Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.44 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ HỒNG LOAN

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ HỒNG LOAN

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ KIÊN CƢỜNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn: “Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng VN-CN Cần Thơ” này được
hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tác giả và các kết quả nghiên cứu
này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.
TP. Hồ CHí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2020
Tác giả

Võ Hồng Loan


ii

LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Ngân hàng Tp HCM
bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám
hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Kinh tế, các phòng ban và các Giáo sư, P. Giáo sư,
Tiến sĩ thuộc Trường Đại học Ngân hàng Tp HCM đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng
dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hồn thiện đề tài nghiên cứu khoa học này.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Kiên Cường là người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè cùng quý đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất để em có thể hồn thành luận văn này.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong Q thầy cơ, các chun gia, những
người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý
kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hồn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn.


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại Thương VN - CN Cần Thơ.
Tóm tắt:
Lý do chọn đề tài: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một lĩnh vực kinh doanh
cịn mới với quy trình cũng như các loại hình giao dịch phức tạp. Trong quá trình
hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN- CN. Cần
Thơ luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các ngân hàng trong nước
cũng như các ngân hàng nước ngồi nên khơng tránh khỏi những khó khăn và tồn
tại. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ” phân tích hoạt
động kinh doanh ngoại tệ và đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
kinh doanh ngoại tệ tại VCB CN. Cần Thơ.
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Viêt Nam-CN Cần Thơ nói riêng nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ.

Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính
Kết quả nghiên cứu: Luận văn tổng hợp nghiên cứu lý luận về hoạt động
kinh doanh ngoại tệ tại NHTM kết hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại
tệ của ngân hàng VCB -CN Cần Thơ, chỉ ra những thành công và hạn chế trong
hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với
hoạt động kinh doanh ngoại tệ, từ đó đề xuất giải pháp phát triển hoạt động kinh
doanh ngoại tệ tại VCB -CN Cần Thơ.
Kết luận và hàm ý: Luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng kinh
doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ, chỉ ra những
tồn tại và những khó khăn cần giải quyết của ngân hàng: những yếu tố hạn chế từ


iv
năng lực hoạt động, cơ chế phòng ngừa rủi ro chưa quan tâm thích đáng; các yếu tố
từ mơi trường kinh tế xã hội còn chứa đựng nhiều rủi ro, mơi trường pháp lý chưa
đồng bộ, cơ chế chính sách về lãi suất, tỷ giá điều chỉnh chưa phù hợp với diễn biến
của thị trường... Qua đó đưa ra một hệ thống giải pháp góp phần phát triển hoạt
động kinh doanh ngoại tệ, tạo cơ sở cho việc mở rộng, đa dạng hóa các nghiệp vụ
kinh doanh ngoại tệ đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ. Đồng thời cũng nêu ra những
kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước nhằm cải thiện môi trường, cơ sở
pháp lý và hệ thống các cơ chế đảm bảo cho các giải pháp được vận dụng trong quá
trình phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam nói chung,
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN- CN.
Cần Thơ trong thời gian tới.
Từ khóa: Kinh doanh ngoại tệ, Ngân hàng thương mại.


v


ABSTRACT

Research topic: Developing foreign-currency trading operations at Joint
Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Can Tho Branch.
Summary:
Rationale: Foreign currency trading is a new business field with complex
transaction processes and types. In the process of foreign currency trading, the Joint
Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Can Tho Branch always
faces fierce competition from domestic banks as well as foreign banks, so it cannot
avoid difficulties and shortcomings. Therefore, the author chose the topic "
Developing foreign-currency trading operations at Joint Stock Commercial Bank
for Foreign Trade of Vietnam - Can Tho Branch" to analyze foreign-currency
trading activities and propose solutions to improve the efficiency of foreigncurrency trading at VCB - Can Tho Branch.
Objectives: Based on clarification of the theoretical and practical issues
regarding foreign currency trading activities of Commercial Banks in general and
Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Can Tho Branch in
particular to research and suggest a range of solutions to increase the efficiency of
foreign currency trading.
Methods: To answer the aim(s) of this research, The researcher uses
quantitative methods
Findings: A synthesis of theoretical studies on foreign currency trading
operations at commercial banks, together with the actual situation of VCB-Can Tho
branch's foreign-currency trading activities, illustrates the achievements and
shortcomings

