Tải bản đầy đủ (.pdf) (332 trang)

Atlas chẩn đoán và điều trị bệnh lý Tai Mũi Họng (phần 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.88 MB, 332 trang )

Bài 21:
AMYDAN LƯỢI QUÁ PHÁT

Ykhoanet.com

Amydan lưỡi là khối tổ chức lymphô ở nền lưỡi nằm giữa chữ V lưỡi và hố lưỡi
thanh thiệt. Khối này được chia ra làm đôi bởi dây chằng lưỡi thanh thiệt giữa.
Amydan lưỡi là cực dưới của vòng Vanđâye, có khi nó phát triển lên đến sát
amydan khẩu cái.
Amydan lưỡi cũng giống như các bộ phận khác của vòng Vanđâye. Nó thường
phát triển đến mức cao độ ở trẻ và bắt đầu thoái triển ở tuổi dậy thì.
Ở một số ít người, amydan tiếp tục phát triển bất bình thường trong giai đọan
trưởng thành và gây ra tình trạng bệnh lý.
Những chất kích thích như rượu, thuốc lá, gia vị... đóng vai trò nhất định trong
quá trình phát triển amydan lưỡi. Các bệnh như cúm, sốt phát ban hoặc sâu răng,
viêm lợi, viêm miệng đều có thể dẫn đến viêm vòng Vanđâye và đưa đến quá phát
amydan lưỡi.
Phẫu thuật cắt amydan khẩu cái có thể gây ra sự quá phát bù trừ của aman
lưỡi.


I. Triệu chứng.
1. Triệu chứng chức năng.
Nhìn chung triệu chứng chức năng không rõ ràng trừ những người suy nhược
tinh thần.
- Cảm giác dị vật: bệnh nhân cảm giác có một sợi tóc hay mảnh xương dăm bị
vướng ở trong họng làm cho họ phải nuốt liên tục nhưng dị vật vẫn không trôi.
- Vì nuốt không khí luôn miệng nên họ bị khí thực: đầy bụng, ợ hơi, tức thở, hồi
hộp, mạch nhanh, mất ngủ.
- Ho khan từng hồi hoặc từng tiếng một có kèm theo đằng hắng.
- Rối loạn về phản xạ như hen giả hiệu, buồn nôn, đột q thanh quản (itcus


laryngé), chảy nhiều nước bọt...
Tiếng nói thường không thay đổi. Ăn uống không bị trở ngại trừ khi bị viêm.
2. Triệu chứng thực thể: dùng gương thanh quản soi nền lưỡi thấy nền lưỡi
thay đổi như sau:
- Thể rải rác: các tổ chức tân to bằng hạt đỗ xanh, rải rác khắp nền lưỡi và các
tónh mạch tím xanh bị giãn ngoằn ngoèo.
- Thể khối: tổ chức tân hình thành hai khối sần sùi như quả dâu tây ở hai bên
nẹp lưỡi thanh thiệt và che lấp rãnh lưỡi thanh thiệt.
- Thể tỏa lan: tổ chức tân hình thành một lớp dày cộm, gồ ghề che phủ toàn bộ
nền lưỡi.
II. Chẩn đoán.
Chẩn đoán xác định bằng cách soi nền lưỡi.
Chẩn đoán phân loại: nên loại các bệnh sau:
- Giang mai họng thể quá phát trong thời kỳ thứ hai: B.W ( VDRL & TPHA)
dương tính và có thêm các triệu chứng khác ở niêm mạc hoặc ở ngoài da.
- Ung thư nền lưỡi trong thời kỳ đầu: ngón tay sờ thấy nền lưỡi bị thâm nhiễm
cứng. Trước triệu chứng khả nghi đó cần phải làm sinh thiết.
III. Biến chứng.
Như đã nói ở đoạn đầu, sự quá phát của amydan lưỡi ít có triệu chứng và ít
được lưu ý. Trái lại nếu có biến chứng viêm thì các triệu chứng trở nên rõ rệt.
1. Viêm amydan lưỡi thể xuất tiết: Triệu chứng giống như viêm họng: sốt
nhẹ, toàn thân mỏi mệt, nuốt đau. Điểm đau khu trú ở sau Xương móng. Mỗi lần
nuốt đau nhói đến tận tai, thè lưỡi ra cũng đau. Bệnh nhân có cảm giác bị hóc
xương. Khi khám thấy amydan lưỡi đỏ và có giả mạc trắng. Sờ vào nền lưỡi bệnh
nhân kêu đau.
Bệnh biến diễn trong vài ngày rồi khỏi.
2. Viêm amydan lưỡi thể mủ.


Bệnh có thể xuất hiện sau viêm amydan lưỡi xuất tiết hoặc sau chấn thương

gây ra bởi dị vật hoặc đối diện ở nền lưỡi.
Mủ có thể khu trú ở lớp tân nang bên ngoài hoặc ở lớp tổ chức liên kết xốp bên
dưới.
Bệnh bắt đầu bằng viêm xuất tiết giống như ở thể trên nhưng hai triệu chứng
đau và khó nuốt ngày càng tăng. Mỗi lần nuốt thì đau nhói lên tai khiến bệnh nhân
không dám ăn uống.
Nhiệt độ khoảng 39o, thể trạng xấu, nước tiểu có anbumin.
Bệnh nhân nói khó và đau. Hô hấp bị trở ngại chút ít.
Bệnh nhân không thè lưỡi ra được. Khi đặt dụng cụ đè lưỡi vào gần nền lưỡi,
bệnh nhân đau không chịu đựng được.
Soi thanh quản rất khó vì không kéo lưỡi ra được. Chúng ta thấy ở mặt sau của
nền lưỡi có một khối đỏ làm phồng rãnh lưỡi thanh thiệt và đẩy dồn thanh thiệt về
phía sau. Viêm thường khu trú ở một bên lưỡi. Hạch cổ đôi khi cũng sưng.
IV. Điều trị.
1. Điều trị bằng thuốc: không sử dụng những chất kích thích (rượụ, thuốc lá,
gia vị...), ngậm viên clorat kali, bôi glyxerin iôdê 3% hoặc nitrat bạc 3% vào
amydan lưỡi.
2. Điều trị bằng phẫu thuật:
Dùng kìm bấm Escat cắt bớt amydan lưỡi nếu là những khối xù to.
Dùng đông điện tiêu hủy nếu là những khối lymphô mọc sát cạnh nhau.
Dùng Benghen liệu pháp nếu tổ chức lymphô hình thành một lớp dày che phủ
nền lưỡi.
3. Điều trị biến chứng viêm xuất tiết:
- Tiêm pênixilin.
- Phun hơi (Vaponsation) với glyxerin bôratê 5%.
- Chấm Bônanh. Nếu là viêm tấy có túi mủ thì phải chích bằng dao cong nicacdô
Bôtay (Ricardo Botey) hoặc bằng côte điện đầu cong.


