Tải bản đầy đủ (.pdf) (411 trang)

Cơ Sở Tâm Lý Học Thần Kinh A.R.Luria (411 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 411 trang )


CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC THẦN KINH
CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC THẦN KINH
Tác giả: A.R. LURIA
Người dịch: VÕ THỊ MINH CHÍ –
PHẠM MINH HẠC – TRẦN TRỌNG THỦY
LỜI GIỚI THIỆU
Với 50 năm hoạt động khoa học đầy hiệu quả, là tác giả của 30
cuốn sách chuyên khảo và hơn 300 bài báo khoa học, A.R. Luria đã
có những đóng góp vô cùng lớn lao cho nhiều lĩnh vực khác nhau
của khoa học tâm lý hiện đại.
Như mọi nhà khoa học tài năng khác, A.R. Luria đã đi trước
thời đại của mình khá nhiều, và trong một mức độ đáng kể, các cơng
trình của ơng đã xác định sự phát triển của tâm lý học hiện đại.
Ông đã hoạt động trong nhiều lĩnh vực của tâm lý học, nhưng
tâm lý học thần kinh chiếm ý nghĩa ưu thế trong hoạt động sáng tạo
của ông.
A.R. Luria là người sáng lập Tâm lý học thần kinh ở Liên Xô, là
người cầm đầu trường phái Xô Viết của các nhà tâm lý học thần
kinh, được biết đến một cách rộng rãi ở cả trong nước và ở cả nước
ngoài.
Tâm lý học thần kinh được A.R. Luria tạo ra như một "phụ
trương" gắn các tư tưởng tâm lý học đại cương vào việc phân tích
sự rối loạn của các chức năng tâm lý cao cấp, do các tổn thương
cục bộ của não gây nên. Thông qua Tâm lý học thần kinh, ông đã


nghiên cứu các quy luật bình thường của các quá trình tâm lý, mà
trước hết là các quy luật cấu tạo có cấu trúc của các chức năng tâm
lý cao cấp.
A.R. Luria đã gọi việc tính tốn các thành tố cấu trúc chung,


hay là các điều kiện, hợp thành các chức năng tâm lý khác nhau là
sự phân tích "nhân tố" các q trình tâm lý. Mặt khác, thơng qua
Tâm lý học thần kinh, ông đã nghiên cứu các nguyên tắc chung
trong sự vận hành của não như là một chỉnh thể, một bản thể của
các quá trình tâm lý cao cấp, do đó đồng thời đã nghiên cứu vấn đề
phức tạp nhất của khoa học tự nhiên — vấn đề định khu các chức
năng tâm lý cao cấp của con người. Chính ơng đã đóng góp quan
trọng vào lý thuyết định khu cơ động theo hệ thống đối với các chức
năng tâm lý cao cấp của con người.
Tầm lý học thần kinh đã là sự nghiệp chính của cuộc đời A.R.
Luria và việc làm cho nó trở thành một bộ mơn độc lập, cũng như
việc phân hóa bản thân các nghiên cứu Tâm lý học thần kinh thành
các hướng khác nhau là kết quả hoạt động lâu dài và có hiệu quả
của ơng và các học trị của ơng.
Các nghiên cứu tâm lý học thần kinh của A.R. Luria một mặt,
dành cho việc tìm hiểu các hội chứng tâm lý học thần kinh xuất hiện
khi có những tổn thương ở các miền não bộ khác nhau ("Hội chứng
học tâm lý thần ki0nh"), mặt khác, cho việc tìm hiểu các dạng rối
loạn khác nhau của quá trình tâm lý này hay quá trình tâm lý kia tuỳ
thuộc vào khu trú của tổn thương ("Tâm lý học thần kinh về các quá
trình nhận thức"). Hai hướng này của Tâm lý học thần kinh (lâm
sàng và thực nghiệm) đã được A.R. Luria tiến hành song song.
Chính ơng đã soạn thảo phương pháp Tâm lý học thần kinh riêng để
chẩn đoán các tổn thương cục bộ của não và phương pháp phục hồi


các rối loạn chức năng tâm lý, chúng đã làm ông trở nên nổi tiếng
không kém gì so với các hoạt động lý thuyết trong lĩnh vực tâm lý
học thần kinh, ông là nhà tâm lý học Xô Viết duy nhất có trắc nghiệm
tâm lý học thần kinh được xuất bản và sử dụng rộng rãi ở Mỹ và các

nước phương Tây (Trắc nghiệm Luria — Nebraska
Neuropsychological Battery) mà ngày nay giá trị chẩn đốn của nó
đã dược khẳng định về mặt thống kê toán học (Golden c., Purisch A.
Hammecke T., 1979).
Các hoạt động của A.R. Luria đã có ý nghĩa quyết định đối với
sự phát triển của tâm lý học thần kinh hiện đại. Bộ máy khái niệm lý
luận do ơng xây dựng có một giá trị sáng tạo lo lớn, nó là một sự
bảo đảm cho những thành công tiếp theo của Tâm lý học thần kinh,
cho sự thâm nhập của Tâm lý học thần kinh vào những lĩnh vực tri
thức mới.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1902 - 2002),
NXB Giáo dục trân trọng giới thiệu với bạn đọc Việt Nam một trong
những tác phẩm cuối đời của ông — cuốn Cơ Sở Tâm lý học thần
kinh, do những người đã từng được học ông hoặc mến mộ ông dịch
sang tiếng Việt.
Cuốn sách này trình bày những vấn đề cơ bản nhất cùa Tâm lý
học thần kinh, gồm ba phần lớn:
* Phần một: Tổ chức chức năng của não và hoạt động tâm lý
(do TS. Võ Thị Minh Chí dịch).
* Phần hai: Các hệ thống định khu trong não và phân tích chức
năng của chúng (do GS. VS. Phạm Minh Hạc dịch).
* Phần ba: Các quá trình tâm lý và tổ chức não của chúng (do
PGS. Trần Trọng Thuỷ dịch).


