Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Luận văn thạc sĩ Thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.7 KB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN NAM HẢI

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TRÊN ĐỊA BẢN TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN NAM HẢI

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC


TRÊN ĐỊA BẢN TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 8 38 01 02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ HẢI

HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của tác giả, không sao chép của ai.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng tài liệu, thơng tin đăng tải trên
các ấn phẩm, tạp chí và các trang web đều có trích dẫn đầy đủ, các số liệu sử
dụng là trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác chƣa đƣợc
công bố.
Tác giả Luận văn

Nguyễn Nam Hải


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Thị Hải, Học
viện Hành chính Quốc gia đã nhiệt tình hƣớng dẫn, góp ý, giúp đỡ, động viên
và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn Văn phịng Chƣơng trình khoa học và công
nghệ cấp quốc gia về tài nguyên mơi trƣờng và biến đổi khí hậu, Bộ Tài
ngun và Mơi trƣờng vì đã giúp đỡ tơi tìm kiếm các nguồn tƣ liệu trong suốt
q trình làm luận văn. Tơi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và cán
bộ thuộc Ban Quản lý Sau đại học - Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo

điều kiện thuận lợi, hƣớng dẫn tơi hồn thành chƣơng trình học và thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc chân thành cảm ơn gia đình, các thầy cơ, bạn
bè và đồng nghiệp, những ngƣời luôn ở bên tôi và là nguồn động lực to lớn
giúp tơi hồn thành sớm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Nguyễn Nam Hải


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. .
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC..................................... 9
1.1. Khái quát về bảo tồn đa dạng sinh học ............................................. 9
1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học............................................................ 9
1.1.2. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học ............................................ 10
1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về bảo tồn đa
dạng sinh học ............................................................................................. 12
1.2.1. Khái niệm THPL về bảo tồn đa dạng sinh học ............................. 12
1.2.2. Đặc điểm THPL về bảo tồn đa dạng sinh học .............................. 13
1.2.3. Vai trò của THPL về bảo tồn đa dạng sinh học............................ 14
1.3. Nội dung thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ........... 16
1.3.1. Tuân thủ pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học .......................... 17

1.3.2. Thi hành pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học .......................... 17
1.3.3. Sử dụng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ........................... 18
1.3.4. Áp dụng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ........................... 18
1.4. Các yếu tố đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh
học………………………………………………………………………...20
1.4.1. Yếu tố kinh tế ................................................................................. 20
1.4.2. Yếu tố chính trị .............................................................................. 23
1.4.3. Yếu tố văn hóa - đời sống.............................................................. 25
1.4.4. Yếu tố pháp luật ............................................................................ 28
Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................... 31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NINH ............................................................................................................... 32
2.1. Khái quát về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh ............................................................................................................ 32
2.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Ninh...................................... 32
2.1.2. Khái quát về bảo tồn đa dạng sinh học ở Quảng Ninh ................. 39


2.2. Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ................................................................................................. 44
2.2.1. Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam ... 44
2.2.2. Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bản
tỉnh Quảng Ninh ...................................................................................... 49
2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................................................... 54
2.3.1. Tuân thủ pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh…………………………………………………………………….54
2.3.2. Thi hành pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ............................................................................................. 56

2.3.3. Sử dụng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ............................................................................................. 73
2.3.4. Áp dụng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ............................................................................................. 76
2.4. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo tồn
đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .................................... 84
2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân............................................................... 84
2.4.2. Bất cập, hạn chế và nguyên nhân ................................................. 90
Tiểu kết Chƣơng 2........................................................................................... 99
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO
TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH........... 100
3.1. Quan điểm, mục tiêu đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo tồn đa
dạng sinh học ........................................................................................... 100
3.1.1. Quan điểm ................................................................................... 100
3.1.2. Mục tiêu ....................................................................................... 102
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học...... 103
3.3. Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh
học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ......................................................... 106
3.3.1. Áp dụng chế tài đủ mạnh đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo
tồn đa dạng sinh học ............................................................................. 106
3.3.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn da dạng
sinh học ................................................................................................. 107


3.3.3. Phân công, phân cấp quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh
học, nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức, viên
chức trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ..................................... 109
3.3.4. Đầu tư tài chính cho thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh
học…………………………………………………………………….110
Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................... 115

KẾT LUẬN ................................................................................................... 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 117


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Giải thích ý nghĩa

1.

BĐKH

Biến đổi khí hậu

2.

