Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

MỞ đầu và BIỆN LUẬN kết QUẢ CHO các NGHIÊN cứu sợi nấm sò VÀNG (pleurotus citrinopileatus), nấm bào NGƯ TRÊN môi TRƯỜNG DỊCH THỂ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.79 KB, 30 trang )

“ MỞ ĐẦU VÀ BIỆN LUẬN KẾT QUẢ CHO CÁC
NGHIÊN CỨU SỢI NẤM SÒ VÀNG (Pleurotus
citrinopileatus), NẤM BÀO NGƯ TRÊN MƠI
TRƯỜNG DỊCH THỂ”
(Có trích dẫn tài liệu )


MỤC LỤC


3

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nấm – thực phẩm đang được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Có thể xem
nấm là thực phẩm sức khỏe lý tưởng [24]. Bởi lẽ, nguồn thực phẩm từ động vật
và thực vật hiện nay đang rơi vào tình trạng nhiễm bẩn, gây ra nhiều tác hại khôn
lường cho sức khỏe đặc biệt là làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người.
Bên cạnh lý do thực phẩm bẩn thì lý do đáng nói hơn là nấm cung cấp nguồn
dinh dưỡng dồi dào với hàm lượng protein chiếm 4-9% theo trọng lượng tươi và
có chủng chiếm đến 45-50% theo trọng lượng khơ. Ngồi ra, nấm chứa hầu hết các
loại acid amin quan trọng; hàm lượng muối khoáng trong nấm rất cao, cao hơn
trong thịt và cá; hơn nữa nấm còn chứa nhiều loại vitamin như A, C, D, E…đặc
biệt có một số vitamin hồn tồn khơng có trong nhiều loại rau như B12, B2.
Thêm vào đó, nấm có chứa nhiều hoạt chất sinh học rất tốt cho việc phòng và
chữa bệnh như chữa bệnh béo phì, chữa bệnh đường ruột, tăng sức đề kháng,
kháng oxi hóa, làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu,…, nổi bật là khả
năng phòng chống bệnh ung thư [10].
Trong đó, nấm bào ngư vàng (Pleurotus citrinopileatus) là loại nấm vừa ăn
ngon, có giá trị dinh dưỡng, vừa có tính dược liệu cao. Theo Ying (1987), bào
ngư vàng có khả năng điều trị khí thủng phổi, ngồi ra cịn làm giảm lượng


cholessterol trong máu [47]. Nghiên cứu về polisaccharid tan trong nước (WSPS)
chiết xuất từ dịch lên men P. citrinopileatus thì Jinn-Chyi-Wang (2005) cho thấy
WSPS có tác dụng chống khối u, tăng cường khả năng điều hòa miễn dịch và làm
chậm lại sự phát triển của các sacroma phổi tổn thương ở chuột [33]; ngoài ra ShuHui Hu và cộng sự (2006) đã bổ sung thêm rằng WSPS cùng với streptozotocin
có tác dụng hạ đường huyết và tăng khả năng làm lành các tế bào tuyến tụy bị tổn
thương ở chuột [41]. Năm 2008, Y.R. Li đã tách chiết lectin từ quả thể nấm bào
ngư vàng tươi bằng phương pháp sắc ký trao đổi ion trên DEAE-cellulose, CMcelluloses, Q-Sepharose và sắc ký lọc gel trên Superdex 75. Lectin mà ông thu
được có kháng u mạnh ở chuột mang sacroma 180, ức chế khoảng 80% sự tăng
trưởng khối u khi tiêm lectin vào màng bụng với liều lượng 5mg/kg mỗi ngày


4

trong thời gian 20 ngày. Ngoài ra, các lectin tách chiết này còn ức chế HIV-1
phiên mã ngược với nồng độ ức chế là 0,93 µM [46]. Năm 2012, Tian-Xian
Meng và cộng sự là những người đầu tiên nghiên cứu về việc tách chiết 1-O-β-Dglucopyranosyl-(2S,3R,4E,8E)-2-[(2R)-2-hydroxyhexadecanoylamino]-9methyl-4,8-octadecadiene-1,3-diol từ quả thể nấm bào ngư vàng. Theo nghiên
cứu này thì hợp chất trên có hoạt tính kháng khuẩn như kháng Escherichia coli
và Staphylococcus aureus[45].
Tuy có những giá trị đáng quý như vậy nhưng việc ni trồng nấm sị vàng
để thu quả thể với năng suất cao vẫn cịn nhiều hạn chế. Vì ni trồng nấm phụ
thuộc rất nhiều vào nguồn giống, yếu tố thời tiết, môi trường, côn trùng gây hại
và thời gian để thu hoạch quả thể dài. Bên cạnh đó, để tạo ra quả thể nấm đạt
chất lượng tốt cần được thực hiện với quy trình cơng nghệ hiện đại, kỹ thuật cao.
Để khắc phục những nhược điểm của nuôi trồng thu quả thể hiện nay người ta đã
tiếp cận với cách nuôi trồng mới là nuôi sinh khối nấm trong môi trường dịch thể
và sử dụng giống lỏng để thay thế giống hạt truyền thống nhằm rút ngắn thời
gian nuôi trồng, giảm tỉ lệ nhiễm các bệnh thường trong giai đoạn ươm bịch phơi,
khơng địi hỏi những điều kiện khắc khe như phương pháp truyền thống, đặc biệt
là giảm chi phí do không phải sử dụng một khối lượng lớn hạt ngũ cốc, dễ dàng
áp dụng thiết bị trong sản xuất giống và cấy giống vào các túi giá thể [9]. Do đó,