Các chữ phiên âm sang tiếng Việt được các dịch giả viết liền,
không đặt dấu nối giữa các âm. Để tiện cho việc tra cứu của độc giả,
các tài liệu tham khảo được giới thiệu như trong nguyên bản, không
dịch sang tiếng Việt.
Nhà xuất bản Giáo dục trân trọng giới thiệu bản dịch tiếng Việt

của tác phẩm nổi tiếng này với độc giả.
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
LỜI TÁC GIẢ
Tâm lý học thần kinh là một lĩnh vực mới của Tâm lý học và Y
học, được tích luỹ trong 30 năm gần đây.
Nhiệm vụ của khoa học này là nghiên cứu các cơ sở não bộ
của hoạt động tâm lý ở người và dựa vào các phương pháp tâm lý
học để chẩn đoán định khu các tổn thương khu trú ở não. Vì thế, có
thể nói rằng, cuốn Cơ sở Tâm lý học thần kinh sẽ có tác dụng với
các nhà tâm lý cũng như các nhà y khoa, mà trước hết là các nhà
tâm lý học thần kinh, nội thần kinh, phẫu thuật thần kinh và các nhà
tâm thần học.
Tâm lý học thần kinh là một ngành khoa học còn non trẻ; và tất
nhiên các lĩnh vực chuyên ngành còn chưa được biên soạn như
nhau; Điều này sẽ giải thích tại sao trong cuốn sách này còn thiếu
một số phần mà tác giả chưa có đầy đủ tài liệu về chính nó nên
khơng đưa vào bàn luận ở đây. Đó là những vấn đề liên quan đến
vai trò của các cấu trúc sâu (trong đó có phần đồi thị và dưới đồi)
trong điều khiển các qúa trình tâm lý, là các cơ chế não của giấc ngủ
và trạng thái thức tỉnh, là cơ sỏ não bộ của đời sống xúc cảm cũng
như ý nghĩa của bán cầu não kém ưu thế (bán cầu não phải) đối với
hoạt động tâm lý của con người.


Ngày nay, tất cả các vấn đề này đang được nghiên cứu nhiều,
tác giả cũng không hy vọng quay lại với chúng trong lần tái bản tiếp
theo của cuốn sách này.
Trong quá trình chuẩn bị cho cuốn sách này ra mắt bạn đọc,
tác giả đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của tập thể Viện Phẫu thuật
thần kinh N.N. Burđencô thuộc Viện Hàn lâm Y học Liên Xô và các

cộng sự thuộc Bộ môn Tâm lý học thần kinh và Tâm lý bệnh học Khoa Tâm lỷ học Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Mátxcơva. Xin
chân thành cám ơn tất cả và đặc biệt cảm ơn sự cộng tác lâu năm
của Tiến sĩ Tâm lý học E.Đ. Khômxkaia - người đã đưa ra những lời
khuyên quý báu và lãnh trách nhiệm biên tập lại bản thảo viết tay
của cuốn sách này.
I.R. LURIA


Phần 1. TỔ CHỨC CHỨC NĂNG CỦA NÃO VÀ HOẠT
ĐỘNG TÂM LÝ
(Các nguyên lý cơ bản)
NHẬP MÔN
Ngày nay, việc nghiên cứu não như là một cơ quan của hoạt
động tâm lý đã gây sự chú ý, hứng thú của một loạt các ngành khoa
học.
Não người là một bộ máy hoàn thiện, cho phép được thực thi
các hình thức phản ánh hiện thực khách quan phức tạp nhất được
tổ chức như thế nào? và tổ chức chức năng của não ra sao? Những
bộ phận nào của não đảm bảo sự nảy sinh các nhu cầu và ý định
chuyên biệt của người khác với ở động vật? Các quá trình thần kinh
liên quan đến sự tiếp nhận, cải biến và bảo tồn thơng tin từ thế giới
bên ngồi nhập vào đã được tổ chức như thế nào? Việc lập chương
trình, điều hành và kiểm sốt những hình thức hoạt động có ý thức
phức tạp nhất nhằm đạt được mục đích, thực thi các ý định và hiện
thực hoá kế hoạch đề ra được đảm bảo bởi các thành phần nào?
Vài chục năm trước đây, những vấn đề này chưa được đặt ra
một cách cấp bách. Khoa học lúc đó hồn tồn thoả mãn việc so
sánh não với một bộ máy điều khiển bị giới hạn trước đó trong nhận
thức bởi các sơ đồ đơn giản: liên kết các kích thích đi từ ngoài vào
và được quyết định bởi các tác động, đáp ứng từ q khứ với các

kích thích.
Ngày nay, tình hình đã bị thay đổi tận gốc. Hành vi của con
người mang tính tích cực đã trở nên hồn tồn rõ ràng và nó được
quyết định khơng chỉ bởi những tác động của quá khứ mà của cả kế