of

foreign-currency


trading

activities,

determine

customer

satisfaction with foreign exchange trading operations, and then recommend
strategies for improving foreign currency trading at VCB-Can Tho Branch.
Conclusion: The thesis has analyzed and assessed the current situation of
foreign currency trading at the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of


vi
Vietnam - Can Tho Branch, pointing out the shortcomings and difficulties that need
to be solved of the bank: the limiting factors from operational force, risk prevention
mechanism has not been given adequate attention; Factors from the socio-economic
environment still contain many risks, the legal environment is not synchronous,
interest rate policy and policy mechanism, the adjusted exchange rate are not
consistent with market developments, etc. Thereby providing a set of solutions to
contribute to the growth of foreign currency trading activities, establishing a
framework for extending and diversifying foreign currency trading operations to
meet the requirements of developing foreign currency trading activities at Joint
Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Can Tho Branch. At the
same time, it also made recommendations to the Government and the State Bank to
strengthen the environment, legal framework, and processes system to ensure
solutions to be implemented in business growth. Vietnamese commercial banks
foreign currency in general, Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of
Vietnam, Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Can Tho

Branch in the near future.
Keywords: Commercial bank, foreign exchange trade.


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

KDNT

Kinh doanh ngoại tệ

TMCP

Thương mại cổ phần

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

CP TM-DV

Cổ phần thương mại – dịch vụ

XNK

Xuất nhập khẩu


viii

MỤC LỤC


ix

DANH MỤC BẢNG


x

DANH MỤC HÌNH


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu

Trong tiến trình tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới, các hoạt động thương mại
khơng cịn bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hay một châu lục, mà
hoạt động thương mại đã được mở rộng đến tất cả các nước trên tồn thế giới,
khơng chỉ liên quan đến một đồng tiền thanh tốn mà cịn có rất nhiều đồng tiền
khác nhau tham gia trong q trình thanh tốn. Chính sự tồn cầu hóa nền kinh tế
thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu, làm tăng lượng giao dịch trong hoạt động tài
chính giữa các nước. Chính vì vậy nó làm cho thị trường ngoại tệ phát triển mạnh,
hình thành nên những trung tâm tài chính quốc tế lớn, hỗ trợ đắc lực cho chu
chuyển tiền tệ phục vụ nhu cầu thanh tốn và đầu tư. Nếu quốc gia nào có thị
trường ngoại tệ phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu và là
nhân tố tích cực kích thích sự luân chuyển các luồng vốn đầu tư vào quốc gia đó.
Thị trường ngoại tệ cũng là nơi cung cấp các cơng cụ phịng chống rủi ro trong kinh
doanh ngoại tệ cho các Ngân hàng thương mại cũng như các nhà đầu tư, các khách
hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn gắn liền với rủi ro khi tỷ giá biến động.
Cho nên mục đích trong giao dịch ngoại tệ mà các nhà đầu tư hướng tới là tránh rủi
ro về tỷ giá, bằng việc thực hiện các nghiệp vụ như hoán đổi, giao dịch tiền tệ trong
tương lai, thực hiện quyền chọn tiền tệ,.... Bên cạnh đó thị trường ngoại tệ cũng
chính là nơi để các nhà kinh doanh ngoại tệ tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản chênh
lệch tỷ giá.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn
vị, tổ chức kinh tế và cá nhân đều chịu sự hướng dẫn của thị trường, chịu sự tác
động của quy luật kinh tế, quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các tổ chức tín dụng cũng khơng nằm ngồi sự
tác động đó – đây là tính khách quan tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Sự phù
hợp của các chính sách quản lý ngoại tệ và cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt của
Ngân hàng nhà nước theo diễn biến thị trường đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh
doanh ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP


2

Ngoại Thương VN- CN Cần Thơ nói riêng ngày càng phát triển. Chính vì những lý
do trên tác giả chọn đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng VN-CN Cần Thơ” với nguyện vọng là
sẽ đóng góp một phần nào đó trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại
VCB Cần Thơ nói riêng, đồng thời những giải pháp trình bày trong luận văn có thể
được áp dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và quản lý ngoại tệ ở
Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với
hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN-CN Cần
Thơ; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả và đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng
thương mại từ đó phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh ngoại tệ tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ.
- Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động kinh doanh
ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ.
- Đề ra giải pháp đóng góp cho phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng phát triển kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương VN-CN Cần Thơ như thế nào?
- Mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ như thế nào?
- Các giải pháp nào phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ?



