Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người cơ tu ở xã hòa bắc, huyện hòa vang, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA QUỐC TẾ HỌC


NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA
NGƯỜI CƠ-TU TẠI XÃ HÒA BẮC, HUYỆN HÒA VANG,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Đà Nẵng – Năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA QUỐC TẾ HỌC


BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA
NGƯỜI CƠ-TU TẠI XÃ HÒA BẮC, HUYỆN HÒA VANG,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ngành: Quốc tế học
Mã số: 52220212

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Khánh Y Thư
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Lớp: 16CNQTH01

Đà Nẵng – Năm 2020




i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Ngoại trừ những
nội dung đã được tham khảo có kèm theo nguồn trích dẫn, luận văn này khơng bao
gồm một phần hoặc tồn bộ nội dung của bất kỳ một cơng trình nào đã được công
bố để nhận một văn bằng hay học vị ở bất kỳ một cơ sở đào tạo nào khác.
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 5 năm 2020
Tác giả luận văn
(ký tên)

Nguyễn Thị Ngọc Diệp


ii
TĨM TẮT
Hiện nay, ở phía Tây Bắc của thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố
40km, tại xã Hòa Bắc, huyện Hịa Vang, có một số lượng nhỏ người Cơ-tu sinh
sống lâu đời. Người Cơ-tu ở đây sở hữu nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc,
trực tiếp góp phần làm đa dạng cho hệ thống các giá trị văn hóa chung của thành
phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, trước sự tác động mạnh mẽ của q trình đơ thị hóa, hiện
đại hóa, các giá trị văn hóa của người Cơ-tu khơng cịn được ngun vẹn như trước
kia. Luận văn này sẽ trình bày các giá trị văn hóa truyền thống của người Cơ-tu trên
các lĩnh vực khác nhau như ẩm thực, trang phục, âm nhạc, nhà cửa, các lễ hội
truyền thống,.. đồng thời nêu lên thực trạng các giá trị văn hóa tại địa phương.
Trong những năm gần đây, người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức, ban
ngành liên quan đã nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống của người Cơ-tu tại xã Hịa Bắc và đạt được một số thành
công nhất định. Luận văn còn dựa trên thực tế đời sống của người Cơ-tu tại đây và

các lí thuyết nghiên cứu được để đưa ra một số giải pháp cá nhân nhằm góp phần
vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Cơ-tu tại
đây.


iii

ABSTRACT
Currently, there is a small number of long-lived Cơ-tu ethnic minority people
in Hoa Bac Commune, Hoa Vang District, about 40 km from the center of Danang
City. The Cơ-tu people here possess many traditional cultural values which directly
contribute to the cultural diversity of Da Nang city as a whole. Nevertheless, due to
the substantial impacts of the urbanization and modernization process, the cultural
values of Cơ-tu people have been no longer as intact as before. This thesis will
demonstrate both the traditional cultural values of Cơ-tu ethnic people in Hoa Bac
commune such as cuisine, clothing, music, house, traditional festivals,etc as well as
the current situation of local cultural values. In recent years, local inhabitants, local
authorities and related organizations have made a huge effort in implementing
measures to preserve and promote the traditional cultural values of the Cơ-Tu
people in Hoa Bac commune and got some achievements. The thesis is also based
on the reality of Cơ-tu's life in this area and some research theories to propose some
individual solutions to contribute to the preservation and promotion of traditional
cultural values of this group of ethnic people.


iv
MỤC LỤC
TÓM TẮT .............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................... vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 4
1.1. Các khái niệm ................................................................................................. 4
1.1.1. Tộc người ..................................................................................................... 4
1.1.2. Giá trị văn hóa ............................................................................................. 6
1.2. Lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa ......................................................... 8
1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ................................................................. 13
1.3.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên .................................................................. 13
1.3.2. Lịch sử tộc người ....................................................................................... 14
1.3.3. Đời sống của cộng đồng người Cơ-tu tại Hòa Bắc .................................... 15
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 17
CHƯƠNG 2 CÁC GIÁ TRỊ VĂN HĨA NGƯỜI CƠ-TU Ở HỊA BẮCĐÀ NẴNG ............................................................................................................ 18
2.1. Các giá trị văn hóa vật chất .......................................................................... 18
2.1.1. Ẩm thực ...................................................................................................... 18
2.1.2. Trang phục ................................................................................................. 27
2.1.3. Nhạc cụ truyền thống................................................................................. 33
2.1.4. Nhà Gươl .................................................................................................... 37
2.2. Các giá trị văn hóa tinh thần ........................................................................ 42
2.2.1. Điệu múa tung tung ya yá .......................................................................... 42
2.2.2. Nghề dệt thổ cẩm ....................................................................................... 43
2.2.3. Các lễ hội của người Cơ-tu ........................................................................ 47
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 52
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN
HĨA CỦA NGƯỜI CƠ-TU TẠI XÃ HỊA BẮC .............................................. 53


v
3.1. Nguyên nhân biến đổi văn hóa của cộng đồng người Cơ-tu tại Hịa Bắc ... 53
3.2. Thực trạng cơng tác bảo tồn và phát huy văn hóa Cơ-tu tại Hịa Bắc ....... 56
3.2.1. Các chính sách của địa phương ................................................................. 57
3.2.2. Vai trò bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của cộng đồng địa

phương ................................................................................................................. 61
3.3 Một số ý kiến, đề xuất. ................................................................................... 72
3.3.1 Về vai trò của các cấp chính quyền ............................................................ 66
3.3.2. Về việc đảm bảo đời sống kinh tế cộng đồng ............................................ 68
3.3.3. Về vai trò chủ thể của cộng đồng người Cơ tu ở Hòa Bắc ....................... 71
3.3.4. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại hai thôn Tà LangGiàn Bí của Hịa Bắc ........................................................................................... 73
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 75
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ bằng tiếng Anh

Viết đầy đủ bằng tiếng Việt

CLB

Câu lạc bộ

GTVH

Gía trị văn hóa

GEF


Global Environmental Facility

Qũy mơi trường tồn cầu

UNIDO

United Nations Industrial

Tổ chức phát triển cơng

Development Organization

nghiệp Liên Hợp Quốc

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu hình
vẽ

Tên hình vẽ

Trang

2.1

Cá liên của người Cơ-tu

24

2.2


Trang phục truyền thống của người phụ nữ Cơ-tu
Một số nhạc cụ truyền thống của người Cơ-tu tại homestay

