Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phát triển cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt namchi nhánh huyện chợ gạo tiền giang luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH


VÕ HỒNG HUY

PHÁT TRIỂN CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN CHỢ GẠO TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH


VÕ HỒNG HUY

PHÁT TRIỂN CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN CHỢ GẠO TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN ƠN


Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan với đề tài luận văn “Phát triển cho vay nông nghiệp nông
thôn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Huyện Chợ Gạo Tiền Giang” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu nghiên
cứu được thu thập từ nguồn dữ liệu chính thống, có nguồn trích dẫn cụ thể và một số
tài liệu nghiên cứu được ghi đầy đủ trong phần tài liệu tham khảo.
Tác giả luận văn

Võ Hoàng Huy


ii

LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới đến Quý Thầy Cô Trường
Đại học Ngân hàng TP.HCM đã hỗ trợ, giúp đỡ và trực tiếp giảng dạy, truyền đạt
kiến thức khoa học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, là cơ sở nền tảng để thực
hiện luận văn này và áp dụng vào thực tiễn công việc. Đặc biệt, tôi chân thành tri ân
vai trò định hướng khoa học của TS. Phạm Văn Ơn trong việc hỗ trợ và đóng góp ý
kiến cho bài nghiên cứu của tác giả về đề tài “Phát triển cho vay nông nghiệp nông
thôn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Huyện Chợ Gạo Tiền Giang”.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các anh/chị Lãnh đạo phòng
và đồng nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền Giang đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác, đồng

thời hỗ trợ, tư vấn cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè luôn động
viên, chia sẻ và tiếp thêm nguồn lực cho tơi để hồn thành luận văn này.
Do kinh nghiệm và kiến thức cịn hạn chế, luận văn này khơng tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Q Thầy Cơ, đồng nghiệp
và các bạn học viên.
Chân thành cám ơn!
Tác giả luận văn

Võ Hoàng Huy


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Phát triển cho vay nông nghiệp nông thôn
tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Huyện Chợ Gạo Tiền Giang” được tác giả thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các tài
liệu có liên quan đến một số vấn đề cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của NHTM,
đánh giá thực trạng cho vay nông nghiệp nông thôn của Agribank Chợ Gạo thơng
qua việc phân tích, so sánh các chỉ tiêu phản ánh việc cho vay nông nghiệp nông
thôn. Từ đó rút ra nhận xét, đánh giá và nêu bật những thành tựu, hạn chế đối với
hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn, đồng thời đưa ra các giải pháp góp phần
phát triển cho vay nơng nghiệp nơng thơn tại Agribank Chợ Gạo trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy được thực trạng hoạt động cho vay
nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tuy có hiệu quả nhưng vẫn cịn một số tồn tại
nhất định, do quản lý của Ban Giám đốc chi nhánh chưa kiểm sốt chặt việc tăng
trưởng tín dụng đi đôi với rủi ro và không chú trọng đến việc cải thiện chất lượng tín
dụng điều này hàm chứa rằng tăng trưởng dư nợ đã đi kèm với gia tăng các khoản
nợ quá hạn, nợ xấu, trong đó có một phần nợ xấu khơng được nhận dạng đầy đủ thì

hoạt động tín dụng và mức độ an tồn hoạt động của ngân hàng sẽ xấu đi nghiêm
trọng, chất lượng cho vay bị giảm sút, hiệu quả cho vay kém.
Kết luận chủ yếu:
Qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã củng cố kiến thức của bản thân về những
quy định có liên quan đến cơng tác tín dụng, việc xử lý nợ theo quy định của Việt
Nam, chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của các hạn chế bất cập trong
hoạt động cho vay nông nghiệp nông thơn từ đó đưa ra những giải pháp để khắc
phục, hạn chế khuyết điểm nhằm phát triển cho vay nông nghiệp nơng thơn trong
thời gian tới.
Từ khóa: Phát triển cho vay, Nông nghiệp nông thôn, Việt Nam