đây là một phương pháp đầy triển vọng thay thế cho phương pháp nuôi trồng
truyền thống [20],[27].
Từ những lý do nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát khả
năng ứng dụng sợi nấm sò vàng (P. citrinopileatus) trên môi trường dịch thể”

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Khảo sát sinh trưởng của hệ sợi nấm bào ngư vàng trên môi trường dịch
thể


5

3.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sinh trưởng hệ sợi
nấm bào ngư vàng trong môi trường dịch thể nuôi cấy tĩnh
Để khảo sự ảnh hưởng của môi trường đến hệ sợi bào ngư vàng trên môi trường
dịch thể nuôi cấy tĩnh, giống cấp 1 được nuôi cấy trên 3 môi trường khác nhau (PD+,
PDR+, PDC+). Kết quả được đánh giá bằng sinh khối tơ nấm tươi và khô sau khi cấy
giống 15 ngày, kết quả được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sinh trưởng hệ sợi nấm
bào ngư vàng trong môi trường dịch thể nuôi cấy tĩnh

Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ cái theo sau giống nhau thì khơng có ý
nghĩa thơng kê với nhau (không khác biệt), các chữ cái khác nhau thì có sự khác biệt
với nhau về mặt thống kê. (độ tin cậy 95%)
Kết quả cho thấy thành phần dinh dưỡng của mơi trường có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển sinh khối sợi nấm bào ngư vàng. Trên môi trường PDC+ cho sinh
khối cả tươi lẫn khô đạt cao nhất lần lượt là 20,11 ± 1,09g/100ml và 1,00±
0,05g/100ml. Hai mơi trường cịn lại là PD+ và PDR+ cho sinh khối thấp hơn rất
nhiều so với môi trường PDC+. Môi trường PD+ cho sinh khối khô thấp nhất với
0,48g± 0,02g/100ml tiếp đến là môi trường PDR+ đạt 0,67± 0,02g/100ml. Từ đó thấy

rằng, trên các mơi trường dịch thể khi bổ sung thêm các vi chất (vitamin và khoáng
chất) sẽ làm hệ sợi phát triển tốt hơn. So sánh hai môi trường PDR+ và PDC+ chúng
chỉ khác nhau về thành phần dịch chiết là rơm và cám gạo. Rơm rạ chứa khoảng
0,6% N, 0,1% P cũng như S, 1,5% K, 5% Si và 40%C (Ponnamperuma FN.1984)
cũng bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của hệ sợi
nhưng vẫn không tốt như cám gạo[28]. Điều này chứng tỏ cám gạo có hàm lượng


6

chất dinh dưỡng cao hơn cũng như phù hợp hơn rơm về cung cấp dinh dưỡng vitamin
và chất khoáng cho hệ sợi nấm trong môi trường dịch thể.
Như vậy, trong 3 mơi trường đã khảo sát thì mơi trường PDC+ là tốt nhất, đáp
ứng được nhu cầu dinh dưỡng tối ưu phù hợp cho sự phát triển hệ sợi nấm bào ngư
vàng trong mơi trường dịch thể ni cấy tĩnh.
Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến tốc độ tăng trưởng
hệ sợi nấm bào ngư vàng trong mơi trường dịch thể ni cấy tĩnh

Hình 3.1. Hệ sợi tơ nấm bào ngư vàng sau 12 ngày nuôi cấy tĩnh trên môi trường
dịch thể
a. Môi trường PD cải tiến
b. Môi trường PD cải tiến bổ sung rơm
c. Môi trường PD cải tiến bổ sung cám

3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sinh trưởng hệ sợi
nấm bào ngư vàng trong môi trường dịch thể nuôi cấy lắc.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sinh trưởng hệ sợi nấm
bào ngư vàng trong môi trường dịch thể nuôi cấy lắc
Môi trường


Sinh khối tươi (g/100ml)

Sinh khối khô (g/100ml)

Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ cái theo sau giống nhau thì khơng có
ý nghĩa thông kê với nhau (không khác biệt), các chữ cái khác nhau thì có sự khác
biệt với nhau về mặt thống kê. (độ tin cậy 95%)


7

Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của mơi trường dinh dưỡng đến tốc độ tăng trưởng
hệ sợi nấm bào ngư vàng trong môi trường dịch thể nuôi cấy lắc
Qua kết quả được trình bày ở bảng 3.2 và hình 3.2 ta thấy rằng cũng giống như ở
ni cấy tĩnh thì môi trường PDC+ vẫn cho sinh khối tốt nhất cả khô và tươi (24,81
± 0,92g/100ml và 0,80 ± 0,03 g/100ml) trong nuôi cấy lắc. Điều này một lần nữa
nhấn mạnh rằng mơi trường có bổ sung cám gạo bổ sung được hàm lượng chất
khoáng cũng như vitamin rất tốt cho hệ sợi nấm bào ngư vàng phát triển trong môi
trường dịch thể. Kết quả khảo sát cũng phù hợp với nghiên cứu trong nước của
Nguyễn Duy Lâm, Vũ Thị Nhị về sự phát triển của hệ sợi nấm P.florida trên môi
trường lỏng nuôi cấy lắc cũng như kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới
[9]. Thêm vào đó, khi so sánh sinh khối tươi của ni cấy tĩnh với ni cấy lắc thì
nhận ra rằng sinh khối tươi của nuôi cấy lắc lại cao hơn vượt trội so với nuôi cấy
tĩnh trên cả ba môi trường PD+, PDR+, PDC+, bởi lẽ khi nuôi cấy lắc các bào tử
nấm được tăng diện tích tiếp xúc với mơi trường, chất dinh dưỡng được đảo trộn
đều nên làm hệ tơ phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, sinh khối khô ni cấy lắc lại thấp
hơn ni cấy tĩnh vì ni cấy lắc hệ sợi tơ chìm trong dịch ni cấy nên hàm lượng
nước trong tế bào nhiều hơn so với hệ sợi tơ khi ni cấy tĩnh thì chỉ phát triển trên
bề mặt dịch thể. Do đó, sau khi sấy đến khối lượng khơng đổi thì sinh khối khơ ni
cấy lắc sẽ thấp hơn.