hoạch và các ý địch; không chỉ xây dựng mô hình tương ứng tương
lai, mà hành vi cũng phải tuân thủ theo mơ hình đó. Cũng trở nên
thật rõ ràng rằng, các ý tưởng và ý định của con người các sơ đồ
của tương lai và các chương trình điều hành khơng thể nằm ngồi
các tri thức khoa học và các cơ chế được xây dựng trên cơ sở đó
phải là đối tượng của sự phân tích có tính quyết định luận và của
các lý giải khoa học cũng như các hiện tượng và các mối quan hệ
khác của thế giới khách quan.
Xu hướng nghiên cứu các cơ chế ảnh hưởng của tương lai
đến hành vi thực tế đã khơi dậy trong cuộc sống một loạt các quan
điểm sinh lý quan trọng, ví dụ như quan điểm "hưng phấn vượt trội"
của P.K. Anôkhin hay như quan điểm "nhiệm vụ vận động và việc
thực thi nó" của N.A. Bécstêin, đó chính là những dấu hiệu cội
nguồn gây hứng thú trong nghiên cứu sinh lý học và nhiệm vụ cơ
bản giờ đây là xây dựng ngành "Sinh lý của tính tích cực".
Song hành với nó, những tư tưởng lý luận cơ bản về não cũng
thay đổi. Nếu như trước đây, lý thuyết về não cơ bản dựa trên các
khái niệm siêu hình (các mơ hình), cho phép giải thích hoạt động
của não xuất phát từ các nguyên tắc giống như xây dựng các trạm
điện thoại hay các trung tâm điều khiển, thì nay, não người được
xem xét như là một hệ thống phức tạp nhất, có cấu trúc, chức năng
đặc thù, hoạt động theo các nguyên tắc chuyên biệt, mà tri thức của
chúng có thể giúp các nhà nghiên cứu thiết kế nên các sơ đồ toán
học mới giống như các sơ đồ đang vận hành trong thực tiễn và cho

phép tiếp cận để tạo dựng các tương đồng cơ học của cơ quan
hoàn thiện này.
Điều này lý giải tại sao việc nghiên cứu các quy luật bên trong
của hoạt động não rất khó khăn, khơng như việc nhận thức chúng


và đã dẫn đến sự xuất hiện của nhiều chuyên ngành khoa học hồn
tồn mới. Một trong số đó là Khoa Thiết bị sinh học trực tiếp đề nghị
nghiên cứu não như là nguồn gốc nhận thức các nguyên lý mới, gây
ảnh hưởng đến sự phát triển sáng tạo của toán học và kỹ thuật.
Việc nghiên cứu các quy luật làm việc của não như là cơ quan
hoạt động tâm lý là nhiệm vụ vơ cùng phức tạp. Vì thế, hiển nhiên
rằng; nhiệm vụ này không thể giải quyết bằng con đường cấu trúc lại
theo kiểu suy luận. Chính vì thế, một loạt các cuốn sách đề cập đến
các mô hình của não hay não như là một bộ máy vi tính đều khơng
có tác dụng mà ngược lại, gây cản trở cho việc phát triển các tri
thức khoa học chân chính về não với tư cách là cơ quan của tâm lý
ở người.
Cán bộ thực sự trong lĩnh vực quan trọng này cần phải dựa
trên, không chỉ các sơ đồ lơgíc, mà phải trên các dữ liệu, các thành
tựu có trong thực tế và các kết quả quan sát cần mẫn liên quan đến
các lĩnh vực khoa học khác nhau: Hình thái học và Sinh lý học, Tâm
lý học và Thần kinh học.
Tất nhiên rằng, quá trình tiến bộ này địi hỏi phải có thời gian
và sự đi tìm tri thức những cái còn chưa rõ - là quá trình lâu dài; Mỗi
giai đoạn riêng lẻ, trong đó, đều có đóng góp nhất định với việc giải
quyết đến cùng nhiệm vụ đặt ra.
Gần một phần tư thế kỷ trước đã xuất hiện cuốn Não sống nổi
tiếng của Grây Oanterơ trong đó, đã gây chú ý bằng các số liệu điện
sinh lý để lý giải các cơ chế làm việc bản năng của não người và

đưa ra giả thuyết (một phần tác giả đã khẳng định, một phần vẫn
còn tồn tại dưới dạng giả định) về các hình thức sống của não và
các nguyên lý thực thi chức năng của chúng.


Vài năm sau đó, đã xuất hiện chuyên khảo Bộ não thực tính
của nhà giải phẫu và sinh lý học nổi tiếng G. Megun. Đây là chuyên
khảo xem não trên cơ sở những số liệu giải phẫu và sinh lý thần
kinh hiện đại một cách có hệ thống, khả năng tự đảm bảo trạng thái
hoạt hố, thức tỉnh của nó - điều kiện cần thiết của hành vi của mọi
tổ chức sống.
Ý nghĩa cuốn sách của Megun đã khái quát các thành tựu
nghiên cứu của một nhóm các nhà nghiên cứu nổi tiếng - Megun,
Đờgiátxperơ, Penphinđơ và v.v… không cần phải đánh giá lại. Cùng
với sự xuất hiện của cuốn sách, não người và động vật đã khơng
cịn bị coi là một bộ máy điều hành thụ động, mà đây là một bước đi
đầu tiên trong nhận thức về não như là một hệ thống tự điều khiển.
Tuy nhiên, khi mơ tả cơ chế thức tỉnh, Megun cịn chưa phân
tích các hình thức cơ bản của hoạt động tâm lý cụ thể ở người, các
cơ chế của hoạt động nhận thức (tri giác và tư duy) ngôn ngữ và
giao tiếp, việc hình thành kế hoạch, và chương trình hành vi, điều
hành và kiểm tra. Những vấn đề như vậy đều nằm ngoài nội dung
cuốn sách. Các dữ kiện cho phép tiếp cận để giải quyết các vấn đề
nêu trên và để xây dựng cơ sở học thuyết về não - cơ quan của
hoạt động tâm lý cụ thể đã dần được tích luỹ bởi các lĩnh vực khoa
học khác nhau.
Việc tiếp cận để phân tích các dữ liệu này được xây dựng dựa
vào các thành tựu của tâm lý học hiện đại như mô tả cấu trúc hoạt
động của con người và việc tiếp cận phân tích cấu trúc chức năng
của tri giác và trí nhớ, tư duy và ngơn ngữ, vận động và hành động,

và các quá trình hình thành chúng dưới gốc độ cá thể phát sinh.


