thùc hiÖn ph¸p luËt phßng, chèng hiv/adis
ë tØnh Qu¶ng Ninh
HÀ NỘI - 2009
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG,
CHỐNG HIV/AIDS
7
1.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS 7
1.2. Các hình thức thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS 25
1.3. Vai trò của thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS 27
1.4. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS 31
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG
HIV/AIDS Ở TỈNH QUẢNG NINH
35
2.1. Khái quát đặc điểm và tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh 35
2.2. Những kết quả đạt được và hạn chế của thực hiện pháp luật
phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh 37
Chương 3: CÁC QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Ở
TỈNH QUẢNG NINH
67
3.1. Yêu cầu và quan điểm thực hiện pháp luật phòng, chống
HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh 67
3.2. Mục tiêu thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh
Quảng Ninh 84
3.3. Các giải pháp nhằm bổ trợ thực hiện pháp luật phòng, chống
HIV/AIDS tại Quảng Ninh 90
3.4. Một số khuyến nghị 116
KẾT LUẬN
119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
121
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AHF : Dự án do tổ chức chăm sóc sức khoẻ AIDS,
Hoa Kỳ
AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
ARV : Thuốc kháng vi rút HIV
CBLTQĐTD : Chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục
CD4, CD8 : Máy đếm tế bào
DFTD : Dự án phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam
FHI : Tổ chức sức khoẻ gia đình quốc tế
HIV : Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
NAV : Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam
PSI : Sự án do tổ chức dân số thế giới tài trợ
STI : Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
UNAIDS : Chương trình Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS
USAID : Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Loài người đang phải đối mặt với HIV/AIDS, một đại dịch có sức tàn
phá chưa từng thấy trong lịch sử. Từ khi đại dịch xuất hiện, theo thống kê của
Tổ chức UNAIDS, cho đến nay trên thế giới đã có hơn 20 triệu người chết vì
AIDS, khoảng 39.4 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS. Cùng với
quá trình phá huỷ dần tuổi thọ, sự phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc xoá
đói giảm nghèo, thì HIV/AIDS đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến lực lượng
và năng suất lao động. Khi Việt Nam vững bước vào thế kỷ XXI, mỗi người
dân đều hy vọng về một tương lai ổn định, hạnh phúc và tốt lành. Những
niềm hy vọng này đã và đang bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của HIV/AIDS
khi đại dịch này tấn công ngày càng nhiều cá nhân và gia đình ở Việt Nam và
ảnh hưởng về mặt kinh tế của HIV/AIDS ngày càng được nhận thức rõ hơn.
HIV/AIDS là một nguy cơ lớn đối với loài người, đối với các quốc gia,
các dân tộc, đối với mỗi gia đình và mỗi người, HIV/AIDS đang là hiểm hoạ
hàng đầu về việc gây ra chết chóc, nghèo đói lạc hậu, ảnh hưởng tiêu cực đến
nhiều thế hệ ở nhiều quốc gia, dân tộc. Có ý kiến cho rằng, AIDS có thể gây
ra cả tình trạng mất ổn định về chính trị ở một số quốc gia như châu Phi
chẳng hạn. Ở Việt Nam, cho đến nay (2009), HIV/AIDS đã lan rộng ở 64
tỉnh, thành phố (= 100%), 93 số huyện, 49% số xã phường với 315.171 người
có HIV còn sống, 29.134 người có AIDS còn sống, 4.418 người đã chết. Nói
về tính nghiêm trọng của tình hình đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam, Chỉ thị 54
ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng viết: Cho đến nay, “ở
nước ta, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
HIV/AIDS xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố và có xu hướng ngày càng
lan rộng”. Ngoài các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao (tiêm chích ma tuý, mại
dâm, tình dục đồng giới…), “HIV/AIDS đang đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ,
1
tính mạng con người, trật tự an toàn xã hội, đến sự phát triển của đất nước,
tương lai của giống nòi”.
Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS nhấn mạnh: “phòng, chống
HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài”.
Tại Quảng Ninh, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện đầu tiên
vào tháng 6 năm 1994, năm 1996 phát hiện ca nhiễm thứ 2. Đến 31/12/2008
số người nhiễm HIV được xác định là 6.878 người, số tử vong do AIDS
3.757. Như vậy, đại dịch HIV/AIDS đã nhanh chóng lan rộng trên khắp địa
bàn trong tỉnh, số người nhiễm cả trong 14/14 huyện, thị, thành phố, 155/186
xã, phường có người nhiễm HIV (số liệu cập nhật tại Trung tâm Phòng, chống
HIV/AIDS Quảng Ninh).
Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS ở Quảng Ninh đã gây ra dư luận xấu và
tâm lý lo ngại, gây bất lợi đối với một tỉnh có tiềm năng du lịch, đang trên đà
phát triển và hội nhập. Trong những năm qua, công tác phòng, chống
HIV/AIDS của tỉnh đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả đạt được còn thấp.
Công tác truyền thông chưa sâu rộng, chưa phong phú, đa dạng; còn nhiều
người chưa nhận thức hết tính nguy hiểm của đại dịch và cách phòng, chống
cho bản thân và cộng đồng. Cấp uỷ, chính quyền một số địa phương chưa tập
trung chỉ đạo cho ngang tầm với mức độ nghiêm trọng của tình hình, chưa
huy động được cả cộng đồng tham gia phòng, chống. Nhiều tổ chức và cá
nhân vẫn đứng ngoài cuộc. Còn có nhiều nơi phó thác trách nhiệm cho ngành
y tế. Đây là một vấn đề y tế - xã hội cấp bách và nghiêm trọng cho cả nước
nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu thực hiện pháp
luật phòng, chống HIV/AIDS có ý nghĩa quan trọng và thiết thực.
