Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.4 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ NHƯ THANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ NHƯ THANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ HÀ THƯƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Mẫu nghiên cứu dựa trên dữ
liệu của BIDV giai đoạn 2008 - 2018, tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng sinh lời của BIDV thông qua chỉ tiêu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
thông qua sử dụng phân tích hồi quy dữ liệu thời gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy
các yếu tố về tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, cấu trúc tài trợ có tương
quan thuận với khả năng sinh lời của BIDV. Trong khi đó, yếu tố rủi ro tín dụng lại
có tương quan nghịch đến khả năng sinh lời. Nghiên cứu khơng tìm thấy bằng
chứng về tác động của tỷ lệ vốn cho vay đến khả năng sinh lời của BIDV trong giai
đoạn 2008 – 2018.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ
tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của
tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được
công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn
được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.

Tác giả


Hồ Như Thanh


LỜI CẢM ƠN
Tôi trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Ngân Thành phố Hồ
Chí Minh (TP.HCM) và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre đã tổ
chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tơi được có cơ hội tham gia lớp cao học,
chun ngành Tài chính – Ngân hàng của Trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Cơ TS. Đỗ Thị Hà Thương đã tận tình
hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này. Tơi cũng xin
chân thành cảm ơn tồn thể q Thầy Cơ của Trường Đại học Ngân Thành phố Hồ
Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các học viên trong thời gian học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ba mẹ, gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Bến Tre đã luôn bên cạnh, động viên và hỗ trợ
cho tôi rất nhiều để tôi có thể chuyên tâm học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài
nghiên cứu một cách hoàn chỉnh.
Mặc dù đã cố gắng thực hiện luận văn của mình một cách hồn thiện nhất
nhưng khơng thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc nghiên cứu chưa sâu, tôi rất mong
nhận được sự đóng góp và chỉ bảo từ q Thầy Cơ.
Tơi xin trân trọng cảm ơn.

TP.HCM, ngày …. tháng …. năm 2020
Tác giả

Hồ Như Thanh


i


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ....................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài ..............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................3
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................3
1.5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................4
1.6. Kết cấu của luận văn .....................................................................................4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .......6
2.1. Tổng quan về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại ........................6
2.1.1. Khái niệm về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại ......................6
2.1.2. Sự cần thiết gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại ..........7
2.1.3. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại ...............9
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại ..11
2.3. Các nghiên cứu có liên quan .......................................................................16
2.3.1. Nghiên cứu của các tác giả ngoài nước ...................................................16
2.3.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước ....................................................19
2.3.3. Thảo luận các nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu của đề tài 21
CHƯƠNG 3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..............................................................................................................................24
3.1. Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................24
3.1.1. Cơ sở lý thuyết của mơ hình .......................................................................24
3.1.2. Đề xuất giả thiết và mơ hình nghiên cứu....................................................24
3.1.3. Biến phụ thuộc ............................................................................................25
3.1.4. Các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu ...............................................25
3.2. Dữ liệu nghiên cứu .....................................................................................30
3.3. Phương pháp nghiêu cứu ............................................................................30
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ..........................................................30

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................31
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................32
4.1. Thực trạng khả năng sinh lời của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển


ii

Việt Nam ..............................................................................................................32
4.2. Thống kê mô tả ...........................................................................................34
Bảng 4.1. Thống kê mơ tả các biến ......................................................................34
4.3. Phân tích tương quan ..................................................................................35
4.4. Phân tích hồi quy ........................................................................................37
4.4.1. Kết quả hồi quy ........................................................................................37
4.4.2. Kiểm định các khuyết tật của mơ hình ....................................................38
4.4.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .............................................................39
4.5. Kết quả nghiên cứu .....................................................................................40
4.5.1. Ảnh hưởng cùng chiều của biến độc lập đến khả năng sinh lời của BIDV
40
4.5.2. Ảnh hưởng ngược chiều của biến độc lập đến khả năng sinh lời của
BIDV 41
4.5.3. Yếu tố cịn lại trong mơ hình nghiên cứu ................................................41
4.6. Nguyên nhân tác động đến khả năng sinh lời của BIDV ...........................42
4.6.1. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................42
4.6.2. Nguyên nhân khách quan .........................................................................43
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................45
5.1. Kết luận .......................................................................................................45
5.2. Khuyến nghị ................................................................................................47
5.2.1. Gợi ý về quy mô ngân hàng .....................................................................47
5.2.2. Gợi ý về tỷ lệ vốn chủ sở hữu ..................................................................47
5.2.3. Gợi ý về tỷ lệ vốn cho vay .......................................................................48

5.2.4. Gợi ý về công tác huy động vốn ..............................................................50
5.2.5. Nâng cao năng lực quản trị ngân hàng ....................................................51
5.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ......................................................53
5.2.7. Khuyến nghị đối với NHNN ....................................................................54
5.3. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................56
5.3.1. Những hạn chế của đề tài .........................................................................56
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo.....................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................58


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

BCTC

Tiếng Việt
Báo cáo tài chính

CAR

Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng TMCP Đầu tư và
for Investment
Phát triển Việt Nam
and Development of Vietnam
The capital adequacy ratio
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu


CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

EPS

Earning per Share

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

GDP

Gross Domestic Product

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

H0

Null hypothesis

H1

Alternative hypothesis

LOANS

Total debt


BIDV

NIM

Giả thuyết H0 (giả thuyết
không)
Giả thuyết H1 (giả thuyết
nghịch)
Tỷ lệ dư nợ cho vay

NHNN

Net interest margin
State Bank

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Ngân hàng nhà nước

NHTM

Commercial bank

Ngân hàng Thương Mại

NIM

Net Interest Margin

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên


OLS

Ordinary Least Squares

Bình phương tối thiểu

R2

R-Squared

ROA

Return on Asset

ROE

Return on Equity

R bình phương, hoặc là hệ số
xác định bội.
Suất sinh lời trên tổng tài sản
Suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu

SIZE

Bank size

Quy mô ngân hàng


TMCP

Thương mại cổ phần

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VIF

Variance-inflating factor

Ngân hàng thế giới

WB
WTO

Hệ số phóng đại phương sai

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng


Tên

Trang

2.1

Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời

21

3.1

Bảng tóm tắt biến

29

4.1

Thống kê mơ tả các biến

34

4.2

Ma trận tương quan giữa các biến

35

4.3


Hệ số phóng đại phương sai

36

4.4

Kết quả hồi quy

37

4.5

Kết quả kiểm định tự tương quan

38

4.6

Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

38

5.1

So sánh tương quan mong đợi

46

DANH MỤC HÌNH
Hình


Tên

Trang

4.1

Biểu đồ cấu phần thu nhập thuần của BIDV năm 2018

32

4.2

ROE của BIDV giai đoạn 2008 - 2018

33


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Chương 1 sẽ trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, qua đó xác định mục tiêu
nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu tương ứng, phạm vi và đối tượng nghiên
cứu. Ngoài ra, chương 1 cũng sẽ trình bày đóng góp của đề tài, và kết thúc
chương này sẽ trình bày kết cấu tổng thể của đề tài.
1.1. Lý do chọn đề tài
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đổi mới
đột phá, tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế có

thể được coi là xu hướng chi phối sự phát triển của ngành ngân hàng, mở ra nhiều
cơ hội mới và song song đó cũng tạo nên nhiều thách thức trước việc gia tăng
cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại (NHTM) trong và ngoài nước. Trong bối
cảnh đó, BIDV – một trong bốn NHTM Nhà nước không ngừng đầu tư chiều sâu
đổi mới công nghệ, hiện đại hóa hệ thống corebanking, phát triển nguồn nhân lực
có chất lượng cao, xây dựng và đào tạo lực lượng chuyên gia về các loại hình dịch
vụ để tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường. Để đạt được mục tiêu đề
ra, giải pháp cần thực hiện là nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh,
đặc biệt là khả năng sinh lời bằng những chiến lược quản trị rõ ràng, phù hợp
trong từng giai đoạn. Đứng ở góc độ một ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP)
trong hệ thống NHTM Việt Nam, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời của BIDV là quan trọng và có ý nghĩa rất lớn để các nhà quản lý của
ngân hàng được ra các quyết định chính sách nhằm mang lại lợi ích tối ưu cho
ngân hàng.
Về phương diện học thuật, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
ngân hàng là một lĩnh vực được khai thác và nghiên cứu nhiều ở các nước trên thế
giới. Trujillo-Ponce (2012) đã tiến hành phân tích thực nghiệm các yếu tố xác định
khả năng sinh lời của các ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn 1999-2009. Các
kết quả thu được bằng cách áp dụng ước tính hệ thống GMM cho một số lượng


2

lớn các ngân hàng Tây Ban Nha chỉ ra rằng những ngân hàng có lợi nhuận cao
trong giai đoạn này có tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng số tài sản lớn, tỷ lệ tiền gửi
khách hàng cao, hiệu quả tốt và rủi ro tín dụng thấp và khơng tìm thấy hiện tượng
kinh tế và phi kinh tế từ quy mô. Sehrish Gul cùng các cộng sự (2011) đã kiểm
tra mối quan hệ giữa các đặc điểm cụ thể của ngân hàng và lợi nhuận của các ngân
hàng sử dụng dữ liệu của mười lăm NHTM của Pakistan trong giai đoạn 20052009. Nghiên cứu cho thấy cả hai yếu tố bên trong và bên ngồi đều có ảnh hưởng
vững chắc đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Có thể thấy, đã có rất nhiều

phương pháp, mơ hình được đề xuất, áp dụng và thu được những kết quả khá tốt
trong thực tiễn. Trong nước hiện nay có một số bài nghiên cứu về đề tài này nhưng
chủ yếu dừng lại ở nghiên cứu trên hệ thống NHTM chưa có nhiều nghiên cứu cụ
thể về BIDV.
Từ những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng sinh lời của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” và
sử dụng phương pháp hồi quy bảng trong bài luận văn để định lượng mức tác
động của các yếu tố đến khả năng sinh lời của BIDV. Kết quả nghiên cứu sẽ là
cơ sở để đưa ra các gợi ý chính sách giúp BIDV đạt mục tiêu kinh doanh của
ngân hàng trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của BIDV.
Trên cơ sở kết quả phân tích, luận văn sẽ đưa ra các gợi ý về mặt chính sách để
nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng thông qua mức độ ảnh hưởng của
từng yếu tố trong mơ hình phân tích.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu cuối cùng, đề tài cần đạt được những mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng khả năng sinh lời và tình hình hoạt động kinh doanh
của BIDV trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2018, cụ thể như tình hình
tổng tài sản, tình hình vốn chủ sở hữu, hoạt động huy động vốn, hoạt động tín