3
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tƣợng nghiên cứu
Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương VN-CN Cần Thơ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: đi sâu nghiên cứu về phát triển hoạt động kinh
doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương VN-CN Cần Thơ nói riêng.
- Phạm vi về thời gian: tập trung phân tích phát triển hoạt động kinh doanh
ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ giai đoạn từ năm
2017 đến 2019.
- Phạm vi nội dụng: Đánh giá được thực trạng phát triển kinh doanh ngoại tệ
của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Chi nhánh Cần Thơ, đánh giá mức độ hài
lòng của khách hàng đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ.Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ trong
thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM Ngoại thương VN –
CN Cần Thơ tác giả sử dụng 2 phương pháp là phân tích định tính và phân tích
định lượng.
Cụ thể, việc nghiên cứu được tiến hành bằng các phương pháp:
- Phương pháp thu thập số liệu: Theo dõi và thu thập thông tin về thực trạng
hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ.
- Phương pháp so sánh, tổng hợp thống kê: So sánh và phân tích các chỉ số
các năm để thấy được sự biến động trong hoạt động KDNT của ngân hàng qua từng
năm. Tổng hợp phân tích và đánh giá trên cơ sở những lý thuyết tài chính, kinh
doanh ngoại tệ. Các thơng tin được phân tích khơng đặt riêng biệt mà trên cơ sở đó

được so sánh để tìm ra những bất cập cũng như các nguyên nhân bất cập. Dựa trên


4
những tồn tại, hạn chế của hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
VN-CN Cần Thơ để rút ra những định hướng và đề xuất những giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động KDNT tại ngân hàng.
- Phương pháp biểu đồ, đồ thị: Sau khi thu thập số liệu, tính tốn các chỉ
tiêu cần so sánh, tác giả sử dụng phương pháp đồ thị để tiếp tục phân tích.
Thơng qua các biểu đồ, đồ thị chúng ta có thể dễ dàng so sánh các chỉ tiêu tài
chính để đưa ra các kết luận về hiệu quả KDNT tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương VN-CN Cần Thơ.
- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập và xử lý những đánh
giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực kinh
doanh nguồn vốn và tiền tệ của ngân hàng.
Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả
năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống
kê các câu trả lời một cách khoa học.
Phỏng vấn trực tiếp 70 khách hàng có sử dụng dịch vụ ngoại tệ tại VCB –
CN Cần Thơ để đánh giá mức độ mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt
động doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ
và mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ
6. Tổng quan về nghiên cứu
Ngồi nước
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu đi khá sâu về việc quản trị trong hoạt động kinh
doanh ngoại tệ. Một số phân tích tiêu biểu về phát triển kinh doanh ngoại tệ có thể
kể đến như: “Efficiency of foreign markets and measures of turbulence” của hai tác

giả Jacob A. Frenkel và Michael L. Mussa năm 1980. Đề tài“Foreign exchange
market efficiency tests: Implications of recent empiricalfindings” của Paul Boothe


5
làm việc tại Department of Economics, Universityof Alberta, Edmonton, Alberta,
Canada vàDavid Longworth làmviệc tại Bank of Canada năm 1986.
Trong nước
Đối với trong nước, cũng có khá nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động
kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại tuy nhiên các đề tài này tập
trung chủ yếu vào việc phát triển hay mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ
chứ chưa phân tích sâu đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại
tệ tại một ngân hàng, đặc biệt tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương
chi nhánh Cần Thơ.
Đề tài của Nguyễn Công Giảng 2007 về “Một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt
Nam”. Trong đề tài này, tác giả đã nêu được những khái niệm cơ bản về kinh
doanh ngoại tệ đồng thời cũng đi sâu phân tích các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh
doanh ngoại tệ và đưa ra một số giải pháp, tuy nhiên khi phân tích về các đối tượng
tham gia vào việc trên thị trường hối đối thì tác giả đã không đề cập đến các cá
nhân mà chỉ đề cập đến các tổ chức tài chính: Ngân hàng trung ương, ngân hàng
thương mại, các công ty và định chế tài chính phi ngân hàng, các nhà mơi giới
broker . Việt Nam là một nước có lực lượng lao động dồi dào, giá r , hàng năm
Việt Nam thu về hàng tỷ USD kiều hối Năm 2012 ước tính đạt 9,2 đến 9,5 tỷ
USD, nguồn cafef.vn , thì các cá nhân cũng là một đối tượng tham gia trên thị
trường hối đối. Mặt khác, với trình độ phát triển ngày càng nâng cao, các cá nhân
đã dần dần có thể trực tiếp tham gia vào kinh doanh ngoại tệ như tham gia kinh
doanh ngoại tệ qua mạng như giao dịch Forex…
Đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hồ 2008 đã phân

tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Việt Nam
Eximbank. Nhận ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
ngoại tệ của ngân hàng. Từ đó đề ra biện pháp nhằm giúp phịng kinh doanh tiền tệ
của Ngân hàng Việt Nam Eximbank kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn và giữ


6
vững vị thế đứng đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần về lĩnh lực kinh
doanh ngoại tệ.
Đề tài của tác giả Đào Hữu Thành về “Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại
tệ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” năm 2010. Tác giả đã nêu được
những khái niệm cơ bản về kinh doanh ngoại tệ đồng thời cũng đi sâu phân tích các
tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại tệ và đưa ra một số giải pháp, tuy nhiên
khi phân tích về các đối tượng tham gia vào thị trường hối đối thì tác giả đã không
đề cập đến các cá nhân mà chỉ đề cập đến các tổ chức tài chính: Ngân hàng trung
ương, ngân hàng thương mại, các công ty và định chế tài chính phi ngân hàng, các
nhà mơi giới broker . Việt Nam là một nước có lực lượng lao động dồi dào, giá r ,
hàng năm Việt Nam thu về hàng tỷ USD kiều hối, thì các cá nhân cũng là một đối
tượng tham gia trên thị trường hối đối. Mặt khác, với trình độ phát triển ngày càng
nâng cao, các cá nhân đã dần dần có thể trực tiếp tham gia vào kinh doanh ngoại tệ
như tham gia kinh doanh ngoại tệ qua mạng như giao dịch Forex…
Đề tài “ Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai 2011 đã nêu
được các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT tại BIDV có thể kể đến
là: Hồn thiện và phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại BIDV, trong đó
cần tập trung marketing, giới thiệu khách hàng sử dụng các sản phẩm ngoại tệ phái
sinh tại ngân hàng; mở rộng hoạt động KDNT trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng và thị trường quốc tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra luận văn
này cũng đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN và các doanh nghiệp XNK nhằm
mở rộng môi trường kinh doanh và tiềm năng hoạt động KDNT cho các NHTM nói

chung và BIDV nói riêng.
Đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” của tác giả Trần Huyền Trâm
2011 . Đề tài đi sâu nghiên cứu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM nói
chung và của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam nói riêng,
các nghiệp vụ của nó và ảnh hưởng của hoạt động này tới các hoạt động cho vay


7
ngoại tệ, thanh tốn quốc tế… từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động KDNT.
Đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng” của tác giả Nguyễn Thị Tươi 2014 : Đề tài làm rõ khái niệm
đặc điểm và nội dung của hoạt động KDNT và các tiêu chí đánh giá phát triển hoạt
động KDNT của NHTM, phân tích, đánh giá sự phát triển KDNT của Ngân hàng
VPBank trong thời gian qua, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những bất cập và nguyên
nhân của những bất cập. Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động KDNT của
VPBank nhằm đáp ứng yêu cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy có thể thấy đã có một số cơng trình nghiên cứu về việc phát triển
hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Trong quá trình nghiên cứu tác giả có tham khảo và
kế thừa ý tưởng của các cơng trình luận văn trước để phục vụ nghiên cứu những
vấn đề lý luận chung cũng như khi đề xuất kiến nghị và giải pháp để phát triển kinh
doanh ngoại tệ của TMCP Ngoại Thương VN- CN Cần Thơ.
Có thể thấy các tác giả nói trên chỉ mới tập trung vào nghiên cứu việc phát
triển và mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại mà
chưa đi sâu vào phân tích các tiêu chí về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ,
đặc biệt chưa có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh
doanh ngoại tệ tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương VN-CN Cần Thơ.
7. Bài học kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới
Một số ngân hàng tại Mỹ

