Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

tâm lý LAO ĐỘNG thực hành tâm lý lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.69 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
1.1. Giới thiệu chung về cơ sở thực hành…………………………………………..
1.2. Một số hoạt động tại cơ cở……………………………………………………..
1.3. Mục tiêu thực hành tại cơ sở
1.3.1. Về kiến thức…………………………………………………......................
1.3.2. Về kỹ năng…………………………………………………........................
1.3.3. Về thái độ…………………………………………………..........................
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm chung về lao động……………………………………………...
2.1.2. Khái niệm về yếu tố thẩm mỹ trong lao động……………………………..
2.1.3. Màu sắc trong lao động ……………………………………………………
2.1.4. Vấn đề sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất…………………………
2.2. Phương pháp thực hành nghiên cứu……………………………………...……
CHƯƠNG 3: THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỦ ĐỀ XÂY DỰNG YẾU TỐ
THẨM MỸ TRONG LAO ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG TRONG HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC.

3.1. Thực trạng xây dựng yếu tố thẩm mỹ trong lao động
3.1.1. Thực trạng chung ở Việt Nam……………………………………………..
3.1.2. Thực trạng tại cơ sở thực hành…………………………………………….
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng yếu tố thẩm mỹ trong lao động
3.2.1. Yếu tố thẩm mỹ đối với đời sống cá nhân...................................................
3.2.2. Phương pháp và hình thức của yếu tố thẩm mỹ............................................
3.2.3. Điều kiện vệ sinh nơi làm việc…………………………………………….
3.3. Ý nghĩa của việc xây dựng yếu tố thẩm mỹ trong lao động……………………
3.4. Khuyến nghị xây dựng yếu tố thẩm mỹ một cách hợp lý………………………
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO




LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên, cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Mua Thị Minh Giám đốc Trung tâm chuyên biệt Bình Minh, cùng các anh, chị và thầy, cô khác
trong trung tâm đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho chúng em rất nhiều để có thể thực
hiện đợt thực hành mơn Tâm lý học lao động. Với sự hỗ nhiệt tình từ trung tâm,
chúng tôi đã được trải nghiệm, quan sát và học hỏi rất nhiều điều bổ ích cũng như
những tri thức, kinh nghiệm quý báu. Chúng đã và đang trở thành những hành
trang vơ cùng quan trọng cho chúng em hồn thiện bài báo cáo thực hành lần này
và sẽ còn nhiều hữu ích trong quãng đời làm nghề sau này của chúng em mà khơng
gì có thể thay thế được.
Tiếp đến, em xin tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Thị Hiền - giảng viên hướng dẫn
của chúng em trong môn thực hành Tâm lý học lao động lần này. Nhờ có sự dẫn
dắt ân cần, sát sao của cơ cùng sự hỗ trợ đắc lực từ phía trường Đại học Lao động –
xã hội chúng em mới có cơ hội được đến thực hành và học hỏi tại một môi trường
năng động và trẻ trung như Trung tâm chuyên biệt Bình Minh và hồn thành tốt
đẹp đợt thực hành lần này.
Em xin chân thành cảm ơn!


Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, ổn định về xã hội, trên đất nước ta từ thành thị
đến nơng thơn đều có sự thay đổi, chuyển biến về chất trong lĩnh vực sản xuất, văn
hóa, xã hội. Những nhu cầu như: nhu cầu nhận thức, nhu cầu về thẩm mỹ, nhu cầu
được thể hiện mình trong mơi trường làm việc học tập cũng quan trọng như những
nhu cầu cơ bản của con người vậy đòi hỏi sự thỏa mãn kịp thời và đầy đủ.
Tuy nhiên, những nhu cầu nảy sinh trong q trình hoạt động và nguyện vọng
chính đáng này còn chưa được quan tâm đúng mức cũng như chưa được đáp ứng
đầu đủ trong môi trường làm việc khơng chỉ có các xí nghiệp cơng nghiệp, các đơn
vị hành chính sự nghiệp mà ngay chính trong mơi trường sư phạm.
Chính vì thế việc tìm hiểu các yếu tố thẩm mĩ trong lao động là vô cùng cần thiết

không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu người lao động tạo động cơ làm việc tích cực
cho người lao động. Qua đó, cịn là tạo mơi trường làm việc khoa học, phát triển
quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất có chất lượng và góp phần nâng cao năng suất
lao động. Nhất là trong hoạt động giáo dục việc phát huy những tác dụng của
những yếu tố thẩm mỹ như màu sắc, âm nhạc...trong việc dạy và học có ý nghĩa
lớn lao trong việc truyền tải tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cũng như khả năng tổ chức
việc dạy học của giáo viên với việc lĩnh hội của học sinh, sinh viên, đặc biệt là nội
dung giáo dục thẩm mĩ. Tất cả những lý do đó, đã dẫn em tới đề tài: “ Tìm hiểu
yếu tố thẩm mỹ trong lao động và trong hoạt động giáo dục”


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
1.1.

Giới thiệu chung về cơ sở thực hành

Trung tâm chuyên biệt Bình Minh được thành lập vào tháng 2 năm 2016 và có trụ
sở tại số 26 ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội. Tuy còn tương đối non
trẻ, xong trung tâm đã và đang gây dựng lên tên tuổi cũng như uy tín vững chắc
trong sự nghiệp giáo dục trẻ đặc biệt ở Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng.
Chức năng và nhiệm vụ chính của trung tâm là đánh giá, phát triển, tư vấn và can
thiệp cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt bao gồm: trẻ tự kỉ, chậm phát triển trí tuệ, khó
khăn về vận động, khó khăn về nghe, khó khăn về nhìn, chậm nói, khó khăn về học
tập, tăng động giảm chú ý,...
Ngồi ra, các giáo viên trong viện cịn có chức năng cải thiện, định hương, can
thiệp và tháo gỡ về các vấn đề như:
 Khó khăn trong học tập
 Khó khăn trong quan hệ xã hội
 Các mặt phát triển cảm xúc
 Phát triển cân bằng, lành mạnh, an toàn

Tư vấn định hướng nghề nghiệp cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà
trung tâm đảm trách. Công việc đó bao gồm:
 đánh giá, khám phá năng lực, tính cách, năng khiếu
 xác định hướng nghiệp thông qua test tâm lý
 tư vấn hướng nghiệp
1.2. Một số hoạt động tại cơ sở
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của các gia đình, các bậc phụ huynh có
con em có nhu cầu đặc biệt ( tự kỷ, chậm phát triển, tăng động giảm chú ý,...),
trung tâm thường xuyên tổ chức các họat động bổ ích và thiết thực để can thiệp vào
trị liệu cho các bé, giúp các em sớm hịa nhập được với những trẻ bình thường
khác.
Thể dục và mỹ thuật là một trong những hoạt động rất được trung tâm quan tâm,
chú ý. Mỗi sáng đến lớp các bé đều tập trung cùng tập thể dục và buổi chiều trước
khi về cũng được cho vận động tự do trong khu vui chơi trong nhà, giúp trẻ phát
triển thể chất và tư duy vận động linh hoạt. Bên cạnh đó, các hoạt động như vẽ
tranh, tơ màu, nặn đất nặn, làm bánh trơi,.. cũng góp phần phát triển tư duy nghệ
thuật cũng như khả năng sáng tạo cho trẻ.