3

dụng và rủi ro tín dụng, tình hình thu nhập.
- Xác định được các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của BIDV.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến đến khả năng sinh lời
của BIDV.
- Đề xuất hàm ý chính sách nhằm nâng cao khả năng sinh lời của BIDV.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu, nghiên cứu tìm cách trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng khả năng sinh lời của BIDV thời gian qua như thế nào?
- Những yếu tố nào có tác động đến khả năng sinh lời của BIDV và mức độ
tác động của các yếu tố này đến khả năng sinh lời của BIDV như thế nào?
- Có những chính sách nào trong việc quản trị, điều hành ngân hàng nhầm
nâng cao khả năng sinh lời của BIDV?
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động của các yếu tố đặc trưng của ngân hàng
(SIZE, CAPITAL, LOANS, CREDIT RISK và DEPOSITS) đến khả năng sinh lời
của BIDV.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài nghiên cứu là BIDV.
- Về không gian: Tác giả thu thập và nghiên cứu số liệu của BIDV. Thông tin
lấy được từ báo cáo tài chính (BCTC), báo cáo thường niên được cơng bố trên
website của BIDV, trang website của Ngân hàng nhà nước (NHNN), Tổng cục
Thống kê và một số nguồn khác.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong 11 năm từ năm 2008 đến năm
2018. Tác giả lựa chọn phạm vi nghiên cứu này vì đây là giai đoạn hoạt động ngân
hàng ở Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng chịu tác động khơng nhỏ trước
cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008. Hơn nữa, nguồn số liệu của thời
kỳ nghiên cứu này bảo đảm tính đồng bộ hơn, đầy đủ hơn, có độ tin cậy cao hơn
và phản ánh tốt việc đánh giá tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lời của
BIDV.
- Phạm vi nội dung: Luận văn sử dụng biến phụ thuộc ROE để phản ánh


4

khả năng sinh lời của chủ sở hữu BIDV.
1.5. Đóng góp của đề tài

Hiện tại, có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM. Tuy nhiên chưa có
nhiều nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đến khả
năng sinh lời của BIDV. Tác giả nhận thấy đề tài có những đóng góp sau:
Thứ nhất, cùng với một số ít nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời của các NHTM, đề tài nghiên cứu đã đóng góp một bằng chứng
thực nghiệm về vấn đề tương tự tại BIDV. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu này
cập nhật dữ liệu mới nhất giai đoạn từ 2008 - 2018.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu giúp BIDV có một nguồn tham khảo đáng tin
cậy về mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến khả năng sinh lời của BIDV.
Mặc khác, đây cũng là một nghiên cứu với mục tiêu kiểm định lại những yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của BIDV dựa trên kết quả nghiên cứu các
nghiên cứu có liên quan trước đây về khả năng sinh lời của NHTM nói chung,
cũng như mở ra những hướng nghiên cứu mới cho những nghiên cứu sau này
mà đề tài còn hạn chế.
1.6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục
tài liệu tham khảo và các phụ lục, bài nghiên cứu được kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
Chương 3: Mơ hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Tóm tắt chương 1
Chương này đã chỉ ra được sự cần thiết cũng như tính cấp thiết trong việc
nghiên cứu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của BIDV từ các
bằng chứng thực nghiệm là các nghiên cứu trước của nhiều tác giả khác nhau


5


và thực tiễn các NHTM Việt Nam, đề tài đã khẳng định ý nghĩa khoa học và
thực tiễn của vấn đề nghiên cứu được lựa chọn. Tiếp theo chương 2 đưa ra tổng
quan về cơ sở lý thuyết, đồng thời, đánh giá sơ bộ về các nghiên cứu trước đó
để lựa chọn các thơng tin cần thiết và mơ hình phù hợp với bối cảnh của bài
nghiên cứu.


6

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Chương 2 sẽ thực hiện khảo lược cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
có liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM, qua đó
thảo luận để xác định khoảng trống nghiên cứu cho đề tài.
2.1. Tổng quan về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại
2.1.1. Khái niệm về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại
Theo Luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 16/6/2010, “Ngân hàng
thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục
tiêu lợi nhuận”. Cũng giống như các doanh nghiệp khác, một trong các mối
quan tâm hàng đầu của NHTM chính là khả năng tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là
chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng như để đánh giá sự phát
triển bền vững của một ngân hàng. Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của
ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng thanh toán và chỉ ra triển vọng
phát triển trong tương lai của ngân hàng đó. Cụ thể hơn, Rose P.S (2001) cho
rằng khả năng sinh lời được coi là một chỉ số quan trọng thể hiện kết quả hoạt
động của ngân hàng trong việc sử dụng các nguồn lực để tạo ra lợi nhuận bằng
cách bán các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Lợi nhuận là vấn đề được quan tâm hàng đầu, là mục tiêu kinh doanh chính

