Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Giá trị của Hồi giáo trong phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.33 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BỘ MÔN DU LỊCH
--------------------------------

TIỂU LUẬN
Học kỳ 2 năm học 2019 - 2020
Học phần: Các tôn giáo trên thế giới
Tên bài tiểu luận: Giá trị của Hồi giáo trong phát triển du lịch

Giảng viên:
Sinh viên:
Mã:
Lớp:
Nhóm:

Giảng viên Chấm 1

Nguyễn Đức Khoa

Nguyễn Đức Khoa
Nguyễn Phương Thảo
A32281
Các tôn giáo trên thế giới 2
7

Giảng viên chấm 2

Phùng Đức Thiện



HÀ NỘI, tháng 03 năm 2020
MỤC LỤC


GIỚI THIỆU CHUNG
Hồi giáo (tiếng Ả Rập: ‫ السلم‬al-'islām), còn gọi là đạo Hồi, đạo Islam là một
tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, độc thần, dạy rằng chỉ có một Thiên Chúa (tiếng Ả
Rập: Allah), và Muhammad là sứ giả của Thiên Chúa. Đây là tôn giáo lớn thứ hai thế
giới với hơn 1,8 tỷ người theo tương đương 24% dân số thế giới, họ có mặt ở hơn 100
quốc gia trên tất cả các châu lục và họ thường được gọi là người Hồi giáo. Hồi giáo
chiếm phần lớn dân số ở 50 quốc gia. Ngoài ra, quốc gia có đơng người Hồi giáo nhất
hiện nay khơng phải là nước ở khu vực Trung Đông như nhiều người vẫn tưởng, mà là
Indonesia nước ở khu vực Đông Nam Á với trên 180 triệu tín đồ chiếm 87% dân số
của đất nước này. Hồi giáo dạy rằng Thiên Chúa là lịng thương xót, tồn năng và độc
nhất, và Chúa đã hướng dẫn loài người qua các tiên tri, thánh thư được tiết lộ và các
dấu hiệu tự nhiên. Kinh sách chính của Hồi giáo là Kinh Qur'an, được người Hồi giáo
xem là lời nguyên văn của Thiên Chúa và các giáo lý, ví dụ quy phạm của
Muhammad. Vậy Hồi giáo có sự ảnh hưởng và gía trị ra sao với sự phát triển của du
lịch hiện nay du lịch

3


PHẦN 1. CÁC GIÁ TRỊ CỦA HỒI GIÁO
1.1. Tổng quan về Hồi giáo
1.1.1. Lịch sử hình thành
Bán đảo Ả Rập là vùng tiếp xúc của ba châu Á – Âu – Phi. Về phương
diện địa lí nó là một cao ngun mênh mơng thình lình dựng đứng lên tới ba
ngàn thước ở cách Hồng Hải năm chục cây số, rồi hạ dần xuống về phía Đơng,
qua những dãy núi hoang vu, tới vịnh Ba Tư. Ở giữa bán đảo nổi lên vài ốc đảo

có cỏ, làng mạc dưới bóng cây kè, với những giếng nước không mấy sâu và
chung quanh, bốn phía đều là cát mênh mơng trải dài tới mấy trăm cây số. Bốn
chục năm tuyết mới đổ một lần. Ban đêm lạnh tới khơng độ (0°) cịn vào ban
ngày ánh nắng làm da cháy, máu muốn sôi lên. Vì khơng khí đầy cát nên người
dân phải dùng khăn để che như một lớp ngăn cách da không tiếp xúc với ánh
nắng mặt trời bỏng rát và ngăn bụi khi khơng khí đầy cát làm ảnh hưởng đến
hoạt động sinh hoạt dân. Trên bờ biển, thỉnh thoảng có những cơn mưa rào trút
xuống, nên nơi đây có sự phát triển tốt nhờ vào đó. Nhất là bờ biển ở phía Tây,
trong miền Hedjaz, nơi có những thị trấn La Mecque và Médine. Bán đảo nơi có
những vương quốc cổ của Ả Rập có diện tích lớn mà đại bộ phận là thảo nguyên
và sa mạc, quanh năm hầu như khơng có mưa, điều kiện khí hậu tự nhiên khắc
nghiệt nên cư dân của vùng này sống chủ yếu bằng nghề du mục. Tuy vậy trên
cả bán đảo chỉ có vùng men ở phía Tây Nam có nguồn nước phong phú, đất
đai có thể trồng trọt được. Hơn nữa nhờ nằm trên con đường buôn bán giữa Tây
Á và Bắc Phi nên Yêmen có điều kiện phát triển về thương nghiệp. Vì vậy từ thế
kỉ X đến thế kỉ VI TCN, ở đây đã thành lập nhiều nhà nước cổ đại.
Ngoài Yêmen, vùng Hegiadơ (Hejaz) nằm dọc ven bờ biển Đỏ ở phía Tây
bán đảo cũng tương đối phát triển. Vùng này từ xưa vốn là cái cầu nối liền việc
buôn bán giữa vùng Địa Trung Hải với phương Đông. Vì vậy, ở đây từ sớm đã
xuất hiện một số thành phố, trong đó quan trọng nhất là Mecca và Yatơrip. Đến
đầu thế kỉ VII, cư dân các thành phố này vẫn đang sống thành từng thị tộc hoặc
4


bộ lạc. Tuy nhiên trong các bộ lạc đó, sự phân hóa giai cấp đã hết sức rõ rệt.
Tầng lớp quý tộc thị tộc đã trở thành những kẻ có đặc quyền và của cải.
Mỗi bộ lạc ở đây thông qua nghi thức tế lễ có một thần bảo hộ riêng cho
bộ lạc mình. Bên cạnh những tiểu quốc ở Bắc và Nam, ngay cả trong những tiểu
quốc đó nữa, trước thời Hồi giáo, tổ chức chính trị là một tổ chức gia tộc gồm
thị tộc và bộ lạc. Một bộ lạc mang tên một ông tổ chung tưởng tượng nào đó