Ngoài ra, sáng thứ 5 hàng tuần các bé đều được cho ra ngồi vận động, hít thở
khơng khí trong lành dưới sự giám sát và đảm bảo của các thầy cơ tại trung tâm.
Trẻ sẽ có cơ hội được tự do vui chơi, học hỏi, khám phá thiên nhiên và cuộc sống
xung quanh một cách thực tế, sinh động và khơng bị gị bó.
1.3. Mục tiêu thực hành tại trung tâm
1.3.1. Về kiến thức
 Hiểu được đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lý học lao động cũng như tầm quan
trọng và tính thực tiễn của mơn học.
 Hiểu được khái niệm về người lao động và các yếu tố thẩm mỹ trong lao
động. Từ đó rút ra được các kết luận và những điều cần chú ý trong lao

động.
 Nắm được cơ sở của những yếu tố thẩm mỹ trong quá trình hoạt động, ảnh
hưởng của âm thanh và màu sắc trong quá trình lao động.
1.3.2. Về kĩ năng
 Hình thành kĩ năng quan sát, lắng nghe, phân tích và học hỏi cũng như tự rút
ra kinh nghiệm cho bản thân.
 Hình thành kĩ năng lãnh đạo, quản lý tập thể, tạo bầu khơng khí trong tập
thể, xây dưng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lí,…
 Học thêm được kỹ năng để quá trình lao động diễn ra sn sẻ, đạt hiệu quả,
qua đó rút ra thêm được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.


1.3.3. Về thái độ
 Có thái độ cầu thị, tích cực tiếp thu các tri thức, kinh nghiệm, bài học tại cơ
sở thực hành cũng như trong đời sống xã hội.
 Tôn trọng và chấp hành các quy định, nội quy của nhà trường, cơ sở thực
hành và giảng viên hướng dẫn đề ra.
 Chủ động, hăng hái tham gia các hoạt động tại cơ sở thực hành.
 Hoàn thành tốt các cong việc, nhiệm vụ mà môn học cũng như giảng viên
hướng dẫn và cơ sở thực hành đưa ra.
 Đi thực hành một cách tự giác, chăm chỉ và đúng giờ.
 Giữ thái độ hịa nhã, tơn trọng, lịch sự, lễ phép.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm chung về lao động
Trong cuốn Tư bản, Các Mác đã viết: “ Lao động là một quá trình diễn ra giữa
con người với tự nhiên, là q trình mà trong đó con người bằng hoạt động của
bản thân mình sử dụng phương tiện, điều chỉnh và kiểm tra sự trao đổi vật chất
giữa bản thể và tự nhiên.”
Lao động là hoạt động cơ bản của con người và là điều kiện cần thiết cho sự tồn

tại xã hội lồi người. Chỉ nhờ có lao động con người mới tạo ra được những cơ
sở vật chất và tinh thần cần thiết cho đời sống của chính mình và của xã hội.
Mọi sản phẩm của xã hội như chúng ta thấy, từ khoa học, nghệ thuật, chính trị
tới cơm ăn, áo mặc… tất cả đều do lao động của con người tạo ra. Bởi vậy, lao
động trở thành thuộc tính bản chất của con người và sự khác biệt giữa con
người với loài vật được thể hiện rõ rệt nhất ở thuộc tính này.
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chấ và
các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả


cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. ( Trích từ lời mở đầu Luật
lao động ).
Lao động là một mối đồng quy mọi mối quan hệ qua lại giữa:
 Người với tự nhiên
 Người với máy
 Người với người
Con người sống trên trái đất có nghĩa vụ và quyền lợi tham gia lao động mà
thực chất là đem sức lực tinh thần và vật chất của mình tác động vào tự nhiên
nhằm tăng cường và chế biến của cải trên trái đất. Trong quá trình lao động đó,
những người lao động lại có quan hệ qua lại với nhau nhằm thúc đẩy quan hệ
ngày càng thu được hiệu quả cao hơn. Rõ ràng, yếu tố tâm lý con người có liên
quan mật thiết với lao động. Người lao động, kể cả người lao động đơn giản,
đặc biệt là người quản lý tổ chức lao động rất cần những kiến thức về tâm lý
học và càng cần biết vận dụng những yếu tố tâm lý và lao động.
 Vai trò của lao động trong cuộc sống con người
+ Lao động là loại hoạt động đặc trưng của con người
+ Lao động sáng tạo ra chính bản thân con người
+ Lao động thúc đẩy sự phát triển thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân
+ Lao động là nguồn gốc của sự phồn thịnh xã hội cũng như của từng thành
viên


2.1.2. Khái niệm về yếu tố thẩm mỹ trong lao động
Yếu tố thẩm mỹ trong lao động được hiểu là những giá trị tác động tới tâm lý
người lao động, hiệu quả sản xuất và an tồn lao động…Trong lao động khơng chỉ
có một mà có thể có nhiều yếu tố thẩm mỹ cùng tham gia. Việc đưa các yếu tó
thẩm mỹ vào lao động sản xuất là một biện pháp có hiệu quả lớn nhằm hạ thấp sự


mệt mỏi và nâng cao năng suất lao động. Có hai yếu tố thẩm mỹ quan trọng được
đưa vào trong lao động sản xuất: màu sắc và âm nhạc.
2.1.3. Màu sắc trong lao động sản xuất
Các cơng trình nghiên cứu sinh lí học và tâm lý học hiện đại cho rằng cơ quan thị
giác là cơ quan thu nhận khoảng 90% lượng thơng tin từ bên ngồi vào não. Vì vậy
việc thẩm mỹ hóa mơi trường xung quanh con người phải được thực hiện để có thể
tác động được nhiều qua tri giác nhìn.
Màu sắc là một trong những phương tiện gây tác động xúc cảm đến con người
mạnh nhất, gây ảnh hưởng đến cảm giác của con người, đến sinh lý con người, đến
sức làm của con người, đến trạng thái tâm lý, đến tâm trạng con người, đến kết quả
lao động của con người cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
 Ảnh hưởng của màu sắc đến con người được thể hiện trên bảng sau:

Màu
Kích
thích

Nặng Than Nóng Lạnh
nề
h thản

Trắng


X

Xám
nhạt

Nhẹ

Nặng Xa

Gần

X
X

Xám
sậm

X

X

Đen

X

X

Đỏ


X

X

Da
cam

X

X

Vàng

X

X

X

X
X

X

X


Lục

X


X

Lam

X

X

Chà
m
Tím

X

X
X

X

X

X

X

X

X


X

Ở nhiều nước hướng nghiên cứu sử dụng màu sắc trong lao động được quan
tâm nghiên cứu nhiều. Trên cơ sở nghiên cứu các nhà tâm lý học đã nêu lên những
vai trò của màu sắc trong lao động sản xuất và các nguyên tắc trong việc sử dụng
màu sắc như sau:
 Màu đỏ là màu gây ra cảm giác nóng, bức xạ của màu đỏ xuyên vào trong
các tế bào của cơ thể. Màu đỏ làm tăng sức căng của các bắp thịt , do đó làm
tăng huyết áp và làm tăng nhịp tim. Màu đỏ là màu của sinh lực hành động,
nó có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của con người theo hướng đó. Trong
cơng việc, màu đỏ có ý nghĩa báo hiệu nguy hiểm bức xạ, năng lượng
nguyên tử, cháy, dừng lại.
 Màu da cam là màu rực rỡ, hăng say. Vì màu này vừa có tác dụng làm nóng
vừa có tác dụng kích thích. Trong cơng việc màu da cam có ý nghĩa báo hiệu
nguy hiểm với nhiệt độ cao, thông báo “ chú ý – nguy hiểm”.
 Màu vàng là màu của sự tươi vui, sảng khối. Màu này có độ sáng cao nhất
trong quang phổ, gây kích thích đối với thị giác. Những sắc điện khác nhau
của màu vàng có khả năng làm dịu bớt trạng thái thần kinh quá căng thẳng,
màu vàng còn được sử dụng để chữa bệnh thần kinh. Trong công việc màu
vàng báo hiệu nguy hiểm cơ học, thông báo chú ý.
 Màu lục là màu dịu dàng nhất của tự nhiên. Đó là một màu tươi mát, màu
lục làm cho trí óc được thư giãn. Màu được sử dụng để chữa các bệnh tinh
thần như: hystêry, bệnh thần kinh suy nhược, màu lục giúp con nguoif them
kiên nhẫn. Trong cơng việc màu lục có ý nghĩa báo hiệu thơng báo an tồn.


 Màu lam là một màu trong sáng, tươi mới, màu có tác dụng làm giảm sức
căng của cơ bắp, hạ huyết áp, hạ nhịp tim, nhịp thở. Màu lam cịn có tác
dụng kích thích sự suy nghĩ. Trong cơng việc màu lam báo hiệu tạm thời
không nguy hiểm, thông báo cho phép cầm nhưng cần chú ý.


a) Vai trò của màu sắc đối với lao động sản xuất
 Màu sắc được sử dụng để tạo điều kiện tối ưu cho tri giác nhìn: dùng màu
sắc tối ưu về sinh lý để sơn cho các vật dụng nằm trong trường thị giác của
người lao động, sử dụng màu sắc có hệ số cao ( trắng, vàng, sáng, lục tăng
độ chiếu sáng trong phòng làm việc...
 Tạo điều kiện tối ưu cho các hoạt động lao động: ví dụ sử dụng nhóm thiết
bị cùng loại bằng một màu riêng biệt, sơn các nút bấm điều khiển, các
chuyển mạch bằng màu sắc khác biệt tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động lao động sản xuất.
 Nâng cao sức làm việc cho người lao động: giảm sức mệt mỏi, mệt nhọc
trong quá trình lao động.
 Cải thiện điều kiện nơi làm việc: dùng màu sắc tạo cảm giác phòng làm việc
sạch sẽ, thoáng mát, rộng rãi.


 Sử dụng màu sắc hợp lí có thể hỗ trợ cho sự tập trung chú ý vào đối tượng
của cơng việc. Nếu cơng việc địi hỏi sự di chuyển chú ý thường xuyên từ
đối tượng này sang đối tượng khác cần tránh màu sắc sặc sỡ, tương phản nên
dùng màu tương đối đơn điệu.
 Sử dụng báo hiệu bằng màu sắc trong các phân xưởng sản xuất, trong giao
thông nhằm đảm bảo an tồn lao động. Ví dụ như đối với các bộ phận
chuyển động, bộ phận nguy hiểm thường sơn hình thức ngựa vằn ( Xen kẽ
sọc đen trắng, đen vàng), sơn màu kích thích ( đỏ, da cam).
 Màu sắc có chức năng làm giảm sự tác động khơng có lợi của các nhân tố
thuộc mơi trường vật lí ( nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch khơng khí, tiếng ồn,..)
Việc sử dụng màu sắc theo chức năng trong lao động sản xuất có tác dụng nâng
cao năng suất lao động trung bình 10-15% hạ thấp tai nạn lao động và số ngày
nghỉ việc.
 Nên sử dụng những gam màu nóng ( màu kem, màu hồng) cho những

phịng lạnh và sử dụng gam màu lạnh cho những phòng bị làm nóng ( màu
xanh ).
 Các màu của tường phòng làm việc và màu của máy nên tương phản nhau.
Ví dụ:
Màu của máy

Màu của tường

Lục nhạt

Vàng nhạt

Lam nhạt

Màu kem,be

 Máy phải được sơn những màu khác nhau
+ Bộ phận chuyển động: sắc cạnh, nguy hiểm sơn màu kích thích ( đỏ, vàng,
da cam)
+ Thân của máy sơn màu ghi, kam nhạt, lục nhạt


 Các bộ phận điều khiển, các kí hiệu phải được mã hóa bằng màu sắc để dễ
phân biệt. Ví dụ:
 Nút bấm: theo hội đồng kỹ thuật điền quốc tế quy định như sau:\
+ Màu đỏ: chỉ sự dừng lại vì trục trặc máy
+ Màu vàng: chỉ sự di chuyển hay để ngừng
+ Màu xanh lá cây: cho động cơ chạy và cũng để phát động chu trình tự
động
+ Màu trắng và da trời: để thực hiện các thao tác phụ

 Đèn tín hiệu
+ Màu đỏ, màu da cam đối với các vật phát quang để đề phòng, khả năng
hỏng hóc, quá tải trái phép, đóng mạch hay hoạt động khơng đúng quy
trình.
Cơ quan điều khiển trục trặc, đề phòng điện thế cao, để đánh dấu dương
cực…
+ Màu vàng: để báo trước về những đại lượng tới hạn
+ Màu xanh lá cây: chỉ trạng thái bình thường của máy
+ Màu trắng, màu sữa, màu da trời nhạt đối với vật phát quang: chỉ trạng
thái máy đã mở, phòng điện thế, khẩu lệnh đã phát ra.
+ Màu xanh biển : để chỉ các âm cực
 Trong những phân xưởng tự động hóa nên sử dụng các màu nóng để
giữ mức độ cảnh giác.
 Chú ý đến tính chất của lao động trong các nghề lao động trí óc và
chân tay, lao đọng đòi hỏi sự tập trung cao độ nên dùng sắc điện lạnh
như xanh lá cây, xanh da trời. Trong những lao động khác nên dùng
sắc điện nóng như vàng, da cam, các sắc điện này gây cảm giác nóng
và có tác dụng kích thích.