Việc tác giả chọn Quảng Ninh là nơi tìm hiểu khảo sát thực hiện pháp
luật phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh là do:
Quảng Ninh là tỉnh trọng điểm về tệ nạn nhiễm HIV/AIDS, mặt khác, chỉ
có những đề tài được nghiên cứu về thực trạng nhiễm HIV/AIDS mà chưa có
2
đề tài khoa học nào về thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh
Quảng Ninh.
Với những lý do trên em chọn đề tài “Thực hiện pháp luật phòng, chống
HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh” để làm luận văn thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thực hiện pháp luật là một trong những nội dung quan trọng của lý luận
chung về nhà nước và pháp luật nói chung và đối với hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh nói riêng, là một nội dung quan trọng nhằm
góp phần bảo đảm các quyền con người trong bối cảnh đại dịch HIV/AIDS và
cũng nhằm phòng ngừa, chăm sóc, điều trị và giảm thiểu tác động tiêu cực
của HIV/AIDS, mà còn là phương thức cơ bản, một giải pháp có hiệu quả
trong phòng, chống HIV/AIDS nói chung, trong dự phòng – bảo vệ sức khoẻ
cộng đồng nói riêng, đưa ra các giải pháp bảo đảm việc thực hiện pháp luật,
nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực hiện pháp luật.
Trong thời gian vừa qua ở nước ta đã có một số công trình và bài viết của các
nhà khoa học, nhà quản lý nghiên cứu về HIV/AIDS, nhưng chủ yếu là nghiên
cứu dưới góc độ là các chuyên đề, các báo cáo, hầu như chưa có công trình khoa
học nào về vấn đề thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS cụ thể là:
- Tổ chức Care với chuyên đề: “Chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS tại nhà” (2003).
- Dự án SMARTWORK Việt Nam hướng dẫn nhà quản lý và công đoàn
về chương trình, chính sách phòng ngừa HIV/AIDS tại nơi làm (2005).
- Viện Nghiên cứu quyền con người viết chuyên đề về “HIV/AIDS và
quyền con người” (năm 2006).
- Viện Nghiên cứu quyền con người viết chuyên đề về “Tôn trọng và bảo
vệ quyền con người của người nhiễm HIV” (năm 2007).
3
- Ngoài ra, còn một số bài nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí như:
AIDS và cộng đồng, Tạp chí của Cục Phòng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế, số
10(117), 2008, Hà Nội.
- Dự án phòng, chống HIV/AIDS cho thanh niên viết cẩm nang đào tạo
“Kỹ năng sống trong phòng, chống HIV/AIDS cho thanh niên” (2008).
- Bên cạnh đó, có một số bài báo được đăng trên các phương tiện thông
tin đại chúng như Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Quảng Ninh.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết nêu trên chỉ đề cập
đến một số khía cạnh và ở mức độ nhất định về những khó khăn thách thức
của người nhiễm HIV/AIDS, quyền lợi của những người nhiễm HIV/AIDS,
thực trạng, giải pháp nhằm ngăn chặn HIV/AIDS… mỗi đề tài, mỗi bài viết,
mỗi chuyên đề lại đưa ra hướng nghiên cứu theo một hướng khác nhau, mà
chưa có một đề tài nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề thực hiện pháp luật
phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Dưới phương diện lý luận chung về nhà nước và pháp luật, đề tài tập trung:
- Làm rõ thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh.
- Xác định rõ thực trạng thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở
tỉnh Quảng Ninh.
- Đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác
thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích làm rõ khái niệm thực hiện pháp luật, làm cơ sở xây dựng khái
niệm thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS để rút ra có đặc thù gì khác.
- Phân tích và làm rõ những yếu tố đặc thù về kinh tế - xã hội khiến dịch
HIV/AIDS lây nhiễm cao và nhanh ở Quảng Ninh.
4
- Thu thập các nguồn thông tin (có thể từ điều tra, giám sát dịch tễ) để
làm rõ thực trạng về việc thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh
Quảng Ninh.
- Từ thực tế của tỉnh liên hệ với tình hình nhiễm HIV/AIDS trên cả nước
để làm rõ tính đặc thù của của thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS,
các hình thức thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS và tình trạng lây
nhiễm HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh.
- Rút ra được những đặc điểm của dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh để có
dự báo xu hướng biến động của dịch trong những năm tới, từ đó đưa ra các
giải pháp và khuyến nghị thích hợp nhằm thực hiện pháp luật phòng, chống
HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật như: Khái niệm thực hiện
pháp luật, khái niệm thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS, làm rõ các
hình thức, nội dung và vai trò của thực hiện pháp luật phòng, chống
HIV/AIDS, thực trạng thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề ra các giải pháp nhằm bảo đảm cho việc thực
hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về thực hiện pháp luật phòng,
chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh từ năm 1998 - 2008.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng về
nhà nước và pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật đối với công tác
phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn hiện nay.
5
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp phương pháp phân tích, thống
kê, so sánh, tổng hợp, khảo sát thực tiễn, phỏng vấn một số đối tượng đặc biệt.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Có thể nói luận văn “Thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở
tỉnh Quảng Ninh” là công trình đầu tiên được nghiên cứu dưới góc độ lý luận
chung về lịch sử nhà nước và pháp luật, nhằm luận giải một cách tương đối có
hệ thống về cơ sở lý luận thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về thực hiện
pháp luật phòng, chống HIV/AIDS. Vì vậy, luận văn bước đầu đã có những
đóng góp về mặt khoa học sau đây:
- Luận văn đã xây dựng được một hệ thống quan điểm lý luận về thực
hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh. Trong đó xây
dựng được khái niệm, phân tích được đặc điểm của thực hiện pháp luật
phòng, chống HIV/AIDS, các hình thức thực hiện pháp luật phòng, chống
HIV/AIDS, làm rõ các phương hướng giải pháp bảo đảm hiệu quả, hiệu lực
việc thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh.