8

Hình 3.3. Hệ sợi tơ nấm bào ngư vàng sau 15 ngày nuôi cấy tĩnh trên môi trường
dịch thể
a.

Môi trường PD cải tiến

b.

Môi trường PD cải tiến bổ sung rơm

c.

Môi trường PD cải tiến bổ sung cám

3.1.3. Khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng hệ sợi bào ngư vàng trong
môi trường dịch thể nuôi cấy tĩnh
Mỗi loại nấm có một khoảng pH thích hợp để phát triển do đó sự tăng hoặc giảm
pH trong mơi trường ni cấy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sợi tơ nấm bào
ngư vàng. Chúng tôi tiến hành nuôi cấy sinh khối nấm trên môi trường tốt nhất cho
hệ sợi là PDC+ với … khoảng pH khác nhau. Sau 15 ngày nuôi cấy, thu sinh khối,
sấy khô ở 500C và xác định khối lượng. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.3


9

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sinh trưởng hệ sợi nấm bào


ngư vàng trong môi trường dịch thể nuôi cấy lắc
Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ cái theo sau giống nhau thì
khơng có ý nghĩa thơng kê với nhau (khơng khác biệt), các chữ cái khác nhau thì có
sự khác biệt với nhau về mặt thống kê. (độ tin cậy 95%)
Theo Nguyễn Lân Dũng, đối với nấm bào ngư khả năng chịu đựng sự dao
động pH tương đối tốt, pH môi trường có thể giảm xuống pH 4 hoặc tăng lên pH
9, tơ nấm vẫn mọc được. Tuy nhiên, pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm bào
ngư trong khoảng pH 5 – 7 [22]. Tuy nhiên, pH sẽ thay đối rất lớn trong quá trình
sinh trưởng của hệ sợi đặc biệt trong trường hợp nuôi cấy huyền phù [25]. Trong
nghiên cứu này để xác định pH tối ưu cho sự sinh trưởng của hệ sợi nấm
P.citronopileatus trong môi trường dịch thể nuôi cấy tĩnh và lắc, chúng tôi tiến
hành trên môi trường tối ưu nhất PDC+ với dãy pH biến thiên từ 4,0 đến 7,5. Kết
quả khảo sát cho thấy trong khoảng pH từ 5,5 đến 6,5 cho khối lượng sinh khối
lớn nhất. Khoảng pH 4 đến 5,5 có tác động ức chế sự phát triển hệ sợi của bào ngư
vàng trong môi trường dịch thể ở cả nuôi tĩnh và nuôi lắc. Ở pH 4,0 sinh khối nuôi
cấy tĩnh và lắc thấp nhất lần lượt là 11, ± 0,37 g/100ml; 13,32 ± 0,36 g/100ml. Đối


10

với ni cấy tĩnh có sinh khối tươi cực đại thì ở pH 6,0 đạt 24,15 ± 0,96 g/100ml;
cịn ni cấy lắc lại ở pH 6,5 đạt 24,58 ± 0, g/100ml. Tuy nhiên, cả hai hình thức
ni cấy ở pH 6 đều có sinh khối khơ đạt cực đại (0,58 ± 0,05 và 1,28 ± 0,02
g/100ml). Điều này chứng tỏ ở pH 6 phù hợp nhất cho sự phát triển hệ sợi nấm
P.citronopileatus trong môi trường dịch thể ở nuôi cấy tĩnh lẫn nuôi cấy lắc. Kết
quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Meng (2009) cùng với cộng sự đối với
nấm sò trắng và một số giống nấm sị khác. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu ảnh
hưởng của pH đối với nấm bào ngư trắng trên môi trường GPYR lỏng, nuôi cấy
lắc Nguyễn Duy Lâm (2013) thu được kết quả tương tự là với khoảng pH từ 5 – 8

sẽ thích hợp cho sự phát triển của hệ sợi nấm, đặc biệt ở pH 6 thì khối lượng sinh
khối đạt cực đại với 256,4 mg/100ml sau 6 ngày ni cấy [9].

Hình 3.4. Biểu đồ ảnh hưởng của pH đến tốc độ tăng trưởng hệ sợi nấm bào ngư
vàng trong môi trường dịch thể nuôi cấy tĩnh và lắc

pH 4
pH 7

pH 4,5
pH 7,5

Hình 3.5. Hệ sợi tơ nấm bào ngư vàng sau 15 ngày nuôi cấy tĩnh trên môi trường
dịch thể có pH khác nhau từ 4 đến 7,5
3.2. Kết quả đánh giá cảm quan và quan sát hình thái hệ sợi nấm bào ngư vàng

pH 5
pH 6

pH 5,5
pH 6,5


11

3.2.1. Đánh giá cảm quan bằng phương pháp quan sát màu sắc, trạng thái và
độ dày của hệ sợi

b


a
Hình 3.6. Hệ sợi tơ nấm bào ngư vàng trên môi trường dịch thể
a. Môi trường nuôi cấy tĩnh
b. Môi trường nuôi cấy lắc