điển hình như bộ lạc Bani-Gassan, họ tự cho mình là hậu duệ của Ghassan. Vì
sự giao thơng khó khăn, cho nên các bộ lạc phải tự trị về kinh tế, và giữ mang
trong mình đặc điểm của địa phương đó hay đặc tính của riêng bộ lạc đó. Người
Ả Rập chỉ trung thành và có bổn phận đối với bộ lạc của họ, mà bộ lạc càng nhỏ
thì lòng hy sinh đối với bộ lạc càng lớn. Và mỗi bộ lạc hoặc thị tộc do một Sheik
thống trị, vị này được các đầu mục chọn ra từ một gia đình nhiều đời giàu có, có
tài trí hoặc chiến đấu anh dũng hơn các gia đình khác.
Các vùng trên bán đảo Ả Rập phát triển khơng đồng đều, có nơi vào năm
1000 TCN đã bước sang chế độ chiếm hữu nơ lệ, song có nơi đang cịn trong
tình trạng cơng xã ngun thủy do đó dẫn đến đời sống cũng thấp kém nên
người Ả Rập có tín ngưỡng đa thần giáo, tôn thờ nhiều thần thánh từ các hiện
tượng tự nhiên như mặt trời, mặt trăng, các vì sao, mây gió mưa bão, sấm chớp,
… đến các vật tự nhiên như tảng đá, gò đất, cây cỏ, khe suối, con vật,… Họ
cũng thờ ngẫu tượng, quỷ thần và tổ tiên. Đạo Do thái và đạo Cơ đốc thờ một
thần đã được truyền bá vào A rập. Xuất hiện phái Hary có khuynh hướng nhất
thần luận, chỉ thờ một thần duy nhất nhưng lại chưa có giáo nghĩa hồn chỉnh,
chỉ chú trọng tu luyện cá nhân, tuy nhiên sự tồn tại của nó cũng là yếu tố thúc
đẩy sự ra đời của đạo Hồi. Điển hình nhất về tín ngưỡng thờ thần là bộ lạc
Koraichites (Côraisit) sùng bái tự nhiên theo tín ngưỡng đa thần và họ đã xây
dựng một tịa cổ miếu, bên trong có một tảng vân thạch đen được người Ả Rập
tôn làm thần, họ thường đến đây bái lễ và quỳ hơn hịn đá thần.

5


Trung tâm của sự thờ phụng đó là thành phố Mecca - một thành phố thánh
địa của các bộ lạc Ả Rập. Giữa thành phố Mecca ở một hõm núi có thánh đường
Kaaba là đền thờ chung của tất cả các bộ lạc Ả Rập, bên trong có đặt khoảng
300 tượng thần. Hằng năm vào mùa xuân tại đây lại tổ chức hội chợ gần thần
miếu và người Ả Rập ở khắp bán đảo, kể cả dân du mục và dân định cư kéo

nhau đến văn cảnh đền, rước sách, nhảy múa và quỳ ôm hôn viên đá đen (theo
truyền thuyết thì trước kia hịn đá trắng, sau nhiễm tội ác của lồi người làm nó
thành đen; thực ra đây là một khối đá hắc thạch hay tảng vân thạch đen) tại
thánh đường Kaaba. Vì thế Mecca trở thành một thành phố thương mại sầm uất,
có nhiều cửa hiệu và lái bn giàu có nên nơi đây cũng được coi như là trung
tâm thương nghiệp. Đỉnh điểm là đến thế kỷ VI, thành phố Mecca bị người Ba
Tư độc chiếm. Năm 525, người Bizantin chiếm lại. Năm 575, người Ba Tư lại
phản công, phá hủy thành phố. Mà vịnh Ba Tư là con đường biển duy nhất nối
liền Ấn Độ với Địa Trung Hải, mất con đường này, nền thương nghiệp sẽ bị chết
theo, các nhà buôn sẽ thừa cơ nâng hàng hóa tới giá cắt cổ. Các tầng lớp trong
xã hội đều có nhu cầu xây dựng một Nhà nước dân tộc thống nhất, thu hồi lại
các bãi chăn nuôi, đất đai màu mỡ và con đường buôn bán. Có nhà nước để
thống nhất các bộ lạc, mà muốn làm được điều đó cần phải bãi bỏ hết các tơn
giáo tín ngưỡng khác nhau của các bộ lạc để thiết lập một tôn giáo thống nhất,
tôn thờ một thần tối cao duy nhất.
Cùng với đó A Rập đối mặt với các nguy cơ xã hội như phân chia giai cấp
trong nội bộ các thị tộc ngày càng gay gắt và sự xâm nhập và uy hiếp của ngoại
tộc khiến các tầng lớp trong xã hội tìm mọi cách để thốt ly khỏi tình trạng cùng
cực. Và chính sự tồn tại của nhiều bộ lạc đã góp phần gây ra những cuộc chiến
tranh tương tàn lẫn nhau để tranh giành đất đai, nguồn nước, gia súc, mục
trường, ốc đảo, …
Trong điều kiện và bối cảnh đó, đạo Hồi đã ra đời, do Muhammad sáng
lập. Kinh sách chính của Hồi giáo là Kinh Qur'an. Đạo Hồi đã liên minh các bộ
lạc lại với nhau và xây dựng lên một đất nước thống nhất.
6


Muhammad bắt đầu truyền giáo ở Mecca nhưng chịu sự khủng bố của bọn
quý tộc mà phải rời sang Yatơrep vào ngày 16-7-622 theo lời mời của thành phố
Yatơrep – nơi chống đối lại và có hiếm khích với thành phố Mecca. Thành phố

này từ đó đổi tên thành Medina có nghĩa là “Thành phố của nhà Tiên tri” hay
“Nơi trú ngụ của Sứ giả”. Chúng đã chế giễu, chửi bới, dọa nạt, định bắt giết
ông khiến cho việc truyền bá không mấy suôn se và trong suốt khoảng thời gian
truyền giáo tại Mecca ơng chỉ thu được 52 tín đồ. Trong đó có vợ ơng (bà
Khaditgia), bố vợ Abu Bếc, con rể Ali và hai người bạn Ôma và Ôtma nhữn
người sau đó đã kế nghiệp tư tưởng của Muhammad làm Khalifah (caliphate,
khalifah, khilafat hay khalip; tiếng Ả Rập:

‫خلةفة‬
‫خ‬

khilāfah) – có nghĩa là “người

thay mặt Sứ giả” tức là Giáo chủ của đạo Hồi hay được hiểu là người kế tục của
Muhammad
Năm 630, Muhammad kéo quân đến Mecca và thành công trong cuộc
chinh chiến tôn giáo. Chỉ trong một năm, tất cả các nhà thờ đã quy thuận đạo
Hồi. Năm 639 (17 năm sau) khi Khalip Ôma xây dựng lịch đạo hồi đã lấy ngày
16-7 làm ngày nguyen đán và năm 622 làm năm bắt đầu kỉ nguyên Hồi giáo.
Năm 632, Muhammad tạ thế, người kế thừa ông là Caliph (thay mặt tiên tri)
thâu tóm quyền lực vào tay mình thành thủ lĩnh quốc gia giáo hợp nhất. Từ đời
Caliph thứ hai, người Ả Rập bắt đầu các cuộc “Thánh chiến” chống dị giáo, tổ
chức di cư dân đạo Hồi tới những vùng đất đai màu mỡ
Theo các hoạt động quân sự và buôn bán, đạo Hồi được truyền bá rộng rã
ra ngoài phạm vi bán đảo Ả Rập thậm chí truyền sang Trung Quốc. Năm 651, sứ
thần Hồi giáo yết kiến Đường Cao Tông (đây là cuộc viếng thăm sớm nhất cịn
được ghi chép lại)
Trong q trình hình thành, đạo Hồi đã tiếp thu nhiều yếu tố của các tôn
giáo khác như: giữ lại nhiều nét của các thần thánh mà bộ tộc Ả Rập ở phía Bắc
đã thờ, đó là thánh Taalia. Theo tưởng tượng của những người Ả Rập sống ở