Một số lượng lớn các dữ kiện cũng đã được tích luỹ trong lâm
sàng nội khoa và ngoại khoa thần kinh hiện đại các lĩnh vực chuyên
nghiên cứu tỉ mỉ các hình thức phức tạp nhất của hành vi đã bị rối
loạn như thế nào khi có tổn thương khu trú não.
Việc giải quyết các vấn đề nêu trên gần như đã xây dựng một
ngành mới của khoa học - Tâm lý học thần kinh, chuyên ngành đầu
tiên có mục đích nghiên cứu khoa học là tìm hiểu vai trị từng hệ
thống riêng lẻ của não trong thực thi hoạt động tâm lý.
Tất cả những điều nêu trên đã tạo ra khả năng (và sự cần
thiết) để chuẩn bị nội dung cuốn sách, mà ở đó tác giả đã cố gắng
khái quát những khái niệm hiện đại về các cơ sở não của hoạt động
tâm lý phức tạp ở người và mô tả những hệ thống não tham gia vào
điều hành tri giác và hành động, ngôn ngữ và tư duy, vận động và
hoạt động có chủ đích, có ý thức.
Nội dung của cuốn sách còn là các tư liệu mà tác giả đã thu
thập trong thời gian (trên 40 năm) hoạt động nghiên cứu tâm lý bệnh
nhân có tổn thương định khu não. Phần lớn trong cuốn sách này đề
cập đến việc phân tích những biến đổi trong hành vi dược quan sát
thấy ở những bệnh nhân này.
Tâm lý học thần kinh, vào những thập niên cuối này, đã trở
thành một lĩnh vực thực hành quan trọng của y học, cho phép sử
dụng các nghiệm pháp mới để chẩn đốn sớm và có thể chẩn đốn
định khu chính xác hơn các tổn thương định khu não, đưa ra cơ sở
khoa học để phục hồi các chức năng này.
Đồng thời, tâm lý học thần kinh còn là tác nhân quan trọng để
xem xét lại các khái niệm cơ bản về cấu trúc bên trong của các quá



trình tâm lý, là phương tiện quan trọng để xây dựng các học thuyết
về cơ sở não của hoạt động tâm lý người.
Việc khái quát hoá các số liệu, tương ứng với giai đoạn hiện tại
của việc hình thành Tâm lý học thần kinh là nhiệm vụ cơ bản của
cuốn sách này.


Chương 1. BA NGUỒN TRI THỨC VỀ TỔ CHỨC CHỨC
NĂNG CỦA NÃO
Tri thức của chúng ta về tổ chức chức năng của não người và
động vật là kết quả của việc sử dụng ba nghiệm pháp sau: thứ nhất,
là quan sát giải phẫu - so sánh; thứ hai, là phương pháp sinh lý kích
thích từng phần não riêng lẻ; thứ ba, là phương pháp phá huỷ từng
phần thực thể não; Còn khi nghiên cứu tổ chức chức năng não của
người - là các quan sát lâm sàng về biến đổi hành vi của bệnh nhân
có tổn thương định khu não.
1. CÁC SỐ LIỆU GIẢI PHẪU SO SÁNH
Việc nghiên cứu cấu tạo của hệ thần kinh - bộ máy cơ bản của
mối quan hệ giữa động vật với thế giới bên ngoài và là bộ máy điều
khiển hành vi của chúng - đã đem lại nhiều tài liệu vô giá để phân
tích, cái gì là nền tảng của hoạt động tâm lý ở từng giai đoạn phát
triển, việc điều khiển hành vi được tiến hành như thế nào ở từng bậc
thang tiến hoá, hệ thần kinh của động vật sống ở các điều kiện môi
trường khác nhau, được đặc trưng bởi các dạng hành vi khác nhau
thì khác nhau ở chỗ nào?
Mối quan hệ giữa cấu tạo của bộ máy thần kinh với mức độ tổ
chức hành vi và các đặc điểm môi trường sống của con vật cho
phép sử dụng rộng rãi việc phân tích giải phẫu - so sánh để nghiên
cứu phương thực sống, đặc điểm hành vi và các nguyên lý cơ bản

về tổ chức hoạt động của chúng.
Chúng ta sẽ điểm qua nhưng vấn đề cơ bản ở dạng ngắn gọn
nhất mà bằng phương pháp giải phẫu - so sánh có thể giải quyết
vấn đề não như là cơ quan của cái tâm lý.


a) Các nguyên lý cơ bản của sự tiến hoá và cấu tạo của
não như là cơ quan tâm lý
Khi xem xét cấu tạo của hệ thần kinh ở các giai đoạn kế tiếp
nhau của sự tiến hoá thuộc thế giới động vật, có thể đưa ra các
nguyên lý cơ bản của sự tiến hoá này.
Nguyên lý cơ bản và chung nhất là ở các giai đoạn khác nhau
của sự tiến hoá, các quan hệ của cơ thể động vật với môi trường và
hành vi của chúng được điều hành bởi các bộ phận khác nhau của
hệ thần kinh, và suy ra, não người là sản phẩm của sự tiến hoá lâu
dài của lịch sử.
Rõ ràng là, ở mức độ phát triển đơn giản nhất của thế giới
động vật (ví dụ như ở thuỷ tức) việc tiếp nhận thông tin và tổ chức
các cử động được thực hiện bởi hệ thống lan toả hay là hệ thần kinh
lưới. Ở giai đoạn này của sự tiến hố, khơng có trung tâm duy nhất
để cải biến thông tin và điều khiển hành vi của con vật và dòng hưng
phấn được xác định nhờ vào các ổ ưu thế theo thời gian, nằm ở một
chỗ nào đó trong hệ thần kinh của con vật. Chính vì vậy, ở cấp độ
này có thể nói đến các vị trí ưu thế theo thời gian hay các bộ phận
của cơ thể tương ứng với các phần được hưng phấn trong một
khoảng thời gian (Bete, 1931 và những người khác). Cùng với sự
tiến hoá, hệ thần kinh lưới lan tỏa tuy vẫn còn được bảo tồn trong
cơ thể con vật đã nhường chỗ cho một cấu trúc mới. Ở phần não
trước của con vật, các bộ máy nhận cảm phức tạp được hội tụ và
các tín hiệu mà chúng tiếp nhận đã được truyền đến các hạch trước,