30

2.3

“Alăng Như”

37

2.4

Nhà Gươl tại thơn Giàn Bí

41

2.5

Những tấm màn thổ cẩm tại homestay “Alăng Như”

46

Học sinh trường Nguyễn Tri Phương mặc trang phục thổ
3.1

cẩm đến trường

61


3.2

Homestay của anh Alăng Như

65


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những giá trị văn hóa dù về tinh thần hay vật chất ln được coi là quốc hồn,
quốc túy cần được gìn giữ và phát huy. Việc bảo tồn được những giá trị văn hóa của
dân tộc chính là giữ được chất riêng biệt của mình, để một quốc gia khơng bị hịa
lẫn với các quốc gia khác đồng thời phát huy được niềm tự hào dân tộc, tinh thần
nồng nàn yêu nước trên trường quốc tế. Tại các kỳ Đại hội Đảng, bên cạnh đề ra các
mục tiêu về chính trị, kinh tế, xã hội,… Đảng ta luôn nhấn mạnh đến vai trị của
những giá trị văn hóa và nhiệm vụ phát triển văn hoá, văn nghệ gắn liền với việc
bảo tồn, phát huy nền văn hóa truyền thống đã được cha ông ta xây dừng từ mấy
nghìn năm nay.
Hiện nay, trong thời kì tiếp cận từ hiện đại hóa, đơ thị hóa các quốc gia thúc
đẩy mạnh việc mở cửa, giao lưu cùng nhau nên việc một nền văn hóa bị tác động
bởi các nền văn hóa khác là việc khơng thể tránh khỏi. Các làn sóng văn hóa ồ ạt tấn
công vào từng quốc gia và việc xâm thực văn hóa diễn ra vơ cùng mạnh mẽ, Việt
Nam cũng khơng phải là ngoại lệ. Chính vì vậy, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.
Việt Nam được biết đến là một quốc gia đa tộc người, với 54 tộc người cùng
sinh sống trên mảnh đất hình chữ S, tất cả cùng nhau tạo nên một nền văn hóa đa
dạng, đầy màu sắc, trong đó có tộc người Cơ-tu với những phong tục, tập quán đặc
sắc, giàu tính truyền thống. Nhưng cùng với sự phát triển của đời sống, sự đơ thị

hóa một cách chóng mặt, những nét đẹp văn hóa của tộc người Cơ-tu đã bị biến đổi
ít nhiều và khơng cịn được ngun vẹn như trước đây.
Hiện nay tại thôn Tà Lang và Giàn Bí, thuộc xã Hịa Bắc, huyện Hịa Vang,
thành phố Đà Nẵng, có một cộng đồng người Cơ-tu sinh sống lâu đời. Tuy số lượng
người Cơ-tu ở đây không đông nhưng họ cùng với những giá trị văn hóa lâu đời của
mình đã và đang góp phần làm cho văn hóa Đà Nẵng trở nên đa dạng hơn.
Với mong muốn mang đến một cái nhìn chân thực, rõ nét hơn về bản sắc văn
hóa của người Cơ-tu ở xã Hịa Bắc, thành phố Đà Nẵng, đồng thời đề ra một số giải
pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của


2
người Cơ-tu, tác giả chọn vấn đề “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của
người Cơ-tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài cho
luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Giới thiệu bản sắc văn hóa của người Cơ-tu ở xã Hịa Bắc, huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng đến rộng rãi nhiều người hơn.
- Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Cơ-tu ở xã Hòa
Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các giá trị văn hóa của tộc người Cơ-tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng.
- Khảo sát hiện trạng giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của
tộc người Cơ-tu ở ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của người Cơ-tu tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của người Cơ-tu ở xã Hòa Bắc, huyện
Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khơng gian: hai thơn Tà Lang, Giàn Bí thuộc xã Hòa Bắc, huyện
Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi thời gian: từ năm 1991 đến nay. Theo sự xác nhận của người dân địa
phương, người Cơ-tu tại thôn Tà Lang là bộ phận trước đây thuộc xã Tư huyện
Đơng Giang, sau đó di cư đến khu vực đèo Mũi Trâu. Năm 1991, do xảy ra đại dịch
sốt rét làm chết 21 người trong làng vì thế, chính quyền huyện Hòa Vang – thành
phố Đà Nẵng tổ chức di dời nhóm người này xuống vùng đất hiện nay và họ đặt lại
tên làng cũ là Tà Lang.


3

4. Câu hỏi nghiên cứu
- Văn hóa của tộc người Cơ-tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng bao gồm những gì?
- Thực trạng văn hóa của tộc người Cơ-tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng như thế nào?
- Vì sao văn hóa của cộng đồng Cơ-tu ở Hịa Bắc có nguy cơ bị mai một?
- Cần có những giải pháp gì để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của người Cơ-tu tại Hòa Bắc, Đà Nẵng?

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điền dã, phỏng vấn sâu: Sử dụng phương pháp khảo sát, phỏng
vấn, quan sát, ghi chép, quay phim, chụp hình cùng với tham gia một số hoạt động
sinh hoạt của người Cơ-tu tại địa bàn nghiên cứu nhằm cung cấp những thông tin và

số liệu khách quan, cụ thể, chính xác cho đề tài.
Phương pháp khảo sát, thu thập tư liệu:
+ Tài liệu thành văn: thu thập thơng tin trong các sách, báo, tạp chí về văn hóa
làng, sự biến đổi văn hóa, các giá trị văn hóa của cộng đồng người Cơ-tu,.. để làm
nền tảng tìm hiểu về các giá trị văn hóa của người Cơ-tu tại Hòa Bắc.
+ Tư liệu từ việc nghiên cứu và phỏng vấn thực địa: là nguồn tư liệu tác giả
thu thập được trong quá trình đi tìm hiểu địa bàn, phỏng vấn một số người Cơ-tu
trong phạm vi nghiên cứu.

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là một bức tranh tổng quát về văn hóa của người Cơ-tu, trong luận
văn tác giả có cung cấp các số liệu, thơng tin thực tế và cụ thể về bản sắc văn hóa
của đồng bào Cơ-tu tại xã Hịa Bắc, huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng. Thông
qua luận văn, người đọc có thể nhận diện được các giá trị văn hóa truyền thống của
người Cơ-tu. Đồng thời luận văn cũng là một tư liệu văn hóa, góp phần làm da dạng
tủ sách văn hóa dành cho sinh viên. Luận văn cũng góp phần vào cơng tác bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Cơ-tu tại địa phương.

