu
về giao tiếp (GT), giáo dục kĩ năng giao tiếp (KNGT) và các nghiên cứu về việc sử dụng
phương tiện giáo dục là trò chơi. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu sâu về
giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) trong lớp mẫu giáo
hòa nhập 5-6 tuổi. Do đó, nghiên cứu về giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho trẻ RLPTK


trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi là một yêu cầu khách quan và cần thiết. Trước đây, đã
có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trị chơi
đóng vai theo chủ đề hoặc các nghiên cứu về giáo dục KNGT cho trẻ mầm non thơng qua trị
chơi học tập…nhưng những nghiên cứu tìm hiểu về giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho
trẻ RLPTK hịa nhập vẫn chưa có nhiều nên trong phạm vi luận án chúng tôi làm rõ hơn về
vấn đề này.
1.2. Một số vấn đề lý luận về trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Một số vấn đề lý luận về trẻ RLPTK: (1) Khái niệm trẻ RLPTK; (2) Tiêu chí chẩn

đốn; (3) Phân loại mức độ rối loạn phổ tự kỷ.
Phân loại về mức độ (MĐ) RLPTK cho thấy: Mức 3: “Cần rất nhiều sự hỗ trợ” tương
ứng với trẻ RLPTK MĐ nặng; Mức 2: “Cần nhiều sự hỗ trợ” tương ứng trẻ RLPTK mức độ
trung bình; Mức 1: “Cần sự hỗ trợ” tương ứng trẻ RLPTK mức nhẹ. Trong điều kiện hiện nay
ở Việt Nam, chúng tôi được phép sử dụng các kết quả đánh giá của Bệnh viện Nhi Trung
ương kết luận về tình trạng RLPTK và MĐ khó khăn của trẻ. Căn cứ trên kết quả đánh giá,
chúng tơi lựa chọn nhóm trẻ RLPTK ở MĐ nhẹ để đánh MĐ các KNGT của nhóm trẻ này và
3 trường hợp để thử nghiệm các BP giáo dục KNGT đã đề xuất. Trẻ RLPTK ở mức nhẹ có
nhiều ưu điểm trong lĩnh vực nhận thức, tuy nhiên cịn có những khó khăn trong KNGT, khả
năng tương tác cần chú ý can thiệp hỗ trợ cho trẻ.
1.3. Một số vấn đề kỹ năng giao tiếp
1.3.1. Kỹ năng
Qua nghiên cứu ba khuynh hướng chủ yếu về kỹ năng (KN), luận án kế thừa những tư
tưởng của các nhà khoa học theo các khuynh hướng trên và qua thực tiễn, khái niệm KN được
luận án sử dụng như sau: “Kĩ năng là khả năng của con người, thực hiện một hành động hay
một hoạt động nào đó trên cơ sở vận dụng linh hoạt, phù hợp những tri thức, kinh nghiệm của
bản thân vào trong những tình huống, hoàn cảnh cảnh điều kiện cụ thể”. Để thực hiện được
một KN thì con người phải thực hiện một hành động hay một hoạt động cụ thể dựa trên kiến
thức, tri thức mà mình đã học được, được thực hành nhiều lần sau đó biết ứng dụng vào trong
thực tiễn, trong những tình huống hồn cảnh nhất định nhằm đạt được mục đích đề ra.
1.3.2. Kỹ năng giao tiếp
Trong phạm vi luận án chúng tôi cho rằng, KNGT là khả năng của con người được
biểu hiện ra bên ngoài trong quá trình GT, hình thành từ việc chủ thể tiếp thu nguồn tri thức,
vận dụng linh hoạt vốn hiểu biết, kinh nghiệm và dựa vào nhu cầu, khả năng của bản thân để
thực hành trong các tình huống hàng ngày với đối tượng giao tiếp. Mỗi trẻ bộc lộ KNGT và
có những hạn chế khác nhau, các chương trình can thiệp cần được thiết kế riêng để tác động
vào những hạn chế đó.
1.3.3. Phân loại kỹ năng giao tiếp
Từ những căn cứ đưa ra, chúng tơi lựa chọn các nhóm KNGT cần thiết cho trẻ hòa
nhập và vào bậc học cao hơn bao gồm 7 nhóm KNGT, cụ thể: Nhóm KN thiết lập mối quan

hệ với bạn trong khi chơi; Nhóm KN tập trung, chú ý trong khi chơi; Nhóm KN hiểu ngơn
ngữ trong khi chơi; Nhóm KN sử dụng ngơn ngữ lời nói trong khi chơi; Nhóm KN sử dụng
ngơn ngữ phi lời trong khi chơi; Nhóm KN thực hiện một số quy tắc thơng thường khi GT;
Nhóm KN phối hợp trong nhóm chơi.


1.3.4. Đặc điểm KNGT của trẻ rối loạn phổ tự kỷ trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi
Trẻ RLPTK hịa nhập trong các trường mầm non thơng thường là những trẻ đã có ngơn
ngữ - giao tiếp. Tuy nhiên, ngữ dụng, hay khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp trong
các tình huống xã hội, là khía cạnh nổi bật nhất của việc thiếu hụt giao tiếp trong nhóm người
RLPTK. So với trẻ em phát triển bình thường, trẻ RLPTK thường ít có sự khởi xướng giao
tiếp hơn, nhất là với các bạn cùng tuổi. Tỉ lệ giao tiếp nói chung là thấp, thậm chí ở cả những
trẻ đã nói được.
1.3.5. Mức độ và biểu hiện kỹ năng giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ trong lớp mẫu giáo
hòa nhập 5-6 tuổi
Đánh giá những biểu hiện về kỹ năng giao tiếp của trẻ gồm có 3 mức độ:
Mức 1: Mức chưa thực hiện được kỹ năng
Mức 2: Mức thực hiện được kỹ năng nhưng cần phải có sự hỗ trợ
Mức 3: Mức thực hiện được độc lập kỹ năng
1.4. Hoạt động chơi với việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non. Trẻ chơi, nô đùa cùng các bạn,
cùng tham gia các hoạt động ở trường, giao tiếp, trò chuyện với nhau tạo nên một sân chơi vô
cùng bổ ích. Có thể nói, vui chơi chính là cuộc sống của trẻ, thơng qua đó trẻ học tập và phát
triển nhiều kỹ năng trong đó có kỹ năng giao tiếp. Thơng qua chơi, giáo viên có thể tác động,
sử dụng các hoạt động chơi đang diễn ra hoặc trong kế hoạch để tác động đến trẻ nhằm mục
đích giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ
1.5. Giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ trong lớp mẫu giáo
1.5.1. Lớp mẫu giáo hòa nhập
1.5.2. Giáo viên lớp mẫu giáo hòa nhập
1.5.3. Trẻ học trong lớp mẫu giáo hòa nhập

1.5.4. Chương trình học trong lớp mẫu giáo hịa nhập
1.5.5. Cha mẹ trẻ rối loạn phổ tự kỷ
1.6. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi
1.6.1. Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi
1.6.2 Mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi
1.6.3. Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi
1.6.4. Phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt
động chơi
1.6.5. Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp qua hoạt động chơi
1.6.6. Đánh giá giáo dục kỹ năng giao tiếp
1.6.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua
hoạt động chơi