ĐDSH

Đa dạng sinh học

3.

KBT

4.

KH&CN


5.

HĐND

Hội đồng nhân dân

6.

THPL

Thực hiện pháp luật

7.

UBND

Ủy ban nhân dân

Khu bảo tồn
Khoa học và công nghệ


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đƣợc biết đến là một quốc gia có tính đa dạng sinh học
(ĐDSH) cao với nhiều loài đặc hữu do trải dài trên nhiều vĩ độ, có nhiều kiểu
hình hệ sinh thái và địa hình chia cắt. ĐDSH trên thế giới nói chung và của
Việt Nam nói riêng đang đứng trƣớc nguy cơ bị suy thối nghiêm trọng, các
ngun nhân chính là do khai thác quá mức, mất và suy thoái sinh cảnh sống,

ảnh hƣởng của lồi ngoại lai, ơ nhiễm mơi trƣờng và bệnh dịch. Gần đây, biến
đổi khí hậu (BĐKH) đƣợc coi là một trong những nguyên nhân chính gây suy
thoái ĐDSH.
Luật ĐDSH, các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật đã định hƣớng thực
hiện quản lý và bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam hơn một thập kỷ. Từ đó, nhận
thức về bảo tồn ĐDSH bƣớc đầu có chuyển biến tại một số bộ phận nhân dân
và cán bộ quản lý; đa dạng sinh tại các khu bảo tồn đƣợc tăng cƣờng quản lý,
bảo vệ; bƣớc đầu đƣợc khai thác và sử dụng cho phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao đời sống ngƣời dân (nhƣ phát triển hoạt động du lịch cảnh quan, du
lịch sinh thái, bảo tồn lồi…); hệ thống tổ chức quản lý ĐDSH đƣợc hình
thành tại cấp tỉnh (phòng Đa dạng sinh học thuộc Chi cục Bảo vệ môi trƣờng
- Sở Tài nguyên và Môi trƣờng; phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên
nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm - Sở Nông nghiệp và phát triển nơng thơn)…
Bên cạnh đó việc thực hiện Luật, các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật và các
quy định về ĐDSH đã có sự chuyển biến ban đầu trong công tác quản lý, bảo
tồn ĐDSH ở nƣớc ta; đạt một số kết quả nêu trên, góp phần bảo tồn ĐDSH tại
các khu bảo tồn đã đƣợc quan tâm giữ gìn và tơn tạo cảnh quan mơi trƣờng,
phát huy giá trị ĐDSH.
Tỉnh Quảng Ninh là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học
quan trọng đối với Việt Nam. Quảng Ninh đƣợc ví nhƣ là “một nƣớc Việt
1


Nam thu nhỏ”, có đa dạng các loại địa hình từ đồng bằng, vùng núi, ven
biển... là cơ sở tạo ra sự phong phú, độc đáo về đa dạng sinh học. ĐDSH ở
tỉnh Quảng Ninh có giá trị rất to lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội và bảo
vệ môi trƣờng của tỉnh: Cung cấp nguồn gen quý, các nguyên vật liệu cần
thiết, các giá trị về văn hóa, xã hội, các dịch vụ về hệ sinh thái đƣợc khai thác
phục vụ cho cuộc sống của con ngƣời. Đây là những tài nguyên quý giá,
không thể thay thế cần đƣợc quan tâm bảo vệ và quản lý khai thác, phát triển

hợp lý.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện pháp luật (THPL) về ĐDSH tại
tỉnh Quảng Ninh còn một số hạn chế, do các quy định pháp luật liên quan còn
chƣa tập trung thống nhất. Nguồn lực quản lý bảo tồn ĐDSH cịn mới và
mỏng nên đơi lúc làm chậm chễ, chƣa đáp ứng nhu cầu phối hợp quản lý
thống nhất. Nguồn lực tài chính đầu tƣ cịn hạn chế, chƣa thƣờng xuyên, đôi
khi không kịp thời để triển khai các hoạt động bảo tồn ĐDSH nhƣ: điều tra cơ
bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐDSH, bảo tồn loài, nguồn gen nguy, cấp, quý
hiếm, ƣu tiên bảo vệ,… Việc chƣa xử lý triệt để đƣợc các nguồn gây ô nhiễm,
tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng tại các vùng đầu nguồn, vùng đệm; hoạt
động săn bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép các loại động vật hoang dã, quý
hiếm vẫn diễn ra phức tạp; công tác đánh bắt bằng phƣơng pháp hủy diệt;
ngƣời dân nghèo mƣu sinh chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên; nhận thức
của nhân dân về Luật ĐDSH còn hạn chế; kinh phí đầu tƣ cho cơng tác bảo
tồn cịn hạn chế…nên việc thực hiện Luật bảo tồn ĐDSH và các văn bản pháp
luật về ĐDSH cịn gặp nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh áp lực lên ĐDSH do BĐKH ngày càng tăng, việc đảm
bảo hiệu quả thực thi pháp luật trong bảo tồn ĐDSH trở lên rất cấp thiết. Vì
vậy, Tác giả chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa
bản tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ với mong
2


