Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Văn hóa omotenashi của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA QUỐC TẾ HỌC
O’

VÕ HOÀNG MỸ LINH

VĂN HÓA OMOTENASHI CỦA NHẬT BẢN VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
•••

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUỐC TẾ HỌC
Đà Nẵng - Năm 2020

2
B
bj
o
b
J
o


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA QUỐC TẾ HỌC

VĂN HÓA OMOTENASHI CỦA NHẬT BẢN VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
•••

Ngành: Quốc tế học


Mã số: 52220212

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Võ Huyền Dung
Sinh viên thực hiện : Võ Hoàng Mỹ Linh
Lớp : 16CNQTH02

Đà Nẵng - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Ngoại trừ
những nội dung đã được tham khảo có kèm theo nguồn trích dẫn, luận văn này
khơng bao gồm một phần hoặc tồn bộ nội dung của bất kỳ một cơng trình nào đã
được cơng bố để nhận một văn bằng hay học vị ở bất kỳ một cơ sở đào tạo nào khác.
Đà Nẵng, ngày tháng năm
Tác giả luận văn


TĨM TẮT
Omotenashi là một nét tinh hoa trong văn hóa Nhật Bản, nó được xem như
phương châm trong ngành dịch vụ, hoạt động kinh doanh của người Nhật.
Omotenashi là sự hiếu khách xuất phát từ trái tim, là sự phục vụ khách hàng với
mong muốn đem lại cho họ sự thoải mái, vui vẻ và thỏa mãn trên cả sự mong đợi của
họ mà không mong nhận lại bất cứ một sự đáp trả nào. Luận văn “Văn hóa
Omotenashi của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” trước hết trình bày
nguồn gốc, khái niệm và các đặc trưng cơ bản của văn hóa Omotenashi, sau đó phân
tích thực trạng áp dụng văn hóa Omotenashi của các doanh nghiệp Việt và doanh
nghiệp Nhật tại Việt Nam, cuối cùng rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Ngày nay, chất lượng ngành dịch vụ tại Việt Nam còn hạn chế nên cần được cải thiện

tốt hơn trong thời gian đến. Vì vậy, những bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản cùng với
sự phổ cập văn hóa Omotenashi sẽ góp phần phát triển ngành du lịch, ngành dịch vụ
chăm sóc khách hàng, nền kinh tế quốc gia và xây dựng nên một thương hiệu quốc
gia riêng cho Việt Nam.
Omotenashi is an quintessence in Japanese culture, it is considered as a
guideline in Japanese's service industry and business activities. Omotenashi is the
hospitality that comes from the heart, to serve customers with the desire to bring
them comfort, joy and satisfaction above all their expectations without the
expectation of any response. The thesis "Omotenashi culture of Japan and lessons for
Vietnam" firstly addressed the origin, concept and basic characteristics of
Omotenashi culture, then analyzing the real situation of applying culture Omotenashi
of Vietnamese enterprises and Japanese enterprises in Vietnam and finally
withdrawing some lessons for Vietnam. Today, the quality of the service in Vietnam is
still limited so it needs to be improved in the future. Therefore, lessons learned from
Japan along with the popularization of Omotenashi culture will promote the
development of the tourism industry, the customer service industry, the development
of the national economy and build a national brand for Vietnam.


MỤC LỤC
••

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
•'•
Số hiệu
Hình 1.1.
Hình 1.2.


Tên hình
Trà đạo tại Nhật Bản

Trang
6
11

Hình 1.3.

Nhân viên tại một trung tâm thương mại cúi chào khách
hàng
Tháp thể hiện mức độ Lịng hiếu khách của người Nhật

Hình 2.1.
Hình 2.2.

Trà thất Nhật Bản nhìn từ bên ngồi
Chỗ rửa tay trước khi vào trà thất

19
19

Hình 2.3.

Tokonoma trong trà thất Nhật Bản

21

Hình 2.4.


Bên trong trà thất Nhật Bản

21

Hình 2.5.

Một số trà cụ trong tiệc trà Nhật Bản

22

Hình 2.6.
Hình 2.7.

Wagashi - bánh ngọt truyền thống Nhật Bản
Món Sushi của Nhật Bản

23
26

Hình 2.8.

Món Sashimi

27

Hình 2.9.
Hình 2.10.

Món chiên Tempura

Món Shabu - shabu

27

Hình 2.11.

Hành động cúi chào gập người truyền thống Nhật Bản

30

Hình 2.12.
Hình 2.13.

Chào đón khách đến cửa hàng Nhật Bản
Đầu bếp người Nhật chế biến Sushi

31
32

Hình 2.14.

Lữ quán tại Nhật

35

Hình 2.15.

Nhân viên quỳ chào khách

37


Hình 2.16.

Nhân viên vui vẻ phục vụ khách hàng

42

Hình 2.17.
Hình 3.1.

Hành động cúi chào của nhân viên người Nhật
Mơ hình triết lý thực hành Omotenashi của AEON

43
47

Hình 3.2.

Chủ trạm xăng IDEMISTU Q8 - ông Hiroaki Honjo cúi
chào khách

49

Biểu đồ 2.1. Thống kê lượng khách du lịch nước ngoài đến Nhật
Bản từ 2012 đến 2017

