Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Pháp luật về đăng ký hộ tịch – thực tiễn tại ủy ban nhân dân xã đăk blà, thành phố kon tum, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.34 KB, 45 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BANGPHACHANH SOUDTHIDA

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH-THỰC TIỄN
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐĂK BLÀ, THÀNH
PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM

Kon Tum, tháng 5 năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH -THỰC TIỄN
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐĂK BLÀ, THÀNH
PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

: CHÂU THỊ NGỌC TUYẾT

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: BANGPHACHAN SOUDTHIDA

LỚP


: K11LK2

MSSV

: 17152380107113

Kon Tum, tháng 5 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo trong khoa Sư phạm
và Dự bị Đại học, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Châu Thị Ngọc Tuyết, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo từ những bước đi ban đầu để giúp đỡ em hoàn thành chuyên
đề báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các Phòng, Ban của Ủy ban nhân dân xã
Đăk Blà đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được làm quen với thực tiễn trong suốt quá trình
thực tập tại cơ quan.
Cuối cùng, em xin cảm ơn các anh chị tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, đặc biệt
là anh A Phong đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt
chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thực tập nơi mà em yêu thích,
cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức ngành Luật Kinh tế mà các
thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và
bổ ích liên quan đến ngành học để làm nền tảng cho công việc sau này của bản thân.
Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình thực tập, để hồn thiện chun đề
này em khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ
cơ Ngọc Tuyết cũng như quý cơ quan.
Lời cuối cùng em xin chúc quý thầy cô cũng như mọi người trong cơ quan luôn khỏe
mạnh và hạnh phúc.

Em xin chân thành cảm ơn!
Kon Tum, ngày 3 tháng 6 năm 2021
Sinh viên thực hiện

BANGPHACHAN SOUDTHIDA


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ IV
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết.................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2
5. Kết cấu nội dung ............................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP .................................................. 3
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
ĐĂK BLÀ ........................................................................................................................... 3
1.1.1. Thông tin cơ bản về đơn vị thực tập ...................................................................... 3
1.1.2. Năm thành lập và các giai đoạn phát triển ............................................................ 3
1.2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐĂK
BLÀ ..................................................................................................................................... 4
1.2.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, số lượng và tình hình nhân sự, thông tin
lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi thực tập .................................................................................. 4
1.2.2. Hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân ........................................................... 9
1.2.3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa ........................................ 10
KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................................. 11
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬTVỀ HOẠT ĐỘNG
ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH ...................................................................................................... 12
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỘ TỊCH VÀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH .............. 12

2.1.1. Khái niệm về hộ tịch và đăng ký hộ tịch ............................................................. 12
2.1.2. Đặc điểm của đăng ký hộ .................................................................................... 14
2.1.3. Nội dung của đăng ký hộ tịch .............................................................................. 15
2.1.4. Vai trò của đăng ký hộ tịch.................................................................................. 15
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH ................. 15
2.2.1. Nguyên tắc đăng ký hộ tịch ................................................................................. 15
2.2.2. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã ................................. 17
2.2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch ......................................................................... 18
2.2.4. Những điểm nổi bật của Luật Hộ tịch 2014 ........................................................ 24
KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 28
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐĂK BLÀ, THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON
TUM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .......................................................................... 29
3.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
ĐĂK BLÀ, THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM .......................................... 29
3.1.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn xã Đăk Blà ...................... 29
i


3.1.2. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về đăng ký hộ tịch tại UBND xã Đăk Blà,
thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum .................................................................................. 30
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐĂK BLÀ, THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM ..... 32
KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 35
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

ii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

ĐỊNH NGHĨA

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

DTTS

Dân tộc thiểu số

UBMTTQ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

KT-XH

Kinh tế- Xã hội

LHPN

Liên hiệp Phụ nữ


iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác nhận tình trạng nhân thân của một con người từ
khi sinh ra đến khi chết. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và quyền nhân thân
của con người được Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định để xác
định sự kiện hộ tịch như: quyền thay đổi họ tên; quyền xác định lại dân tộc; quyền được
khai sinh; quyền được khai tử; quyền được kết hôn; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận
cha, mẹ, con; quyền đối với quốc tịch... Thực hiện pháp luật về đăng ký hộ tịch không
những liên quan đến nhân thân của con người mà cịn liên quan đến chế độ chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu,
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan Nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa
Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
Thực hiện pháp luật về đăng ký hộ tịch tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và
bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân. Đồng thời quản lý hộ tịch cịn góp
phần vào các biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ cho việc xây dựng,
hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước.
Trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, tiến trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, việc dịch chuyển dân cư
trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, quyền con người, quyền cơng dân địi hỏi được
ghi nhận và bảo đảm thực hiện ở mức cao hơn. Để tạo cơ sở pháp lý lâu dài, ổn định, thống
nhất cho công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch, nhất là trong việc triển khai thi hành Hiến
pháp năm 2013 với nhiều quy định mới đề cao quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản
của công dân; đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác thực hiện pháp luật về hộ
tịch theo hướng từng bước chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước
trong thời kỳ mới.
Nhận thức được vị trí và vai trị quan trọng của công tác thực hiện pháp luật hộ tịch

mà trong những năm qua từ khi thực hiện Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 do Quốc hội ban
hành ngày 20 tháng 11 năm 2014, trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, các sự
kiện đăng ký hộ tịch của nhân dân cơ bản được thực hiện kịp thời và đúng quy định của
pháp luật; công tác phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch được chú trọng triển khai đến
tận cơ sở. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về hộ tịch của nhân dân được nâng lên;
đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch cơ sở được quan tâm, củng cố về số lượng và kỹ năng
thực hiện nghiệp vụ; các loại sổ sách, biểu mẫu hộ tịch được hỗ trợ và cung cấp kịp thời
đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước.
Trên thực tế, công tác thực hiện pháp luật về đăng ký hộ tịch vẫn còn một số tồn
tại,bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính và cải cách tư pháp trong giai
đoạn mới, tình trạng các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chưa xác định đúng giá trị pháp lý của
giấy tờ hộ tịch, còn gây nhiều khó khăn cho cơng dân và cơ quan nhà nước trong việc giải
quyết những sai sót trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật, trợ giúp pháp lý về đăng ký hộ tịch chưa thực sự sâu rộng, năng lực của một số
1