cuả các NHTM. Tuy nhiên lợi nhuận chỉ là một con số tuyệt đối, nên nó khơng
thể hiện đầy đủ sự thay đổi trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy
khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng, cần xem xét lợi nhuận
trong mối quan hệ tương quan với các chỉ tiêu như nguồn vốn, tài sản, khả năng
bù đắp chi phí…. Hay nói cách khác để đánh giá hiệu quả hoạt động của một
NHTM, chúng ta có thể dựa vào các chỉ số thể hiện khả năng sinh lời.
Theo Harward và Upton (1961) phát biểu rằng: “Khả năng sinh lợi là khả
năng của một sự đầu tư nhất định có thể tạo ra lợi nhuận”. Khả năng sinh lời là
thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân


7

bằng tài chính. Việc đánh giá khả năng sinh lời phải dựa trên một khoảng thời
gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh lời được áp dụng trong mọi hoạt
động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện
bằng kết quả trên phương tiện. Khả năng sinh lời có thể áp dụng cho một hoặc
một tập hợp tài sản. "Khả năng sinh lợi cho thấy tính hiệu quả của việc quản lý
các nguồn lực sẵn có trên thị thường để có thể tạo ra lợi nhuận", đây là quan
điểm được trình bày bởi Amico và cộng sự (2010). Tuy nhiên, một ngân hàng
có khả năng sinh lợi cao chưa hẳn là tốt, để có mức khả năng sinh lợi như vậy
có thể ngân hàng này đã chấp nhận một cơ cấu tài sản có độ rủi ro cao.
Don Hofstrand (2009) định nghĩa khái niệm khả năng sinh lời là mục tiêu
chính của tất cả các hoạt động kinh doanh. Nếu khơng có khả năng sinh lời, các
hoạt động kinh doanh không thể tồn tại trong thời gian dài. Vì vậy, việc đo
lường khả năng sinh lời trong quá khứ, hiện tại và dự đốn khả năng sinh lời
trong tương lai đóng vai trị rất quan trọng. Bên cạnh đó, Ehow (2012) định
nghĩa khả năng sinh lời là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng
chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính.
Có thể nói, khả năng sinh lời là một trong các đo lường quan trọng đánh

giá kết quả tài chính của các ngân hàng thương mại, được xem xét trên cơ sở
kết hợp kết quả kinh doanh và nguồn lực sử dụng. Khả năng sinh lời là nền tảng
quan trọng giúp các ngân hàng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm, từ đó kinh
doanh hiệu quả. Ở cấp độ ngân hàng, khả năng sinh lời là kết quả của việc sử
dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà ngân
hàng nắm giữ. Đó là khả năng ngân hàng có thể tạo ra lợi nhuận từ tất cả các
hoạt động kinh doanh, có tính đến mức độ rủi ro. Chính vì vậy, việc đánh giá
khả năng sinh lời của ngân hàng cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng luôn
được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu, quản trị và điều hành hoạt động ngân
hàng.
2.1.2. Sự cần thiết gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại
2.1.2.1. Đối với ngân hàng


8

Ngân hàng hay bất cứ một doanh nghiệp nào khác đều hoạt động với mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận, khả năng sinh lời và tăng trưởng. Đối với ngân hàng,
khả năng sinh lời có ý nghĩa rất lớn, gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh
doanh, mức độ phát triển của một NHTM, đồng thời chỉ ra hướng phát triển của
ngân hàng.
Bên cạnh đó với gốc độ nhà đầu tư, người gửi tiền sẽ quyết định chọn giao
dịch ở những NHTM hoạt động hiệu quả. Khả năng sinh lời là một trong những
thông tin quan trọng để các nhà đầu tư xem xét khi nắm giữ cổ phiếu các
NHTM niêm yết. Do đó, ngân hàng có khả năng sinh lời cao sẽ thu hút được
nhà đầu tư, giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong huy động vốn, đồng thời nâng
cao uy tín của ngân hàng trong mắt nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Gia tăng khả năng sinh lời còn là điều kiện để nâng cao phúc lợi và khen
thưởng cho người lao động, làm cho người lao động gắn bó với nơi làm việc,
giúp ổn định nhân sự tổ chức. Bên cạnh đó, để gia tăng khả năng sinh lời của

ngân hàng cần lưu ý phòng ngừa hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, kết
hợp hài hịa giữa hoạt động tín dụng và đa dạng hóa loại hình dịch vụ, quản lý
tiết kiệm chi phí về quản lý công vụ, tài sản.
Khả năng sinh lời là cơ sở để ngân hàng ra các quyết định kinh doanh. Một
ngân hàng có khả năng sinh lời cao sẽ tạo điều kiện tích lũy nguồn vốn đa dạng
và dồi dào, làm cơ sở cho việc tạo ra các tài sản có sinh lời. Việc nâng cao khả
năng sinh lợi là điều kiện để các NHTM bảo toàn vốn, là điều kiện để các
NHTM mở rộng thị trường cho vay, đầu tư vào việc đổi mới công nghệ thu hút
khách hàng. Tuy nhiên, giữa khả năng sinh lợi và rủi ro có mối quan hệ đánh
đổi, khả năng sinh lợi càng cao thì rủi ro càng cao. Vì vậy, các nhà quản trị
ngân hàng phải luôn phải cân bằng sự đánh đổi giữa rủi ro và khả năng sinh lợi
khi phân tích các tỷ số đo lường khả năng sinh lợi đạt được và rủi ro phải chấp
nhận của các NHTM.
2.1.2.2. Đối với nền kinh tế
Ngân hàng là một trong những thành phần quan trọng của nền kinh tế, khả


