BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
VÕ THỊ SANG
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
CẤP TỈNH – TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
VÕ THỊ SANG
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
CẤP TỈNH – TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8 38 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HUỲNH VĂN THỚI
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc
gia, Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, phòng ban của Học viện, Phòng Quản
lý đào tạo Sau đại học tại Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành
phố Hồ Chí Minh cùng quý Thầy, Cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
hữu ích trong suốt thời gian qua, làm cơ sở cho tơi thực hiện luận văn này.
Với tình cảm trân trọng nhất, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Huỳnh Văn Thới, người Thầy đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn khoa
học và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã
tận giúp đỡ tơi trong việc thu thập thông tin, số liệu trong suốt q trình
nghiên cứu, tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn này.
Xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã hết lịng
ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do khả năng nghiên cứu khoa học cịn
nhiều hạn chế, luận văn khơng thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Với
tinh thần cầu thị rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy, Cô cùng
quý độc giả quan tâm đến luận văn để tơi có thể nhận thức sâu sắc hơn và
hoàn thiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Huỳnh Văn Thới. Các số liệu trong luận văn được
thu thập, xử lý trình bày khách quan, trung thực. Các tài liệu tham khảo được
trích dẫn trung thực, rõ ràng.
Tác giả luận văn
ii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN 10
HÀNH CHÍNH CỦA TỊA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH ......................... 10
1.1. Những vấn đề chung về giải quyết vụ án hành chính của Tịa án nhân
dân................................................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm giải quyết vụ án hành chính .......................................... 10
1.1.2. Đối tượng giải quyết vụ án hành chính .......................................... 13
1.1.3. Đặc điểm giải quyết vụ án hành chính của Tịa án nhân dân ...... 18
1.1.4. Nguyên tắc giải quyết vụ án hành chính ........................................ 19
1.2. Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp
tỉnh .................................................................................................................. 22
1.2.1. Cơ sở xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân c
t nh .......... 22
1.2.2. Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm của
Tòa án nhân dân c
t nh .............................................................................. 23
1.2.3. Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm
của Tịa án nhân dân c
t nh ....................................................................... 25
1.3. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hành chính của Tịa án nhân dân
cấp tỉnh ........................................................................................................... 26
1.3.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án ................................................................. 26
1.3.2. Đối thoại và chuẩn bị xét xử vụ án ................................................. 28
1.3.3. Thủ tục giải quyết vụ án tại hiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân
dân c
t nh .................................................................................................... 29
1.3.4. Thủ tục giải quyết vụ án tại hiên tòa húc thẩm của Tòa án nhân
dân c
t nh .................................................................................................... 34
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 45
iii
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
CỦA TỊA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................... 46
2.1. Tổng quan về Tịa hành chính thuộc Tịa án nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh ........................................................................................................ 46
2.2. Tình hình giải quyết vụ án hành chính của Tịa án nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh ........................................................................................... 47
2.2.1. Các hương diện đánh giá .............................................................. 47
2.2.2. Đánh giá chung ................................................................................ 59
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 67
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN GIẢI
QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TỊA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 68
3.1. Ph
ng h
ng h àn thi n giải quyết vụ án hành chính của Tịa án
nhân dân cấp tỉnh .......................................................................................... 68
3.2. Giải pháp h àn thi n giải quyết vụ án hành chính của Tịa án nhân
dân cấp tỉnh.................................................................................................... 71
3.2.1. Hoàn thiện há luật về tố tụng hành chính.................................. 71
3.2.2. Đề xu t cơ chế bảo đảm độc lậ trong giải quyết vị án hành chính ... 85
3.2.3. Nhân rộng mơ hình “Dân vận khéo” của Tịa án nhân dân Thành
hố Hồ Chí Minh ........................................................................................... 86
3.2.4. Tòa án nhân dân c
Tòa án c
t nh tăng cường công tác ch đạo các đơn vị
huyện thực hiện đúng quy định của há luật về trình tự, thủ
tục giải quyết vụ án hành chính, đảm bảo tính cơng khai dân chủ ............ 88
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92
iv
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giải quyết vụ án hành chính có vai trị, ý nghĩa rất quan trọng không chỉ
đối với người khởi kiện vụ án hành chính trong việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của họ, mà còn là nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng khi thụ lý một vụ án hành chính. Việc giải quyết
một vụ án hành chính đóng vai trị chính yếu trong việc xem xét, đánh giá bản
chất pháp lý của vụ việc nhằm đưa ra phán xét về tính chất, mức độ pháp lý
của vụ việc đó. Từ đó, nhân danh Nhà nước, đưa ra phán quyết tương ứng với
bản chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc. Chính vì vậy,
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc này và đã điều chỉnh, bổ sung các
chế định mới. Ngày 25/11/2015, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, khóa XIII, kì họp thứ 10 đã thơng qua Luật tố tụng hành chính, có
hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016, trừ các quy định cụ thể hóa các quy định mới
có liên quan của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2017. Một số quy định đã được sửa đổi và bổ sung đã tạo điều kiện cho
việc giải quyết các vụ án hành chính, góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của cơng dân đồng thời hoàn thiện hơn các chế định pháp luật liên quan
đến hoạt động tố tụng hành chính.