Hệ sợi tơ ni cấy tĩnh có màu trắng sáng, đồng nhất, mọc khỏe, đồng đều, không
bị
ngả sang màu vàng. Đây là hệ sợi nấm đạt yêu cầu về mặt cảm quan. Cịn đối với hệ
sợi tơ ni cấy lắc có màu trắng đục, hình trịn, bề mặt trơn hoặc có tua.
3.2.2. Quan sát hình thái hệ sợi nấm bào ngư vàng
Hệ sợi nấm P.citronopileatus được soi dưới
kính hiển vi với vật kính phóng đại 100 lần
được thể hiện qua hình 3.6. Từ hình 3.6 ta
thấy sợi nấm bào ngư vàng có hình trụ, có
phân nhánh đan xen nhau tạo nên hệ sợi nấm
chằng chịt. Ngoài ra sợi nấm bào ngư vàng
có đầu mút hơi nhọn chứng tỏ hệ sợi vẫn
đang trong giai đoạn phát triển
Hình 3.6. Hệ sợi tơ nấm bào ngư vàng


12

quan sát trên kính hiển vi
3.3. Kết quả ni trồng thử nghiệm giống dạng lỏng so với dạng hạt truyền
thống.
Thí nghiệm được tiến hành với giá thể mà mùn cưa cao su, khối lượng mỗi bịch
là 1,2 kg. Công thức phối trộn của mỗi bịch gồm 94,34% mùn cưa; 2,36% cám gạo;
2,36% cám bắp, 0,94% bột nhẹ. Mỗi bịch 50ml giống dạng lỏng và 50g giống dạng hạt
để so sánh. Kết quả thí nghiệm được nêu ở bảng 3.4

Bảng 3.4. Các thơng số chính của nấm bào ngư P. citronopileatus trong q trình
ni trồng bằng giống dạng lỏng và dạng hạt trên giá thể mùn cưa cao su
Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ cái theo sau giống nhau thì khơng
có ý nghĩa thơng kê với nhau (khơng khác biệt), các chữ cái khác nhau thì có sự
khác biệt với nhau về mặt thống kê. (độ tin cậy 95%)
Từ bảng 3.4 cho thấy thời gian tơ lan hết bịch phôi của công thức cấy giống lỏng
ngắn hơn rất đáng kể so với giống dạng hạt (15,24 và ,70 ngày), bởi lẽ khi cấy giống
dạng hạt thì hệ tơ chỉ được tiếp xúc với giá thể trên bề mặt trên cùng, còn giống dạng
lỏng được ngấm vào trong giá thể nên tốc độ pha sợi sẽ nhanh hơn dẫn đến lan kín bịch
phơi với thời gian ngắn hơn. Theo nghiên cứu ni trồng của Nguyễn Thị Bích Hằng
(20) trên các cơ chất khác nhau với giống dạng hạt bào ngư vàng, giá thể tốt nhất gồm
70,75% mùn cưa, 23,59% bã trà, 2,36% cám gạo; 2,36% cám bắp, 0,94% bột nhẹ cho
thời gian pha sợi 19,3 ngày vẫn dài hơn so với giống lỏng nấm bào ngư vàng [12].
Ngoài ra, thời gian pha sợi hết bịch phôi của giống dạng lỏng bào ngư vàng đều ngắn
hơn so với các nghiên cứu trên giống dạng hạt của một số nấm bào ngư khác trên cơ
chất tốt nhất của các tác giả khác. Theo nghiên cứu của Ajonina và Tatah (2012) thời
gian lan kín bịch phơi của nấm sị P.ostreatus trên các giá thể khác nhau với giống dạng
hạt nằm trong khoảng từ đến 24 ngày phù hợp kết quả của giống dạng hạt bào ngư
vàng [23]. Cũng có nghiên cứu tương tự Ajonina nhưng với các cơ chấ khác thì Kinge
TR và cộng sự lại có kết quả khoảng thời gian dài hơn từ 20 đến 27 ngày [26]. Không
những rút ngắn được thời gian pha sợi kín bịch mà thời gian hình thành quả thể của


13

công thức giống dạng lỏng cũng ngắn hơn so với dạng hạt. Hơn nữa, sản lượng nấm
tươi trung bình của mỗi bịch phơi thu được khơng khác nhau có ý nghĩa giữa hai loại
giống (320,95 và 346,80 g). Do đó cũng khơng có sự khác biệt về năng suất sinh học
(26,74 và 28,9%). Kết quả này cũng tương tự với một số cơng trình nghiên cứu trong
nước, nghiên cứu đều cho thấy trồng nấm bào ngư trên mùn cưa bằng dạng lỏng đạt

hiệu quả hơn dạng hạt truyền thống [9].
Như vậy, sử dụng giống dạng lỏng thay thế giống dạng hạt để trồng nấm bào ngư
vàng vừa không làm giảm năng suất nấm mà lại tiết kiệm được thời gian lan kín bịch
phơi tới 29,76%, thời gian hình thành quả thể giảm 54,47%.
3.4. Xác định thành phần dinh dưỡng trong quả thể và tơ nấm bào ngư vàng
Sau khi thu hoạch quả thể và tơ nấm, chúng được phân tích một số thành phần
dinh dưỡng, kết quả được thể hiện ở bảng 3.5
Bảng 3.5. Thành phần dinh dưỡng cơ bản của tơ nấm và quả thể bào ngư vàng
Hàm lượng
TT

Thành phần

Tơ nấm

Qủa thể

1

Độ ẩm

89,9%

90,08%

2

Protein

30,5% chất khô


19,7% chất khô

3

Lipit

0

1,5 % chất khơ

4

Khống tổng số

7,67% chất khơ

7,42 % chất khơ

5

Vitamin B1

0,124mg/100g chất
khơ

3,4mg/100g chất khơ

Kết quả phân tích cho thấy cả tơ nấm và quả thể đều có đầy đủ các chất dinh
dưỡng thiết yếu và cân đối. Hàm lượng nước trong tơ nấm cũng như quả thể tương