7. Cấu trúc tổng quát của luận văn


4
Ngồi phần tóm tắt, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của đề
tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Các giá trị văn hóa người Cơ-tu tại xã Hòa Bắc
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Cơ-tu
tại xã Hịa Bắc

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Tộc người
Trên thế giới, khái niệm “tộc người” từ lâu đã khơng cịn xa lạ với các nhà
nhân học và văn hóa học. Ở Việt Nam, khái niệm “tộc người” tuy được hiểu theo
nhiều cách khác nhau, nhưng chung quy lại đều có một số điểm chung.
Phan Hữu Dật xác định: “tộc người là cộng đồng người hình thành trong lịch
sử, trên một lãnh thổ nhất định, cùng có chung những đặc điểm tương đối bền vững
về ngôn ngữ, văn hóa, tâm lý, ý thức sự thống nhất của mình và làm cho mình khác
với các tộc người khác, thơng qua tên tự gọi” [6].
Bùi Xn Đính nêu rõ: “Tộc người (ethnos, ethnie) là hình thái đặc thù của
một tập đoàn người, một tập đoàn xã hội, xuất hiện trong quá trình phát triển của
tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi ba đặc trưng cơ bản, mang tính ổn định và
tương đối bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử là: ngơn ngữ, văn hóa, ý thức tự
giác về cộng đồng” [10].
Lê Sĩ Giáo giải thích : “Tộc người là hình thái đặc biệt của một tập đồn xã
hội xuất hiện khơng phải do ý nguyện của con người mà là trong kết quả của quá
trình tự nhiên- lịch sử” [11].
Qua một số cách định nghĩa của các nhà nghiên cứu nói trên, tác giả luận văn
xác định được một số đặc trưng của khái niệm “tộc người” như sau. Trước hết tộc
người là một khái niệm mang tính lịch sử. Tộc người ra đời chính là kết quả của


5
một quá trình lịch sử, là kết quả của sự vận động của con người trong mối quan hệ
với tự nhiên và xã hội.
Hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đã thống nhất phân định tộc người dựa
trên các tiêu chí cơ bản sau:
Thứ nhất là cùng nói chung một ngôn ngữ. Ngôn ngữ không chỉ là phương
tiện giao tiếp ngay từ khi tộc người xuất hiện mà còn là phương tiện gắn liền với

việc xây dựng nền văn hóa của một tộc người. Theo nghĩa đó, khái niệm tộc người
là dùng để chỉ những tập hợp người khá thuần nhất, sống cạnh nhau và có chung các
đặc điểm về văn hóa mà trong đó yếu tố biểu hiện rõ nhất là việc sử dụng một ngơn
ngữ. Ngồi ra, tộc người thường được hiểu là một nhóm người, cùng cư trú trên một
lãnh thổ địa lí nhất định, dưới một tộc danh riêng. Lãnh thổ tộc người là điều kiện
vật chất cơ bản để hình thành tộc người, nó cũng gây ảnh hưởng sâu sắc đến lối
sống của một tộc người. Có nhiều ý kiến cho rằng, văn hóa chính là yếu tố quan
trọng để xác định một tộc người. Văn hóa chính là những giá trị vật chất và tinh
thần mà một tộc người tích lũy được suốt quá trình sinh sống của mình. Hai tộc
người khác nhau khơng thể có hai nền văn hóa hồn tồn giống nhau. Theo nghĩa
này, tộc người là một tập thể hay đúng hơn, là một cộng đồng người, được gắn bó
với nhau bởi một nền văn hóa riêng biệt.
Một yếu tố khác thường dùng để xác định một tộc người chính là “ý thức tộc
người gắn với tộc danh”. Đó chính là ý thức về sự thống nhất của tộc người mình
cũng như sự khác nhau giữa họ với các tộc người khác (nói ngắn gọn là ý thức tộc
người), ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Ý
thức tộc người có tính độc lập cao hơn so với các yếu tố ngơn ngữ và lãnh thổ, vì
nếu ngơn ngữ có bị mất đi, lãnh thổ bị cắt rời thì ý thức tộc người vẫn được duy trì
trong từng cá thể của cộng đồng tộc người đó.
Dựa trên những khái niệm đã phân tích, tác giả luận văn sử dụng khái niệm tộc
người trong luận văn của mình như sau: Tộc người là một cộng đồng người có q
trình sống lâu dài cùng nhau trên một lãnh thổ nhất định, có một số đặc điểm chung


6
về văn hóa, mà biểu hiện rõ nhất chính là việc sử dụng chung một ngơn ngữ và có
một nền văn hóa khác biệt với các tộc người này với tộc người khác.
1.1.2. Giá trị văn hóa
Giá trị
Quan niệm về giá trị đã có từ lâu. Theo F. Engels khi giới thiệu tập III bộ Tư

bản của K. Marx năm 1894, lồi người đã có quan niệm về giá trị từ 5000 – 7000
năm trước, từ khi có trao đổi thực phẩm, hàng mỹ nghệ thủ cơng, khống sản…
Như vậy là sau hơn 4 triệu năm tồn tại và phát triển, loài người đã nhận ra các vật
dụng hàng ngày (đáp ứng nhu cầu sống của con người) chứa đựng những thứ có ích
cho con người, là thứ con người mong muốn có, có ý nghĩa với cuộc sống của người
và sự tồn tại của cộng đồng, xã hội – cái đó là giá trị [41].
Giá trị là phạm trù riêng có của lồi người, liên quan đến lợi ích vật chất cũng
như tinh thần của con người. Chức năng cơ bản nhất của giá trị là định hướng, đánh
giá và điều chỉnh các hoạt động của cá nhân và cộng đồng. Giá trị gắn liền với nhu
cầu con người. Nhu cầu của con người rất phong phú, đa dạng và được biểu hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính nhu cầu là động cơ thúc đẩy mạnh mẽ hành
động của con người, giúp con người tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần.
Giá trị văn hóa (GTVH)
Cho đến nay, đã xuất hiện rất nhiều định nghĩa liên quan đến giá trị nhưng
nhìn chung các định nghĩa đều cho rằng giá trị là phạm trù gắn liền với sự xuất hiện
của con người, nó vận động và phát triển cùng với đời sống của con người, làm cho
con người trở thành một chủng loại có văn hóa, hồn toàn tách biệt khỏi các loài
động vật khác. Giá trị văn hoá về thực chất là sự khẳng định của con người đối với
sự tồn tại vật chất, tinh thần của bản thân mình, quan hệ, trật tự của mình, hành vi,
thái độ của mình. Giá trị văn hố thể hiện trong cách ứng xử của con người thông
qua mối quan hệ giữa con người người với tự nhiên, với cộng đồng xã hội, với
những người khác và thậm chí là với bản thân mình.


