Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

xu ly BHXH huyen yen the

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.94 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

Nợi dung

Trang

Ghi
chu

A. MỞ ĐẦU

2

B. NỢI DUNG

5

I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG

5

II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

5

III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

6

IV. CƠ SỞ VÀ CĂN CỨ ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


7

V. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

9

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ CHỌN

11

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

16

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống con người luôn gặp phải nhiều loại rủi ro, một trong những
loại rủi ro thường nhật mà con người gặp phải thường ngày là ốm đau bệnh tật,
1


từ đó phát sinh các khoản chi phí khám chữa bệnh. Do đó việc đảm bảo khả năng
tài chính cho việc chi trả các khoản chi phí khám chữa bệnh là rất quan trọng đối
với tất cả mọi người trong xã hội. Quá trình chuyển đổi kinh tế từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì các khoản chi phí khám chữa
bệnh của người bệnh cũng khơng cịn được bao cấp miễn phí như trước đây nữa.
Mặt khác khi thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế xã hội, khả năng bao cấp

của Nhà nước trong việc thực hiện khám chữa bệnh khơng cịn phù hợp nữa. Do
vậy, BHYT ra đời chính là phương thức trợ giúp hữu hiệu nhất đối với người
không may gặp phải rủi ro ồm đau bệnh tật với điều kiện có tham gia BHYT. Tất
cả mọi người trong chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống khoẻ mạnh, ấm
no, hạnh phúc. Nhưng trong cuộc sống không ai có thể lường hết được mọi rủi ro
có thể xẩy ra với bản thân hay gia đình như ốm đau, bệnh tật Các chi phí khám
chữa bệnh này khơng thể xác định trước, vì vậy dù lớn hay nhỏ đều gây khó
khăn cho gia đình đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp. Điều quan
trọng hơn là những rủi ro này có thể làm suy giảm sức khoẻ, suy giảm khả năng
lao động, vừa kéo dài thời gian khơng lao động vừa làm cho cuộc sống khó khăn
hơn. Để có thể khắc phục khó khăn trên lại vừa chủ động về tài chính khi có rủi
ro về sức khoẻ xảy ra mỗi người có những biện pháp khắc phục khác nhau như
rút tiền tiết kiệm, bán tài sản, nhờ sự giúp đỡ của người thân, đi vay… Các biện
pháp trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định nhưng lại khó áp dụng
trong trường hợp thời gian kéo dài và lặp đi lặp lại. Vì vậy Bảo hiểm Y tế ra đời
nhằm hỗ trợ cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về sức khoẻ góp
phần ổn định đời sống và đảm bảo an toàn xã hội. Cùng với sự tăng trưởng về
kinh tế, đời sống con người được nâng cao, nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng
lên. Trong khi đó chi phí khám chữa bệnh ngày càng cao do:
- Ngành y tế áp dụng cơng nghệ, máy móc hiện đại trong việc chuẩn đoán
điều trị bệnh.
2


- Thuốc men tăng giá do biến động giá cả chung của thị trường. Đặc biệt có
những bệnh phải sử dụng thuốc biệt dược, chi phí lớn.
Do đó Bảo hiểm y tế sẽ đảm bảo an toàn khi gặp rủi ro về sức khoẻ và càng
tỏ rõ vai trò quan trọng trong đời sống con người.
Trong những năm qua công tác bảo hiểm y tế đã đạt được những thành tựu
quan trọng, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện cơng bằng xã hội