thời kì trước khi có đạo Hồi thì thánh Taalia có nhiều nét chung với các thánh
7


của tôn giáo khác, chẳng hạn như Allah rất giống Jéhovah của đạo Do thái,
giống đức Cha của đạo Thiên Chúa. Đạo hồi cũng tiếp thu cả những truyền
thuyết về sáng tạo thế giới, những quan niệm về thần linh, ma quỷ và tin tưởng
rằng linh hồn là bất tử, sau khi chết người ta sẽ sống lại ở kiếp khác. Đạo Hồi
không giống nhiều tôn giáo khác ở chỗ tuyệt đối khơng thờ tượng thần, vì họ
quan niệm rằng Allah tỏa khắp mọi nơi, khơng có hình tượng nào có thể thể hiện
được Allah
Trong thời kì đầu, đạo Hồi chống những tập quán của xã hội nguyên thủy
như quan niệm hẹp hòi về thị tộc, bộ lạc, tập quán nợ máu phải trả bằng máu,
báo thù có tính chất thị tộc, thờ thần tượng, đa thần giáo. Thừa nhận chế độ nộ
lệ, chế độ một chồng nhiều vợ, hạ thấp vai trò của phụ nữ, chủ trương bảo vệ
việc buôn bán và chế độ tư hữu tài sản. Tuy vậy, đạo Hồi kêu gọi mọi người
đồn kết, khơng chém giết lẫn nhau, các bộ tộc Ả Rập coi nhau như anh em, hô
hào phải hết sức giúp đỡ người nghèo, nhất là bà góa và trẻ mơ cơi.
Thời Muhammad, đạo Hồi chỉ mới truyền bá ở bán đảo Ả Rập. Sau đó
cùng với q trình chinh phục của Ả Rập, đạo Hồi đã truyền bá khắp Tây Á,
Trung Á, Bắc Phi và Tây Ban Nha. Và trong quá trình ấy, đạo Hồi đã chia thành
hai giáo phái chính là phái Xumu và phái Siít (Shiite). Sau khi Muhammad qua
đời, từ năm 632 đến 661, ở Ả Rập có 4 Khalifah được lần lượt bầu ra là Abu
Bekr (632-634), Ôma (634-644), Ơman (644-656) và Ali (656-661). Một số tín
đồ cho rằng chỉ có Ali, em con chú và con rể của Muhammad mới xứng đáng
được cử làm Khalifah, còn những người khác vì khơng phải là dịng dõi của tiên
tri nên khơng hợp pháp. Bộ phận đó đã tạo thành một phe chính trị gọi là Siít
(Shiite nghĩa là đảng phái), sau này trở thành một giáo phái quan trọng của đạo
Hồi. Phái Xumu là phái Hồi giáo chính thống, họ thừa nhận cả 4 Khalifah đầu
tiên đều là những người kế thừa hợp pháp Muhammad, đa số tín đồ Hồi giáo

theo phái này.

8


Ngày nay đạo Hồi được truyền bá rộng rãi trên thế giới, đã thành quốc
giáo của 24 nước như: Indonesia, Malaysia, Afghanistan, Bangladesh, Pakistan,
Iran, …
1.1.2. Nội dung cơ bản
* Sự phân chia Hồi giáo
Đến nay Hồi giáo đã chia ra làm nhiều nhánh với những giáo lý và quan
điểm chính trị khác biệt.
− Sunni:
+ Hồi giáo dòng Sunni chiếm 75%–90% số người theo Đạo Hồi. Dịng
Sunni cũng có tên Ahl as-Sunnah nghĩa là "người truyền thống".
+ Người theo Sunni tin rằng bốn Khalip đầu tiên là những người thừa
kế hợp pháp của Muhammad; vì Chúa khơng chỉ định bất kỳ lãnh
đạo đặc biệt nào để kế thừa ông và những người này được bầu ra.
Người theo Sunni tin rằng bất cứ ai là người cơng chính và chỉ có thể
là một khalip nhưng họ phải hành động theo kinh Qur'an và Hadith
(tuyển tập lời dạy của Muhammad).
+ Sunni theo Quran, sau đó là Hadith. Sau đó, các vấn đề pháp lý
khơng được tìm thấy trong Kinh Qur'an hoặc Hadith, họ theo bốn
madh'habs (trường phái tư tưởng): Hanafi, Hanbali, Maliki và
Shafi'i, được thành lập xung quanh những lời dạy tương ứng của Abū
Hanifa, Ahmad bin Hanbal, Malik ibn Anas và al-Shafi'i.
+ Tất cả bốn chấp nhận tính hợp pháp của nhau và Đạo Hồi có thể
chọn bất kỳ một để theo. Salafi (hay Ahl al-Hadith (Arabic:
‫;الحديث‬


‫أهل‬

The people of hadith), hoặc từ miệt thị Wahhabi theo cách gọi

của đối thủ họ) là một phong trào Hồi Giáo cực kỳ đề cao sự "chính
thống" đã đưa lớp người Hồi Giáo đầu tiên là một hình mẫu điển
hình.
9


− Shia
+ Shi'a chiếm 10–20% số người theo đạo Hồi và là nhánh lớn thứ 2.
+ Trong khi Sunni tin rằng Muhammad không chỉ định một người kế
nhiệm và do đó kế nhiệm ơng sẽ được chọn bởi cộng đồng thì Shia
tin rằng trong lần hành hương cuối cùng của Muhammad đến Mecca,
ông đã chỉ định con nuôi của ông là Ali ibn Abi Talib, làm người kế
vị trong Hadith of the pond of Khumm. Và thế là họ tin rằng Ali ibn
Abi Talib là Imam (lãnh đạo) đầu tiên, và bác bỏ tính hợp pháp của
các khalip Hồi giáo trước Abu Bakr, Uthman ibn al-Affan và Umar
ibn al-Khattab.
+ Hồi Giáo Shia có nhiều nhánh, nhánh lớn nhất là Twelvers phát triển
phần lớn ở Iran, Iraq, Azerbaijan, Bahrain, Ấn Độ, Pakistan và
Liban. Tiếp theo là Zaidis và Ismaili. Sau cái chết của Imam Jafar alSadiq (cháu lớn của Abu Bakr và Ali ibn Abi Talib) được xem là lãnh
tụ thứ sáu của người Shia, Ismailis bắt đầu theo con trai ông Isma'il
ibn Jafar và Twelver Shia's (Ithna Asheri) bắt đầu theo con trai khác
của ông Musa al-Kazim làm Imam thứ 7. Zaydis theo Zayd ibn Ali,
chú của lãnh tụ Jafar al-Sadiq, là lãnh tụ thứ 5.
+ Các nhóm khác nhỏ hơn gồm Bohra và Druze, cũng như Alawites và
Alevi.
− Sufism

+ Sufism là một nhánh Hồi giáo thiên về chiều hướng thần bí, nội tâm
của Islam nhằm mục đích đạt được sự hoàn thiện về đạo đức, sự
hành đạo và đức tin (al-ihsan) và gần gũi với Đấng Tối cao Allah. Do
đặc tính linh hoạt và nghiên về chiều hướng thần bí nên Sufism là
nhánh Hồi giáo tiên phong mở đường trong công cuộc truyền bá
Islam
10


