Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tinh huong dang ky giam ho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.49 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

Nợi dung

Trang

Ghi
chu

A. MỞ ĐẦU

02

B. NỢI DUNG

03

I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG

03

II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

06

III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

06

IV. CƠ SỞ VÀ CĂN CỨ ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


08

V. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HƯỚNG

13

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ CHỌN

14

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

17

A. MỞ ĐẦU
Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của
một người từ khi sinh ra đến khi chết; đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà
1


nước có thẩm quyền xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con
nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh
hộ tịch; xác định lại dân tộc; xác định lại giới tính. Đồng thời, căn cứ vào
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch các
việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; huỷ việc kết hôn
trái pháp luật; chấm dứt việc nuôi con nuôi. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp 2hoc ơ nhân theo quy định của pháp luật về
hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó. Giấy
khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân, mọi hồ sơ, giấy tờ của cá
nhân có nội dung về họ tên, chữ đệm, ngày, tháng,năm sinh, giới tính, dân

tộc, quốc tịch, quê quán, quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với giấy khai
sinh của người đó.
Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính
quyền các cấp nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên
cơ sở đó bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình.
Đồng thời, góp phần xây dựng chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh và
quốc phịng dân số và kế hoạch hố gia đình.
Mọi sự kiện hộ tịch phải được đăng ký kịp thời, chính xác, mỗi một
sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký ở một nơi theo đúng thẩm quyền quy
định. Cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, đôn
đốc, hướng dẫn, chỉ đạo đối với cơ quan quản lý hộ tịch cấp dưới, trường
hợp phát hiện thấy sai phạm phải chấn chỉnh và xử lý kịp thời.
Xác định được vai trò quan trọng của việc đăng ký, quản lý hộ tịch
nên ngay từ tháng 01 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 04/CP ngày 16/01/1961 về ban hành điều lệ đăng ký hộ tịch. Từ
đó đến nay, các chính sách về hộ tịch thường xuyên được điều chỉnh, bổ
sung và thay thế cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.
Ngày 27 tháng 12 năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định
158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch. Đây là văn bản thể hiện
sự đổi mới mạnh mẽ trong công tác đăng ký quản lý hộ tịch, phân cấp
2


mạnh mẽ 3hoc ơ sở. Sở Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ thực
hiện đăng ký một số sự kiện hộ tịch liên quan đến người nước ngoài. Uỷ
ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đăng ký
quản lý hộ tịch trên địa bàn, có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn, xử lý
các vi phạm trong đăng ký và quản lý hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã
và thực hiện việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở
lên, xác định lại Dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung, điều chỉnh hộ

tịch cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi. Việc đăng ký các sự
kiện hộ tịch chủ yếu được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã. Từ đó
tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện việc đăng ký các sự kiện
hộ tịch của cá nhân được nhanh chóng, thuận lợi.
Sau một thời gian học và nghiên cứu trong chương trình Bồi dưỡng
kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên năm 2015 tại trường Chính
trị tỉnh Bắc Giang, vận dụng những kiến thức của mình và qua tiếp thu từ
thầy, cơ giáo, tơi mạnh dạn chọn tình huống về “Tình huống đăng ký
giám hộ - trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền” .
Tơi thấy đây là một tình huống hay và thực sự cần thiết trong công tác
đăng ký và quản lý hộ tịch, nhằm khắc phục những nguyên nhân của thực
trạng trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương nói riêng và
nước ta nói chung.

B. NỢI DUNG
I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG

3


Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng Tư pháp huyện Lạng
Giang là cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND huyện trong lĩnh vực
Đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn toàn huyện. Với chức năng, nhiệm
vụ được giao trong những năm qua Phòng Tư pháp huyện Lạng Giang đã
tham mưu giúp UBND huyện ban hành các văn bản nhằm hướng dẫn, đôn
đốc công chức Tư pháp - Hộ tịch của UBND các xã, thị trấn trong huyện
thực hiện tốt các quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch;
đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc đăng ký quản lý hộ tịch tại
UBND tại các xã, thị trấn trong huyện. Trong các năm việc kiểm tra được
chia làm 2 đợt đó là kiểm tra công tác 6 tháng đầu năm vào tháng 7 và