iv

ABSTRACT
Master's thesis in economics with the topic “Agricultural and rural lending
development at the Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam Branch of Cho Gao District Tien Giang” was done by the author on the basis of
research documents related to a number of theoretical basis issues about the credit
quality of commercial banks, evaluating the current status of agricultural and rural
loans of Agribank Cho Gao through the analysis and comparison of indicators
reflecting the agricultural and rural loans. From there, draw comments, evaluate and
highlight the achievements and limitations for agricultural and rural lending
activities, and at the same time offer solutions to contribute to the development of
rural agricultural lending at Agribank Cho Gao next time.
The research results of the topic have shown that although rural agricultural
lending activities in the area are effective, there are still certain shortcomings, due to
the lack of control by the management of the Branch Board of Directors. Credit
growth is associated with risks and does not pay attention to improving credit quality,
which implies that outstanding loan growth has been accompanied by an increase in
overdue and bad debts, including If a part of bad debt is not fully identified, the credit

activities and the safety of the bank's operation will seriously deteriorate, the quality
of loans will be reduced, the lending efficiency is poor.
Main conclusion:
Through researching the topic, the author has strengthened my knowledge
about credit related regulations, debt settlement in accordance with Vietnamese
regulations, pointing out the limitations, shortcomings and the cause of the
shortcomings in agricultural and rural lending activities, thereby offering solutions
to overcome and limit shortcomings in order to develop rural agricultural lending in
the coming time.
Keywords: Loan development, Agriculture Rural, Vietnam


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt
Agribank
BIDV
CNH-HĐH
GLOBALG.A.P.
HD Bank
HĐV
HTX
NHNN
NHTM
NHTMCP
Sacombank
TCTD
TDNH
TW

Vietinbank

Cụm từ tiếng Việt
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Tiêu chuẩn Tồn cầu về Thực hành Nơng nghiệp tốt
Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Huy động vốn
Hợp tác xã
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín
Tổ chức tín dụng
Tín dụng ngân hàng
Trung ương
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam


vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................... iii
ABSTRACT ......................................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ..........................................................v
MỤC LỤC ............................................................................................................ vi

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... xii
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
6. Kết cấu của đề tài ...............................................................................................4
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG .........5
1.1.Tổng quan về ngân hàng thương mại ...............................................................5
1.1.1.Khái niệm Ngân hàng thương mại ................................................................5
1.1.2.Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ............................................5
1.1.2.1.Khái niệm ...................................................................................................5
1.1.2.2.Bản chất .....................................................................................................6
1.1.2.3.Vai trị

.....................................................................................................7

1.2.Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại ..............................................8
1.2.1.Khái niệm chất lượng tín dụng ......................................................................8
1.2.2.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
...................................................................................................................9
1.2.2.1.Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn ..................................................................9
1.2.2.2.Phân loại nhóm nợ ....................................................................................10
1.2.2.3.Nợ xấu ...................................................................................................12
1.2.2.4.Dự phịng rủi ro ........................................................................................13
1.2.2.5.Cơ cấu tín dụng.........................................................................................14



vii

Trang

1.2.3.Mối quan hệ giữa tăng trưởng, chất lượng và hiệu quả tín dụng ................15
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ............................................16
1.3.1.Nhóm nhân tố khách quan ...........................................................................16
1.3.2.Nhóm nhân tố chủ quan ...............................................................................17
1.4.Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng .............................................19
1.4.1.Đối với nền kinh tế ......................................................................................19
1.4.2.Đối với các ngân hàng thương mại .............................................................19
1.5.Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp nông
thôn
.................................................................................................................20
1.5.1.Những vấn đề cơ bản về kinh tế nông nghiệp, nông thôn ...........................20
1.5.1.1.Khái niệm về nông nghiệp và nông thôn ..................................................20
1.5.1.2.Những đặc điểm chủ yếu của nông nghiệp nông thôn .............................21
1.5.1.3.Vai trị của kinh tế nơng nghiệp nơng thơn ..............................................21
1.5.2.Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông
thôn
.................................................................................................................22
1.5.2.1.Yếu tố vốn ................................................................................................22
1.5.2.2.Yếu tố qui hoạch sản xuất, qui hoạch phát triển nông thôn .....................22
1.5.2.3.Yếu tố về điều kiện tự nhiên.....................................................................23
1.5.2.4.Yếu tố ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ ........................................23
1.5.2.5.Yếu tố tác động từ thị trường, giá cả ........................................................23
1.5.2.6.Yếu tố cơ chế chính sách của Nhà nước ..................................................23
1.5.3.Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp
nông thôn ..............................................................................................................24
1.5.3.1.Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên ....................................24