− Các dòng khác:
+ Theo quy định của hồi giáo, mỗi giáo dân ít nhất một lần trong cuộc
đời phải hành hương về thánh địa Mecca bằng chính kinh phí của
bản thân mình và trước khi đi phải chuẩn bị đồ ăn thức uống cho
người thân (những người ở nhà, không đi hành hương) trong thời
gian mà họ đi vắng. Vào tháng Ramadan, người Hồi giáo hành
hương về đây (và chỉ có người Hồi giáo mới được về đây).
+ Sau khi hành hương đến Mecca, tín đồ đạo Hồi sẽ có được danh hiệu
là "Haj" hoặc "Haji".
* Năm trụ cột của Hồi giáo:
Điều được gọi là “Năm Trụ cột của Hồi giáo” đã được tóm lược một cách
súc tích khơng phải trong kinh Qur’an nhưng trong một câu nói cổ truyền được
đưa ra cho Muhammad đã đặt ra một số giáo lý căn bản của Hồi Giáo:
1. Chứng ngôn (Shahada)
− Nếu đạo Hồi có một tín điều chung, thì đó là shahada (sha-HAD-ah),
“tuyên ngôn về đức tin,” hay là “chứng ngôn.” Thuật ngữ này ám chỉ
một cụm từ tiếng Ả Rập mà được phiên dịch như sau: “Tôi làm chứng
rằng khơng có thượng đế nào khác ngồi đấng Thượng Đế [Allah] và
Muhammad là Sứ Giả của Thượng Đế.” Tuyên ngôn shahada này là cách
để gia nhập đạo Hồi. Để trở thành một tín đồ Hồi Giáo, một người cần
phải đọc tun ngơn đó với một niềm tin chân thành.

− Trong tiếng Ả Rập, từ Thượng Đế được gọi là Allah. Đây là cách viết
ngắn gọn của từ al- (“đấng”) và ilah (“thượng đế”), tuy không phải là
một tên riêng nhưng là một danh xưng, và gần giống như từ Ê Lơ Him
trong tiếng Hê Bơ Rơ.
− Vì khơng có chức tư tế trong đạo Hồi, nên cũng khơng có các giáo lễ
chức tư tế. Cũng khơng hề có một “giáo hội” Hồi Giáo riêng lẻ nào. Vì
thế, việc tuyên đọc shahada, trong một nghĩa nào đó, tương tự như phép
11


báp têm đối với đạo Hồi. Hiện việc thiếu cơ cấu lãnh đạo chính thức,
hợp nhất, và tồn cầu có nhiều ngụ ý khác. Ví dụ, khơng có một người
nào lãnh đạo tồn thể tín đồ Hồi Giáo, khơng có ai lên tiếng cho toàn thể
cộng đồng. (Muhammad gần như là vị tiên tri cuối cùng của chung mọi
người.) Điều này cũng có nghĩa rằng khơng có giáo hội nào mà những
tên khủng bố hoặc “những kẻ dị giáo” có thể bị khai trừ.
2. Sự Cầu Nguyện (Salat)
− Nhiều người không theo đạo Hồi đều biết về lễ nghi cầu nguyện của đạo
Hồi gọi là salat (sa-LAAT), mà bao gồm một số lần sụp lạy nhất định,
năm lần một ngày. Việc đọc lên các câu đã được quy định từ kinh Qur’an
và chạm trán xuống đất biểu lộ sự quy phục khiêm nhường đối với
Thượng Đế. Lời cầu nguyện tự ý hơn, gọi là du‘a, có thể được dâng lên
bất cứ lúc nào và khơng địi hỏi phải sụp lạy.
− Đối với những lời cầu nguyện ban trưa vào ngày thứ Sáu, những người
nam theo đạo Hồi được đòi hỏi phải, và các phụ nữ theo đạo Hồi được
khuyến khích nên cầu nguyện trong thánh đường Hồi Giáo (tiếng Ả Rập
là masjid, hoặc “nơi sụp lạy”). Ở đó, trong các nhóm chia theo giới tính,
họ sắp thành hàng, cầu nguyện theo sự dẫn dắt của người thầy tế của
thánh đường (ee-MAAM, tiếng Ả Rập là amama, có nghĩa là “ở đằng
trước”), và lắng nghe một bài giảng ngắn. Tuy nhiên, ngày thứ Sáu

không tương đương với ngày Sa Bát; mặc dù “ngày cuối tuần” ở hầu hết
các quốc gia Hồi Giáo tập trung vào yawm al-jum‘a (“ngày tụ họp”)
hoặc ngày thứ Sáu, nhưng làm việc vào ngày đó khơng bị cho là có tội.
3. Bố Thí (Zakat)
− Zakat (za-KAAT, có nghĩa là “điều thanh sạch”) bao gồm việc hiến tặng
từ thiện để hỗ trợ người nghèo khó, cũng như hỗ trợ các thánh đường và
các công việc Hồi Giáo. Số tiền hiến tặng được tính là 2,5 phần trăm
tổng số gia tài của một tín đồ trên một khoản tối thiểu nhất định. Tại một
12


số quốc gia Hồi Giáo, số tiền này do các tổ chức chính phủ thu. Tại các
quốc gia khác, số tiền đó là tự nguyện.
4. Nhịn Ăn (Sawm)
− Mỗi năm, trong suốt tháng Ramadan tính theo lịch mặt trăng, các tín đồ
Hồi Giáo sùng tín khơng ăn, khơng uống, và khơng quan hệ tình dục từ
lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn. Họ cũng thường xuyên tự
mình cống hiến cho một công việc từ thiện giúp người nghèo khó và đọc
kinh Qur’an trong suốt tháng.
5. Hành Hương (Hajj)
− Tín đồ Hồi Giáo có sức khỏe và các điều kiện để làm như vậy cần phải
hành hương đến Mecca ít nhất một lần trong đời. (Việc hành hương về
Medina, thành phố chí thánh thứ hai của Hồi Giáo, thường cũng bao gồm
nhưng không bắt buộc.)
− Đối với các tín đồ Hồi Giáo trung tín, việc làm như thế là một sự kiện
thuộc linh và cảm động vô cùng, tương tự như trực tiếp tham dự đại hội
trung ương hay lần đầu tiên vào đền thờ.
* Nghĩa vụ Hồi giáo
Hệ thống nghĩa vụ của tín đồ Hồi giáo rất rộng và chi tiết, dựa trên cơ sở
kinh Coran và sách Thánh huấn.