muốn đóng góp một phần nhỏ bé nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo
tồn ĐDSH ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Trong khn khổ luận văn thặc sĩ, Tác giả xin chỉ đi sâu vào phân tích
thực trạng thực hiện pháp luật về ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đối với
khía cạnh quản lý nhà nƣớc.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bảo tồn ĐDSH nói chung và pháp luật về bảo tồn ĐDSH hiện nay là

một trong những vấn đề rất đƣợc quan tâm tại Việt Nam. Vì vậy, đã có một số
cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo tồn ĐDSH, tuy nhiên pháp
luật về bảo tồn ĐDSH vẫn còn tƣơng đối mới mẻ đối với nhiều ngƣời, các
nghiên cứu về pháp luật bảo tồn ĐDSH cịn khá hạn chế.
Để ứng phó với BĐKH, một số quốc gia trên thế giới đã có những
chính sách và hành động cụ thể. Trên quy mơ toàn cầu, IUCN đã đƣa ra
hƣớng dẫn về đánh giá mức độ nhạy cảm và bị tác động của các loài do ảnh
hƣởng của BĐKH (Foden và Young, 2016). Một trong những chiến lƣợc quan
trọng để bảo tồn đa dạng sinh học và các loài quý hiếm trong bối cảnh BĐKH
là xây dựng các hành lang đa dạng sinh học (Hobbs và Hopkins, 1991). Trên
thế giới, một số hệ thống hành lang đa dạng sinh học đã đƣợc đề xuất hoặc
quy hoạch và vận hành để cho các loài tự thích ứng với BĐKH (Cuyckens et
al., 2016). Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học với sự hỗ trợ của Chƣơng trình
SEMLA, đã tiến hành xây dựng dự án Nghiên cứu đánh giá tác động của
BĐKH tới các khu bảo tồn của Việt Nam và đề xuất các giải pháp thích ứng.
Có thể kể ra một số đề tài liên quan đến vấn đề bảo tồn ĐDSH đã đƣợc
nghiên cứu nhƣ:
- Phạm Anh Cƣờng (2013) đã đề xuất bảy hệ thống hành lang đa dạng
sinh học, chứa 23 hành lang thành phần trải dài khắp cả nƣớc;

3


- Vũ Tiến Thịnh et al. (2018) đã sử dụng phƣơng pháp mơ hình hóa để
xác định các khu vực ƣu tiên bảo tồn loài Vƣợn đen má vàng (Nomascus
gabriellae) trong tƣơng lai dƣới ảnh hƣởng của BĐKH;
- Sách “Bảo tồn đa dạng sinh học” của tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn xuất
bản năm 1999;
- Sách “Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên” xuất bản năm 2002
của tác giả Lê Trọng Cúc;

- Đề tài cấp Bộ “Đa dạng sinh học và bảo tồn” của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng năm 2004;
- Luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn ĐDSH ở hệ
thống rừng đặc dụng vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam” do tác giả Trần Thế Liên
thực hiện năm 2006;
- Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của bồi hoàn đa dạng
sinh học nhằm đề xuất các quy định về chính sách và pháp luật về bảo vệ môi
trƣờng và đa dạng sinh học tại Việt Nam” của tác giả Lƣơng Hoàng Tùng
thực hiện từ năm 2014;
Đề án Kiện toàn hệ thống tổ chức về đa dạng sinh học năm 2015 và Đề
án điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về
đa dạng sinh học năm 2016 do Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng chủ trì đang chờ
Chính phủ phê duyệt.
Các đề tài nghiên cứu về pháp luật bảo tồn ĐDSH còn tƣơng đối ít, có
thể kể đến một số nghiên cứu nhƣ:
- Luận văn Thạc sỹ “Pháp luật về đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng
tại Vƣờn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” của Lƣơng Thị
Huyền Trang, năm 2014;