9

năng sinh lời của ngân hàng là động lực, là đòn bẩy kinh tế của xã hội. Đồng
thời, ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt, mang tính hệ thống cao và
có liên quan trực tiếp đến tồn bộ nền kinh tế. Nếu ngân hàng hoạt động có hiệu
quả, đảm bảo tài chính ổn định và ln tăng trưởng, có khả năng sinh lời cao sẽ
là yếu tố làm cho khu vực tài chính được lành mạnh hóa, góp phần ổn định tiền
tệ, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng ln mang tính lan truyền, tính hệ thống cao hơn hẳn nhiều lĩnh vực
kinh doanh khác. Vì vậy, việc quản lý và điều hành hoạt động ngân hàng cần
phải nghiêm ngặt và thận trọng nhằm hướng đến mục tiêu an tồn trong hoạt
động.
Trong mơi trường cạnh tranh quốc tế, nâng cao khả năng sinh lời của mỗi

ngân hàng là cách tốt nhất để giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển một cách
bền vững, từ đó thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển, tăng uy tín quốc gia.
2.1.3. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại
2.1.3.1. Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi
nhuận thuần so với vốn tự có của một ngân hàng qua đó đánh giá chất lượng và
hiệu quả sử dụng vốn trong NHTM. ROE cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, biểu thị khoản sinh lời/lợi tức trung bình của các
nhà đầu tư nhận được từ vốn cổ phần tại ngân hàng. ROE đo lường tỷ lệ thu
nhập của các cổ đông của ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đơng
nhận được từ khoản đầu tư vào ngân hàng khi họ chấp nhận rủi ro để hy vọng
có được thu nhập ở mức hợp lý. Chỉ số ROE cho biết ngân hàng đang tận dụng
nguồn vốn chủ sở hữu hiệu quả như thế nào. Chỉ số này phải được giải thích
thận trọng vì một tỷ lệ cao có thể chỉ ra cả hai là khả năng lợi nhuận cao cũng
như sử dụng vốn thấp và một tỷ lệ thấp có thể có nghĩa là khả năng lợi nhuận
thấp cũng như sử dụng vốn cao. ROE thấp còn cho thấy sự yếu kém hiệu quả
trong việc sử dụng đồng vốn của các cổ đông, điều này làm giảm khả năng cạnh
tranh và thu hút vốn của các ngân hàng.


10

ROE không phụ thuộc vào tài sản và cho phép ngân hàng so sánh hiệu suất
của các dòng sản phẩm nội bộ với nhau. Tỷ lệ sinh lợi hoạt động phản ánh hiệu
quả việc kiểm sốt chi phí và tối đa hóa các nguồn thu của ngân hàng. Tỷ trọng
vốn chủ sở hữu phản ánh chính sách địn bẩy tài chính, khi tỷ số này giảm đồng
nghĩa khả năng sinh lời sẽ giảm theo. Nghiên cứu của Sehrish Gul và cộng sự
(2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương
mại tại Pakistan giai đoạn 2005 – 2009 cũng đã sử dụng ROE để đo lường khả
năng sinh lời của ngân hàng.

Lợi nhuận sau thuế
ROE

=

Vốn chủ sở hữu
2.1.3.2. Suất sinh lời trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là một chỉ số thể hiện tương quan
giữa mức sinh lợi của một cơng ty so với chính tài sản của nó. ROA sẽ cho ta
biết hiệu quả của cơng ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Chỉ số này cho
thấy khả năng của Hội đồng quản trị Ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản
của ngân hàng thành thu nhập ròng. Mức ROA cao thường phản ánh kết quả của
hoạt động hữu hiệu, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh
hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. ROA
thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay khơng năng động
hoặc chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức.
Hàng loạt nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã sử dụng ROA để đo
lường khả năng sinh lời của ngân hàng như nghiên cứu của Sehrish Gul và cộng
sự (2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương
mại tại Pakistan giai đoạn 2005 – 2009, nghiên cứu của Syafri (2012) về các
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại tại Indonesia
giai đoạn 2005 – 2009 hay nghiên cứu của Dawood (2014) về các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại tại Pakistan giai đoạn
2009 – 2012. Cách tính ROA như sau:
ROA

=

Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản



11

2.1.3.3. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) đo lường lợi nhuận của các cổ đông thu
được từ việc chia cổ tức bằng tiền. Một trong những mục tiêu chính của một
doanh nghiệp là tối đa hố sự giàu có của chủ sở hữu hoặc cổ đơng cơng ty. Có
thể nói, giá trị cổ phiếu đang lưu hành và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là chỉ số cơ
bản về hiệu quả hoạt động của ngân hàng. EPS được tính theo cơng thức sau:
Lợi nhuận sau thuế
EPS