34

12


28


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi khi nhắc đến cái tên “Nhật Bản”, trong suy nghĩ của những ai đã từng biết
đến đất nước này ắt hẳn sẽ hiện lên rất nhiều đặc điểm đặc sắc của nơi đây. Thật vậy,
người ta thường nhớ đến Nhật Bản với hình ảnh hoa anh đào tuyệt đẹp, những địa
điểm tham quan quyến rũ lịng người, những món ăn được bày trí một cách tỉ mỉ,
những bộ Kimono với sắc màu đa dạng hay chỉ đơn thuần là những con hạc giấy,
những nhân vật hoạt hình ngộ nghinh... Nói đến quốc gia này, người ta khơng khỏi
say đắm bởi nó, họ ấn tượng từ cách dân tộc Nhật Bản đứng lên tái thiết đất nước,
nhanh chóng tạo dựng một vị trí nổi bật trên thế giới sau hậu quả thảm khốc của Thế
chiến II, cho đến cảnh đẹp, con người và đặc biệt là nền văn hóa của xứ sở này.
Nhắc đến văn hóa Nhật Bản, chắc chắn khơng có ngơn từ nào có thể lột tả hết
những ý nghia, tinh hoa và giá trị mà chúng mang trong mình. Những ai đã từng tìm
hiểu về chúng hoặc có cơ hội ghé thăm đất nước này sẽ không khỏi ngưỡng mộ bản
sắc văn hóa ở đây. Một trong những lý do khiến du khách lưu luyến, nhớ mãi khi ghé
đến đất nước này là sự tiện lợi, cách tiếp đón và phục vụ tận tâm của người Nhật.
Người Nhật rất coi trọng khách hàng, xem họ như những người thân trong gia đình
hoặc bạn bè, vì vậy mà quan niệm “Những gì xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến được
trái tim” luôn được chú trọng để nắm giữ trái tim của khách hàng. Ở Nhật người ta
luôn tạo sự thoải mái, mang đến sự hài lòng cho mọi người từ những hành động đơn
giản nhất như lời chào hay nụ cười đón tiếp để chạm đến cảm xúc của khách hàng và
họ phục vụ khách hàng với tất cả sự nhiệt huyết, chân thành mà không mong nhận lại
bất kỳ sự đền đáp nào cả. Đó chính là một nét văn hóa tiêu biểu - văn hóa
Omotenashi mà ít có nơi nào có được như đất nước Nhật Bản. Có thể nói tinh thần
hiếu khách này là tinh hoa văn hóa mà nhiều quốc gia khác nên học hỏi.

Liên hệ với thực tiễn nước ta, người Việt cũng mang trong mình lịng hiếu
khách, sự nhiệt tình, chu đáo trong việc đón tiếp khách hàng. Phong cách phục vụ ở
Việt Nam vẫn có nhiều nét riêng, nổi bật khiến khách hàng phải ấn tượng, song để
chạm được đến cảm xúc cũng như níu giữ được trái tim của khách hàng cịn hạn chế.


8

Thế nên, việc học hỏi từ những giá trị, đặc trưng văn hóa Omotenashi của Nhật là
điều cần thiết để nâng cao kỹ năng phục vụ, nâng cao chất lượng ngành dịch vụ tại
Việt Nam với hy vọng trong tương lai du khách cũng nhớ mãi đất nước ta bởi những
nét đẹp văn hóa như Omotenashi. Hơn thế nữa, ảnh hưởng tích cực của tinh thần tốt
đẹp này sẽ khơng chỉ tồn tại trong việc tiếp đãi khách hàng mà cịn lan tỏa trong đời
sống thường ngày của người Việt.
Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Văn hóa Omotenashi của Nhật Bản và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam” nhằm nghiên cứu sâu hơn về văn hóa độc đáo này,
từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một cách có hệ thống văn hóa Omotenashi của Nhật Bản, từ đó liên
hệ đến thực trạng triển khai văn hóa Omotenashi tại các doanh nghiệp Việt hoặc
doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện việc
áp dụng văn hóa Omotenashi ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số biểu hiện của Omotenashi trong văn hóa Nhật Bản;
- Đánh giá ảnh hưởng của văn hóa Omotenashi ở Nhật Bản;
- Nghiên cứu thực trạng triển khai thực hành văn hóa Omotenashi của doanh
nghiệp Việt;
- Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam trong
văn hóa phục vụ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Văn hóa Omotenashi của Nhật Bản
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nhật Bản và Việt Nam;
- Phạm vi nội dung: các đặc trưng và giá trị văn hóa của tinh thần Omotenashi.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Nguồn gốc và các nét đặc trưng của văn hóa Omotenashi là gì?


9

- Văn hóa Omotenashi được thể hiện trong văn hóa Nhật Bản như thế nào?
- Thực trạng triển khai văn hóa Omotenashi của doanh nghiệp Việt như thế nào?
- Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam là gì?
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử;
-

Phương pháp phân tích - tổng hợp;

-

Phương pháp quy nạp - diễn dịch;

-

Phương pháp so sánh - đối chiếu;

-


Phương pháp dự báo.

6. Đóng góp của luận văn
-

Về mặt lý luận, luận văn được tiến hành dựa vào một số khái niệm như: khái
niệm Omotenashi, nguồn gốc của văn hóa Omotenashi, ... để làm rõ một vấn
đề đó là tìm hiểu về văn hóa Omotenashi của Nhật Bản. Vì thế, luận văn sẽ
góp phần bổ sung tài liệu, làm phong phú hơn những nghiên cứu về tinh thần
Omotenashi. Đồng thời, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho
các cá nhân, tổ chức quan tâm về lòng hiếu khách Omotenashi của người
Nhật.

-

Về mặt thực tiễn, luận văn làm rõ nét các biểu hiện của Omotenashi trong văn
hóa Nhật Bản và chỉ ra thực trạng triển khai văn hóa Omotenashi của doanh
nghiệp Việt hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao sự hiểu biết về
vấn đề này cho người đọc. Đồng thời, luận văn cũng đề xuất các khuyến nghị
cho Việt Nam trong lĩnh vực phục vụ khách hàng.

7. Cấu trúc tổng quát của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái qt về văn hóa Omotenashi
-

Trình bày về nguồn gốc, khái niệm và các đặc trưng cơ bản của văn hóa
Omotenashi.
Chương 2: Biểu hiện Omotenashi trong văn hóa Nhật Bản

- Làm rõ nét biểu hiện của Omotenashi trong các văn hóa Nhật Bản như văn

hóa trà đạo, văn hóa ẩm thực, văn hóa du lịch và văn hóa doanh nghiệp.


10

Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Nêunghiệm
doanh
lên thực
nghiệp
tại
trạng
Việt
triển
Nam,doanh
khai
đề
xuất
áp các
dụnggiải
Omotenashi
pháp
đểra
của
thực
các
hành

kinh
Omotenashi
thành
từ
Nhật
công
Bản.
cho
nghiệp
Việt
và rút
bài
học


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA OMOTENASHI
1.1.