4


- Báo cáo Chuyên đề “ Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật đa dạng
sinh học ở Việt Nam” của Bộ Tài nguyên Môi trƣờng và Vụ Phổ biến giáo
dục pháp luật, năm 2008;
- “Báo cáo rà soát, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực
bảo tồn đa dạng sinh học” của Trƣơng Hồng Quang, Viện khoa học pháp lý,
Bộ Tƣ pháp, năm 2009.
- Chuyên đề “Thành tựu và thách thức qua 5 năm thực hiện Luật Đa
dạng sinh học” của GS.TS Đặng Huy Huỳnh, năm 2013;

- Báo cáo tại Hội thảo “Việc thực hiện chính sách pháp luật về đa dạng
sinh học ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” do Ủy ban Khoa học, Công
nghệ và Môi trƣờng của Quốc hội phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
tổ chức năm 2015;
- Báo cáo quốc gia lần thứ 5 của Việt Nam cho Công ƣớc Liên hợp
quốc về ĐDSH giai đoạn 2010 – 2013 của Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng năm
2014.
Ngồi ra cịn có một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí nhƣ:
- Bài viết “Sửa đổi, bổ sung Luật đa dạng sinh học cho phù hợp với
thực tiễn” đăng trên Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, năm 2015
( />- Bài viết “Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, thực trạng và tồn tại
trƣớc khi có Luật Đa dạng sinh học”, của TS. Nguyễn Văn Tài đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp số 133, năm 2008;

5


- Bài viết “Pháp luật về đa dạng sinh học một số nƣớc và kinh nghiệm
cho Việt Nam”, của Thạc sĩ Huỳnh Thị Mai, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp số 133, 2008;
Tuy nhiên những nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học chủ yếu là
những nghiên cứu thuộc về lĩnh vực khoa học môi trƣờng hơn là lĩnh vực
pháp lý. Các nghiên cứu về pháp luật bảo tồn ĐDSH, trƣớc thời điểm có Luật
ĐDSH năm 2008 có một số đề tài, tuy nhiên sau khi ban hành Luật ĐDSH
năm 2008 chƣa có một đề tài nghiên cứu tổng thể đánh giá về pháp luật bảo
tồn ĐDSH, nhất là chƣa có bất kỳ một đề tài nào nghiên cứu về thực tiễn áp
dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN).
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
+ Nghiên cứu tổng quan thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH;

+ Trình bày đƣợc thực trạng thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đƣa ra ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn
chế và đƣa ra giải pháp phù hợp.
- Nhiệm vụ:
+ Tổng quan và cơ sở khoa học, thực tiễn chung về thực hiện pháp luật
về bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam. Trong đó, làm rõ các chỉ tiêu đánh giá thực
hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và áp dụng các
chỉ tiêu này để đánh giá;
+ Đánh giá về thực trạng thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh;
+ Trên cơ sở đó tác giả đƣa ra giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về
bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh.
6


- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Tỉnh Quảng Ninh.
+ Thời gian: từ năm 2015 đến hết tháng 6 năm 2019.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp luận:
Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận hệ thống của
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa
Mác - Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; đƣờng lối, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nƣớc.
- Phƣơng pháp nghiên cứu:
+ Phƣơng pháp thu thập số liệu sẵn có: Từ những báo cáo số liệu kết
quả thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng,

trƣờng Đại học Lâm nghiệp tác giả thu thập các số liệu liên quan đến luận
văn.
+ Phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Đây là phƣơng pháp rất
quan trọng trong quá trình nghiên cứu luận văn. Trên cơ sở các thông tin, dữ
liệu thu thập đƣợc tác giả sẽ phân tích và tổng hợp những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến luận văn.
+ Phƣơng pháp kế thừa: Đây là phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, đánh
giá các tài liệu từ các nghiên cứu trƣớc, chọn lọc các kết quả có ý nghĩa và kế
thừa những kết quả nghiên cứu trƣớc đây, cả trên thế giới và trong phạm vi
vùng nghiên cứu. Kết quả của phƣơng pháp này là đánh giá đƣợc các thành
tựu và kết quả hiện có nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu, cách tiếp cận, đối tƣợng
và phạm vi nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng, và các kết quả đã đạt đƣợc,... Trên
cơ sở phân tách các kết quả, nhóm nghiên cứu sẽ lập ra các kế hoạch khảo sát,
nghiên cứu bổ sung hợp lý và sát thực tiễn cho nghiên cứu mới.