1.5.3.2.Góp phần hình thành thị trường tài chính nơng thơn ...............................25
1.5.3.3.Thúc đẩy q trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng
sản xuất hàng hóa .................................................................................................25
1.5.3.4.Tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ mới .......26
1.5.3.5.Là động lực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần phát triển
các mơ hình liên kết sản xuất mới ........................................................................26
1.5.3.6.Tín dụng nơng nghiệp nơng thơn góp phần xóa đói giảm nghèo .............27
1.6.Kinh nghiệm phát triển cho vay của một số ngân hàng thương mại trên địa
bàn Huyện Chợ Gạo .............................................................................................27
1.6.1.Kinh nghiệm phát triển cho vay của Vietinbank .........................................27
1.6.2.Kinh nghiệm phát triển cho vay của Sacombank ........................................28


viii
Trang
1.7.Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền Giang ...................................28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .....................................................................................29
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN CHỢ GẠO TIỀN GIANG GIAI
ĐOẠN 2015 - 2019 ..............................................................................................31
2.1.Giới thiệu vài nét về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam .................................................................................................................31
2.1.1.Khái quát về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
.................................................................................................................31
2.1.2.Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Huyện Chợ Gạo Tiền Giang .................................................................................32
2.1.2.1.Sự ra đời của Agribank Chợ Gạo .............................................................32
2.1.2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh ..................................................................33

2.2.Thực trạng cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền Giang giai
đoạn năm 2015-2019 ............................................................................................35
2.2.1.Hoạt động huy động nguồn vốn phục vụ hoạt động cho vay ......................35
2.2.2.Thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền
Giang .................................................................................................................38
2.2.2.1.Tình hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa
bàn huyện Chợ Gạo giai đoạn năm 2015-2019 ....................................................38
2.2.2.2.Chất lượng cho vay nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền
Giang
...................................................................................................39
2.3.Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền Giang ....................................41
2.3.1. Các loại hình tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền Giang ....................................41
2.3.1.1.Tín dụng doanh nghiệp .............................................................................41
2.3.1.2.Tín dụng cá nhân ......................................................................................41
2.3.2.Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền Giang ..........................42
2.3.2.1.Tăng trưởng dư nợ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền Giang ............................................42


ix
Trang
2.3.2.2.Tình hình cơ cấu cho vay tại Ngân hàng Nơng Nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền Giang ..........................42
2.3.2.3.Thực trạng nợ xấu của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền Giang ............................................45
2.3.2.4.Phân loại nợ và trích dự phịng rủi ro .......................................................47
2.3.2.5.Tỷ lệ dư nợ tín dụng/nguồn vốn huy động (Hệ số Q) ..............................51
2.4.Đánh giá về hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền
Giang .................................................................................................................52
2.4.1.Những điểm đạt được ..................................................................................52
2.4.2.Những điểm còn hạn chế và tồn tại .............................................................54
2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế.................................................................56
2.4.3.1.Về phía ngân hàng ....................................................................................56
2.4.3.2.Về phía khách hàng vay vốn ....................................................................57
2.4.3.3.Về phía Nhà nước .....................................................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .....................................................................................59
CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG
THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN CHỢ GẠO TIỀN GIANG .......................60
3.1.Định hướng hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nơng
nghiệp nơng thơn huyện Chợ Gạo ........................................................................60
3.1.1.Quan điểm mục tiêu của huyện Chợ Gạo về nông nghiệp - nông dân nông thôn đến năm 2025 ......................................................................................60
3.1.2.Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội gắn với phát triển sản
xuất nông nghiệp nông thôn của huyện Chợ Gạo đến năm 2025.........................61
3.1.2.1.Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2025 ...................61
3.1.2.2.Phương hướng và mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn
đến năm 2025 ...................................................................................................62
3.1.3.Định hướng, mục tiêu hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nông Nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền Giang
nhằm góp phần phát triển kinh tế nơng nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện
Chợ Gạo ................................................................................................................63
3.2.Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nơng Nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền Giang nhằm góp phần phát triển

kinh tế nơng nghiệp nơng thơn .............................................................................65
3.2.1.Giải pháp về tín dụng ..................................................................................65