Từ Chương IX quy định về khởi kiện, thụ lý vụ án cho đến Chương XI
về phiên tòa sơ thẩm và Chương XIII về thủ tục phúc thẩm của Luật Tố tụng
hành chính năm 2015, trình tự và thủ tục giải quyết vụ án hành chính được
quy định cụ thể trong từng điều khoản. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết
và xét xử, việc thực hiện các quy định trên còn gặp nhiều bất cập và khó khăn.
Bên cạnh đó, một bên đương sự là tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước
thuộc chủ thể quản lý hành chính có thẩm quyền ban hành quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định buộc thôi việc, quyết định giải quyết
1
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị cho là
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên đương sự còn lại là cơ quan,
tổ chức, cá nhân nhận một trong các quyết định hành chính, hành vi hành
chính đó. Chính vì sự khác biệt này, mà quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
đương sự cần được giải quyết một cách cơng bằng và khách quan nhất.
Do đó, những quy định về thẩm quyền, trình tự giải quyết vụ án hành
chính của Tịa án nhân dân phải được quy định hết sức cụ thể, rõ ràng, là công
cụ sắc bén và đầy hiệu lực của Nhà nước và xã hội trong đấu tranh phòng,
chống tội phạm, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp luật và pháp chế xã
hội chủ nghĩa, đồng thời phải thật sự là chỗ dựa của Nhân dân trong bảo vệ
công bằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ, triệt để tôn trọng và bảo vệ
quyền con người, quyền công dân.
Mặt khác, đây là một vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ từ thực tiễn
của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp
phần nhất định cho việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn và đề xuất hoàn thiện
pháp luật. Do đó, tác giả chọn đề tài luận văn “Giải quyết vụ án hành chính
của Tịa án nhân dân c
t nh – từ thực tiễn Thành hố Hồ Chí Minh”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, hội
thảo, các bài viết trên các tạp chí liên quan đến giải quyết vụ án hành chính
của Tịa án nhân dân:
Những cơng trình là đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, các luận án
tiến sĩ, luận văn, sách chuyên khảo nghiên cứu về trình tự, thủ tục giải quyết
vụ án hành chính, cụ thể như:
+ Phạm Hồng Thái – Chủ biên (2001), Quyết định hành chính, hành vi
hành chính – Đối tượng xét xử vụ án hành chính của Tịa án, Nxb. Tổng hợp
Đồng Nai, Đồng Nai. Trong cuốn sách này, tác giả Phạm Hồng Thái đã làm
2
rõ các khái niệm về quyết định hành chính, hành vi hành chính và đối tượng
xét xử vụ án hành chính của Tịa án. Từ đó, tơi có một góc nhìn mới hơn về
mặt định nghĩa từ ngữ, cũng như có thêm những ví dụ thực tiễn xét xử trong
từng phần mà tác giả viết, để làm tư liệu cho bài luận văn của tơi.
+ Trường Cán bộ Tịa án (2014), Phần kỹ năng giải quyết vụ án hành chính,
Tập bài giảng cho chương trình đào tạo thẩm phán khóa 1, Nxb. Văn hóa Thơng
tin. Trong phần kỹ năng này, tơi có thể hiểu cặn kẽ hơn về từng cơ sở pháp lý vì
bài viết đã rất cụ thể trong việc trích luật và cho ví dụ thực tiễn dựa trên từng điều
luật đó và có thể áp dụng những phân tích đó cho bài luận văn này.