những thơng tin đó được cải biến và chuyển sang các đường ly tâm
đi đến các cơ quan vận động.


Ở bậc thang tiến hố sơ khai (ví dụ ở con giun), hạch trước có
cấu tạo chức năng tương đối giản đơn. Nhưng ở các bậc sau này
(ví dụ như ở động vật chân đốt), cùng với sự phân hoá, hệ thống thụ
cảm thể hạch trước có tổ chức chức năng phức tạp hơn: ở đây có
các nơ-ron riêng để điều khiển các chức năng như khứu giác, thị
giác, xúc giác, các tế bào trung gian liên hợp và các tế bào điều
khiển vận động. Hạch trước của loài chân đốt (ví dụ như ong) trở
thành một cơ quan lý tưởng để thực thi các hành vi bản năng (bẩm
sinh), có thể vận hành do tác động của những tác nhân giản đơn
nhưng lại có chương trình hành động độc đáo mang tính chất phức
tạp. Đây là cơ chế có tên gọi IRM (innate releasing mechanisms) đã
được các nhà nghiên cứu phong tục dày công quan sát (Lorenxơ,
1950; Torp, 1956; Tinberơghen, 1957). Chúng tơi khơng có ý định
dừng lại chi tiết ở những nghiên cứu này.
Các bộ máy thần kinh của hạch trước rất dễ thích nghi để thực
hiện các chương trình bẩm sinh của hành vi, tuy vậy, chúng khơng
đảm bảo cho việc thích nghi với những biến đổi thường xuyên của
điều kiện sống. Trong những trường hợp như vậy, việc bảo tồn
giống nịi chỉ có thể diễn ra hoặc nhờ sự sinh sản thừa các cá thể
của loài, mà chỉ có một số ít con vật trong đó được sống sót nhờ
hình thành được các hành vi biến dị lồi.
Sự phát triển của động vật có xương sống diễn ra theo hướng
thứ hai. Nếu ở những động vật có xương sống bậc thấp, các nguyên
lý về giống và loài được bảo tồn, giúp cho con vật dễ dàng sống ở
mơi trường dưới nước, thì khi chuyển sang sống trên cạn nhất thiết
phải có các bộ máy thần kinh khác với hạch trước, nhằm đảm bảo

sự biến đổi tối đa hành vi của loài, tương ứng với nhưng biến đổi
lớn của cuộc sống trên mặt đất.


Như vậy, não bộ là cơ quan đảm trách những nhiệm vụ sinh
học này ở các bậc thang tiến hoá thấp của động vật có xương sống,
(ví dụ: ở cá, ở loài lưỡng thê), não bộ chỉ đảm trách được một số rất
ít những biến dị trong hành vi. Các dạng hành vi ưu thế được triển
khai ở chúng nhờ các bộ máy giản đơn của "khứu” não và não giữa
(ở cá các tổ chức này là một, do vậy nó là tổ chức thần kinh chủ
đạo). Với sự phát triển tiếp theo, sự liên kết của các tổ chức trên với
bộ máy thần kinh cho phép con vật thực hiện các hình thức phức tạp
hơn để phân tích và thích nghi với các điều kiện mơi trường. Ở
chim, các bộ phận của não giữa giữ vị trí chủ đạo (đồi thị, các hạch
vận động dưới vỏ) hình thành nên hệ thống đồi thị - thể khía, đảm
trách các hành vi ở mức cao hơn, được N.A. Bécstêin (1947) gọi là
"mức độ hợp lực".
Ở động vật có vú, hệ thống đồi thị - thể khía nhường vị trí chủ
chốt cho nhiều bộ máy thần kinh phức tạp hơn; vỏ não là cơ sở của
các hình thức hành vi đa dạng biến dị - loài.
Các bộ phận của vỏ não hoàn tồn có khả năng tiếp nhận và
phân tích các thơng tin đến từ mơi trường bên ngồi, cải biến chúng,
hình thành các mối quan hệ mới và bảo tồn dấu vết các quan hệ đó.
Các bộ phận của vỏ não cịn có thể thay thế các chương trình hành
vi bẩm sinh bằng các hành vi biến dị - loài phức tạp, trên cơ sở
không chỉ thiết lập các phản xạ có điều kiện mà cịn hình thành các
chương trình hành vi phức tạp của lồi.
Cùng với sự tiến hố của động vật có xương sống cấp cao: ý
nghĩa của các bộ phận nêu trên ngày càng tăng, và đến người, khi
mà ngồi các điều kiện tự nhiên cịn được bổ sung thêm các điều

kiện xã hội - lịch sử và khi tiếng nói - hệ thống mã hố độc nhất vô
nhị chỉ cố xuất hiện ở người, các bộ máy thần kinh để điều khiển