Các NHTM Mỹ có nhiều kinh nghiệm về sử dụng các nghiệp vụ giao dịch
phái sinh như giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai. Doanh số các giao dịch
phái sinh của các NHTM Mỹ trong năm 2010 tăng 9% so với năm 2007. Việc đa
dạng hóa các giao dịch trong kinh doanh ngoại tệ giúp cho các NHTM Mỹ phát
triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ đồng thời cung cấp cho khách hàng nhiều
sự lựa chọn trong giao dịch nhằm giảm thiểu các rủi ro cho khách hàng. Mặc dù thị
trường ngoại tệ Mỹ không phải là thị trường lớn nhất trên thế giới nếu xét về quy
mô nhưng các NHTM của Mỹ tỏ ra hoạt động rất hiệu quả trong các giao dịch


8
ngoại tệ. Đó là bởi vì các NHTM Mỹ rất sáng tạo và dám mạo hiểm trong việc áp
dụng các nghiệp vụ kinh doanh mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời
khai thác triệt để các nghiệp vụ truyền thống. Bên cạnh đó các NHTM Mỹ đã biết
phát triển mạng lưới các chi nhánh rộng lớn không chỉ ở trong nước mà cả ở nước
ngoài đã khiến cho doanh số kinh doanh ngoại tệ phát triển với tốc độ nhanh như
vậy. Chính nhờ nguồn thu từ các chi nhánh ở nước ngồi các NHTM Mỹ lại càng
có điều kiện để đầu tư cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở trong nước. Thật vậy
nếu chỉ tính riêng ở Luân đôn, doanh số kinh doanh của các chi nhánh NHTM Mỹ
đã gấp ba lần doanh số kinh doanh của các NHTM của Anh. Ngồi ra các NHTM
Mỹ cịn làm đại lý cho nhau trên khắp cả nước và thường xuyên giao dịch với nhau
để tìm kiếm khách hàng nhằm đảm bảo cân bằng trạng thái ngoại tệ và phòng
chống rủi ro hối đối mang tính chất hiệu ứng dây truyền.
Cuối cùng, các NHTM Mỹ đã gia tăng doanh số kinh doanh ngoại tệ bằng
việc gia tăng việc quản lý rủi ro tiền tệ và việc quản lý danh mục đầu tư một các
chủ động hướng vào một số thị trường tài chính thuộc khu vực đồng EUR.
Một số ngân hàng Nhật Bản
Các NHTM Nhật Bản có kinh nghiệm trong việc thiết lập mối quan hệ giữa
ngân hàng và khách hàng đặc biệt là các khách hàng các công ty lớn, có hoạt động
xuất nhập. Những khách hàng này có hoạt động thanh toán lớn qua ngân hàng.đây

là một nhân tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Do đó để
duy trì được quan hệ ngân hàng với khách hàng họ sẵn sàng đầu tư vào các cơng ty
và trở thành cổ đơng của chính những khách hàng này. Mặt khác, khi các NHTM
Nhật Bản thường xuyên tiến hành kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế thông
qua việc mua bán các trái phiếu nước ngoài, đồng thời phát hành trái phiếu ra thị
trường quốc tế để huy động vốn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu tín dụng trong nước.
Một nhân tố khiến cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Nhật
Bản có sự phát triển ổn định là do các NHTM Nhật Bản ln tăng cường sức mạnh
cạnh tranh của mình khi thị trường ngoại tệ trong nước được tự do hoá bằng việc
NHTM Nhật Bản bản tiến hành sát nhập với nhau đồng thời thiết lập các mối quan


9
hệ kinh doanh mật thiết với các NHTM khác, trở thành những tập đồn ngân hàng
như tập đồn tài chính Mizuho sở hữu ba ngân hàng Dai - Ichi Kangyo, ngân hàng
Fuji và ngân hàng công nghiệp Nhật Bản, Công ty ngân hàng Sumitomo Mitsui
được hình thành từ việc sát nhập ngân hàng Sumitomo và ngân hàng Sakura vào
tháng 4/2001... Kết quả là trong 5 ngân hàng lớn nhất trên thế giới hiện nay thì có
tới 4 ngân hàng là của Nhật Bản, trong số 15 ngân hàng lớn nhất trên thế giới hiện
nay thì đã có 7 ngân hàng là của Nhật Bản. Nhờ đó, các NHTM Nhật bản có thể
cho vay vốn ngoại tệ dài hạn và với số lượng lớn. Với sức mạnh tài chính của mình,
các NHTM Nhật Bản có thể cải thiện các dịch vụ ngân hàng liên quan đến ngoại tệ
như thanh toán quốc tế, nhận gửi tiền, hỗ trợ và khuyến khích cung cấp vốn tư nhân
để trang trải cho xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài và hợp tác kinh tế.
Một số ngân hàng Vương quốc Anh
Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại Vương quốc Anh quốc là việc
sử dụng đa dạng các đồng tiền khác nhau trong giao dịch, giao dịch nội tệ chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ là 18% so với 66% của đức, 41% của Pháp và 39% của Thụy
Sỹ. Mặt khác các NHTM Vương quốc Anh đặc biệt chú trọng trong việc áp dụng
các công nghệ hiện đại trong các giao dịch ngoại tệ. Việc triển khai mạng lưới liên

