Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tài liệu Nguyên lí Kim tự tháp Minto (Phần 1) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.08 KB, 17 trang )

Nguyên lí Kim tự tháp Minto
(Phần 1)

“Nguyên lý kim tự tháp Minto” được phát triển dựa trên kinh nghiệm làm việc của
tác giả - Barbara Minto - tại McKinsey & Company, Inc. Hiện nay, bà điều hành Công ty
riêng của mình - Minto International, Inc. - chuyên cung cấp dịch vụ đào tạo, huấn luyện
Nguyên lý Kim tự tháp cho các hãng tư vấn nổi tiếng tại Mỹ và châu Âu cũng như các tổ chức
lớn của chính phủ. Một trong những khách hàng của bà là Bob Waterman và Tom Peters –
các tác giả của cuốn sách “Đi tìm sự hoàn hảo” (In Search of Excellence). Cuốn sách cung
cấp những kiến thức bổ ích giúp chúng ta nắm vững các kỹ năng viết, đọc, tư duy, thuyết
trình hay giải quyết vấn đề. Cuốn sách này được đưa vào chương trình giảng dạy của nhiều
trường đại học và trung học tại Mỹ và cũng được các hãng tư vấn lớn trên thế giới sử dụng
như một cuốn giáo trình thiết thực.
VÌ SAO CÓ CẤU TRÚC KIM TỰ THÁP?
Khi tìm hiểu về một chủ đề cụ thể nào đó, người ta thường đọc những gì
viết về chủ đề đó, và đây là một việc khá phức tạp. Thậm chí, khi văn bản của bạn
chỉ ngắn khoảng hai trang và xấp xỉ 100 câu, bạn cũng phải nạp từng câu vào đầu,
nghiền ngẫm chúng và liên kết chúng lại với nhau. Anh ta cảm thấy việc đó sẽ dễ
dàng hơn nếu bài viết đó được trình bày theo một cấu trúc kim tự tháp, bắt đầu từ
đỉnh sau đó đi xuống đáy. Phát hiện này đã phản ánh những khám phá cơ bản về
hoạt động của trí não, cụ thể như sau:

Hệ thống tư duy tự động phân loại thông tin thành từng nhóm
riêng biệt, có hình kim tự tháp cốt để lĩnh hội vấn đề.


Bất kỳ nhóm ý nào cũng dễ hiểu hơn khi được đặt trước vào
khối kim tự tháp.


Điều này cho thấy mọi văn bản viết cần có cấu trúc chắc chắn


để tạo thành các nhóm ý theo kết cấu kim tự tháp.


Dưới đây xin trình bày cụ thể về một kim tự tháp của các ý:

SẮP XẾP THÀNH KHỐI KIM TỰ THÁP
Từ lâu người ta đã nhận thấy, hệ thống tư duy của con người luôn tự động
áp đặt trật tự lên mọi thứ xung quanh. Về cơ bản nó coi mọi sự việc cùng xảy ra là
có liên quan với nhau và tự động sắp xếp chúng vào một mô hình logic. Ví dụ:
Người Hy Lạp đã chứng minh xu hướng ấy thông qua quan sát những ngôi sao và
hình dung có đường nối chúng thành hình những con số thay vì chỉ nhìn thấy
những điểm sáng đơn lẻ.
Trí óc sẽ nhóm gộp bất kỳ các vật lại với nhau nếu thấy chúng có điểm
chung. Có thể vì chúng có ký hiệu tương tự nhau, hoặc có vị trí gần nhau. Hãy lấy
6 chấm nhỏ này làm ví dụ:



Khi quan sát chúng một cách ngẫu nhiên, mọi người sẽ thấy hai nhóm và
mỗi nhóm gồm 3 chấm nhỏ. Đó là do khoảng cách giữa các chấm nhỏ hơn các
khoảng cách khác.
Tất nhiên, giá trị của việc tạo ra các tổ hợp logic còn rất rộng. Để chứng
minh, hãy đọc những cặp từ sau đây. Dựa trên ví dụ trong cuốn
Tâm lý học
Gestalt
[1] của Wolfgang Kohler (Liveright Publishing: New York, 1970), những
từ này thường không liên quan đến nhau:

Hồ
Cái

ủng
Đường
Cái
bảng

gái
Bút
chì
Cung
điện
Đường
sắt
Quyển
sách
Chuột
túi
Xăng
Xe
đạp
Con
voi
Kem
đánh răng
Bây giờ cố gắng “sắp xếp” chúng bằng cách vẽ ra một tình huống trong đó
mỗi cặp đều có liên kết như là đường được hòa tan trong hồ, hay cái ủng để trên
cái bảng. Sau đó che đi danh sách phía bên tay phải và cố gắng nhớ chúng thông
qua việc đọc danh sách bên tay trái. Hầu hết mọi người đều nhận thấy họ có thể
nhắc lại tất cả mà không hề ấp úng.
Hiện tượng tương tự xảy ra khi bạn đang nghe hoặc đọc những ý tưởng.
Bạn coi như các ý xuất hiện cùng nhau, tiếp nối nhau, phụ thuộc lẫn nhau và cố

gắng theo một mô hình logic. Mô hình sẽ luôn là một kim tự tháp bởi đây chính là
cấu trúc duy nhất thích hợp với suy nghĩ mà bạn cần đến:

Dừng ở con số 7 kỳ diệu


Chỉ ra tính logic của mối quan hệ

Số 7 kỳ diệu
Đây là con số giới hạn ý mà bạn có thể lĩnh hội được trong một khoảng thời
gian nhất định. Ví dụ, khi quyết định rời phòng khách tiện nghi ấm áp để đi mua
một tờ báo. “Anh sẽ ra ngoài và mua một tờ báo”, bạn nói với vợ mình: “Em có
muốn mua gì không?”
“Vậy à. Em rất thích thử vị nho sau khi chúng được quảng cáo trên ti
vi,” cô ấy nói khi bạn vào phòng lấy áo khoác và “có lẽ anh phải mua thêm
chút sữa nữa”.
Bạn lấy áo khoác ra khỏi tủ quần áo thì cô ấy đi vào bếp.
“Để em xem tủ đựng thức ăn còn đủ khoai tây không. Ồ! Hết trứng
rồi. Để em xem nào, vâng, chúng ta cần khoai tây”.
Bạn mặc áo khoác vào và đi ra phía cửa.
“Cà rốt và có lẽ một vài quả cam nữa,”
Bạn mở cửa.
“Bơ nữa nhé.”
Bạn đi xuống cầu thang.
“Táo nữa anh ạ.”
Bạn vào xe.
“Và kem chua anh nhé.”
“Hết chưa nào?”
“Vâng, được rồi đấy, cảm ơn anh yêu.”
Bây giờ, nếu không đọc đoạn vừa rồi, liệu bạn có thể nhớ được bất kỳ thứ

gì trong số 9 thứ mà vợ bạn nhờ bạn mua? Hầu hết những ông chồng đều trở về
với một tờ báo và nho.
Vấn đề chính ở đây là bạn gặp con số 7 kỳ diệu. Đây là thuật ngữ được nhà
tâm lý học George A. Miller
[2] đưa ra trong luận thuyết của mình. “Con số 7 kỳ diệu,
+ hoặc - 2”. Ông chỉ ra rằng bộ nhớ tạm thời của não không thể nắm bắt được nhiều
hơn 7 thứ tại một thời điểm nhất định. Một vài người có thể nhớ nhiều hơn 9 thứ,
trong khi đó một số người chỉ nhớ được 5 (Bản thân tôi chỉ là 5). Dễ hơn là 3 và dĩ
nhiên dễ nhất là 1.
Điều đó có nghĩa là khi não bộ nhận thông tin về sự vật, sự việc có số lượng
từ 4 hoặc 5 trở lên, nó bắt đầu nhóm chúng thành các hạng mục hợp logic để dễ
ghi nhớ. Đặc điểm này cũng thường được áp dụng để sắp xếp các loại hàng hóa
trong siêu thị.
Để chứng minh cho việc này, hãy đọc danh sách dưới đây và phân loại mỗi
mặt hàng theo cách này khi bạn đến siêu thị. Bạn sẽ thấy bạn nhớ được tất cả
chúng.
Nho
Sữa
Khoai
tây
Trứng
Cà rốt
Cam

Táo
Kem
chua

×