7


+ Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu khoa học: Qua kết quả nghiên cứu
của các đề tài khoa học và công nghệ về bảo tồn đa dạng sinh học Tác giả vận
dụng cho những vấn đề nghiên cứu của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ vị trí, vai trò, thực trạng
thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH từ đó đề xuất giải pháp đảm bảo hiệu
quả thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ đóng góp tích
cực vào q trình hồn thiện pháp luật về ĐDSH, bảo đảm thực hiện pháp luật
về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của cả nƣớc nói
chung trong thời gian tới. Qua đó góp phần bảo tồn, phát huy giá trị ĐDSH,
đảm bảo cuộc sống sinh kế của ngƣời dân đặc biệt là đồng bào dân tộc.

7. Kết cấu Luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm 03 chƣơng:
- Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý thực hiện pháp luật về
bảo tồn ĐDSH;
- Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo tồn
ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Chƣơng 3: Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

8


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
1.1. Khái quát về bảo tồn đa dạng sinh học
1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học
Thuật ngữ “đa dang sinh học” đƣợc đƣa ra lần đầu tiên bởi hai nhà
khoa học Norse và McManus vào năm 1980. Định nghĩa này bao gồm hai
khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di
truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lƣợng các loài trong một quần
xã sinh vật). Cho đến nay đã có hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ
"ĐDSH" này.
Theo Khoản 5, Điều 3, Luật Đa dạng sinh học 2018: “ĐDSH là sự
phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên”. [25,tr.1]
Công ƣớc Đa dạng sinh học định nghĩa: “ĐDSH (tiếng Anh:
biodiversity) đƣợc định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả
mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dƣơng và các
hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng nhƣ các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là
một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác

nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau”.
Định nghĩa của tổ chức FAO (Tổ chức Lƣơng nơng Liên hiệp quốc) có
sự đồng nhất với định nghĩa của Luật ĐDSH 2008: “ĐDSH là tính đa dạng
của sự sống dƣới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen,
đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái”.
ĐDSH là thuật ngữ thể hiện tính đa dạng của các thể sống, lồi và quần
thể, tính biến động di truyền giữa chúng và tất cả sự tập hợp phức tạp của
chúng thành các quần xã và hệ sinh thái. ĐDSH đƣợc thể hiện ở ba cấp độ: đa
dạng di truyền, đa dạng về loài và đa dạng về hệ sinh thái.

9


Giá trị của ĐDSH là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị:
giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của tính ĐDSH là
những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà đƣợc con ngƣời trực tiếp khai thác
và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình; cịn giá trị gián tiếp bao gồm
những cái mà con ngƣời khơng thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lƣợng
và chất lƣợng nƣớc, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều
hịa khí hậu và cung cấp những phƣơng tiện cho tƣơng lai của xã hội lồi
ngƣời.
Có thể thấy các quan điểm về ĐDSH đều có sự đồng nhất. Nhƣ vậy, có
thể định nghĩa chung ĐDSH là sự phong phú về gen, loài và hệ sinh thái
trong tự nhiên.
1.1.2. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học
Theo Khoản 1, Điều 3, Luật Đa dạng sinh học 2018: “Bảo tồn đa dạng
sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng,
đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trƣờng sống tự nhiên thƣờng xuyên hoặc
theo mùa của lồi hoang dã, cảnh quan mơi trƣờng, nét đẹp độc đáo của tự
nhiên; ni, trồng, chăm sóc lồi thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm

đƣợc ƣu tiên bảo vệ; lƣu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền”. [25,tr.1]
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa
con ngƣời với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn
nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu
cầu và nguyện vọng của các thế hệ tƣơng lai. Để có thể tiến hành các hoạt
động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu
những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây
dựng các phƣơng pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực
của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của lồi và hệ sinh thái đó trong
tƣơng lai.
10