Luận văn đã phân tích, đánh giá khách quan, khoa học một cách có hệ
thống về thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh.
Luận văn đã xây dựng được một số quan điểm và đề xuất được các giải
pháp pháp lý có tính khả thi cao nhằm hoàn thiện việc thực hiện pháp luật
phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh. Qua đó định hướng hoạt động
thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS cho các giai đoạn sau.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương, 10 tiết.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG
HIV/AIDS
1.1.1. Phòng, chống HIV/AIDS
1.1.1.1. Quan niệm pháp luật về HIV và AIDS
* HIV:
Là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Human Immunodeficiency Virus)
Là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng
chống lại các tác nhân gây bệnh.
Khi vào cơ thể con người vi rút tấn công các tế bào miễn dịch (là các tế
bào bạch cầu) là đội quân chủ lực bảo vệ cơ thể chống lại các vi trùng gây
bệnh. Các tế bào miễn dịch bị tấn công trong một thời gian (có thể là 10 đến 20
năm) sẽ bị giảm về số lượng và cơ thể không có khả năng chống đỡ được các vi
trùng gây bệnh như lao, tiêu chảy, vi rút, nấm… dẫn đến suy kiệt và tử vong.
7
Cấu trúc vi rút HIV
Có 2 loại HIV:
- HIV1: Giống một loại vi rút ở loài khỉ Chiqanzel tại Gabong, HIV1 gây
nhiễm bệnh trên toàn cầu được tìm thấy vào năm 1983.
- HIV2: Giống một loại vi rút ở loài khỉ Sooty Mangabey tại Tây phi,
HIV 2 gây nhiễm bệnh chủ yếu ở khu vực châu Phi, tìm thấy vào năm 1986.
Hai loại virus này cùng một loại virus mà sau đó được hội nghị về danh
pháp quốc tế về AIDS do một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người gây
nên, virus có tên gọi là HIV (Human Immuno deficiency Virus).
Đặc điểm sinh học của HIV:
HIV xuất hiện tự nhiên có thể từ trước thập niên 60 của thế kỷ XX nhưng
nguồn gốc thực sự của HIV là gì thì người ta vẫn chưa biết chắc chắn. Rất
nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhằm giải thích cho nguyên nhân gây ra đại
dịch HIV/AIDS. Giả thuyết được nhiều người ủng hộ hiện nay là HIV đã hiện
diện ở một phần nhóm người tách biệt nào đó trên thế giới và đối với họ vi rút
này hoàn toàn vô hại. Vì điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi trên cục diện toàn
thế giới: Du lịch phát triển, giải phóng tình dục, trình trạng nghiện ngập ma
tuý ngày càng nhiều cùng với sự lạm dụng tiêm chích mà không đảm bảo vô
trùng, truyền máu cũng gia tăng… Nên HIV đã lan truyền rộng khắp là kết
quả loài người phải đối mặt với đại dịch HIV/AIDS như hiện nay.
HIV xâm nhập và phát triển trong cơ thể, nó tấn công vào tế bào bạch cầu
đặc biệt là Lympho bào T4 (Lym pho bào T4 là thành phần quan trọng của hệ
thống miễn dịch của cơ thể, đóng vai trò như một tổng chỉ huy có nhiệm vụ điều
phối huy động, kìm hãm toàn bộ hệ miễn dịch của cơ thể). Như vậy, HIV làm suy
giảm hệ thống miễn dịch, cơ thể không còn khả năng tự bảo vệ. Mọi mầm bệnh
mặc sức hoành hành gây nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong.
* AIDS:
AIDS (viết tắt từ tiếng anh: Acquired Immune Deficiency Syndrom) là
hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu
hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
8
AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm vi rút HIV. Người ta không thể bị
AIDS nếu không bị lây nhiễm HIV. Phòng ngừa nhiễm HIV là phòng ngừa AIDS.
* Tại sao HIV/AIDS lại nguy hiểm?
Sự lây lan của vi rút HIV
- Các nhà nghiên cứu khoa học hiện nay cho rằng HIV/AIDS vẫn là một loại
“bệnh” phức tạp chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, chưa có vác xin phòng HIV/AIDS.
- HIV/AIDS là một bệnh nhiễm trùng suốt đời, khi đã thích hợp vào bộ
gen của tế bào chủ. HIV tồn tại cùng với vật chủ cả đời, thậm chí nó tiếp tục
sống trong cơ thể nhiều giờ sau khi đã tử vong. Vì vậy, người nhiễm HIV có
thể truyền bệnh cho người khác bất kể lúc nào suốt cả cuộc đời họ.
- HIV/AIDS là một “dịch” ẩm từ khi nhiễm HIV trở thành AIDS, trải qua
nhiều giai đoạn (giai đoạn sơ nhiễm (cửa sổ), giai đoạn nhiễm HIV không
triệu chứng, giai đoạn cận AIDS, giai đoạn AIDS). Người bệnh không hề có
triệu chứng đặc trưng ở các giai đoạn đầu, nhưng có khả năng lan truyền âm ỉ
mà ta không hề biết. Điều này như hiện tượng “Tảng băng trôi”, do đó rất
phức tạp và khó khăn cho phòng và chống.