NGUỒN GỐC CỦA VĂN HĨA OMOTENASHI

Nói đến Nhật Bản, người ta sẽ nghĩ ngay đến một đất nước với khí hậu bốn
mùa rõ rệt cùng với phong cảnh thiên nhiên và thực vật phong phú, đa dạng hay đó là
một quốc gia có ý chí kiên cường, mạnh mẽ đứng dậy sau khi hứng chịu những hậu
quả của thiên tai, thảm họa của thiên nhiên gây ra. Đặc biệt hơn hết, nơi này còn nổi
tiếng khắp thế giới với vô vàn những giá trị văn hóa và phong tục truyền thống vơ
cùng độc đáo.
Những ai đã từng có cơ hội đặt chân đến xứ sở “Mặt trời mọc” ắt hẳn đều cảm
mến và ngưỡng mộ với cách ứng xử, tiếp đón nồng hậu, chu đáo của người Nhật.
Nhiều du khách vô cùng bất ngờ trước sự chào đón nồng nhiệt, tiếp đãi tận tình của

nhân viên khi ghé đến các cửa hàng, các quán cà phê hay quán ăn ven đường. Hay
khi trải nghiệm dịch vụ du lịch tại đất nước này, chúng ta sẽ nhìn thấy rất rõ sự chiêu
đãi từ phía nhà cung cấp dịch vụ khiến chúng ta thực sự hài lịng, thoải mái và trên
cả sự mong đợi của chính mình. Vì vậy, những dấu ấn lưu lại trong mỗi chúng ta đôi
lúc chỉ đơn giản là sự cảm động, ấn tượng với những gì mà ta nhận được xuất phát từ
sự chân thành, lòng hiếu khách của người Nhật và đấy chính là văn hóa tiếp đãi
khách hàng bằng cả trái tim vốn rất nổi tiếng nơi này mang tên văn hóa Omotenashi.
Theo Noriko Kobayashi - người đứng đầu tập đoàn quảng bá du lịch tại
Onomichi (tỉnh Hiroshima), ngay cả trẻ em Nhật Bản từ khi còn bé đã được dạy dỗ
lối sống gắn liền với câu ngạn ngữ: “It says that ‘After someone has done something
nice for us, we should do something nice for the other person. But after someone has
done something bad to us, we shouldn't do something bad to the other person.' I
think these beliefs make us polite in our behaviour.” (“Sau khi ai đó làm điều gì tốt
cho chúng ta, chúng ta nên làm điều tốt với người khác. Tuy nhiên, nếu ai đó làm
điều xấu với chúng ta, chúng ta không nên làm thế với người khác”) [26]. Có lẽ vì
vậy mà trong mọi thời điểm, mọi hồn cảnh người Nhật vẫn ln thể hiện sự lịch sự,
tử tế của họ, văn hóa Omotenashi như ăn sâu vào tâm hồn họ kể từ khi còn trẻ. Vậy
truyền thống này bắt nguồn từ đâu?


Bàn luận về nguồn gốc của Omotenashi theo vị giáo sư danh dự Isao
Kumakura tại Viện nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Quốc gia ở Osaka, phần
lớn các nguyên tắc xử sự của người Nhật bắt nguồn từ các nghi lễ trang trọng trong
tiệc trà và võ thuật. Đồng quan điểm với vị giáo sư này có tác giả Shinichi Hisamatsu
[13] và Kõichi Okamoto [8]. Thêm vào đó, theo nghiên cứu của nhiều nhà sử học
cũng cho rằng nguồn gốc văn hóa Omotenashi đến từ lễ trà truyền thống của Nhật
Bản. Trên thực tế, từ “Omotenashi” xuất phát từ trà đạo thời Muromachi.
Trong tiệc trà, chủ tiệc cố gắng hết sức để các vị khách của họ tận hưởng một
bầu khơng khí ấm cúng, gần gũi, thoải mái và thực sự thư giãn ngay từ khâu chuẩn bị
cho đến cuối bữa tiệc. Mọi thứ đều được chăm chút một cách tỉ mỉ, tinh tế và xuất

phát từ sự tận tâm, chu đáo của chủ nhà. Cụ thể, họ cẩn thận trong từng công việc
như lựa chọn dụng cụ pha và thưởng thức trà, hoa trang trí, cách bố trí trong phịng
tra,... Cịn ở phía khách mời, khi họ cảm nhận được những nỗ lực đó của chủ nhà và
sẽ đáp lại bằng sự trân trọng của họ. Từ đó, cả chủ và khách tạo một sự hịa hợp, tơn
trọng lẫn nhau. Đây chính là biểu hiện của Omotenashi trong tiệc trà của người Nhật.
Có thể nói những giá trị tốt đẹp của Omotenashi mang lại đã khiến nó được coi
trọng, phát huy rộng rãi từ trong cuộc sống thường nhật của người dân đến ngành
dịch vụ, kinh doanh,. và nó cũng được xem là một nét đẹp riêng biệt, một truyền
thống đáng quý của người Nhật khiến du khách thế giới phải ái mộ.

Hình 1.1. Trà đạo tại Nhật Bản [50]
Một quan điểm khác lại cho rằng tính lịch sự và lòng trắc ẩn của Bushido là
điểm khởi nguồn của văn hóa Omotenashi. Bushido hay cịn gọi là võ sĩ đạo, nó là
tổng hợp những quy tắc đạo đức mà các võ sĩ ở Nhật Bản thời trung cổ phải tuân


theo. Bởi Bushido vốn đòi hỏi sự đề cao danh dự, đạo đức, tính kỷ luật và cách thức
thực hiện mọi việc theo đúng mọi quy chuẩn của nó. Các võ sĩ phải kiểm sốt mọi
cảm xúc của mình, tịnh tâm và luôn giữ được sự tôn trọng đối với người khác mọi
lúc mọi nơi, kể cả đấy là kẻ thù. Vì vậy mà tinh thần võ sĩ ngày càng được xem trọng
và dần trở thành nền tảng xây dựng nguyên tắc xử sự chung tại xứ sở hoa anh đào
[26]. Đồng thời, quan điểm này cũng được nhà nghiên cứu Nhật Bản học người Hàn
Lj

Quốc Oh Seon Hwa đề cập đến trong
(Du kí về nguồn gốc của Omotenashi kiểu Nhật Bản) [11].