Bài 30: DỊ VẬT HỌNG


Dị vật ở họng thường vào bằng đường miệng như xương, đinh, huy hiệu, kim, cá rô... đặc biệt đối với
trẻ em nhỏ và những người loạn trí thì không kể hết được những thứ mà họ có thể cho vào miệng. Dị vật
cũng có thể vào họng bằng đường mũi do hít vào hoặc đi từ dạ dày lên do nôn.
Với vết thương chiến tranh dị vật có thể vào họng bằng bất kỳ lối nào: xuyên qua miệng, xuyên qua
mũi, xuyên qua cổ, xuyên qua thanh quản, xuyên qua cột sống... đó là những viên đạn hay những mảnh
bom, mảnh róc két, mảnh lựu đạn.
Trong vết thương chiến tranh có đặc điểm cần chú ý là lỗ vào ở ngoài da rất nhỏ nhưng bệnh tích ở
trong khá nặng.
Dị vật ở trong họng sẽ gây ra khó nuốt. Niêm mạc có thể bị rách ngay tức khắc nếu là dị vật nhọn
hay sắc bén. Trái lại niêm mạc sẽ bị thương tổn muộn sau vài ba ngày nếu là dị vật to và có khía cạnh
tù.
Những dị vật sắc bén và mảnh bom đạn thường làm rách thành họng (niêm mạc cân và cơ) và gây ra
biến chứng viêm nhiễm chung quanh họng.
1. Dị vật (vòm mũi họng) họng mũi.
Dị vật vào bằng đường mũi (khuy áo, kim băng, bút chì…).
Mũi bị viêm và chảy mủ một bên. Bệnh nhân kêu đau tai và có khi viêm tai. Soi mũi trước ít khi thấy
được dị vật vì nó ở trong sâu. Soi mũi sau thấy dị vật dính vào cửa mũi sau hoặc ở loa vòi (ơstasi)
Eustache.
Nếu là dị vật nhỏ chúng ta có thể gắp ra bằng đường mũi, sau khi bơm cocain vào mũi và vòm mũi
họng. Nếu dị vật to hoặc có khía cạnh chúng ta sẽ gắp ra bằng kìm (Kôxe) Kocher cong theo đường
miệng.


2. Dị vật ở họng miệng.
Đây là những dị vật nhỏ, nhọn và sắc bén như xương cá, kim khâu... Chúng thường cắm vào amidan
khẩu cái hoặc amidan lưỡi hoặc ở rãnh lưỡi amidan.
Bệnh nhân kêu nuốt đau và vướng họng. Khám họng trực tiếp và gián tiếp bằng gương thanh quản sẽ
dễ dàng thấy dị vật nếu chúng cắm nông. Trong trường hợp dị vật cắm sâu, toàn bộ chui vào khe
amidan, thì không nhìn thấy nó và rất khó tìm. Chúng ta phải bơm (cocain) lidocain vào họng để gây tê

rồi dùng que bông hoặc cái móc đầu tù thăm dò các khe, vén các rãnh của amydan để tìm dị vật. Chúng
ta cũng có thể dùng ngón tay sờ vào mặt amidan để tìm gai nhọn của dị vật và điểm đau gây ra bởi dị
vật.

Có khi dùng đủ các phương pháp nói trên nhưng không phát hiện ra được dị vật vì nó đã trôi đi và chỉ
để lại vết sước nhỏ.
Chúng ta phải nghó đến loạn cảm họng nếu không tìm thấy dị vật hoặc bệnh tích niêm mạc do dị vật
gây ra.
Dị vật sẽ được gắp ra bằng cặp khuỷu hoặc kìm (Frankael) Fraenkel loại cổ dài và cong. Dị vật cắm
vào amidan có thể tự rụng được sau khi tổ chức amidan chung quanh bị (nhuyễn hóa) hoại tử.
Trong trường hợp dị vật là cá rô sống chúng ta phải giết nó bằng cách tiêm ête hoặc cồn 90o hoặc
thiopental. Trong khi tiêm phải dùng kìm Kocher cặp chặt dị vật không cho nó giãy. Xong dùng móc
hoặc kìm cong kéo đầu nó ra và dùng ngón tay đẩy đuôi nó ra phía sau. Không được kéo đằng đuôi ra.


3. Dị vật ở họng thanh quản.

( Nguồn Thanh Sơn)

Dị vật mắc ở vùng này thường lớn, có gai góc và có khía cạnh sắc như xương gà, hàm răng giả, huy
hiệu...
Triệu chứng chức năng là nuốt đau, nuốt vướng, chảy nhiều nước bọt, tiếng nói ồ ồ như cóc kêu.
Soi thanh quản gián tiếp và trực tiếp sẽ thấy dị vật cắm vào sụn phễu hoặc nẹp phễu thanh thiệt hoặc
đáy xoang lê.
Nếu là dị vật cản quang, chúng ta có thể thấy hình dị vật trên phim X quang.
Dị vật hạ họng thường gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm thanh quản (khó thở), viêm tấy chung
quanh họng… (sốt, mạch nhanh, tiểu ít, người bơ phờ, máng cảnh đóng bánh, cổ sưng, khó nuốt, khó thở)
có thể đưa đến tử vong.
Giải quyết dị vật họng thanh quản bằng hai cách: nếu là dị vật nhỏ không cắm sâu vào thành họng,
chúng ta gắp ra bằng kìm (Frankael) Fraenkel trong khi soi thanh quản gián tiếp hay bằng kềm thực

quản dài 30 cm khi soi thanh quản trực tiếp. Trước khi gắp dị vật nên bôi (cocain 10% và adrenalin 1‰)
lidocain vào niêm mạc.
Nếu là dị vật to, cắm chặt cứng vào thành họng thì nên làm phẫu thuật mở họng sau sụn giáp để lấy
dị vật ra.
Kháng sinh rất cần thiết để chống nhiễm trùng.