Các tín đồ có 5 nghĩa vụ chủ yếu. Đó là niệm, lễ, trai, khố, triều. Đây là 5
trụ cột của Hồi giáo, tạo nên sườn cốt cho đời sống của người Hồi giáo.
− Niệm: tín đồ phải thường xuyên tụng niệm thành tiếng tín điều cơ bản
(Vạn vật khơng phải là Chúa, chỉ có Chân chúa; Mohammed là sứ giả
của Chúa).
− Lễ: tức là lễ bái. Các tín đồ mỗi ngày hành lễ 5 lần (sáng, trưa, chiều, tối,
đêm). Thứ 6 hàng tuần thì làm lễ tại thánh đường 1 lần vào buổi trưa.
Trước khi làm lễ, tín đồ phải rửa mặt, tay chân, quỳ xuống, hướng về đền
Kabah để cầu nguyện.
13


− Trai: tức là trai giới. Tháng 9 theo lịch Hồi là tháng trai giới của Hồi
giáo. Trong tháng này mọi tín đồ khơng ăn uống, quan hệ tính dục từ khi
mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, trừ một số trường hợp đặc biệt. Kết
thúc tháng này là lễ Phá bỏ sự nhịn đói, các tín đồ sẽ cùng nhau cầu
nguyện, sau đó tặng quà cho nhau, và bố thí.
− Khố: các tín đồ có nghĩa vụ đóng góp cho các hoạt động từ thiện. Sự
đóng góp đó có thể là tự nguyện, nhưng cũng có khi là bắt buộc dựa vào
tài sản của tín đồ (khoảng 1/40 tài sản).
− Triều: Các tín đồ có nghĩa vụ hành hương về Mecca ít nhất 1 lần trong
cuộc đời, để triều bái Kabah trong tháng 12 theo lịch Hồi (hành hương
Haji). Cuộc lễ triều bái kéo dài trong 10 ngày. Ngày cuối cùng tín đồ sẽ
hiến lễ là một con cừu hoặc lạc đà, hoặc một con vật có sừng. Triều bái
Mecca trong dịp này là chính triều. Cịn phó triều thì diễn ra trong thời
gian bất kỳ của năm và ít nghi lễ hơn.
Ngồi ra, Hồi giáo cịn có nhiều quy định cụ thể về hành vi của tín đồ trong
các mối quan hệ xã hội.
* Tổ chức Hồi giáo
Thánh đường Hồi giáo là nơi sinh hoạt tập thể và có tính thiêng với các

tín đồ. Thánh đường gồm có Đại Thánh đường và Tiểu Thánh đường. Trong
Thánh đường có bài trí đơn giản, khơng bàn ghế, khơng có đồ thờ quý hay nhạc
cụ, chỉ có chiếc gậy mà theo truyền thuyết là của giáo chủ Mơhammet đã dùng
nó để đi truyền đạo.
Hệ thống chức sắc gồm có Giáo chủ (Mufty), phó giáo chủ (Naib Mufty),
Giáo cả (Ha Kim), phó giáo cả (Naib Ha Kim), Imân, Khatib, Tuan, Bilat, Slak,
HaDji
* Luật pháp Hồi giáo
Luật Hồi giáo được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản, các trụ cột
của đạo Hồi và các phong tục tập quán của người Hồi giáo. Khác với các hệ
thống pháp luật chúng ta đã nghiên cứu, nó khơng phải là một ngành khoa học
14


độc lập, nó chỉ là một mặt, một khía cạnh của đạo Hồi. Đây là hệ thống pháp
luật pha trộn giữa quy phạm tôn giáo, đạo đức và pháp luật.

Tư tưởng pháp luật Hồi giáo khác hẳn với tư tưởng pháp luật phương Tây.
Trong khi phần lớn các nước phương Tây coi pháp luật là sự thể hiện ý chí của
nhân dân thơng qua cơ quan lập pháp của mình thì pháp luật Hồi giáo lại coi nó
là ý chí của đấng Allah qua sự phát hiện tuyệt vời của nhà tiên tri Mohammed –
sứ giả trung thành của đấng Allah.
1.2. Các giá trị của Hồi giáo
1.2.1. Triết lý
Triết lý đạo Hồi được gắn liền với tên tuổi của Giáo chủ Mohammed (570
– 632) là một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca. Tục truyền rằng thánh Allah
(Ala – Chân chủ) đã cử thiên sứ Gabrien đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên
“khải thị” cho Mohammed chân lý của Kinh Coran khiến ông trở thành “Thánh
thụ mệnh” để tiếp thụ sứ mệnh của chân chủ trao cho và bắt đầu công cuộc
truyền bá đạo Hồi. Cùng với việc mở rộng phạm vi truyền đạo Mohammed còn

liên minh với các bộ tộc và dùng sức mạnh buộc các thế lực còn lại phải quy
thuận theo đạo Hồi. Cuộc cách mạng do Mohammed lãnh đạo là một cuộc cách
mạng tôn giáo và cải cách xã hội kết hợp với nhau. Các quan điểm và triết lý của
đạo Hồi cho đến nay vẫn có ảnh hưởng rất mạnh tại khu vực Trung Đông và là
nền tảng lý luận quan trọng giúp chúng ta có cách nhìn và đánh giá đúng mực về
khu vực này. Có thể tiếp cận một số nội dung triết lý quan trọng của đạo Hồi bao
gồm:
* Giáo lý của Hồi giáo
Đặc điểm giáo lý của Hồi giáo là rất đơn giản nhưng luật lệ và lễ nghi rất
phức tạp và nghiêm khắc thậm chí đến mức khắt khe và nhiều khi nó vượt ra
khỏi phạm vi tơn giáo và trở thành một chuẩn mực pháp lý của xã hội. Trong
Hồi giáo khó thấy ranh giới giữa cái thiêng và cái tục.
15


Đã có nhiều nghiên cứu của các học giả phương Tây về đạo Hồi và các
đánh chung cho rằng giáo lý của đạo Hồi được xây dựng với những nguyên tắc
tương đối đơn giản, dễ hiểu để phù hợp với đại bộ phận dân chúng. Tuy nhiên,
các luật lệ và lễ nghi liên quan lại rất phức tạp và ở chừng mực nhất định được
cho là rất nghiêm khắc, nhiều khi vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo và trở thành một
chuẩn mực pháp lý của xã hội. Giáo lý cơ bản của Hồi giáo là Kinh Coran ghi
lại các lời nói do thánh Allah thơng qua thiên sứ Gabrien “khải thị” cho
Mohammed. Kinh Coran được thống kê bao gồm 30 quyển, 114 chương và hơn
6200 tiết với nội dung vơ cùng phong phú đề cập tới những tín ngưỡng cơ bản
và chế độ tơn giáo của đạo Hồi. Đó là những ghi chép về tình hình xã hội trên
bán đảo Arab đương thời cùng với những chính sách về chủ trương xã hội, quy
phạm luân lý đạo đức…Giáo lý Hồi giáo gồm các điểm cơ bản sau:
− Allah là đấng tối cao sinh ra trời đất.
− Allah là đấng tối cao sinh ra mn lồi trong đó có con người.
− Con người là bình đẳng trước Allah nhưng số phận và tài năng tạo nên sự

khác nhau giữa những con người.
− Số phận con người có tính định mệnh và do Allah sắp đặt.
− Tín đồ Hồi giáo phải ln có thái độ đúng: trong cộng đồng (Hồi giáo)
thì phải kiên nhẫn chịu đựng, phục tùng Allah, đối với người ngồi thì
phải kiên quyết bảo vệ mọi lợi ích của Hồi giáo và phải có tinh thần
thánh chiến.
− Về y lý: khuyên bảo con người phải giữ gìn sức khỏe.
− Những lời khuyên về đạo lý:
1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
3. Tơn trọng quyền của người khác.
4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
5. Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt
6. Cấm ngoại tình.
16