kết các ngân hàng thương mại với nhau và với thị trường giúp cho việc gia tăng
doanh số giao dịch ngoại tệ bình quân ngày của các NHTM Vương quốc Anh trong
năm 2010 đạt tới 25% so với năm 2007.
Ngoài ra các NHTM Vương quốc Anh đã vận dụng một cách có hiệu quả hệ
thống mơi giới điện tử và hệ thống giao dịch điện tử. Kết quả là doanh số giao dịch
ngoại tệ thông qua hệ thống môi giới điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử là
393 tỷ USD và 376 tỷ USD tương ứng trong năm 2010. Hơn nữa việc vận dụng có
hiệu quả các giao dịch phái sinh lãi suất trên thị trường OTC đã đóng góp một phần
quan trọng trong việc gia tăng doanh số các giao dịch ngoại tệ của các NHTM
Vương quốc Anh trong năm 2010.
Một số ngân hàng Hongkong


10
Các NHTM Hongkong có kinh nghiệm trong việc tận dụng một môi trường
lãi suất thấp và sự vững mạnh của các đồng tiền Châu Á để gia tăng doanh thu của
các hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Thêm vào đó, sự phát triển của các giao dịch
ngoại tệ của các NHTM Hongkong chủ yếu là do các giao dịch hoán đổi. Với các
yếu tố bất ổn của thị trường và những rủi ro tín dụng thúc đẩy các NHTM
Hongkong gia tăng các hợp đồng kỳ hạn ngắn và tham gia vào thị trường thường
xuyên hơn.
Trong năm 2010, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Hongkong
phát triển ấn tượng. Bằng chứng là doanh số của các giao dịch ngoại tệ của NHTM
Hongkong chiếm 4,7% doanh số toàn cầu. Các NHTM Hongkong phát triển các
giao dịch phái sinh lãi suất một cách mạnh mẽ, chiếm vị trí thống trị trên thị trường,
đưa Hongkong là một trong những trung tâm chính trong các giao dịch phái sinh lãi
suất.
Một số ngân hàng ngoại tệ Hàn Quốc
Ngân hàng ngoại tệ Hàn Quốc có kinh nghiệm trong phát triển giao dịch
hoán đổi. Trong thời kỳ 2003-2009, doanh số giao dịch hoán đổi của Ngân hàng

ngoại tệ Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn, 74.5%, trong khi đó tỷ trọng đối với giao
dịch giao ngay là 24.5%, giao dịch kỳ hạn chiếm tỷ lệ 0.6%. Nguyên nhân là do
Ngân hàng có nguồn huy động VND dồi từ khách hàng tốt và ổn định. Trong khi
một số ngân hàng Việt Nam có nhu cầu đồng VND và có dư nguồn USD vì vậy
ngân hàng ngoại tệ Hàn Quốc thực hiện hoán đổi với các ngân hàng này.Bên cạnh
đó, ngân hàng có nguồn cung ngoại tệ dồi dào, ngồi đáp ứng nhu cầu của khách
hàng, ngân hàng cịn bán trên thị trường liên ngân hàng. Nguồn cung ngoại tệ của
ngân hàng ngoại tệ Hàn Quốc gia tăng bình quân hàng năm từ 20-50%. Ngân hàng
ngoại tệ Hàn quốc có ưu thế trong việc duy trì và phát triển các khách hàng của
mình, là các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn đến từ Hàn quốc như tập đoàn
Hyundai, tập đồn Kumho, tập đồn dầu khí Hàn Quốc KNOC, tập đoàn
DAEWOO... Với những khách hàng trung thành và đáng tin cậy là cơ sở vững chắc