Vậy nên, qua các nghiên cứu cũng như các nhìn nhận trong thực tế, chúng ta có
thể nhận định rằng văn hóa Omotenashi bắt nguồn từ những nghi lễ trang trọng,
những quy tắc, chuẩn mực trong trà đạo và võ thuật.


1.2.

KHÁI NIỆM CỦA VĂN HÓA OMOTENASHI

Theo từ điển Nhật - Anh, từ “Omotenashi” nghĩa là “hospitality” tức là lịng
hiếu khách; sự tiếp đón thân thiện, hào phóng dành cho khách, du khách hoặc người
lạ. Tuy nhiên, theo diễn nghĩa này thì từ Omotenashi của Nhật Bản khơng thể được
diễn tả hết ý nghĩa thực của nó.
Song dựa vào Đại từ điển quốc ngữ Nhật Bản được xuất bản lần thứ 2 vào năm
2001 của Nhà xuất bản Shogakukan, chúng ta có thể thấy rằng Omotenashi là một
danh từ được cấu thành từ hai phần

T/Omote” nghĩa là “bề mặt, biểu hiện

bên ngồi”, “phía trước”, những gì có và “^/nashi” mang nghĩa “khơng có gì”. Như
vậy, khi kết hợp hai yếu tố này, có thể hiểu Omotenashi là sự chân thành, chu đáo,
hết mình, hành động bằng cả tấm lịng với khả năng vốn có mà khơng mong nhận lại
sự hồi đáp từ đối phương. Hoặc có thể ngụ ý rằng khơng nên chỉ chú tâm đến những
gì nhìn thấy trước mắt mà hãy cảm nhận những thứ ẩn chứa bên trong chẳng hạn như
tâm hồn [14].
Tuy nhiên trong bài viết “fctT^'L - Omotenashf trên trang web
khái niệm này lại được phân tích như sau: '“Omit the
initial "O", which is the part of the word added for Japanese Polite Language
reasons, and you are left with the "Mote" of Omotenashi which can mean "being in a
state of having things" either material of conceptual "things". The second element


comes from the verb "Naru" which means "To accomplish things right through to the
end"” [51].

Với hướng phân tích này, bỏ tiền tố danh dự “O” trước từ Omotenashi, ta còn
lại “Mote” tức là "ở trong trạng thái có những thứ" hoặc là vật chất của "những thứ
thuộc về khái niệm" và yếu tố thứ hai cấu tạo từ này xuất phát từ động từ “Naru” có
nghĩa là “hồn thành mọi việc cho đến cuối cùng”. Dựa trên cơ sở này, Omotenashi
được định nghĩa là sự đối đãi với người khác hay sự phục vụ khách hàng cho đến
cuối cùng bằng tất cả chân tình, khả năng để làm hài lịng họ. Nói cách khác,
Omotenashi là một cách nói trang trọng của Motenasu - tiếp đãi khách xuất phát từ
tâm huyết, từ trái tim và bằng tất cả tấm lòng của nhân viên phục vụ.
Ngoài ra nữ youtuber nổi tiếng người Nhật - Chika Yoshida cũng từng đăng tải
một đoạn ghi hình ngắn giải thích về khái niệm của Omotenashi trên kênh Youtubc/|
Bilingirl Chika của cô [67]. Bằng cách lý giải của cô, Omotenashi mang hai ý nghĩa:
nghĩa đầu tiên của nó xuất phát từ cụm từ “Mono wo motte nashitogeru” (Mọi thứ
mang theo bạn). Đó là phương tiện để thực hiện thơng qua với một cái gì đó. Cái gì
đó được đề cập ở đây là một sản phẩm hoặc dịch vụ (hoặc sự tiếp đãi khách hàng).
Chúng ta nói “thơng qua” bởi vì nó khơng chỉ đơn thuần là việc cung cấp dịch vụ
hoặc bán hàng mà toàn bộ q trình bắt đầu với việc chào đón khách hàng, cung cấp
các dịch vụ họ đang cần, và cuối cùng đi kèm với họ và gửi chúng đi. Dĩ nhiên là
chúng ta phải làm tốt nhất bằng tất cả khả năng mà chúng ta có. Ý nghĩa thứ hai của
từ này xuất phát từ “Uraomotenashi” (Khơng có mặt trước và mặt sau). Ura - phía
sau (bên trong), Omote - mặt trước (bề mặt), Nashi - không phải là. Uraomotenashi
nghĩa là khơng có hai phía hoặc hai mặt. Omotenashi là một hành động đích thực của
lịng hiếu khách, bạn khơng cần thiết tìm kiếm một cái gì đó để đổi lại.
Một bài viết khác về khái niệm Omotenashi - bài viết “Understanding
Omotenashi: Uncovering the Key to Japanese Hospitality” đăng tải trên trang web
của Coto Academy, tác giả lại cho rằng: “Omotenashi is all about offering the best
service without the expectation of a reward” (Omotenashi là cung cấp dịch vụ cao
cấp nhất mà không mong đợi nhận lại phần thưởng, bất kỳ sự hồi đáp nào) [32].
Thêm vào đó trong cuốn “Từ điển sách trắng” được xuất bản năm 1985 bởi