x
Trang
3.2.1.1.Tiếp tục mở rộng củng cố mạng lưới giao dịch của Agribank Chợ Gạo
và mạng lưới khách hàng tại khu vực nông thôn, tăng cường cơ sở vật chất kỹ
thuật, ứng dụng công nghệ thông tin ....................................................................65
3.2.1.2.Tăng cường cung cấp thông tin cho khách hàng khu vực nông thôn .......65
3.2.1.3.Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông
thôn
...................................................................................................66
3.2.1.4.Đào tạo cán bộ và phân công cán bộ hợp lý .............................................67
3.2.1.5.Đẩy mạnh việc cho vay qua tổ vay vốn....................................................68
3.2.1.6.Tiếp tục chú trọng đầu tư cho hộ sản xuất và doanh nghiệp vừa và nhỏ
phục vụ phát triển kinh tế nông thôn ....................................................................68
3.2.1.7.Mở rộng cho vay HTX và kinh tế trang trại .............................................69
3.2.1.8.Xây dựng phương án mở rộng tín dụng phải gắn với qui hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế địa phương ................................................................................70
3.2.1.9.Hiện đại hóa ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế nông thôn .................70
3.2.2.Giải pháp về tăng trưởng huy động vốn ......................................................71
3.2.2.1.Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân và các tổ
chức xã hội
...................................................................................................71
3.2.2.2.Cần có biện pháp thu hút vốn nhàn rỗi từ khu vực nông thôn .................72
3.2.3.Giải pháp mở rộng và tăng thu dịch vụ .......................................................73
3.3.Một số kiến nghị với cơ quan quản lý các cấp ...............................................73
3.3.1.Kiến nghị với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
.................................................................................................................73

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Chi nhánh tỉnh Tiền Giang .................................................................................74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .....................................................................................75
KẾT LUẬN CHUNG ...........................................................................................77
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... I
PHỤ LỤC ............................................................................................................ IV


xi

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Dư nợ cho vay của Agribank Chợ Gạo giai đoạn năm 2015-2019 ……………………
34
Bảng 2.2: Huy động vốn của Agribank Chợ Gạo giai đoạn năm 2015-2019 ……………………
36
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay của Agribank Chợ Gạo giai đoạn năm 2015-2019 ……………………

40

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay của Agribank Chợ Gạo phân theo cơ cấu giai đoạn năm 2015-2019 …

43

Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu của Agribank Chợ Gạo giai đoạn năm 2015-2019 …………………

46

Bảng 2.6: Phân loại nợ của Agribank Chợ Gạo giai đoạn năm 2015-2019 ……………………...


48

Bảng 2.7: Dự phòng rủi ro của Agribank Chợ Gạo giai đoạn năm 2015-2019 …………………..

50
51

Bảng 2.8: Dư nợ so với nguồn vốn huy động của Agribank Chợ Gạo giai đoạn năm 2015-2019


xii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu 2.1: Sơ đồ tổ chức Agribank Chợ Gạo ..............................................................

33

Biểu 2.2: Lợi nhuận của Agribank Chợ Gạo giai đoạn 2015-2019 ………………...
Biểu 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian năm 2019 …………………...

35

Biểu 2.4: Mức tăng trưởng dư nợ của Agribank Chợ Gạo giai đoạn 2015-2019 …..

42

Biểu 2.5: Tỷ trọng dư nợ theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2019 ………………………..

44


Biểu 2.6: Nhóm nợ xấu của Agribank Chợ Gạo giai đoạn năm 2015-2019 ………..

49

Biểu 2.7: So sánh dư nợ tín dụng và vốn huy động ………………………………...

52

37


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp nông thôn là vấn đề rất quan trọng đối với mỗi quốc gia. Sản phẩm
chính của nơng nghiệp là lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người, cung cấp
nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến, cung cấp hàng hóa để xuất khẩu.
Ngồi ra sản xuất nơng nghiệp cịn cung cấp lương thực để bảo đảm an ninh lương
thực quốc gia.
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và
nằm trong nhóm các nước đang phát triển, có hơn 70% dân số và hơn 72% lực lượng
lao động sống bằng nghề nông. Việc phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn theo hướng CNH-HĐH là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của quốc gia và cũng là vấn đề then chốt trong chiến lược phát triển
kinh tế chung của cả nước mà Đảng và Nhà nước đã khẳng định trong Nghị quyết
26-NQ/TW ngày 05/08/2008 tại Hội nghị lần 7 Ban chấp hành Trung ương Khóa X
“Về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn”.
Đối với nước ta hiện nay đang trong quá trình thực hiện CNH-HĐH kinh tế