Việc áp dụng một cách đúng đắn các màu sắc chức năng tại nơi làm việc
tùy thuộc vào đặc điểm của từng cơ quan, xí nghiệp sao cho tạo ra một
trạng thái thuận tiện nhất về mặt tâm lý nói chung và nhất là khả năng tri
giác nói riêng của người lao động. Điều đó sẽ góp phần giảm hiện tượng
mệt mỏi và tăng năng suất lao động.
b) Sử dụng màu sắc trong trường học
- Có nhiều cơng trình nghiên cứu trong đó có cơng trình nghiên cứu của
Acgonovich đã chứng minh: “ Học sinh tiểu học ưu thích nhất những màu
ngun chất và sáng chói, tuổi càng lớn thì các em càng ham thích những màu
có sắc điện lạnh và phức tạp”. Đó là cơ sở khoa học cho việc dùng các màu sắc

để sơn cơ sở vật chất trong trường, đồ dùng học tập, sách vở, trang trí lớp,..
- Làm cho cảnh quan nhà trường tươi mát, vui mắt bằng cách trồng cây xanh để
vừa có thể làm bóng mát và vừa có thể làm cho khơng khí trong lành.
2.1.4. Vấn đề sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất
a) Vai trò của âm nhạc trong lao động sản xuất
Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người . Âm nhạc
có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: giải quyết những khó khăn trong cuộc
sống, vơi đi những giận hờn vu vơ, đưa người về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu dấu,
nghe lòng bồi hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê cha, sống dậy
lịng tự hào dân tộc, khát vọng tìm về chân lý…Ngay từ thời thượng cổ, âm nhạc
đã được ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của các cộng đồng
người nguyên thủy. Kể từ đấy, âm nhạc đã khơng ngừng được phát triển và hồn
thiện cùng năm tháng. Quả thật, âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến con người, đến
sự hình thành và phát triển nhân cách nơi mỗi người.
Trước hết, âm nhạc tác động lên phương diện lên sinh lý của con người. Sự tác
động này hầu như ai cũng nhận thấy được. Bằng cơng trình nghiên cứu của mình,
hai người sinh học người Nga, I.M.Đô ghen và I.R.Tackhanop đã chứng minh rằng,
âm nhạc có ảnh hưởng đến hệ hơ hấp, hệ tuần hồn và đến những khía cạnh khác
trong cơ thể người. Âm nhạc có thể khiến cho con người nghe cảm thấy dễ chịu,
cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái. Và âm nhạc cũng có thể làm cho người nghe cảm
thấy mệt mỏi, rã rời hay căng thẳng, khó chịu. Chính vì thế mà âm nhạc có ảnh


hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Ngày trước, nhờ những câu hò ý vị, vui
tươi trong khi gặt hái, trong khi giã gạo, trong khi cấy cày, tát nước,… người lao
động đã quên đi sự mệt nhọc, vất vả và hăng say hơn trong công việc. Ngày nay,
trong các nhà máy, xí nghiệp , nếu biết sử dụng âm nhạc một cách khoa học thì
năng suất lao động sẽ được nâng cao.
Khơng chỉ có thế, âm nhạc cịn tác động đến cảm xúc và tư tưởng của con người.
Âm nhạc, nếu được cảm thụ một cách sâu sắc và thơng minh thì sẽ tác động đến

thế giới quan, đến toàn bộ ý thức của con người. Tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất
của âm nhạc đối với con người là trong lĩnh vực tình cảm và tâm trạng của con
người. Khơng một loại hình nghệ thuật nào khác ngồi âm nhạc lại có thể tác động
với một uy lực như thế vào thế giới cảm xúc của con người.
Ảnh hưởng của nhịp điệu và âm nhạc đến trạng thái tâm lý và hoạt động lao động
của con người đã được quan tâm từ lâu. Từ xa xưa con người đã sử dụng âm nhạc
như là một phương tiện chữa bệnh nhằm nâng cao tinh thần của người bệnh. Trong
quá trình lao động phối hợp cùng nhau đã nảy sinh các điệu hì, câu hát rất phong
phú đa dạng có tác dụng huy động sức mạnh tinh thần của người lao động, ví dụ
như hị kéo pháo, hị trèo thuyền, hò mái đẩy.
 Âm nhạc tác động đến con người hai mặt: tạo ra một tâm trạng tốt và nhịp
điệu lao động cao, ổn định. Điều này dẫn đến hạ thấp độ mệt mỏi trong lao
động.
 Hiện nay, âm nhạc được sử dụng rộng rãi tại các xí nghiệp, công xưởng nơi
mà người lao động thực hiện những công việc đơn điệu, quen thuộc bận tâm
chú ý.


b) Những nguyên tắc cần chú ý khi sử dụng âm nhạc trong lao động sản
xuất
 Thời gian sử dụng nhạc trong lao động sản xuất cụ thể như sau:
 Theo cơng trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên Xơ xác định thời
gian sử dụng nhạc có hiệu quả nhất là 2 giờ 30 phút.
 Tính chất của âm nhạc trong lao động
Âm độ và nhịp độ ( nhanh hay chậm) của nhạc phải điều chỉnh tùy theo mức độ
tập trung chú ý của người lao động vào cơng việc. Ví dụ cơng việc địi hỏi phải
tập trung chú ý nhiều thì âm độ của nhạc thấp và nhịp điệu phải càng thanh thản
hơn. Ngược lại công việc địi hỏi sự tập trung chú ý ít thì âm độ và nhịp độ của
nhạc cao.
 Không dùng nhạc Jazz có nhịp độ và âm độ thay đổi thường xuyên vào lao

động sản xuất sẽ làm tăng sự mệt mỏi và hạ thấp sức làm việc của người lao
động.