Theo một số nghiên cứu, ảnh hưởng của HIV/AIDS tác động như nhiều
làn sóng kế tiếp nhau: Giai đoạn đầu: người khoẻ mạnh trở thành người mang
vi rút HIV. Đặc điểm của giai đoạn này là thời gian ủ bệnh khó nhận biết, kéo
dài có thể lây truyền sang người khác… Giai đoạn hai, người mang vi rút
9
HIV chuyển thành người bệnh, đồng thời xuất hiện nhiều bệnh lây nhiễm
khác như bệnh lao và nhiều bệnh khác do hệ miễn dịch bị phá hoại. Giai đoạn
này làm đảo lộn mọi đời sống của người bệnh đồng thời kéo theo những khó
khăn, tổn thất cho người thân, gia đình và xã hội… Giai đoạn thứ ba, người
bệnh tử vong, đây là một cái chết khủng khiếp… Giai đoạn thứ tư, là những
hậu quả sau cái chết, trên các cấp độ: người thân (vợ, chồng, con cái) gia đình
nhiều thế hệ, cộng đồng và xã hội. Đó là tình trạng nghèo đói, mồ côi, thất
học, goá bụa, nỗi lo sợ sự kỳ thị, xa lánh của người thân và cộng đồng đối với
người có HIV/AIDS và những người chung sống với HIV/AIDS.
- Một khi đại dịch bùng nổ, HIV/AIDS không chỉ làm tổn thương đến
những người có HIV/AIDS mà còn phá hoại nhiều mặt của đời sống cộng
đồng, từ kinh tế đến xã hội, văn hoá như một thảm hoạ. HIV/AIDS có khả
năng huỷ diệt không chỉ đến một gia đình, một dòng họ mà có thể huỷ diệt cả
một quốc gia, dân tộc. HIV/AIDS được cộng đồng quốc tế xem như một vấn
đề của sự phát triển của mỗi quốc gia.
* Đường lây truyền của HIV và cách phòng tránh
- Đường lây truyền của HIV
HIV, loại vi rút gây ra AIDS, thường lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy
nhiên, vi rút HIV có thể lây nhiễm qua nhiều đường khác.
Thứ nhất, đường lây truyền qua quan hệ tình dục:
10
Đường lây truyền
của virut HIV
Những vết xước ở niêm mạc âm đạo, hậu môn, miệng hay dương vật có thể
xảy ra trong quan hệ tình dục là đường vào của vi rút và từ đó vào máu. HIV có
thể gắn và xâm nhập vào tinh trùng, bạch cầu của tinh dịch, tế bào langerhan ở
dịch nhầy âm đạo hoặc hậu môn. Lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục không
được bảo vệ với một người nhiễm HIV, không được bảo vệ có nghĩa là không sử
dụng bao cao su nam (hoặc bao cao su cho nữ). Các nghiên cứu cho thấy, nguy
cơ lây nhiễm cao nhất là qua giao cấu bằng đường hậu môn và âm đạo mà không
có sự bảo vệ. Quan hệ tình dục bằng đường khác có nguy cơ thấp hơn.
Nguy cơ lây nhiễm HIV qua một lần quan hệ tình dục với người nhiễm
HIV từ 1-10%. Nguy cơ này tăng lên khi quan hệ tình dục với nhiều người,
đặc biệt với người có bệnh lây truyền qua đường tình dục thì nguy cơ có thể
tăng lên tới 20 lần, làm tăng nhanh tiến triển của người nhiễm HIV thành
AIDS, nam truyền HIV cho nữ nhiều hơn gấp 2 lần so với nữ truyền cho nam
vì thiết diện bề mặt tiếp xúc HIV của nữ rộng hơn nam.
Thứ hai, đường lây truyền qua máu:
Máu toàn phần bao gồm các thành phần hữu hình và các yếu tố đông máu
có thể có chứa HIV. Nguy cơ lây truyền qua đường máu có tỉ lệ rất cao. Từ năm
1985, việc tìm ra các phương pháp xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng HIV
đã làm giảm rõ rệt nguy cơ lây truyền qua đường máu, tuy nhiên, đối với những
người cho máu mới nhiễm HIV thì bằng các xét nghiệm huyết thanh không thể
phát hiện được mà phải có các xét nghiệm phát hiện kháng nguyên virut (P24)
hoặc phát hiện DNA của virut (bằng PCR) hoặc phân lập virut. Điều này thực
sự hạn chế ở các nước đang phát triển và các nước kém phát triển.
HIV có thể lây truyền qua các vật xuyên chọc qua da và niêm mạc như: Lây
nhiễm qua dùng chung bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ xuyên qua da đã nhiễm
HIV. Những dụng cụ này được sử dụng bởi thầy thuốc, bơm kim tiêm thuốc chữa
bệnh, bơm kim tiêm ma tuý, kim dùng xăm mình, kim châm cứu hoặc kim chọc
lỗ tai, lưỡi dao lam không được tiệt khuẩn đúng cách. HIV cũng có thể lây truyền
qua tiếp xúc với máu và các dịch sinh học có HIV mà không sử dụng cụ phòng
hộ; cấy truyền hoặc ghép cơ quan, tổ chức và tinh dịch, dịch vụ thẩm mỹ…
11
Tiếp nhận máu hoặc các sản phẩm máu, các bộ phận cơ thể, hoặc các mô
từ người nhiễm HIV. Trừ khi đã sàng lọc cẩn thận người cho máu và nguồn
máu cung cấp đã được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, sự truyền máu có
thể làm lây nhiễm HIV. Người cho máu không có nguy cơ nhiễm HIV, trừ khi
sử dụng kim tiêm không được khử khuẩn đúng cách.
Tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm HIV. Ta có thể nhiễm nếu
tiếp xúc trực tiếp với máu (ví dụ qua các sây sát trên da của chúng ta) của
người nhiễm HIV khi không sử dụng các biện pháp phòng vệ như găng tay
cao su, nhựa vinilong hoặc tấm nhựa. Tiếp xúc này có thể xảy ra khi bị tai
nạn, khi chữa răng hoặc chăm sóc y tế.