7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
8. Hãy cư xử công bằng với mọi người.
9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
10. Hãy khiêm tốn
Kinh Qur’an
Kinh Qur’an là kinh điển thần thánh duy nhất của Đạo Hồi, là nguồn gốc
chế độ tín ngưỡng và tơn giáo của đạo Hồi, là nguyên tắc căn bản của pháp lý
đạo Hồi, và lập pháp nhà nước Ả Rập, là chuẩn mực tối cao để chỉ đạo mọi hành
vi cá nhân và đời sống xã hội Muslim. Từ Koran tiếng Ả Rập có nghĩa là tụng
niệm, truyền giảng.
Theo truyền thuyết thì Kinh Qur’an chính là lời phán truyền của thánh Ala
được lưu giữ trên 7 tầng mây, được thiên thần Capeli truyền lại cho vị sứ giả cao
cả Mohammed. Kinh được khải thị trong suốt 23 năm truyền giáo của

Mohammed Chương Hòn Máu được khải thị đầu tiên. Cứ mỗi lần khải thị một
số tiết hoạch một số tiết có chương ngắn (chương đầu gồm 7 tiết trong đó có
chương dài nhất là chương 6 gồm 165 tiết).
Lúc đầu kinh được ghi chép lộn xộn trên da thú, xương bả vai cừu… Sau
khi Mohammed qua đời, dưới thời kỳ Khalifa tức người kế nghiệp đầu tiên Abu
Bekr, những tín đồ thuộc kinh phần lớn đã hy sinh trong chiến trận. Lo sợ kinh
bị thất truyền Abu Bekr đã ra lệnh cho một số đệ tử còn thuộc kinh thu thập và
chỉnh lý lại rồi do đích thân Abu Bekr cất giữ. Đến khi Abu qua đời Khalifa thứ
hai Omar tiếp tục bảo quản kinh. Sau khi ông mất, vợ con ông tiếp tục cất giữ.
Đến đời Khalifa thứ 3 Osman, để tránh tình trạng tam sao thất bản, ơng ra lệnh
chép lại bộ kinh do vợ con Omar cất giữ thành 7 bản, phân phát cho các thành
phố và hủy bỏ tất cả các dị bản khác. Bộ kinh được gọi là bản gốc hoặc bản
Osman.
− Nội dung
17


+ Toàn bộ Kinh Qur’an gồm 30 quyển, 114 chương, 6236 tiết. Tên
cũng như thứ tự các tiết do Mohammed sắp xếp. Thứ tự các chương
là do độ dài ngắn, chương dài trước chương ngắn ở sau. Chương mở
đầu là trường hợp ngoại lệ, tuy ngắn nhưng được xếp lên trên đầu.
Các chương tiết Mecca và các chương tiết Medina khác hẳn nhau về
nội dung và phong cách. Các chương Mecca nói về thời kỳ
Mohammed gian khổ thành lập tơn giáo mới. Các chương tiết phần
lớn đều ngắn gọn, sáng sủa.
+ Nội dung chủ yếu đề cập đến các giáo lý hồi giáo, tuyên bố thánh
Ale là đấng sáng tạo duy nhất. Các tín đồ Hồi Giáo, nếu làm đúng lời
thánh Ala dạy sẽ được báo đáp trên thiên đường. Nếu không sẽ bị
trừng phạt nghiêm khắc nơi địa ngục. Các chương Medina được khải
thị trong thời kỳ Đạo Hồi phát triển thuận lợi. Phần lớn đều rất dài,

lập luận ơn hịa. Chủ yếu trình bày các giáo pháp của Đạo Hồi.
+ Bên cạnh việc trình bày các nghi lễ thờ cúng trai giới, triều bái cịn
nói đến việc cấm rượu chè, cờ bạc, ăn thịt súc vật chết… hoặc những
đạo luật dân sự, hình sự về tội giết người ăn trộm, ly hơn… Kinh
Qur’an cịn viện dẫn nhiều truyền thuyết thần thoại, ngơn ngữ…
nhằm mục đích truyền giáo. Các tín đồ Hồi Giáo coi Kinh Qur’an
như vật linh thiêng, thần thánh, nó đã thâm nhập vào đời sống con
người và trở thành di sản văn hóa quý báu.
− Ý nghĩa
+ Về mặt ngôn ngữ: Kinh Qur’an đã làm cho ngôn ngữ A rập thống
nhất và được bảo tồn. Sau khi Đạo Hồi được xác lập, cùng với sự
khuyên trương đối ngoại của các đời Khalifa, sự hình thành đế quốc
A rập, sự truyền bá tôn giáo, ngôn ngữ A rập, ngôn ngữ kinh điển
dùng trong Kinh Qur’an được quy định thành ngơn ngữ chính của

18


các địa phương và quốc gia bị chinh phục. Sự ra đời của Kinh
Qur’an thúc đẩy sự phát triển của văn hóa A rập – Hồi Giáo.
+ Về mặt văn hóa: Các tín đồ Hồi Giáo muốn hiểu rõ ý nghĩa, nội dung
và hình thức diễn đạt của kinh văn đã đi sâu nghiên cứu ngữ nghĩa,
ngữ pháp tu từ của ngơn ngữ A rập tiêu chuẩn. Ngồi ra cịn một số
người ra công thu thập các bài thơ, ngạn ngữ, sâm ký… biên soạn
thành sách, cơ sở quý giá cho việc nghiên cứu văn học cổ đại A rập.
+ Về nghệ thuật: Kinh Qur'an cũng là nguồn cảm hững cho nghệ thuật
Hồi giáo và đặc biệt là cái gọi là thư pháp Qur'an.Thiên kinh Qur'an
không bao giờ được trang trí với những hình ảnh mang tính tượng
trưng, nhưng nhiều Qur'an được trang trí bằng các hoa văn trang trí
bên lề của trang, hoặc giữa các dòng hay đoạn đầu của surah. Những

câu xướng Islam còn xuất hiện trong rất nhiều phương tiện truyền
thơng khác, trên các tịa nhà và trên các đối tượng mọi các kích cỡ,
chẳng hạn như đèn trong thánh đường, các đồ bằng kim loại, gốm sứ
và các trang thư pháp trong những muraqqa hoặc album. Nội dung
Kinh Qur’an vô cùng phong phú chứa đựng nhiều câu chuyện lịch
sử, truyền thuyết là nguồn cảm hứng dạt dào cho biết bao thế hệ nhà
thơ, nhà văn, họa sĩ…
* Các điểm nổi bật của triết lý đạo Hồi trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế
Thực tế cho thấy đạo Hồi hiện nay là một trong những tôn giáo quan trọng
nhất ở Trung Đông và các quan điểm triết lý của đạo Hồi cùng một hệ thống các
giáo lý, các quy định bắt buộc…đã có ảnh hưởng quan trọng tới mọi mặt đời
sống kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia Trung Đông.
Trong tiếp cận nghiên cứu về các vấn đề kinh tế của Trung Đông, hệ
thống lý luận Kinh tế học hồi giáo cũng được xây dựng với những luận điểm
khoa học riêng tạo ra nét đặc thù khi nghiên cứu về nền kinh tế của các quốc gia
Hồi giáo trong khu vực Trung Đông. Kinh tế học Hồi giáo phản ảnh các quan
19