tháng 8 và kiểm tra cuối năm vào tháng 11 và tháng 12. Qua kiểm tra đã
phát hiện một số xã, thị trấn có nhiều sai sót trong thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn, một trong những nhiệm vụ trong công tác đăng ký và quản
lý Hộ tịch ở các xã, thị trấn ít thực hiện nhưng hầu hết có sai sót sảy ra đó
là "Đăng ký việc giám hộ";
Tơi xin phép được kể lại một tình huống có thật trên địa bàn huyện
Lạng Giang nội dung cụ thể như sau: UBND xã ĐS và UBND xã HV đã
tiến hành đăng ký giám hộ cho cháu Hồng Bích Liên khơng đúng trình tự
thủ tục:
Cháu Hồng Bích Liên sinh năm 1999 là con của anh Hồng Mạnh
Tùng và chị Nơng Thị Kiều, cháu Liên sinh sống với bố mẹ và ông bà nội
ở thôn Bến Trăm - xã ĐS - huyện Lạng Giang. Ngày 15/2/2009, trên
đường đi làm về do tai nạn giao thông cả bố và mẹ của cháu Liên được
đưa và bệnh viên Đa khoa tỉnh BG nhưng do chấn thương quá nặng dẫn
đến cha và mẹ cháu Liên bị chết. Tháng 3/2009, UBND xã ĐS tiến hành
lập hồ sơ danh mục thống kê tài sản do bố mẹ cháu Liên để lại và ban
hành Quyết định số: 16/QĐ-UBND ngày 14/3/2009 cử ông bà nội của
cháu Liên là ông Hoàng Văn Mão 70 tuổi và bà Trần Thị An 60 tuổi làm
người giám hộ cho cháu Liên và bàn giao tồn bộ tài sản cho ơng bà nội
quản lý, sử dụng vào việc chăm sóc, ni dưỡng cháu. Tháng 6/2009 nhân
4


dịp nghỉ hè và đám cưới Dì út, ơng bà ngoại của cháu Liên là ông Nguyễn
Văn Thanh 75 tuổi và bà Nguyễn Thị Lợi 74 tuổi, hiện sinh sống tại thôn
Bo Non - xã HV - huyện Lạng Giang đón cháu sang chơi; ơng Thanh và
bà Lợi đã làm đơn đề nghị và được UBND xã HV ban hành quyết định số
84/QĐ-UBND ngày 23/6/2009, cử ông bà là người giám hộ đối với cháu
Hồng Bích Liên. Như vậy, đối chiếu với quy định của pháp luật về giám
hộ thì UBND xã ĐS và UBND xã HV đã ban hành quyết định cử giám hộ

khơng đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành và cần
phải xử lý kịp.thời.

II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

5


Việc xử lý tình huống nêu trên nhằm đảm bảo các quyết định trong
đăng ký và quản lý hộ tịch của cơ quan có thẩm quyền được ban hành phải
đúng thẩm quyền, tuân theo trình tự, thủ tục và thể thức mới có hiệu lực.
Đồng thời phải cử được người giám hộ đối với cháu Hồng Bích Liên đảm
bảo đúng quy định của pháp luật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phong
tục tập quán của địa phương, đảm bảo tình đồn kết giữa ơng bà nội và ơng
bà ngoại của cháu để mọi người cùng tham gia vào q trình ni dưỡng,
chăm sóc, giáo dục cháu, bù đắp những mất mát về tinh thần để cháu trở
thành người cơng dân có ích cho xã hội. Qua đó rút kinh nghiệm chung trên
địa bàn tồn huyện. Bên cạnh đó, việc giải quyết tình huống cịn nhằm mục tiêu
cụ thể sau:
- Để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành của cán bộ địa phương
và cụ thể ở đây là công chức Tư pháp - Hộ tịch và nhân dân về các quy
định của pháp luật về giám hộ nói riêng và cơng tác đăng ký quản lý hộ
tịch nói chung.
- Các quyết định trong quản lý và đăng ký hộ tịch của UBND cấp xã
ban hành phải tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền pháp
luật quy định, không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
nhân dân, tạo niềm tin trong nhân dân với chính quyền.
- Làm hóa giải mâu thuẫn, tạo sự thống nhất đồn kết giữa ơng bà nội
và ông bà ngoại cháu Liên trong việc quản lý, chăm sóc, ni dưỡng và
giáo dục cháu, bù đắp những mất mát to lớn về tinh thần cho cháu để cháu

yên tâm học tập như bao bạn bè cùng trang lứa khác.
- Tạo sự đồng thuận trong xã hội, sự thống nhất trong công tác đăng
ký và quản lý hộ tịch.
III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
* Đối với UBND xã ĐS:
+ Việc kịp thời ban hành quyết định cử người giám hộ đối với cháu
Hồng Bích Liên và thống kê tài sản của bố mẹ cháu để lại là thể hiện tinh