=

Số lượng cổ phiếu lưu hành
2.1.3.4. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) là chỉ số dùng để đo lường chênh lệch
giữa thu nhập từ lãi và chi phí lãi phải trả, cho biết mức lãi suất ròng thực nhận
của ngân hàng, tức các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa
hoạt động huy động thông qua việc nhận tiền gửi, vay từ công chúng hoặc từ các
ngân hàng khác và hoạt động tín dụng như cho vay cơng chúng hoặc đầu tư là
bao nhiêu? Chỉ số NIM thường ít gặp hơn trong các báo cáo, thống kê so với
ROA, ROE và EPS. Theo Svetlana Saksonova (2014), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
là tiêu chí thích hợp nhất cho việc đánh giá tính ổn định và hiệu quả hoạt động
của ngân hàng. Chỉ số NIM còn phụ thuộc vào các nhân tố như mức độ rủi ro
trong việc quản lý rủi ro của ngân hàng, quy mô giao dịch do ngân hàng thực
hiện, cơ cấu thị trường và chênh lệch lãi suất. NIM được tính theo cơng thức sau:
Thu nhập lãi thuần
NIM


=

Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi, cho vay các TCTD
khác + Cho vay KH + Chứng khoán đầu tư

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại
Mỗi ngân hàng đều có những đặc thù riêng cũng như điểm mạnh và điểm
yếu ứng với các đặc trưng ấy. Đây là nhóm các nhân tố quyết định khả năng
sinh lời của ngân hàng và thường chịu tác động trực tiếp bởi các quyết định
mang tính quản lý, điều hành, có kiểm sốt và có thể điều chỉnh của các nhà
quản trị ngân hàng. Việc phân tích các đặc tính nội bộ trong mỗi ngân hàng
giúp các nhà quản trị có thể thiết lập các chính sách, mục tiêu và chiến lược


12

phát triển kinh doanh phù hợp nhằm tận dụng được các điểm mạnh và hạn chế
các điểm yếu bên trong ngân hàng, hướng đến tối đa hoá khả năng sinh lời của
ngân hàng. Nhóm các nhân tố đặc trưng của ngân hàng bao gồm:
Quy mô ngân hàng (SIZE) đo lường quy mô hoạt động của mỗi NHTM.
Quy mô hoạt động của ngân hàng là một chỉ tiêu thể hiện độ lớn của tồn bộ
các yếu tố sẵn có và được ngân hàng sử dụng vào quá trình hoạt động kinh
doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động và góp phần làm gia tăng giá trị ngân
hàng. Quy mô hoạt động thường được xác định dựa trên chỉ tiêu tổng vốn chủ
sở hữu và tổng tài sản, do đó thể hiện sức mạnh hay tiềm lực tài chính của các
NHTM. Quy mô ngân hàng thường được sử dụng để nắm bắt các lợi thế kinh tế
và tính phi kinh tế nhờ quy mơ trong ngân hàng (Ayadi và Boujelbene). Với
tính lợi thế kinh tế nhờ quy mơ, các ngân hàng có quy mơ tài sản lớn sẽ có
nhiều cơ hội thuận lợi trong quá trình mở rộng phân phối sản phẩm, dịch vụ,

tiết kiệm các chi phí trong giao dịch, từ đó có thể tăng lợi nhuận. Khi ngân hàng
tiến hành mở rộng quy mô hoạt động sẽ làm cho tổng chi phí gia tăng nhưng
chi phí trên một đơn vị sản phẩm dịch vụ hay chi phí trên một một khách
hàng giảm đi, thêm vào đó nếu các khoản chi phí cố định được khai thác và
sử dụng tối đa kết hợp với việc vận hành hiệu quả bộ máy tổ chức sẽ góp
phần làm nâng cao hiệu quả hoạt động và mang lại cho ngân hàng lợi nhuận
cao hơn. Những lợi ích này có được là do tác động của các yếu tố bên trong
ngân hàng và do ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài ngân hàng (Bos & Kool
2001). Lợi ích kinh tế nhờ quy mơ được tạo ra từ các yếu tố bên trong ngân
hàng là do tăng quy mô, hoặc do ngân hàng quản lý, kiểm sốt chi phí hiệu quả,
tối ưu hóa chi phí các khoản chi phí cố định, tận dụng một cách triệt để các yếu
tố đầu vào, tận dụng lợi thế mua các yếu tố đầu vào với số lượng lớn, lợi thế kỹ
thuật do đẩy mạnh chun mơn hóa, lợi thế tài chính khi có nhiều cơ hội tiếp
cận các nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn thấp, lợi thế tiếp thị để nâng cao
hình ảnh và sự hài lịng của khách hàng. Mặt khác, lợi ích kinh tế nhờ quy mô
cũng được tạo ra từ các yếu tố bên ngoài ngân hàng do kết quả của việc mở