cơng chức cịn hạn chế. Tuy cơng việc liên quan đến nhân thân của một con người và cũng
liên quan đến nhiều lĩnh vực khác của xã hội, nhưng nhìn từ góc độ bên ngồi thì rất “ thầm
lặng ” và ít được quan tâm.
Luật Hộ tịch ra đời là bước hoàn thiện khá căn bản về thể chế đăng ký và quản lý hộ
tịch của Việt Nam với nhiều quy định mới, mang tính đột phá. Bên cạnh những điểm mới
của Luật hộ tịch, thì vẫn tồn tại một số hạn chế về thể chế gây khó khăn cho cơ quan hộ
tịch khi áp dụng, người dân cũng khó phân biệt việc hộ tịch của mình sẽ được áp dụng theo
văn bản nào. Xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đang trong giai đoạn phát
triển với tỷ lệ tăng trưởng dân số cao nên công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch đóng vai
trị rất quan trọng trong việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế. Vì vậy,
nghiên cứu cơng tác thực hiện pháp luật về hộ tịch nói chung cũng như ở thực tế xã Đăk
Blà nói riêng nhằm làm rõ hơn cơ sở lý luận, thực tiễn của việc thực hiện pháp luật về đăng
ký hộ tịch và đưa ra những ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đăng

ký hộ tịch trên địa bàn xã Đăk Blà. Đây chính là lý do em lựa chọn đề tài “Pháp luật về
đăng ký hộ tịch – Thực tiễn tại Ủy ban nhân dân xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum, tỉnh
Kon Tum”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài làm rõ những vấn đề pháp luật về hoạt động đăng ký hộ tịch, phân tích thực
tiễn thực hiện pháp luật về hộ tịch và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về hộ tịch trên địa bàn xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch và thực tiễn của
quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
- Phạm vi nghiên cứu: tại xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum từ năm
2016 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp logic; phương pháp
phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp liên hệ thực tiễn
5. Kết cấu nội dung
Báo cáo tốt nghiệp gồm 3 Chương:
Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập
Chương 2: Những vấn đề cơ bản của pháp luật về đăng ký hộ tịch
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật về đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã
Đăk Blà thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum và giải pháp hoàn thiện.

2


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ ĐĂK BLÀ
1.1.1. Thông tin cơ bản về đơn vị thực tập

Ủy ban nhân dân xã Đăk Blà: Địa chỉ: Quốc Lộ 24 thôn Kon tu 2 xã Đăk Blà, Thành
phố Kon tum, Tỉnh Kon tum.
Số điện thoai bàn: 060 3865079
Xã Đăk Blà nằm ở phía Đơng của thành phố Kon Tum, cách trung tâm thành phố 4
km. Phía Đơng giáp xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy; phía Tây giáp phường Trường Chinh;
phía Nam giáp xã Đăk Rơ Wa; phía Bắc giáp xã Đăk Cấm. Tổng diện tích đất tự nhiên
4.192,07 ha. Dân số tồn xã có 1.579 hộ, 8.520 khẩu trong đó hộ DTTS 1.008, chiếm
63,84%; Tồn xã có 333 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 21,1% (trong đó: hộ nghèo dân tộc thiểu
số 319 hộ, chiếm 31,64%); hộ cận nghèo 186 hộ, chiếm 11,65% (trong đó: hộ cận nghèo
dân tộc thiểu số 174 hộ, chiếm 17,26%). Tồn xã có 09 thơn, trong đó 09 thơn đều là người
dân tộc thiếu số gồm có:
- Thơn Kon Mơ Nay Kơ Tu 1
- Thôn Kon Mơ Nay Kơ Tu 1
- Thôn Kon Jri Xút
- Thôn Kon Hring
- Thôn Kon Rơ Lang
- Thôn Kon Jơ Dreh
- Thôn Kon Jơ Dreh Plơng
- Thôn Kon Gur
- Thôn Kon Drei
1.1.2. Năm thành lập và các giai đoạn phát triển
Xã Đăk Blà ngày nay là một mảnh đất có từ lâu đời do chế độ cũ để lại. Năm 1957,
xã Đăk Blà được thành lập tại địa điểm làng Kon Kơ Păt nên có tên là xã Kon Kơ Păt. Sau
giải phóng 30/4/1975 được người đồng bào dân tộc BaNa tiếp quản và sinh sống trên địa
bàn và đặt tên theo ý nghĩa Đăk là nước, Blà là con sông chảy qua xã mang hàm ý mùa
màng tốt tươi, ấm no, đầy đủ, xã nằm ở phía Đơng, cách trung tâm thành phố Kon Tum 4
km, có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc: giáp xã Đăk Cấm.
- Phía Nam: giáp xã Đăk Rơ Wa.
- Phía Đông: giáp huyện xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) và tỉnh Gia Lai.