6


thần chủ động, có trách nhiệm cao trong cơng việc, phù hợp với nguyện
vọng của cháu.
+ Việc ban hành quyết định giám hộ mà chưa có sự thoả thuận giữa
ơng bà nội và ông bà ngoại của cháu Liên là vi phạm Điều 84 Luật Hơn
nhân và Gia đình.
+ Đây là giám hộ đương nhiên song do yêu cầu của gia đình, UBND
xã khơng có quyết định cử người giám sát giám hộ là chưa thực hiện theo
quy định tại Điều 59 Bộ luật Dân sự năm 2005.
* Đối với UBND xã HV:
Việc ban hành quyết định cử người giám hộ khi chưa có sự thoả
thuận của ơng bà nội cháu Liên, chưa xác minh tại UBND xã ĐS việc
cháu Liên đã có người giám hộ hay chưa là khơng đúng thủ tục, việc cử
người giám hộ nhưng không quan tâm đến vấn đề tài sản, không cử người
giám sát giám hộ, không quan tâm đến nguyện vọng của cháu Liên là việc
làm thiếu trách nhiệm. Qua đó dẫn đến cháu Liên có hai người giám hộ
bằng 2 quyết định khác nhau là vi phạm vào khoản 4 điều 58 Bộ luật Dân
sự năm 2005.
* Nguyên nhân:
- Cán bộ Tư pháp hộ tịch của UBND xã ĐS và UBND xã HV chưa

nắm vững được các quy định của pháp luật về giám hộ nên đã tham mưu
cho UBND xã ĐS và UBND xã HV ban hành quyết định không đúng với
các quy định của pháp luật về giám hộ.
- UBND xã ĐS và UBND xã HV đã buông lỏng quản lý về cơng tác
hộ tịch nói chung và đăng ký giám hộ nói riêng trên địa bàn hai xã.
- Nhận thức của nhân dân về pháp luật hộ tịch còn hạn chế.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về hộ tịch chưa được
UBND các xã quan tâm và tổ chức thực hiện.
* Hậu quả:
- Các quy định của pháp luật về giám hộ không được thực hiện một
cách đầy đủ và nghiêm túc, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
7


- Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ, người được giám hộ, người
giám sát giám hộ chưa được UBND các xã quan tâm, qua đó thể hiện sự
bng lỏng quản lý về giám hộ trên địa bàn huyện Lạng Giang.
- Tạo nên mâu thuẫn khơng đáng có giữa ơng bà nội và ông bà ngoại
của cháu, gây ra dư luận bất bình trong xã hội.
IV. CĂN CỨ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Việc giải quyết tình huống trên dựa trên cơ sở cụ thể sau: Giám hộ
là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực
hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Với nội dung như vậy,
giám hộ mang một ý nghĩa nhân văn to lớn, góp phần ni dưỡng, giáo
dục trẻ em có hồn cảnh đặc biệt phát triển trở thành những cơng dân có
ích cho xã hội và giúp cho những người mất năng lực hành vi dân sự hoà
nhập với cộng đồng, thực hiện được nghĩa vụ của công dân và được bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Chính vì vậy, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã giành toàn bộ Phần thứ

nhất Chương III, Mục 4 gồm 16 điều (từ điều 58 đến điều 73) quy định về
Giám.hộ. Điều 58 quy định về giám hộ: “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức
được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự; người được giám hộ bao gồm: Người chưa thành niên
khơng cịn cha, mẹ, khơng xác định được cha mẹ hoặc cha mẹ đều mất
năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án
hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ khơng có điều kiện chăm sóc,
giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu. Người mất
năng lực hành vi dân sự. Một người có thể giám hộ cho nhiều người,
nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp
người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61
hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này.