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kỹ năng giao tiếp là một trong những KN cơ bản và cần thiết của con người
khẳng định năng lực sống của mỗi cá nhân. KNGT là năng lực vận dụng tri thức, kinh nghiệm
của bản thân chủ thể vào q trình GT, KNGT vừa có tính ổn định lại vừa có tính mềm dẻo,
linh hoạt và tính mục đích. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, các KNGT của trẻ RLPTK
trong lớp MGHN đó là: KN thiết lập mối quan hệ bạn trong khi chơi; KN tập trung, chú ý trong
khi chơi; KN nghe hiểu ngôn ngữ trong khi chơi; KN sử dụng ngôn ngữ lời nói trong khi chơi;
KN sử dụng ngơn ngữ phi lời trong khi chơi; KN thực hiện các quy tắc thơng thường trong giao
tiếp và KN phối hợp trong nhóm chơi.
Quá trình giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN có ý
nghĩa thiết thực, giúp trẻ có thể nghe hiểu và diễn đạt được nhu cầu của bản thân trong các
hoạt động chủ đích và hoạt động chơi, hịa nhập vào mơi trường lớp học sau này. Trẻ sẽ có
nhiều cơ hội để trải nghiệm hơn, từ đó trẻ sẽ có tinh thần thoải mái và tích cực với các hoạt
động ở trường, ở lớp. Các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi
trong lớp MGHN 5-6 tuổi là cách thức cụ thể trong các hoạt động phối hợp cùng nhau giữa

GV và trẻ RLPTK, nhằm hình thành và rèn luyện 07 nhóm KNGT như trên. Trong q trình
giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK hịa nhập ở mầm non, ln dựa trên đặc điểm GT của trẻ
RLPTK, cách tiếp cận phù hợp giáo dục KNGT và được tiến hành thống nhất với chương
trình giáo dục mầm non.
Giáo dục KNGT qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi để thành công cần
xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng từ phía trẻ RLPTK, giáo viên, cơ sở giáo dục mầm non và
gia đình. Cần phải đánh giá đúng tình trạng hiện tại của trẻ RLPTK để lên kế hoạch giáo dục
cá nhân (KHGDCN) một cách phù hợp; bồi dưỡng kiến thức và KN cho GV để nâng cao năng
lực hỗ trợ trẻ trong mơi trường giáo dục hịa nhập; chú trọng đến môi trường vật chất và môi
trường tinh thần giúp cho nâng cao hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động giáo dục. Ngoài
ra, cũng cần chú ý đến các yếu tố khác như sự quan tâm của cơ sở giáo dục, của các bậc CM
trong trường, sự phối hợp của CM trẻ RLPTK và cơ sở giáo dục trong q trình giáo dục cho
trẻ, các điều kiện, hồn cảnh của gia đình.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP
VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA
HOẠT ĐỘNG CHƠI TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5-6 TUỔI

2.1. Khái quát về giáo dục hòa nhập ở bậc mầm non cho trẻ RLPTK và chương trình
giáo dục mầm non
2.2. Khảo sát thực trạng
2.1.1 Mục đích khảo sát
Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, đánh giá đặc điểm KNGT và sự phát triển KNGT qua
hoạt động chơi của trẻ RLTPK trong lớp MGHN 5-6 tuổi và thực trạng về các biện pháp đang
được GV áp dụng nhằm giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho trẻ RLPTK. Từ đó, đề xuất
các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi
nhằm cải thiện những KNGT cho trẻ giúp trẻ phát triển các lĩnh vực khác và hòa nhập hiệu
quả hơn.
2.2.2. Nội dung khảo sát

2.2.2.1. Đánh giá thực trạng kỹ năng giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động
chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi
Để đánh giá KNGT của trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi,
chúng tơi lựa chọn 7 nhóm KN trong đó gồm có 33 KNTP (xem Phụ lục 3). Thơng qua quan
sát, trò chuyện, tham gia trực tiếp trong các hoạt động chơi hàng ngày của trẻ để đánh giá
mức độ KNGT. Từ đó nắm được mức độ KNGT của trẻ và những biểu hiện về KNGT thông
qua hoạt động chơi.
2.2.2.2. Đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt
động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi
Đánh giá thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp
MGHN 5-6 tuổi gồm những nội dung sau (xem Phụ lục 1, 2):
a) Nhận thức của GV và CM về tầm quan trọng của giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK
qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi.
b) Các biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi
trong lớp MGHN 5-6 tuổi.
c) Những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp
giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi.
2.2.3. Phương pháp và công cụ khảo sát
Để thực hiện mục đích khảo sát và kế hoạch khảo sát, chúng tôi sử dụng các phương pháp
khảo sát như sau:
-Phương pháp trắc nghiệm (Test): Nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ KNGT đối với 35
trẻ RLPTK 5 tuổi 0 tháng đến 5 tuổi 11 tháng mức độ nhẹ (xem Phụ lục 3).


-Phiếu điều tra bằng bảng hỏi: nhằm điều tra ý kiến của 40 GV đã và đang dạy các lớp
MGHN có trẻ RLPTK 5-6 tuổi theo học ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập và tư thục
trên địa bàn thành phố Hà Nội và 35 CM có trẻ RLPTK đang hòa nhập tại cơ sở giáo dục
mầm non (xem Phụ lục: 1,2).
- Phiếu phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu đối với GV và CM trẻ (xem Phụ lục
4,6): Đối với giáo viên: Lựa chọn mỗi lớp 1 hoặc 2 GV đã và đang phụ trách lớp mẫu giáo