Bài 24:
SỪNG HÓA HỌNG
(Pharyngo - kératose)

Ent.bloodspot.com
Trước kia người ta gọi bệnh sừng hóa họng là bệnh nấm họng, nhất là các tác
giả Pháp và Đức vì người ta tưởng rằng nấm tóc (leptothrix) là nguyên nhân gây
bệnh. Gần đây Banđăngvêch (1951), Murô (1953) đã vạch rõ sự sai lầm này.
Sừng hóa họng là một bệnh thường gặp ở những người còn trẻ không quá 40
tuổi.
Nguyên nhân của bệnh có thểâ do viêm họng mãn tính làm rối loạn sự trưởng
thành của niêm mạc ở các khe aman.
1. Triệu chứng.
Bệnh bắt đầu một cách rất trầm lặng. Bệnh nhân là người bị viêm họng mãn
tính, họ thường kêu là nuốt vướng, nghẹn họng hay đằng hắng. Tình cờ họ soi gương
và thấy có những điểm trắng trên aman.
Khám họng thấy ở hai amydan có nhiều điểm trắng nhọn hình nón, to bằng hạt
gạo. Xuất phát từ các khe giống như những cái gai cụt. Gai không cứng nhưng chắc
như sừng và bám chặt vào amydan. Dùng que bông nặn không ra và cũng không
chảy máu. Muốn nhổ phải dùng cặp phẫu tích mới lôi ra được. Động tác này đau và
làm cho amydan chảy máu.
Dùng gương thanh quản soi nền lưỡi sẽ thấy ở amydan lưỡi cũng có những bệnh

tích như trên, cái to bằng đầu que diêm, cái bằng hạt đậu xanh. Hình dáng bệnh tích
làm cho chúng ta nghó đến những cái đinh bằng bạc đóng vào gỗ.


Niêm mạc họng gần như bình thường, đây đó có vài đảo lymphô hơi đỏ. Cổ
không hề có hạch, thề trạng tốt. Bệnh nhân ăn uống bình thường.
2. Thể lâm sàng.
- Thể thanh quản: gai sừng tràn lan xuống đến băng thanh thất.
- Thể vòi ơstasi: gai sừng tràn lan xung quanh loa vòi ơstasi, nhất là ở amydan
vòi.
- Thể tập trung: các gai sừng dài khoảng 2mm tập trung lại từng cụm thành
những mào gà hoặc những đám mịn như nhung, màu trắng bệch hoặc xám tro.
2. Diễn biến.
Bệnh kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng nhưng rốt cuộc cũng sẽ khỏi.
Bệnh hết một cách bất ngờ, thường không cần thuốc men gì. Chưa có tác gỉả nào
nêu bệnh sưng họng(sừng hóa họng) có gây ra biến chứng.
3. Chẩn đoán.
Chẩn đoán quyết định dựa vào những đặc điểm sau đây:
- Gai trắng giống như đầu đinh.
- Các gai này dính chặt vào khe amydan.
- Niêm mạc chung quanh bình thường.
Chẩn đoán phân loại với các bệnh:
- Viêm amydan cấp: có những điểm trắng mới nhìn sơ qua có vẻ giống như gai
sừng nhưng lúc dùng que bông chùi thì bựa bong đi, hơn nữa niêm mạc chung quanh
bị viêm đỏ, bệnh nhân sốt.
- Viêm amydan khe mãn tính: bã đậu kết hợp lại thành khối trắng ở miệng khe.
Lúc nặn amydan, bã dậu sẽ phun ra.
- Bạch hầu: giả mạc chiếm từng mảng và lan rộng nhanh đến trụ trướùc, đến lưỡi
gà, hạch cổ sưng, toàn thể trạng bị ảnh hưởng.
4. Điều trị.

a. Không có thuốc đặc hiệu chuyên trị sừng hóa họng, để tự nhiên bệnh có thể
khỏi.
Chúng ta có thể giúp bệnh nhân bớt vướng họng bằng cách phun hơi nước với
bình phun Luca Sămpione (Lucas Championnière). Thuốc để phun thường là dung
dịch có NaCl pha adrênalin (l ml adrênalin cho 10 ml dung dịch NaCl).
Bệnh nhân kiêng thuốc lá, kiêng rượu, kiêng gia vị.
b. Điều trị chủ yếu của sừng hóa họng là phẫu thuật.
- Nếu chỉ có vài điểm rải rác trên amydan hàm ếch chúng ta có thể gây tê bằng
côcain 6%(lidocain 10%) rồi dùng cặp phẫu tích nhổ ra từng cái một.
- Nếu bệnh đã tập trung nhiều ở amydan thì chúng ta sẽ cắt amydan toàn bộ.


- Nếu bệnh đã lan rộng thành từng mảng hoặc xuống đến amydan lưỡi thì
chúng ta có thể đông điện.