Heibonsha, dựa vào quan điểm của học giả Varene Smith trong cuốn sách “Hosts and
Guests” [7] và một số quan điểm khác như: mối quan hệ giữa người với người, quan
điểm nhân học văn hóa, nghiên cứu lịch sử văn hóa xã hội Nhật Bản trước thập niên
1980, học giả Tachibana Hirofumi đã cho rằng Omotenashi chính là sự kết hợp của
các từ “Manners, Service, Hospitality”. Trong đó, “Manners” là hành vi, nghi thức xã
giao; nó là sự kết hợp của từ “Manus” (có nghĩa là tay) trong tiếng Latinh và
“Manual” (nghĩa là sổ tay) trong tiếng Anh, được hiểu là những quy tắc xử sự, giao
tiếp giữa người với người mà tạo thoải mái cho đối phương, không gây khó chịu cho
nhau. “Service” mang ý nghĩa là sự phục vụ, dịch vụ; là sự kết hợp của từ “Servant”
(người phục vụ) trong tiếng Anh và từ “Servitus” (nô lệ) trong tiếng Latinh, ở đây
“Service” là sự phục vụ, phục tùng của người cung cấp dịch vụ dành cho khách hàng.
“Hospitality” thì có nghĩa là sự hiếu khách, sự tiếp đón nồng nhiệt, thể hiện sự bình
đẳng, khơng phân biệt, tôn trọng lẫn nhau trong mối quan hệ giữa chủ và khách,
khơng mưu cầu lợi ích mà chỉ có mục đích chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất.
Từ cách phân tích đó mà Tachibana Hirofumi đã kết luận rằng Omotenashi là chăm
sóc khách hàng tồn tâm, chu đáo, trên sự kỳ vọng của họ; hết lịng phục vụ mà
khơng mong nhận bất kỳ sự đền đáp hay phần thưởng nào; đồng thời, thái độ tiếp
đón phải chân thành, khơng giả tạo, khơng miễn cưỡng [15, tr.77- 79]. Ngồi ra, học
giả này cũng cho rằng Omotenashi có hai khía cạnh biểu hiện. Một khía cạnh là
những biểu hiện bên ngồi như hành động, hành vi, cách ứng xử giao tiếp, thái độ,...
và một khía cạnh khác là biểu hiện từ bên trong, khơng được thể hiện rõ ràng, nó là
tinh thần phục vụ, tâm huyết của người phục vụ.
Tương tự với cách định nghĩa của học giả Tachibana Hirofumi, chúng ta có thể
thấy ở hầu hết các nền văn hóa, khái niệm của dịch vụ khách hàng (Customer
Service) chính là mọi vấn đề tương tác với khách hàng, là sự kết hợp của hành động
phục vụ khách hàng được thể hiện bên ngồi, lịng hiếu khách và thái độ ứng xử giao
tiếp đối với khách hàng. Tuy nhiên, riêng đối với nền văn hóa Nhật Bản thì
Omotenashi là một yếu tố mới tạo nên sự khác biệt về lòng hiếu khách của người
Nhật so với các quốc gia khác trên thế giới. Yếu tố này tạo ra sự thỏa mãn, hài lòng
trên mức mong đợi của khách hàng. Để thực hiện được điều đó thì nhà cung cấp dịch



vụ phải thực sự hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng, từ đó đốn trước nhu cầu của
khách hàng, linh hoạt trong việc giải quyết mọi vấn đề phát sinh để đảm bảo khách
hàng có một sự trải nghiệm tốt nhất bằng tất cả tâm huyết, sự quan tâm, suy nghĩ
hướng tới sự hài lòng của khách hàng. Đây có thể được xem là cách hiểu chung nhất
về văn hóa Omotenashi.
Hoặc tác giả Bùi Xuân Phong cũng có nhận định về khái niệm Omotenashi tựa
như trên nhưng theo một cách lập luận khác như sau: trong tiếng Nhật có một từ
được gọi là Kikubari, từ này trong tiếng Việt nghĩa là sự chu đáo, là sự tinh ý, nghệ
thuật đốn trước ý muốn của người khác, từ đó linh hoạt thực hiện những mong
muốn đó để đem đến cho khách hàng cảm giác thỏa mãn, hài lòng nhất. Ở Nhật,
người ta có ba trụ cột trong triết lý nghề nghiệp, trong đó Mekubari là làm việc
khơng chỉ tập trung hồn thành cơng việc của mình mà phải cân nhắc xem những gì
mình đang thực hiện để tránh gây ảnh hưởng đến người khác; Kokorokubari là sự
đồn kết, tích cực hợp tác trong cơng việc, chăm sóc, chú ý lẫn nhau và ln mang
trong mình tinh thần sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, trở ngại; cịn
Kikubari chính là ln suy nghĩ cho người khác, đặt mình vào vị trí của họ để hiểu
họ hơn để có những hành động, biểu hiện phù hợp [1, tr.131].
Ngoài ra, một ý kiến khác về khái niệm của Omotenashi, theo ông Phạm Ngọc
Tuấn, Chủ tịch Viện Phát triển Quản trị và Công nghệ mới IMT (Institute of
Management and Technology promotion) lại cho rằng khái niệm Omotenashi vẫn
chưa thực sự được trích dẫn trong bất cứ tài liệu chính thống nào. “Ngay cả các
doanh nghiệp Nhật Bản, những người đã thực hiện nghệ thuật chăm sóc khách hàng
này từ rất lâu, hàng ngày vẫn đang khiến mỗi khách hàng cảm thấy ngạc nhiên và
sung sướng, cũng không biết đến khái niệm Omotenashi” [35].


Hình 1.2. Nhân viên tại một trung tâm thương mại cúi chào khách hàng [55]
Có thể nói, Omotenashi là một nét độc đáo trong văn hóa dịch vụ của người

Nhật, tuy nhiên nó và “dịch vụ” là hồn tồn khác nhau, Omotenashi không phải là
dịch vụ. Nhắc đến “dịch vụ” chúng ta thường hiểu đó là mối quan hệ giữa nhà cung
cấp dịch vụ và khách hàng, phí dịch vụ (chủ yếu là tiền tệ) là thứ mà khách hàng phải
trả cho nhà cung cấp để nhận được sản phẩm mà họ mong muốn. Trong khi đó,
Omotenashi - lịng hiếu khách của người Nhật là vơ hình, nó khơng giống như dịch
vụ, nó có một bước tiến xa hơn dịch vụ, được thực hiện xuất phát từ trái tim, bằng tất
cả tâm huyết, tấm lòng mà người chủ muốn mang đến cho khách và không mong đợi
nhận lại bất cứ sự đền ơn hay phần thưởng nào. Người chủ phải cố gắng hết sức để
tạo sự thoải mái, vui vẻ cho khách của họ, thậm chí họ cịn cẩn thận quan sát đối
phương để đoán trước mọi nhu cầu và đây cũng được xem như niềm vinh hạnh của
chủ nhà.
Nói đến dịch vụ khách hàng, tại Nhật Bản người ta chia thành 5 cấp độ từ đơn
thuần đến cao cấp gồm Moral (Có đạo đức) - Manner (Cư xử lịch sự) - Service (Dịch
vụ chuyên nghiệp) - Hospitality (Hiếu khách) - Omotenashi, trong đó Omotenashi
chính là đỉnh cao (Hình 1.3.)