Thứ ba, đường lây truyền từ mẹ sang con:
Người ta có thể phân lập HIV hoặc DNA của vi rút trong tế bào bánh
rau, máu của thai nhi từ 8 tuần tuổi và ở nhiều tuần sau đó. Cơ thể lây truyền
HIV từ mẹ sang con vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Trẻ sơ sinh có thể nhiễm
HIV từ mẹ xảy ra ở 3 giai đoạn:
Thứ nhất: Giai đoạn khi thai nằm trong tử cung:
Người mẹ có HIV (+) có thể truyền HIV cho con qua bánh rau. Người ta
đã phát hiện vi rút hoặc DNA của vi rut trong tổ chức này từ 10-15 lần. Lây
truyền trong thời kỳ mang thai chiếm khoảng 5% số trường hợp trẻ sơ sinh từ
bà mẹ có HIV (+). Tỷ lệ lây truyền trong thời kỳ mang thai chủ yếu xảy ra
vào những tháng cuối của thai kỳ, đặc biệt khi thai được khoảng 34 tuần.
Cơ chế lây truyền theo đường này rất phức tạp và chưa hoàn toàn biết rõ
do cấu trúc và chức năng của bánh rau thay đổi theo sự phát triển của thai.
Vào thời gian cuối của thai nghén các tế bào của mẹ có thể vào tuần hoàn của
thai nhi. Do vậy đường này vi rút có thể chuyển vào thai nhi qua bánh rau.
Người ta thấy tỷ lệ lây truyền qua bánh rau khi thai nằm trong tử cung của
người mẹ HIV (+) tăng lên khi tuổi của mẹ cao, khi nồng độ HIV trong máu
mẹ cao, khi kháng nguyên P24 (+) và khi ở giai đoạn muộn đã có các triệu
chứng lâm sàng của AIDS hoặc tế bào TCD4<200 tế bào/mm3.
Thứ hai: Giai đoạn thai qua đường sinh dục người mẹ khi chuyển dạ
12
Khi chuyển dạ đứa trẻ có thể bị lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với máu
và các chất dịch ở âm đạo người mẹ có HIV (+). Nguy cơ lây truyền qua
đường này tăng lên khi ối đã vỡ, khi đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, phần mềm
của người mẹ bị sang chấn, thai bị xây xước và đặc biệt cơn co tử cung mạnh
cũng có thể đẩy máu mẹ có HIV vào tuần hoàn con. Nếu không được can
thiệp, khoảng 15-25% mẹ nhiễm HIV sẽ truyền cho con.
Thứ ba: Giai đoạn cho con bú:
Lây truyền HIV qua sữa mẹ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1989,
báo cáo đã chứng minh một trẻ sơ sinh từ mẹ HIV (-) bị nhiễm HIV do bú sữa
của người nuôi dưỡng bị nhiễm HIV. Tỷ lệ lây truyền qua đường này thấp
khoảng 10-15%. Tỷ lệ này cao hơn khi bệnh của mẹ ở giai đoạn muộn, khi có
nhiều HIV trong máu. HIV cao trong sữa ở giai đoạn đầu (6 tuần) sau đẻ và
giảm dần trong suốt thời gian cho con bú.
Lây nhiễm từ người mẹ nhiễm HIV sang con trong thời gian mang thai,
trong khi sinh, hoặc cho con bú. Các liệu pháp mới được sử dụng trong thai kỳ,
ví dụ một liều duy nhất hoặc nhiều liều neviripene thấp, sẽ giúp giảm mạnh nguy
cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Có thể có nhiều thông tin cập nhật để phòng
lây nhiễm từ mẹ sang con. Vì vậy, bố mẹ nhiễm HIV nên đến cơ sở tư vấn để
được cung cấp các thông tin làm giảm khả năng lây truyền sang cho con.
- Trong các trường hợp cực kỳ hi hữu, lây nhiễm có thể xẩy ra khi hôn
kéo dài hoặc “sâu”. Các nghiên cứu cho thấy việc lây nhiễm này chỉ xẩy ra
khi trong miệng cả hai bên có sây sát và có máu. Một lý do khác khiến đường
lây nhiễm này rất hiếm xảy ra là các chất đặc biệt có trong nước bọt có thể
khử hoạt tính của vi rút HIV.
Vì những khác biệt về sinh học, phụ nữ thường bị lây nhiễm hơn nam
giới khi quan hệ tình dục không có dụng cụ bảo vệ. Tuy nhiên, khi cả nam và
nữ đều có nguy cơ cao nhiễm HIV từ bạn tình nhiễm HIV khi có quan hệ tình
dục không có dụng cụ bảo vệ, nguy cơ này thực sự gia tăng nếu một trong hai
người mắc một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI).
13
Vì vậy, mỗi người dân và toàn xã hội phải có biện pháp phòng tránh cho
mình để có thể giảm mạnh sự lây nhiễm.
- Các biện pháp phòng tránh
Thứ nhất, phòng tránh lây truyền theo đường tình dục:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Nguy cơ nhiễm HIV sẽ giảm rất
nhiều nếu sử dụng bao cao su một cách thường xuyên và đúng cách (mỗi lần từ
khi bắt đầu đến khi kết thúc) khi quan hệ tình dục, dù là qua âm đạo, hậu môn hay
đường khác. Bao cao su sẽ phòng ngừa lây nhiễm HIV. Bao cao su được bảo quản
đúng cách ở nơi mát, tránh ánh nắng trực tiếp, có thể để được trong hai năm (kể từ
ngày sản xuất) hoặc lâu hơn tuỳ loại và hạn dùng được ghi trên vỏ bao.
- Chỉ duy trì mối quan hệ tình dục bền vững với một bạn tình duy nhất: Mối
quan hệ tình dục bền vững với một bạn tình sẽ giảm thiểu mối nguy cơ chừng
nào cả hai người đều không nhiễm HIV hoặc đều không có một bạn tình nào
khác nữa, hoặc đều không có nguy cơ cao như dùng chung bơm kim tiêm.
