Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Dạy học văn học trung đại ở trường trung học cơ sở theo định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.71 KB, 7 trang )

Trƣờng THCS Lê Q
Đơn, Quận 11, TP. Hồ
Chí Minh
Điện thoại: 0908743337
Email:

ThS. NGUYỄN THỊ TUYẾT
NGA

DẠY HỌC VĂN
HỌC TRUNG ĐẠI

TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ
SỞ THEO ĐỊNH
HƢỚNG ĐỔI MỚI
CĂN BẢN, TỒN
DIỆN GIÁO DỤCĐÀO TẠO

TĨM TẮT
Văn học trung đại Việt Nam giữ một vị trí quan trọng trong chƣơng trình Ngữ
văn ở trƣờng trung học cơ sở nhƣng việc dạy học hiện nay cịn nhiều khó khăn. Để nâng
cao chất lƣợng, hiệu quả dạy học bộ phận văn học này, cần tiếp tục đổi mới phƣơng
pháp dạy học, giảm tải chƣơng trình, cải tiến việc thi cử, đổi mới công tác đào tạo, bồi
dƣỡng giáo viên; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phƣơng pháp truyền thống nhƣ đọc
diễn cảm và gợi mở, so sánh, giảng bình, dạy học tích hợp, hoạt động ngồi giờ lên
lớp,… để dạy học tác phẩm văn học trung đại Việt Nam cụ thể.
Từ khóa: dạy học, văn học trung đại, trƣờng trung học có sở, đổi mới.

ABSTRACT
Fundamental and Comprehensive Innovation in teaching Vietnamese Medieval


Literature
at Secondary Schools
Although Vietnamese Medieval Literature plays an important role in high school
Literature curriculum, teachers still have to face many difficulties in their teaching. In
order to improve the quality and efficiency in teaching Vietnamese Medieval Literature,
we should innovate teaching methods, reduce education program, improve examination
quality, innovate training work, provide further training for teachers, use traditional
677


methodologies such as expressive reading, comparison, explaination and commentary ,
integrated teaching and outdoors activities… to teach Vietnamese Medieval Literature.
Key words: teaching, Vietnamese Medieval Literature, high school, innovation.
1. Mở đầu
Văn học trung đại Việt Nam (VHTĐVN) là một trong những nội dung chủ yếu
của chƣơng trình Ngữ văn ở trung học cơ sở (THCS), đƣợc bố trí thời lƣợng lớn, dạy
học ở các lớp của cấp học. Tuy nhiên, với những tác phẩm đƣợc sáng tác cách đây nhiều
thế kỷ nên có những khó khăn khi giảng dạy cho học sinh (HS) các lớp THCS hiện nay.
Vì vậy, nghiên cứu phƣơng pháp việc dạy học VHTĐVN ở THCS để nâng cao chất
lƣợng, hiệu quả dạy học mơn Ngữ văn là góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Toàn bộ phần VHTĐVN đƣợc
dạy học trong chƣơng trình THCS là 22 bài, sắp xếp trong 26 tiết trên tổng số 595 tiết
của chƣơng trình Ngữ văn ở THCS, gồm các thể loại: truyện ngắn, truyện truyện truyền
kỳ, thơ, tiểu thuyết chƣơng hồi, hịch, cáo, chiếu, tấu; đƣợc phân bố trong chƣơng trình
chính khóa, đọc thêm, hoạt động ngồi giờ lên lớp.
2. Đặc điểm chung của văn học trung đại Việt Nam
Gần 10 thế kỷ phát triển trong lòng xã hội phong kiến, sự phát triển của
VHTĐVN gắn liền với tƣ duy mĩ học phong kiến. Mỗi tác phẩm giúp ngƣời đọc hiện
nay nắm hiểu đƣợc suy nghĩ, cảm xúc của con ngƣời, hồn cảnh, thời đại cách đây