- Phía Tây: giáp phường Trường Chinh.
Diện tích tự nhiên: Diện tích tự nhiên tồn xã là 4192,07 ha.
Để có diện mạo như ngày hơm nay, xã Đăk Blà đã trải qua một quá trình hình thành,
phát triển và thay đổi địa giới hành chính cùng với sự hình thành và phát triển của thành
phố Kon Tum. Hiện nay, xã Đăk Blà là một trong 11 xã của thành phố Kon Tum. Trải qua
3


hơn 40 năm trưởng thành và phát triển. Đến ngày 08/01/2004 xã Đăk Blà chia tách 3 thôn
để thành lập phường Trường Chinh. Đây là sự kiện lịch sử đánh dấu một bước ngoặt đối
với Đảng bộ và nhân dân xã nhà. Là xã miền núi, dân cư phân bố rải rác, không tập trung,
giao thông đi lại cách trở, bị chia cắt bởi nhiều sông suối; cơ sở hạ tầng điện, đường, trường,
trạm và gần như 100% hệ thống giao thông nông thôn của xã là đường đất lầy lội dẫn đến
việc sản xuất, vận chuyển và giao lưu bn bán hàng hóa khơng thuận lợi. Đời sống của
nhân dân cịn rất nhiều khó khăn, phần lớn là người đồng bào DTTS, số hộ còn lại thuộc
diện đi kinh tế mới từ năm 1978 nên trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân trên địa bàn
xã còn hạn chế, đời sống nhân dân chủ yếu bằng nghề nơng, lâm nghiệp là chính nên thu
nhập bình qn đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung của thành
phố.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐĂK
BLÀ
1.2.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, số lượng và tình hình nhân sự, thơng
tin lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi thực tập

Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã Đăk Blà
Dựa theo các căn cứ:
+ Luật cán bộ, công chức năm 2008.
+ Nghị định số121/2003/NĐ-CP Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức ở
xã, phường, thị trấn.
Cụ thể theo Điều 61 của Luật cán bộ, công chức năm 2008

Quy định về Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã phường, thị trấn (sau đây
gọi chung là cán bộ cấp xã) như sau:
1. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật này bao gồm cán
4


bộ cấp xã và công chức cấp xã.
2. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt
động nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nơng dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
3. Cơng chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phịng - thống kê;
d) Địa chính - xây dựng;
đ) Tài chính - kế tốn;
e) Tư pháp - hộ tịch;
g) Văn hóa - xã hội.
Cơng chức cấp xã do cấp huyện quản lý.
4. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm cả cán
bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.
5. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô, đặc điểm của địa phương, Chính
phủ quy định cụ thể số lượng cán bộ, cơng chức cấp xã.

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ
bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Hệ thống chính trị cấp cơ sở cũng được tổ chức có nét tương đồng nhưng ở tầm quy
mô và phạm vi giới hạn trong địa giới hành chính. Những cán bộ, cơng chức cấp xã
(phường, thị trấn) được phân bổ theo 3 khối của hệ thống chính trị thị trấn đó là:
+ Khối Đảng: Đảng bộ xã
+ Khối chính quyền: Thường trực HĐND và UBND xã
+Khối Mặt trận dân vận: UBMTTQ và các tổ chức thành viên
- Khối Đảng: Đảng bộ xã Đăk Blà
Thường trực Đảng ủy xã Đăk Blà hiện nay bao gồm:
+ 01 Bí thư Đảng ủy;
+ 02 Phó Bí thư Đảng ủy:
01 Phó Bí thư Đảng ủy phụ trách chức danh Chủ tịch HĐND kiêm Chủ nhiệm Ủy
ban Kiểm tra đảng ủy;
5


01 Phó Bí thư Đảng ủy phụ trách chức danh Chủ tịch UBND;
+ 01 Cán bộ Hội LHPN kiêm cán bộ Tuyên giáo;
+ 01 Cán bộ Văn phòng Đảng ủy kiêm Cán bộ dân vận ;
- Khối chính quyền: Thường trực HĐND và UBND xã Đăk Blà
- Thường trực HĐND xã Đăk Blà hiện nay bao gồm:
+ 01 Chủ tịch Hội đồng nhân dân
+ 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
+ 02 Ban Hội đồng nhân dân
- Ủy ban nhân xã Đăk Blà hiện nay bao gồm:
+01 Chủ tịch Ủy ban nhân dân: phụ trách chung khối nội chính, quy hoạch và kế
hoạch phát triển KT – XH của xã.

+01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: phụ trách khối văn hóa – xã hội và các lĩnh vực
xã hội khác.
+ 02 Ủy viên Ủy ban nhân dân: Một Ủy viên phụ trách công an, một Ủy viên phụ trách qn
sự.
- Cơng chức thị trấn có các chức danh sau đây:

+ 02 cơng chức Văn phịng - thống kê;
+ 02 cơng chức Tài chính - kế tốn;
+ 02 cơng chức Địa chính - xây dựng;
+ 02 cơng chức Văn hóa - xã hội;
+ 01 cơng chức Tư pháp - hộ tịch;
Công chức cấp xã do cấp thành phố quản lý.
- Khối Mặt trận dân vận: Gồm UBMTTQ và các tổ chức thành viên, bao gồm các
chức danh:
+ 01 Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ 01 Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ 01 Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;
+ 01 Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ 01 Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Ngoài đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách trên, căn cứ theo: “Quyết định số
36/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kon Tum”, về chức danh, số lượng, một số chế độ,
chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã và ở thơn, tổ dân phố
trên địa bàn tỉnh cịn có các chức danh:
- Cán bộ khơng chun trách xã:
+ 02 Phó Trưởng cơng an;
+ 01 Phó Chỉ huy trưởng qn sự;
+ Thủ quỹ - văn thư - lưu trữ;
+ Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc;
+ Phó các đồn thể cấp xã: Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp
Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh;Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội

Chữ thập đỏ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam.
6


- Ngân sách của tỉnh đảm bảo 100% cho các chức danh tăng thêm ở thôn, làng, tổ
dân phố:
+ Các Bí thư, Phó bí thư Chi bộ thơn; trưởng thơn; công an viên, thôn đội trưởng ở
thôn, làng.
+ Các Trưởng ban công tác Mặt trận, chi hội trưởng (Nông dân, Phụ nữ, Đoàn Thanh
niên, Cựu chiến binh, Người cao tuổi).
 chức năng, Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Xã Đăk Blà
- Chức năng
UBND xã Đăk Blà tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiếp pháp, luật, các văn bản của
cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND.
UBND xã Đăk Blà phối hợp với thường trực HĐND chuẩn bị nội dung các kỳ họp
của HĐND, xây dựng đề án trình HĐND xét duyệt và quyết định.
- Nhiệm vụ, quyền hạn
Trong lĩnh vực kinh tế, Ủy ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp thơng qua để trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch
đó;
Lập dự tốn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa
phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự tốn điều chỉnh ngân sách
địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp
trên trực tiếp;
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên
trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách
nhà nước theo quy định của pháp luật;

Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu cơng
ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các cơng trình công cộng, đường giao thông, trụ sở,
trường học, trạm y tế, cơng trình điện, nước theo quy định của pháp luật;
Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các cơng trình
kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản
đóng góp này phải cơng khai, có kiểm tra, kiểm sốt và bảo đảm sử dụng đúng mục đích,
đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu thủ công nghiệp,
Ủy ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa
phương; hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát
triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông
dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch
chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi.
7


Tổ chức việc xây dựng các cơng trình thủy lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ các
cơng trình thủy lợi, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt;
ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ
rừng tại địa phương.
Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân xã thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp;
Quản lý việc xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của
pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo
thẩm quyền do pháp luật quy định;
Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thơng và các

cơng trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật; Huy động sự đóng
góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy
định của pháp luật.
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội,văn hoá và thể dục thể thao, Ủy ban nhân dân
xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường
học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá,
thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của trường mầm non ở địa phương;
phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở
trên địa bàn;
Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hố gia đình được
giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phịng,chống các dịch bệnh;
Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các
lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hố và danh lam
thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những
người và gia đình có cơng với nước theo quy định của pháp luật;
Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình
khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi khơng nơi nương tựa; tổ chức các
hình thức ni dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của
pháp luật;
Quản lý, bảo vệ, tu bổ phần mộ liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa
phương, Ủy ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phịng tồn dân, xây dựng làng xã
chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
8



Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý
quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng
dân quân tự vệ ở địa phương;
Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước
ngoài ở địa phương. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây
dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp
phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác
ở địa phương;
- Thông tin lãnh đạo
Ủy ban nhân dân gồm Bí thư Đảng ủy, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch,
số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định cụ thể:
1. Ơng Nguyễn Ngọc Sơn
Chức vụ: Bí thư Đảng ủy
Số điện thoại: 0979447979
Email:
2. Bà Nguyễn Thị Tươi
Chức vụ: Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND
Số điện thoại:09883370645
Email:
3. Ông Trịnh Lê Văn
Chức vụ: Chủ tịch UBND xã
Số điện thoại:0973324025
Email:
4. Nguyễn Thị Kim Oanh
Chức vụ: Phó chủ tịch UBND xã
Số điện thoại:0978214777
Email:
Đảng bộ xã có tổng số 137 Đảng viên; 20 Chi bộ trực thuộc, trong đó có 13 Chi bộ
khu dân cư, 04 Chi bộ trường học, 01 Chi bộ cơ quan, 01 Chi bộ Công an và 01 Chi bộ
Qn sự.

Đội ngũ cán bộ, cơng chức UBND xã có: 22 đồng chí, khối Đảng có 02 đồng chí,
Mặt trận và các đồn thể có 05 đồng chí và chính quyền có 15 đồng chí. Trong đó, Đại học:
09 đồng chí; Cao Đẳng: 05; Trung cấp: 07 đồng chí. Nhìn chung, chất lượng của đội ngũ
cán bộ, Công chức UBND xã đã đạt chuản về ba mặt, đa số đã qua các lớp bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ hiện đang đảm trách nhiệm vụ chuyên môn theo chức trách của
từng cán bộ, công chức, nhân viên theo đúng quy định của pháp luật.
1.2.2. Hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân
Trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân từ trước đến nay luôn quán triệt
nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách kết hợp với chế độ thủ trưởng. Sự vận dụng
nguyên tắc này theo từng giai đoạn lịch sử có thể nghiêng về mặt này hoặc mặt kia. Tại
9


Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994
và năm 2003, bên cạnh việc tiếp tục coi trọng tính tập thể lãnh đạo, đã có sự nhấn mạnh sự
phân cơng và tăng cường hơn chế độ thủ trưởng so với trước đó. Hoạt động tập thể của Ủy
ban nhân dân, vai trò của tập thể Ủy ban nhân dân, Hiến pháp quy định : " Khi quyết định
những vấn đề quan trọng của địa phương, Ủy ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết
định theo đa số " ( Đ.124 ). Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
2003 tại điều 124 quy định 6 vấn đề mà Ủy ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết
định theo đa số gồm:
- Chương trình làm việc của Ủy ban nhân dân;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng
năm và quỹ dự trữ của địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;
- Kế hoạch đầu tư, xây dựng các cơng trình trọng điểm ở địa phương trình Hội đồng
nhân dân quyết định; - Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp
bách của địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;
- Các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế - xã hội, thông
qua báo cáo của Ủy ban nhân dân trước khi trình Hội đồng nhân dân;
- Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân

dân và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương;
- Ủy ban nhân dân các cấp mỗi tháng họp ít nhất một lần. Các quyết định của Ủy ban
nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành.
Hình thức văn bản của Ủy ban nhân dân là quyết định và chỉ thị. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
ký xác nhận thay mặt Ủy ban nhân dân.
1.2.3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa
Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên thực tế là cách thức cơ quan
nhà nước giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức và là một biện pháp quan trọng
để cải cách thủ tục hành chính. Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được các 4
phương áp dụng với các lĩnh vực công việc và thủ tục hành chính liên quan trực tiếp tới cá
nhân, tổ chức, như: đất đai, đăng ký kinh doanh, hộ tịch, lao động-thương binh và xã hội,
xây dựng, chứng thực.... Tính đến nay, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã thực hiện
theo cơ chế một cửa với hơn 100 thủ tục hành chính tại các lĩnh vực như: Tự pháp-hộ tịch,
chính sách-Lao động, Địa chính-xây dựng, cơng an hộ khẩu, giải quyết việc làm, đăng ký
cư trú; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ
chế một cửa, cơ chế một cửa liên thơng trung bình là 4 lĩnh vực như: Tự pháp-hộ tịch,
chính sách-Lao động, Địa chính-xây dựng, cơng an hộ khẩu...; các sở, ngành cấp tỉnh thực
hiện giải quyết theo cơ chế một cửa các lĩnh vực: đất đai, khống sản, mơi trường, xây
dựng, giao thơng vận tải, thuế, bảo hiểm xã hội..., một số cơ quan ngành dọc của Trung
ương tại địa phương cũng đã thực hiện cơ chế một cửa như: Bảo hiểm xã hội, Kho bạc,
Thuế, Công an…

10


KẾT CHƯƠNG 1
Để quá trình thực tập mang lại hiệu quả cao, bản thân cần phải có một sự chuẩn bị tốt
về kiến thức, ý thức và cơ sở thực tập, phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục những khó
khăn, đặc biệt là bản thân cần tự nổ lực phát huy khả năng bản thân hơn nữa. Tại Ủy ban
nhân dân xã Đăk Blà cùng với sự hỗ trợ tận tình về mọi mặt của cán bộ hướng dẫn thực

tập nói riêng và tồn thể cơ quan nói chung, bản thân đã tiến bộ từng ngày. Công việc thực
tế tại cơ quan có nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật, từ đó có cơ hội vận dụng được
những kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì cơ quan đơn vị phụ trách quản lý tại địa bàn xã
Đăk Blà với số lượng dân cư đông, khối lượng công việc nhiều nên gặp khó khăn trong
q trình xử lý hồ sơ, nhưng nhờ có sự giúp đỡ và phối hợp của cán bộ chuyên môn nên
công việc vẫn được hoàn thành đúng tiến độ. Bản thân đã tạo được mối quan hệ tốt với
mọi người tại cơ quan thực tập, thật sự thích nghi và hội nhập vào mơi trường làm việc,
thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần giữ vững chất lượng
đào tạo và uy tín của trường, đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích lũy được kinh
nghiệm.

11


CHƯƠNG 2.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬTVỀ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ
HỘ TỊCH
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỘ TỊCH VÀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH
2.1.1. Khái niệm về hộ tịch và đăng ký hộ tịch
Hộ tịch là một khái niệm đã ra đời từ khi có sự quản lý của nhà nước. Qua các giai
đoạn phát triển của lịch sử cho tới ngày nay, quan điểm nghiên cứu về hộ tịch có tính khoa
học nội hàm, là một nội dung hết sức quan trọng trong quản lý xã hội. Đê nghiên cứu làm
rõ quan điểm, khái niệm về hộ tịch, cần xem xét cụm từ “hộ tịch” dưới các góc độ từ góc
độ từ ngữ, ngơn ngữ học và khoa học quản lý.
“Hộ tịch” là một từ ghép đơi có xuất xứ từ tiếng Hán Trung Quốc, được ghép bởi hai
từ “hộ” và từ “tịch”, trong đó từ “hộ” là thành tố phụ, còn từ “tịch” là thành tố chính.
Phân tích và tìm hiểu các thành tố thì có thề thấy các từ điển tiếng Việt hiện nay khá thống
nhất cách hiểu về từng từ đon này. Theo đó, từ “hộ”, khi sử dụng là danh từ có nhiều nghĩa
khác nhau nhưng trong đó có một nghĩa là “đơn vị để quản lý con người, gồm những người
cùng chung sống”. Từ “tịch” có nghĩa là gắn với “sổ sách” hoặc là “Sổ sách đăng ký quan

hệ lệ thuộc”. Tuy nhiên việc kết hợp từ “hộ” và từ “tịch” trở thành “hộ tịch” lại là một
trường hợp khá đặc biệt xét về mặt ngôn ngữ, và được sử dụng với thuộc tính là kết hợp
hạn chế. Do tính chất đặc biệt ấy nôn hiện nay, nếu nghiên cứu qua các từ điển tiếng Việt
thì có thổ thấy đã có nhiều khái niệm, quan điểm và định nghĩa từ “hộ tịch” của các tác giả.
Dưới đây là một số quan điểm, khái niệm hộ tịch trong và ngoài nước của một số tác giả:
- Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của một người thuộc sự quản lý của pháp luật.
- Hộ tịch: Sổ hộ khẩu do chính quyền địa phương cấp.
- Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của một người thuộc sự quản lý của pháp luật
(khai sinh, khai tử, kết hôn, tiền án, tiền sự, nhân khẩu).
- Hộ tịch: quyền cư trú, được chính quyền cơng nhận của một người tại nơi mình ở
thường xun, của những người thường trú thuộc cùng một hộ, do chính quyền cấp cho
từng hộ để xuất trình khi cần”.
- Hộ tịch: Quyển sổ ghi chép tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp của mọi người trong
một địa phương.
Theo các tác giả nêu trên, cho thấy mồi tác giả có những quan điểm khác nhau về hộ
tịch, trong đó có quan điểm khác nhau như: nhóm tác giả cho rằng hộ tịch là các việc liên
quan đến các thông tin, sổ sách ghi chép về con người như tên tuổi, quê quán, sinh, tử ...
nhóm tác giả thứ hai lại quan điểm hộ tịch thuộc phạm vi hộ khẩu như việc đăng ký dân
cư, cư trú thuộc quản lý của địa phương.
Nhìn dưới góc độ khoa học quản lý thì mặc dù “hộ tịch” hay “hộ khẩu” đều liên quan
đến quản lý con người, dân cư, nhưng có nội hàm khác nhau, “hộ tịch” có nội dung rộng
hơn “hộ khẩu” và không nên đồng nhất hai phạm trù này.
Tại Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, khái niệm “hộ tịch” lần đầu tiên được ghi
trong các giáo trình giảng dạy dưới chế độ Việt Nam Cộng hồ, trong đó nổi lên quan điểm
12