Thứ hai, phòng tránh lây truyền theo đường máu
Tránh tiếp xúc giữa máu với máu và tiếp xúc với các loại dịch cơ thể
thông qua “các biện pháp phòng ngừa chung”. Các biện pháp phòng ngừa
chung bao gồm việc đối xử với mọi bệnh nhân như họ đều là người nhiễm,
chúng cũng bao gồm việc tránh tiếp xúc với máu bằng cách sử dụng các trang bị
bảo hộ như sử dụng găng tay cao su khi xử lý tai nạn lao động, giúp giảm thiểu
lây nhiễm HIV. Cần trang bị bảo hộ khi phải xử lý các loại dịch cơ thể hoặc chất
phế thải. Hầu hết các sở y tế đều có thể cung cấp thông tin chi tiết về việc thực
hiện các biện pháp phù hợp nhằm phòng tránh và xử lý tai nạn lao động.
Đảm bảo kim và các dụng cụ xuyên chích qua da khác phải mới hoặc đã
khử trùng. Lý tưởng nhất là các loại dụng cụ này chỉ nên sử dụng một lần và
cho một người. Tuy nhiên, nếu không thực hiện được như vậy, cần khử trùng
cẩn thận các dụng cụ mỗi khi dùng. Chỉ nên sử dụng các dụng cụ đã khử
trùng để xăm mình và chọc lỗ đeo vòng mũi, vùng rốn, hoặc bất cứ khu vực
nào khác trên cơ thể.
14
Bảo vệ nguồn máu cung cấp.100% túi máu phải được xét nghiệm sàng
lọc HIV trước khi truyền. Lựa chọn nguồn lấy máu. Máu hiến tặng phải được
sàng lọc xét nghiệm HIV trước khi truyền cho người khác.
Thứ ba, phòng tránh lây truyền theo đường từ mẹ sang con.
- Giai đoạn trong tử cung: Sử dụng thuốc kháng vi rut cho mẹ và con:
một số công trình nghiên cứu đã công bố so sánh hiệu quả điều trị giữa
Nevirapine và ZDV (Zidovudine), kết quả cho thấy nhóm sử dụng Nevirapine
liều duy nhất 200mg/ viên uống cho mẹ ở tháng thứ 9 của thai kỳ và liều duy
nhất 2mg/kg nhũ dịch uống cho con sau khi sinh 72 giờ, tỷ lệ lây nhiễm HIV
cho con thấp hơn so với dùng ZDV. Hơn nữa, sử dụng Nevirapine vừa rẻ vừa
đơn giản và có thể bảo quản được ở nhiệt độ phòng.
- Giai đoạn thai qua đường sinh dục: Chỉ định phẫu thuật lấy thai là tốt nhất,
đặc biệt những sản phụ HIV (+) lớn tuổi, giai đoạn cuối của nhiễm HIV/AIDS,
số lượng tế bào lympho TCD4/mm
3
thấp, chuyển dạ khó, vỡ ối, phần mềm của
mẹ bị sang chấn. Tránh các thủ thuật can thiệp làm thai bị xây xước.
- Giai đoạn cho con bú: Không cho con bú sữa mẹ bị nhiễm HIV mặc dù
tỷ lệ lây truyền qua đường này không cao (10-15%), đặc biệt nếu cần phải sử
dụng sữa mẹ thì nên tránh giai đoạn đầu (6 tuần) sau khi đẻ vì giai đoạn này
thường có nồng độ HIV trong sữa cao, nhất là người mẹ cao tuổi và có nồng
độ HIV trong máu cao.
Giúp phụ nữ nhiễm HIV có kiến thức để có thể quyết định việc có cho
con bú hay không. Ở bà mẹ nhiễm HIV, việc cho con bú làm gia tăng nguy cơ
lây nhiễm từ mẹ sang con, nhưng việc nuôi con bằng thức ăn thay thế cũng có
thể có nguy cơ cho trẻ về vấn đề dinh dưỡng, suy dinh dưỡng. Bà mẹ nhiễm
HIV cần thông tin và tư vấn về cách điều trị nhằm phòng ngừa lây nhiễm
trong quá trình mang thai và sinh đẻ, cũng như “các nguy cơ và lợi ích từ cách
lựa chọn cách nuôi con sơ sinh và hướng dẫn cụ thể trong việc lựa chọn biện
pháp phù hợp nhất trong tình trạng của họ”.
• Tình hình HIV/AIDS trên thế giới.
15
Theo báo cáo của chương trình HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc
(UNAIDS) và tổ chức thương mại thế giới (WHO) tính đến 31 tháng 12 năm
2008 trên thế giới đã có khoảng 46 triệu người nhiễm HIV đang còn sống; 5,8
triệu người mới nhiễm trong năm và 3,5 triệu người đã tử vong do AIDS
trong năm. Tại nhiều nước đang phát triển, phần lớn những trường hợp mới
nhiễm là thanh niên. Khoảng 1/3 trong tổng số những người hiện đang nhiễm
HIV/AIDS ở độ tuổi từ 15 đến 24. Phần lớn trong số họ không biết mình đang
mang vi rút HIV. Hàng triệu người hầu như không biết hoặc biết rất ít về
HIV/AIDS để tự bảo vệ mình chống lại căn bệnh này. Theo báo cáo của
UNAIDS và WHO, khu vực Sahara có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất và tiếp đến
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Theo báo cáo của UNAIDS và WHO, mỗi ngày trôi qua có 14.000
trường hợp (2000 trẻ em và 12000 người lớn) nhiễm HIV mới và 95% các
trường hợp này ở các nước đang phát triển. Cho đến nay đã có hơn 14 triệu
trẻ em bị mồ côi do AIDS. Một số nước như Nigeria, số lượng trẻ em mồ côi
do AIDS đã tăng lên 995.000 trường hợp, Kenia là 892.000 trường hợp. Hầu
hết các trẻ em này không được đi học, theo thống kê tại Nam Phi, trẻ em đi
học năm 2008 thấp hơn 20% so với năm 2005. Theo báo cáo của UNAIDS và
WHO, dịch HIV/AIDS ở hầu hết các khu vực bắt đầu từ những năm cuối của
16
Tỷ lệ nhiễm HIV
trên thế giới
thập kỷ 70 và những năm đầu thập kỷ 80. Hai khu vực Nam và Đông Nam Á,
Đông Á - Thái Bình Dương dịch HIV/AIDS xuất hiện muộn vào những năm
cuối của thập kỷ 80 và vùng Đông Âu và Trung Á phát hiện dịch vào những
năm đầu thập kỷ 90. Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên thế giới ở người lớn cao
nhất là vùng cận Sahara với 8,4 người lớn nhiễm HIV/AIDS, tiếp theo là đến
khu vực Caribe, Đông Nam Châu Á, khu vực Bắc Mỹ. Hình thái lây truyền
chủ yếu ở các khu vực là qua quan hệ tình dục khác giới, tiêm chích ma tuý
và một vài khu vực đồng tính nam giới là hình thức lây truyền chính. Theo
báo cáo của UNAIDS, ở hầu hết các khu vực nam giới mắc nhiều hơn nữ giới,
riêng ở khu vực cận Sahara nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn và hình thức lây nhiễm
chủ yếu qua quan hệ tình dục khác giới.
* Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam.
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào tháng
12/1990 ở thành phố Hồ Chí Minh cho đến ngày 31/10/2008 toàn quốc đã
phát hiện được 135.171 trường hợp nhiễm HIV, trong đó 29.134 trường hợp
chuyển sang giai đoạn AIDS, và 41.418 trường hợp đã tử vong do bệnh
AIDS. Như vậy, tình hình nhiễm HIV trên phạm vi cả nước đã trở thành đại
dịch với diễn biến ngày một phức tạp, nguy hiểm lan rộng đã ảnh hưởng rất
lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
17
Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam có một số đặc điểm như sau:
Qua phân tích và số liệu trên cho chúng ta thấy rằng Việt Nam đang ở
giai đoạn dịch tập trung. Kết quả giám sát trọng điểm cho thấy tỷ lệ nhiễm
cao trong nhóm đối tượng tiêm chích ma tuý 51,7%, trong nhóm mại dâm và
STDs, trong nhóm người cho máu và tân binh khám tuyển nghĩa vụ.
- Về dịch tễ học phân tử: Các nghiên cứu về DTH phân tử HIV ở Việt
Nam cho thấy tăng chủng F2 của HIV – 1 hiện lưu hành chủ yếu theo cả hai
phương thức lây truyền qua đường tình dục và tiêm chích ma tuý và giống các
chủng hiện đang lưu hành trong khu vực.
- Dịch HIV/AIDS tiếp tục ngày càng gia tăng ngày càng phức tạp cả về
số lượng, nhóm đối tượng và địa cư dịch chưa được khống chế và kiểm soát
đầy đủ. Nguy cơ lây nhiễm qua dịch vụ y tế ngày càng được thể hiện rõ.
- Dịch HIV/AIDS xẩy ra chủ yếu trong giới trẻ, đại đa số người nhiễm HIV
hiện đang ở độ tuổi từ 13 đến 49 (95,30%). Nhưng tỷ lệ thanh thiếu niên nhiễm
HIV trong tổng số người nhiễm được phát hiện ngày càng tăng. Trong những năm
gần đây, có khoảng 70-80% số người nhiễm HIV còn đang ở độ tuổi dưới 30.
18
- Nhiễm HIV/AIDS không chỉ còn khu trú trong các khu vực đô thị mà
đã và đang lan rộng ra các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
các dân tộc thiểu số. Nhất là theo các trục đường giao thông và trên các tuyến
đường vận chuyển ma tuý.
- Do số người nhiễm HIV vào khám và điều trị (bị các bệnh nhiễm trùng
cơ hội) tại các cơ sở y tế hoặc đến các cơ sở dịch vụ xã hội ngày càng nhiều,
điều này đã làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ này. Vì
vậy, chúng ta phải có biện pháp phòng ngừa thiết thực và hữu hiệu trong công
tác truyền máu và vô trùng.
- Như chúng ta đã biết, tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS tỷ lệ thuận với ma tuý,
mại dâm. Điều đó những người bị nhiễm HIV/AIDS phạm tội ngày càng
nhiều. Số người nhiễm HIV/AIDS vào các trại giam, các cơ sở giáo dục,
trường giáo dưỡng, các trung tâm 05, 06 ngày càng nhiều tạo ra nguy cơ lây
nhiễm trong các cơ sở này và từ đó lây nhiễm lan rộng ra cộng đồng.
- Nếu như chúng ta không có biện pháp phòng, chống HIV/AIDS một
cách có hiệu quả thì dự báo đến năm 2020 ở Việt Nam có khoảng 700.000
người bị nhiễm HIV, trên 300.000 người chuyển sang giai đoạn AIDS và có
trên 200.000 người chết do AIDS.
- HIV/AIDS đã trở thành đại dịch đây là mối hiểm hoạ lớn nhất đối với
mỗi người và toàn xã hội. HIV/AIDS vẫn còn trong xu thế phát triển và chứa
đựng nguy cơ bùng nổ. Đồng thời gây hậu quả nghiêm trọng trong kinh tế -
xã hội nếu chúng ta không có một chiến lược quốc gia về phòng, chống cho
thích hợp và hiệu quả.
1.1.1.2. Pháp luật phòng, chống HIV/AIDS
Là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006
gồm có 6 chương 50 điều quy định các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS;
việc chăm sóc điều trị, hỗ trợ người nhiễm HIV và các điều kiện bảo đảm
thực hiện biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
19
Luật phòng, chống HIV/AIDS góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan nhà nước, các đơn
vị lực lượng vũ trang và mọi công dân và toàn xã hội trong công cuộc đẩy
mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS
trong cộng đồng dân cư, giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội.