8


Điều 59 quy định về giám sát giám hộ: “Người thân thích của người
được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giám sát việc
giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện
giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người
giám hộ liên quan đến việc giám hộ. Người thân thích của người được
giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu khơng
có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám
hộ là ơng, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu
cũng khơng có ai trong số những này thì người thân thích của người được
giám hộ là bác, chú, cậu, cơ, dì của người được giám hộ. Trong trường
hợp khơng có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người
thân thích khơng cử được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại
Khoản 1 điều này thì UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người

giám hộ cử người giám sát việc giám hộ. Người giám sát việc giám hộ
phải là người có năng lực hành vi dân cự đầy đủ.
Điều 61 quy định về người giám hộ người đương nhiên của người chưa
thành niên: “Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà khơng
cịn cả cha và mẹ, khơng xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng
lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền
của cha, mẹ hoặc cha, mẹ khơng có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa
thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau: Trong trường
hợp anh ruột, chị ruột khơng có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người
giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả khơng có đủ điều kiện
làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ; Trong trường hợp
không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột khơng có đủ điều kiện làm
người giám hộ thì ơng nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ;nếu
khơng có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người
giám hộ thì bác, chú, cậu, cơ, dì, là người giám hộ.
Điều 70 quy định việc thay đổi người giám hộ: “Người giám hộ được thay
đổi trong các trường hợp sau đây: Người giám hộ khơng cịn đủ các điều kiện
9


quy định tại Điều 60 của Bộ luật này; Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị
Toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động; Người giám
hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ; Người giám hộ đề nghị được thay
đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
Điều 72 quy định về chấm dứt việc giám hộ: “Người được giám hộ đã có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Người được giám hộ chết; Cha, mẹ của người
được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; Người
được giám hộ được nhận làm con ni. Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014
cũng giành chương riêng quy định về Giám hộ giữa các thành viên trong gia
đình: Điều 79 quy định việc áp dụng pháp luật về giám hộ trong quan hệ gia

đình: “Khi trong gia đình có người cần được giám hộ thì việc giám hộ được thực
hiện theo các quy định về giám hộ của Bộ luật Dân sự và Luật này.”
Điều 84 quy định việc giám hộ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu:
“Trong trường hợp cháu cần được giám hộ mà ơng bà nội, ơng bà ngoại có đủ
điều kiện làm người giám hộ thì những người này thỏa thuận của một bên làm
người giám hộ”.
Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký
và quản lý hộ tịch, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2006, Điều 4 quy định
nguyên tắc đăng ký và quản lý hộ tịch: “Mọi sự kiện hộ tịch phải được đăng ký
đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của Nghị định này.Mỗi sự kiện hộ tịch
chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúng thẩm quyền quy định của Nghị định
này...”
Điều 29 quy định thẩm quyền đăng ký việc giám hộ: “Ủy ban nhân dân
cấp xã, nơi cư trú của người giám hộ hoặc nơi có trụ sở của cơ quan, tổ chức
đảm nhận giám hộ thực hiện đăng ký việc giám hộ.”
Điều 30 quy định thủ tục đăng ký việc giám hộ: “Người được cử làm giám
hộ phải nộp Giấy cử giám hộ. Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập; nếu có
nhiều người cùng cử một người làm giám hộ, thì tất cả phải cùng ký vào Giấy cử
giám hộ; ...Khi đăng ký việc giám hộ, người cử giám hộ và người được cử làm
giám hộ phải có mặt ... Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người
10


giám hộ và người cử giám hộ mỗi bên một bản chính Quyết định cơng nhận việc
giám hộ... Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử
giám hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký
của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ. Danh mục tài sản được lập
thành 3 bản, một bản lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc giám hộ,
một bản giao cho người giám hộ, một bản giao cho người cử giám hộ.”
Điều 31 quy định về đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ:“Ủy ban

nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký việc giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt việc
giám hộ; người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy
định), Quyết định công nhận việc giám hộ đã cấp trước đây và xuất trình các
giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm dứt việc giám hộ theo quy
định của Bộ luật Dân sự. Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng,
đã được lập thành danh mục khi đăng ký giám hộ, thì người yêu cầu chấm dứt
việc giám hộ phải nộp danh mục tài sản đó và danh mục tài sản hiện tại của
người được giám hộ; trong trường hợp người giám hộ đề nghị được thay đổi
giám hộ và có người khác có đủ điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ
tục đăng ký chấm dứt việc giám hộ cũ và đăng ký việc giám hộ mới theo quy
định tại Mục này.
Điều 78 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện
trong quản lý nhà nước về hộ tịch: “Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản
lý nhà nước về hộ tịch trong địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối
với Ủy ban nhân dân cấp xã; …; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi
phạm về hộ tịch theo thẩm quyền; Quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ
hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định tại Nghị định này (trừ
việc đăng ký kết hôn vi phạm về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật
về hơn nhân và gia đình). Phịng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch theo quy định
tại khoản 1 Điều này (riêng việc giải quyết tố cáo tại điểm i khoản 1 chỉ thực

11


hiện khi được giao). Đối với việc giải quyết khiếu nại quy định tại điểm i khoản
1 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về tình hình đăng
ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý

mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và
quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
phải chịu trách nhiệm.
Điều 79 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong
quản lý nhà nước về hộ tịch: “Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch, Ủy
ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Thực hiện đăng ký các
việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của
Nghị định này; …; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch
theo thẩm quyền.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký
và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà
dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký
và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải
chịu trách nhiệm.”
Điều 84 quy định quyền khiếu nại của cá nhân, tổ chức liên quan đến việc
đăng ký và quản lý hộ tịch: “Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về những quyết định hành chính của cơ quan đăng ký
và quản lý hộ tịch hoặc hành vi hành chính trong đăng ký và quản lý hộ tịch của
cán bộ, cơng chức làm cơng tác hộ tịch khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành
vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”
Điều 85 Giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: “Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của mình hoặc hành vi hành chính của cán bộ Tư
pháp hộ tịch trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu
nại phải thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, cụ thể như sau:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải
12


quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải thụ lý để giải quyết và thông báo

bằng văn bản cho người khiếu nại biết. Trong trường hợp khiếu nại khơng được
thụ lý thì phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 86 quy định về việc giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện:“ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thụ lý và giải quyết khiếu
nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; hành vi hành
chính của cán bộ Phịng Tư pháp trong đăng ký và quản lý hộ tịch; giải quyết
khiếu nại về hộ tịch mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã giải quyết, nhưng
cịn có khiếu nại.
Thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện tương tự
theo quy định tại Điều 85 của Nghị định này.
V. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Xây dựng phương án giải quyết tình huống
* Phương án 1: Hướng dẫn 2 bên làm đơn ra Toà án nhân dân huyện
Lạng Giang để giải quyết vụ án tranh chấp dân sự. Đây là phương án chỉ
giải quyết được về thủ tục giám hộ không làm triệt tiêu được mâu thuẫn
giữa ông bà nội và ơng bà ngoại cháu Liên, thậm chí cịn làm cho mâu
thuẫn thêm nặng nề. Từ đó khơng tạo nên sự đồng thuận trong việc chăm
sóc, ni dưỡng và giáo dục cháu Liên, làm ảnh hưởng đến tình cảm và
tâm lý của cháu Liên.
* Phương án 2: Lập hồ sơ đề nghị UBND huyện Lạng Giang ban
hành quyết định huỷ các Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 14/3/2009 của
UBND xã ĐS và Quyết định số: 84/QĐ-UBND của UBND ngày
23/6/2009 của UBND xã HV về việc cử người giám hộ đối với cháu Liên;
hướng dẫn UBND xã HV làm thủ tục cử ông bà ngoại làm người giám hộ
đối với cháu; cử người ở địa phương là người giám sát giám hộ. Phương
án này khó có thể thực hiện được và khó tạo sự đồng thuận giữa ơng bà
nội và ông bà ngoại, không phù hợp với nguyện vọng của cháu; ơng bà
ngoại của cháu khơng có khả năng quản lý tài sản đồng thời không phù
hợp với phong tục tập quán của địa phương về dòng họ từ bao đời nay vẫn
13