điểm chủ đạo của triết lý đạo Hồi áp dụng trong lĩnh vực kinh tế và các nguyên
tắc kinh tế, tài chính vẫn đang trong q trình được xây dựng và phát triển bởi
các học giả đạo Hồi. Các điểm nổi bật của triết lý đạo Hồi trong lĩnh vực nghiên
cứu kinh tế bao gồm:
− Triết lý Hồi giáo gắn chặt với quan điểm của đạo Hồi về phát triển kinh
tế với ưu tiên hàng đầu là phải đảm bảo phúc lợi và công bằng kinh tế xã hội của tất cả lồi người (quan điểm có tên gọi là falah về phúc lợi và
công bằng theo triết lý đạo Hồi).
− Đạo Hồi có quan tâm đồng đều tới cả khía cạnh vật chất lẫn khía cạnh
tinh thần của của sống con người. Điều này trái ngược với quan điểm
nặng tính duy vật của thế giới đang thống trị các học thuyết kinh tế
đương đại. Triết lý đạo Hồi cho rằng sự phát triển về mặt vật chất chưa

đủ để đem lại phúc lợi cho con người và vẫn cần phải có sự ơn hồ trong
tư tưởng và hạnh phúc trong nội tâm để có thể phát triển được một nền
kinh tế thịnh vượng, vì lợi ích của con người.
* Triết lý sống của người theo đạo Hồi (Người Muslim):
− Sống trên cõi trần này bạn phải đối mặt với sự ganh ghét, đố kỵ của mọi
người đối với nhau. Đây là điều mà Allah đã gieo nó trong trái tim của
mỗi con người để thử thách họ. Nếu bạn có đức tin kiên định và vững
chắc, có thể bạn sẽ vượt qua được thử thách này, nhưng khi bạn đã vượt
qua khơng có nghĩa là những con người khác đều vượt qua giống bạn
− Cuộc sống trần gian này khơng có sự nghỉ ngơi, đó là ngun tắc sống
thứ hai. Bởi Allah đã khẳng định điều này trong thiên kinh Qur’an của
Ngài: “Qủa thật, TA đã tạo hóa con người để làm lụng cực nhọc” Trích
chương 90 – Al-Balad, câu 4)
− Cái triết lý thứ ba mà người có đức tin cần ghi nhớ trong tâm trí của
mình, đó là con người khơng bao giờ thốt khỏi cái chết
− Nết sống văn hóa Islam:

20


+ Luôn quan tâm đến các giá trị đạo đức và văn hóa tốt đẹp, cấm tất cả
mọi sự bất cơng và hận thù cũng như tất cả các tính cách bêu xấu
người khác
+ Islam là 1 tôn giáo của tình u thương và từ bi, mang tính cộng
đồng và taaoj thể
+ Cấm con người chỉ biết sống cho riêng mình
+ Ngăn cấm hai người nói thì thầm với nhau trong khi có nặt của người
thứ ba
+ Islam dạy con người phải trung thực, giữ chữ tin, dũng cảm, độ
lượng,…

− Một triết lý sống rất quan trọng của người Muslim đó là tình huynh đệ
Islam, đây là nền tảng vững chắc và yếu tố cần thiết tạo nên sức mạnh
cho sự tồn tại của cộng đồng tín đồ Islam
+ Bởi vì tình huynh đệ đồng đạo là phẩm chất đạo đức cao đẹp, là
nghĩa cử cao quý và đích thực của tình anh em đồng đạo Islam như
Allah đã phán:
“Qủa thật chỉ những người có đức tin mới là anh anh em của nhau.
Bởi vậy các nguoi hãy giải hòa giữa hai người anh em của các
ngươi và các ngươi hãy kính sợ Allah, mong rằng các ngươi được
thương xót (nơi Ngài)” Trích Chương 49 – Al-Hujurat, câu 10
+ Tình anh em đồng đạo có thể nói cịn lớn hơn cả tình máu ruột thịt,
bởi tình anh em máu mủ có thể bị cắt đứt bởi sự khơng có quan hệ
máu mủ mà tình anh en đồng đạo được củng cố bền vững qua đức tin
(Iman) và lòng Taqwa (sự kính sọ và ngoan đạo)
+ Lịng đố kỵ và ganh tị là nguyên nhân chính khiến Iblis (ma quỷ) bất
tuân Allah và trở thành kẻ phản nghịch Kafir (ngoại đạo)

21


+ Lòng đố kỵ và ghen tỵ là nguyên nhân của sự thù hằn và giết chóc
đầu tiên trên mặt đất
+ Lòng đố kỵ và ganh tị còn hủy hoại hết ân phước, công đức của
người Muslim mà y không hè hay biết
+ Tình huynh đệ Islam là tinh thần và phẩm chất của Islam dành cho
người Muslim có đức tin (Iman)
1.2.2. Kiến trúc nghệ thuật
Kiến trúc Hồi giáo cổ đại xuất hiện chủ yếu tại hai địa điểm: những đất
nước theo đạo Hồi và những vùng đất bị chiếm đóng bởi người Hồi giáo trong
suốt thời kỳ trung cổ. Bên cạnh các quốc gia Ả rập – như Algérie, Ai Cập, và

Iraq thì kiến trúc Hồi giáo cịn xuất hiện phổ biến tại một số nước châu Âu có
nguồn gốc Moorish, bao gồm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, và Malta.
Mặc dù thường được liên hệ với nhà thờ Hồi giáo, phong cách kiến trúc
này còn xuất hiện ở rất nhiều các cơng trình kiến trúc khác, từ cung điện, các
cơng trình cơng cộng, cho tới lăng tẩm, và pháo đài quân sự. Sau đây là một vài
đặc điểm định nghĩa kiến trúc Hồi giáo.
* Đặc điểm nổi bật
− Tháp giáo đường
+ Tháp giáo đường là những ngọn tháp cao với mái vịm hình nón hoặc
củ hành, với những ô cửa sổ nhỏ và một chiếc cầu thang kín bên
trong tháp. Tháp giáo đường có mặt tại hầu hết các giáo đường Hồi
giáo, được coi là một trong những đặc trưng lâu đời nhất của kiến
trúc Hồi giáo.
+ Các giáo sĩ Hồi giáo thường sử dụng ngọn tháp này để nhắc nhở các
tín đồ về thời gian cầu nguyện: bình minh, buổi trưa, giữa chiều, xế
chiều, và buổi tối. Đây cũng chính là cơng dụng chính của nó.