hành vi đã đến đạt mức, mà về tính chất phức tạp, khơng thể có
được trong thế giới động vật.
Các nhà nghiên cứu đã khơng ít lần chỉ ra sự phát triển của
não bộ theo trật tự các bậc thang tiến hoá dựa trên so sánh tương
quan giữa trọng lượng não với trọng lượng cơ thể. Sự tăng trưởng
thấy rõ nhất đã đưa Khau (1958) mô tả:
K = E / (p. 0,56)
E: trọng lượng não
p: trọng lượng cơ thể
0 56: chỉ số đo lường tìm được
Một số tác giả khác lại sử dụng chỉ số của Ia.Ia. Rôghinxki:
K = E2 / p
E: trọng lượng não
p: trọng lượng cơ thể
Ở bảng I, là những số liệu thu được dựa theo các công thức
trên và cho thấy não đã thay đổi như thế nào trên các bậc thang tiến
hố.
Chính những con số này đã chỉ ra vị trí to lớn của não người
trong hệ thống cơ thể, và suy ra trong tổ chức hành vi của họ.
Sự tăng dần bán cầu não và vỏ não theo trật tự các bậc thang
dưới góc độ chủng lồi phát sinh được thấy rõ ở hình 1 cũng như ở
hình 2. Sự tăng trưởng này lại được khẳng định một cách rõ ràng
bằng các con số ở bảng 2 của Viện Não Mátxcơva đưa ra. Các con
số cho thấy rằng, nếu như ở chuột, mỗi một sợi dây thần kinh thị
giác có 10 tế bào thần kinh ở vỏ, thì ở vượn con số này tăng lên 145



và ở con người là 500; Sự tăng các con số tế bào thần kinh tương
tự trên mỗi sợi dây thần kinh cũng quan sát thấy trong lĩnh vực thính
giác (ở khỉ - loại động vật ưu thế về thị giác - thì sự tăng trưởng này
khơng thật rõ rệt); Nguyên lý này cũng được bảo tồn trong quan hệ
với các vùng dưới vỏ não.
Bảng 1. Sự tăng tương đối trọng lượng của não trên các
bậc thang kế tiếp nhau của chủng loài phát sinh
Theo số liệu của Khau

Theo số liệu của ta.In. Rôghinxi

Lợn biển

0.06

Linh trưởng

0.13-1.37

Thỏ

0.10

Khỉ cấp thấp

0.56-2.22

V0ượn


0.43

vượn người

2.03 – 7.35

Tinh linh

0.52

Cá voi

6.72

Người

1.0

Voi

9.62

Người

32.00

Như vậy, ở bảng 2 có thể thấy rằng, trong q trình tiến hố,
trọng lượng tịnh của não, so với các vùng nằm phía dưới vỏ, tăng
trưởng liên tục. Tất nhiên, như vậy bán cầu đại não và vỏ của chúng
sẽ là bộ máy quan trọng để điều khiển hành vi ở người. Điều cơ bản

là sự tăng nhiều về khối lượng và trọng lượng não không liên quan
đến sự tăng trưởng của các vùng não cũ hay các vùng thân não, mà
trước hết, liên quan đến sự phát triển bán cầu đại não và phần quan
trọng nhất của nó - vỏ não (hình 3).


Bảng 2 - Tương quan các số lượng nơ-ron thần kinh với
một sợi dây thần kinh trong từng tổ chức não riêng lẻ trên các
bậc thang tiến hoá (%)
Vỏ

Các tổ chức dưới vỏ

Dạng
Thị giác

Thính giác

Thị giác

Thính giác

Chuột

10

280

60


60

Vượn

145

300

145

20

Người

500

900

500

150

Thật khơng đúng nếu nghĩ rằng, tất cả các vùng của não người
đều phát triển đồng đều trong q trình tiến hố. Sự phân tích tỉ mỉ
cho thấy sự phát triển của bán cầu não liên quan trước tiên đến sự
tăng trưởng các vùng mới của vỏ não, mà ở những động vật có vú
cấp thấp mới manh nha xuất hiện, còn ở người những vùng này
chiếm vị trí cơ bản trên vỏ não (xem bảng 3); Những vùng cổ xưa
của vỏ não - vỏ não cũ (bao gồm các tổ chức của vỏ não nhưng còn
chưa tách hẳn với các tổ chức dưới vỏ); phần cấu trúc vỏ nào (các

tổ chức hai lớp của vỏ não cũ thuộc hệ thống "vỏ khứu”) và gian não
(là các tổ chức mang tính chất trung chuyển giữa 2 tổ chức nêu
trên), ở người chỉ là một phần nhỏ của vỏ não, trong khi đó, ngược
lại, ở những động vật có vú cấp thấp lại chiếm vị trí ưu thế.
Hình 3 - Tương quan giữa các tổ chức vỏ não mới và cũ theo
trật tự của các bậc thang tiến hoá (theo Spats)


Bảng 3 - Sự thay đổi tương đối các tổ chức khác nhau của
vỏ não ở các giai đoạn tiến hố theo chủng lồi phát sinh (theo
I.N. Philimơnốp, 1949) (%)
Vỏ não
mới

Vỏ não cũ

Vỏ não

Vỏ khứu
(Tối cổ)