+ Thân Quốc Hùng (2018), “Chất lượng xét xử các vụ án hình chính của
Tịa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sĩ chuyên ngành
Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh. Trong bài viết này, tác giả đã nêu ra những mặt hoàn thiện và chưa
hoàn thiện trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật vào hoạt động
xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, chỉ ra các điểm bất hợp lý trong cơ chế
hoạt động của Tịa hành chính. Nhờ vậy, có thêm những góc nhìn mới về các
mặt thiếu sót của hoạt động xét xử các vụ án hành chính của Tịa án nhân dân
cấp tỉnh nói chung và Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
+ Nguyễn Thị Hà (2017), “Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam”,
Luật án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong bài luận án tiến sĩ
này, tác giả đã viết về vai trò và chức năng của quá trình xét xử sơ thẩm vụ án
hành chính ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những thực tiễn trong q trình xét xử cịn
có nhiều trở ngại, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật, dẫn đến các bản án
bị hủy, sửa ngày càng tăng cao. Qua bài luận án này, tơi có thể nhìn nhận các
vướng mắc đó cho bài luận văn của mình, đánh giá thực tiễn hoạt động xét xử
tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để có những kết luận và hướng
hoàn thiện mới hơn so với các ý mà tác giả của luận án đã nêu ra.
3
+ Vũ Thị Hòa (2004), “Giải quyết vụ án hành chính tại Tịa án nhân dân
– Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội.
Trong luận văn này, tác giả Vũ Thị Hịa đã trình bày các cơ sở lý luận về trình
tự, thủ tục để giải quyết vụ án hành chính tại Tịa án nhân dân. Từ những cơ
sở lý luận, những quy định của pháp luật cho từng trình tự, thủ tục nêu trên,
tác giả Hòa đã so sánh thực tiễn giải quyết vụ án hành chính đã diễn ra như
thế nào. Từ đó, chỉ ra sự khác biệt, những điểm chưa hồn thiện và cịn bất
cập trong việc áp dụng luật vào thực tế giải quyết vụ án. Dựa trên nền tảng
mới mà tác giả Vũ Thị Hòa đã chỉ ra, tôi sẽ tiếp tục so sánh với thực tiễn hiện
tại, góp phần hồn thiện bài luận văn hiện tại rất nhiều
+ Lương Hữu Phước (2006), “Hoàn thiện quy phạm pháp luật về đối
tượng xét xử vụ án hành chính của Tịa án”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật
Hà Nội, Hà Nội. Các phương án hoàn thiện quy phạm pháp luật về đối tượng
xét xử vụ án hành chính đã góp phần rất nhiều vào Chương 3 trong bài luận
văn của tơi. Trong q trình viết luận văn, phần đối tượng xét xử vụ án hành
chính của Tịa án nhân dân cấp tỉnh nói chung và Tịa án nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng đúng là có một vài điểm so sánh giữa luật và thực tiễn.
Sau khi tham khảo bài viết của tác giả Lương Hữu Phước, tơi đã có thêm ý
tưởng để bổ sung quan điểm của mình, xây dựng thêm các phương pháp khác
bên cạnh những biện pháp hoàn thiện mà tác giả trước đã nêu ra, so sánh kết
quả nghiên cứu mà tác giả đã đề xuất từ năm 2006 đến nay như thế nào và
thực tiễn hiện tại ra sao,… Điều này đã giúp tôi đi sâu hơn nữa vào phần này
của bài luận văn thạc sĩ của mình và hồn thiện dần nó.
+ Nguyễn Mạnh Hùng (2002), “Thẩm quyền xét xử vụ án hình chính của
Tịa án nhân dân”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Việc xác
định đúng thẩm quyền xét xử vụ án rất quan trọng. Trong bài viết trên, tác giả
đã phân tích khái niệm, cơ sở pháp lý, quy định pháp luật về thẩm quyền xét
4
xử vụ án hành chính của Tịa án nhân dân nói chung, từ cấp sơ thẩm đến cấp
phúc thẩm. Trong bài viết này, tác giả chỉ ra và so sánh tại thời điểm năm
2002, các ưu điểm trong luật định và khuyết định trong việc áp dụng thực tiễn
đã diễn ra như thế nào, chỉ ra những trường hợp xác định sai thẩm quyền xét
xử dẫn đến hậu quả ra sao,… Từ đó, với số liệu so sánh năm 2002 của tác giả,
tơi tiếp tục phân tích các ý mà tác giả đã nêu, so sánh với thời điểm hiện tại là
năm 2019, xem những bất cập đó đã được giải quyết chưa, như thế nào tại
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nguyễn Thị Hồng Liên (2014), “Xét xử án hành chính – Qua thực
tiễn tỉnh Lào Cai”, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội của tác
giả. Bài viết này là một góc độ khác so với bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hà
(2017) nêu trên. Việc tham khảo cách phân tích và so sánh số liệu của một
Tịa án cấp tỉnh cụ thể như của tác giả là tỉnh Lào Cai và của tơi là Thành phố
Hồ Chí Minh, giúp tôi hiểu được bố cục bài và biết các mục chính cần phân
tích, nghiên cứu sâu và làm rõ,…
Những bài báo, tạp chí và các bài viết có liên quan đến nội dung luận
văn như:
+ Nguyễn Mạnh Hùng (2011), “Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình
chính theo Luật Tố tụng hành chính – Sự kế thừa, phát triển và những nội
dung cần tiếp tục được hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, (Số 9). Bài tạp chí là
bài viết tóm tắt và cơ đọng nhất của tác giả, kế thừa nội dung của bài luận văn
trước mà tác giả Nguyễn Mạnh Hùng đã viết năm 2002.