7
Giá trị văn hố vừa có tính nhân loại và đồng thời cũng có tính khu vực, tính
dân tộc, phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt. Văn hoá nào cũng phục vụ cho con
người trong các nhu cầu ăn, uống, thở, bài tiết, giao cấu, mặc, ở, đi lại, giao tiếp,
cưới xin, ma chay, sinh đẻ, chữa bệnh, sản xuất, tích trữ, tự vệ, chống thú dữ và kẻ
thù, lưu giữ thơng tin…Đó là biểu hiện của tính nhân loại. Nhưng đồng thời con

người thực hiện các nhu cầu trên theo những phương thức, phương tiện, nghi thức,
chất liệu rất khác nhau lại làm nên tính khu vực và tính dân tộc. Chính vì vậy, mỗi
tộc người tùy thuộc vào khu vực và điều kiện sống của mình, sẽ sở hữu một hệ
thống các giá trị văn hóa riêng biệt, khơng có trường hợp các tộc người khác nhau
nhưng sở hữu hệ thống giá trị văn hóa hồn tồn giống nhau [40].
Giá trị văn hố tuy có ý nghĩa lâu dài nhưng vẫn là một phạm trù có tính lịch
sử, không phải là vĩnh viễn. Theo sự phát triển của xã hội, có những giá trị văn hố
lỗi thời sẽ mất đi, có những giá trị mới phù hợp với tiến bộ nảy sinh. Có thể nói giá
trị văn hố như một hệ thống được phân tầng. Có những giá trị văn hoá nằm ở tầng
sâu, bền vững, lâu dài, như đạo lí, tín ngưỡng, phong tục, ngơn ngữ. Có những giá
trị nằm ở bề mặt nhanh chóng đổi thay như thời trang, mốt.
Các GTVH này được lưu truyền trong xã hội qua các thời kỳ lịch sử và trở
thành các GTVH truyền thống. GTVH truyền thống chính là những tư tưởng, biểu
tượng, giá trị và chuẩn mực xã hội hóa, những tác phẩm văn hóa được cộng đồng tin
tưởng và mong muốn gìn giữ, truyền đạt, noi theo. Nói đến GTVH truyền thống là
nói đến những giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho một nền văn hóa được chắt lọc, lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do vậy, khi nói đến GTVH truyền thống
cũng là nói đến những GTVH được hình thành và phát triển trong quá trình dựng
nước và giữ nước của mỗi dân tộc nó có tính "di truyền xã hội".
GTVH truyền thống dân tộc khơng phải là cái có sẵn từ khi dân tộc hình thành
mà nó được các thế hệ nối tiếp nhau làm nên. Các giá trị này biến đổi tùy điều kiện
tác động đến nó. Nhưng nếu GTVH truyền thống biến đổi cơ bản về chất thì nó sẽ
khơng cịn là truyền thống. Nói đến GTVH truyền thống là nói đến cái lâu dài, trải
qua nhiều thời gian thử thách mà cốt lõi bản chất của nó ln được giữ vững. Nói


8
đến GTVH truyền thống là nói đến những giá trị tương đối ổn định, tốt đẹp, tiêu biểu
cho dân tộc, tạo nên bản sắc cho dân tộc đó [40].


1.2. Lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa
Thuật ngữ giao lưu văn hóa do nhà nhân học Mỹ J.W.Powell, sử dụng từ năm
1889 khi đề cập đến sự biến đổi của lối sống và lối suy nghĩ của người di dân khi
tiếp xúc với xã hội Mỹ. Tuy nhiên phải đợi đến những năm 1930, nhận thức về hiện
tượng gặp gỡ giữa các nền văn hóa mới có hệ thống và có định nghĩa về mặt khái
niệm.
Năm 1936, Hội đồng nghiên cứu khoa học xã hội Mỹ lập ra một ủy ban để tổ
chức nghiên cứu các sự kiện giao lưu văn hóa, trong đó có Robert Redfield, Ralph
Linton và Medville Herskovits. Trong Bản ghi nhớ nghiên cứu về giao lưu văn hóa
có nêu định nghĩa: “Giao lưu văn hóa là toàn thể các hiện tượng do việc tiếp xúc
liên tục và trực tiếp giữa các nhóm cá thể có văn hóa khác nhau dẫn đến những biến
đổi trong các mơ thức văn hóa ban đầu của một hoặc hai nhóm này” [13].
Q trình giao lưu văn hóa bao gồm có: các phương thức “chọn lọc” các yếu tố
vay mượn hoặc “phản ứng” lại sự vay mượn, các hình thức hội nhập các yếu tố này
vào mơ thức văn hóa gốc; các cơ chế tâm lý tạo điều kiện dễ dàng hay khơng cho
việc hội nhập văn hóa và cuối cùng là các hậu quả chủ yếu của giao lưu văn hóa.
Nói một cách ngắn gọn giao lưu văn hóa là quá trình tiếp xúc, trao đổi, lựa
chọn, tiếp nhận và chuyển hóa các giá trị văn hóa khác nhau, q trình này có thể
(hoặc khơng) dẫn đến sự biến đổi văn hóa của mỗi chủ thể trong những hồn cảnh
lịch sử cụ thể. Về phương diện tích cực, giao lưu văn hóa là hình thức quan hệ trao
đổi hàng hóa, tăng cường sự hiểu biết, học hỏi lẫn nhau từ đó nảy sinh những nhu
cầu mới thúc đẩy các nền văn hóa phát triển. Chính vì vậy giao lưu văn hóa là nhu
cầu cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên,
trong q trình đó diễn ra sự giao thoa, pha trộn làm cho nền văn hóa của mỗi chú
thể có thể biến đổi (hoặc khơng). Giao lưu văn hóa tạo ra hiện tượng tiếp biến (tiếp


9
thu và cải biến văn hóa), khơng có giao lưu tiếp xúc văn hóa thì khơng có tiếp biến
văn hóa.