đương nhau và khá nhiều (89,9% và 90,08%). Đặc biệt hàm lượng protein, các chất
khoáng chiếm tỉ lệ cao trong chất khô. Đối với tơ nấm có hàm lượng protein cao
hơn nhiều so với quả thể (30,5% và 19,7%). Kết quả này phù hợp với đặc tính
chung của các loại nấm bào ngư. Mostak Ahmed và cộng sự (2013) đã nghiên cứu


14

về thành phần dinh dưỡng của các chủng nấm Pleurotus spp. cho rằng qua thể nấm
bào ngư chứa 26,6 – 31,4% protein, chất khoáng chiếm từ 8,8 – 12,8% [36]. Còn
theo Lê Xuân Thám, hàm lượng protein của nấm bào ngư không cao bằng thịt cá,
tuy nhiên trong nấm bào ngư có chứa đầy đủ các acid amin khơng thay thế:
cysteine, methionine, lysin, tryptophan, leucine, isoleucine…[17].
Chất béo trong nấm bào ngư vàng chiếm tỉ lệ thấp (1,5%), đặc biệt trong hệ sợi
tơ nuôi cấy trong dịch thể không chứa lipit. Điều này chứng tỏ hệ sợi tơ nấm rất tốt
cho những người bị bệnh tim mạch hoặc có hàm lượng cholesterol cao trong máu.
Theo Bano, Z. & Rajarathnam. S.,1981, nhìn chung chất béo trong nấm bào ngư
thấp từ 1,04-9,8%[17]. Cũng có nghiên cứu về hàm lượng lipit trong một số chủng
nấm sị thì Mostak Ahmed (2013) lại đưa ra kết quả lipit nấm sị chiếm khoảng 3,6 –
4,7% chất khơ [36].
Hàm lượng chất khoáng cũng rất quan trọng đối với giá trị dinh dưỡng của nấm
sị. Hàm lượng chất khống ở tơ nấm và quả thể xấp xỉ nhau (7,67 và 7,42%). K và
P là thành tố chính của tro ở hầu hết các loại nấm, hàm lượng Cu dao động từ
12,2-,9 ppm. Ngồi ra trong nấm cịn chứa các loại nguyên tố khoáng khác như:
Mg, P, Fe, Zn, Mn [17]. Ngồi chất khống thì khơng thể khơng kể đến vitamin,
một trong những yếu tố không kém phần quan trọng trong đánh giá giá trị dinh
dưỡng thực phẩm. Trong nấm bào ngư hiện diện rất nhiều vitamin, riêng đối với
nấm bào ngư vàng nghiên cứu phân tích vitamin B1 trong quả thể chiếm 3,4 mg/
100g chất khô và tơ nấm chiếm 0,124 mg/100g. Sự phong phú của các vitamin
trong nấm là một ưu thế đặc biệt có thể so sánh với các loại rau quả, song hơn hẳn

so với thịt cá, nghĩa là nấm là thực phẩm đặc biệt phối hợp các đặc tính quý của rau
quả và thịt cá, rất thích hợp cho những người ăn chay và ăn kiêng [11].
Như vậy, cả tơ nấm cũng như quả thể bào ngư vàng đều có hàm lượng dinh
dưỡng các chất cần thiết cho sức khỏe của con người. Chúng có thể trở thành thực
phẩm thay thế cho thịt, cá trong các bữa ăn. Bên cạnh đó, ta cịn thấy tơ nấm có
tiềm năng lớn trong ngành thực phẩm, có thể chế biến thành dạng bột để bổ sung


15

vào trong các loại thực phẩm khác để hỗ trợ và tăng thêm dinh dưỡng cho con
người.
3.5. Xác định dược chất có trong hệ sợi nấm, quả thể bào ngư vàng và dịch thể
sau nuôi cấy
3.5.1. Kết quả định lượng polysaccharide
a. Kết quả định lượng polysaccharide ngoại bào thô trong dịch nuôi cấy tĩnh và
lắc.
Dịch thể sau khi nuôi cấy tĩnh và lắc được lọc qua giấy lọc. Sau đó lấy mỗi loại
dịch thể 25ml cho vào bình tam giác 250ml, rồi bổ sung thêm 100ml ethanol 90%
để thu kết tủa. Giấy lọc sau khi sấy khô ở 50 0C đến khối lượng khơng đổi thì cân
trọng lượng, sử dụng giấy lọc đó tiến hành lọc tủa ở hai bình tam giác. Sấy tủa ở
450C trong 36 giờ được polysaccharide ngoại bào thơ. Tiến hành cân polysaccharide
bằng cân phân tích.
Khối lượng polysaccharide ngoại bào được tính theo cơng thức sau:
mpolysaccharide = msau – mban đầu
mpolysaccharide: Khối lượng polysaccharide ngoại bào thô (g)
msau: Khối lượng sau khi sấy gồm polysaccharide ngoại bào thô và giấy lọc

mban đầu: Khối lượng giấy lọc
Kết quả polysaccharide ngoại bào thô được thể hiện ở bảng 3.6

Bảng 3.6. Kết quả hàm lượng polysaccharide ngoại bào trong dịch nuôi cấy tĩnh
và lắc
Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ cái theo sau giống nhau thì khơng
có ý nghĩa thơng kê với nhau (khơng khác biệt), các chữ cái khác nhau thì có sự
khác biệt với nhau về mặt thống kê. (độ tin cậy 95%)
Qua bảng 3.6 ta thấy rằng hai dịch thể nuôi cấy nấm bào ngư vàng đều có
polysaccharide ngoại bào (polysaccharide tan trong nước WSPS). Cả hai dịch nuôi