11
để ngân hàng ngoại tệ Hàn Quốc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân
hàng.
Ngoài ra, để phát triển kinh doanh ngoại tệ đã vận dụng các biện pháp
trongviệc giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ :
-

Quản trị các rủi ro định lượng thông qua hạn mức giá trị chịu rủi ro

VAR , đánh giá rủi ro, theo dõi rủi ro, quản trị rủi ro.
-

Đa dạng hóa các rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ phù hợp với chiến

lược quản trị rủi ro của ngân hàng ngoại tệ Hàn Quốc.
-


Xây dựng, quản lý và đào tạo đội ngũ chuyên gia quản trị rủi ro và đội

ngũ cán bộ tác nghiệp.
-

Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro được bố trí từ trụ sở chính đến các đơn

vị phụ thuộc.
Một số ngân hàng Trung Quốc
Các ngân hàng thương mại Trung Quốc có kinh nghiệm trong việc đa dạng
hóa các giao dịch kinh doanh ngoại tệ. Cụ thể hầu hết các nghiệp vụ kinh doanh
ngoại tệ như giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn được sử dụng phổ biến
trong kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng Trung quốc. Trong năm 2010, doanh
số bình quân ngày đối với giao dịch giao ngay của các Ngân hàng Trung Quốc đạt
là 1490 tỷ USD, tăng 48% so với năm 2007, và 286% so với năm 2001. Trong khi
đó doanh số giao dịch hốn đổi ngoại tệ đạt 1765 tỷ USD/ ngày, tăng 3% so với
năm 2007, và 169% so với năm 2001. Trong suốt thời kỳ 2001- 2010, các ngân
hàng Trung Quốc có doanh số giao dịch hoán đổi cao hơn nhiều so với doanh số
giao dịch giao ngay. Các giao dịch kỳ hạn và giao dịch quyền chọn chiếm tỷ trọng
cao trong doanh số giao dịch ngoại tệ của ngân hàng thương mại Trung Quốc. Cụ
thể trong năm 2010, tỷ trọng giao dịch giao ngay là 37.4%, kỳ hạn chiếm 12%,
hoán đổi ngoại tệ 44.3%, hoán đổi tiền tệ 1% và giao dịch quyền chọn chiếm 5%.
Bên cạnh đó, doanh số giao dịch bằng đồng USD chiếm tỷ trọng cao hơn 94%
doanh số giao dịch.Như vậy, các Ngân hàng Trung Quốc đã sử dụng có hiệu quả
các nghiệp vụ nghiệp vụ phái phái sinh để gia tăng doanh số giao dịch ngoại tệ.


12
8. Đóng góp của đề tài

- Trên phương diện thực tiễn: Đề tài đánh giá được thực trạng phát triển kinh
doanh ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN-CN Cần Thơ. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Chi nhánh Cần Thơ trong thời gian tới.
Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển kinh doanh ngoại
tệ và rút ra được các kinh nghiệm phát triển kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng
ở Việt Nam.
- Trên phương diện lý luận: đề tài góp phần hồn thiện một số vấn đề lý luận
về phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại.
9. Kết cấu của đề tài
Kết cấu luận văn gồm các phần sau:
MỞ ĐẦU
Chương 1: Tổng quan về phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam-Chi nhánh Cần Thơ
KẾT LUẬN


13

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Khái niệm và vai trò của Ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các
dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và
thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào

trong nền kinh tế. Theo luật TCTD năm 2010 thì: “Hoạt động ngân hàng là hoạt
động kinh doanh tiền tề và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận
tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Đặc điểm Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng của
nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều lọai tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh
tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại
thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân
hàng. Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất.
Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là
một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế
vĩ mô. Ngân hàng là một tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền
kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã
hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng thương mại đóng vai trị là người thủ
quỹ cho tồn xã hội. Thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu nhập quan trọng của
nhiều hộ gia đình. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu với các doanh nghiệp, cá
nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước. Do tiền ngân hàng thực hiện
cung cấp tín dụng chủ yếu là tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế nên hoạt
động kinh doanh ngân hàng đòi hỏi sự kiểm sốt chặt chẽ. Việc kiểm sóat chặt
chẽ này xuất phát từ hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Do hàng ngày
ngân hàng thực hiện việc lưu chuyển một khối lượng lớn tiền trong nền kinh tế
nên một ngân hàng đổ vỡ có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn trong nền kinh


×