của một số tác giả như tác giả Phan Văn Thiết có thể coi là người đầu tiên trình bày quan
niệm “hộ tịch” trong cuốn tài liệu chuyên khảo xuất bản năm 1958 như sau:
“Hộ tịch- còn gọi là nhân thế bộ - là cách sinh hợp pháp của một cơng dân trong gia

đình và trong xã hội. Hộ tịch căn cứ vào ba hiện tượng quan trọng nhất của con người:
sinh, giá thú và tử”.
Các tác giả Vũ Văn Mầu - Lê Đình Chân lại trình bày một quan điểm khác về “hộ
tịch”: “Hộ tịch là sổ biên chép các việc liên hệ đến các người trong nhà. Hộ tịch gồm ba sổ
để ghi chép các sự khai giá thú, khai sinh và khai tử”. Với các giải thích này thì “hộ tịch”
là việc ghi chép vào trong sổ mối liên hệ giữa những người trong một nhà, liên quan đến
giá thú, khai sinh, khai tử.
Tác giả Trần Thúc Linh, trong cuốn Danh từ điện luận giải, là người đã đưa ra khái
niệm “chứng thư hộ tịch”, đã hàm chứa trong đó về “hộ tịch”. Chứng thư hộ tịch là những
giấy tờ công chứng dùng để chứng minh một cách chính xác thân trạng người ta như ngày
tháng sanh, tử, giá thú, họ tên, con trai con gái, con chính thức hay con tư sanh, tư cách vợ
chồng... tóm lại tình trạng xã hội của con người từ lúc sinh ra đến khi chết. Các sổ sách hộ
tịch ghi lại mọi việc sanh, tử, giá thú và các việc thay đổi về thân trạng người ta (nhìn nhận
con ngoại hơn, chính thức hố con tư sinh, khước từ phụ hệ, ly thân...).
Như vậy các luật gia của thời kỳ Việt Nam Cộng hịa đã có những nhìn nhận về “hộ
tịch” ở phạm vi là một số yếu tố hộ tịch như sổ ghi chép các sự kiện sinh, tử, kết hôn và
chưa tổng quát được các yếu tố hay các đặc trưng bao hàm khác của lĩnh vực hộ tịch.
Nhìn một cách tổng qt có thể thấy các tác giả Phan Văn Thiết, Vũ Văn Mầu-Lê
Đình Chân, Trần Thúc Linh, tuy đưa ra những cách hiểu khác nhau về hộ tịch nhưng trong
những cách hiểu này đều chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng của hộ tịch như là sổ ghi chép
các quan hệ gia đình của một người; những quan hệ phát sinh trên cơ sở 3 sự kiện quan
trọng trong cuộc đời mồi con người, đó là sự kiện sinh, hôn nhân và tử;
Luật Hộ tịch 2014 mô tả “Hộ tịch” tại Điều 2 như sau: Hộ tịch là những sự kiện được
quy định như khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, thay đổi cải chính hộ tịch,
xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch; ghi vào sô hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân
theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước; tuyên bố hoặc hỦy tuyên bố một người mất
tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; ghi vào sổ hộ tịch các sự kiện
hộ tịch khác theo quy định của pháp luật...
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào số
hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để nhà nước bảo hộ uyền, lợi ích

hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
Từ định nghĩa về hành vi “đăng ký hộ tịch” đồng thời cũng đã phân biệt thành hai
nhóm hành vi cơ bản khác nhau rõ ràng, và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đó là: Hành
vi xác nhận bằng cách đăng ký vào số dành riêng cho từng loại việc, đồng thời cấp cho
đương sự giấy chứng nhận về việc đó (như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn ...).
Hành vi xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch đã làm phát sinh hiệu lực pháp lý của các

13


sự kiện được đăng ký. Chỉ sau khi được đăng ký, các sự kiện đó mới làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ nhân thân của cá nhân.
Hành vi ghi chú vào sổ hộ tịch khác với hành vi xác nhận, là đối với các loại việc hộ
tịch này, cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tiến hành ghi chú việc đó vào sổ hộ tịch. Điểm phân biệt cơ bản giữa hành vi này
với nhóm hành vi xác nhận là hành vi phát sinh sau và không làm phát sinh hiệu lực pháp
lý.
Như vậy sự kết hợp giữa các “hộ tịch” và “đăng ký hộ tịch” mới có thể mang lại cách
hiểu đầy đủ về quan điểm “hộ tịch” vì “hộ tịch” là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng
nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết đi”.
Có thể quan niệm hộ tịch như sau:
Thứ nhất, “hộ tịch” chính là xuất phát từ yếu tố con người được quy định trong một
trật tự “hộ”, được công nhận bằng việc đăng ký các thông tin trên cơ sở các dữ liệu công
dân, đồng thời được quản lý bằng hình thức sổ ghi chép, quản lý bằng cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử. Yếu tố “tịch” chính là các dữ liệu thơng tin của cá nhân đó. “Hộ tịch” ở đây cũng
có yếu tố bao gồm quản lý nhân khẩu, có nghĩa là bao gồm cả yếu tố quản lý dân cư
Thứ hai, “hộ tịch” là tất cả những thông tin cơ bản ban đầu gắn với nhân thân con
người, được phát sinh, được thay đổi trong cuộc đời và kết thúc cùng với sự xuất hiện ban
đầu của người đó.
Từ kết quả nghiên cứu về hộ tịch, cho thấy quan niệm về “hộ tịch” dưới góc nhìn của