+ Trần Minh Hương (2007), “Nâng cao chất lượng xét xử các vụ án
hành chính của Tịa án nhân dân cấp tỉnh”,Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số
chuyên đề về khiếu nại và khiếu kiện hành chính). Bài tạp chí của tác giả Trần
Minh Hương đi thẳng vào các vấn đề còn đang bất cập trong quá trình xét xử
các vụ án hành chính của Tịa án nhân dân cấp tỉnh nói chung và chỉ ra các
5
biện pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng thực tiễn xét xử. Các biện pháp
này rất thiết thực mà tơi có thể tham khảo và hiểu hơn về quan điểm của tác
giả, từ đó so sánh với các quan điểm của chính mình ở thời điểm năm hiện tại.
+ Học viện Tư pháp (2016), “Giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ án
hình chính”, Nbx. Cơng an nhân dân, Hà Nội. Thơng qua giáo trình kỹ năng
giải quyết vụ án trong tài liệu tham khảo nêu trên, tôi hiểu được các kỹ năng
giải quyết vụ án hành chính như thế nào, và có thể so sánh với các giáo trình
các năm trước xem có gì thay đổi so với thời điểm hiện tại hay không. Trong
bài viết, Học viện kết hợp phân tích cơ sở pháp lý với việc giảng dạy các kỹ
năng sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và thông qua việc học tập
hiện tại trình độ thạc sĩ, tơi có cái nhìn so sánh điểm mới mà hiện tại đang có.
+ Nguyễn Thị Hà (2017), “Bàn về Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án
hành chính của Tồ án nhân dân ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghề Luật, Số 3
và Bài viết “Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân
cấp huyện và tương đương” đăng Website ngày
8/7/2015. Hai bài viết trên Bài viết đánh giá một cách khách quan, toàn diện
quy định pháp luật, đặc biệt chú trọng đến quy định thẩm quyền xét xử sơ
thẩm của vụ án hành chính.
3. Mục đích, nhiêm vụ và ý nghĩa của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu luận văn
Xuất phát từ cơ sở lý luận và pháp lý về giải quyết vụ án hành chính, qua
đánh giá thực trạng giải quyết vụ án hành của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh, đề xuất các giải pháp hồn thiện giải quyết vụ án hành chính thuộc
thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
Nhiệm vụ của luận văn nhằm thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có
nhiệm vụ:
6
- Nghiên cứu, đánh giá tổng quan các cơng trình khoa học có liên quan
đến đề tài luận văn, từ đó chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của
luận văn.
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài luận văn, cụ
thể: nghiên cứu về việc giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp
tỉnh, mà cụ thể ở đây là Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; phân tích cơ
sở lý luận, khái niệm, các quy định của pháp luật có liên quan đến từng q
trình giải quyết vụ án hành chính của Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;
so sánh với các số liệu bản án hành chính qua các năm để nghiên cứu thực tiễn
xét xử các vụ án hành chính của Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức và tình hình giải quyết các vụ
án hành chính của Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; chỉ ra những bất
cập trong việc áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan trong việc giải
quyết vụ án hành chính.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng xét xử các vụ án hành chính
của Tịa án nhân dân cấp Thành phố Hồ Chí Minh và chỉ ra những kết quả,
hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó.
- Phân tích, luận chứng các quan điểm và đề xuất các giải pháp bảo đảm
chất lượng xét xử các vụ án hành chính của Tịa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt
Nam nói chung và của Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
3.3. Ý nghĩa nghiên cứu luận văn
Có thể nói, đề tài luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về giải
quyết vụ án hành chính từ thực tiễn áp dụng và xét xử của Tịa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đánh giá và phân tích kết quả thực
nghiệm, tác giả nghiên cứu đưa ra những giải pháp cụ thể để hồn thiện quy
định pháp luật về q trình giải quyết vụ án hành chính và nâng cao hiệu quả
việc giải quyết vụ án hành chính.