ln coi trọng bên nội. Từ đó khơng tạo được sự đồng thuận của dư luận
nhân dân 2 xã.
* Phương án 3: Lập hồ sơ đề nghị UBND huyện Lạng Giang ban
hành quyết định huỷ các quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 14/3/2009 của
UBND xã ĐS và quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 23/6/2009 của UBND
xã HV về việc cử người giám hộ đối với cháu Liên, giao cho UBND xã
ĐS thiết lập hồ sơ cử người giám hộ là ông bà nội, tổ chức hồ giải giữa
ơng bà nội và ơng bà ngoại của cháu tạo nên sự đồng thuận, đồng thời cử
một cán bộ của Hội phụ nữ hoặc Đoàn thanh niên, Hội Nông dân xã làm
người giám sát giám hộ.
Phương án tối ưu trong giải quyết tình huống là phương án 3 vì
phương án này phù hợp với nguyện vọng của cháu Liên, tạo điều kiện
cho cháu Liên được sống ở tại mái nhà của mình; phù hợp với phong tục
tập quán của quê hương; thuận tiện trong việc quản lý, sử dụng tài sản
của cháu vào việc chăm sóc, ni dưỡng cháu; tạo sự đồng thuận trong
dư luận xã hội.Qua những phân tích những thuận lợi, khó khăn như trên
sau khi tổ kiểm tra báo cáo lãnh đạo phòng Tư pháp huyện Lạng Giang
và kiến nghị biện pháp giải quyết, Trưởng phòng tư pháp đã chọn
phương án 3 để thực hiện.
VI. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Bước 1- Lập hồ sơ đề nghị UBND huyện Lạng Giang ban hành quyết
định số 2406/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2009 của UBND huyện
Lạng Giang về việc huỷ quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm
2009 của UBND xã ĐS về việc cử người giám hộ. Đồng thời, lập hồ sơ đề
nghị UBND huyện Lạng Giang ban hành quyết định số 2879/QĐ-UBND
ngày 26 tháng 8 năm 2009 về việc huỷ quyết định số 84/QĐ-UBND ngày
23 tháng 6 năm 2009 của UBND xã HV về việc cử người giám hộ.
Bước 2- Giao cho UBND xã HV phân công cán bộ tư pháp hộ tịch và

cán bộ các đồn thể thơng báo về việc huỷ quyết định, thực hiện chấm dứt
giám hộ, tổ chức vận động ông bà ngoại của cháu Liên đồng thuận với
14


ông bà nội cháu Liên về việc giao cho ông bà nội là người giám hộ đối
với cháu. Đồng thời giao cho UBND xã ĐS phân công cán bộ tư pháp hộ
tịch thông báo quyết định của UBND huyện Lạng Giang về việc huỷ bỏ
quyết định cử người giám hộ.
Bước 3- Giao cho UBND xã ĐS phân công cán bộ tư pháp mời ông
bà nội và ông bà ngoại của cháu Liên đến trụ sở UBND xã để hoà giải và
làm thủ tục cử người giám hộ. Bên cạnh đó, động viên cháu Liên mạnh
dạn bày tỏ nguyện vọng của cá nhân. Sau một hồi suy nghĩ cháu Liên nói
muốn được về sống với ông bà nội, muốn được ở trong ngôi nhà nơi cháu
được sinh ra và lớn lên, nơi đã gắn liền bao lỷ niệm khi cháu vẫn còn
được trong vòng tay trở che, yên thương của cả cha và mẹ.
Bước 4- Tạo dư luận xã hội, nhất là ở trong thôn Bo Non xã HV ủng
hộ phương án giao cho ông bà nội cháu Liên là người giám hộ vì nó phù
hợp với phong tục tập qn của quê hương, qua đó tác động làm thay đổi
quan điểm của ông bà ngoại cháu Liên.
Bước 5- Hướng dẫn UBND xã ĐS lập hồ sơ ban hành quyết định cử
người giám hộ, quyết định cử người giám sát việc giám hộ.
- Yêu cầu UBND xã ĐS và UBND xã HV xem xét và có hình thức kỷ
luật đối với cán bộ tư pháp hộ tịch ở 2 xã vì đã khôgn thực hiện tốt công
tác tham mưu giúp UBND xã trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch
theo quy định của pháp luật.
Với các bước giải quyết như trên, trên thực tế kết quả cuối cùng là
Ông bà ngoại của cháu Liên là ông Nguyễn Văn Thanh và bà Nguyễn Thị Lợi đã
đồng ý để ông bà nội là ơng Hồng Văn Mão và bà Trần Thị An là người giám
hộ cho cháu. Cả hai bên họ nội, họ ngoại đã đồn kết cùng nhau chăm sóc, nuôi

dưỡng cháu nhằm bù đắp lại những mất mát mà cháu đang gánh chịu.
- Qua giải quyết vụ việc đã góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm
của UBND các xã trong việc đăng ký quản lý hộ tịch trong xã nói riêng và trong
tồn huyện nói chung. Đồng thời, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các