Bài 17:
VIÊM HỌNG BONG BÓNG NƯỚC
(Pharyngite bulleuse)
Cóù một số bệnh ngoài da chúng ta cần nói đến trong mục này vì chúng có
bệnh tích bong bóng nước ở niêm mạc rõ rệt ở họng và miệng. Đó là những bệnh:
pemphigut thông thường, bệnh Đurinh - Brôøc (Duhring-Brocp), bệnh Loctat Giacôp
(Lortat-Jacob) và ban đỏ đa dạng. Những bong bóng nước này có thể xuất hiện
trước những bệnh tích ngoài da hoặc làm lu mờ những bệnh tích này khiến việc
chẩn đoán gặp khó khăn.
Các bệnh trên hầu như khác nhau về mọi mặt: nguyên nhân, tiến triển, tiên
lượng... chỉ trừ một điểm chung, đó là bệnh tích ở niêm mạc: bong bóng nước.
Bong bóng nước trong họng hay trong miệng, hình thành rất nhanh trong vài
ngày do sự tập hợp các mụn nước nhỏ lại hoặc do sự phát triển mở rộng của một
mụn nước lớn.

Đường kính của mỗi bong bóng có thể từ 1 - 5cm. Trong bong bóng có nước
màu vàng nhạt hoặc màu đen. Dùng que bông ấn nhẹ thì bong bóng lõm xuống và
không đau.
Bong bóng sẽ vỡ ra và để lại một vết loét nông, bờ rõ rệt, hình tròn hoặc đa
vòng, niêm mạc mềm mại không bị thâm nhiễm.
Vị trí của bệnh tích không nhất định, khi thì ở thành sau họng, khi thì ở các trụ,
ít khi ở amydan.
Trước những bệnh tích kể trên chúng ta phải chẩn đoán phân loại, với bỏng
miệng do nước sôi hay do chất ăn mòn (causlique) bằng cách hỏi tiền sử bệnh.
Khi biết chắc đó là viêm họng bong bóng nước chúng ta phải hội chẩn với khoa
da liễu để tìm ra bản chất của bệnh.
Chẩn đoán nguyên nhân: Khi chẩn đoán nguyên nhân các loại bong bóng
nước ở họng chúng ta dựa vào tuổi tác, vào hình dáng và vị trí của bệnh tích, vào
tác hại đến toàn thân, vào diễn biến và vào chẩn đoán tế bào hay sinh thiết.
1. Pemphigut mạn tính thông thường (pémphigus chronique vulgaire).

Pemphigus Vulgaris


Đây là một bệnh hiếm thấy nhưng là bệnh nặng. Tuổi của bệnh nhân thường
ngoài năm mươi. Bệnh tích ở niêm mạc xuất hiện trước bệnh tích ngoài da. Bong
bóng hình thành một cách đột ngột trong lớp biểu mô. Bệnh nhân không đau, không
sốt.
Bong bóng vỡ sẽ để lại một vết loét có giả mạc che phủ. Chỗ loét bị hoại thư
và bệnh nhân nuốt đau. Lúc này toàn thể trạng suy sụp nhanh chóng: sốt cao, rối
loạn tiêu hóa, gầy sút.
Khi xét nghiệm nước dịch trong bong bóng hoặc trên mặt vết loét chúng ta thấy
có nhiều tế bào biểu bì Manpighi rời rạc có nghóa đây là hiện tượng tiêu gai
(acantholyse).
Tiên tượng của pemphigút thông thường rất xấu. Khoảng một năm bệnh nhân

sẽ chết.
Các loại thuốc A.C.T.H, coctison, quinacrin chỉ có tác dụng một phần nào chứ
không giải quyết hoàn toàn bệnh.
2. Bệnh Đurinh – Brôc (Duhring - Brocq).

Bệnh này không nguy hiểm lắâm và thường gặp ở những người trẻ.
Bệnh tích ở họng xuất hiện sau bệnh tích ngoài da và được báo hiệu bằng đau
rát họng. Toàn thể trạng không bị ảnh hưởng mấy.
Vị trí của bong bóng là ở dưới lớp biểu bì hoặc biểu mô, không có hiện tượng
tiêu gai. Chẩn đoán tế bào cho thấy rằng biểu bì bị bong từng mảng nhưng các tế
bào manpighi vẫn dính với nhau bởi các gai, không phân tán rời rạc từng tế bào
một.
Bệnh biến diễn từng đợt, kế tục và thưa dần. Sau cùng sẽ khỏi.
Tiên lượng tốt.
Người ta cũng dùng A.C T .H, coctison, quacrin, sunfapyridin để điều trị.


3. Bệnh Loctat - Glacôp (Dermatite bulleuse muco - synéchiante et
atrophiante de Lortat - Jacob).
Bệnh bắt đầu bằng bong bóng ở họng và miệng. Bong bóng vỡ đi và để lại vết
loét nông. Những vết loét này biến thành sẹo dính hoặc dây chằng ở màn hầu, ở
thành sau họng, ở thanh thiệt.
mắt chúng ta cũng thấy những bệnh tích tương tự: mi mắt dính vào nhãn cầu
và có thể làm cho mù mắt.
Một số tác giả cho rằng bệnh này là một thể lâm sàng của bệnh Đurinh - Brôc.
4. Bệnh ban đỏ đa dạng bóng nước hay hydroa.

(Dermatologia.net)
Một thể đặc biệt của ban đỏ đa dạng: thể miệng họng, trong đó bệnh tích niêm
mạc biểu lộ nổi bật còn bệnh tích ở ngoài da thì rất sơ sài.

Bệnh gây ra những vết loét nông nhưng rất rộng ở môi, ở lưỡi, ở niêm mạc má.
Chúng ta thấy bệnh này xuất hiện trong hai trường hợp :
- Bệnh xảy ra từng dịch nhỏ và biến diễn như nhiễm trùng nhẹ không có tăng tế
bào ưa axit trong máu.
- Bệnh xuất hiện như một phản ứng trong khi điều trị bằng văcxin, sunfamit,
iốt... Đây là hiện tượng không chịu thuốc. Chúng ta không thấy có triệu chứng viêm
nhiễm nhưng trong máu có tăng tế bào ưa axit.