nhiều thế kỷ. Vì thế những đặc trƣng riêng của VHTĐVN cần phải đƣợc tìm hiểu để có
những phƣơng pháp hiệu quả giúp học sinh THCS tìm đƣợc những chân giá trị của
chúng, góp phần bồi dƣỡng tri thức, kỹ năng, nhân cách cho các em. Một số đặc trƣng
cơ bản của VHTĐVN cần phải nắm đƣợc khi giảng dạy cho HS trung học cơ sở.
2.1. Sử dụng song ngữ. Thời trung đại tiếng Việt chịu ảnh hƣởng sâu rộng của tiếng
Hán, chữ Hán. Văn hóa Hán đã có ảnh hƣởng đến các tác phẩm VHTĐVN về nhiều
phƣơng diện mà điều kiện sống, tri thức và vốn hiểu biết của HS trung học cơ sở hiện
nay khá bỡ ngỡ.
2.2. Sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển, tôn giáo. Tƣ tƣởng kinh điển và tôn
giáo đã cung cấp cảm hứng, đề tài, chủ đề và gợi ý các thể loại văn học trung đại; đã
ảnh hƣởng và tạo nên những nét đặc thù trong quan niệm của ngƣời trung đại về bản
chất vũ trụ, không gian và thời gian, thiên nhiên, con ngƣời; đề cao nội dung đạo đức và
tính chất giáo huấn. Những quan niệm đã chi phối nội dung và hình thức nghệ thuật của
VHTĐVN. Đây cũng là khoảng cách gây nên sự tiếp nhận khó khăn cho học sinh phổ
thông trong giai đoạn hiện nay.
678


2.3. Sự chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian Việt Nam. Văn học viết Việt
Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phát triển trên cơ sở kế thừa
những tinh hoa của văn học dân gian. Mối quan hệ giữa VHTĐVN và văn học dân gian
thể hiện ở đề tài, thi liệu, ngôn từ, quan niệm thẩm mĩ, thể loại. Văn học dân gian là nền
tảng của sự hình thành các thể loại tự sự, các tập văn xuôi chữ Hán, các truyện Nôm và
các tập thơ ca của tác giả.
2.4. Sự cảm thụ và diễn tả thế giới thông qua một hệ thống ước lệ phức tạp và
nghiêm ngặt. Hệ thống ƣớc lệ trong VHTĐVN có ba tính chất: tính un bác và cách
điệu hóa cao độ; tính sùng cổ; tính phi ngã. Đồng thời ngƣời ta quan niệm văn chƣơng
viết ra chỉ để dành cho “tao nhân mặc khách”, “chính nhân qn tử” nên có tính un
bác và cách điệu hóa cao độ. Các nhà nho sáng tác bằng chữ Hán có một phần vì họ cho
đó là ngơn ngữ văn chƣơng sang trọng. Những ngƣời thƣởng thức là tầng lớp trí thức có

ý thức thẩm mĩ cao.
2.5. Tư duy nguyên hợp và quan niêm “văn – sử – triết” bất phân. Hiện tƣợng “văn –
sử – triết bất phân” là một hiện tƣợng đặc trƣng và phổ biến của VHTĐVN, liên quan
đến quy luật văn hóa, trạng thái tƣ duy nghệ thuật, quan niệm văn chƣơng lúc bấy giờ.
Tƣ duy nguyên hợp trong văn học là kiểu tƣ duy thiên về tổng hợp trực cảm, thể loại
văn học chƣa có ý thức tách bạch, dứt khốt. Các ý tƣởng, các khái niệm mang tính chất
triết học, nói chung vẫn tồn tại trong các tác phẩm trực hiện bằng tƣ duy lý luận (trong
khi với văn học hiện đại chúng tồn tại theo một kiểu gián tiếp, tan biến vào trong hình
tƣợng). Vì vậy trong quan niệm văn học trung đại, nổi lên chủ đạo nhƣ mọi ngƣời đã
thừa nhận là quan niệm “văn dĩ tải đạo”, “văn dĩ minh đạo”, “văn dĩ quán đạo”.
3. Những khó khăn khi dạy học văn học trung đại Việt nam ở trƣờng trung học cơ
sở hiện nay
Tác phẩm VHTĐVN có một hệ thống thi pháp riêng, sử dụng nhiều điển cố,
điển tích ƣớc lệ, sử dụng chữ Hán, chữ Nôm,... làm cho học sinh trung học cơ sở khó
học tập hơn so với các tác phẩm văn học hiện đại.
VHTĐVN đã sử dụng một hệ thống thể loại nhƣ hịch, chiếu, biểu, cáo hay thơ
Đƣờng luật,... chịu những luật định nghiêm ngặt về niêm, luật, đối.... Hơn nữa, đặc
trƣng “văn - sử - triết bất phân” yêu cầu ngƣời tiếp nhận phải có sự am hiểu nhiều lĩnh
vực liên quan mới có thể hiểu hết giá trị sâu sắc của tác phẩm, nếu khơng chỉ là sự phân
tích hời hợt bề ngồi hoặc sự liên hệ có tính chất gƣợng ép. Cuộc sống hiện đại với nền
kinh tế thị trƣờng, sự hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa, sự phát triển của cơng nghệ
thơng tin, tƣ tƣởng dân chủ và bình đẳng trong cuộc sống,… cũng đã chi phối đến hiệu
quả việc giảng dạy VHTĐVN, đến ngƣời dạy và ngƣời học. Quan niệm về bản thân, về
xã hội và về các giá trị nhân sinh có những điều khác xa ngƣời xƣa. Trong khi đó, tác
phẩm VHTĐVN vừa thiếu, tồn tại tản mát, “tam sao thất bản”,… Hầu hết tồn tại dƣới
679