16

cấy có hàm lượng WSPS đều cao (60 và 100 mg/25ml) nhưng dịch nuôi lắc vẫn cao
hơn rất nhiều so với dịch tĩnh. Lý do là khi nuôi cấy lắc các bào tử nấm chìm trong
dịch thể cộng thêm được khuấy trộn cùng với môi trường nên tạo điều kiện cho việc
tiết ra các hợp chất ngoại bào và được hịa tan trong mơi trường ni cấy. Kết quả
này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác. Theo nghiên cứu của Shu - Hui Hu
(2006) cho thấy WSPS thu được trong dịch lên men sau 15 ngày nuôi cấy là 0,4g/kg
bw, và WSPS có tác dụng chống khối u, tăng cường khả năng điều hòa miễn dịch và
làm chậm lại sự phát triển của các sacroma phổi tổn thương ở chuột. Ngồi ra, ơng
cịn bổ sung thêm nếu dùng WSPS của nấm bào ngư vàng cùng với streptozotocin
có tác dụng hạ đường huyết và tăng khả năng làm lành các tế bào tuyến tụy bị tổn
thương ở chuột [42].Thêm vào đó, Zhuang (1993) và cộng sự phát hiện một số
polysaccharide tan trong nước (FI), và những polysaccharide không tan trong nước
(FII và FIII) tách ra từ hệ sợi nấm P. citrinopileatus có hoạt tính kháng ung thư [51].
Vào năm 1994 thì Jang. J, et al đã xác định được 6 phân đoạn FIII-1, FIII-1-a, FIII1-b, FIII-2, FIII-2-a và FIII-2-b cho thấy kết quả khả quan về tỉ lệ ức chế khối u và
suy giảm hoàn toàn khối u khi so sánh với PSK chiết từ nấm vân chi [18].

Hình 3.7. Tủa polysaccharide ngoại bào thô của dịch thể
a. Dịch thể nuôi cấy lắc
b. Dịch thể nuôi cấy tĩnh


b. Kết quả định lượng hàm lượng β-glucan từ dịch chiết quả thể và hệ sợi nấm
bào ngư vàng
Đường chuẩn glucan được xây dựng với các nồng độ glucose (chất chuẩn) lần
lượt là 0,2mg/ml; 0,1mg/ml; 0,05mg/ml; 0,02mg/ml; 0,01mg/ml có phương trình
tuyến tính y = 0,63x + 0,0799 (R 2 = 0,9815) biểu diễn sự phụ thuộc giữa nồng độ βglucan với mật độ quang. Đường chuẩn β-glucan được thể hiện ở hình 3.8


17

Hình 3.8. Biều đồ phương trình đường chuẩn β-glucan
Từ đường chuẩn y = 0,63x + 0,0799, ta tính được hàm lượng β-glucan của dịch
chiết từ quả thể nấm, hệ sợi nấm bào ngư vàng nuôi cấy tĩnh và nuôi cấy lắc. Kết
quả về hàm lượng được trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Kết quả định lượng β -glucan có trong sinh khối nấm
Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ cái theo sau giống nhau thì khơng
có ý nghĩa thông kê với nhau (không khác biệt), các chữ cái khác nhau thì có sự
khác biệt với nhau về mặt thống kê. (độ tin cậy 95%)
Với kết quả thu được ta thấy dịch chiết của nấm quả thể và tơ nấm có hàm lượng
β–glucan cao hơn so với dịch chiết tơ nấm lắc (17,72; 17,43; 17, mg/100mg).
Nhưng sự chênh lệch của của 3 dịch chiết không lơn. Điều này chứng tỏ trong q
trình ni trồng thì hệ sợi tơ nấm bào ngư vàng có thời gian nhiều để tích lũy β–
glucan hơn khi được nuôi cấy trong dịch thể. Bên cạnh đó, dịch chiết của ni cấy
lắc có hàm lượng β–glucan thấp nhất bởi lẽ hệ tơ nấm chìm trong dịch ni cấy nên
một phần nào đó β–glucan bị hịa tan vào trong nước vì β –glucan cũng là một
polysaccharide. Theo một số nghiên cứu trong và ngoài nước chỉ ra rằng nấm bào
ngư chứa polysaccharide có hoạt tính kháng ung bướu, mà chất được biết đến nhiều
nhất gồm: 69% β (1-3) glucan, 13% galactose, 6% mannose, 13% uronic acid [17].
Bên cạnh đó, Jicheng Liu và cộng sự (2012) đã tinh chế được một glucan hòa tan
trong nước từ nấm bào ngư vàng và tìm ra được cơng thức của β-glucan trong nấm