và ổn định chính trị - xã hội. Hệ thống chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế từng
bước được hoàn thiện phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; số
người tham gia bảo hiểm tế tăng qua các năm; thực hiện việc chi trả các chế độ
bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; quyền lợi của người tham gia bảo
hiểm y tế ngày càng được mở rộng. Quỹ bảo hiểm y tế bước đầu đã cân đối được
thu chi và có kết dư. Hệ thống Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam ngày càng phát triển
các thủ tục hành chính theo qui trình giao dịch một cửa, chuyển đối tác phong
làm việc thực sự đã đem lại những chuyển biến tích cực trong việc giải quyết các
chế độ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng., cơ bản đáp ứng yêu cầu của việc thực
hiện các chế độ bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, trên thực tế trong q trình thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế
vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập. Qua thực tiễn công tác, dưới đây tôi xin mô tả
một trong những tình huống xảy ra để nêu lên một trong những khó khăn phức
tạp khơng nhỏ của Bảo hiểm xã hội khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
Và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách Bảo hiểm y
tế trong thời gian tới với tên tình huống “Xử lý tình huống thẻ bảo hiểm y tế sai
của người dân tại xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế”.
Kết cấu của tiểu luận ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phần nội
dung gồm 6 phần:
I. Mơ tả tình huống.
II. Mục tiêu xử lý tình huống.
3


III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả.
IV. Cơ sở và căn cứ giải giải quyết tình huống.
V. Phương án giải quyết tình huống
VI. Kế hoạch tổ chức thực hiện.

4



B. NỢI DUNG
I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
Nội dung tình huống diễn ra cụ thể như sau:
Khi đi làm về nhà buổi trưa ngày 04/4/2017, bà Hịa thấy buồn lơn chóng
mặt. Sau đó, bà được con, cháu đưa vào bệnh viện khám bệnh và có mang theo
thẻ BHYT đối tượng người dân tộc thiểu số ra xuất trình với bệnh viện thì khơng
được chấp nhận vì đối chiếu với chứng minh nhân dân không khớp tên cụ thể
như sau “Tên trên thẻ BHYT là Liểu Thị Hòa sinh năm 1961 còn tên trên giấy
chứng minh nhân dân thì Lê Thị Hịa sinh năm 1960” thì mới vỡ lẽ ra và bệnh
viện không cho nằm viện theo chế độ BHYT mà phải đóng tiền. (Bà Liểu Thị
Hịa– sinh năm 1960 địa chỉ xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang)
8h sáng ngày 04 tháng 4 năm 2017 thân nhân bà Liểu Thị Hòa đến bộ
phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Thế để đề
nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho bà Hòa, các thủ tục mang theo đầy đủ gồm:
Đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, thẻ BHYT tên Liểu Thị Hòa sinh năm 1961 và
giấy chứng minh nhân dân của bà Hòa .
Bảo hiểm xã hội huyện Yên Thế tiến hành kiểm tra đối chiếu các thông tin
trong đơn xin cấp lại thẻ BHYT, thẻ BHYT và danh sách gốc đề nghị cấp thẻ
BHYT cho người cho người dân tộc của phòng Lao động thương binh và xã hội
đã được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt thì các thơng tin trên thẻ BHYT trùng
khớp với danh sách gốc. Bảo hiểm xã hội huyện cấp thẻ theo danh sách đã nhận.
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
- Tình huống trên giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia
bảo hiểm, cụ thể là bà Hòa, đồng thời cũng xác định trách nhiệm của từng cá
nhân, tổ chức trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế không đúng năm sinh theo chứng
minh thư nhân dân.
5



- Làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn năm sinh đối với thẻ bảo hiểm
y tế của bà Hịa và có biện pháp cấp thẻ kịp thời cho bà theo quy định vì thực tế
là bà đang rất cần bảo hiểm để thanh tốn chế độ viện phí theo quy của pháp luật.
- Hướng dẫn bà Hòa làm các thủ tục giấy tờ cần thiết theo quy định để cấp
đổi thẻ bảo hiểm y tế cho bà Hòa, đồng thời cơ quan bảo hiểm cũng kiểm điểm,
rút kinh nghiệm trong việc thẩm định giấy tờ trước khi cấp thẻ bảo hiểm y tế cho
người dân để tránh những tình trạng nhầm lẫn khơng đáng có xảy ra trên địa bàn
trong thời gian tới.
III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1-Nguyên nhân
- Do việc thống kê và nhập liệu lên danh sách đề nghị cấp thẻ Bảo hiểm y
tế cho người dân tộc chưa được kiểm tra cẩn thận, các cán bộ thống kê chưa thật
sự có tinh thần phục vụ cao, chưa thấy được tầm quan trọng và chưa xác định
được những sai sót của mình có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi
của người có thẻ bảo hiểm y tế.
- Ý thức, trách nhiệm của người có thẻ bảo hiểm y tế chưa cao, họ thật sự
không thấy thẻ Bảo hiểm y tế là rất cần thiết cho bản thân nên khi nhận thẻ
khơng có sự đối chiếu, chỉ khi nào cần tới nó mới quan trọng - khi ốm đau, bệnh
tật góp phần chăm lo sức khỏe cho bản thân khi nhận thẻ không kiểm tra và đề
nghị đổi ngay.
- Công tác tuyên truyền của ngành Bảo hiểm xã hội chưa được sâu rộng
đến từng cán bộ các cấp và người dân dẫn đến một số cán bộ và người dân chưa
hiểu rõ quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm y tế như thế nào.
2-Hậu quả
- Việc cấp lại bảo hiểm y tế của bà Hịa nếu khơng kịp thời thì khơng được
hưởng quyền lợi về BHYT khi khám chữa bệnh tại bệnh viện mà phải thanh toán
6



tồn bộ chi phí khám chữa bệnh. Điều đó, sẽ làm giảm lòng tin của Nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước đối với
đồng bào dân tộc thiểu số.
- Người thân của bà Hịa phải bỏ thời gian, cơng sức để tự tìm hiểu các thủ
tục để cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế theo đúng giấy tờ quy định để bà Hịa có thể
nhận được đầy đủ chế độ theo quy định của Nhà nước về thanh toán viện phí.
- Dễ dẫn đến sự hiểu nhầm đối với cán bộ Bảo hiểm xã hội là gây khó khăn,
phiền hà cho người dân trong quá trình làm thủ tục cấp thẻ bảo hiểm, làm ảnh
hưởng đến hình ảnh của ngành bảo hiểm xã hội trước Nhân dân.
IV. CƠ SỞ VÀ CĂN CỨ ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 28/11/2008 của Quốc hội.
- Luật số 46/2014/QH13, ngày 13/6/2014 của Quốc hội về sửa đổi, bổ
sung một số điều của luật Bảo hiểm y tế.
- Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
- Thông tư số 41/2014/TTLT- BYT - BTC ngày 24/11/2014 Thông tư liên
tịch của Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiệnBảo hiểm y tế.
- Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc
Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
* Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp của bà Hòa:
- Người thân nhà bà Hòa đi làm các thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế theo
trình tự sau: Trước tiên phải đến bộ phận một cửa của BHXH huyện xin mẫu đơn
cấp lại thẻ theo quy định về điền đầy đủ thơng tin vào mẫu đó sau đó xin xác
nhận của UBND xãTam Hiệp và Phịng Lao động thương binh và xã hội; gửi
7


mẫu đơn có đầy đủ xác nhận của hai cơ quan trên tới bộ phận tiếp nhận hồ sơ và
trả kết quả của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Thế để được xem xét cấp lại thẻ.

- Việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế là cần phải làm ngay để bà Hòa được khám
và chữa bệnh theo đúng quy định vì hồn cảnh gia đình đối tượng dân tộc thiểu
số ở xã đặc biệt khó khăn phải bươn chải kiếm sống hằng ngày. Bảo hiểm xã hội
huyện Yên Thế tiến hành cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế cho Bà Hòa ngay trong ngày
khi đã nhận đủ hồ sơ theo quy định.
V. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Phương án 1
Chấp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ của thân nhân bà Liểu Thị Hòa viết
giấy hẹn sau 7 ngày làm việc đến nhận thẻ theo quy định.
* Ưu điểm của phương án:
- Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết nhanh hồ sơ cho cho người dân.
- Thân nhân của bà Hịa khơng phải tốn thời gian chi phí đi lại.
* Nhược điểm của phương án:
Về phía cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện: Vi phạm điều kiện cấp lại thẻ
bảo hiểm y tế trong Quyết định số 1111/QĐ-BHXH là chưa đủ điều kiện về hồ
sơ để được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
- Vi phạm hợp đồng in phát hành thẻ bảo hiểm y tế với phịng Lao động
thương binh và xã hội huyện.
Về phía người dân:
- Không nâng cao được ý thức trách nhiệm trong việc kê khai trước khi
làm thẻ, kiểm tra trước khi nhận và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.
2. Phương án 2
8