dạng văn bản dịch, trong khi bản dịch không thể nào truyền tải hết ý nghĩa mà văn bản
gốc muốn truyền đạt. Nếu khơng có vốn hiểu biết về Hán Nơm đến mức nào đó thì

ngƣời dạy và ngƣời học sẽ không hiểu đúng tác phẩm.
4. Từ thực tiễn công tác chỉ đạo chuyên môn ở các trƣờng THCS trong nhiều năm qua,
để nâng cao chất lƣợng dạy học VHTĐVN hiện nay, trƣớc hết cần phải chú ý những
vấn đề có tính ngun tắc sau đây:
4.1. Cần đẩy mạnh đổi mới phƣơng pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ
một chiều; phát huy phƣơng pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian
giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh. Giáo viên phải tổ chức,
gợi mở, dẫn dắt HS tự mình chiếm lĩnh văn bản, tự rút ra những kết luận, những bài học
cần thiết với sự chủ động tối đa. Sử dụng tốt các phƣơng pháp truyền thống kết hợp với
các phƣơng pháp dạy học mới nhƣ sử dụng công nghệ thông tin, bản đồ tƣ duy, tổ chức
các hoạt động ngoài giờ lên lớp,…
4.2. Nghiên cứu giảm tải chƣơng trình một cách hệ thống và đồng bộ. Hiện nay chƣơng
trình Ngữ văn ở trƣờng phổ thơng cịn khá nặng. HS phải học một lúc nhiều mơn, mơn
nào cũng quan trọng, vì vậy, các soạn giả sách giáo khoa cần cân nhắc nên đƣa vào sách
những tri thức văn học tối thiểu và những tác phẩm có giá trị để HS có một cái nhìn
tồn diện về văn học nƣớc nhà và thế giới, tránh tình trạng “cƣỡi ngựa xem hoa” nhƣ
hiện nay. Căn cứ vào điều kiện cụ thể từng lớp, từng địa phƣơng, vùng miền để lựa
chọn nội dung phù hợp với tâm sinh lý, trình độ, kỹ năng của HS trung học cơ sở.
4.3. Tiếp tục cải tiến cách đánh giá, kiểm tra, thi cử phù hợp với yêu cầu và chuẩn kiến
thức. Thi cử phải kết hợp hài hồ giữa những gì HS đƣợc học và những gì là sáng tạo
riêng của ngƣời học. Nội dung đề thi cần cải tiến theo hƣớng phát huy tính tƣ duy, óc
sáng tạo, tránh lối học vẹt, học thuộc lòng, gắn với việc rèn luyện kỹ năng sống của HS
qua việc thu nhận từ những giá trị của VHTĐVN. Việc cải tiến thi tốt nghiệp, thi đại
học hiện nay nên gắn liền với việc kiểm tra, đánh giá kết quả ở các lớp phổ thông.
4.4. Tiếp tục đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên
ở các trƣờng sƣ phạm, của các cơ sở giáo dục. Chƣơng trình bồi dƣỡng hè, bồi dƣỡng
thƣờng xuyên, nâng cao trình độ nên kết hợp nhiều hình thức: tập trung, phát tài liệu,
thơng tin mạng, hội thảo,… Việc đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trƣờng đại học hiện
nay đang tạo điều kiện cho sinh viên, GV có thể tham gia tăng thêm thời lƣợng học các
chuyên đề liên quan đến VHTĐVN và các môn học đảm bảo cho việc dạy học nội dung

này (chữ Hán, công nghệ thông tin,…).
5. Vận dụng những phƣơng pháp quen thuộc để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dạy
học VHTĐVN ở trƣờng THCS hiện nay