lớn, có kinh nghiệm giảng dạy để phỏng vấn nhằm thu thập thêm thông tin để bổ sung làm rõ
nghĩa cho phần phiếu điều tra. Lựa chọn mỗi cơ sở giáo dục khảo sát 3 CM trẻ có con đang
học hòa nhập lớp mẫu giáo lớn để phỏng vấn sâu nhằm lấy thêm ý kiến cho các thông tin đã
thu được trước đó (xem Phụ lục 4,6).
- Phiếu quan sát: Tiến hành dự giờ các tiết dạy trên lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi để
quan sát các hoạt động chơi của trẻ trong các giờ đó, các giờ chơi tương tác với bạn, việc tổ
chức trò chơi của GV và việc GV áp dụng các biện pháp giáo dục KNGT qua hoạt động chơi
cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi và quá trình phát triển KNGT của trẻ (xem Phụ lục 7), quan sát hoạt
động của học sinh qua giờ học trên lớp và giờ chơi để đánh giá KNGT của trẻ.
- Nghiên cứu hồ sơ của trẻ: nhằm thu thập thêm những thơng tin về hồn cảnh gia đình,
tiểu sử bệnh, các thơng tin về can thiệp sớm trước đó đặc biệt là những đặc điểm về sở thích,
những khó khăn của trẻ, q trình phát hiện sớm và can thiệp cho trẻ.
- Xử lí số liệu bằng phần mềm phân tích SPSS: Kết quả khảo sát thực trạng được xử lý
bằng phần mềm phân tích thống kê chuyên dụng. Kết quả khảo sát, đánh giá được trình
bày dưới dạng kết quả thống kê mô tả như: tỉ lệ phần trăm, trung bình (mean), độ lệch
chuẩn (Standard Deviation), Min, Max... và được thể hiện dưới dạng bảng, biểu đồ.
2.2.4. Bộ công cụ khảo sát, đánh giá
Xây dựng bộ công cụ khảo sát, đánh giá các KNGT cho trẻ RLPTK nhằm thu được kết
quả đạt được mục đích đề ra, chúng tôi đã sử dụng các loại công cụ sau:
2.2.4.1. Bảng kiểm các kỹ năng giao tiếp đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Cơ sở xây dựng Bảng kiểm các KNGT cho trẻ RLPTK như sau:
1) Mục tiêu và yêu cầu cần đạt của trẻ mẫu giáo lứa tuổi 5 – 6 tuổi;
2) Mục tiêu của giáo dục hịa nhập.
3) Các tiêu chí của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi do Bộ GD&ĐT ban hành;
4) Kết quả tổng quan và các khái niệm liên quan đến KNGT mà luận án đã xây dựng;
Bảng kiểm các KNGT cho trẻ RLPTK gồm có 7 nhóm KN: 1) Kỹ năng thiết lập mối
quan hệ với bạn khi chơi (3 items), 2) Nhóm KN tập trung, chú ý trong khi chơi (6 items); 3)
Nhóm KN hiểu ngơn ngữ trong khi chơi (6 items); 4) Nhóm KN sử dụng ngơn ngữ lời nói
trong khi chơi (8 items); 5) Nhóm KN sử dụng ngôn ngữ phi lời trong khi chơi (5 items). 6)
Nhóm KN thực hiện một số quy tắc thơng thường khi giao tiếp (5 items). 7) Nhóm KN phối

hợp trong nhóm chơi (3 items) (xem Phụ lục 3).
2.2.5. Địa bàn, chọn mẫu, khách thể và thời gian khảo sát


2.1.5.1.Địa bàn khảo sát
2.1.5.2. Mẫu khảo sát
2.1.5.3. Đặc điểm của khách thể
2.1.5.4. Thời gian khảo sát
2.3. Kết quả khảo sát
2.3.1. Thực trạng KNGT của trẻ RLPTK trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi
Kết quả tổng hợp 35 phiếu quan sát trẻ RLPTK trong 7 nhóm kỹ năng theo 3 mức độ
phát triển kỹ năng giao tiếp cho thấy chỉ số trung bình của tất cả 7 nhóm kỹ năng giao tiếp
của trẻ thấp, đặc biệt ở nhóm (1) kỹ năng thiết lập mối quan hệ với bạn bè (78%) số trẻ gặp
khó khăn khi được khảo sát và (7) kỹ năng phối hợp trong nhóm (77%). Những chỉ số thể
hiện trong biểu đồ 2.1 cho thấy: Trẻ chưa thực hiện được các KNGT (Mức 1 – 1 điểm) và
thực hiện được KNGT khi có sự hỗ trợ của GV (Mức 2 - 2 điểm) là chủ yếu.

78
80

66

70

77

71

67
59


57

60
50

28

40
30

15

7

16

15

27

8

19

24 17

6

10


14

9
Mức 3
Mức 2
Mức 1

20
10
0
Nhóm KN1

Nhóm KN2

Nhóm KN3

Nhóm KN4

Mức 1

Nhóm KN5

Mức 2

Nhóm KN6

Nhóm KN7

Mức 3


Biểu đồ 2.1: Mức độ thực hiện các kỹ năng giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ
trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi (%)
Sau khi đánh giá mức độ thực hiện các KNGT của trẻ RLPTK, cho thấy KNGT của
trẻ 5-6 tuổi RLPTK nói chung rất hạn chế. Tổng hợp mức độ biểu hiện theo 7 lĩnh vực qua
biểu đồ trên cho thấy, hầu như tất cả các kỹ năng trẻ RLPTK 5-6 tuổi đều không chủ động
thực hiện. Tỉ lệ trẻ đạt mức độ 1 và mức độ 2 chiếm đa số trong mẫu đánh giá. Kết quả phần
thực trạng này sẽ được dùng làm kết quả đánh giá ban đầu trước khi tiến hành các hoạt động
can thiệp.
2.3.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 5-6 tuổi qua hoạt
động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi
2.3.2.1. Nhận thức của GV, CM về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối
loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi


Trước hết chúng tôi đã khảo sát về nhận thức của cha mẹ và giáo viên (GV) đối với
việc giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK. Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi đối với hai nhóm khách
thể là GV và cha mẹ trẻ thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Mức độ giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ (%)
Giáo viên (N = 40)

CM (N = 35)

Mức độ

SL
%
SL
%
Rất quan trọng

34
85%
40
100%
Quan trọng
6
15%
0
0
Bình thường
0
0
0
0
Ít quan trọng
0
0
0
0
Khơng quan trọng
0
0
0
0
Kết quả khảo sát đội ngũ GV cho thấy, mức độ giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt
động chơi trong các cơ sở mầm non hòa nhập khá cao, mức “Thường xuyên” chiếm 55% ý
kiến cho rằng họ thường xuyên chú trọng đến việc giáo dục KNGT cho trẻ. Đây là tỉ lệ khá
cao, rất thường xuyên chiếm 30%, thỉnh thoảng chiếm 15%, và ở mức hiếm khi và khơng
bao giờ khơng có ý kiến. Chứng tỏ rằng, từ việc ý thức được vai trò, tầm quan trọng của việc
giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK, do đó GV đã thường xuyên thực hiện nội dung giáo dục này.

2.3.2.2. Mức độ giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi
Kết quả khảo sát đội ngũ GV cho thấy, tần suất giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua
hoạt động chơi trong các trường mầm non hòa nhập khá cao, mức Thường xuyên chiếm 55%.
Đây là tỉ lệ khá cao, rất thường xuyên chiếm 30%, thỉnh thoảng chiếm 15%, và ở mức hiếm
khi và khơng bao giờ khơng có ý kiến nào.