Hình 1.3. Tháp thể hiện mức độ Lịng hiếu khách của người Nhật [57]
Theo đó, Omotenashi được xem là bậc cao nhất so với các cấp độ Moral,
Manner, Service và Hospitality. Nói cách khác Omotenashi khơng chỉ đơn thuần là
việc cung cấp dịch vụ cho khách mà đấy còn là văn hóa tiếp đãi khách hàng bằng cả
trái tim, được thực hiện bằng tất cả sự quan tâm, lịch thiệp, thân thiện, chu đáo,
không giả tạo và hơn thế nữa là vượt qua mọi tiêu chuẩn, quy định, mọi sự mong đợi
của khách hàng.
Như vậy qua nhiều hướng phân tích khác nhau về khái niệm Omotenashi,
chúng ta thấy rằng từ Omotenashi khơng dễ dàng định nghĩa bằng lời, có thể hiểu cốt
lõi của nó chính là thấu hiểu và nắm bắt được trước mọi tâm ý của khách hàng, gửi
đến khách hàng những giá trị sâu sắc nhất, giúp họ cảm nhận được sự hài lòng trên
cả mong đợi. Để đạt được kết quả đó, từng nhân viên hoặc thậm chí chủ nhà ln
phải đặt cái tâm của mình trong việc phục vụ khách hàng và xem đó như niềm vui,

vinh dự của họ.
Tóm lại, Omotenashi là nghệ thuật hiếu khách bằng cả trái tim của người Nhật.
Mọi hành động từ khâu tiếp đón đến chăm sóc khách hàng đều phải xuất phát từ sự
chân tình, những tình cảm ấm áp nhất. Những vị khách ghé đến phải thực sự nhận
được sự thoải mái, vui vẻ, chạm đến cảm xúc của họ và trên mức kỳ vọng mà họ
không thể ngờ đến từ sự tận tụy, chân thật, tinh tế... của chủ nhà. Trước đây,


Omotenashi từng chỉ là tinh thần hiếu khách của người Nhật, nét đẹp của người
Nhật, tuy nhiên ngày nay nó đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc trong văn hóa Nhật
Bản và là phương châm kinh doanh, kim chỉ nam của người Nhật trong văn hóa dịch
vụ Nhật Bản. Nó như chuẩn mực đạo đức đáng quý của người Nhật. Nét văn hóa này
đã hình thành, phát triển và ăn sâu vào lối ứng xử của người Nhật từ đời sống thường
ngày đến trong kinh doanh, dịch vụ chăm sóc khách liíing,.. Đặc biệt, văn hóa
Omotenashi đã in đậm dấu ấn trong lòng du khách thế giới, họ không khỏi ngưỡng
mộ và không thể quên được nét đẹp này sau khi đặt chân đến xứ Phù Tang. Đây cũng
là một trong những điểm độc đáo khiến người Nhật nổi tiếng thế giới.

1.3.

ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA OMOTENASHI

Trong một nghiên cứu vào năm 2014 của học giả Abdulelah Al-alsheikh (Đại
học Kwansei Gakurin, Nhật Bản) Omotenashi bao gồm ba yếu tố chính: Shitsurai,
Furumai và Shikake [79]. Theo đó:
-

Shitsurai (trang thiết bị): môi trường nơi dịch vụ được cung cấp;

-


Furumai (hành vi): khâu chuẩn bị để cung cấp dịch vụ, nơi chủ nhà sẵn sàng
thực hiện thông qua việc xem xét và dự đoán nhu cầu của khách;

-

Shikake (thách thức): quá trình thực tế khi khách hàng thưởng thức dịch vụ
được cung cấp.
Tuy nhiên, trong thực tế người Nhật luôn cố gắng hiểu và nắm rõ ba yếu tố cơ

bản của tinh thần Omotenashi như sau:
Thứ nhất là luôn luôn chu đáo, tận tụy trong việc chăm sóc khách hàng trên cả
sự kỳ vọng của họ. Đây chính là điểm tạo sự khác biệt giữa dịch vụ và Omotenashi.
Thông thường việc nhân viên mời khách một cốc nước, đem đến cho khách một
chiếc khăn, hay chuẩn bị chăn đệm nghỉ ngơi được xem là dịch vụ, là những thứ họ
phải phục vụ cho khách hàng. Nhưng khi khách đang chờ tại sảnh khách sạn và nhân
viên gửi cốc nước cho họ kèm câu nói
v” (Quý khách hẳn đã chờ đợi lâu rồi.), hay nhân viên phục vụ mang khăn đến
cho khách và nhẹ nhàng nói

(Quý khách đã có một ngày

làm việc vất vả quá!), hoặc một tờ giấy với dòng chữ nhỏ


(Chúc q khách ngủ ngon!),... thì đấy chính là Omotenashi. Xuất phát từ trái tim, sự
tận tâm, chân thành, nhân viên hay chủ nhà muốn tạo cho khách cảm giác vui vẻ, dễ
chịu qua những cử chỉ quan tâm nhỏ nhặt nhất nhưng vơ cùng tinh tế, từ đó tạo
những ấn tượng tốt đẹp cho họ và có thể khiến họ mong muốn quay trở lại các lần
sau hoặc giới thiệu đến những vị khách khác.