khoa học quản lý, khẳng định “hộ tịch” đã trở thành đối tượng quản lý. Trải qua các giai
đoạn lịch sử cho đen hiện nay, “hộ tịch” mặc dù khơng có một quan điểm nào được cho là
trở thành định nghĩa nhưng trên thực tế đã có những trao đổi, hoặc có những ý kiến cần
Việt hóa các từ Hán - Việt bằng những khái niệm dễ hiếu, dễ tiếp cận, hạn chế sử dụng từ
Hán Việt trong ngôn ngữ, chừ viết của tiếng Việt. Tuy nhiên quá trình sử dụng có chiều
dài lịch sử, bên cạnh đó ngữ nghĩa của từ “hộ tịch” đã trở thành phổ biến và được các triều
đại, các tác giả đã sử dụng lâu dần và trở thành một thói quen, mặc nhiên cơng nhận chính
thức trong văn bản pháp luật và văn hành hành chính, cũng như trong các hoạt động quản
lý nhà nước về lĩnh vực này.
2.1.2. Đặc điểm của đăng ký hộ tịch
Pháp luật về hộ tịch có các đặc điểm sau:
- Pháp luật về hộ tịch là một giá trị nhân thân, gắn chặt với cá nhân con người, bởi vì
mồi người chỉ có một thời điểm sinh, một thời điểm chết. Các dấu hiệu về cha, mẹ đẻ, dân
tộc, giới tính, là những dấu hiệu giúp người ta phân biệt từng cá nhân con người.
- Có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rộng, đa dạng, phức tạp, bao gồm các quan hệ
xã hội phát sinh của mồi một con người từ khi sinh ra cho tới khi chết đi bao gồm: khai
sinh, kết hôn, nhận cha mẹ con, cải chính, bổ sung hộ tịch....
- Chứa đựng các loại quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau như: Luật
hiến pháp, Luật Hành chính, Luật dân sự, Luật Hơn nhân và Gia đình....

14


- Có hình thức thể hiện phong phú, gồm các văn bản luật và các văn bản dưới luật do
các cơ quan có thẩm quyền ban hành: Luật hộ tịch năm 2014, Nghị định số 123/2015/NĐCP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, Thông tư số
15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số
123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật hộ tịch...
2.1.3. Nội dung của đăng ký hộ tịch
Nội dung của hoạt động đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật hộ tịch 2014 bao

gồm:
- Xác nhận vào số hộ tịch các sự kiện hộ tịch: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận
cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
Khai tử.
- Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền: Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại
giới tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp
luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người
mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; húy việc kết hôn; giám hộ;
nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công
dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
2.1.4. Vai trị của đăng ký hộ tịch
- Thơng qua thực hiện pháp luật về hộ tịch Đảng và Nhà nước hoàn thiện hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch, thực hiện xây dựng dữ liệu thông tin quốc gia.
- Thực hiện pháp luật về hộ tịch có vai trị to lớn đối với hoạt động của chính quyền
cơ sở.
- Thực hiện pháp luật về hộ tịch góp phần phát triển kinh tế, văn hóa -xã hội; bảo đảm
an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.
- Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở cơ sở góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch,
vững mạnh, đấu tranh phịng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu
cực khác.
- Thực hiện pháp luật về hộ tịch khẳng định vị trí, vai trị và tầm quan trọng của công
tác hộ tịch đối với công tác quản lý nhà nước và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân.

2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH
2.2.1. Nguyên tắc đăng ký hộ tịch
Cụ thể quy định tại Điều 5, Luật Hộ tịch 2014

- Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mồi cá nhân, không thể chuyến giao
cho người khác. Mọi người đều có quyền nhân thân kể từ khi họ sinh ra, không phân biệt
15


giới tính, tơn giáo, giai cấp...Ở nước ta quyền nhân thân đã được quy định trong Hiến pháp
và Bộ luật Dân sự 2015, tôn trọng quyền nhân thân là nghĩa vụ của mồi người trong xã hội
pháp quyền. Vì vậy, nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân là
nguyên tắc đầu tiên của Luật hộ tịch.
- Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực,
khách quan và chính xác; trường hợp khơng đù điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định
của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ
lý do.
Nguyên tắc này xuất phát từ mục đích và ý nghĩa của cơng tác đăng ký hộ tịch. Đăng
ký hộ tịch thế hiện sự xác nhận của nhà nước đổi với sự kiện hộ tịch, trên cơ sở đó nhà
nước có trách nhiệm bảo hộ các quan hệ của cơng dân. Theo đó, giấy tờ hộ tịch của cơ
quan nhà nước có thấm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là
căn cứ xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó. Với ý nghĩa như vậy, phù hợp với mục
đích đã đặt ra, pháp luật đã xác định cá nhân có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch (Điều
6, Luật hộ tịch 2014).
- Đối với những việc hộ tịch mà Luật Hộ tịch không quy định thời hạn giải quyết thì
được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà khơng giải quyết
được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
- Mồi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm
quyền. Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú,
tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân khơng đăng ký tại nơi thường trú thì
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ
tịch cho cá nhân có trách nhiệm thơng báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi cá nhân đó thường trú.