Biểu đồ 2.2: Mức độ giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động
chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi
Kết quả khảo sát đội ngũ GV cho thấy, mức độ giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua
hoạt động chơi trong các cơ sở mầm non hòa nhập khá cao, mức “Thường xuyên” chiếm 55%
ý kiến cho rằng họ thường xuyên chú trọng đến việc giáo dục KNGT cho trẻ. Đây là tỉ lệ khá
cao, rất thường xuyên chiếm 30%, thỉnh thoảng chiếm 15%, và ở mức hiếm khi và khơng
bao giờ khơng có ý kiến. Chứng tỏ rằng, từ việc ý thức được vai trò, tầm quan trọng của việc
giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK, do đó GV đã thường xuyên thực hiện nội dung giáo dục này.
2.3.2.3. Khó khăn khi giáo dục KNGT cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động chơi


Giáo viên đánh giá về những khó khăn khi giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động
chơi, có khoảng hơn một nửa GV đồng ý (mức độ rất đồng ý và đồng ý) về những khó khăn
đang gặp phải. Chúng tôi cho điểm và sử dụng thống kê mô tả để tính điểm trung bình về mức
độ đồng ý của GV khi đánh giá những khó khăn đang gặp phải khi giáo dục KNGT cho trẻ.
Kết quả thể hiện ở Bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2: Khó khăn của GV khi giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi
Khó khăn

N

ĐTB

Thứ bậc


-Thiếu phương tiện tổ chức trò chơi

40

2,25

5

-Thiếu kiến thức về khiếm khuyết cốt lõi của trẻ

40

2,40

4

-Thiếu kinh nghiệm, KN tổ chức trị chơi

40

2,55

6

-Gặp khó khăn khi lựa chọn và xây dựng trị chơi
nhằm phát triển KNGT cho trẻ

40


2,35

1

-Chưa có nhiều KN quản lý trẻ, trẻ thiếu hợp tác

40

2,40

3

-Khơng có nhiều thời gian tổ chức, hướng dẫn

40

2,35

2

Nhìn vào kết quả khảo sát như trên, chúng ta thấy một số khó khăn mà GV gặp phải
khi tổ chức hoạt động chơi nhằm giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK học hòa nhập như: GV gặp
khó khăn nhất là trong việc lựa chọn và xây dựng trò chơi để vận dụng trong các giờ học; Khó
khăn tiếp theo là khơng có nhiều thời gian tổ chức, hướng dẫn cá biệt cho trẻ; Chưa có nhiều
KN quản lý trẻ, trẻ thiếu hợp tác. Đây là những vấn đề khiến cho đội ngũ GV gặp khó khăn
khi vận dụng việc tổ chức trị chơi trong dạy học ở mẫu giáo. Việc lựa chọn trò chơi nhằm
phát triển KNGT cho trẻ rất quan trọng, trò chơi đó vừa phù hợp với bài học ngày hơm đó, lại
vừa phải gây sự hứng thú cho trẻ để trẻ có thể tham gia tích cực trong hoạt động đó
2.3.2.4. Hiệu quả sử dụng các BP giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi


Chart Title
Lịch trình hoạt động kết hợp với hình ảnh hóa…
Tổ chức các hoạt động cụ thể nhằm phát triển…
Trách phạt
Khuyến khích động viên
Tổ chức trị chơi trẻ thích chơi nhằm giáo dục …

Làm mẫu các hoạt động
Các phương pháp chuyên biệt dành cho trẻ …
Xây dựng kế hoạch GDCN
Nhắc nhở trong giờ

0.0
Rất hiệu quả

Hiệu quả

20.0

Bình thường

40.0
Ít hiệu quả

60.0

80.0

100.0


Khơng hiệu quả

120.0


Biểu đồ 2.3: Hiệu quả sử dụng các biện pháp GD KNGT
Tương tự như phần xếp hạng về các BP giáo dục được GV sử dụng, trong nội dung
này mỗi BP giáo dục sẽ được chia theo mức độ (MĐ) hiệu quả tương ứng với điểm dùng để
sắp xếp thứ tự các giải pháp mà GV sử dụng trong quá trình dạy học. Cụ thể: Rất hiệu quả: 4
điểm; Hiệu quả: 3 điểm; Bình thường: 2 điểm; Ít hiệu quả: 1 điểm và Không hiệu quả: 0 điểm.
Kết quả chạy thống kê mơ tả theo điểm trung bình nhằm xếp hạng các BP được các GV sử
dụng nhiều nhất trong giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK như sau: (Điểm trung bình – ĐTB; Độ
lệch chuẩn – ĐLC; Thứ bậc – TB).
Bảng 2.3: Đánh giá hiệu quả các BP sử dụng trong giáo dục KNGT (%)
N

ĐTB

ĐLC

TB

- Làm mẫu các hoạt động

40

3.42

0.63


1

- Tổ chức trò chơi nhằm giáo dục KNGT

40

3.35

0.58

2

- Các phương pháp chuyên biệt dành cho trẻ

40

3.17

0.63

3

- Xây dựng KHGDCN

40

3.15

0.68


4

- Khuyến khích, động viên

40

3.12

0.59

5

- Tổ chức các hoạt động cụ thể nhằm giáo dục
KNGT

40

2.95

0.67

6

- Nhắc nhở trong giờ học khác

40

2.85

0.61


7

- Lịch trình hoạt động kết hợp với hình ảnh hóa
thơng tin

40

2.82

0.54

8

- Trách phạt

40

1.95

0.65

9

Biện pháp sử dụng trong giáo dục KNGT

Valid N (listwise)

0


Độ tin cậy về hiệu quả sử dụng các biện pháp, hệ số Cronbach's Alpha biến tổng là: 0,77,
tổng số 9 biện pháp.
Bảng 2.4: Hiệu quả sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp


Hiệu quả sử dụng các biện
pháp giáo dục KNGT

Giá trị
trung
bình

Phương
sai
trung
bình

Hệ số
tương
quan

Hệ số
Cronbac
h's
Alpha

Xây dựng KHGDCN

16,02


5,02

0,78

0,23

Tổ chức các hoạt động cụ thể giáo dục
KNGT

16,28

5,47

0,84

0,28

Tổ chức trò chơi giáo dục KNGT

16,30

5,85

0,76

0,22

Làm mẫu các hoạt động

16,56


6,09

0,59

0,22

Nhắc nhở

16,48

5,36

0,74

0,21

Khuyến khích, động viên

16,25

4,77

0,76

0,22

Trách phạt

15,05


3,83

0,63

0,17

Các phương pháp chuyên biệt

16,07

6,07

0, 69

0,21

Tác động từ bạn cùng lớp

15,97

3,81

0,57

0,16

Các biện pháp khác

00,00


0,00

0,00

0,00

Kết quả kiểm định cho thấy mối liên hệ thuận chiều giữa mức độ thường xuyên sử
dụng các BP với hiệu quả của các BP khi được sử dụng. Kết quả thu được như sau: Chúng ta
nhận thấy có sự chênh lệch giữa MĐ sử dụng thường xuyên các BP giáo dục với hiệu quả mà
các BP giáo dục này đem lại. Mặc dù có những BP giáo dục được sử dụng ít hơn nhưng hiệu
quả hơn, có những BP giáo dục sử dụng nhiều hơn nhưng lại ít có hiệu quả hơn. Trên thực tế,
hầu hết các GV đều hiểu được vai trị của các biện pháp này nhưng vì nhiều lý do (kinh
nghiệm, thời gian, đi học nâng cao trình độ, dạy thêm…) nên họ ít có cơ hội hoặc chưa đủ tự
tin đưa vào sử dụng. Biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi nhằm
được sử dụng thường xun nhưng khơng hiệu quả vì chưa tận dụng thời gian và chưa bám
sát mục tiêu can thiệp hỗ trợ cho trẻ.
2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn
phổ tự kỷ trong lớp mẫu giáo hịa nhập 5-6 tuổi
Q trình khảo sát tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục KNGT cho
trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi, chúng tôi sử dụng câu hỏi trong
phiếu GV và câu hỏi trong phiếu CM để thu thập được các nội dung này. Kết quả cho thấy,
vấn đề giáo dục KNGT qua hoạt động chơi chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, nhưng chủ
yếu là các yếu tố sau: bản thân trẻ, GV, gia đình, lớp MGHN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trẻ RLPTK học hòa nhập hiện nay đang tham gia hòa nhập tại các cơ sở giáo dục
mầm non chiếm số lượng khá đơng. Giáo dục hịa nhập là xu hướng, là một sự tất yếu của
thời đại. Tuy nhiên, giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non cịn có những hạn chế về kiến
thức và kỹ năng trong q trình tổ chức các hoạt động có trẻ hòa nhập một cách hiệu quả nhất,