Thứ hai là không hề mong đợi đến sự hậu tạ từ phía khách hàng và sẵn sàng hết
lòng phục vụ họ. Ở nhiều nước phương Tây, khách hàng thường có thói quen gửi
kèm một ít tiền tip như phần thưởng cho nhân viên khi họ được đối đãi tốt. Tuy nhiên
ở Nhật, dù là các quán ven đường hay những nơi sang trọng, mọi khách hàng ghé
qua đều được chào đón, tiếp đãi và chăm sóc hết mực mà chẳng bị yêu cầu phải trả
thêm bất kỳ một chi phí nào. Đơi khi nó như một quy định mà nhân viên phải tuân
theo, đó là tuyệt nhiên khơng nhận tiền thưởng ngồi khoản thanh tốn của khách
hàng. Thái độ quan tâm, tiếp đón khách tận tụy, lịch sự mà không yêu cầu sự đáp trả
lại của người Nhật như vậy chính là biểu hiện của văn hóa Omotenashi.
Cuối cùng là sự tiếp đãi khách nồng hậu phải xuất phát từ tấm lịng chứ khơng
phải sự miễn cưỡng. Để có thể mang đến cho người khách sự thoải mái, thái độ quan
tâm chân thành và suy nghĩ cho họ thì bản thân những người phục vụ cần có một tâm
hồn thanh thản tức là sự tịnh tâm. Chính vì vậy mà người Nhật thường tạo thói quen
ngồi thiền, đọc sách, thưởng thức các loại hình nghệ thuật,. để có thêm thời gian giúp
họ suy ngẫm lại về chính mình hay về cuộc sống, cơng việc của họ, cũng là lúc để họ
điềm tĩnh lại, mài dũa nhân cách và nâng cao tâm hồn.
Bên cạnh đó, bàn về đặc trưng của Omotenashi, Nagao Yuki và Umeuro
Horiyuki lại cho rằng có ba đặc trưng như sau: [10, tr.92-93]
Thứ nhất là các nghi lễ và cách ứng xử. Sự lịch sự, đối đãi tận tâm, tiếp đón
nồng hậu thể hiện sự tôn trọng của chủ đối với khách, từ đó đem lại cho khách hàng
cảm giác gần gũi, thân thiện và quen thuộc.
Tiếp theo là sự hoàn hảo. Theo quan điểm của hai học giả này thì trong mọi
trường hợp, mọi hành xử đối khách hàng luôn luôn phải hướng đến sự hoàn mỹ, cẩn
trọng, lịch sự nhằm đem đến sự hoàn hảo trong dịch vụ, sự thỏa mãn nhất cho khách
hàng.
Cuối cùng là sự tận tâm của người phục vụ. Họ luôn suy nghĩ cho khách hàng,


ln mong muốn có thể cung cấp những dịch vụ, những sản phẩm trên cả sự mong
đợi của khách hàng.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng trong văn hóa Omotenashi người Nhật luôn
quan niệm “Khách hàng là trên hết, khách hàng là Thượng đế”, tuy nhiên khơng phải
vì vậy mà hạ mình như kẻ đầy tớ mà họ kìm chế cái tôi để phục vụ khách hàng, gửi
đến khách hàng những điều tốt nhất có thể. Song đó, họ cịn cho rằng điều gì xuất
phát từ trái tim thì ắt sẽ chạm đến trái tim thế nên người phục vụ phải thực sự toàn
tâm, toàn ý phục vụ khách hàng để vượt qua sự kỳ vọng của họ và mặc nhiên không
đi kèm hậu tạ.
Liên hệ thực tế, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh tài xế taxi tự động mở và
đóng cửa cho khách hàng của họ, hay hành động cúi chào tôn trọng từ những nhân
viên dọn vệ sinh trên các chuyến tàu Shinkansen dành cho hành khách khi họ làm
việc là những ví dụ điển hình của Omotenashi tại Nhật Bản. Hoặc thỉnh thoảng ở các
cửa hàng Café tại Việt Nam, khi khách hàng gọi “Em ơi” nhưng nhân viên lại không
hề đáp lại lời kêu gọi đó. Tuy nhiên ở Nhật, khi nghe thấy tiếng gọi của khách hàng
hay thậm chí vị khách ấy chưa cất tiếng gọi nhưng nhân viên đã đoán trước được nhu
cầu phục vụ của khách, mặc nhiên nhân viên sẽ biểu hiện để vị khách đó biết rằng
mình đã nhận biết tín hiệu từ khách hàng bằng cách nhìn và tiến về phía khách với
nụ cười thân thiện trên khuôn mặt họ. Trong trường hợp, nhân viên chưa thể phục vụ
kịp thời thì họ sẽ ngay lập tức thơng báo “ Xin quý khách vui lòng chờ trong giây
lát” để vị khách đó an tâm rằng nhân viên đã lắng nghe lời gọi yêu cầu phục vụ của
họ.
Qua một vài ví dụ ở trên, chúng ta có thể nhận thấy tinh thần Omotenashi của
người Nhật biểu hiện rõ rệt qua từng chi tiết nhỏ nhặt nhất trong công việc của họ nói
chung và trong lĩnh vực phục vụ khách hàng nói riêng, người ta ln cung cấp những
dịch vụ tốt nhất cho khách và làm tất cả với khả năng vốn có cùng với sự q mến,
tình cảm ấm áp, sự chân thật, hết lịng qn mìnli...ma khơng mong đợi sự đáp trả.
Không chỉ trong ngành dịch vụ, ngay cả đời sống hàng ngày của người Nhật,
văn hóa Omotenashi luôn tồn tại từ những hành động nhỏ nhặt nhất mà họ dành cho
nhau. Từ việc nhận biết được những khó khăn của người khiếm thị mà người Nhật đã



có một sự quan tâm vơ cùng thấu đáo và tinh tế dành cho người khiếm thị như những
lon nước có in chữ nổi giúp họ dễ dàng phân biệt các loại thức uống hoặc những
đường vạch kẻ nổi trên đường giúp họ xác định được vị trí để đi đúng hướng mong
muốn. Đó là những sự quan tâm bắt nguồn từ sự tận tâm của người Nhật dành cho
người khiếm thị, những hành động tuy đơn giản nhưng cũng khiến những người
khiếm thị sẽ thật sự cảm động. Thêm vào đó, nét thú vị trong tinh thần Omotenashi là
sự nồng hậu và niềm hạnh phúc mà người phục vụ muốn lan tỏa đến khách hàng.
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hành động cúi chào cùng nụ cười rạng rỡ, thân thiện
từ nhân viên mỗi khi đặt chân đến một cửa hàng hay xe buýt,... Ấy thật là những
hành động khiến khách hàng cảm thấy gần gũi, có thiện cảm và ấn tượng.
Tóm lại, chúng ta có thể nhận thấy lịng hiếu khách của người Nhật chính là sự
kết hợp của phép lịch sự và mong muốn mọi sự việc ln diễn ra trong hịa bình,
khơng mâu thuẫn của họ. Đây cũng là một phong cách sống ở Nhật Bản. Thế nên,
không phải ngẫu nhiên trong bài phát biểu vận động đăng cai Olympic 2020 tại
Tokyo của Đại sứ Christel Takigawa có nhắc đến Omotenashi và bà đã nhấn mạnh
từng chữ “O-mo-te-na-shi” với một niềm tự hào to lớn [79].