Khi sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất phải tính đến thị hiếu và trình độ
hiểu biết âm nhạc của người lao động. Vì vậy trước khi sử dụng âm nhạc trong
lao động sản xuất cần điều tra sở thích âm nhạc của người lao động: “ Anh(chị)
thích những bản nhạc nào”
 Khơng dùng nhạc có lời trong lao động sản xuất vì nhạc có lời gây mất tập
trung chú ý vào công việc
Nội dung của âm nhạc trong lao động sản xuất:
- Không nên dùng một bản nhạc hai lần trong một tuần
- Ngay trong một ngày làm việc nội dung của bản nhạc phải phù hợp với sự
thay đổi của sức làm việc:
+ Giai đoạn bắt tay vào làm việc: dùng nhạc có âm độ lớn, nhịp độ nhanh
nhằm mục đích làm cho người lao động bắt vào nhịp lao động một cách
nhanh chóng.
+ Giai đoạn sức làm việc cao và ổn định: dùng nhạc có âm độ, nhịp độ thấp,
thanh thản nhằm củng cố nhịp lao động tối ưu, đẩy lùi mệt mỏi.
+ Giai đoạn sức làm việc giảm sút: cần dùng nhạc sảng khoái, giàu sinh khí,
có nhịp độ nhanh.
+ Vào cuối giờ làm việc nên dùng nhạc mạnh, nhịp độ nhanh, hào hứng, yêu
đời đem lại niềm vui và tinh thần thư thái cho người lao động sau một ngày
lao động.
- Nhạc dùng trong giờ giải lao: dùng nhạc sinh động, vui tươi, trong đó có cả
nhạc và lời. Giờ giải lao buổi chiều hoặc ca đêm cần nhạc sảng khoái, tỉnh
táo nhằm phục hồi khả năng lao động.
Để kích thích người lao động tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ đặt ra
cho họ, mỗi một xí nghiệp, nhà máy, trường học cần xây dựng bài xhisnh ca của
mình có nội dung ca ngợi phẩm chất của xí nghiệp, nhà máy, trường học và nói

về nhiệm vụ của người lao động. Ví dụ như ở Nhật nhiều hãng có bài chính ca.
Hãng Matsuxita có bài chính ca và lời bài ca như sau: “Chúng ta liên kết sức
lực và trí tuệ, ta sẽ làm được mọi cái vì sự phồn vinh. Hãy cứ để cho hàng hóa


của chúng ta đến với mọi dân tộc trên thế giới. Cứ để cho chúng tuôn chảy
không ngừng, vĩnh cửu, như nước ở vịi phun khơng bao giờ cạn. Phát triển nữa
lên ngành cơng nghiệp của ta! Tình đồn kết hịa hợp và trung thực mn năm.”
Buổi sáng, sau khi xếp thành hàng người lao động hát bài ca đó, nghe dặn dò và
lời chúc của ban lãnh đạo. Điều đó có tác dụng giáo dục tuyên truyền, nhấn
mạnh mối quan hệ trực tiếp đến sự phồn vinh của hãng với sự sung túc của
người lao động và sự hùng mạnh của dân tộc Nhật Bản nói chung.
Tuy nhiên cần chú ý ở những nơi làm việc địi hỏi có sự tập trung chú ý cao,
căng thẳng lớn về thể lực và thần kinh hì khơng nên sử dụng nhạc trong giờ làm
việc.
CHƯƠNG III: THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỦ ĐỀ XÂY DỰNG YẾU
TỐ THẨM MỸ TRONG LAO ĐỘNG
3.1. Thực trạng xây dựng yếu tố thẩm mỹ trong lao động hiện nay:
3.1.1. Thực trạng chung ở Việt Nam:
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, cuộc sống cũng như những chế độ đãi ngộ dành
cho người lao động là một trong những chủ đề đang nhận được sự quan tâm rộng rãi của
toàn thể nhân dân cả nước và các cấp chính quyền địa phương, nhà nước. Với vai trị
khơng thể thay thế, sức khỏe và sự hài lòng của người lao động đóng một vai trị vơ cùng
quan trọng trong việc làm tăng năng suất lao động, góp phần giúp tăng trưởng kinh tế đất
nước. Vì lẽ đó, việc xây dựng yếu tố thẩm mỹ trong lao động và nghỉ ngơi hợp lý cũng là
một yếu tố được các công ty, doanh nghiệp và người sử dụng lao động đặc biệt chú ý.

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó cịn
tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trị chủ yếu của nó vẫn là
làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người. Vai trò của những thước đo thẩm

mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức
trong đời sống xã hội.
Các cơng trình nghiên cứu sinh lí học và tâm lý học hiện đại cho rằng cơ quan thị
giác là cơ quan thu nhận khoảng 90% lượng thơng tin từ bên ngồi vào não. Vì vậy


việc thẩm mỹ hóa mơi trường xung quanh con người phải được thực hiện để có thể
tác động được nhiều qua tri giác nhìn.
Theo cơng trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Mỹ được trình bày trong cuốn
“ Nghệ thuật và sản xuất” của V.V.Svili thì thời gian tối ưu có sử dụng nhạc trong
ngày là 1 giờ. Sử dụng nhạc 1 giờ trong ngày có tác dụng tăng năng suất lao động
lên đến 12%.
Căn cứ vào các cơng trình nghiên cứu của Mỹ và Liên Xơ có thể đưa ra số thời
gian sử dụng nhạc trong một ngày làm việc từ 1 giờ đến 2 giờ 30 phút. Nguyên tắc
nhỏ giọt các lần mở nhạc trong ngày lao động đem lại những kết quả tốt nhất.
3.1.2. Thực trạng tại cơ sở thực hành
Với đặc thù công việc là làm việc với nhóm trẻ em đặc biệt, các giáo viên ln cần
phải có một sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, phải đảm bảo luôn giữ sự tỉnh
táo và ân cần, sáng suốt để trông coi và bảo bao các cháu một cách hữu hiệu nhất.
Vì nếu khơng giữ được thể trạng tốt, các cơ rất dễ dẫn đến tình trạng lơ mơ, mất
tập trung khi trông coi các cháu, khiến cho việc dạy dỗ, trị liệu kém hiệu quả và có
khả năng xảy ra tai nạn, hay trở nên cáu gắt, khơng kiểm sốt được hành vi, lời nói
của bản thân mình với trẻ.
Ở trung tâm chuyên biệt Bình Minh, yếu tố thẩm mỹ cũng luôn rất được coi
trọng. Thời gian biểu ở đây thường được phân chia một cách rõ ràng theo giờ từng
ngày và từng tuần. Các giáo viên ở lớp cá nhân và lớp chúng ln có những hoạt
động bổ ích luân phiên hàng ngày cho trẻ và các thầy cô của trung tâm, vừa đảm
bảo về chất lượng đánh giá, trị liệu và học tập của các bé. Cụ thể, từ 7h30 đến 9h
sáng ở trung tâm chuyên biệt Bình Minh thường là giờ các cô ở lớp chung cho các
bé tập thể dục và ăn sáng. Trong khoảng thời gian này, các cơ lớp cá nhân có thể

tranh thủ ăn sáng, nghỉ ngơi và chuẩn bị giáo cụ, bài giảng.
Từ 9h đến 10h30 là thời gian diễn ra các hoạt động giúp các bé phát triển tư duy.
Lúc này, một phần của lớp chung sẽ lên các lớp cá nhân để massage và học một cô


– một trị, nhẹ bớt cơng việc cho giáo viên lớp chung và các cơ sẽ có thời gian thư
giãn 10h đến 11h30 là thời gian để các bé ăn trưa. Và từ 11h30 đến 14h, các cô sẽ cho
các bé đi ngủ.
Các bé thức dậy lúc 14h và ăn bữa chiều, giáo viên lớp cá nhân tiếp tục được nghỉ
ngơi. Từ 14h30 đến 15h30, phần đa của lớp chung chưa được học vào buổi sáng sẽ lên
lớp cá nhân để tiếp tục học. Các bé còn lại được xem ti vi và chơi tự do. Đây cũng là lúc
giáo viên lớp chung có thể giải lao, thư giãn. Thời gian này các trẻ sẽ được tự do chạy
nhảy tại lớp học, có thể mang màu sắc ra vẽ, hoặc nhảy nhót vui đùa tùy thích.
Từ 15h30 đến 16h30 là giờ phát triển nhận thức, ngôn ngữ và áp dụng một số biện
pháp trị liệu cho các bé tại lớp chung, giáo viên lớp cá nhân được nghỉ ngơi. Và từ 16h30
đến 19h00 là giờ trả các bé về với gia đình, kết thúc một ngày làm việc.