họ chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn giáo dục hòa nhập.
Giáo viên dạy các lớp mẫu giáo hịa nhập đã có nhận thức đúng đắn về khả năng và
tầm quan trọng của việc giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho trẻ RLTPK. GV đã chú ý sử
dụng các hình thức giáo dục lồng ghép trong hoạt động có chủ đích và hoạt động trong ngày
của trẻ. Tuy nhiên, các BP giáo dục GV hiện đang sử dụng chưa đạt hiệu quả cao trong giáo
dục KNGT cho trẻ. GV chủ yếu vẫn sử dụng các BP chung dành cho cả lớp do đó các BP đề
ra vẫn chưa chú trọng đến việc có trẻ RLPTK học hịa nhập và chú ý đến mục tiêu giáo dục
KNGT.
Trong các hoạt động chơi hàng ngày, trẻ đã bộc lộ những khó khăn về kỹ năng giao
tiếp, đây là KN đóng vai trò quan trọng cần được chú ý rèn luyện, giáo dục nhằm tạo cơ hội
cho trẻ học tập và hịa nhập tốt hơn. Qua q trình khảo sát, mức độ đạt được của trẻ chủ yếu
ở mức độ thấp, trẻ hầu như cịn gặp khó khăn ở các nhóm KN thiết lập mối quan hệ với bạn
bè trong khi chơi; KN tập trung, chú ý; KN nghe hiểu ngôn ngữ; KN sử dụng ngơn ngữ lời
nói; KN sử dụng ngôn ngữ phi lời; KN thực hiện các quy tắc trong giao tiếp; KN phối hợp
trong nhóm chơi.
Q trình giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: bản
thân trẻ, trình độ của GV, gia đình trẻ, cơ sở mầm non.... Các yếu tố này nếu có sự phối hợp
với nhau nhịp nhàng sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho trẻ. Tuy nhiên, nếu như các yếu tố này tách
rời nhau thì tất yếu sẽ gây ra bất lợi cho trẻ. Quá trình giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua
hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi, mỗi yếu tố lại có những ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực.

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ QUA HOẠT ĐỘNG CHƠI TRONG
LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5-6 TUỔI VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1.
Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối
loạn phổ tự kỷ trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi

3.1.1. Đảm bảo phù hợp mục tiêu giáo dục mầm non
Các BP đề ra cần đảm bảo tính phù hợp với mục tiêu của giáo dục mầm non, giúp trẻ
phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, nhận thức, ngơn ngữ, GT, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào bậc tiểu học. Do vậy, các BP
được đề xuất cần giúp trẻ hình thành những KNGT cơ bản nhưng do trẻ RLPTK có những
khó khăn đặc thù nên cần phải có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh,
đặc điểm riêng của từng trẻ RLPTK.
3.1.2. Đảm bảo tính mục đích
Các nguyên tắc đề ra khi áp dụng trong quá trình giáo dục trẻ cần linh hoạt điều chỉnh
và phải đảm bảo tính mục đích giáo dục nhằm giáo dục KNGT cho trẻ và đạt được mục đích
chung. Trẻ biết sử dụng KNGT trong các tình huống hàng ngày khi tham gia các hoạt động
của các bạn và với cô giáo, cải thiện khả năng hịa nhập của trẻ trong mơi trường lớp học và
môi trường xung quanh.


3.1.3. Đảm bảo nguyên tắc hoạt động
Mỗi cá nhân đều trưởng thành thông qua các hoạt động. Ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ em nói
chung, trẻ RLPTK nói riêng đều cần được tham gia các hoạt động để trưởng thành. Hoạt động
chơi là hoạt động chủ yếu mà nhà giáo dục cần tiến hành để giáo dục cho các em. Ngoài hoạt
động chơi, trẻ cần được tham gia vào các hoạt động thực tế để trẻ được trải nghiệm và cần
được củng cố thường xuyên. Việc này sẽ giúp trẻ dễ dàng hình thành thói quen và hiểu được
ý nghĩa của hoạt động.
3.1.4. Đảm bảo phù hợp với môi trường giáo dục hịa nhập
Trong mơi trường lớp học cần đảm bảo môi trường giáo dục phù hợp để trẻ RLPTK có
thể tham gia được và có sự tương trợ lẫn nhau, sử dụng hiệu quả các biện pháp giáo dục, tạo
điều kiện cho trẻ hòa nhập được thuận lợi nhất. Điều chỉnh mơi trường tránh có nhiều yếu
tố xao nhãng. Mọi người trong mơi trường hịa nhập ln cởi mở, có ý thức hỗ trợ trẻ nhằm
giáo dục các lĩnh vực nói chung và giáo dục KNGT nói riêng.
3.1.5. Đảm bảo tính cá biệt hóa
Trong giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN, cần đảm

bảo tính cá biệt vì mỗi trẻ có đặc điểm, sở thích, điểm mạnh và những khó khăn khác biệt
về trị chơi khác nhau, nếu đảm bảo nguyên tắc này thì áp dụng BP sẽ hiệu quả hơn. Mỗi trẻ
có KHGDCN với những hạn chế riêng về KNGT, cần phải xác định rõ những khó khăn cụ
thể để tác động mang tính chất cá biệt, phù hợp với điều kiện hồn cảnh của trẻ nhằm giúp
trẻ có thể cải thiện khắc phục những khó khăn hiện tại.
3.2. Biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp mẫu giáo hòa
nhập 5 - 6 tuổi
Căn cứ vào cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và các nguyên tắc xây dựng các BP giáo dục
KNGT qua hoạt động chơi, luận án đề xuất một số biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK
5-6 tuổi. Các biện pháp này có mối quan hệ bổ trợ cho nhau, cụ thể các biện pháp như sau:
• Biện pháp 1: Đánh giá kỹ năng giao tiếp và lập kế hoạch giáo dục cá nhân
• Biện pháp 2: Tổ chức trị chơi phù hợp với mức độ phát triển của trẻ
• Biện pháp 3: Thiết lập nhóm bạn chơi cùng trẻ rối loạn phổ tự kỷ - xây dựng vịng
tay bạn bè
• Biện pháp 4: Áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ trẻ trong các hoạt động chơi
• Biện pháp 5: Tác động đa giác quan trong khi tổ chức hoạt động chơi
• Biện pháp 6: Tạo động lực chơi - kích thích sự hứng thú tham gia của trẻ
• Biện pháp 7: Hỗ trợ cá nhân trong khi chơi
• Biện pháp 8: Phối hợp với cha mẹ trong quá trình giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK
3.3. Thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp
giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi mức độ nhẹ đã được đề xuất
đồng thời đánh giá tác động tích cực của các biện pháp đó.
3.3.2. Nội dung thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành với 8 biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt
động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi, trẻ ở mức nhẹ như đã đề xuất. Quá trình TN được thực
hiện theo các nội dung sau:



- Tiến hành tổ chức ở 2 lớp MGHN 5-6 tuổi với 3 trẻ RLPTK ở mức nhẹ, cơ sở giáo dục
mầm non Nắng Mai.
- Áp dụng 8 biện pháp đã xây dựng trong quá trình thực nghiệm trẻ ở tại 2 lớp trên.
- Nhóm nghiên cứu đánh giá sự tiến bộ về KNGT của 03 trẻ RLPTK mức nhẹ khi theo
học lớp hòa nhập mầm non này.
3.3.3. Tổ chức thực nghiệm
3.3.3.1. Điều kiện thực hiện
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi có trẻ
RLTPK. Mỗi lớp gồm có trẻ phát triển bình thường và trẻ RLPTK học hịa nhập, GV có
kinh nghiệm dạy lớp hịa nhập. Ở trường có GV giáo dục đặc biệt hỗ trợ tiết cá nhân và một
số tiết trên lớp. Các hoạt động diễn ra bình thường ở trong lớp học dưới sự hướng dẫn, tổ
chức của GV và có các hoạt động chơi ngồi lớp học dưới sự quan sát và tác động của GV.
Gia đình đồng ý và hợp tác cung cấp thông tin thêm về trẻ và các vấn đề nảy sinh từ trẻ (nếu
có) và phối hợp trong quá trình TN, trẻ đến lớp ổn định.
3.3.3.2. Chuẩn bị thực nghiệm
* Lựa chọn khách thể: Chúng tôi lựa chọn 03 trẻ RLPTK nhẹ để tiến hành TN, 03 trẻ này
đảm bảo theo yêu cầu, mục đích của luận án và có một số điểm tương đồng sau:
- Được phát hiện sớm và được chẩn đoán đánh giá từ Bệnh viện Nhi Trung ương và can thiệp
sớm trước đó từ hơn 2 tuổi, học từ thứ 2 đến thứ 7, có 60 phút can thiệp cá nhân/ngày. Sau
thời gian can thiệp sớm tại trung tâm chuyên biệt trẻ có nhiều tiến bộ về nhận thức chung và
ngôn ngữ nên chuyển sang lớp MGHN.
- Đều sinh năm 2012.
- Các lĩnh vực phát triển về vận động thô, vận động tinh, nhận thức, ngôn ngữ - xã hội tương
đương nhau.
* Lựa chọn địa bàn thực nghiệm: Chúng tôi chọn cơ sở thực nghiệm là cơ sở mầm non Nắng
Mai 1 và cơ sở mầm non Nắng Mai 2, vì đây là nơi tác giả làm việc, tiến hành nghiên cứu và
TN. Đây là nơi có đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất và GV kinh nghiệm tổ chức lớp MGHN,
CM trẻ thân thiện và hợp tác trong các hoạt động của nhóm lớp.
* Thu thập thơng tin về trẻ và lập hồ sơ cá nhân cho trẻ:
- Thông tin về trẻ: Bao gồm những thông tin sau: mức độ tự kỉ và mức độ KNGT; năng lực

phát triển ở các lĩnh vực: vận động thô, vận động tinh, nhận thức, ngôn ngữ - xã hội so với
tuổi thực; điểm mạnh và hạn chế của trẻ; sở thích hoặc những điều làm trẻ sợ hãi; thông tin
về gia đình
- Hồ sơ cá nhân bao gồm: Phiếu đăng ký học; bản đánh giá mức độ tự kỉ của BV Nhi, giấy
khám sức khỏe; Phiếu đánh giá mức độ KNGT, Bản báo cáo kết quả đánh giá các năng lực phát
triển, KHGDCN dài hạn và KHGDCN thực hiện theo tháng (có ghi nhận xét đánh giá vào cuối
tháng); Bản đánh giá chung định kỳ.
* Lập kế hoạch thực nghiệm chi tiết:


Sau khi đã chọn lớp và chọn trẻ TN, kế hoạch TN chi tiết được xây dựng bao gồm nội dung
công việc, người thực hiện và thời gian thực hiện. Nội dung công việc cụ thể:
- Chọn 03 trẻ RLPTK TN, lập KHGDCN dài hạn và mục tiêu cụ thể và đánh giá định kỳ cho
từng trẻ (có đánh giá 3 tháng/ lần và tổng kết cuối kỳ và cuối năm học).
- Hướng dẫn, trao đổi cho GV và CM trẻ về các BP tổ chức giáo dục KNGT qua hoạt động
chơi cho trẻ.
- Tổ chức TN đợt 1, đợt 2 và đợt 3.
- Đánh giá theo định kì 3 tháng/lần từ tháng 9/2017 đến hết tháng 5 năm 2018.
* Làm việc với GV mầm non
- Trao đổi với GV về kế hoạch TN, trẻ TN và thời gian tiến hành TN, đánh giá trẻ và các cơng
việc khác có liên quan.
- Hướng dẫn GV điều chỉnh giáo án cho trẻ hòa nhập, điều chỉnh phương pháp giảng dạy và
những nội dung cần thiết khác khi hỗ trợ hòa nhập cho trẻ.
- Tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn về hoạt động chơi nhằm giáo dục KNGT cho trẻ
RLPTK.
- Hướng dẫn tiến hành áp dụng 8 biện pháp TN.
Trong quá trình thực hiện, tác giả luận án là người quan sát và hướng dẫn trực tiếp GV thực
hành áp dụng các BP trong sinh hoạt và học tập trong ngày cùng trẻ, và cùng trao đổi với CM
về chương trình TN trên trẻ. Kết thúc một giai đoạn TN, tác giả luận án cùng với GV mầm
non và GV chuyên biệt tiến hành đánh giá kết quả thực hiện các BP thông qua đánh giá KNGT

của 03 trẻ RLPTK hòa nhập.
*Tiến hành trao đổi với CM trẻ RLPTK
Trước khi tiến hành thực nghiệm các BP giáo dục vào tháng 9 năm 2017. Buổi trao
đổi được tiến hành chính thức vào những thời điểm đầu năm, giữa năm và cuối năm, ngồi
ra cịn trao đổi hàng ngày khi CM đưa đón con đi học.
Trao đổi với CM về chương trình hịa nhập của trẻ, về tình hình nhận thức của các lĩnh
vực phát triển chung của trẻ, về các KNGT mà trẻ sẽ được hướng dẫn và CM cần nắm được
để phối hợp với GV tổ chức các trò chơi cho trẻ ở nhà để tăng cường các KNGT. CM cũng
cần biết về GV chủ nhiệm lớp; tên một số bạn trẻ thường chơi ở lớp để khi ở nhà CM còn trò
chuyện cùng con. Giới thiệu lớp học cho CM biết, về KHGDCN cho trẻ…Lắng nghe ý kiến,
mong muốn, nguyện vọng của CM.
Giữa năm học, chúng tôi tổ chức họp CM để thông báo kết quả thực hiện thông qua sự
tiến bộ về KNGT của từng trẻ trong lớp, đưa ra những đề xuất điều chỉnh phù hợp với mức
độ tiến triển của trẻ. Kết thúc năm học, tổ chức họp CM để thơng báo về tình hình của từng
trẻ, từ đó đưa ra những tư vấn và khuyến nghị phù hợp cho từng trẻ và tư vấn định hướng tiếp
theo. Trao đổi với CM về kế hoạch tổ chức các buổi hướng dẫn, bồi dưỡng phụ huynh các
kiến thức và kỹ năng chơi cùng con nhằm phát triển KNGT.
* Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện cần thiết cho thực nghiệm