TIỂU KẾT
Có thể nói Omotenashi chính là văn hóa tiếp đãi khách hàng bằng cả trái tim.
Nó là sự tiếp đón khách bằng tất cả sự chân thành, những tình cảm ấm áp nhất, tận
tâm của chủ nhà nhằm tạo cho khách hàng sự thoải mái, dễ chịu và vui vẻ, mang đến
cho họ những giá trị tốt đẹp nhất và trên cả sự mong đợi của họ, đặc biệt không bao
giờ hy vọng sẽ nhận lại sự đáp trả hay phần thưởng từ khách hàng. Thêm vào đó,
nguồn gốc của văn hóa này được cho rằng xuất phát từ bữa tiệc trà đạo và tinh thần
võ sĩ của người Nhật bởi những đặc trưng, yêu cầu mà nó mang theo. Ngồi ra, văn
hóa Omotenashi được đề cập với các đặc trưng cơ bản như sau: một là sự chu đáo,
tận tâm trong việc chăm sóc khách hàng trên mức mong đợi của họ, hai là không kỳ
vọng vào sự đáp trả hay bất cứ một phần thưởng nào từ đối phương và đặc biệt luôn
yêu cầu sự chân thành, không miễn cưỡng trong việc phục vụ khách.

Như vậy, Omotenashi khơng cịn lạ lẫm với những ai đã từng đặt chân đến xứ
sở hoa anh đào hoặc đã từng tìm hiểu về quốc gia này. Nó khơng chỉ là một nét văn
hóa độc đáo trong nền văn hóa Nhật Bản mà cịn là phương châm kinh doanh của
người Nhật. Nó không khỏi khiến du khách ấn tượng, ngưỡng mộ và nổi tiếng thế
giới.


CHƯƠNG 2
BIỂU HIỆN CỦA OMOTENASHI TRONG VĂN HĨA NHẬT BẢN
••

2.1.

VĂN HÓA TRÀ ĐẠO

Bàn về Trà đạo, trà sư Okakura Kakuzo đã từng đưa ra quan điểm cá nhân của
mình trong cuốn sách “The Book of Tea” (1906, Dover Publications, New York)
rằng: “Mọi thứ của chúng ta, từ nhà cửa, tập quán, y phục, ẩm thực, đồ sứ hay đồ
sơn mài, tranh vẽ và ngay cả văn học - đều chịu ảnh hưởng của Trà đạo. Không một
người nào học hỏi về văn hóa Nhật Bản lại có thể bỏ qua sự hiện diện của Trà đạo”
[6]. Bên cạnh đó, trà đạo được xem như một thành phần không thể thiếu mỗi khi
nhắc đến văn hóa của người Nhật, nó như linh hồn của văn hóa Nhật Bản vậy. Hơn
thế nữa, tinh thần Omotenashi lại được cho rằng bắt nguồn từ các nghi lễ trà đạo
truyền thống. Vì thế mà trong văn hóa trà đạo, Omotenashi được biểu hiện một cách
rõ nét nhất.
2.1.1.

Trà thất

Nhắc đến trà đạo, trước hết chúng ta phải đề cập đến trà thất. Trà thất ở Nhật

Bản là nơi để thực hiện nghi thức trà đạo và thưởng thức trà, nó cịn có tên gọi khác
là “nhà khơng”. Đó là một căn phịng với kích thước nhỏ, đơn sơ giản dị. Nó được
xây dựng bằng những nguyên liệu mong manh cùng với lối thiết kế không cân đối
nên thường tạo cho người nhìn liên tưởng đến sự vơ thường, trống rỗng. Căn phịng
này mang một vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ bởi theo quan điểm của thiền thì mọi sự vật
phải mang phần lớn nét tự nhiên vốn có của nó để cịn tồn tại sự phát triển và thay
đổi, nếu mọi thứ đều hoàn mỹ, cân đối thì được xem là thiếu tự nhiên. Bên cạnh đó,
điều quan trọng của trà đạo là địi hỏi sự hài hòa với cảnh vật thiên nhiên nên trà thất
mới mang một vẻ ngoài như vậy. Đặc điểm này sẽ giúp người thưởng trà có thể hịa
mình cùng thiên nhiên và cảm nhận sự thoải mái, an yên mà tiệc trà đem lại.


Hình 2.1. Trà thất Nhật Bản nhìn từ bên ngồi [39]
Trà thất thường được bố trí ẩn sau trong góc của một khu vườn. Bao quanh khu
vườn này là phần lớn các loại hoa cỏ có sắc màu nhạt, khơng sặc sỡ nhằm tạo nên sự
tĩnh lặng, tịnh tâm - một trong những yếu tố quan trọng trong văn hóa trà đạo. Trong
khu vườn người ta có thể điểm thêm một vài cảnh sắc để tạo điểm nhấn cho khung
cảnh như một miền thung lũng hay cảnh núi non cô tịch, yên bình. Trên con đường
dẫn vào trà thất, người ta đặt một tảng đá lớn, một cái chén được khoét trên bên mặt
tảng đá đó và nước sẽ được rót đầy vào chén từ một cành tre ở phía trên. Tại đây, mọi
người phải rửa tay sạch sẽ trước khi đi vào trà thất nằm ở cuối con đường. Đi dọc
theo lối dẫn vào phòng trà mọi người thường phải cúi đầu để đi vào bởi lối đi tương
đối nhỏ và hẹp, điều đó cịn tượng trưng cho sự cung kính, khiêm cung, cẩn trọng.

Hình 2.2. Chỗ rửa tay trước khi vào trà thất [24]
Bước vào bên trong trà thất, bầu khơng khí n tĩnh bao trùm cả căn phịng và
hầu hết các vật dụng trang trí đều rất đơn giản và khơng có màu sắc lịe loẹt. Tơng
màu chủ đạo của cả căn phòng là màu vàng nhạt của những tấm thảm rơm hoặc



×