Ngồi sắp xếp hợp lý thời gian biểu hàng ngày, mỗi tuần các giáo viên tại viện còn
tổ chức các hoạt động thư giãn định kỳ cho cả giáo viên lẫn học sinh như sinh hoạt
ngoại khóa tại cơng viên hay tiệc nhẹ bốc tay,…
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng yếu tố thẩm mỹ trong lao động
Có rất nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến việc xây dựng yếu tố thẩm mỹ trong
lao động, xong ta có thể kể đến 4 yếu tố tác động trực tiếp đó là:
3.2.1. Yếu tố thẩm mỹ đối với cuộc sống cá nhân
Trong cuốn sách Ứng dụng âm nhạc để thay đổi cuộc sống, Jenifer Buchanan đã
chỉ ra tác dụng tuyệt vời của âm nhạc: “Âm nhạc là ánh trăng trong đêm tối cuộc
đời u ám... Âm nhạc có thể tạo ra sắc thái cho một không gian – hãy nghĩ về tiếng
nhạc nhẹ nhàng trong một nhà hàng hoặc những âm thanh sôi động tại các cửa
hàng bán lẻ, và xem chúng khiến bạn cảm thấy ra sao.
Bằng nét đặc thù riêng của mình, âm nhạc đã phản ánh hiện thực cuộc sống một

cách ước lệ và trừu tượng. Âm nhạc mô tả các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
Âm nhạc cịn có thể thể hiện quan điểm sống, chuyển tải tư tưởng. Với sự phối hợp
nhuần nhuyễn, hài hòa giữa ca từ, nhịp điệu, tiết tấu bản nhạc, âm nhạc đã tác động
lớn đến người nghe.
Để tạo ra môi trường màu sắc tối ưu cho nơi làm việc cần lưu ý một số yêu cầu
như sau:


Các màu sắc có sự khác nhau rất lớn về sự phản chiếu, vì vậy để có được một ánh
sáng đồng đều thì hệ số phản chiếu nên là: 70-80% đối với trần nhà, 50-60% đối
với tường xung quanh, 50-60% đối với đồ gỗ và máy móc, 30-50% đối với tấm lát
sàn.
Đối với những bức tường phía trong phịng làm việc, nên sử dụng những màu
không làm phân tán chú ý và giữ được sạch ( màu ghi, màu ve xanh).
3.2.2. Phương pháp và hình thức của yếu tố thẩm mỹ
Tùy thuộc vào phương pháp và hình thức lao động mà khả năng làm việc cũng
như việc lên kế hoạch xây dựng yếu tố thẩm mỹ cũng sẽ khác nhau.
Đối với những người lao động chân tay là chính (thợ xây, lao công, công nhân,…)
màu sắc, âm nhạc của họ sẽ thường sẽ theo một mô tuýp chung, những bản nhạc sôi
động, màu sắc trầm,.. Cũng như người lao động ở những ngành nghề có thao tác phức
tạp, chun mơn hóa cũng sẽ có yêu cầu về yếu tố thẩm mỹ khác so với ngành nghề có
thoa tác đơn giản. Xây dựng yếu tố thẩm mỹ dựa theo tính chất công việc sẽ giúp vừa
đảm bảo sức khỏe cho người lao động vừa tận dụng được tối đa hiệu quả làm việc.
3.2.3. Điều kiện vệ sinh nơi làm việc:
Đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong xây dựng yếu tố thẩm mỹ trong
lao động hợp lý. Tùy theo điều kiện vệ sinh và môi trường làm việc mà yếu tố thẩm mỹ
của người lao động sẽ có sự khác biệt rõ rệt.
Đối với những người lao động làm việc ở môi trường không đảm bảo vệ sinh hay
độc hại như lao công, nhân viên xăng dầu, công nhân cầu đường,… thì yếu tố thẩm mỹ
của họ cần được đặc biệt chú trọng để đảm bảo sức khỏe. Nếu phải làm việc liên tục

trong môi trường không đảm bảo vệ sinh có nguy cơ cao xảy ra những hậu quả khôn
lường đến sinh lý, tâm lý và cả tính mạng của người lao động.
Vì thế, các khu học tập hay vui chơi tại Trung tâm Bình Minh ln luôn được các
giáo viên và học sinh chú tâm dọn dẹp, sắp xếp sau mỗi hoạt động. Ngay cả các em nhỏ
cũng ý thức được lợi ích và tác dụng của môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp nên thường
xuyên phụ giúp các thầy cô trong việc lau dọn, sắp xếp lớp học.

3.3. Ý nghĩa của việc xây dựng yếu tố thẩm mỹ trong lao động:


Nói đến thẩm mỹ khơng thể khơng nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu
hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi
thời đại trong lịch sử. Tôi chỉ có thể nói: cái đẹp bao hàm hai cực: sự phóng
khống và sự tinh tế. Ở đây may ra có thể có sự phân biệt giữa phương Đơng và
phương Tây. Phương Tây thường tìm tới cái đẹp trong sự phóng khống, hùng vĩ,
cịn phương Đơng – trong sự tinh tế, tỉ mỉ.
Cái đẹp là sự hài hoà, sự cân đối cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Nhưng
trước khi nói đến thẩm mỹ của con người cần đề cập đến thẩm mỹ về con người,
tức cái đẹp của con người. Con người cần có cả sự phóng khoáng lẫn sự tinh tế,
hơn nữa, cần sự kết hợp hai cực khác nhau ấy cả vĩ mô lẫn vi mơ, trong đời sống
của mình. Con người khơng phóng khống thì khơng tạo ra được sự hùng vĩ về mặt
nhân cách. Sự hùng vĩ thể hiện trong nghệ thuật như trường ca, như những bức
tranh hoành tráng. Con người cũng phải xây dựng cái đẹp của mình trong sự hùng
vĩ của cá nhân.
Đối với thiên nhiên con người quá nhỏ bé. Có lẽ con người nhận thức và ý thức
được sự nhỏ bé của mình so với thiên nhiên nên ln ln tìm kiếm kích thước của
mình. Đó chính là cách con người sử dụng để thách thức thiên nhiên.
Nhưng con người sống với nhau, hàng ngày va chạm, còn cần có sự tế nhị, sự tinh
tế. Sự tinh tế cần phải được kết hợp với sự hùng vĩ của tâm hồn để tạo ra vẻ đẹp.
Nếu con người chỉ nghĩ đến cái đẹp bên ngồi bản thân thì khơng đủ. Người ta