- Giáo viên: GV đã có tâm thế, kiến thức và KN dạy lớp có trẻ RLPTK học hịa nhập, tuy
nhiên những kiến thức và KN chủ yếu là do tự học, được yêu cầu ghi chép nhật ký hàng ngày
cho trẻ, soạn giáo án hàng tháng và có điều chỉnh chương trình giảm nhẹ cho trẻ RLPTK hịa
nhập; chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ cho các tiết học.
- CM trẻ: CM đồn kết, tham gia tích cực các hoạt động của lớp, không biểu lộ sự kỳ thị với
trẻ RLPTK.
- Trẻ không tự kỷ (Trẻ cùng lớp): Là nhóm trẻ đồng đều trong lớp 5-6 tuổi, phát triển khá
đồng đều về mọi mặt đặc biệt là có kỹ năng giao tiếp phù hợp với lứa tuổi, trẻ nhanh nhẹn ay
đã quen với các bạn trong lớp, thân thiện, hay trị chuyện cùng nhau và nghe lời cơ giáo.
- GV và trẻ ở các lớp khác: GV các lớp khác hợp tác và phối hợp trong các hoạt động chung

của nhóm lớp. GV phụ trách các lớp khác cùng phối hợp để tạo ra môi trường giao tiếp hiệu
quả với trẻ RLPTK trong các hoạt động như tham gia dã ngoại, hội thao…
- Phòng học: Đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phong phú đa dạng; các biểu mẫu đánh giá.
Để tiến hành tổ chức TN, nhóm đánh giá và theo dõi trẻ trong nhóm TN gồm có tác giả, GV
dạy chuyên biệt, GV mầm non và nhà quản lý tại trường. Trong đó tác giả là người đánh giá,
theo dõi chính qua làm việc trực tiếp với trẻ, với GV, quản lý tại cơ sở giáo dục và trao đổi
với CM trẻ. Ngồi ra, tác giả cịn theo dõi trẻ qua nhật ký học tập hàng ngày, bản đánh giá
của lớp đầu năm và cuối năm, hồ sơ học sinh…
3.3.4. Kết quả thực nghiệm
-

Trường hợp 1 - Trẻ PK:
42
38
24
15

16
0
Điểm mức 1

Điểm mức 2
Trước TN

Điểm mức 3
Sau TN

Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ PK trước và sau
thực nghiệm
Trước và sau thực nghiệm, trẻ PK có sự thay đổi về mức độ điểm đạt được của KNGT,

sau thực nghiệm, điểm số của KNGT đạt được ở mức 3 tăng cao hơn, điều này có nghĩa trẻ
đã dần chuyển từ việc thụ động sang chủ động tham gia giao tiếp hàng ngày với giáo viên và
các bạn trong lớp.
-

Trường hợp 2: Trẻ MH


50
46

45
40
35
30
25

30
20

20

20

15
10

9

5

0

0
Điểm mức 1

Điểm mức 2
Trước TN

Điểm mức 3
Sau TN

Biểu đồ 3.2. So sánh mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ MH trước và sau thực
nghiệm
Kết quả thực nghiệm về các nhóm KN của MH, MH khá tốt khi có 10 KN đạt ở mức 3,
mức có KN không cần sự hỗ trợ tiến bộ nhiều ở lĩnh vực kết bạn và khả năng nghe hiểu, tập
trung chú ý. Có sự tiến bộ như vậy vì gia đình của MH rất hợp tác cùng cô, thường xuyên trao
đổi tình hình của con với cơ, MH có khả năng nghe hiểu rất khá. Sau khi sang bên trường MN
thì các bạn cũng thích chơi với MH hơn và thường lơi kéo bạn ấy vào trong nhóm chơi, con
cũng giảm việc hay cấu bạn.
-

Trường hợp 3: Trẻ NL
70
60

60

50
40
30

20

26

22

14

10
0

0
Điểm mức 1

12

Điểm mức 2
Trước TN

Điểm mức 3
Sau TN

Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ NL trước và sau
thực nghiệm
Trẻ NL có sự tiến bộ rõ rệt sau quá trình thực nghiệm, biểu hiện các kỹ năng đều đạt
mức cao hơn, trẻ có sự thay đổi trong giao tiếp với người khác, chủ động sử dụng ngơn ngữ
lời nói và tích cực hơn trong việc tham gia nhóm bạn….
Ba trường hợp mà chúng tơi lựa chọn tiến hành thực nghiệm là 3 trẻ đại diện cho mức
độ RLPTK nhẹ (Trẻ PK, MH và NL). Kết quả TN cho thấy như sau:



Cả 3 trẻ đều có những hạn chế ở các nhóm KN: (1) KN thiết lập mối quan hệ với bạn
trong khi chơi; (2) KN tập trung, chú ý; (3) KN hiểu ngôn ngữ; (4) KN sử dụng ngôn ngữ lời
nói; (5) KN sử dụng ngơn ngữ phi lời; (6) KN thực hiện các quy tắc trong GT; (7) KN phối
hợp trong nhóm chơi. Tuy nhiên, mỗi một nhóm KN lại có những khó khăn cụ thể khác nhau
đối với từng trẻ RLPTK nên cần có sự kết hợp để lên KHGDCN cho trẻ một cách phù hợp
nhất phù hợp với mức độ phát triển.
Khi tiến hành TN, GV đã tác động tác động, nâng cao KN thông qua hoạt động chơi
được lồng ghép vào trong các hoạt động hàng ngày. Khi có sự tác động can thiệp vào một số
nhóm KN thì các KN cịn lại cũng có những ảnh hưởng tích cực. Chẳng hạn, khi tác động vào
KN đầu tiên “Thiết lập mối quan hệ với bạn trong khi chơi” là trẻ sẽ nhớ tên và biết gọi tên
bạn, duy trì nhóm bạn chơi hàng ngày thì sẽ tạo những nền tảng cơ bản để trẻ có KN phát
triển về KN sử dụng lời nói trong GT.
Đồng thời với việc phát triển về KNGT, điều đó có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển
chung của trẻ, bởi khi tác động đến các KNGT là tác động tổng hợp, không những giúp trẻ
phát triển khả năng nghe, hiểu, diễn đạt ngơn ngữ mà cịn giáo dục trẻ về mối quan hệ, tương
tác với bạn trong lớp. Từ đó tạo ra cơ hội trẻ chơi cùng nhau, giao tiếp trò chuyện với nhau,
thúc đẩy sự phát triển.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về giáo dục KNGT cho trẻ RLPTP qua hoạt
động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi, luận án đã xây dựng được 08 BP giáo dục KNGT cho
trẻ. Các BP đều có mối liên hệ với nhau, GV cần áp dụng, điều chỉnh phù hợp với từng trẻ.
Các BP giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6 tuổi được
căn cứ dựa trên cơ sở đặc điểm của lớp MGHN ở Việt Nam, đặc điểm khó khăn về KNGT và
đặc điểm chơi của trẻ RLPTK trong lớp MGHN 5-6 tuổi. Các BP giáo dục KNGT cho trẻ
RLPTK phải đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính phát triển, tính hệ thống, phù hợp với
đặc điểm của lớp MGHN và đảm bảo tính cá biệt hóa trong giáo dục.
Chúng tơi cũng nhận thấy rằng, q trình giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt
động chơi cho 03 trẻ TN có được thành cơng như vậy là do những nguyên nhân sau: (1) Trẻ