Bài 11
VIÊM HỌNG BẠCH HẦU
Bệnh bạch hầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ con từ
một đến bảy tuổi thường hay mắc bệnh này hơn các độ tuổi
khác. Những trẻ em đã tiêm phòng bạch hầu cũng có thể bị lại
nhưng cấp độ bệnh nhẹ.
Vi trùng gây bệnh là trực trùng Klebs – Loeffler. Người ta
phân ra làm ba loại:
- Trực trùng dài: chiều dài gấp sáu lần chiều ngang, xếp
từng đống ngổn ngang, thường thấy trong thể bệnh nặng.
- Trực trùng trung bình: xếp thành hàng rào song song và
được gặp trong thể thông thường.
- Trực trùng ngắn: chiều dài bằng hai chiều ngang xếp
thành chữ M, N hay L. Loại này ít gây ra bệnh và dễ nhầm với
trực trùng giả bạch hầu Hoffman.
1. TRIỆU CHỨNG
Vềâ mặt lâm sàng có hai thể hạch hầu: thể thông thường và thể
ác tính.
1.1. Bạch hầu thông thường.
- Bệnh bắt đầu một cách âm thầm. Bé (bệnh nhân thường là
em bé) mệt, biếng chơi, hơi ngạt mũi, họng cũng hơi rát. Thân

nhiệt lên đến 38o, mạch nhanh, da mặt xanh nhạt. Kiểm tra
họng thấy niêm mạc đỏ.
- Sau 24 giờ giả mạc xuất hiện ở amydan. Thoạt tiên nó giống
như một vết sơn trắng nhỏ, dần dần nó lan rộng ra che phủ
amydan, lan sang các trụ, đến lưỡi gà màn hầu. Đôi khi giả
mạc lên đến vòm mũi họng và phát triển ra phía lỗ mũi trước.
- Điểm đặc biệt của giả mạc bạch hầu: màu trắng ngà hoặc
xám tro, bám vào niêm mạc, khi bóc rớm máu, tái phát rất


nhanh, không tan trong nước, chứa nhiều vi trùng KlebsLoeffler.
- Có một thể không có giả mạc ở họng miệng, mà chỉ có niêm
mạc đỏ gọi là thể đỏ. Trong thể này, các triệu chứng toàn thân,
nhất là da mặt xanh nhạt, mạch nhanh, yếu và hạch cổ to làm
cho chúng ta nghi ngờ và quệt họng làm xét nghiệm.
- Trước những bệnh cảnh nói trên chúng ta phải quệt lấy giả
mạc hay tơ huyết (fibrine) trên amydan gửi đi soi trực tiếp và
cấy vi trùng.
Nếu được điều trị, thể bạch hầu thông thường sẽ khỏi trong
vòng năm đến sáu ngày: giả mạc thu lại dần và rụng hết.
Nếu không điều trị, bệnh đôi khi cũng tự khỏi được, nhưng
thường hay lan rộng ra, biến diễn kéo dài và để lại một số biến
chứng như khó thở, liệt màn hầu, viêm cơ tim.
* Chú ý: bệnh có khả năng tái phát. Khi nhiệt độ đã xuống,
giả mạc đã tan nhưng em bé vẫn còn mệt và xanh, ít hôm sau
nhiệt độ tăng trở lại, giả mạc xuất hiện lần thứ hai và lúc đó
bệnh có thể chuyển sang thể ác tính.
1.2. Bạch hầu ác tính
- Thể ác tính thường xuất hiện ngay từ khi bệnh mới phát,
nhưng đôi khi bệnh xuất hiện tiếp sau thể bạch hầu thông

thường.
- Bệnh bắt đầu một cách ồ ạt: nhiệt độ cao, người mệt lả, da
mặt tái xanh. Bệnh nhân đau họng không nuốt được và kêu
đau bụng (do thiểu năng thượng thận). Đôi khi có phát ban ở
ngoài da.
- Đầu tiên niêm mạc họng đỏ rực, sau đó giả mạc xuất hiện.
Giả mạc màu nâu, dày cộm, có mùi thối. Niêm mạc chung
quanh sưng đỏ và dễ chảy máu. Bệnh nhân ngạt mũi và từ mũi


chảy ra một chất đục lỏng, thối. Cửa mũi trước bị loét. Cổ sưng
to và bạnh ra do viêm hạch và viêm chung quanh hạch.
- Triệu chứng toàn thân rất xấu: mặt nhiễm độc xám xịt, mắt
có quầng, lưỡi và môi khô đen, cánh mũi phập phồng, tứ chi
lạnh, móng tay tím, nhiệt độ có thể lên 40o hoặc ở dưới 37o.
Mạch nhanh, yếu, nhỏ. Urê máu lên cao, huyết áp hạ thấp.
- Bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 6 đến 8 ngày do thương
tổn ở gan, ở thận, ở thượng thận hoặc ở tim với triệu chứng lịm
dần, co giật hoặc ngất. Một số bệnh nhân chết vì biến chứng
yết hầu(croup), phế quản phế viêm.
2. Biến chứng.
Các thể bạch hầu đều có thể gây ra biến chứng, đặc biệt đối
với thể nặng.
2.1. Biến chứng do lan rộng.
- Yết hầu (croup): tức là viêm thanh quản bạch hầu. Bạch hầu
lan rộng từ họng xuống thanh quản khiến bệnh nhân khàn
tiếng, mất tiếng và khó thở. Trong trường hợp này, khó thở
thanh quản điển hình với những triệu chứng:
+ Ho rè rè, tiếng nói mất đi.
+ Tiếng rít, lúc đầu ở thì hít vào, về sau ở cả 2 thì.

+ Co kéo thượng ức, thượng vị, liên sườn.
+ Nhịp thở chậäm ở thời kỳ đầu. Thỉnh thoảng lại những cơn
co thắt làm bệnh nhân ngạt thở.
Người ta thường chia khó thở thanh quản ra làm 3 cấp: cấp
một (nhẹ), cấp hai (nặng), cấp ba (thật nặng) (Xem phần viêm
thanh quản cấp).
- Phế quản phế viêm: bệnh nhân bị khó thở kiểâu phổi, nghĩa
là có khò khè, co kéo, nhịp thở nhanh, có phập phồng cánh
mũi, có tiếng ran ở phổi nhưng không có tiếng rít.