Tiếp biến văn hóa (Acculturation) là một khái niệm quen thuộc tại Việt Nam
cũng như trên thế giới. Các nhà dân tộc học phương Tây sử dụng thuật ngữ này lần
đầu tiên vào khoảng năm 1880 và nó trở nên phổ biến vào những thập kỷ đầu thế kỷ
XX với các nhà nhân học văn hóa Bắc Mỹ. Vấn đề này lại tiếp tục được nghiên cứu
với nhiều giác độ khác nhau: tâm lý học, dân tộc học, nhân học văn hóa… với nhiều
quan niệm và cách lý giải mới xuất hiện. Về mặt từ ngữ, acculturation có nghĩa là
làm cho các nền văn hóa trở nên gần gũi với nhau. Hiện nay có nhiều cách định
nghĩa về tiếp biến văn hóa nhưng chung quy lại thuật ngữ này nhằm chỉ sự tiếp xúc
giữa các nền văn hóa khác nhau dẫn đến những thay đổi bên trong của một trong hai
nền văn hóa [18].
Năm 1936, tiếp biến văn hóa trở thành một trong những nội dung quan trọng của
nhân học, Robert Redfield, Ralph Linton và Melville Herskovits xuất bản “Trích lục
về Nghiên cứu Tiếp biến văn hố”. Các ơng nêu khái niệm: “Tiếp biến văn hóa được
hiểu là những hiện tượng xảy ra khi những nhóm các cá thể có văn hóa khác nhau
tiến hành tiếp xúc trực tiếp và lâu dài, với những thay đổi sau đó đối với mẫu hình
văn hóa ban đầu của một trong hai hoặc cả hai nhóm” [29].
Vào tháng 7 và tháng 8/1953 tại Đại học Stanford (Mỹ) một hội nghị chuyên đề
nghiên cứu dành riêng cho các vấn đề về giao lưu và tiếp biến văn hóa được tổ chức
với sự tham gia của bốn nhà khoa học gồm: 3 nhà nhân học (Siegel, Vogt và
Watson) và một nhà xã hội học (Broom) đã thảo luận trong nhiều tháng, tổng hợp
nhiều tài liệu và đưa ra một khung lý thuyết đầy đủ hơn cả về tiếp biến văn hóa
trong tập tài liệu “Giao lưu và tiếp biến văn hóa. Một phương thức khám phá”. Các
ơng khẳng định: “Thực tế có một thỏa thuận rằng việc phân tích chi tiết các tình
huống và kết quả giao lưu và tiếp biến văn hóa sẽ mang lại những cơ hội tuyệt vời
nhất để hiểu thêm về các động lực văn hóa” [30], [18]. Theo các ơng, giao lưu và
tiếp biến văn hóa có thể được định nghĩa như hiện tượng thay đổi văn hóa được
khởi nguồn từ việc kết hợp hai hay nhiều hệ thống văn hóa tự quản.


10

Từ góc nhìn tâm lý học, J.W. Berry coi tiếp biến văn hóa là q trình thay đổi
văn hố và tâm lý diễn ra như là kết quả của sự tiếp xúc giữa các nhóm văn hố và
các thành viên cá nhân của họ. Sự tiếp xúc và thay đổi này xảy ra trong thời gian
thuộc địa hóa, xâm lược quân sự, di dân và tạm trú (như: du lịch, nghiên cứu quốc
tế đăng ở nước ngồi). Nó tiếp tục sau những lần tiếp xúc đầu tiên trong các xã hội
văn hoá phả hệ, nơi các cộng đồng dân tộc văn hố duy trì các nét đặc trưng của nền
văn hố di sản của họ. Tiếp biến văn hóa và thích ứng được hiểu một cách hợp lý,
cho phép phát triển các chính sách và chương trình để thúc đẩy kết quả thành công
cho tất cả các bên [18], [28]. Tiếp biến văn hóa cũng được quan niệm như một quá
trình thay đổi hành vi và thái độ của các cá nhân sống trong các xã hội đa văn hóa
hoặc những người tiếp xúc với một nền văn hoá khác nhau do sự xâm chiếm, xâm
lăng, thay đổi chính trị, tồn cầu hố và sự gia tăng của xã hội do tiến bộ kỹ thuật.
Tiếp biến văn hóa đề cập đến sự cân bằng giữa thay đổi thái độ và hành vi như là
kết quả của việc tiếp xúc với một nhóm thống trị và duy trì các giá trị, niềm tin và
truyền thống văn hố hiện có.
Tiếp biến văn hóa thường xảy ra dưới hai phương thức: chủ động và cưỡng
bức. Tiếp biến cưỡng bức chỉ xảy ra khi một nền văn hóa A bị nơ dịch bởi văn hóa
B với những thiết chế qn sự, chính trị, hành chính đi kèm (thời Bắc thuộc, Pháp
thuộc, Mỹ thuộc); tiếp biến tự nguyện là khi cả hai nền văn hóa đều chủ động hội
nhập giao lưu và có những khuyến khích, động thái để các thiết chế văn hóa có thể
xâm nhập nhập, giao lưu với nhau và cùng tiếp thu lẫn của nhau. Điều này đã và
đang xảy ra ở Việt Nam từ sau đổi mới và hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực
và thế giới. Tuy nhiên, cho dù tiếp biến văn hóa ở hình thức nào cũng mang lại
những tác động vượt ra ngoài mong đợi của cả hai chủ thể văn hóa. Những tác động
này có thể là tích cực cũng có khi là tiêu cực, thậm chí cả hai [39].
Lý thuyết tiếp biến văn hóa đã được vận dụng trong nhiều cơng trình nghiên
cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam. Trong luận văn, tác giả vận
dụng những vấn đề cơ bản của lý thuyết này để nghiên cứu như sau:



11
Phương thức tiếp biến: Hiện nay, trong bối cảnh đô thị hóa, hiện đại hóa, nền
văn hóa Cơ-tu tại Hịa Bắc ngày càng có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền
văn hóa của những tộc người khác thơng qua sự phát triển của công nghệ thông tin
và các cơ sở vật chất, hạ tầng. Do đó, chủ thể tiếp nhận văn hóa (người Cơ-tu) có
khi vơ tình tiếp nhận các yếu tố văn hóa từ các vùng văn hóa khác hoặc có khi chủ
động tiếp nhận các giá trị văn hóa mới. Hình thức tiếp nhận vơ tình là kết quả của
một quá trình giao lưu giữa các cá thể thuộc các nền văn hóa khác nhau thơng qua
các hoạt động giao tiếp, mua bán hằng ngày hoặc có thể do tiếp xúc với các phương
tiện thơng tin đại chúng. Trong đó, người Cơ-tu khơng có ý chủ động tiếp thu các
giá trị văn hóa khác nhưng nó vẫn tạo ra sức ảnh hưởng nhất định trong trong tâm
thức của người Cơ-tu, điều này dẫn đến sự không nguyên vẹn về các giá trị văn hóa
truyền thống trong chính bản thân người Cơ-tu. Hình thức tiếp nhận chủ động là do
chính bản thân người Cơ-tu muốn tiếp nhận các giá trị văn hóa mới và tự loại bỏ các
giá trị văn hóa truyền thống của tộc người mình. Họ đã tiếp xúc, tiếp nhận và biến
đổi các yếu tố văn hóa để phù hợp với hồn cảnh, mong muốn của bản thân mình.
Tính chất: Tiếp biến văn hóa người Cơ-tu tại Hịa Bắc, Đà Nẵng mang tính chất
phức tạp, đa dạng, đa chiều, đan xen nhiều yếu tố. Điều đó xuất phát từ nhiều lý do,
như: điều kiện sống cụ thể, yếu tố nội sinh của nền văn hóa bản địa, yếu tố ngoại
sinh của nền văn hóa khác, cách thức giao lưu,… Do đó, khi nghiên cứu, cần có cái
nhìn nhiều chiều, điểm nhìn xuất phát từ các đối tượng và chiều cạnh khác nhau để
đánh giá tồn diện nhất, tránh hiện tượng võ đốn.
Vai trị của yếu tố nội sinh và ngoại sinh: Yếu tố nội sinh (yếu tố bản địa, cái
truyền thống, bản sắc) của một nền văn hóa bao gồm các yếu tố vốn có, tự thân
được hình thành trong q khứ và các yếu tố được bản địa hóa, nội sinh hóa từ cái
bên ngoài. Cái nội sinh là cơ sở để tiếp thu, chọn lọc cái bên ngồi trong q trình
giao lưu, tiếp biến văn hóa. Nếu một nền văn hóa chưa có cái nội sinh hoặc cái nội
sinh chưa đủ mạnh thì đứng trước cái ngoại sinh sẽ bị lấn át hoặc không đủ năng lực
để tiếp nhận hay chối bỏ. Khi đó, nền văn hóa của một cộng đồng đó sẽ khơng thể
phát triển, thậm chí lụi tàn. Với người Cơ-tu trong q trình tiếp xúc với văn hóa



12
các tộc người khác, cái nội sinh đã được định hình và khẳng định qua lịch sử với
việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người mình đến hiện tại. Lịch
sử văn hóa của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm Pháp thuộc cũng đã chứng
minh rằng: sau mỗi lần tiếp biến đó, bản sắc văn hóa khơng những khơng mất đi mà
cịn ngày được bồi đắp, văn hóa càng ngày càng phát triển. Do đó, trong điều kiện
tồn cầu hóa hiện nay, khơng nên ngần ngại trong việc tiếp cận cái mới nhưng cũng
phải tiếp thu một cách có chọn lọc và khơng bỏ rơi các giá trị truyền thống tốt đẹp.
Yếu tố ngoại sinh là cái được sinh ra từ bên ngoài (từ một nền văn hóa khác), tác
động đến một nền văn hóa bằng nhiều cách thức. Yếu tố này kích thích, gợi mở,
thúc đẩy và là đối tượng cho quá trình nội sinh hóa diễn ra. Nếu khơng có cái ngoại
sinh thì khơng có q trình giao lưu, tiếp biến văn hóa. Yếu tố ngoại sinh có thể là
tiến bộ, phù hợp, được tiếp nhận hoặc không. Yếu tố ngoại sinh có thể du nhập vào
nền văn hóa bản địa, làm cho các giá trị văn hóa bản địa bị mất đi, hoặc giảm đáng
kể vai trị của mình. Thứ hai, yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hóa bản địa
có thể kết hợp với các yếu tố nội sinh và tạo ra các yếu tố mới mang tính lai tạo. Ở
các trường hợp khác, các yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hóa bản địa
được chấp nhận và tồn tại song song với các giá trị văn hóa bản địa, tạo nên sự
phong phú cho các yếu tố đó. Cuối cùng, yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn
hóa bản địa có thể được chấp nhận như một yếu tố văn hóa mới bởi vì chúng chưa
hề có trong nền văn hóa bản địa trước kia.
Vai trò của các cá nhân ưu tú và ý nghĩa văn hóa tích cực: Trong cộng đồng
người Cơ-tu tại xã Hịa Bắc ln có một bộ phận những cá nhân ưu tú, tích cực và
tài giỏi. Họ trang bị đủ các phương tiện, phương pháp để tiếp thu tri thức của các
nền văn hóa khác, làm giàu văn hóa cộng đồng người mình mà vẫn giải quyết được
các vấn đề được đặt ra trong cộng đồng. Các cá nhân ưu tú là những người có trải
nghiệm văn hóa sâu sắc, có tri thức và có khả năng thẩm định các yếu tố văn hóa
mới, được coi là tinh hoa của nền văn hóa khác để quyết định lựa chọn và biến đổi

cho phù hợp với dân tộc mình. Tất cả các hành động này của họ đều xuất phát từ


13
nhu cầu gìn giữ và phát triển hằng số văn hóa dân tộc (giá trị truyền thống). Quan
niệm, hành vi của họ tác động sâu sắc đến cộng đồng.