nơng nghiệp nơng thơn, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa đất nước ta
đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để có thể thực
hiện tốt mục tiêu này, thì yêu cầu đầu tiên là cần phải có lượng vốn đầu tư lớn để
phát triển kinh tế ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Trong khi các nguồn lực khác
để đầu tư cho nơng nghiệp nơng thơn cịn hạn chế thì vốn TDNH lại nổi lên như là
một nhân tố rất quan trọng, tạo ra bước đột phá mới, góp phần to lớn để thực hiện
thắng lợi mục tiêu đó. Sự thiếu hụt một lượng vốn lớn để cho hộ nông dân, hợp tác
xã, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay nhằm cho sự phát triển kinh tế nơng
nghiệp nơng thơn.
Huyện Chợ Gạo nằm ở phía Đơng của tỉnh Tiền Giang một tỉnh thuộc Đồng
bằng sông Cửu Long và là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ở phía nam, đất
hẹp người đơng. Về phát triển kinh tế nơng nghiệp nơng thơn cịn nhiều bất cập do
các yếu tố khách quan và chủ quan như: bão lụt, thiên tai, bệnh dịch, tư duy sản xuất


2
nơng nghiệp của các hộ nơng dân cịn bảo thủ nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật và
cơ giới hóa vào sản xuất chưa được rộng rãi và cịn nhiều hạn chế. Bên cạnh, những
cơ chế chính sách của Nhà nước, việc mở rộng hoạt động tín dụng để phát triển kinh
tế nông nghiệp cũng đang là một vấn đề chiến lược. Tuy nhiên, chính sách tín dụng
đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Gạo thời gian qua
cũng còn nhiều vấn đề đặt ra như nguồn vốn của một số NHTM đầu tư cho nơng
nghiệp nơng thơn cịn chiếm tỷ trọng nhỏ, tiếp cận nguồn vốn cịn khó khăn do vướng
mắc về cơ chế cho vay của các NHTM như: bảo đảm tiền vay, đối tượng vay vốn,
phương thức cho vay,…
Với lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển cho vay nông nghiệp nông
thôn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Huyện Chợ Gạo Tiền Giang” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ kinh tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:
Đưa ra hệ thống giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển cho vay nông nghiệp nông
thôn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Huyện Chợ Gạo Tiền Giang giai đoạn 2015-2019.
Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa một cách có chọn lọc những vấn đề lý luận cơ bản về nơng nghiệp
nơng thơn, về tín dụng ngân hàng và vai trị của tín dụng trong q trình phát triển
kinh tế nơng nghiệp nơng thơn.
Phân tích đánh giá một cách hệ thống thực trạng cho vay nông nghiệp nông
thôn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Huyện Chợ Gạo Tiền Giang giai đoạn 2015-2019.
Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển cho vay nông nghiệp nông
thôn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Huyện Chợ Gạo thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang nói chung và huyện Chợ Gạo nói riêng trong thời gian tới.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Ngân hàng thương mại là gì?


3
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là gì?
Các chỉ tiêu nào dùng để đo lường chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng?
Tại sao phải nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng?
Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp nông
thôn?
Thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền Giang
trong giai đoạn 2015-2019 như thế nào?

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện
Chợ Gạo Tiền Giang đã có những giải pháp nào để phát triển cho vay nông nghiệp
nông thôn?
Làm thế nào để phát triển cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền Giang?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn của Ngân
hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo
Tiền Giang tác động tới phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Huyện.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: tại huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang
+ Thời gian: thu thập dữ liệu 5 năm từ năm 2015 đến 2019 qua các báo cáo tổng
kết hoạt động kinh doanh, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền Giang.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên
cứu định tính để thực hiện nghiên cứu nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn các
nội dung nghiên cứu, cụ thể luận văn sẽ sử dụng cụ thể các phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử: kế thừa những thành quả nghiên cứu và tư liệu thống kê.