- Bạch hầu mũi khá phổ biến: có giả mạc ở cửa mũi trước, có
xuất tiết và dễ lây.
- Bạch hầu tai hiếm có: cần quệt giả mạc ống tai và mang đi
cấy vi trùng.
2.2.Biến chứng do nhiễm độc
- Viêm cơ tim: hầu hết các thể bạch hầu không ít thì nhiều
đều gây tác hại đến tim.
+ Hội chứng ác tính Marfan là một thí dụ điển hình: sau
khi được tiêm huyết thanh chống bạch hầu tình trạng bệnh
nhân khá lên, giả mạc rụng hết, hạch cổ hết sưng nhưng bé
còn xanh, suy nhược, mặt bơ phờ, mạch nhanh và yếu. Khoảng
10 ngày sau bệnh dần trở nên nghiêm trọng, bắt đầu bằng liệt
màn hầu rồi đến trụy tim mạch: mạch đập nhanh, loạn nhịp
(nhịp bào thai), tiếng tim đục, mõm tim chạm dội vào lồng
ngực... huyết áp xuống thấp, urê máu lên cao. Bệnh nhân nằm
lịm và triệu chứng nôn báo hiệu rằng bệnh nhân sắp tử vong.
+ Trong hội chứng ác tính Grơne (Grenel) các biến chứng
đến muộn: từ 20 đến 40 ngày sau khi giả mạc rụng. Có ba triệu
chứng: trụy tim mạch, bại liệt cơ hô hấp (chủ yếu là cơ hoành)

và tăng urê máu. Bệnh nhân chết do ngất đột ngột trong khi
ngồi dậy ho hoặc với tay cầm chén nước.
- Viêm thượng thận: thương tổn ở thượng thận cũng là một
hiện tượng phổ biến trong bệnh bạch hầu. Trường hợp bệnh
nặng, bệnh nhân có triệu chứng suy nhược, mỏi rời chân tay,
huyết áp thấp, đau bụng, da và niêm mạc sẫm. Viêm thượng
thận là nguyên nhân của chết đột ngột trong thể bạch hầu aùc
tính.


2.3. Biến chứng thần kinh
Độc tố bạch hầu gây liệt các dây thần kinh (viêm đa dây thần
kinh).
- Liệt màn hầu:
Trong thể bạch hầu thông thường, khoảng ngày thứ 15 thì
bại liệt xuất hiện. Màn hầu có thể liệt một bên và vẹo sang bên
lành hoặc liệt cả hai bên, lưỡi gà buông thõng không cử động khi
bệnh nhân nói ê. Bệnh nhân uống nước bị sặc lên mũ, nói giọng
mũi hở, không nói được vần k, c (Lào Cai đọc thành Lào Hai).
- Liệt họng:
Bệnh nhân nuốt khó, thường hay sặc vào thanh quản gây ra
cơn ho rũ. Nếu liệt một bên thì bệnh nhân có triệu chứng vén
màn (thành sau họng bị kéo lệch về bên lành).
- Liệt mắt: thường hay liệt dây thần kinh vận động nhãn cầu
đồng thời có triệu chứng lác mắt, sụp mi mắt và rối loạn điều
tiết xa gần.
- Liệt các chi: liệt cơ duỗi ở bàn chân, bệnh nhân phải kéo lê
bàn chân khi đi.
3. Tiên lượng
- Phải cẩn thận trong vấn đề tiên lượng bệnh bạch hầu. Một

bệnh nhân được điều trị đúng mức và có tiêm phòng bệnh
trước vẫn có thể chết vì hội chứng ác tính thứ phát Marfan.
- Tuy rằng trong thể nhẹ có khả năng bệnh tự khỏi nhưng nếu
không được điều trị thì tiên lượng sẽ xấu hoàn toàn.
- Thời gian bình phục của bệnh bạch hầu thường kéo dài và có
nhiều bất ngờ. Nếu qua được ngày thứ 50 thì có thể yên tâm.
4. Chẩn đoán.
Trước một bệnh nhân viêm họng giả mạc chúng ta phải quệt
họng và xét nghiệm vi trùng. Xem trực tiếp chỉ cho chúng ta


biết có vi trùng dạng bạch hầu nhưng không thể khẳng định
được bệnh. Cần phải cấy vi trùng trên môi trường huyết thanh
bò đông, vi trùng sẽ mọc sau 18 giờ... Vi trùng bạch hầu
Corynebacterium diphtheriae Loeffler có đặc tính là lên men
glucôza, và chỉ mọc trên mặt của môi trường thạch Vayông
(Veillon), nhờ đó mà người ta phân biệt trực trùng Loéffler
loại ngắn với trực trùng Hoffmann.
- Kết quả của phòng xét nghiệm sẽ giúp chúng ta loại một số
bệnh viêm họng trắng có giả mạc như :
+ Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân (mononucléose), đôi khi có
giả mạc kèm theo suy nhược và nước da xanh tái.
+ Bệnh bạch cầu cấp và mất bạch cầu hạt có thể cho những
triệu chứng ở họng giống như bạch hầu ác tính.
+ Viêm họng Vanhxăng (Vincent) do sự kết hợp giữa vi
trùng thoi và xoắn ở giai đoạn đầu cũng có giả mạc.
+ Viêm họng do chấn thương, do vi trùng tụ cầu, liên cầu,
phế cầu, Friedlander... cũng có thể có giả mạc.
5. Điều trị.
Điều trị bệnh bạch hầu gồm có hai phần: điều trị bệnh bạch

hầu và điều trị biến chứng do bạch hầu gây ra.
5.1. Điều trị bệnh bạch hầu.
Trước một trường hợp viêm họng có giả mạc trắng, khi đã ngờ
là bệnh bạch hầu thì mặc dù chưa có kết quả chính thức của
phòng xét nghiệm chúng ta cũng phải lập tức điềâu trị như bệnh
bạch hầu thật sự.
- Huyết thanh chống bạch hầu:
Hiện nay người ta dùng huyết thanh ngựa, một ml chứa 1000
đơn vị.