1.1.2. Thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS - khái niệm và
đặc điểm
1.1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS
Để đi tới khái niệm thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS, trước
hết cần hiểu khái niệm thực hiện pháp luật là gì? Xét ở phương diện lý luận,
thực hiện pháp luật ở nước ta vẫn còn các quan điểm như sau: Theo quan
điểm của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội: “Thực hiện pháp luật là hiện
tượng, quá trình có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở
thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật” [22, tr.349].
Quan điểm của Trường Đại học Luật Hà Nội: “Thực hiện pháp luật là
hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hoá các quy định của pháp luật,
làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp
của các chủ thể pháp luật”[41, tr.463]. Xuất phát từ vai trò của pháp đối
với đời sống kinh tế và xã hội, nên thực hiện pháp luật đóng một vai trò
quan trọng, bởi pháp luật dù có tốt, có ưu việt đến đâu đi chăng nữa mà
không được thực thi trên thực tế, không đi vào đời sống nhân dân thì pháp
luật đó cũng chỉ là một “mớ giấy lộn”, là “pháp luật treo” mà thôi (Lênin);
Vai trò của pháp luật chỉ phát huy được trên thực tế, khi pháp luật được
mọi chủ thể tuân thủ, chấp hành và sử dụng có hiệu quả, cũng như các chủ
thể được nhà nước trao quyền, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp
dụng đúng đắn pháp luật. Nói cách khác, là pháp luật đó phải được thực
hiện nghiêm chỉnh trong thực tế cuộc sống.
20
Tóm lại, dù thực hiện pháp luật được thực hiện dưới các hình thức khác
nhau nhưng cuối cùng nó đều là những hoạt động có mục đích, có định hướng
để đưa các quy phạm pháp luật vào cuộc sống. Với cách tiếp cận này, thực
hiện pháp luật được hiểu như sau: Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt
động có mục đích, có chủ định để làm cho các quy phạm pháp luật đi vào
cuộc sống, trở thành những hoạt động thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp
luật [41, tr.270].
Thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật phòng, chống
HIV/AIDS nói riêng đều có 4 hình thức cơ bản: Tuân thủ pháp luật, chấp
hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Cả bốn hình thức của
thực hiện pháp luật trên đều nhằm đưa pháp luật nói chung và pháp luật
phòng, chống HIV/AIDS nói riêng vào thực tiễn cuộc sống, bảo vệ quyền con
người của những người có HIV/AIDS, bảo vệ quyền con người của những
người sống chung với HIV/AIDS mà còn là một phương thức cơ bản, một giải
pháp có hiệu quả trong phòng, chống HIV/AIDS nói chung, trong dự phòng -
bảo vệ sức khoẻ cộng đồng nói riêng.
Trên cơ sở khái niệm thực hiện pháp luật, có thể đi tới khái niệm thực
hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS như sau: Thực hiện pháp luật phòng,
chống HIV/AIDS là quá trình hoạt động có mục đích, có chủ định của các
chủ thể bị nhiễm HIV/AIDS cũng như toàn xã hội trong thực hiện pháp luật
phòng, chống HIV/AIDS, nhằm làm cho các quy phạm pháp luật về phòng,
chống HIV/AIDS đi vào thực tiễn cuộc sống góp phần bảo đảm các quyền con
người trong bối cảnh đại dịch HIV/AIDS và cũng nhằm phòng ngừa, chăm
sóc và điều trị và giảm thiểu tác động tiêu cực của HIV/AIDS nói chung,
trong dự phòng - bảo vệ sức khoẻ cộng đồng nói riêng.
1.1.2.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS
Xuất phát từ khái niệm của thực hiện pháp luật, thì thực hiện pháp luật có
đặc điểm, đó là hành vi xử sự theo yêu cầu của pháp luật của các chủ thể
trong xã hội nhằm mục đích là bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trên
thực tế, trở thành hiện thực trong cuộc sống.
21
Thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ngoài mang những đặc
điểm của thực hiện pháp luật nói chung, còn mang những đặc điểm riêng có
của mình xuất phát từ vai trò, vị trí của nó trong đời sống xã hội.
Trên cơ sở khái niệm thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ta
thấy có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thể của quá trình thực hiện pháp luật phòng, chống
HIV/AIDS.
Luật Phòng, chống HIV/AIDS tại Điều 1 có quy định các chủ thể thực hiện
biện pháp phòng, chống HIV/AIDS quy định Luật Phòng, chống HIV/AIDS
được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước [32, tr.5].
Nhưng trên thực tế, các chủ thể chủ yếu, thường xuyên của quá trình
thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở đây vẫn được hiểu là người
nhiễm HIV/AIDS, gia đình và những người sống chung với HIV/AIDS. Còn
sự tham gia của các chủ thể khác như các cơ quan, tổ chức cá nhân trong và
ngoài nước tại Việt Nam để nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng,
chống HIV/AIDS một cách có hiệu quả và thiết thực, nhằm ngăn ngừa và
giảm thiểu tác động tiêu cực của HIV/AIDS tới đời sống xã hội. Điều 5 quy
định các chủ thể có trách nhiệm trong phòng, chống HIV/AIDS như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ
chức thực hiện các chương trình hành động về phòng, chống
HIV/AIDS; 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia
phòng, chống HIV/AIDS; tham gia và giám sát thực hiện biện
pháp phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức, thực hiện phong trào hỗ
trợ về vật chất, tinh thần đối với người nhiễm HIV/AIDS; 3. Cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có
trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống
HIV/AIDS; 4. Gia đình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp
phòng, chống HIV/AIDS [32, tr.11].
22