Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Tâm lý "Nghệ thuật “kể tội” sếp " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.77 KB, 4 trang )

Nghệ thuật “kể tội” sếp

Khi sếp sai, bạn sẽ góp ý thế nào? Câu trả lời ngắn gọn: Hết sức cẩn thận. Tuy nhiên, dù
việc “thách thức” sếp ẩn chứa nhiều rủi ro nhưng nó vẫn có một vài tích cực nhất định vì
khi bạn nói với với sếp những phản hồi có giá trị, ông ta sẽ coi bạn như một người tư vấn
tin cậy.
Trước khi định đưa ra ý kiến về lỗi lầm của sếp, hãy biết chắc rằng mình đã nắm
rõ 7 lời khuyên sau đây:
1. Đừng tỏ ra giận dữ

Thông thường, ai cũng có chính kiến của mình và luôn muốn bảo vệ nó. Vì vậy,
việc sếp chưa nghe theo bạn hoặc tỏ thái độ cáu giận sau khi nghe bạn nói cũng là
điều dễ hiểu. Đừng bắt sếp phải hiểu ngay, hãy phân tích và tác động từng tí một,
khơi dậy tính kiên nhẫn và sửa sai của sếp.

Đừng cáu giận và mang tâm trạng đó đi kể lể với mọi người. Nó sẽ khiến quan hệ
của sếp và bạn xấu đi.
2. Chọn thời điểm thích hợp
Trước khi bắt đầu một cuộc tranh luận, bạn hãy hỏi sếp xem họ có đồng ý để bạn
đưa ra ý kiến của mình không. Hầu hết mọi người đều muốn được cảnh báo trước
khi phải nghe những lời chỉ trích hay phê phán mạnh mẽ. Ngoài ra, bạn nên chờ
thời điểm thích hợp cho câu chuyện. Nếu khi đó sếp đang bận rộn hay lo lắng giải
quyết một công việc nào đó thì hãy quay trở về bàn làm việc và thử lại vào lúc
khác.

3. Nói có sách, mách có chứng

Hãy chuẩn bị những dữ liệu, sự kiện để chứng minh cho lời nói của mình và chỉ ra
cái sai của sếp một cách thuyết phục. Các nhân viên thường là những người gần
gũi nhất với các vấn đề phát sinh. Vì vậy, họ sẽ có nhiều tài liệu, dẫn chứng cụ thể
mà có thể sếp không có.



4. Nhấn mạnh trọng tâm

“Bạn có thể bày tỏ hầu như bất kể thứ gì cho sếp nghe, miễn là bạn nói một vài
điều gì đó tốt đẹp trước tiên” - Deborah Brown, một nhà tư vấn nghề nghiệp, đã
viết như vậy. Đừng chỉ trích hay đổ trách nhiệm cho sếp ngay lập tức. Hãy nhấn
mạnh trọng tâm vào những nhân tố quan trọng bất cứ khi nào bạn có thể.

5. Chăm chú lắng nghe

Đừng biến mình thành kẻ “độc thoại” trước sếp. Hãy cố gắng lôi kéo sếp vào cuộc
tranh luận và nỗ lực lắng nghe sếp nói thay vì chỉ tập trung vào “kể tội” sếp. Rất
có thể sếp có những lý do hay động cơ hợp lý nào đó mà bạn chưa biết. Bằng việc
chăm chú lắng nghe, bạn sẽ không chỉ biểu hiện sự quan tâm tới hoạt động của
công ty mà bạn còn có thể gây dựng lòng tin với sếp. Bạn cũng có thể nhìn nhận
thấu đáo hơn về những định hướng hiện tại và tương lai của công ty.

6. Đối xử với sếp như với một khách hàng

“Khi “kể tội” sếp, hãy trình bày những gì bạn muốn nói như thể bạn đang bán sản
phẩm cho một khách hàng”, Maura Schreier - nhà tư vấn bán hàng tại Mỹ - từng
nói, “Các khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ theo cách mà họ mong muốn chứ
không phải theo cách mà chúng ta mong muốn”.

Nếu sếp là một người cẩn trọng và kỹ tính, hãy dùng những hình ảnh và biểu đồ để
hỗ trợ cho lý lẽ, lập luận của mình. Điều quan trọng là làm sao để phong cách của
bạn thích hợp với suy nghĩ, tính cách của sếp, khi bạn thể hiện quan điểm của
mình.

7. Đừng vội đầu hàng


Đừng mong đợi chỉ một cuộc họp có thể khiến sếp làm theo những gì bạn mong
muốn. Hiếm có nhà quản lý sẵn sàng từ bỏ chính sách hay chiến lược của mình
sau khi nghe ý kiến bất đồng đầu tiên, đặc biệt khi điều này đến từ cấp dưới.
Thông thường, sếp có những suy nghĩ sâu sắc và nhiều kinh nghiệm hơn bạn. Do
đó, họ sẽ dành thời gian suy nghĩ cẩn trọng trước khi ra quyết định. Một nỗ lực
đơn lẻ sẽ không thể tạo ra sự khác biệt.

Đừng buông xuôi đầu hàng khi thấy sếp không nghe theo mình. Như vậy, bạn đã
ngầm công nhận rằng cái sai của sếp là đúng và chính bạn mới là người sai lầm.
Chỉ trong những trường hợp bất khả kháng bạn mới nên rút lui một cách tế nhị và
chuyên nghiệp. Bạn nên cảm ơn sếp vì đã dành cho bạn một cơ hội để chia sẻ quan
điểm và tránh bất kỳ biểu hiện hờn dỗi nào.

Hầu hết các sếp đều yêu thích những nhân viên thực sự quan tâm đến việc cải
thiện tình hình của công ty. Nếu bạn vẫn là một nhân viên đầy nhiệt huyết sau một
lần góp ý thất bại, thì lần kế tiếp, khi bạn có điều gì cần biểu lộ, chắc hẳn sếp dễ
dàng tiếp thu những điều bạn nói hơn.

×