Từ chối không nhận hồ sơ đổi lại thẻ bảo hiểm y tế của thân nhân bà Lê Thị
Hịa vì không đúng năm sinh so với Chứng minh thư nhân dân.
* Ưu điểm của phương án:
Thực hiện đúng các quy định khơng vi pham pháp luật. Tránh được sai sót,
tiết kiệm được thời gian của các bên.

* Nhưng nó có nhược điểm:
- Cán bộ làm việc cứng nhắc, dập khuôn, khơng có kiến thức tồn diện, nhìn
nhận góc độ khơng tổng thể, thiếu sáng tạo, thực tế và mất lòng dân.
- Phía người dân: Khơng được đổi thẻ bảo hiểm y tế làm ảnh hưởng đến
quyền lợi khám chữa bệnh; gây bức xúc cho người dân dẫn đến đơn thư, khiếu
kiện, khiếu nại.
3. Phương án 3
Yêu cầu thân nhân của bà Liểu Thị Hịa bổ xung hồn thiện ngay một số hồ
sơ giấy tờ còn thiếu như : Đơn đề nghị cấp đổi lại thẻ bảo hiểm y tế theo mẫu
quy định có xác nhận của UBND xãTam Hiệp và phòng Lao động thương binh
và xã hội huyện; giấy nhập viện của bà Lê Thị Hòa . Khi đủ hồ sơ như trên Bảo
hiểm xã hội huyện tiếp nhận viết giấy hẹn giải quyết ngay trong ngày 04/4/2017.
*Ưu điểm phương án:
Đảm bảo đúng quy trình Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật Bảo hiểm y tế.
Thực hiện in thẻ được kịp thời, tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng
các chính sách về bảo hiểm tế giảm gánh nặng cho người dân khi phải thanh tốn
chi phí khám chữa bệnh.

9


Tạo được tâm lý phấn khởi và thấy được đây là chính sách của Đảng và
Nhà nước đã quan tâm đến cuộc sống của những dân tộc thiểu số đang sinh sống
trong vùng có điều kiện cịn khó khăn.
Đối với Bảo hiểm xã hội huyện :
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
Nắm vững chế độ biết lựa chọn các thông tin trong các văn bản hướng dẫn
thực hiện Luật bảo hiểm y tế để vận dụng thực tế một cách linh hoạt, hợp tình,
hợp lý. Hướng dẫn người dân sử dụng phương án tối ưu nhất.

Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn để cùng hoàn thành tốt
nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao.
Làm cơ sở để tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn
bản hướng dẫn đồng bộ để giảm bớt các sai sót tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân.
Đối với người dân:
Thực hiện được mong muốn là có thẻ bảo hiểm y tế đúng và sớm nộp cho
bệnh viện để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế .
Nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm y tế, tầm quan trọng của
bảo hiểm y tế từ đó hiểu và có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện các chính
sách liên quan đến bảo hiểm y tế.
Lựa chọn phương án :
Thông qua ba phương án trên, bản thân tơi thấy phương án thứ ba có nhiều
ưu điểm và đây là phương án tối ưu nhất, khơng chỉ có lợi cho người người dân
mà có tác động cho toàn xã hội, giúp cho nhiều Ngành, nhiều cơ quan liên quan
trong việc phối hợp thực hiện để hồn thành nhiệm vụ chính trị trên địa bàn.