4
Phương pháp thống kê, mô tả: tác giả thu thập các số liệu từ các báo cáo tổng
kết hoạt động kinh doanh, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của Agribank và
số liệu sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê mơ tả: điều tra, tổng hợp, phân
tích, so sánh,... thông qua bảng biểu, đồ thị.
Phương pháp phân tích, so sánh: thơng qua các dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài

chính, báo cáo thường niên của Agribank từ đó tác giả phân tích, so sánh đối chiếu
để đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: để hiểu rõ thực trạng hoạt động tín dụng
và có cái nhìn khách quan hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, ngồi
các chỉ tiêu trên cịn tiến hành thu thập dữ liệu thông qua phương pháp phỏng vấn
chuyên gia là các cán bộ công tác tại Agribank, cán bộ các ngân hàng khác.

6. Kết cấu của đề tài
Tên luận văn: “Phát triển cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền Giang”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề
tài gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tín dụng ngân hàng
- Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân
hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo
Tiền Giang giai đoạn 2015-2019.
- Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Chợ Gạo Tiền
Giang.


5

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG

1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các doanh
nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức
nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời
sử dụng số tiền huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện
thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng là khách hàng trong
nền kinh tế.
Luật số 47/2010/QH12 Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam định nghĩa:
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này, nhằm
mục tiêu lợi nhuận”. Khoản 4, Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng.
Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng bao gồm: Huy động vốn dưới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài
hạn, chiết khấu chứng từ có giá, bao thanh tốn, cho th tài chính, thấu chi, cho vay
trả góp, cho vay tiêu dùng và cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng khác. Luật các Tổ
chức tín dụng cịn khẳng định tính chất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận của ngân
hàng thương mại.
Luật ngân hàng thương mại của các nước trên thế giới đều khẳng định: Ngân
hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế
thị trường với nhiệm vụ nhận tiền gửi của cơng chúng dưới hình thức ký thác, và sử
dụng nguồn lực đó cho các nghiệp vụ về tín dụng, chiết khấu và các hoạt động dịch
vụ khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

1.1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Khái niệm
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các tổ chức tài chính cũng như của
các ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn


6
nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Tín dụng là hoạt động tài trợ của

ngân hàng cho khách hàng (cịn được gọi là tín dụng ngân hàng), quyết định chủ yếu
đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Tuy vậy rất khó có thể định nghĩa rõ ràng
về tín dụng mà tuỳ theo góc độ nghiên cứu mà cách hiểu cũng khác nhau:
- Tín dụng ( credit) được coi là cách thức chuyển dịch quỹ (vốn) từ người cho
vay sang người đi vay, tức là từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết
kiệm
- Đối với các quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là giao dịch về tài sản trên cơ
sở có sự hồn trả giữa hai chủ thể. Phổ biến nhất là giao dịch giữa ngân hàng và các
tổ chức, tài chính khác, giữa các doanh nghiệp và cá nhân thể hiện dưới hình thức
cho vay, tức là ngân hàng cung cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một khoảng thời
hạn nhất định người đi vay phải thanh tốn gốc và lãi.
- Tín dụng cịn có nghĩa là một số tiền mà các tổ chức tài chính cung cấp cho
khách hàng (cho vay). Như vậy tín dụng được hiểu đó là một giao dịch về tài sản
(tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính) trong
đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất
định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm trả gốc và lãi cho bên cho vay khi
đến hạn thanh toán. Tại Việt Nam, theo Luật các Tổ chức tín dụng, Điều 49 ghi: “Tổ
chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay,
chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho th tài chính và
các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước ”. Quan hệ tín dụng phần
lớn được xác lập thơng qua hợp đồng tín dụng với trọng tâm là xác định khả năng và
ý muốn của người nhận tín dụng trong việc thực hiện hợp đồng. (Nguyễn Đăng Dờn,
2014).

1.1.2.2. Bản chất
Như vậy ta có thể thấy, bản chất của tín dụng:
- Đó là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với các cá nhân, tổ chức trong
quan hệ đi vay và cho vay.
- Hoạt động tín dụng dựa trên ngun tắc có hoàn trả (gốc và lãi) trong một
khoảng thời gian xác định, với những thỏa thuận giữa hai bên (cho vay và đi vay).