+ Đối với bạch hầu thông thường, bác só tiêm vào dưới da
2.000 đơn vị cho một kilogam cơ thể (10.000 đơn vị làm một
lần cho hài nhi 18 tháng; 30.000 đơn vị cho em bé 12 tuổi).
+ Nếu bệnh nhân đã từng tiêm huyết thanh trước kia, thì bây
giờ phải áp dụng phương pháp giải mẫn cảm Besredka tức là
tiêm làm 4 lần, sau mỗi ba mươi phút tiêm một lần: lần thứ
nhất tiêm 1/4ml, lần thứ hai tiêm 1/2ml, lần thứ ba tiêm 1ml và
lần cuối cùng tiêm tất cả liều thuốc còn lại.
- Huyết thanh có thể gây ra choáng phản vệ
(chocanaphylactique) ngay sau khi tiêm, bệnh nhân thấy tức
ngực, khó thở, mạch đập nhanh, yếu, không đều, ra mồ hôi
lạnh, ngất và có khi tử vong. Da ở chỗ tiêm thuốc có thể sưng
nóng và đỏ như là viêm tấy (viêm tấy giả hiệu).
- Biến chứng của huyết thanh có thể xuất hiện muộn: tám
ngày sau khi tiêm, bệnh nhân bị sốt và lả người, mạch nhanh,
nước tiểu có albumin, các khớp đau, da bị mẩn nổi mề đay.
- Trường hợp sốc thuốc chúng ta điều trị bằng noradrenaline,
dung dịch glucoza ưu trương 30% vào mạch máu, coctison,
thuốc kháng histamin tổng hợp…

Còn đối với biến chứng muộn ở da, ở khớp, chúng ta có thể
dùng coctison hoặc phênecgan, pipolphen, A.H 3, thiantettés...
- Pênixilin cũng có tác dụng trong bệnh bạch hầu thông
thường. Tiêm mỗi ngày từ 500.000 đến 1.000.000 đơn vị.
Uống têtraxyclin cũng có tác dụng.
- Nằm nghỉ: cần phải bắt bé nằm nghỉ ít nhất là một tuần cho
đến khi mạch đập và nhiệt độ trở lại bình thường.
Nếu là bệnh bạch hầu ác tính phải tăng liều lượng huyết thanh
lên 50.000 đơn vị cho trẻ em lớn.
- Ngoài ra cần bổ sung thêm:
+ Vitamin C, cao thượng thận 10cg.


+ Strychnin: từ 1 đến 5mg (chỉ nên dùng sau khi đã mở khí
quản).
+ Long não.
5.2. Điều trị biến chứng
Yết hầu là biến chứng quan trọng nhất.
Cần phải mở khí quản cấp cứu đề giải quyết khó thở. Trong
khi chờ đợi phẫu thuật phải đặt ống khí quản Froin hoặc cho
bé thở oxy.
Bại liệt: tiêm strychnin với liều lượng ngày càng tăng,
cộng thêm vitamin B1.
Viêm cơ tim: uabain, cafêin, long não.
Viêm thượng thận: cao thượng thận 10cg,
dêsoxycocticostêron 5mg (D.O.C.A. hay percortêne).
5.3. Điều trị bệnh nhân mang vi trùng
Uống Erythromyxin: 2g/ ngày, uống 7 ngày.
Tiêm bắp Procain penixilin G 600.000 đơn vị 2 lần / ngày,
dùng trong 10 ngày hoặc chích Cephalothin.

6. Phòng bệnh
- Khi phát hiện ra một trường hợp bạch hầu, bác só phải thông
báo và đề nghị tiêm chủng, cách ly.
- Đối với những người sống quanh bệnh nhân như anh em, trẻ
con ở cùng nhà… cần được tiêm chủng bằng giải độc tố bạch
hầu (anatoxine diphtérique), tiêm ba lần 2ml, mỗi lần cách
nhau 15 ngày. Trong khi chờ tác dụng của anatoxin (sau 21
ngày) chúng ta có thể tiêm ngay cho họ 3.000 đơn vị huyết
thanh chống bạch hầu. Thuốc này có tác dụng ngay lập tức
nhưng không kéo dài.
- Đối với những người mang vi trùng (có thể là bản thân bệnh
nhân đang trong thời kỳ bình phục hoặc người khoẻ mạnh bên
cạnh) chúng ta phải cách ly họ và sẽ cắt amydan cho họ.


- Đối với những cơ thể khoẻ mạnh mang vi trùng bạch hầu đều
có sẵn miễn dịch tự nhiên trong người nên họ không bị bệnh
này. Chúng ta có thể phát hiện sự miễn dịch này bằng phản
ứng Shick: kết quả âm tính nghóa là có miễn dịch.


Bài 12:
VIÊM HỌNG VINCENT
Viêm họng Vanhxăng (Vincent) nằm trong nhóm viêm họng loét. Do nhóm kết
hợp giữa vi trùng thoi và vi trùng xoắn gây ra.
Vi trùng thoi và vi trùng xoắn là những tạp trùng không đặc hiệu thường thấy
trong miệng. Chúng chỉ gây bệnh khi cơ thể bị suy yếu, giảm sức đề kháng vì rối
loạn dinh dưỡng.
Nguyên nhân khởi phát thường là sâu răng, cao răng, viêm bao răng khôn, gây
rối loạn dinh dưỡng ở niêm mạc họng.