Bảo tồn ĐDSH gồm 2 loại: Bảo tồn tại chỗ (bảo tồn lồi hoang dã
trong mơi trƣờng sống tự nhiên của chúng; bảo tồn lồi cây trồng, vật ni
đặc hữu, có giá trị trong mơi trƣờng sống, nơi hình thành và phát triển các đặc
điểm đặc trƣng của chúng) và bảo tồn chuyển chỗ (bảo tồn lồi hoang dã
ngồi mơi trƣờng sống tự nhiên thƣờng xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo
tồn lồi cây trồng, vật ni đặc hữu, có giá trị ngồi mơi trƣờng sống, nơi
hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trƣng của chúng; lƣu giữ, bảo quản
nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc
cơ sở lƣu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền). [25,tr.1]
Hai phƣơng thức bảo tồn này có tính chất bổ sung cho nhau. Những cá
thể từ các quần thể dƣợc bảo tồn Ex-situ có thể đƣợc đƣa vào thiên nhiên nơi
có phân bố tự nhiên của chúng để tăng cƣờng cho các quần thể đang đƣợc bảo
tồn In-situ và việc nghiên cứu các quần thể đƣợc bảo tồn Ex-situ có thể cung
cấp cho chúng ta những hiểu biết về các đặc tính sinh học của lồi và từ đó hỗ
trợ cho việc hình thành các chiến lƣợc bảo tồn hiệu quả hơn cho các quần thể
đƣợc bảo tồn In-situ.
Tuy nhiên, dƣới áp lực ngày càng tăng của sự thay đổi khá nhanh các

điều kiện môi trƣờng, đặc biệt do sự nóng lên tồn cầu, mục tiêu của một
chiến lƣợc bảo tồn nguồn gen thực vật là không chỉ bảo tồn các khác biệt di
truyền hiện có mà cịn tạo ra các điều kiện phù hợp cho việc tăng sự thích
nghi và sự tiến hóa tƣơng lai của lồi. Vì vậy, các nhà khoa học bảo tồn đã đề
xuất khái niệm bảo tồn nguồn gen động cho thực vật. Điều cốt lõi của khái
niệm này là khuyến khích tính thích nghi của loài bằng cách đặt các quần thể
bảo tồn trong quá trình chọn lọc tự nhiên và rồi trong quá trình tiến hóa theo
các hƣớng khác biệt để đa dạng hóa nguồn gien của lồi, chuẩn bị cho việc
thích nghi rộng hơn của lồi đối với các điều kiện mơi trƣờng khác nhau.
Theo cách thức bảo tồn này, nguồn gen của các loài thực vật sẽ đƣợc bảo tồn
11


trong một quá trình động thay vì chỉ đƣợc duy trì nhƣ đúng tình trạng di
truyền mà chúng vốn có.
1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về bảo
tồn đa dạng sinh học
1.2.1. Khái niệm THPL về bảo tồn đa dạng sinh học
Thực hiện pháp luật
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về THPL: cách thứ nhất và cũng là
cách hiểu phổ biến nhất, có thể định nghĩa THPL là q trình hoạt động có
mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành
những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức [16,tr.159]. Ngồi ra, THPL
cịn có thể hiểu là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động)
đƣợc tiến hành phù hợp với quy định của pháp luật, tức là không trái, không
vƣợt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. THPL có thể là việc thực hiện
một thao tác nào đó nhƣng đó cũng có thể là việc khơng thực hiện thao tác bị
pháp luật cấm.
Thực hiện pháp luật gồm 04 hình thức thực hiện: (1) Sử dụng pháp
luật: các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những

gì mà pháp luật cho phép; (2) Thi hành pháp luật: các cá nhân, tổ chức thực
hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định
phải làm; (3) Tuân thủ pháp luật: các cá nhân, tổ chức không làm những điều
mà pháp luật cấm; (4)Áp dụng pháp luật: các cơ quan, công chức nhà nƣớc có
thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt
hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, tổ chức.
[16,tr.159-160]
Thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học

12


Từ những khái niệm trên, Tác giả định nghĩa Thực hiện pháp luật về
bảo tồn ĐDSH là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định
của pháp luật về bảo tồn ĐDSH đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi
hợp pháp của các cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh
thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trƣờng sống tự
nhiên thƣờng xuyên hoặc theo mùa của lồi hoang dã, cảnh quan mơi trƣờng,
nét đẹp độc đáo của tự nhiên; ni, trồng, chăm sóc lồi thuộc Danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ; lƣu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu
vật di truyền.
1.2.2. Đặc điểm THPL về bảo tồn đa dạng sinh học
Một là, thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH là hành vi hợp pháp của
các chủ thể pháp luật:
Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách cƣ xử biểu hiện ra ngoài của
chủ thể trong thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trong hoàn cảnh cụ thể.
Hành vi hợp pháp nghĩa là những hành vi mang tính pháp lý phù hợp
với các quy định của pháp luật về bảo tồn ĐDSH, cũng có thể hiểu là hành vi
làm đúng theo những gì mà pháp luật quy định về bảo tồn ĐDSH.
Nhƣ vậy, một chủ thể thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH phải bằng