7

1.1.2.3. Vai trị
Như chúng ta đã biết, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của các ngân
hàng thương mại, quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng và chính nó
mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho một ngân hàng thương mại.Trong giai đoạn hiện
nay nhiều hoạt động mới trong ngân hàng đã xuất hiện song hoạt động tín dụng vẫn
ln là hoạt động cơ bản và chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt động của
các ngân hàng thương mại (chiếm gần 80% tổng tài sản có) và cùng với nó lợi nhuận
thu được từ hoạt động tín dụng cũng chiếm tỷ trọng cao. Hoạt động tín dụng được
coi là nguồn sống của các ngân hàng thương mại. Hoạt động tín dụng ngân hàng là
huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong tất cả các thành phần kinh tế, chủ
thể kinh tế để cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay góp phần mở rộng sản xuất
kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với chức năng nhận tiền gửi và cho vay,
sự có mặt của ngân hàng thương mại với hoạt động tín dụng được coi như cầu nối
những người thừa vốn với những người thiếu vốn. Và cũng thơng qua hoạt động tín
dụng ngân hàng thương mại mà vốn được quay vòng một cách liên tục, điều này
khơng những làm tăng khả năng tích luỹ của ngân hàng mà cịn thúc đẩy q trình
tăng trưởng kinh tế nhờ vào nguồn thu từ việc cấp tín dụng thông qua công cụ lãi
suất (lãi suất huy động và cho vay). Ngân hàng còn cung cấp cho các ngành khác
nhau trong nền kinh tế thực hiện đầu tư theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu phục vụ cho
cả mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội từ đó cơ cấu lại nền kinh tế hợp lý và thông
qua đó khai thác triệt để các nguồn lực. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, giao lưu
bn bán trên tồn thế giới, tín dụng ngân hàng là một phương tiện nối liền kinh tế
các nước với nhau thông qua hoạt động đầu tư vốn xuyên quốc gia (thông qua các
chi nhánh của các ngân hàng hoặc ngân hàng nhà nước việc các doanh nghiệp thanh
tốn, mua bán hàng hóa trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều). Do đó, tín
dụng Ngân hàng sẽ góp phần phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài,…

(Nguyễn Đăng Dờn, 2014).


8

1.2. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng
Là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng gồm người gửi tiền và người đi vay phù
hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức
tín dụng cung cấp sản phẩm tín dụng đó.
Chất lượng tín dụng là một phạm trù phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng
hợp cho vay của một NHTM. Trong thực tế, theo bản chất tín dụng là mối quan hệ
giữa người cho vay và người vay, liên quan đến nhiều chủ thể kinh tế và có vai trị
cực kỳ quan trọng, Vì thế chất lượng hoạt động (tín dụng) của ngân hàng khơng
những phụ thuộc vào tính cách của người vay mà cịn phụ thuộc vào chất lượng hoạt
động, khả năng tài chính, phương án, dự án mang lại lợi nhuận kinh tế cá nhân và xã
hội như thế nào. Để phản ánh về chất lượng tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu, nhưng
nhìn chung các NHTM thường quan tâm đến tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu đối với
hoạt động tín dụng. Hai chỉ tiêu này là thước đo quan trọng nhất để đánh giá sự lành
mạnh, hiệu quả, an toàn vốn đồng thời tác động có xu hướng khơng thuận lợi đến tất
cả các lĩnh vực hoạt động của NHTM. Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì
chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Theo thông lệ quốc tế tỷ lệ nợ quá hạn
dưới 5% được xem là tín dụng có chất lượng tốt, ngược lại trên 5% được coi là có
vấn đề cần được xem xét. Ở Việt Nam, theo Quy định xếp loại NHTM ban hành theo
Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2008 của NHNN Việt Nam thì tỷ lệ
nợ xấu nhỏ hơn 3% được xem là an toàn, ngược lại được xem là có vấn đề. (Nguyễn
Đăng Dờn, 2014).
Mặt khác, các khoản vay được đánh giá là có chất lượng khi vốn vay được
khách hàng sử dụng đúng mục đích, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có
khả năng hồn trả vốn gốc và lãi vay đúng hạn cho ngân hàng theo đúng cam kết,