RLPTK được đánh giá ở MĐ nhẹ, được can thiệp tích cực; (2) GV được thúc đẩy nâng cao
kinh nghiệm, tìm tịi học hỏi, nâng cao KN giáo dục trẻ RLPTK hòa nhập, tổ chức hoạt động
chơi nhằm giáo dục KNGT. (3) Môi trường giáo dục có những yếu tố tích cực tác động hiệu
quả đến quá trình giáo dục KNGT cho trẻ. (4) Nhận thức đúng đắn của CM về vai trị của
cơng tác giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho trẻ RLPTK trong lớp MGHN 5-6 tuổi; (5)
Giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi được tiến hành thông qua hoạt động
chung của cả lớp và hỗ trợ cá nhân, các trẻ được trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn,
được lặp lại thường xuyên, liên tục ngay tại lớp hòa nhập và được hỗ trợ, rèn luyện của gia
đình khi ở nhà.
Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục như nhà trường, gia đình và GV chuyên biệt
là rất cần thiết để tập trung vào mục tiêu chung cần rèn cho trẻ. Đây là nhiệm vụ hàng giờ
hàng ngày hàng tháng để giúp trẻ tiến bộ. Do vậy, sự phối hợp của CM là rất quan trọng, sẽ
hỗ trợ cho việc rèn luyện qua hoạt động chơi cho trẻ ở nhà nhằm giúp trẻ tiến bộ hơn về
KNGT nói riêng cũng như sự phát triển các lĩnh vực của trẻ nói chung.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới và ở Việt
Nam, luận án khẳng định:
-Trẻ RLPTK nhẹ học hịa nhập cịn có những hạn chế về KNGT, tuy nhiên khi được
giáo dục trẻ có sự phát triển và nâng cao khả năng giao tiếp của mình.
- Hoạt động chơi có vai trị rất lớn trong việc giáo dục KNGT cho trẻ và có mối quan
hệ giữa phát triển KNGT và hoạt động chơi của trẻ trong lớp MGHN 5 – 6 tuổi. Trẻ RLPTK
cần được trang bị những KNGT thiết thực nhằm tạo nền tảng cho việc hòa nhập và độc lập
trong cuộc sống. Giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN 5-6
tuổi là một việc làm ý nghĩa với trẻ, giúp trẻ hình thành những KN quan trọng làm tiền đề cho
việc học ở cấp tiểu học và hòa nhập cộng đồng, trẻ biết chủ động sử dụng ngôn ngữ trong GT,
có KN nghe hiểu tốt, biết thực hiện các quy tắc trong GT, biết chơi với các bạn cùng lớp, có
KN tập trung chú ý khi tham gia học tập ... Có những KN cơ bản này sẽ giúp trẻ tự tin hòa

nhập một cách tốt nhất, tham gia tích cực các hoạt động ở nhóm lớp.
Q trình giáo dục KNGT qua hoạt động chơi cho trẻ RLPTK chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố như: bản thân trẻ, GV, CM trẻ, bạn bè, môi trường lớp học. Các yếu tố này nếu có sự
phối hợp với nhau chặt chẽ sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho trẻ. Tuy nhiên, nếu như các yếu tố
này tách rời nhau thì tất yếu sẽ làm giảm tác động hiệu quả của các BP giáo dục lên trẻ. Trong
quá trình giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK trong lớp MGHN 5-6 tuổi, mỗi yếu tố lại có những
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực. Vì vậy, các nghiên cứu về sau cũng
cần lưu ý tới vấn đề này để có thể đưa ra những BP giáo dục phù hợp.
Ba trẻ được lựa chọn TN đại diện cho các nhóm MĐ RLPTK nhẹ, cả 3 trẻ đều có sự
tiến bộ sau khi kết thúc 3 đợt nghiên cứu. Tuy nhiên, dù ở MĐ tự kỉ nhẹ thì cả 3 trẻ đều gặp
khó khăn ở các nhóm KN thiết lập mối quan hệ với bạn trong khi chơi với bạn, KN tập trung,
chú ý; KN hiểu ngôn ngữ; KN sử dụng ngơn ngữ lời nói; KN sử dụng ngơn ngữ phi lời; KN
thực hiện các quy tắc thông thường trong GT; KN phối hợp nhóm với các mức độ khác nhau.
Điều này rất phù hợp với lí thuyết về đặc điểm của trẻ RLPTK đã trình bày ở chương 1.
Kết quả TN sư phạm trên 03 trẻ RLPTK trong lớp MGHN cho thấy 08 BP đã xây dựng
phù hợp với đối tượng trẻ RLPTK nhẹ, xây dựng các BP dựa trên các nguyên tắc: phù hợp
với mục tiêu giáo dục mầm non; đảm bảo tính mục đích; đảm bảo nguyên tắc hoạt động; phù
hợp với môi trường giáo dục hịa nhập; đảm bảo tính cá biệt hóa. Các BP giáo dục KNGT cho
trẻ RLPTK qua hoạt động chơi trong lớp MGHN được xây dựng trong luận án cần được tiếp
tục triển khai trên diện rộng và trong thời gian dài hơn để hoàn thiện hơn nữa.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với giáo viên mầm non lớp hịa nhập:
Qua q trình khảo sát thực trạng và thực nghiệm cho thấy, sự phát triển về KNGT
nói riêng và sự phát triển chung của trẻ RLPTK phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của GV, vì
GV là người ln sát sao cùng trẻ trong các hoạt động hàng ngày, nắm được những ưu điểm,
hạn chế, khó khăn của trẻ một cách rõ ràng nhất. Do vậy, GV phải thể hiện sự tích cực học
tập, trau dồi kiến thức, KN, trách nhiệm đối với trẻ RLPTK hịa nhập, giúp trẻ thay đổi tích
cực. GV phải đặt vấn đề trách nhiệm lên hàng đầu, đề xuất những ý kiến đối với cơ sở giáo
dục để giúp cho quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục được thuận lợi hơn, chủ động phối hợp
với CM trẻ.



×