10


Để công tác in phát hành thẻ bảo hiểm y tế ngày càng có chất lượng và hiệu
quả thì khơng những phải có sự phối hợp đồng bộ có hiệu quả giữa các cơ quan
mà còn phải phổ biến tuyên truyền nội dung yêu cầu của luật Bảo hiểm y tế đến
toàn bộ đến các địa phương và người dân trên địa bàn.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ CHỌN
Bước 1 : Bảo hiểm xã hội huyện Yên Thế căn cứ vào hồ sơ của thân nhân
của bà Liểu Thị Hịa hướng dẫn bổ sung thêm mơt số thủ tục như sau:
- Trước tiên phải đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Bảo hiểm xã hội
huyện xin mẫu đơn cấp lại thẻ theo quy định về điền đầy đủ thơng tin vào mẫu
đó sau đó xin xác nhận của UBND xãTam Hiệp và Phòng Lao động thương binh

và xã hội.
- Bổ sung thêm vào hồ sơ đổi thẻ giấy nhập viện của bà Liểu Thị Hòa để
Bảo hiểm xã hội làm căn cứ in thẻ ngay trong ngày.
Bước 2 : Tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy hẹn
Khi hồ sơ đã đầy đủ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế có xác nhận của UBND xãTam
Hiệp và Phòng lao động thương binh và xã hội huyện Yên Thế;
- Thẻ bảo hiểm y tế sai;
- Giấy nhập viện của bà Lý Thị Hòa
Bảo hiểm xã hội huyện Yên Thế tiến hành tiếp nhận hồ sơ viết biên lai thu
phí đổi thẻ và ghi giấy hẹn 16h ngày 04/4/2017 quay lại nhận thẻ mới.
Bước 3: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ sang cho bộ
phận Quản lý thu.

11


Bộ phận Thu: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị đổi thẻ BHYT từ bộ phận một cửa;
kiểm tra, đối chiếu và nhập nội dung điều chỉnh vào chương trình SMS, chuyển
hồ sơ cho bộ phận Cấp sổ, thẻ.
Bộ phận Cấp sổ, thẻ: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại, đổi thẻ BHYT từ bộ
phận một cửa và từ bộ phận Thu chuyển đến; kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với dữ
liệu trên chương trình SMS trình lãnh đạo phê duyệt vào đơn đề nghị, sau đó
thực hiện in thẻ BHYT theo những nội dung điều chỉnh; chuyển thẻ BHYT và
giấy tờ bản chính cho bộ phận một cửa để trả cho thân nhân bà Liểu Thị Hòa và
thực hiện Hòa trữ đúng quy định.
Bước 4: Đến ngày giờ hẹn tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của
Bảo hiểm xã hội huyện Yên Thế bàn giao thẻ bảo hiểm y tế mới đã điều chỉnh
đúng với đề nghị, giấy nhập viện của bà Hòa và yêu cầu thân nhân bà Liểu Thị
Hòa ký vào biên bản bàn giao.