1. Triệu chứng.
- Bệnh thường gặp ở những người trẻ và bắt đầu một cách âm thầm.
Bệnh nhân đến khám bệnh vì thấy trong mình mỏi mệt, rát họng, nuốt đau ở
một bên. Trên amidan bên đau có một vết trắng đục, niêm mạc chung quanh đỏ.
Vết trắng ngày càng lớn và khu trú ở amiđan. Đây là lớp giả mạc dày, trắng đục, dễ
vỡ.
Amiđan bên kia có vẻ bình thường, hơi thở có mùi hôi, nước bọt chảy nhiều.
- Vài hôm sau giả mạc rụng đi, để lại một vết loét không sâu, bờ cao, thành
đứng, đáy màu xám hoại tử. Có khi vết loét bị trụ trước che kín do đó phải
vén trụ trước lên mới thấy rõ.
Dùng ngón tay sờ thấy amiđan không bị thâm nhiễm cứng. Hạch chỉ có ở bên
bệnh: hạch không to lắm, đau, quanh hạch không bị viêm và khu trú ở sau góc hàm
dưới. Triệu chứng chức năng trở nên rõ rệt: nuốt đau.
2. Các thể lâm sàng.
a. Thể giả mạc.
Giả mạc khu trú ở một phần của amidan và rụng đi sau bốn năm ngày. Niêm
mạc không loét mà chỉ đỏ. Khi bệnh nhân nuốt hầu như không đau. Triệu chứng
toàn thân rất ít.
b. Thể sau.
Amiđan sưng to, các trụ và màn hầu bị phù nề. Hạch cổ cũng sưng kèm theo
viêm chung quanh hạch, nhiệt độ cơ thể bệnh nhân cao, nuốt thấy đau.
Trong thể này thường có sự tham gia của vi trùng sinh mủ như tụ cầu, liên cầu...
2. Diễn tiến.
Viêm họng Vanhxăng biến diễn tốt đối với bệnh nhân có sức đề kháng dồi dào.
Sau 8 đến 10 ngày vết loét sẽ sạch dần, bắt đầu lên nụ và liền kín lại. Hạch cổ khỏi
chậm hơn. Triệu chứng suy nhược (asthénie) kéo dài một thời gian sau khi bệnh tích
ở họng đã lành.
những thể địa yếu, bệnh kéo dài hơn và có thể lan ra lưỡi, ra miệng.
Nhìn chung trong hai trường hợp nói trên bệnh đều có thể tái phát nhiều lần.



3. Chẩn đoán.
Sự có mặt của vi trùng thoi và vi trùng xoắn không có ý nghóa quyết định trong
việc chẩn đoán, vì hai loại vi trùng này có thể gặp trong các loại bệnh viêm họng
khác. Tuy vậy xét nghiệm vi trùng vẫn có giá trị vì nó giúp chúng ta loại trừ bệnh
bạch hầu.
Chẩn đoán viêm họng Vanhxăng dựa vào lâm sàng là chính.
Cần loại ra các bệnh:
- Viêm họng do các bệnh về máu (bạch cầu cấp, mất bạch cầu hạt) bằng cách
đếm hồng cầu và làm công thức bạch cầu.
- Ung thư amiđan bội nhiễm bằng cách làm sinh thiết.
- Loét amiđan do sỏi: bằng cách dùng que trâm thăm dò vết loét (cảm giác
chạm vào đá).
- Bệnh bạch hầu bằng cách cấy vi trùng như đã nói ở trên. Bệnh bạch hầu
thường ở cả hai bên và lan ra màn hầu, ra trụ.
- Săng (chancre) giang mai ở amiđan. Bệnh này có triệu chứng gần giống như
bệnh Vanhxăng: loét một bên, ít đau, thể trạng tốt. Nhưng trong giang mai, amiđan
bị thâm nhiễm cứng, có nhiều hạch bao vây một hạch to. Trong trường hợp khó
phân định phải dùng kính siêu hiển vi ultropak để phân biệt treponema pallidum
với vi trùng xoắn, đoán, thường phản ứng B.W trong giang mai xuất hiện muộn (25
ngày sau khi mắc bệnh) nên không giúp nhiều cho chẩn đoán.
Trường hợp chưa phân biệt rõ không nên dùng penicilin vì thuốc này dùng
không đúng liều lượng chỉ che đậy giang mai chứ không chữa khỏi hẳn. Hơn nữa
bệnh viêm họng Vanhxăng thông thường có thể chữa khỏi bằng thuốc côlutoa bôi
miệng.
- Lao họng: lao họng loét chỉ thấy ở giai đoạn cuối cùng của lao phổi, trong đó
các triệu chứng lao đã quá rõ rệt.
4. Điều trị.
a. Điều trị cục bộ.
- Bôi thuốc côlutoa (collutoire) kết hợp với sunfasenobenlon (sulfarsénobenzol)

trong vòng 12 giờ:
Sunfasenobenzon O,30g
Glyxerin 30g
- Bôi họng bằng dung dịch pênixilin 20.000 đơn vị trong 1ml hoặc ngậm viên
pênixilin.
- Gỡ giả mạc rồi chấm phênol vào ổ loét.
b. Điều trị toàn thể.
Pênicilin tiêm: chỉ nên dùng khi nào bệnh kéo dài và chắc chắn không phải
giang mai.
5. Phòng bệnh.
Chữa răng sâu, răng bệnh, cắt amiđan.
Tránh dùng chung chén, đũa, ly, muỗng với người bệnh.


Bài 14:
ECPET HỌNG
(Herpès)
-

-

Ecpet là một bệnh do virut ái thần kinh khu trú ở họng hay chung quanh
miệng gây ra.
Bệnh bắt đầu dễ nhận biết: rét run, sốt cao 40o, nhức đầu, ăn mất ngon, đau
họng, đau tai phản xạ, khó nuốt.
Khám họng ít khi nhìn thấy được các mụn nước vì mụn nước chỉ xuất hiện
trong vài giờ rồi vỡ ra. Mụn nước thường khu trú từng chùm ở amiđan và ở
hai bên trụ. Niêm mạc họng đỏ. Sau khi mụn nước vỡ, chúng ta thấy trên
amiđan có những chấm trắng, to bằng hạt đậu xanh. Đó là những giả mạc
che phủ những vết loét gây ra bởi mụn nước.

Các vết giả mạc con này sẽ tập hợp lại và hình thành những mảng to không
đều, rìa đa vòng.

Ngoài ra, ở màn hầu và ở trụ trước rải rác vài mụn nước chưa vỡ.
Ở môi hoặc ở cửa mũi đôi khi cũng có một chùm ecpet. Những triệu chứng
quanh miệng này rất có giá trị cho việc chẩn đoán.


×