nhận ra giá trị thẩm mỹ của con người chủ yếu là thơng qua chính nó. Sự tinh tế
khơng chỉ bổ sung, mà cịn duy trì cảm xúc của con người về đối tượng.
Tất nhiên, con người còn lệ thuộc vào phương tiện, vì thế phương tiện cũng phải
đẹp. Vẻ đẹp của tiện nghi là phương tiện bổ sung, giúp cho người ta nhận ra cái vẻ
đẹp thật của con người. Hiện nay, khi nghiên cứu mỹ học, người ta thường chỉ
nghiên cứu vẻ đẹp nghệ thuật, vẻ đẹp kiến trúc, vẻ đẹp sản phẩm… Nghiên cứu mỹ
học, theo tôi, trước hết cần phải bắt đầu bằng nghiên cứu tiêu chuẩn của vẻ đẹp con
người.
Cái đẹp là sự kết hợp của các quan niệm cả khách quan lẫn chủ quan. Có thể nói trí
tuệ của nhân loại hiện nay chưa đủ để xây đựng được tiêu chuẩn về cái.đẹp. Có
những lúc, như trong thời kỳ chiến tranh chẳng hạn, người ta xem những người anh
hùng là vẻ đẹp. Từ thời La Mã cổ đại người ta đã tôn sùng vẻ đẹp của người anh
hùng. Người ta đem đối lập họ với những kẻ tiểu nhân. Nhưng con người thơng
thường thì nhiều mà người anh hùng thì ít. Con người đã bắt đầu thay đổi lý tưởng
của mình về vẻ đẹp. Người ta khơng cịn nhìn vào sự hùng vĩ, khơng cịn nhìn vào


quá khứ nữa, mà bắt đầu nhìn vào nhau với tư cách là các đối tượng. Vẻ đẹp bây
giờ là vẻ đẹp dân sự.
Tiêu chuẩn trước tiên của thẩm mỹ về con người ở thời kỳ hiện đại chính là khả
năng hợp tác. Con người thường khâm phục những ai sống được với tất cả mọi
người. Những ai có ích cho tất cả mọi người, đó là những người đẹp nhất. Tiếp đó
là năng lực tiếp nhận. Chúng ta thường nói người này thơng minh, người kia sáng
dạ. Đấy chính là một vẻ đẹp, vẻ đẹp của năng lực tiếp nhận cởi mở. Tiêu chuẩn thứ
ba của vẻ đẹp con người hiện đại là sự hài hoà giữa đời sống tâm hồn và đời sống
vật chất. Nói đến vẻ đẹp của con người thì khơng phải là nói về một sự nghiệp, mà
trước hết là nói đến tiêu chuẩn đời sống hàng ngày. Cuối cùng, một con người
muốn đẹp thì phải là con người có giáo dục, trong sự giáo dục đó có giáo dục về
cái đẹp. Giáo dục góp phần nâng cao khiếu thẩm mỹ của con người, giúp họ có khả
năng nhận ra cái đẹp và sau đó là khả năng làm mình đẹp lên.

Trong các nguyên lý về mỹ học có ba tiêu chuẩn chân, thiện, mỹ. Nhưng chân,
thiện, mỹ là chức năng giáo đục của nghệ thuật chứ không phải là tiêu chuẩn của
cái đẹp. Cái đẹp có thể khơng bao gồm cái thiện vì cái đẹp được quan niệm khác
nhau trong từng thời đại. Đôi khi, vì những lý do thiển cận, người ta có thể dẫn đắt
cả một dân tộc làm những điều sai lầm chỉ vì muốn đáp ứng với những tiêu chuẩn
cái đẹp nhất thời. Giết nhiều người chẳng hạn, đó khơng phải là cái đẹp. Hồ Chí
Minh từng nói rằng một trận đánh mà chết nhiều người không phải là một trận
đánh hay. Cái đẹp nhất thời và cái đẹp vĩnh hằng là những mức độ khác nhau của
cái đẹp.
Cái đẹp có thể được thể hiện qua cái Hài, cái Bi hoặc cái Hùng, nhưng nó khơng hề
lệ thuộc vào hình thức biểu hiện ấy. Dù là Bi, Hùng hay Hài, nó vẫn ln là cái
đẹp. Cái đẹp là linh hồn còn Hài, Bi hay Hùng chỉ là cách thể hiện mà thơi. Cái đẹp
khơng
lệ
thuộc
vào
hình thức thể hiện. Cái đẹp chỉ lệ thuộc vào tâm hồn. Cái đẹp được chất ra từ đó.
Đơi khi người ta thấy có sự khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn, giữa những người
sáng tác ra các tác phẩm nghệ thuật và cuộc sống thực không đẹp của họ. Thực ra
đó là một mâu thuẫn giả. Ngun sối Liên Xơ Giukov chẳng hạn. Ơng là một nhà
quân sự vĩ đại, người đã có đóng góp to lớn trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Ơng chính là tác giả cuốn Kết thúc cuộc chiến tranh thê giới thứ II và sự tan rã của
nhà nước phát xít, nhưng ơng vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi ở trước của nhà một bà
già bán bánh mì tên là Giukova. Nếu ta nhìn thấy một cách thơng thường thì những
con người này có thể khơng đẹp, khơng hay, nhưng từ sâu thẳm trong thiên tư, họ
đã chặt lọc ra cái tinh tuý nhất của mình để sáng tác ra những cái làm cho mọi
người đều phải thán phục.


Từ những nghiên cứu, phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng việc xây dựng được một chế

độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý là vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sức