7
Nhiệm vụ của luận văn là có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho việc học tập, nghiên cứu cho những người đang thực hiện công tác liên
quan đến q trình giải quyết vụ án hành chính cũng như cho cơ quan thẩm
quyền ban hành pháp luật trong việc hoàn thiện chế định về việc giải quyết vụ
án hành chính của Tịa án nhân dân cấp tỉnh – từ thực tiễn Tòa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối t ợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là hoạt động giải quyết vụ án
hành chính của Tịa án nhân nhân Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung vào
thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở các quy định pháp luật của Việt Nam nói chung và Luật tố
tụng hành chính nói riêng, đề tài tập trung và phân tích rõ về giải quyết vụ án
hành chính theo Luật tố tụng hành chính Việt Nam. Đề tài sẽ nghiên cứu
trong phạm vi của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 và có sự so sánh, đối
chiếu với Luật Tố tụng hành chính năm 2010.
Tuy khơng nghiên cứu sâu về q trình và thủ tục khởi kiện vụ án hành
chính, thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính nhưng những vấn đề này đều có
liên quan đến nội dung luận văn nên sẽ được nhắc đến trong đề tài này. Đồng
thời, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các quy định hiện hành trong Luật tố tụng
hành chính và các văn bản hướng dẫn Luật tố tụng hành chính, khơng đi sâu
vào quy định của các luật khác. Việc đề cập đến các văn bản pháp luật khác
đều trên cơ sở phân tích, nghiên cứu làm rõ hơn về quá trình giải quyết vụ án
hành chính của Tịa án nhân dân cấp tỉnh – từ thực tiễn Tòa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ph
ng pháp nghiên cứu
8
Ngoài nền tảng lý luận và phương pháp theo quan điểm triết học của
Mác – Lênin nói trên, việc nghiên cứu còn dựa trên quy định của pháp luật về
quá trình giải quyết vụ án hành chính, thực tiễn xét xử,... để đánh giá một
cách khách quan nhất những bất cập mà đề tài đang nghiên cứu.
Khái quát hơn, đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để làm rõ
đối tượng nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở đó, đề tài được nghiên cứu một
cách khách quan, theo đúng bản chất của nó và mối liên hệ của nó với các nội
dung liên quan để có một cái nhìn tổng quát và sâu sắc về vấn đề này.
Ngoài ra, các phương pháp được vận dụng dụng một cách linh hoạt: đối
với những vấn đề mang tính lý luận và logic thì sử dụng các phương pháp như
suy luận, phán đốn; đối với các vấn đề mang tính giả thuyết thì sử dụng
phương pháp chứng minh để làm sáng tỏ; đồng thời không thể thiếu việc sử
dụng phương pháp so sánh (với các chế định ban hành trước đây, hoặc các
chế định nước ngoài) để làm rõ những đặc điểm nổi bật, những điểm mới,
điểm bất cập,… của q trình giải quyết vụ án hành chính của Tịa án nhân
dân cấp tỉnh nói chung và thực tiễn áp dụng của Tịa án nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng – vấn đề cần được nghiên cứu của đề tài.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận thì luận văn được kết cấu làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về giải quyết vụ án hành chính của
Tịa án nhân dân cấp tỉnh.
Chương 2: Thực trạng giải quyết vụ án hành chính của Tịa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện giải quyết vụ án hành
chính của Tịa án nhân dân cấp tỉnh.
9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN
HÀNH CHÍNH CỦA TỊA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
1.1. Những vấn đề chung về giải quyết vụ án hành chính của Tịa án
nhân dân
1.1.1. Khái niệm giải quyết vụ án hành chính
Theo Từ điển luật học, “Vụ án là một vụ việc có dấu hiệu trái pháp luật
mang tính chất hình sự hoặc tranh chấp giữa các chủ thể pháp luật được đưa
ra Tòa án hoặc cơ quan trọng tài giải quyết.” [41, tr.297].
Có quan điểm khác cho rằng,“Vụ án là tranh chấp phát sinh khi cá nhân
tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp về vấn đề bị tranh
chấp”. Từ đó, nhìn nhận: “Vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân tổ
chức khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước và được Tòa án thụ lý theo
quy định của pháp luật.” [35, tr.127].
Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước
được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, với mục tiêu là
nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây
dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị. [42, tr.261] Trong q
trình quản lý hành chính nhà nước, chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban
hành các quyết định hành chính và có các hành vi hành chính tác động đến cá
nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước. Trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức,
cơ quan nhà nước cho rằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính đó
là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Để tự bảo vệ
quyền lợi của mình, các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước này sẽ phản ứng
lại, từ đó làm phát sinh tranh chấp giữa các bên. Tranh chấp này phát sinh trong
q trình quản lý hành chính nhà nước nên được gọi là tranh chấp hành chính.