hành vi hợp pháp, có thể là hành vi hành động hoặc không hành động nhƣng
phải làm đúng, làm đủ, không trái với những quy định của pháp luật về bảo
tồn ĐDSH.
Hai là, thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH là hoạt động đƣa các quy
phạm pháp luật về bảo tồn ĐDSH đƣợc thực hiện trên thực tế:
Hoạt động thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH đƣa kết quả của hoạt
động xây dựng pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi
hành vào cuộc sống nghĩa là các quy phạm pháp luật về bảo tồn ĐDSH sẽ

13


đƣợc các chủ thể khác nhau thực hiện một cách hợp pháp trong việc bảo tồn
ĐDSH ở thực tế đời sống.
Nhƣ vậy, các quy định của pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên giấy tờ sẽ
đƣợc hiện thực hóa trong đời sống thông qua hành vi hợp pháp của các chủ
thể.
Ba là, thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH do nhiều chủ thể khác
nhau tiến hành với nhiều cách thức khác nhau: THPL có thể do tổ chức, cá
nhân hay pháp nhân, … tiến hành. Có thể bằng hành động hoặc không hành
động. Do quy phạm pháp luật về bảo tồn ĐDSH có nhiều loại khác nhau và
ứng với mỗi loại quy phạm pháp luật đó thì chủ thể thực hiện sẽ xác định
đƣợc cách xử sự sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật về bảo tồn
ĐDSH đã đƣợc quy định.
1.2.3. Vai trò của THPL về bảo tồn đa dạng sinh học
Thứ nhất, việc thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH góp phần tích cực
đƣa pháp luật về bảo tồn ĐDSH vào đời sống thực tiễn theo đúng quan điểm,
chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc.
Thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH là một hiện tƣợng xã hội mang
tính pháp lý. Q trình hoạt động thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH diễn

ra đồng thời và tiếp nối với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo
tồn ĐDSH. Thực hiện pháp luật và xây dựng pháp luật về bảo tồn ĐDSH có
mối quan hệ chặt chẽ và tỷ lệ thuận với nhau. Pháp luật về bảo tồn ĐDSH ban
hành địi hỏi tính khả thi, có thể đi vào cuộc sống, đảm bảo tính pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
Để quản lý nhà nƣớc về bảo tồn ĐDSH, Nhà nƣớc cần xây dựng, ban
hành và từng bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐDSH làm căn cứ pháp
lý, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động trong lĩnh vực ĐDSH. Thực

14


hiện pháp luật về ĐDSH là tích cực đƣa pháp luật về ĐDSH vào cuộc sống
thực tiễn, góp phần thúc đẩy bảo tồn ĐDSH.
Thứ hai, thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH góp phần ngăn ngừa và
hạn chế các vi phạm pháp luật, giải quyết kịp thời những vi phạm pháp luật,
tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực ĐDSH.
Việc thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH đòi hỏi sự nhận thức đúng
đắn những quy định của pháp luật về bảo tồn ĐDSH cả về tƣ tƣởng, nội dung
và ý nghĩa. Từ đó nâng cáo ý thức và chủ động đề ra các biện pháp hiệu quả
để thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH. Khi ý thức pháp luật về bảo tồn
ĐDSH của các cá nhân, tổ chức đƣợc nâng cao và việc thực hiện tự giác sẽ
góp phần ngăn ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật về bảo tồn ĐDSH.
Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn ĐDSH đều có ảnh hƣởng
khơng tốt tới q trình điều chỉnh của pháp luật về bảo tồn ĐDSH nên Nhà
nƣớc cần có những biện pháp nhanh chóng và hữu hiệu để xử lý nghiêm
minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đó. Pháp luật về bảo tồn ĐDSH
là cơ sở để củng cố, tăng cƣờng pháp chế, tổ chức và thực hiện pháp luật về
bảo tồn ĐDSH là một mặt quan trọng của nền pháp chế về bảo tồn ĐDSH.
Kết quả của việc tổ chức và thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH là một