Người ta thường nhầm lẫn giữa tác phẩm và con người. Tác phẩm nghệ thuật
không hề giống con người đẻ ra nó. Nói đúng ra thì khơng phải tác giả, mà chất
thần thánh trong anh ta đã tạo ra chất thần thánh của tác phẩm.
Cần phân biệt rõ ràng cái đẹp và người làm ra cái đẹp. Nếu không phân biệt được
hai khái niệm này thì khơng lý giải được cái đẹp trong đời sống văn hố. Người
làm ra cái đẹp khơng nhất thiết phải nghĩ mình làm ra để làm gì. Người theo đuổi
giấc mơ vì cái đẹp hãy cứ mơ, cịn nhân loại, những người hưởng thụ cái đẹp, sẽ
nhận ra vẻ đẹp ấy. Cái đẹp đến với con người bằng cách nào không quan trọng lắm,
nhưng cái đẹp sẽ được nhận biết bởi con người và không bao giờ người làm ra cái
đẹp nhận ra hết giá trị của cái đẹp và nhận ra giá trị thực dụng của cái đẹp.
Tính chất thánh thiện của những người sáng tạo ra cái đẹp là họ khơng hề mơ
tưởng tới nó trong các tác phẩm của họ. Khơng ai có thể tạo ra sự vĩ đại của mình
bằng cách vừa làm vừa nghĩ mình sẽ vĩ đại. Cái vĩ đại là do sự xác nhận của người
khác vào một thời điểm mà con người bỗng sực tỉnh về giá trị của nó. Cho nên
người sáng tạo ra cái đẹp ẩn náu vào qui luật riêng của họ, họ khép kín bản thân
họ, sáng tạo bằng sự cô đơn của họ. Người sáng tác ra cái đẹp vơ tư qn mình và
khơng hề biết đến giá trị của nó, chỉ biết rằng mình đang tạo ra cái đẹp theo chính
quan điểm của mình. Mỗi một người như vậy sẽ góp phần tạo ra sự phong phú của
cái đẹp trên đời.
Có một câu chuyện hoang đường rất hay được nhắc đến là những người sáng tạo
phải sống trong nghèo khổ mới có thể sáng tác ra những tác phẩm hay. Điều đó
khơng đúng. Ai có chất liệu của thiên thần thì kẻ đó sáng tác hay, dù họ là người
nghèo hay người giàu. Nhưng có một điều kiện chung cho những người sáng tạo ra
cái đẹp: đó là sự cơ đơn. Cơ đơn chứ khơng phải là nghèo khổ. Người đời thơng
thường nhìn thấy Chopin bất hạnh, Beethoven nghèo khổ… Nhưng Chopin và
Beethoven chưa chắc đã nghĩ như thế. Có thể là họ khơng cần một số thứ chứ
khơng phải là họ khơng có những thứ ấy.
Nghiên cứu thẩm mỹ, chúng ta không thể lẩn tránh việc xác định một cơ cấu nội tại

của thẩm mỹ… Theo tơi, cơ cấu nội tại đó bao gồm:
– Năng lực thẩm mỹ: Đó là năng lực sáng tạo ra cái đẹp và thưởng thức cái đẹp,
một trong những năng lực đặc thù của con người. Có thể nói, năng lực đó hình
thành cùng với tồn bộ cuộc sống lao động, tư duy và phát triển của con người, hay
nói cách khác là cùng với chính bản thân con người. Trong quá trình sống, con


người không ngừng tương tác với nhau, con người không ngừng hồn thiện các
cơng cụ lao động, các tiện nghi trong đời sống, những mối quan hệ với nhau và với
thiên nhiên. Khơng những thế, con người cịn tự hồn thiện chính bản thân mình.
Tương tác giữa con người với nhau làm nảy sinh các giá trị thẩm mỹ mang tính xã
hội, tức là đạo đức. Việc hồn thiện những mối quan hệ giữa con người với thiên
nhiên làm nảy sinh các giá trị thẩm mỹ nghệ thuật. Như thế, thẩm mỹ thực ra bao
trùm cả đạo đức lẫn nghệ thuật.
– Hoạt động thẩm mỹ: Là các hoạt động của nhà sáng tạo làm ra các giá trị thẩm
mỹ. Như trên đã nói, thẩm mỹ thực ra bao trùm cả đạo đức lẫn nghệ thuật, vì thế
nhà sáng tạo phải được hiểu theo nghĩa rộng. Đó khơng chỉ là các nhà văn, nhà thơ
nhà điêu khắc… mà cả những con người bình thường đang hàng ngày hàng giờ tạo
ra những vẻ đẹp thường ngày cho cuộc sống chúng ta.
– Các giá tri thẩm mỹ: Các giá trị thẩm mỹ thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đó có thể là những tác phẩm nghệ thuật (như văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu
khắc…), có thể là những phong cách ứng xử, giao tiếp…, nhưng cũng có thể dưới
dạng những cơng nghệ, kỹ thuật và cơ chế quản lý sản xuất… hay thông qua luật
pháp.
Như vậy, các giá trị thẩm mỹ không thể hiện trong một lĩnh vực cụ thể của đời
sống xã hội mà trong mọi hoạt động xã hội của con người. Nó tham gia cấu tạo nên
mơi trường văn hoá của con người.
3.4. Khuyến nghị để xây dựng yếu tố thẩm mỹ trong lao động một cách hợp lý:
Từ những nghiên cứu, phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng việc xây dựng
được một yếu tố thẩm mỹ trong lao động là vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo

sức khỏe cả về thể chất lần tinh thần cho người lao động và góp phần nâng cao
năng suất, hiệu quả, hiệu lực lao động. Vậy nhưng không phải công ty, doanh
nghiệp, cơ quan hay người sử dụng lao động nào cũng biết làm thế nào để xây
dựng được yếu tố thẩm mỹ trong lao động sao cho hợp lý. Trong báo cáo thực hành
môn Tâm lý học lao động này, em xin được đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp
mọi người tham khảo và xây dựng được một yếu tố thẩm mỹ hợp lý cho người lao
động.
Thứ nhất, nên xen kẽ các yếu tố thẩm mỹ trong thời gian lao động những giờ
giải lao tự do và giải lao có tổ chức. Giờ giải lao có tổ chức có thể diễn ra dưới


nhiều hình thức như tập thể dục giữa giờ hay tổ chức một hoạt động tập thể nào
đó tùy thuộc theo tính chất cơng việc, thời gian ca làm việc và đặc điểm tâm sinh lý của người lao động.
Thứ hai nhịp độ và âm độ của nhạc sử dụng trong lao động tùy thuộc tính chất của
các động tác lao động, theo trình độ hiểu biết âm nhạc của người lao động, thị hiếu
của họ và thời gian của ca sản xuất.
Thứ ba, sử dụng âm nhạc chức năng trong lao động sản xuất có tác dụng tốt tới
trạng thái tâm lý người lao động, dẫn đến hạ thấp sự mệt mỏi và nâng cao sức làm
việc của họ. Năng suất lao động tăng từ 7-10% khi sử dụng nhạc có chức năng, số
lượng các phế phẩm giảm từ 5-7%.
Thứ tư, nửa đầu ca sản xuất chỉ nên có duy nhất một giờ giải lao nếu giờ nghỉ trưa
được bố trí vào đúng giữa ca làm việc. Nếu giờ ăn trưa được bố trí sang nửa sau
của ca làm thì có thể sắp xếp thêm 1 lần nghỉ giải lao nữa.
Cuối cùng, tạo dựng môi trường làm việc trong lành, sạch sẽ, trang trí đẹp
mắt, hài hịa, thống mát cũng sẽ giúp nâng cao khả năng làm việc của người lao
động, làm giảm nguy cơ mệt mỏi sớm và qua đó kéo dài được thời gian lao động,
nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.



×