12


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Người dân tộc thiểu số sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó
khăn có thẻ bảo hiểm y tế được khám và chữa bệnh theo đúng quy định hiện
hành của nhà nước, bình đẳng như các đối tượng khác là vấn đề được Đảng và
Nhà nước hết sức quan tâm. Từ khi Luật Bảo hiểm y tế ra đời, thực hiện BHYT
đối với người dân tộc thiểu sinh sống ở nhũng vùng có điều kiện kinh tế khó
khăn là giải pháp mang lại hiệu quả rõ nét nhất trong việc sử dụng Ngân sách
nhà nước để khám chữa bệnh các đối tượng này và là chủ trương hoàn toàn đúng
đắng, phù hợp với thực tế nước ta. Vì vậy việc thống kê, lập danh sách và cấp thẻ
Bảo hiểm y tế đúng người, đúng họ, tên, năm sinh và chữ đệm để thuận lợi cho
có thẻ Bảo hiểm y tế được khám và chữa bệnh nhanh chóng và kịp thời và tạo
cho người dân tộc thiểu số tâm lý thoải mái và dễ chấp nhận khi có tấm thẻ bảo
hiểm y tế trên tay là điều rất cần thiết.
Trong tình huống thẻ Bảo hiểm y tế của bà Hòa sai sót cho thấy trong
cơng tác thống kê lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng người dân
tộc thiểu số vẫn còn hạn chế và gây hậu quả nghiêm trọng cho bà Hòa làm mất
thời gian và tốn chi phí cho việc đi lại để cấp thẻ Bảo hiểm y tế. Từ đó chúng ta
rút ra bài học kinh ngiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước tốt các chính
sách an sinh xã hội, từ đó sẽ kích thích xã hội phát triển và tạo niềm tin đối với
nhân dân, ngược lại việc quản lí nhà nước lỏng lẻo thiếu chặt chẽ sẽ làm cho xã
hội rối ren, bộc lộ sự thiếu công bằng, làm giảm sút lòng tin của Nhân dân đối
với Nhà nước.
2. Kiến nghị:
Việc chăm sóc sức khỏe cho người dân tộc thiểu số sinh sống ở những
vùng có điều kiện kinh tế khó khăn là giải pháp phù hợp và thiết thực nhằm góp

13


phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện cơng bằng xã hội và ổn định
chính trị - xã hội ở những vùng này. Để chính sách này có hiệu quả các cơ quan
liên quan trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện cần đẩy mạnh một số nội dung
sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về chính
sách Bảo hiểm y tế nói chung và Bảo hiểm y tế người dân tộc thiểu số nói riêng,
nhằm cụ thể hóa việc thực hiện có hiệu quả đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước đã đề ra về chăm sóc sức khỏe, đó là “thực hiện cơng bằng xã hội
trong chăm sóc sức khỏe, đổi mới cơ chế về chính sách viện phí; có chính sách
trợ cấp về Bảo hiểm y tế cho các đối tượng, tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân”.
- Ngành y tế cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong việc
tổ chức khám chữa bệnh, tránh phiền hà đối với người có thẻ Bảo hiểm y tế ,
đồng thời nâng cao y đức của người thầy thuốc, để trả lại giá trị đích thực tốt đẹp
của chính sách Bảo hiểm y tế cho người tham gia.
- Tấp huấn cán bộ thống kê, các xã phường, thị trấn,các tổ, ấp,…lập danh
sách in thẻ phải được thống kê một cách chính xác, khi thống kê phải căn cứ sổ
hộ khẩu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh. Khi nhập liệu danh
sách phải được nhập cẩn thận, chính xác.
- Các ngành có liên quan phải có sự phối hợp chặt chẽ để tìm ra phương
pháp cách làm thật chuẩn xác, trước khi cấp phát thẻ Bảo hiểm bảo hiểm y tế cho
đối tượng phải kiểm tra lại, khi thẻ Bảo hiểm y tế có sai sót phải thu hồi ngay và
tiến hành làm thủ tục cấp lại.
- Người nhận thẻ Bảo hiểm y tế phải kiểm tra ngay lúc nhận xem có đúng
với giấy tờ tùy thân chưa, nếu chưa đúng phải báo lại ngay với cơ quan Bảo hiểm
xã hội để tiến hành làm thủ tục đề nghị cấp lại thẻ.

14



Với những hiểu biết hạn chế của bản thân, tôi xin đóng góp một số ý kiến
đã nêu trên, hy vọng và tin tưởng rằng trong những năm tới công tác cấp thẻ Bảo
hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe cho đối tượng người dân tộc thiểu số sẽ đạt được
hiệu quả cao, góp phần thực hiện vào sự phát triển kinh tế của đất nước, thực
hiện công bằng xã hội, góp phần ổn định chính trị - xã hội./.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 28/11/2008 của Quốc hội;
- Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/07/2009 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
- Thông tư số 09/2009/TTLT- BYT - BTC ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm y tế;
- Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011của Tổng giám đốc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu Bảo hiểm xã hội,
Bảo hiểm y tế; quản lý sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

16


17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×