680


5.1. Vận dụng phƣơng pháp đọc diễn cảm để dạy học các tác phẩm thơ . Những văn bản
thuộc thể loại thơ trung đại thƣờng có dung lƣợng ngắn, đọc diến cảm là khâu quan
trọng, tạo ra tác dụng lớn, tạo ra những ấn tƣợng thẩm mỹ cho HS. Văn bản thơ trung
đại đƣợc viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, sử dụng nhiều từ cổ, từ Hán Việt, các điển tích
điển cố nên rất khó cho HS trong việc tiếp nhận các giá trị nội dung, nghệ thuật. Đọc
diễn cảm thể hiện đƣợc cảm xúc, giọng điệu của nhân vật, của tác giả sẽ một phần nào
sáng rõ đƣợc ý nghĩa của tác phẩm, tạo nên những rung động sâu sắc cho HS. Với tác
phẩm viết bằng chữ Hán, phải hƣớng dẫn HS đọc diễn cảm cả phần phiên âm và dịch
thơ của bài thơ.
5.2. Vận dụng phƣơng pháp gợi mở để dẫn dắt học sinh từng bƣớc tham gia phát hiện
phân tích và đánh giá từng bộ phận của tác phẩm. Việc áp dụng phƣơng pháp gợi mở
vào quá trình dạy học có hiệu quả khi GV bám sát vào các dấu hiệu hình thức đặc trƣng
của từng tác phẩm, vào đặc trƣng thể loại, ngôn từ hàm súc, biểu cảm, mang tính ƣớc lệ
tƣợng trƣng, bố cục của văn bản, vào hình tƣợng nhân vật hay những tri thức lịch sử văn
hóa liên quan đến văn bản để đặt câu hỏi gợi mở cho HS tìm hiểu vấn đề. Hệ thống câu
hỏi phải đảm báo bảo tính chất gợi mở dần dần để giúp HS tìm hiểu từng yếu tố, từng
chi tiết, lí giải đƣợc từng phần, từng vấn đề, từ đó cảm thụ tổng thể văn bản. Hƣớng dẫn
HS từ cụ thể đến khái quát, từ hình thức đến nội dung, từ quan sát, phân tích đến những
khái quát mang tính chất trừu tƣợng cao hơn.
Gợi mở ở mức độ cao hơn là tạo tình huống có vấn đề để đặt HS vào tình huống
mâu thuẫn trong nhận thức phải vƣợt qua trở ngại để tìm tịi cách thức giải quyết, từ đó
tiếp nhận tri thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dƣỡng nhân cách. Vận dụng phƣơng pháp này
trong việc hƣớng dẫn HS đọc hiểu văn bản VHTĐVN là thực sự cần thiết vì chúng có

sự khác biệt khoảng cách thời gian, không gian, sáng tạo nghệ thuật, quan điểm và tiêu
chuẩn thẩm mỹ, đặc trƣng thi pháp,… GV thiết lập tình huống có vấn đề từ hoạt động
tiếp nhận tác phẩm, phân tích các chi tiết nghệ thuật điển hình trong mối quan hệ với
chủ đề tác phẩm, tƣ tƣởng của tác giả. Từ đó, HS phải đứng trƣớc một sự lựa chọn một
phƣơng án tối ƣu giữa hai hay nhiều phƣơng án tiếp nhận giá trị tác phẩm. Tuy nhiên
việc áp dụng phƣơng pháp này trong dạy học VHTĐVN phải tùy trƣờng hợp, tính chất
của loại văn bản, đối tƣợng HS và mục đích giờ học để sáng tạo linh hoạt, tránh đánh đố
HS.
5.3. Vận dụng phƣơng pháp so sánh: GV dựa vào những nét tƣơng đồng và khác biệt
của các hiện tƣợng, yếu tố văn học có liên quan để giúp HS nhận rõ hơn đối tƣợng đang
phân tích, mở rộng về phạm vi hiểu biết đồng thời tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về một
nội dung kiến thức cụ thể. Trong VHTĐVN có rất nhiều yếu tố về ngơn ngữ, nghệ thuật, đề
tài, chủ đề, nhân vât,... có những mối liên hệ tƣơng hỗ nhau nên việc so sánh sẽ phát huy
hiệu quả. Tuy nhiên, cần lƣu ý, so sánh là phƣơng tiện chứ khơng phải là mục đích, vì
681