15


quy định của nhà nước về đăng ký quản lý hộ tịch của nhân dân trên địa bàn
huyện Lạng Giang.
- Phòng Tư pháp huyện Lạng Giang đã thực hiện đúng vai trò là cơ quan
tham mưu, giúp việc cho UBND huyện trong quản lý Nhà nước về Hộ tịch, hàng
năm đều đạt danh hiệu tập thể lao đông tiên tiến và là đơn vị hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao.

16


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị
Một là - Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn quy định các
tiêu chuẩn về sức khoẻ, về độ tuổi của người giám hộ, người nuôi con nuôi
nhằm cụ thể hoá quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định
158/2005/NĐ-CP quy định các tiêu chuẩn đảm bảo các điều kiện chăm sóc, ni
dưỡng, quản lý, giáo dục người được giám hộ và con nuôi.
Hai là - Đề nghị Sở Tư pháp thường xuyên tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch ở cấp xã,
kịp thời đưa những cán bộ khơng có đủ điều kiện đi đào tạo lại để nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ tư pháp cấp xã để tối thiểu cơng chức tư pháp - Hộ tịch
cấp xã phải có trình độ trung cấp Luật hoặc trung cấp hành chính. Tăng thêm 01

biên chế công chức Tư pháp - Hộ tịch cho cấp xã, đặc biệt chú ý đến yếu tố kế
thừa để đảm bảo cho công tác Tư pháp khơng bị gián đoạn.
Ba là - Phịng tư pháp huyện, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo
dục pháp luật huyện cần làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp
luật về hộ tịch nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán
bộ và nhân dân về đăng ký quản lý hộ tịch. Tập trung tuyên truyền tại cơ sở
thôn, bản đặc biệt là các thơn, bản thuộc Chương trình 135 của Chính phủ và các
thơn, bản xa trung tâm xã, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Bốn là - Đề nghị UBND các xã tăng cường quản lý nhà nước về công tác
hộ tịch, UBND cấp huyện thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kiểm tra,
hướng dẫn công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã nhằm nâng cao chất lượng công
tác tư pháp tại cơ sở. Giải quyết tốt các đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân
liên quan đến đăng ký và quản lý hộ tịch.
2. Kết luận
Trong những năm gần đây do sự phát triển của xã hội, nhu cầu giao
dịch dân sự của công dân ngày càng cao, các văn bản xác định các sự kiện
hộ tịch được công dân sử dụng trong các giao dịch dân sự ngày càng
nhiều. Song do lịch sử để lại hệ thống sổ sách, mẫu biểu về hộ tịch trước
17


đây được lưu trữ chưa tốt; trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện xác định các
sự kiện hộ tịch trước đây nhiều trường hợp chưa được thực hiện đúng quy
trình. Từ đó địi hỏi cơng tác đăng ký, quản lý hộ tịch trong thời gian tới
cần phải làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của cơ
quan tư pháp cấp trên đối với UBND cấp xã cần phải được tiến hành
thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng công tác đăng ký, quản lý hộ tịch
phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả công
tác cải cách thủ tục hành chính của nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ
hành chính cơng, phục vụ tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước.
Qua quá trình học tập tại Trường đã giúp cho chúng em nhận thức
được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong công tác quản lý nhà
nước. Đồng thời cũng nhận thức được rằng muốn đạt được hiệu quả cao
trong công tác quản lý, cần phải nhạy bén, nắm chắc được các văn bản
quy phạm pháp luật và các văn bản dưới Luật, vận dụng sáng tạo, kết hợp
linh hoạt với thực tiễn cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến
nhiệm vụ được giao. Trong quá trình viết tiểu luận với tình huống cụ thể,
có thật trong hoạt động quản lý của mình, do trình độ có hạn nên bài tiểu
luận khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy giáo, cơ giáo trong trường Chính trị tỉnh Bắc Giang để
bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×