Nhím

32.4

29.8

20.2

17.6


Thỏ

56.0

14.0

23.8

6.2

Khỉ cấp thấp

85.3

2.8

8.7

3.2

Tinh tinh

93.8

1.3

3.3

2.1


Người

95.9

0.6

2.2

2.3

Dạng

Hình 4. Sự thay đổi tương quan các vùng não cấp I, II và
cấp III của võ não trên các bậc thang tiến hóa
Cùng với sự chuyển tiếp từ những động vật có vú cấp cao (khỉ)
đến người, sự tiến hố não liên quan trước hết đến sự tăng diện tích
của những vùng vỏ não phức tạp nhất (vùng não cấp III). Diện tích ở
những vùng sơ khai hơn của vỏ não (vùng não cấp I, II) thực tế
khơng tăng, (thậm chí đôi khi bị thu hẹp lại).
Ở bảng 4, chúng tôi dẫn ra những số liệu của các nhà nghiên
cứu Xô Viết thuộc Viện Não Mátxcơva.
Bảng 4 - Sự thay đổi tương quan bề mặt các vùng của vỏ
não với toàn bộ vỏ não ở động vật có vú cấp cao và ở người
(theo X.M. Blincốp, 1955; LA. Xtankevích, 1955; I.N.
Phillmơnốp, 1949; E.P. Cônônôva, 1962 và cộng sự) (%)


Vùng vỏ não
/ Dạng


Vùng
limbíc

Vùng trán
trước trung
tâm

Vùng
chẩm

Vùng
Thái
dương

Vùng
đỉnh
dưới

Vùng
trán

Vẹc

4.2

8.3

17.0


17.0

0.4

12.4*

Tinh tinh
và đười

3.1

7.6

21.5

18.6

2.6

14.5

2.1

8.4

12.0

23.0

7.7


24.4

ươi
Người

* Những số liệu về kích cỡ vùng trán được tính trên linh trưởng.
Những số liệu này chỉ ra một cách thuyết phục sự thay đổi có
tính ngun tắc về tương quan các phần của vỏ não khi chuyển từ
động vật cấp thấp (khỉ cấp thấp) lên đến động vật cấp cao và sau đó
là đến người: Các số liệu này cho phép nhận ra rằng, kích cỡ của
vùng limbíc có tổ chức tương đối đơn giản thì giảm đi từ khỉ đến
người; kích cỡ của vỏ trước trung tâm (vận động) thì khơng thay đổi;
kích cỡ của vùng tiên phát (phóng chiếu) vỏ chẩm ở người thì lại
giảm so với ở khỉ, con vật mà trong cuộc sống của nó tri giác thị giác
chiếm một vị trí đặc biệt lớn. Ngược lại, kích cỡ ở vỏ thái dương ở
người lại tăng một cách đáng kể, cịn kích cỡ vùng não cấp III của
vỏ não - vùng đỉnh dưới và vùng trán - tăng lên gấp nhiều lần.
Như vậy, chúng ta sẽ thấy vị trí rất quan trọng của các bộ máy
có liên quan đến tiếp nhận, cải biến (mã hoá) và tổng hợp thông tin
thu được từ các hệ cơ quan phân tích khác nhau cũng như của các
bộ phận tham gia vào quá trình cải biến và bảo tồn các chương trình
hành vi phức tạp và kiểm tra các hoạt động tâm lý.


Dưới đây, chúng tơi sẽ phân tích một cách tỉ mỉ vai trò của
những bộ máy này trong các quá trình tâm lý.
Sẽ khơng chính xác nếu nghĩ rằng, vỏ não ở người có vai trị
chủ đạo nên tất cả các tổ chức thần kinh đã có ở các giai đoạn tiến
hoá thấp đảm bảo việc tổ chức hành vi thì bây giờ hồn tồn khơng

có vai trị gì trong hoạt động tâm lý.
Nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất của não là các bộ máy
thần kinh trước đó vẫn được bảo tồn nhưng được bảo tồn, mà theo
Hêghen, thì ở dạng mờ nhạt. Nói cách khác, chúng được bảo tồn
nhưng phải nhường vị trí chủ đạo cho các tổ chức mới và giữ vai trò
khác so với trước đây. Những tổ chức này ngày càng trở thành các
bộ máy đảm bảo phơng của hoạt động, tham gia tích cực vào điều
khiển trạng thái của cơ thể, trên cơ sở đó thực hiện chức năng tiếp
nhận, cải biến và bảo tồn thông tin cũng như các chức năng xây
dựng chương trình mới của hành vi là điều hành kiểm tra hoạt động
có ý thức do các bộ phận cấp cao của vỏ não thực hiện (hình 5)
Hình 5 - Tương quan các mức độ khác nhau của hệ thống
thần kinh
1. Đồi thị; 2. Tổ hợp các cấu trúc phát triển sớm của vỏ não; 3.
Phần phát triển sớm của hạch dưới vỏ bán cầu não; 4. Phần phát
triển muộn của hạch dưới vỏ bán cầu não; 5. Vùng xuất hiện muộn
ở động vật có xương sống ở võ não mới; 6. Vỏ tiểu não; 7. Đường
thác để dẫn truyền đến các trung tâm phản xạ của cơ chế phối hợp
được hình thành trên vỏ não; 8. Đường ngoại thác để dẫn truyền
những ảnh hưởng của vỏ não lên tiểu não. Những trung tâm phản
xạ bậc thấp của tủy sống và thân não của bán cầu não được biểu thị
bởi các vòng tròn và tam giác đậm;