10
Xét về quá trình xây dựng pháp luật, việc giải quyết các tranh chấp hành
chính có thể chia thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu là trước ngày 01/7/1996
và giai đoạn sau 01/7/1996. Tranh chấp hành chính phát sinh trong giai đoạn
trước ngày 01/7/1996 chỉ có một phương thức giải quyết, đó là khiếu nại và
giải quyết khiếu nại. Từ ngày 01/7/1996 đến nay, còn bổ sung thêm một
phương thức nữa để giải quyết tranh chấp hành chính, đó là khởi kiện các
tranh chấp hành chính ra Tịa án nhân dân để yêu cầu Tòa án nhân dân giải
quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo trình tự, thủ tục
được quy định theo pháp luật về tố tụng hành chính.
Như vậy, có thể thấy rằng, đã có những tiến bộ trong những quy định của
nhà nước khi cho chủ thể thứ ba là Tòa án nhân dân tham gia trong quá trình
giải quyết các tranh chấp hành chính. Đây vừa là phương thức kiểm sốt quản
lý hành chính nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, tổ chức trong xã hội; vừa là cơ chế mở rộng dân chủ trong xã hội.
Tuy nhiên, không phải mọi tranh chấp hành chính khi bị khởi kiện đều
trở thành vụ án hành chính. Để một tranh chấp hành chính trở thành vụ án
hành chính, cần phải thỏa hai điều kiện đó là: đối tượng tranh chấp và tranh
chấp đó khi khởi kiện phải được Tịa án có thẩm quyền thụ lý.
Thứ nhất, về đối tượng tranh chấp, chỉ những tranh chấp hành chính có
đối tượng được Luật tố tụng hành chính quy định thì mới được khởi kiện.
Những đối tượng trong tranh chấp hành chính đó gọi là đối tượng khởi kiện.
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định có 04 đối tượng khởi kiện, bao
gồm: Quyết định hành chính, hành vi hành chính; khiếu kiện về danh sách cử
tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân; khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức từ Tổng cục
trưởng và tương đương trở xuống; khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại
về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
11
Thứ hai, về điều kiện tranh chấp đó khi khởi kiện phải được Tịa án có
thẩm quyền thụ lý, người khởi kiện phải khởi kiện đúng đối tượng khởi kiện
và đúng Tịa án có thẩm quyền, đúng trình tự, đúng thủ tục pháp luật quy định
thì Tịa án mới thụ lý, từ đó phát sinh thành vụ án hành chính.
Như vậy, từ những phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa vụ án hành
chính dưới góc độ pháp lý như sau: Vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi
và chỉ khi có tranh chấp hành chính giữa người khởi kiện và người bị khởi
kiện đối với đối tượng khởi kiện được Luật tố tụng hành chính điều chỉnh,
được người khởi kiện khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết,
và được Tịa án thụ lý theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.
Sau khi được Tịa án nhân dân có thẩm quyền xem xét đầy đủ các điều
kiện khởi kiện và điều kiện thụ lý vụ án, Tòa án sẽ chấp nhận giải quyết khiếu
kiện, được xác định bằng hành vi ghi vào sổ thụ lý vụ án và thông báo bằng
văn bản cho đương sự biết về việc thụ lý này. Sau đó, chánh án Tồ án sẽ phân
cơng thẩm phán tiếp nhận vụ án hành chính theo đúng quy định của pháp luật.
Thẩm phán Tòa án được phân cơng chịu trách nhiệm vụ án hành chính đó sẽ
phải tiến hành giai đoạn tiếp theo đó là giải quyết vụ án hành chính.
Giải quyết vụ án hành chính là quá trình xem xét, nghiên cứu, chuẩn bị hồ
sơ vụ án và đưa vụ án ra xét xử. Thông thường, các vụ án hành chính sau khi
xem xét và nghiên cứu sẽ được Tịa án có thẩm quyền ra quyết định đưa vụ án
ra xét xử và sẽ thực hiện xét xử sơ thẩm theo trình tự và thủ tục luật định.Tuy
nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, Tòa án có thể đưa ra quyết định tạm
đình chỉ giải quyết vụ án hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Như vậy, theo quy định của Luật tố tụng hành chính, q trình giải quyết
một vụ án hành chính bao gồm các bước như sau: thụ lý vụ án, chuẩn bị xét
xử, đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Mỗi bước trong q
trình giải quyết vụ án hành chính của Tịa án nhân dân đều phải tuân thủ và
12
chấp hành nghiêm chỉnh về mặt điều kiện, trình tự thủ tục cũng như thực hiện
trong đúng thời hạn mà Luật tố tụng hành chính hiện hành điều chỉnh.