13

rộng quy mô hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của tồn ngành bất kể
quy mơ hoạt động của từng ngân hàng có thay đổi hay khơng. Đây chính là cơ
sở cho việc xây dựng liên kết với các đối tác chiến lược và các liên minh trong
và ngoài ngành ngân hàng. Căn cứ trên kết quả nghiên cứu của Hughes &
Mester (2008), quy mô hoạt động được mở rộng thêm 1%, các khoản chi phí
của ngân hàng cũng sẽ gia tăng nhưng mức tăng chi phí vẫn thấp hơn 1%. Điều
này tương đồng với cách giải thích của Berger & Humphrey (1997), Suranovic
(2010) và Hodgso (2010). Tuy nhiên, tính phi kinh tế nhờ quy mơ có thể xuất
hiện khi quy mô ngân hàng quá lớn, việc quản trị khối tài sản này địi hỏi nguồn
nhân lực có trình độ chun mơn cao và tốn kém nhiều chi phí, từ đó sẽ nhanh

sẽ làm phát sinh thêm nhiều khoản mục chi phí và làm gia tăng chi phí bình
quân trên một đơn vị một sản phẩm hay chi phí bình phần tính trên một khách
hàng (Stigler 1974). Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp hay ngân hàng chỉ hoạt
động hiệu quả trong giới hạn và các điều kiện cho phép. Hay nói một cách khác
ln tồn tại quy mô hoạt động tối ưu cho từng doanh nghiệp và lợi ích nhờ quy
mơ khơng thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp (Coase 1937; Williamson
1967; Riordan & Williamson 1985). Theo nghiên cứu của Hughes et al. (2008),
một số ngân hàng khi tiến hành mở rộng quy mô hoạt động thêm 1% đã làm
cho tổng chi phí gia tăng và mức gia tăng chi phí cao hơn 1%. Điều này được
giải thích rằng nếu chi phí đơn vị có khuynh hướng gia tăng do nhiều yếu tố, cụ
thể như việc mở rộng thêm các chi nhánh mới làm gia tăng chi phí liên quan
đến việc thuê địa điểm và đội ngũ nhân sự; việc ứng dụng công nghệ hiện đại
để phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại như internet banking, mobile
banking sẽ làm gia tăng chi phí đầu tư đổi mới trang thiết bị và chi phí đào tạo
để sử dụng công nghệ mới.
Vốn (CAPITAL) được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu chia tổng tài
sản được dùng để đánh giá mức độ an toàn vốn của NHTM. Tỷ lệ này càng cao
sẽ làm lợi nhuận trên vốn tự có tăng đồng thời nó cho biết việc tài trợ cho tài
sản bằng vốn chủ sở hữu tăng làm giảm rủi ro cho các cổ đông và các trái chủ


14

của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu được sử dụng để đầu tư vào các tài sản dài hạn
nhằm đảm bảo cho các NHTM có thể tiến hành và duy trì các hoạt động, có ảnh
hưởng quyết định quy mơ hoạt động, cơ cấu các nguồn tài trợ cũng như chiến
lược đầu tư và kế hoạch phát triển của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu của các
NHTM cịn đóng vai trò quan trọng trong việc bù đắp rủi ro (nếu có) cho những
người gửi tiền ở ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng trung ương các nước luôn
quy định cụ thể bằng văn bản một cách rõ ràng mức vốn chủ sở hữu tối thiểu

trước khi cấp phép cho các ngân hàng bắt đầu hoạt động. Ngoài ra, một số hoạt
động của ngân hàng luôn được quy định ràng buộc gắn liền với mức vốn chủ sở
hữu của ngân hàng, cụ thể như mức huy động tối đa, mức cho vay tối đa cho
một khách hàng gắn liền quy mô tổng vốn chủ sở hữu. Rõ ràng, nếu ngân hàng
có tổng số vốn chủ sở hữu ở mức thấp sẽ bị giới hạn một số hoạt động, mà cụ
thể là huy động vốn và cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo quyền lợi của người
gửi tiền và hạn chế ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của hệ thống ngân hàng và
nền kinh tế nếu ngân hàng hoạt động kém hiệu quả và thua lỗ. Xuất phát từ yêu
cầu của quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, sự phát triển của
thị trường tài chính, nhu cầu mở rộng chi nhánh, thành lập các công ty con và
đối đầu với tỷ lệ rủi ro có khuynh hướng gia tăng đã và đang buộc các NHTM
tiến hành xây dựng và triển khai các đề án tăng vốn. Tuy nhiên, việc tiến hành
tăng vốn để đáp ứng tỷ lệ an tồn vốn theo quy định và thơng lệ quốc tế đòi hỏi
các NHTM phải quan tâm hơn nữa đến chất lượng và hiệu quả hoạt động để
tránh làm gia tăng các loại rủi ro khi tiến hành mở rộng quy mô hoạt động khi
kế hoạch sử dụng và quản lý một cách hiệu quả các nguồn lực. Theo Saira
javaid và cộng sự (2012), Dawood (2014) thì mức vốn cao hơn mang lại mức
sinh lời cao hơn vì có thêm vốn, ngân hàng có thể dễ dàng tuân thủ các tiêu
chuẩn về vốn pháp lý để vốn dư thừa có thể được cung cấp dưới dạng khoản
vay. Tuy nhiên, nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cảnh
(2014) đối với các NHTM Việt Nam thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động ngược
chiều với lợi nhuận của ngân hàng.