22


+ Từ thế kỷ 11, một số giáo đường Hồi giáo đã được thiết kế với nhiều
ngọn tháp, theo yêu cầu ban đầu của một vị vua.
− Kiến trúc mái vòm
+ Tương tự một số trào lưu kiến trúc khác xuất hiện ở thời kỳ cổ đại
như Phục hưng Ý, kiến trúc Hồi giáo cũng xuất hiện thiết kế hình
mái vịm.
+ Mái vịm đá, ngơi đền Hồi giáo được xây dựng vào thế kỷ thứ 7, nằm
trên núi Đền ở thành phố cổ Jerusalem là cơng trình kiến trúc Hồi
giáo đầu tiên áp dụng thiết kế mái vòm. Mái vòm đá mang hơi hướng
kiến trúc Hy Lạp với kết cấu bát giác và mái vòm gỗ, được mạ vàng

vào thế kỷ 16. Khác với thiết kế mái vòm khác, Mái vòm đá nằm
trên một mặt phẳng được chống đỡ bởi 16 cột trụ ngang dọc.
+ Cơng trình mái vịm cho phép đặt một vịm trịn trên một căn phịng
hình vng hoặc một mái vịm hình elip trên một căn phịng hình chữ
nhật. Trong kiến trúc Hồi giáo, cơng trình mái vịm thường được
trang trí với gạch vng hoặc muqarnas – một loại hình điêu khắc.
− Thiết kế Mái vịm Muquarnas:
+ Với thiết kế chạm trổ và họa tiết hoa văn, Muqarnas thường được
liên tưởng tới chuông đá hoặc tổ ong.
+ Mái vòm Muquarnas thường mang đơn sắc, được chạm trổ tinh xảo
tạo hiệu ứng trái ngược với lớp ngói bao quanh.
− Thiết kế hình cung
+ Một đặc trưng khác của kiến trúc Hồi giáo chính là kết cấu hình
cung. Kết cấu này xuất hiện ở cả lối vào và phía bên trong, được chia
làm bốn loại cơ bản: hình cung nhọn, đường xoi, móng ngựa, và hình
lá.

23


+ Thiết kế cung nhọn thường được vát tròn ở hai bên và vót nhọn ở
trên đỉnh. Sau này, thiết kế cung nhọn đã trở thành một đặc điểm
quan trọng trong kiến trúc Gơ-tích.
+ Cung đường xoi có hình dạng tương tự cung nhọn. Tuy nhiên, hai
cạnh của nó được uốn cong theo hình chữ S khi lên tới đỉnh, tạo cảm
giác mềm mại hơn so với hình cung nhọn.
+ Cung móng ngựa (hay cịn gọi là hình lỗ khóa) thường được liên hệ
với kiến trúc Ma-rốc. Cung móng ngựa có hình dạng trịn hoặc nhọn,
nổi bật với kết cấu mở rộng và thu nhỏ.
+ Tương tự cung móng ngựa, cung hình lá mang đặc điểm kiến trúc

Ma-rốc, được tạo thành bởi nhiều hình lá, tạo thành hình dạng vỏ sị.
− Chi tiết trang trí tinh xảo:
+ Cuối cùng, kiến trúc Hồi giáo được biết đến bởi các chi tiết trang trí
nội thất xa hoa và lộng lẫy.
+ Bên trong các cơng trình kiến trúc Hồi giáo được trang trí bởi vô
cùng đa dạng với những tấm gạch lát tương tự đá quý được sắp đặt
thành những tác phẩm trang trí hoa văn, kính vạn hoa, những bức thư
pháp duyên dáng, tinh xảo.
Như vậy, bên cạnh những mái vòm đồ sộ, thiết kế muquarnas và hình
cung đầy mê hoặc thì các họa tiết trang trí, điêu khắc tinh xảo, tỉ mỉ cũng đã góp
phần khẳng định giá trị lâu đời của kiến trúc Hồi giáo.
1.2.3. Tâm linh
Xét về niềm tin, tín đồ Hồi giáo tin vào Alah, sứ giả Mohammed, thiên sứ,
thiên kinh, hậu thế. Tiếp cận triết lý của đạo Hồi cho thấy sự khẳng định về các
nội dung cơ bản coi Allah là đấng tối cao sinh ra trời đất, sinh ra mn lồi trong
đó có con người. Con người là bình đẳng trước Allah nhưng số phận và tài năng
tạo nên sự khác nhau giữa những con người. Tín đồ đạo Hồi phải ln có thái độ
24


đúng: trong cộng đồng (Hồi giáo) thì phải kiên nhẫn chịu đựng, phục tùng Allah,
đối với người ngồi thì phải kiên quyết bảo vệ mọi lợi ích của đạo Hồi và phải
có tinh thần thánh chiến.
− Tin vào Allah: Đây là một nội dung quan trọng của tín điều cơ bản. Theo
Hồi giáo, Allah là vị thần duy nhất trong vũ trụ, tự sinh ra và bất tử.
Allah sáng tạo thế giới, và là chúa tể. Hồi giáo không thờ ảnh tượng của
Allah vì họ quan niệm Allah toả khắp nơi, khơng một hình tượng nào đủ
để thể hiện Allah.
− Tin vào sứ giả Mohammed: Giáo lý Hồi giáo cho rằng Allah từng cử
nhiều sứ giả đến các dân tộc khác nhau trong những thời kỳ nhất định để

truyền đạt ngơn luận của Allah cho con người. Có đến 5 sứ giả. Trong đó
Mohammed là sứ giả cuối cùng mà Allah chọn lựa. Đây cũng là sứ giả
xuất sắc nhất. Chỉ có Mohammed là được nhận những ngơn luận của
Allah một cách đầy đủ nhất.
− Tin Thiên kinh: Allah từng trao thiên kinh cho các sứ giả trước
Mohammedû, mỗi người một bộ. Nhưng những bộ ấy không đầy đủ, bị
thất lạc hoặc bị người đời sau giải thích sai lệch. Chỉ có bộ thiên kinh mà
Allah truyền cho Mohammed là bộ kinh điển cuối cùng nhưng đầy đủ
nhất. Đó là kinh Coran. Vì vậy, kinh Coran dưới mắt người Hồi giáo làø
bộ kinh điển thần thánh duy nhất.
− Tin vào Thiên sứ: Thiên sứ do Allah tạo ra, là một loại linh hồn, vơ hình
trước con người, khơng có tính thần. Mỗi thiên sứ có một nhiệm vụ.
Trong Thiên sứ cũng có sự phân chia cao thấp. Cao nhất là thiên sứ
Gabrien. Con người không phải phủ phục trước thiên sứ.
− Tin vào hậu thế: Sẽ có ngày tận thế. Trong ngày ấy, mọi sinh linh sẽ kết
thúc để rồi tất cả sống lại nhận sự phán xét của Allah. Dựa vào hành vi
của mỗi người mà Allah quyết định: thiên đường dành cho người thiện,
địa ngục là nơi của kẻ ác.

25


×