1.1.2. Đối tượng giải quyết vụ án hành chính
Việc xác định đúng đối tượng khởi kiện trong đơn khởi kiện vụ án hành
chính là rất quan trọng, khơng phải mọi tranh chấp hành chính được khởi kiện
ra Tịa án nhân dân đều được Tòa án thụ lý và trở thành vụ án hành chính, mà
chỉ những tranh chấp hành chính có đối tượng được pháp luật quy định thì
mới khởi kiện được và xem xét thụ lý để phát sinh thành vụ án hành chính.
Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính thì đối tượng khởi kiện vụ
án hành chính phải là quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định
kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội và danh sách cử tri
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; đồng thời nó phải liên quan trực tiếp đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.
* Quyết định hành chính:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật tố tụng hành chính hiện hành
và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày
29/11/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao thì quyết định
hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Tồ án giải quyết vụ án hành
chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức
khác như thơng báo, kết luận, cơng văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó
ban hành có chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một
lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt
động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp
của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản thơng báo của cơ quan, tổ chức
hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá nhân, cơ
13
quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết,
xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó), bao gồm:
- Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong
khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.
- Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội
dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định
hành chính đã được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết,
xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.
Cần thống nhất với quan niệm, quyết định giải quyết khiếu nại đối với
hành vi hành chính cũng là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Vì quyết
định giải quyết khiếu nại đối với hành vi hành chính là văn bản do cơ quan
hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong
các cơ quan đó ban hành để giải quyết khiếu nại đối với hành vi hành chính nào
đó, nhưng thực chất là quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý
hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
* Hành vi hành chính:
Hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ án hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan,
tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực
hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/11/2011
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về hành vi hành
chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính .
Hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Tồ án giải
quyết vụ án hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan,
14
tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực
hiện hoặc khơng thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Việc xác định hành vi hành chính khi nào là của cơ quan hành chính nhà
nước, cơ quan, tổ chức khác, khi nào là của người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác và khi nào là không thực
hiện nhiệm vụ, công vụ phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm
quyền, thời hạn thực hiện đối với nhiệm vụ, công vụ đó và phân biệt như sau:
a) Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng do
người trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện
theo sự phân công hoặc uỷ quyền, uỷ nhiệm thì hành vi đó là hành vi hành chính
của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác mà khơng phải là hành
vi hành chính của người đã thực hiện hành vi hành chính đó;
b) Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, cơng
vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức khác thì việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ cụ thể đó là hành vi
hành chính của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào việc họ trực tiếp
thực hiện hay phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực hiện;
c) Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác,
nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà cơ quan hành chính nhà
nước, cơ quan, tổ chức khác khơng thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ thì hành vi
khơng thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó là hành vi hành chính của cơ quan
hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, không phụ thuộc vào việc nhiệm
vụ, công vụ đó được phân cơng, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người cụ thể nào
trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện;
15
d) Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức khác, nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác
khơng thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ thì hành vi khơng thực hiện nhiệm vụ, cơng
vụ đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền, khơng phụ thuộc vào
việc họ đã phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực hiện.
- Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh:
Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là
quyết định của Hội đồng cạnh tranh, của Bộ trưởng Bộ Công thương khi giải
quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại mục 7
Chương V của Luật cạnh tranh, bao gồm:
- Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh đối với quyết
định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên
quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;
- Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Công thương đối với
quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh
tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Tại khoản 1 Điều 115 của Luật cạnh tranh quy định: “Trường hợp khơng
nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một
phần hoặc tồn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Tòa án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền”.
- Quyết định kỷ luật buộc thơi việc công chức:
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức thuộc đối tượng khởi kiện
để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là văn bản thể hiện dưới hình
16
thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ
luật buộc thơi việc đối với cơng chức thuộc quyền quản lý của mình.
Việc xác định đối tượng là công chức phải căn cứ vào Luật cán bộ, công
chức và Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định
chi tiết những người là công chức.
- Danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân:
Danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân thuộc đối tượng khởi kiện để u cầu Tồ án giải
quyết vụ án hành chính là danh sách do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chỉ
huy đơn vị quân đội nơi có khu vực bầu cử lập.
Tại khoản 3 Điều 103 của Luật tố tụng hành chính quy định: “Cá nhân
có quyền khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc
hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp đã
khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn
giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết
hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại”.