bào ngư vàng. Hợp chất β -glucan này có thể chống lại khối u và ung thư, chống


18

phơi nhiễm bức xạ, chữa lành vết thương, làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị
ứng, viêm khớp [31]. Vậy khơng những trong quả thể nấm bào ngư vàng có chứa β–
glucan mà trong tơ nấm nuôi cấy lỏng cũng chứa β–glucan với hàm lượng tương
đương ở quả thể.
3.5.2. Kết quả xác định hoạt tính kháng khuẩn của hệ sợi nấm và quả thể bào
ngư vàng
Bảng 3.8. Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết hệ tơ nấm và quả thể trên
E.coli
Quả thể nấm và tơ nấm thu hoạch được tiến hành thu dịch chiết theo quy trình
của Hui-Yin Fu và cộng sự (2002): 0,5g bột nấm khô được đồng nhất trong 20ml
ethanol 70%, đặt ở bể ổn nhiệt trong 1h ở 60 0C, sau đó ly tâm 6.000 vịng/ph, 10
phút, thu dịch trong [30]. Dịch được cô quay chân không đến khơ, sau đó hịa lỗng
với 10ml nước cất. Sử dụng chủng chuẩn vi khuẩn E.coli, tiến hành thử khả năng
kháng khuẩn của dịch chiết theo phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch. Kết quả đo
đường kính vơ khuẩn được thể hiện ở bảng 3.8.
Hình 3.9. Vịng kháng khuẩn của dich chiết tơ nấm (a) và quả thể (b)
Qua kết quả ở bảng 3.8 có thể thấy hai loại dịch chiết từ nấm bào ngư vàng đều
có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn E. coli. Dịch chiết từ quả thể có khả
năng kháng khuẩn thấp hơn so với dịch chiết từ tơ nấm nuôi cấy trong dịch thể với
đường kính vịng vơ khuẩn chỉ 14,7mm. Cịn dịch chiết tơ nấm có vịng vơ khuẩn
với đường kính gần như gấp đôi dịch chiết từ quả thể. Theo nghiên cứu của Mustafa
Nadhim Owaid và cộng sự đã tổng hợp nano bạc sử dụng dịch chiết nước nóng của
quả thể tươi nấm hoàng bạch (Pleurotus cornucopiae) và nấm bào ngư vàng có khả
năng ức chế sự tăng trưởng của tất cả các lồi Candida thử nghiệm (p<0,05) [37].
Tiếp đó vào năm 2012, Tian-Xian Meng và cộng sự đã tách chiết thành công 1-O-βD-glucopyranosyl - (2S,3R,4E,8E) – 2 - [(2R) – 2 -hydroxyhexadecanoylamino] - 9

- methyl - 4,8 – octadecadiene - 1,3 - diol từ quả thể nấm bào ngư vàng. Theo
nghiên cứu này thì hợp chất trên có hoạt tính kháng khuẩn như kháng Escherichia
coli và Staphylococcus aureus [45].


19

Như vậy, tơ nấm và quả thể P. citrinopileatus đều có khả năng kháng khuẩn tốt.
Đặc biệt tơ nấm ni cấy lỏng có vịng kháng khuẩn lại lớn hơn cả quả thể nấm,
điều này chứng tỏ trong q trình ni cấy dịch thể các hợp chất có tác dụng kháng
khuẩn trong sị vàng được tích lũy nhiều hơn so với hình thành quả thể nấm.
3.5.3. Kết quả xác định hoạt tính kháng oxi hóa của hệ sợi nấm và quả thể bào
ngư vàng
a. Phương pháp Reducing power
Dịch nấm thu được theo quy trình của Hui-Yin Fu và cộng sự (2002) tiến hành
khảo sát khả năng chống oxi hóa. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.9
Bảng 3.9. Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết hệ tơ nấm và quả thể
Từ bảng 3.9 ta nhận thấy mật độ quang của tất cả 3 loại dịch chiết tăng dần theo
lượng dịch mẫu. Mật độ quang của mẫu thí nghiệm cao hơn mật độ quang của mẫu
đối chứng chứng tỏ 3 loại dịch chiết có khả năng khử ion Fe 3+ thành ion Fe2+. Trong
đó khả năng kháng oxi hóa của dịch chiết tơ nấm nuôi cấy tĩnh là cao nhất tiếp đến
là quả thể và cuối cùng là dịch chiết tơ nấm nuôi cấy lắc. Selima Khatun cho rằng
cả 3 loại nấm bào ngư nấm bào ngư trắng (Pleurotus florida), nấm bào ngư vàng
(Pleurotus citrinopileatus), đều có giá trị dinh dưỡng cao, ít cholesterol và có khả
năng kháng oxi hóa [40]. Bên cạnh đó, Y.R. Li và cộng sự (2008) đã tách được
lectin từ quả thể tươi của nấm Pleurotus citrinopileatus và kiểm tra cho thấy nó có
những hoạt tính sinh học khác nhau. Đặc biệt nó có khả năng kháng u mạnh, ức chế
HIV-1 transcriptase ngược với IC50 là 0,93 µM [38]. Điều này chứng tỏ nấm bào
ngư vàng có thể sử dụng như một chất chống oxi hóa để ngăn ngừa lão hóa và ung
thư. Ngồi ra, vào năm 2007 Yu-Ling Lee cho rằng dịch chiết từ nấm bào ngư vàng

bằng ethanol 50% có khả năng kháng oxi, ổn định các gốc tự do tương tự như 1,1diphenyl -2- pycrylhydrazyl (DPPH) [29]. Sau đó đến năm 2013, Su-Qian Wu đã
nghiên cứu tách chiết polysaccharide nội bào (IPS) từ hệ sợi nấm bào ngư vàng, xác
định hoạt tính sinh học của IPS tách chiết được và cho rằng IPS thu được khi dùng
ở liều lượng 5g/l kết hợp lần lượt với các ion oxi hóa mạnh, DPPH, các gốc
hydroxyl thì hoạt tính kháng oxi hóa rất mạnh [32].