đồng thời bù đắp được chi phí và có lợi nhuận.Điều này có nghĩa là ngân hàng vừa
tạo ra hiệu quả kinh tế lại tạo được hiệu quả xã hội. Chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận
với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động tín dụng. Vì vậy chất lượng tín dụng địi
hỏi ngân hàng cần tiến hành kiểm tra, kiểm soát, đánh giá khả năng trả nợ, mức độ


9
tín nhiệm của khách hàng, kiểm sốt rủi ro nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh, hạn
chế nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh.
Hơn nữa, khi xem xét chất lượng tín dụng, ngồi các chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ nợ
quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, các chỉ tiêu có liên quan đến nợ quá hạn, nợ xấu, NHTM
thường được đánh giá thơng qua các tiêu chí như xếp hạng tín dụng, phân loại nợ,
vịng quay vốn tín dụng và các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tín dụng gồm: tỷ trọng dư
nợ trung và dài hạn so với tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ đối với huy động vốn, tỷ trọng
cho vay có tài sản đảm bảo so với tổng dư nợ, dư nợ theo ngành nghề kinh doanh so
với tổng dư nợ, khả năng bù đắp các khoản rủi ro của NHTM đối với các khoản nợ
quá hạn, nợ xấu và khả năng tận thu các khoản nợ đã xử lý rủi ro.
Dựa vào lợi ích các bên tham gia trong quan hệ tín dụng, có thể xem xét khái
niệm chất lượng tín dụng trên ba khía cạnh:
- Đối với khách hàng: cấp tín dụng phải phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay
của khách hàng với lãi suất, kỳ hạn nợ hợp lý, thủ tục giản đơn thu hút được khách
hàng nhưng vẫn đảm bảo các ngun tắc, quy trình tín dụng.
- Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: nâng cao chất lượng tín dụng góp phần
phục vụ sản xuất kinh doanh và lưu thơng hàng hố, góp phần giải quyết việc làm,
thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung sản xuất, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
- Đối với bản thân NHTM: phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp
với thực lực của bản thân từng NHTM, đảm bảo khách hàng hoàn trả đúng hạn cả
gốc và lãi, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng đồng thời mang lại lợi nhuận
và đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng.


1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng
thương mại
1.2.2.1. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
 Nợ quá hạn
Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi mà khách hàng
không trả đúng hạn theo thoả thuận, cam kết trong hợp đồng tín dụng. Một cách tiếp


10
cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng khơng hồn trả đúng hạn, khơng được
phép và khơng đủ điều kiện gia hạn nợ.
 Tỷ lệ nợ quá hạn
Là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM,phản
ánh khả năng thu hồi vốn đối với các khoản cho vay của NHTM. Tỷ lệ nợ quá hạn
càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém và ngược lại. Chỉ tiêu này
được tính theo công thức (H1) như sau:
Nợ quá hạn
H1 =

x 100

Tổng dư nợ
- Theo quy định hiện nay của NHNN cho phép tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM
không được vượt quá 5%.
- Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ tham khảo là ≤ 5%.

1.2.2.2. Phân loại nhóm nợ
Là cơng cụ để xác định một cách hợp lý, chính xác chất lượng tín dụng của các
ngân hàng. Hiện nay các NHTM phân loại nợ theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN

ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập
và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của TCTD.
Hệ thống xếp hạn tín dụng được chia theo những khoản cấp tín dụng khơng được
hồn trả đúng hạn theo các cấp độ sau:
 Phương pháp định lượng (Theo Điều 10 thơng tư 02/2013): Phân loại nợ
thành 05 nhóm:
 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả
gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi
đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1, vì có mức độ rủi ro thấp hơn nhóm
2 theo quy định.
 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;


11
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2, có mức độ rủi ro cao hơn nhóm 1,
hoặc thấp hơn nhóm 3.
 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ gia hạn lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày, trừ các
khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định này;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả
lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá
hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
 Phương pháp định tính (Theo Điều 11 Thơng tư 02):
Nợ cũng được phân thành năm nhóm tương ứng như 5 nhóm nợ theo cách phân
loại nợ theo phương pháp định lượng, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày
quá hạn chưa thanh toán nợ, mà các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngồi đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Các nhóm nợ bao gồm:


×