1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Hòa Vang là huyện miền núi duy nhất của thành phố Đà Nẵng, phía bắc giáp
tỉnh Thừa Thiên - Huế; phía đơng giáp quận Liên Chiểu, quận Thanh Khê, quận Hải
Châu và quận Ngũ Hành Sơn; phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam; phía Tây giáp tỉnh
Thừa Thiên - Huế và tỉnh Quảng Nam. Huyện Hòa Vang với việc chiếm phần lớn
diện tích của thành phố Đà Nẵng đã đóng một phần quan trọng, góp phần tích cực
vào sự phát triển chung của thành phố Đà Nẵng. Hòa Vang là nơi bắt nguồn của các
con sông lớn ở thành phố Đà Nẵng như sông Hàn, sông Cu-đê ngày đêm chảy vào
vịnh Đà Nẵng, chính vì vậy nơi đây đóng vai trị quan trọng trong việc chi phối vấn
đề nước sạch của các quận nội thành. Đây còn là vựa nông sản cung cấp các mặt
hàng nông sản cho thành phố Đà Nẵng. Hòa Vang còn tập trung các dãy rừng phòng
hộ cho thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là rừng Bà Nà - Núi Chúa, đây không chỉ là
rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý mà còn là một khu du lịch nổi tiếng của
thành phố Đà Nẵng.
Hịa Bắc là một xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc của trung tâm hành chính
huyện Hịa Vang, có diện tích tự nhiên là 33.846 ha, cách trung tâm huyện khoảng
24 km và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 20 km. Xã Hòa Bắc được
thành lập năm 1981 trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Hịa Liên cũ, với
điều kiện địa lí xa xơi, khó khăn. Xã Hịa Bắc có phía Đơng giáp với Phường Hịa
Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu; phía Tây giáp với huyện Đơng Giang của tỉnh Quảng
Nam; phía nam giáp với xã Hịa Liên; phía Bắc giáp với thị trấn Khe Tre, Nam
Đông huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính vì vị trí địa lí xa xơi, trắc trở, nơi

đây cịn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế. Xã Hịa Bắc bao gồm có
bảy thơn: An Định, Lộc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Yên, Phò Nam, Tà Lang, Giàn Bí.


14
Xã Hịa Bắc có địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và
xây dựng. Nơi đây chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới ẩm nên nhìn chung điều
kiện khí hậu rất phù hợp cho cây trồng nhiệt đới sinh trưởng và phát triển
Hai thôn Tà Lang - Giàn Bí là hai thơn xa nhất của xã Hịa Bắc, có vị trí địa lý
đặc thù và nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng, phong phú. Là vùng đệm giữa khu
bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa và Vườn quốc gia Bạch Mã, hai thôn được
hình thành từ những dãy núi với độ cao trung bình 200m so với mặt nước biển và
các dịng sơng, suối, tạo ra những thác ghềnh tuyệt đẹp, những cánh rừng nguyên
sinh đa dạng. Nơi đây là điểm thượng nguồn của sông Cu Đê đổ vào vịnh Đà Nẵng,
tạo thành một tuyến du lịch kết hợp đường bộ và đường sơng.
1.3.2. Lịch sử tộc người
Hiện nay vẫn có sự tranh cãi xung quanh tên gọi của tộc người này là C’tu,
Ka-tu hay Cơ-tu. Tuy nhiên, cái tên được sử dụng phổ biến nhất là Cơ-tu, theo cách
giải nghĩa của người Cơ-tu về nguồn gốc tên gọi thì “tu” có nghĩa là “ngọn”, Cơ-tu
có nghĩa là những người sống ở đầu ngọn nước, ở các vùng núi cao [2].
Cơ-tu là một trong những tộc người có lịch sử cư trú lâu đời ở Việt Nam, theo
kết quả điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê, hiện có khoảng 61,588
người Cơ-tu đang sống trên lãnh thổ nước ta, họ sống chủ yếu ở 3 huyện Đông
Giang, Tây Giang, Nam Giang của Quảng Nam (47.715 người, chiếm 74,2%),
huyện Phú Lộc và huyện A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế (14.629 người, chiếm
23,8%) [37]. Người Cơ-tu ở Đà Nẵng sinh sống tại ba thơn Tà Lang, Giàn Bí của
xã Hịa Bắc và thơn Phú Túc của xã Hịa Phú (1.248 người). Ngồi ra, người Cơ-tu
cịn sinh sống ở các tỉnh thành khác của nước ta nhưng số lượng không nhiều.
Chữ viết của người Cơ-tu thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn – KhMer, ngữ hệ Nam
Á, ra đời trước năm 1975 trên cơ sở dùng chữ La-tinh để phiên âm, nhưng hiện nay

rất ít được sử dụng, chữ viết đã bị mờ nhạt ngay trong chính cộng đồng của người
Cơ-tu.
Theo truyền thuyết về lịch sử hình thành của tộc người mình, một số người
Cơ-tu kể lại rằng: “Người Cơ-tu hình thành sau một cơn đại hồng thủy, mọi động


15
thực vật đều chết. Nhưng may thay vẫn cịn sót lại một cơ gái và một con chó. Qua
thời gian, người và vật trở nên thân thiết hơn, cô gái cũng đến tuổi trưởng thành và
con chó cũng vậy nên họ trở thành một cặp vợ chồng bất đắc dĩ và sinh con đẻ cái,
chính là thế hệ người Cơ-tu sau này’’ [20].
Nói về nguồn gốc tộc người Cơ-tu, Theo ghi chép của Joachim Schliesinger
trong sách Ethnic groups of

Laos vol 2: Profile of Austro-Asiatic-Speaking

Peoples, người Cơ-tu sống ở Lào cho rằng hai hay ba trăm năm trước tổ tiên của họ
sống ở Việt Nam và di chuyển sang phía Lào [27]. Tuy nhiên, việc sử dụng một số
từ Lào cổ trong ngơn ngữ của họ đưa đến phỏng đốn chính xác họ là người có gốc
gác từ Lào, sau đó mở rộng không gian cư trú sang Việt Nam.
Cộng đồng người Cơ-tu ở Đà Nẵng, theo sự xác nhận của họ, là nhóm người
có lịch sử cư trú lâu đời tại huyện Hịa Vang và một phần có gốc gác từ xã Tư của
huyện Đông Giang, hiện nay đang cư trú tại ba thơn: thơn Phú Túc xã Hịa Phú,
thơn Tà Lang và Giàn Bí xã Hịa Bắc. Người Cơ tu tại thơn Giàn Bí là nhóm người
cư trú từ lâu đời tại vùng hợp lưu giữa ba con sông: sông Nam, sông Bắc và sông
Cu Đê. Người Cơ-tu thôn Tà Lang là bộ phận trước đây thuộc xã Tư huyện Đơng
Giang, sau đó di cư đến khu vực đèo Mũi Trâu. Năm 1991, do xảy ra đại dịch sốt rét
làm chết 21 người trong làng vì thế, chính quyền huyện Hòa Vang – thành phố Đà
Nẵng tổ chức di dời nhóm người này xuống vùng đất hiện nay và họ đặt lại tên làng
cũ là Tà Lang. Làng mới của người Tà Lang là một phần vùng đất của người Cơ-tu

tại thơn Giàn Bí. Việc dời đến này có sự đàm phán của già làng hai thôn và sự can
thiệp của chính quyền huyện.
1.3.3. Đời sống của cộng đồng người Cơ-tu tại Hòa Bắc
*Đời sống kinh tế:
Hiện tại, trong cơ cấu kinh tế của xã Hịa Bắc, nơng nghiệp chiếm một phần
quan trọng với 35 héc-ta diện tích đất trồng lúa và 85 héc-ta diện tích đất trồng rau
màu. Nếu chủ động nguồn nước tưới thì trong tương lai gần sẽ là một vành đai rau
xanh, sạch cung cấp cho thành phố. Mặc dù cây lúa nước đã được nhà nước đưa vào
trong sản xuất của người dân nhưng vì một số nguyên nhân khách quan như các tập