trong những tiêu chuẩn để xác định tính chất của nền pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Do đó, muốn củng cố và tăng cƣờng pháp chế cần đảm bảo các cơ
quan, tổ chức có thẩm quyển tổ chức và thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH
một cách có hiệu quả. Pháp luật về bảo tồn ĐDSH là một bộ phận của pháp
luật nói chung nên cũng địi hỏi các chủ thể cần có nhận thức một cách đúng
đắn, đầy đủ tƣ tƣởng, nội dung và ý nghĩa, chủ động đề ra biện pháp và tự
giác trong thực hiện. Nhƣ vậy sẽ hạn chế và ngăn ngừa các vi phạm pháp luật
về ĐDSH, góp phần bảo tồn ĐDSH nói chung.

15


Thứ ba, thông qua thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH góp phần phổ
biến, giáo dục pháp luật, xây dựng thói quen, ý thức của cơng dân sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Giáo dục pháp luật về bảo tồn ĐDSH có vị trí, ý nghĩa rất quan trọng.
Vai trò của pháp luật bắt nguồn từ giá trị xã hội của pháp luật, từ sự hiểu biết
và thực hiện nghiêm túc tốt của các chủ thể pháp luật. Nếu pháp luật là công
cụ quan trọng để Nhà nƣớc quản lý đất nƣớc, quản lý xã hội, là công cụ để
công dân thực thi nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì
giáo dục pháp luật giúp cho Nhà nƣớc và công dân sự dụng cơng cụ đó đúng
định hƣơng, mang lại hiệu quả.
Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn ĐDSH là một khâu trong
quy trình tổ chức thực hiện pháp luật về ĐDSH có vai trị đặc biệt quan trọng
trong việc đƣa pháp luật về ĐDSH vào cuộc sống. Hình thức phổ biến, giáo
dục pháp luật đƣợc thể hiện thông qua thông tin đại chúng, Hội nghị, Hội
thảo, …
Thực hiện pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn ĐDSH
có mối quan hệ biện chứng với nhau. Pháp luật về bảo tồn ĐDSH đƣợc thực
hiện có hiệu quả thì cần phải có cách thức tổ chức thực hiện hữu hiệu để đƣa

pháp luật ấy vào cuộc sống. Ngƣợc lại, tổ chức thực hiện pháp luật về giáo
dục và đào tạo nghiêm túc, đầy đủ là một trong những hình thức, phƣơng
pháp phổ biến, giáo dục pháp luật hữu hiệu. Trong điều kiện hiện nay, việc
phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo tồn ĐDSH ngoài cung cấp, phổ biến
thông tin pháp luật cho đối tƣợng cần đáp ứng nhu cầu hiểu biết đa dạng của
ngƣời dân.
1.3. Nội dung thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học
Thực hiện pháp luật về đa dạng sinh học bao gồm 4 nội dung cơ bản:

16


1.3.1. Tuân thủ pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học
Tuân thủ pháp luật về bảo tồn ĐDSH là một hình thức thực hiện pháp
luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt
động mà pháp luật cấm về ĐDSH. Ở hình thức thực hiện này đòi hỏi chủ thể
thực hiện nghĩa vụ một cách thụ động, thực hiện các quy phạm pháp luật dƣới
dạng không hành động nhƣ khoản 1 Điều 7 Luật Đa dạng sinh học 2018 quy
định nghiêm cấm “Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa
học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên,
nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn” [25]. Mọi cá nhân, tổ
chức cần có trách nhiệm tuân thủ quy định trên nghĩa là tuân thủ pháp luật về
bảo tồn ĐDSH.
1.3.2. Thi hành pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học
Thi hành pháp luật về bảo tồn ĐDSH là một hình thức thực hiện pháp
luật về ĐDSH, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của
mình bằng hành động tích cực đối với ĐDSH. Cụ thể nhƣ: Tại khoản 1 Điều
30 Luật Bảo tồn đa dạng sinh học 2018 về Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình,
cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn:

1. Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn có các
quyền và nghĩa vụ sau đây
a) Khai thác nguồn lợi hợp pháp trong khu bảo tồn theo quy định của
Luật này, quy chế quản lý khu bảo tồn và các quy định khác của pháp luật có
liên quan;
b) Tham gia, hƣởng lợi ích từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong khu
bảo tồn;

17


×