I - Ứng với cơ chế phối hợp
II - Ứng với cơ chế phối hợp giữa các hệ cơ quan phân tích
III- IV - Ứng với hai mức độ phức tạp hoá của các cơ chế cấp
cao thuộc các hệ cơ quan phân tích, (theo sơ đồ đã có chút ít biến
tướng của N.A. Bécstêin)
Sẽ là sai lầm lớn nếu như quên nói đến và xem xét các bộ máy

của vỏ não một cách tách biệt với các tổ chức phía dưới của nó.
Đến nay, chúng ta hiểu rằng, các hình thức hành vi phức tạp khác
nhau, thậm chí ở người chỉ có thể được thực hiện với sự trợ giúp
của các bộ phận khác nhau của hệ thần kinh.
Mỗi một nhà sinh lý học và nhà thần kinh học đều hiểu rằng,
các yếu tố hành vi đơn giản nhất (ví dụ như phản xạ đầu gối, các
phản xạ tự vệ giản đơn) đều được thực hiện bởi cơ chế của não tuỷ;
còn ở bệnh nhân, nếu vết thương cắt rời hoàn toàn bộ phận tủy
sống với những cấu trúc cao hơn, thì những phản xạ này vẫn dược
bảo tồn hoặc thậm chí lại được tăng cường, mặc dù bệnh nhân
khơng ý thức được điều đó.
Các nhà sinh lý học cũng biết rất rõ rằng, các hình thức hành vi
bẩm sinh phức tạp như điều hành trao đổi chất (tạo cân bằng cơ
thể) do hơ hấp, tiêu hố và điều hoà thân nhiệt chỉ được thực hiện
gián tiếp bởi các cơ chế nằm ở phần trên của thân não (hành não,
vùng dưới đồi thị); khi những vùng này bị tổn thương, các quá trình
tương ứng bị rối loạn; sự tổn thương sâu các cơ chế này có thể dẫn
đến suy chức năng hơ hấp và bị chết.
Ngồi ra, các nhà sinh lý học và thần kinh, học cũng biết rằng,
các hình thức hành vi tương đối phức tạp địi hỏi phải có sự đảm
bảo của trương lực, sự đồng vận và sự phối hợp, liên quan chặt chẽ


với hoạt động của gian não và các hạch vận động dưới vỏ (hệ thống
đồi thị - tuỷ sống); Sự tổn thương của những vùng này không gây ra
rối loạn các quá trình nhận thức phức tạp, mà làm rối loạn các hành
vi có tính chất “phơng nền”. Một sự thú vị đặc biệt liên quan đến vấn
đề này là kết quả quan sát trên bệnh nhân bị mắc “Parkinson” được
tích luỹ trong 10 năm gần đây khi nghiên cứa dịch tễ viêm não và
mổ nội soi.

Cuối cùng, rõ ràng là các hình thức hoạt động phức tạp nhất khơng thể xảy ra nếu như thiếu sự tham gia của vỏ não - cơ quan
của các hình thức hành vi cấp cao nhất ở động vật và ở người.
Như vậy, các quá trình phản xạ và các hình thức hành vi phức
tạp có thể được thực hiện bởi các mức độ khác nhau của hệ thống
thần kinh, mỗi mức độ trong đó sẽ có đóng góp nhất định vào việc tổ
chức chức năng hành vi.
Mười năm gần đây đã cho phép chính xác hố rất nhiều các
điểm nêu trên, đã chứng minh được rằng: các phần phía dưới của
hệ thần kinh tham gia vào các tổ chức hoạt động của vỏ não thông
qua việc điều khiển và đảm bảo trương lực của nó.
Vai trị của các phần dưới thân não và các tổ chức gian não
trong đảm bảo và điều khiển trương lực vỏ não đã được xác nhận
cách đây khơng lâu trong các cơng trình đề cập đến cái gọi là
“đường hoạt hoá đi lên” của thể lưới của Megun và Môrútsi (1949 và
v.v…)
Sẽ mắc phải một lỗi rất quan trọng nếu như quên nói đến sự
tham gia của các tổ chức phía dưới của não bộ vào các hình thức
hành vi phức tạp nhất và loại bỏ yếu tố đảm bảo trạng thái cần thiết
của vỏ não của chúng với tư cách là một bộ phận điều hoà phông


chung của hoạt động tâm lý. Dưới đây (phần I, chương 3) chúng tơi
sẽ nói về vấn đề này cụ thể hơn.
Các bộ máy thân não không làm việc tách biệt hoàn toàn với
não, và bản thân chúng cũng gây ảnh hưởng đến điều chỉnh hoạt
động của vỏ.
Các cơng trình của Mắc Kenlốc và cộng sự (1946); Phrench và
cộng sự (1955), Linđơxli (1955, 1956, 1961), Giuve và cộng sự
(1956, 1961), Ếcnanđétxơ Pêơn (1966, 1969) và rất nhiều cơng trình
nghiên cứu khác mà chúng tơi sẽ phân tích dưới đây, đã chỉ ra vai

trị to lớn của thể lưới hoạt hố đi xuống, chuyển các xung từ vỏ não
đến các tổ chức phía dưới, đến các bộ máy điều hành trương lực
tương ứng với thông tin mà chủ thể thu nhận và với nhiệm vụ đã
được đặt ra trước chủ thể.
Các số liệu thu được trong các nghiên cứu giải phẫu sinh lý
hiện đại đã cho phép phát biểu về nguyên lý tổ chức dọc của các hệ
thống chức năng não; Nói cách khác, ngun lý, mà theo đó mỗi một
hình thức hành vi được đảm bảo bởi sự cùng hoạt động của các
mức độ thần kinh khác nhau, liên quan với nhau bởi các mối quan
hệ đi “lên” và đi “xuống” biến não thành hệ thống tự điều khiển.
Nguyên lý đã đi vào khoa học này còn khẳng định rằng, vỏ não
luôn ở trong sự tác động qua lại với các phần dưới vỏ và không phải
là bộ máy não duy nhất để điều khiển hoạt động tâm lý.
Nguyên tắc nêu trên đã giải thích được một số dữ kiện mà
nhiều nhà nghiên cứu trước đấy đã bị rơi vào bế tắc. Thực tế cho
thấy sự phân lập ra các vùng não riêng lẻ bằng cách ức chế tạm
thời chúng, có thể khơng dẫn đến những rối loạn hành vi của con
vật: Trong khi đó, một vết cắt ở vỏ não để cơ lập nó với các tổ chức


×