15

Tỷ số dư nợ trên tổng tài sản (LOANS) bằng dư nợ cho vay chia tổng tài
sản. Trong đó, dư nợ cho vay bao gồm dư nợ cho vay ngắn, trung và dài hạn.
Chỉ tiêu này phản ánh chiến lược sử dụng tài sản của ngân hàng, khi tỷ lệ này
càng cao thể hiện ngân hàng càng tập trung nhiều cho hoạt động tín dụng. Cho

vay là một hoạt động giữ vai trò quan trọng thường chiếm tỷ lệ khá lớn trên
tổng tài sản của ngân hàng vì thế lợi nhuận đem lại từ hoạt động cho vay là
nguồn lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên hầu hết rủi ro của ngân
hàng đều nằm trong lĩnh vực cho vay khi tăng trưởng của hoạt động cho vay
không đi cùng với việc kiểm soát tốt chất lượng. Theo lý thuyết rủi ro và lợi
nhuận nếu thị trường nhiều rủi ro kèm theo sự gia tăng rủi ro tín dụng nhưng
khơng kiểm sốt được hoặc khả năng kiểm sốt kém cũng có thể làm cho sự gia
tăng dư nợ cho vay ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM biến động theo chiều
hướng tiêu cực. Theo nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cảnh
(2014), Lê Tấn Phước và Bùi Xuân Diễm (2016) thì tỷ lệ dư nợ cho vay tác
động cùng chiều với hiệu quả hoạt động tức lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng
tăng khi danh mục tài sản gồm các khoản cho vay tăng so với các tài sản an
tồn hơn khác.
Rủi ro tín dụng (CREDIT RISK) theo Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị
Cảnh (2014) là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng, phản ánh chất lượng tài
sản cho vay của ngân hàng. Đối với NHTM rủi ro tín dụng phát sinh trong
trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của các khoản cho
vay hoặc là việc thanh tốn nợ gốc và lãi vay khơng đúng hạn. Các ngân hàng
sẽ tiến hành trích lập dự phịng rủi ro theo mức độ tổn thất giá trị các khỏan
trích lập này được đưa vào chi phí kinh doanh trong kỳ và tất nhiên sẽ làm giảm
chỉ tiêu lợi nhuận trên báo cáo thu nhập. Giả thuyết “kém may mắn” (bad luck)
cho rằng khi các khoản nợ trở nên quá hạn, ngân hàng bắt đầu tăng cường chi
phí điều hành để xử lý nợ xấu. Các chi phí bao gồm: chi phí giám sát bổ sung
các khoản vay quá hạn và tài sản thế chấp của nó, chi phí phân tích và thỏa
thuận, chi phí duy trì hay xử lý tài sản thế chấp,v.v..Các chi phí này gia tăng khi


16

nợ xấu gia tăng. Do đó, khi nợ xấu tăng sẽ dẫn đến hiệu quả chi phí của ngân

hàng suy giảm. Về tác động của nợ xấu đến hiệu quả lợi nhuận, theo lý thuyết,
hiệu quả lợi nhuận sẽ suy giảm do mức độ cao của nợ xấu đòi hỏi ngân hàng
phải tăng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, điều này sẽ làm giảm doanh thu
của các ngân hàng (Athanasoglou, 2008).
Cấu trúc tài trợ (DEPOSITS) là tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải
trả. Chỉ tiêu này phản ánh cấu trúc nguồn vốn và đánh giá khả năng huy động
vốn thường xuyên của ngân hàng. Tiền gửi khách hàng luôn là nguồn tài trợ
quan trọng và ổn định của ngân hàng với chi phí thấp và tạo cơ hội gia tăng các
hoạt động dịch vụ phi tín dụng. Theo Midiglinani và Miller (1963), các doanh
nghiệp có khả năng sinh lời lớn thường có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn.
Đòn bẩy sẽ cao hơn ở những ngân hàng có tỷ lệ sinh lời cao, bởi lẽ, họ coi lãi
phải trả như một rào chắn thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, lý thuyết trật
tự phân hạng (Pecking order theory) lại cho rằng, nhà quản trị bao giờ cũng có
thơng tin về giá trị doanh nghiệp tốt hơn các nhà đầu tư bên ngoài, do vậy mà
chi phí huy động vốn bên ngồi sẽ cao, nhà quản trị vì vậy mà sẽ phân hạng ưu
tiên sử dụng vốn tự có (lợi nhuận giữ lại) hơn là huy động từ bên ngoài. Theo
Dawood (2014) cho thấy tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả không
tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Hồ Thị Hồng
Minh và Nguyễn Thị Cảnh (2014) cho thấy tỷ lệ tiền gửi khách hàng trong tổng
nợ cao sẽ làm gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng.
2.3. Các nghiên cứu có liên quan
2.3.1. Nghiên cứu của các tác giả ngoài nước
Trong hơn một thập kỷ qua, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu nhằm xác
định các yếu ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng.
Trujillo-Ponce (2012) đã tiến hành phân tích thực nghiệm các yếu tố xác
định khả năng sinh lời của các ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn 19992009 qua bài báo “What determines the profitability of the bank? Evidence
from Spain”. Các biến phụ thuộc được sử dụng trong báo cáo này là cấu trúc tài



×