vậy không đƣợc lấy nội dung so sánh để thay thế cho nội dung phân tích; khơng đƣợc
xa rời với chủ đề của tác phẩm, phải hƣớng tới làm sáng tỏ tính chỉnh thể của tác phẩm;
các dẫn chứng đƣợc so sánh phải thể hiện đƣợc sự tiêu biểu có lựa chọn.
Khi dạy học VHTĐVN ở THCS, có thể so sánh những tác phẩm có cùng chủ đề,
đề tài với nhau để khẳng định giá trị, đóp góp riêng của từng tác phẩm. Mặt khác, GV
cũng có thể thực hiện việc so sánh với những tác phẩm cùng chủ đề, cùng đề tài của một
tác giả, so sánh giữa những yếu tố hay những chi tiết của cùng một tác phẩm để giúp
học sinh nhận thức sâu sắc hơn những giá trị của VHTĐVN.
5.4. Vận dụng phƣơng pháp giảng bình là thao tác quen thuộc đối với hoạt động dạy
học tác phẩm văn học ở nhà trƣờng, có nhiều lợi thế trong việc mang lại hứng thú, cảm
xúc trong quá trình dạy học văn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để phát huy hiệu
quả, GV cần phải chọn đúng vấn đề giảng bình về nội dung hay nghệ thuật; lời bình phải
phù hợp với đặc tính của văn bản VHTĐVN; phải kết hợp nhuần nhị giữa ngôn ngữ

giảng và ngơn ngữ bình; khơng tràn lan, nghe hay nhƣng HS không nhận thức đƣợc cụ
thể về một vấn đề của tác giả, tác phẩm.
5.5. Dạy học theo hƣớng tích hợp theo ba trục cơ bản là tích hợp ngang, tích hợp dọc và
tích hợp liên mơn (tích hợp ngồi văn bản) cũng là phƣơng pháp phát huy hiệu quả
trong dạy học VHTĐVN hiện nay. Để tích hợp ngang, cần văn bản VHTĐVN để cung
cấp, rèn luyện những vấn đề liên quan đến văn học, tiếng Việt và Tập làm văn. Để thực
hiện tích hợp dọc, cần nắm chắc chƣơng trình VHTĐVN ở các lớp để có sự liên hệ, đối
chiếu khi giảng dạy một tác phẩm cụ thể. Tích hợp liên mơn là một lợi thế khi dạy
VHTĐVN cần có những tri thức về lịch sử, địa lý, về văn hóa học, triết học, về ngơn
ngữ học,…
5.6. Tăng cƣờng hoạt động ngoài giờ lên lớp là một biện pháp để nâng cao chất lƣợng
dạy học VHTĐVN ở trƣờng THCS.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm bổ sung và nâng cao chất lƣợng của
chính khóa lên một bƣớc; tạo hứng thú học tập, tận dụng các hình thức và môi trƣờng,
phƣơng tiện dạy học để cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng, giáo dục nhân cách. Ví dụ,
hiện nay, rất nhiều trƣờng học, các đƣờng phố lấy tên các danh nhân, các tác gia
VHTĐVN. Việc tìm hiểu nguồn gốc, tiểu sử các danh nhân ấy cũng là một hình thức để
nâng cao chất lƣợng dạy học VHTĐVN.
6. Kết luận
Cuộc sống trên thế giới đang thay đổi từng giờ, từng phút. Con ngƣời của thế kỷ
XXI có nhận thức, suy nghĩ, quan niệm, hành động khơng hồn tồn giống với con
ngƣời của những thế kỷ trƣớc. Vì vậy, việc dạy học VHTĐVN cho HS trƣờng THCS
cũng cần có những phƣơng pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp nhƣng không làm mất
682


những giá trị, những đặc trƣng của một giai đoạn văn học quan trọng của lịch sử văn
học Việt Nam. Quá khứ, hiện tại và tƣơng lai phải có mối quan hệ mật thiết, biện chứng
trong mọi hoạt động giáo dục, giảng dạy để sự đổi mới có tính chất căn bản, tồn diện
và bền vững. Những ý kiến góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học phần VHTĐVN

trong chƣơng trình Ngữ văn THCS trên cơ sở đặc trƣng của nền văn học này từ sự phân
chia loại hình, loại thể của văn học, chính là nhằm góp phần tạo dựng một thế hệ con
ngƣời Việt Nam trong tƣơng lai biết phát huy, kế thừa những giá trị truyền thống của
cha ông trong quá khứ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị
lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2007), Để dạy và học tốt tác phẩm văn chƣơng (phần
trung đại) ở trƣờng phổ thông, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
3. Lã Nhâm Thìn (2009), Phân tích tác phẩm văn chƣơng trung đại Việt Nam góc
nhìn thể loại, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
4. Phạm Tuấn Vũ (2007), Văn học trung đại Việt Nam trong nhà trƣờng, Nxb Giáo
dục.

683



×