16
quán lâu đời, thói quen kiếm sống của người Cơ-tu, hệ thống tưới tiêu, đặc biệt là
không đủ đất để đồng bào Cơ-tu trồng lúa nên người Cơ-tu có xu hướng đa dạng
hóa các hoạt động kinh tế của mình. Vì sống ở gần vùng đồi núi, nên họ xem rừng
là kế sinh nhai chính của mình, các hoạt động kinh tế liên quan đến rừng như trồng
cây, săn bắt, hái lượm và khai thác các sản phẩm khác từ rừng. Về thương mại, dịch
vụ tại xã Hòa Bắc chưa được phát triển mạnh mẽ dù đã xuất hiện một số mơ hình du
lịch sinh thái cộng đồng gắn liền với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống đại địa phương. Địa hình và mơi trường của xã là điều kiện rất tốt để phát
triển du lịch sinh thái với nhiều sông suối tự nhiên (như Suối Mơ, suối Dâu), ghềnh
thác đẹp ở 2 nhánh Sông Nam và Sông Bắc thuộc đầu nguồn sông Cu Đê. Ngồi ra,
với diện tích rất rộng, xã Hịa Bắc là vùng đất thuận lợi để người dân phát triển chăn
nuôi bò, trâu, dê. Ở địa phương, người dân còn kiếm sống bằng các ngành nghề
truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, mộc,...
*Đời sống xã hội:
Tính đến đầu năm 2020, trên địa bàn huyện Hịa Vang có 1.318 người Cơ-tu
sinh sống tại thơn Phú Túc (545 người) thuộc xã Hịa Phú và hai thơn Tà Lang,
Giàn Bí (773 người) thuộc xã Hịa Bắc [4]. Hiện nay, hưởng ứng chương trình xây
dựng nơng thơn mới, cùng với các chính sách ưu đãi của chính quyền các cấp trên,

xã Hịa Bắc đã từng bước nâng cao các cơ sở vật chất, nhằm cải thiện điều kiện
sống cho người dân. Hiện nay, đường giao thơng trên địa bàn xã đã được bê-tơng
hóa 100%, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 100% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia,
trường học đạt chuẩn theo quy định của ngành giáo dục thành phố. Cả xã được
trang bị hệ thống trường học từ mầm non (01 trường mẫu giáo trung tâm và 07
trường lẻ phân bố tại 7 thôn xã), tiểu học (01 trường trung tâm và 07 trường lẻ phân
bố ở 7 thôn) đến THCS (01 trường THCS trung tâm nằm ở thơn Phị Nam), có 01
trạm y tế trung tâm nằm gần trụ sở UBND xã Hòa Bắc và 01 trạm xá quân dân y kết
hợp tại thơn Giàn Bí [4], tất cả các thơn đều có nhà sinh hoạt cộng đồng. Hai thơn
Tà Lang và Giàn Bí cũng có hai ngơi nhà Gươl rất khang trang, rộng rãi.


17
Làng bản của người Cơ-tu (vel) là đơn vị cư trú, là đơn vị tự quản trong xã hội
truyền thống, đứng đầu có chủ làng (ta ko vel) do hội đồng già làng bầu ra. Tổ chức
cộng đồng của người Cơ-tu theo chế độ phụ hệ, có nghĩa là con sinh ra sẽ được đặt
tên theo họ cha. Người đàn ông Cơ-tu thường làm chủ, quyết định mọi việc trong
gia đình và đặc biệt chỉ con trai mới được thừa hưởng gia tài. Hôn nhân của người
Cơ- tu rất phức tạp mang tính “mua bán” người con gái. Do vậy, vai trị của người
chồng trong gia đình lớn hơn người vợ, người vợ bị lệ thuộc chồng vào gia đình bên
chồng. Khi sống, các thành viên trong dịng họ có trách nhiệm cưu mang, giúp đỡ
lẫn nhau, khi chết được chôn cất bên nhau trong bãi mộ chung của làng. Đồng bào
có phong tục làm nhà mồ, chung quanh mộ dựng nhiều tượng gỗ, khơng có tục cúng
giỗ, tảo mộ [5].
Tuy có các điều kiện nhất định về tự nhiên, tuy nhiên đời sống của người Cơtu tại xã Hòa Bắc lại gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, tại hai thơn Tà Lang và Giàn
Bí, đời sống kinh tế của người Cơ-tu vẫn cịn ở mức thấp vì các lí do như: khơng
khai thác hết các tiềm năng kinh tế, người dân cịn có các nhiều hạn chế về mặt
trình độ. Ngồi ra đời sống kinh tế của người dân tại đây phụ thuộc khá nhiều vào
rừng, việc khai thác rừng quá mức nhưng không gắn liền với các hoạt động phục
hồi và phát triển rừng đã và đang đe dọa đến sự phát triển của rừng cũng như

phương tiện kiếm sống của đồng bào Cơ-tu tại đây.

Tiểu kết chương 1
Với sự tiếp cận các lý thuyết về tộc người, giá trị, giá trị văn hóa truyền thống
và các lý thuyết chung về giao lưu và tiếp biến văn hóa, bước đầu luận văn đã xác
định được phương pháp để tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống của cộng
đồng người Cơ-tu tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Sinh sống
tại một vùng miền núi xa xơi của huyện Hịa Vang, nhưng người Cơ-tu tại đây vẫn
không tránh khỏi được sự tác động của q trình đơ thị hóa, các giá trị văn hóa
truyền thống của người Cơ-tu đang bị ảnh hưởng, thâm nhập bởi các giá trị văn hóa
của người Kinh.


×