Do vậy, người khởi kiện phải thực hiện việc khiếu nại danh sách cử tri
bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
đến cơ quan lập danh sách cử tri trước khi thực hiện việc khởi kiện tại Tịa án.
Ngồi ra, tại Điều 6 của Luật tố tụng hành chính có quy định: “Người
khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có
thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Như vậy, yêu cầu địi bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính,
hành vi hành chính gây ra mà quyết định hành chính, hành vi hành chính này
đang bị khiếu kiện tại Tịa án cũng là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
17
1.1.3. Đặc điểm giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân
Thứ nhất, giải quyết vụ án hành chính của Tịa án nhân dân là trình tự
cách thức thực hiện những hoạt động cụ thể của cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng mà cụ thể ở đây là Tòa án nhân dân và Thẩm phán
được phân cơng giải quyết vụ án hành chính. Thủ tục giải quyết vụ án hành
chính sẽ phát sinh khi có đơn khởi kiện từ người khởi kiện, được thụ lý bằng
hành vi ghi vào sổ thụ lý vụ án của Tịa án có thẩm quyền, Chánh án Tịa án
nhân dân có thẩm quyền phân cơng Thẩm phán tiếp nhận và giải quyết vụ án
hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Vậy, Thẩm phán
được phân cơng giải quyết vụ án hành chính cũng chính là chủ thể chính thực
hiện việc giải quyết vụ án hành chính.
Thứ hai, giải quyết vụ án hành chính là giai đoạn rất quan trọng, quyết
định được kết quả cuối cùng của vụ án hành chính.
Có thể thấy rất rõ rằng, giai đoạn giải quyết vụ án hành chính chỉ được
bắt đầu khi và chỉ khi có vụ án hành chính phát sinh và đã được Tịa án nhân
dân có thẩm quyền thụ lý theo đúng trình tự và thủ tục. Nghĩa là, Tịa án nhân
dân có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra các yêu cầu, điều kiện và chỉ thụ
lý vụ án hành chính khi có đầy đủ các điều kiện, như: việc khởi kiện đáp ứng
đầy đủ các điều kiện khởi kiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính
năm 2015 (điều kiện khởi kiện cũng là điều kiện thụ lý), ngồi ra cịn phải đủ
điều kiện về thủ tục khởi kiện và điều kiện về nộp tiền tạm ứng án phí. Sau
khi được thụ lý, Thẩm phán được phân công tiến hành chuẩn bị xét xử, xem
xét nội dung vụ án và đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn được quy định. Như
vậy, giai đoạn giải quyết vụ án sẽ do Tòa án nhân dân có thẩm quyền có trách
nhiệm và nghĩa vụ đảm bảo thực hiện một cách công bằng, phân xử công
minh để bảo vệ quyền lợi của các đương sự.
18
Thứ ba, thủ tục giải quyết vụ án hành chính được pháp luật Tố tụng
hành chính quy định.
Ngay từ Chương 1 phần Những quy định chung của Luật Tố tụng hành
chính năm 2015, ở đoạn 1 Điều 1 về Phạm vi điều chỉnh của Luật tố tụng
hành chính có quy định “Luật tố tụng hành chính quy định những nguyên tắc
cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người
tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trình tự, thủ tục khởi
kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.”
Như vậy, giải quyết vụ án hành chính là chế định thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật tố tụng hành chính Việt Nam. Xuất phát từ bản chất và tầm
quan trọng của giải quyết vụ án hành chính trong việc xem xét, phân định tính
đúng sai của vụ án hành chính, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên đương sự, nên việc giải quyết vụ án hành chính phải được các quy
phạm pháp luật về tố tụng hành chính quy định chặt chẽ, thống nhất để đảm
bảo các trình tự ấy hoạt động hiệu quả.
1.1.4. Nguyên tắc giải quyết vụ án hành chính
Các nguyên tắc của Luật tố tụng hành chính Việt Nam là những quan
điểm, tư tưởng mang tính chỉ đạo, hướng dẫn, được quy định trong Luật Tố
tụng hành chính năm 2015, mà theo đó, các chủ thể tiến hành tố tụng, chủ thể
tham gia tố tụng cũng như mọi cơ quan, cá nhân, tổ chức có liên quan khác
phải tuân thủ khi tham gia vào q trình tố tụng hành chính.
Các ngun tắc này được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc chung của
hoạt động tư pháp và những yêu cầu mang tính đặc thù riêng của hoạt động tố
tụng hành chính, qua đó thể hiện được bản chất dân chủ của tố tụng hành chính
Việt Nam. Như vậy, hệ thống các nguyên tắc của Luật tố tụng hành chính Việt
19