Luật hộ tịch cho phép cơng dân có quyên đăng ký hộ tịch ở bất kỳ cơ quan có thẩm
quyền nào trên lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên việc hộ tịch đó chỉ được đăng ký một lần, tại
một cơ quan có thẩm quyền nhằm tránh trùng lặp và bảo đảm tốt hơn quyền của cá nhân,
đồng thời cũng đế đảm bảo cho quản lý của nhà nước về công tác đăng ký hộ tịch.
- Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy
đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Cơ sở dữ liệu hộ tịch được xây dựng nhằm lưu giữ, quản lý, tra cứu thông tin hộ tịch
cá nhân, được kết nối để trao đổi thông tin với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Việc xây
dựng cơ sở dữ liệu này thế nào đề tránh khỏi nhầm lẫn, lãng phí, đảm bảo tính chính xác.
Hiện nay, việc đăng ký các sự kiện hộ tịch thực hiện theo phương pháp thủ công, tức là
cán bộ hộ tịch sẽ ghi vào số hộ tịch và cấp cho công dân bản chính giấy tờ để sử dụng. Tuy
nhiên, với phương pháp thủ cơng này địi hỏi người dân phải bảo quản các loại giấy tờ một
cách cấn thận, còn nhà nước phải bảo đảm khâu lưu trữ. Thực tế, việc lưu trữ sổ hộ tịch
gốc tại cơ quan nhà nước chỉ được thực hiện tốt trong vài chục năm gần đây. Còn trước
kia, chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn...nhiều địa phương khơng cịn lưu trữ được số hộ tịch
gốc, hoặc cịn lưu nhưng lại không sử dụng được do mối mọt, rách nát. Điều này dẫn đến
16


một thực tế là rất nhiều trường hợp do mất giấy tờ hộ tịch gốc khơng cịn cơ sở để cấp lại
bản sao từ sồ gốc. Ngoài cơ sở dữ liệu hộ tịch là sổ giấy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu hộ
tịch điện tử nhằm mục đích xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quả, phục vụ đắc
lực cho yêu cầu quản lý nhà nước trong thời kỳ mới.
- Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hơn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch,
xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông
tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.
Đây là một nội dung trong cải cách hành chính đang được triến khai trong những năm
vừa qua bao gồm các nội dung như: niêm yết cơng khai thủ tục hành chính, phí và lệ phí,
quy chế làm việc của cơ quan nhà nước, quá trình giải quyết thủ tục hành chính...Đăng ký

hộ tịch cũng là một lĩnh vực tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân
nên q trình thực hiện cần phải công khai, minh bạch nhằm phục vụ tốt nhất yêu cầu của
người dân, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ ngày càng tốt hơn.
2.2.2. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã
Cụ thể quy định tại Điều 7, Luật Hộ tịch 2014
- Thẩm quyền đăng ký các việc hộ tịch trong nước của Ủy ban nhân dân cấp xã bao
gồm: Đăng ký khai sinh; kết hôn; nhận cha, mẹ, con; giám hộ (bao gồm cả đăng ký chấm
dứt, thay đổi giám hộ); thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông
tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; ghi vào số hộ tịch việc thay đổi hộ
tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như: thay đổi quốc tịch;
xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; ni con ni, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; công nhận giám hộ; tuyên
bố hoặch Ủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi
dân sự; xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác và đăng ký khai sinh, kết
hơn, khai tử có yếu tố nước ngồi ở khu vực biên giới); đăng ký khai tử.
- Về thẩm quyền đăng ký hộ tịch:
+ Việc khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha
hoặc người mẹ.
+ Việc kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong
hai bên nam, nữ.
+ Việc nhận cha, mẹ, con được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của
người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con.
+ Việc giám hộ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người giám hộ hoặc
người được giám hộ cư trú.
+ Việc chấm dứt giám hộ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đãng ký
việc giám hộ trước đây
+ Việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi, bổ sung thông tin hộ tịch
được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư
trú của cá nhân.
17



+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân thực hiện việc ghi vào
sổ việc thay đổi hộ tịch khi nhận được thông báo của Tịa án, cơ quan nhà nước có thấm
quyền.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký
khai tử; trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc
đăng ký khai tử.
- Thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo nơi cư trú trong Luật hộ tịch được xác định là nơi
thường trú, tạm trú hoặc nơi cá nhân đang sinh sống.
2.2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch
a. Trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh
* Căn cứ Điều 16 và Điều 36 Luật Hộ tịch 2014 thì trình tự, thủ tục đăng kỷ khai sinh
đổi với trường hợp đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện như sau:
- Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho
cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp khơng có giấy chứng sinh thì nộp văn bản cứa người
làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu khơng có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan
về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ
bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang
thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định nêu trên, nếu thấy thông tin khai sinh
đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch; cập
nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy số định
danh cá nhân.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sô hộ
tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai
sinh.
*Căn cứ theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho một số
trường hợp đặc biệt.

- Đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi (Căn cứ Điều 14, Nghị định 123/2015/NĐCP):
+ Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy
ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bở rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế
thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thơng báo.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng
cơng an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân
cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dường theo quy định
pháp luật.
Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng
như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ,
tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản
18


phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và
đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.
Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân
hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
+ Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã
tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
+ Hết thời hạn niêm yết, nếu khơng có thơng tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân
dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tố chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành
đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời ni dưỡng trẻ có trách
nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại
Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Neu
khơng có cơ sở đế xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng
phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của tré để xác định năm sinh;
nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của
trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và

Sổ hộ tịch để trống; trong sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
- Đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha, mẹ (Căn cứ Điều 15, Nghị
định 123/2015/NĐ-CP ):
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho
trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
+ Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán,
quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về
cha trong sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
+ Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo
quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc
nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định
tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
+ Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm
thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong
Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
+ Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được
cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong số
hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
- Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ (Căn cứ Điều 16, Nghị định
123/2015/NĐ-CP ):
+ Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16
của Luật Hộ tịch và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ
mang thai hộ.
19


×