20

Hình 3.9. Mẫu đo kháng oxi hóa của 3 dịch chiết nấm bào ngư vàng với nồng độ
tăng dần từ trái sang phải
a. Dịch chiết tơ nấm nuôi cấy tĩnh

b. Dịch chiết quả thể

c. Dịch chiết tơ nấm nuôi cấy lắc

Tóm lại là dịch chiết từ quả thể hay từ hệ tơ nấm bào ngư vàng có khả năng
kháng oxi hóa tốt, đặc biệt tốt nhất là dịch chiết tơ nấm ni cấy tĩnh. Vì thế chúng
tơi quyết định tiếp tục nghiên cứu khả năng kháng oxi hóa trên động vật của dịch
chiết tơ nấm tĩnh bằng phương pháp thử nghiệm malonyl dialdehyd (MDA)
b. Phương pháp thử nghiệm malonyl dialdehyd (MDA)

Kết quả thử nghiệm trên gan chuột của dịch chiết tơ nấm tĩnh bằng phương
pháp thử nghiệm malonyl dialdehyd (MDA) được thể hiện ở bảng 3.10
Bảng 3.10. Kết quả khả năng kháng oxy hóa trên gan chuột của hệ sợi nấm
tĩnh


21


Từ bảng 3.10 cho thấy dịch chiết tơ nấm tĩnh ở nồng độ càng cao mới có khả
năng kháng oxi hóa trên gan chuột. Với nồng độ càng lỗng thì khả năng kháng oxi
hóa hầu như khơng có vì khả năng kháng oxi hóa phụ thuộc vào nồng độ của hợp
chất kháng oxi hóa. Như vậy chứng tỏ trong dịch chiết tơ nấm tĩnh có các nhóm
chất có hoạt tính ức chế q trình peroxy hóa lipid màng tế bào nên đã làm giảm
hàm lượng malonyl dialdehyd (MDA) trong dịch gan chuột, dẫn đến hiện tượng
giảm màu của của phức hợp này. Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu
ttrong và ngoài nước. Năm 2006, Yu-Ling Lee và cộng sự đã tiến hành khảo sát một
số hợp chất chống oxi hóa từ nấm bào ngư vàng và cho thấy dịch chiết trên cồn từ
tơ nấm chứa một số chất có hoạt tính
họcMẫu
cao đo
như
ascorbic
acid,trên
β-Carotene,
Hìnhsinh
3.10.
kháng
oxi hóa
gan chuộtα-với nồng
Tocopherol γ-Tocopherol, ε- Tocopherol
và phenol
tổng
Thêm
vàoống
đó,1 theo
độ dịch chiết
tăng dần

từ [49].
trái sang
phải,
là đối chứng
Ren-You Gan (2010) khi đề cập đến chất kháng oxy hóa, mối quan tâm đầu tiên là

hàm lượng các hợp chất phenolic và flavonoid, chúng đã được chứng minh là có
khả năng dập tắt các gốc tự do, ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh liên quan đến quá
trình oxy hóa. Như vậy, dịch chiết tơ nấm ni cấy lắc có khả năng ức chế q trình
peroxy hóa lipid màng tế bào gan chuột ở nồng độ dịch chiết ban đầu và được pha
loãng 1 lần.
3.5.4. Kết định tính alkaloid
Cho dịch chiết tơ nấm nuôi cấy lắc, tơ nấm nuôi cấy tĩnh và quả thể nấm bào
ngư vàng cho tác dụng với thuốc thử Mayer. Kết quả được thể hiện qua hh́ình 3.6


22

Hình 3.6 Kết quả định tính alkaloid trong nấm bào ngư vàng và hệ sợi nấm
a. Ống đối chứng
b. Ống chứa dịch chiết tơ nấm nuôi cấy lắc
c. Ống chứa dịch chiết tơ nấm nuôi cấy tĩnh
d. Ống chứa dịch chiết quả thể nấm
Dựa vào kết quả thử nghiệm trên ta thấy cả 4 ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa.
Dịch chiết tơ nấm nuôi cấy lắc, dịch chiết tơ nấm nuôi cấy tĩnh và dịch chiết quả thể
nấm bào ngư vàng đem thử nghiệm với thuốc thử Mayer đều cho kết quả dương
tính. Chứng tỏ trong tơ nấm ni cấy tĩnh, nuôi cấy lắc và dịch chiết quả thể nấm
bào ngư vàng đều có hợpchất alkaloid.
3.5.5. Kết quả định tính hợp chất saponin
Kết quả định tính cho thấy trong tơ nấm nuôi cấy tỉnh, nuôi cấy lắc và quả thể có

chứa hoạt chất saponin với độ bền bọt 45 phút trong q trình định tính.

Hình 3.9 Kết quả định tính saponin có trong dịch chiết tơ nấm lắc(1), dịch chiết
tơ nấm nuôi cấy tĩnh(2), dịch chiết nấm quả thể(3)
 Thử nghiệm Foutan – Kaudel

Ống 1 dịch chiết tơ nấm ni cấy lắc
Ớng 2 dịch chiết tơ nấm ni cấy tỉnh


23

Ống 3 dịch chiết quả thể nấm
Kết quả cho thấy cả 3 ống nghiệm dịch chiết có chứa acid đều tạo bọt, tuy nhiên
bên ống nghiệm chứa bazơ chỉ có dịch chiết tơ nấm nuôi cấy lắc và dịch chiết quả
thể có tạo bọt. Trong đó cột bọt chứa acid cao hơn cột bọt chưa bazo. Nên có thể
bước đầu xác định là saponin có trong quả thể và hệ sợi nấm linh chi là saponin
steroid

Hình 3.11. Thử nghiệm Foutan – Kaude
1. Dịch chiết tơ nấm lắc: 2. dịch chiết tơ nấm nuôi cấy tỉnh 3. dịch chiết nấm quả
thể (a. dịch chiết khi cho acid vào: b. dịch chiết khi cho bazo vào)
3.5.6. Định tính acid hữu cơ
Kết quả thử nghiệm định tính acid hữu cơ cho thấy tất cả các mẫu chứa dịch chiết
tơ nấm nuôi cấy tỉnh, tơ nấm ni cấy lắc và quả thể có chứa các acid hữu cơ.
3.6. Xác định chỉ tiêu vi sinh có trong hệ sợi nấm ngư vàng
Sau 48h ni cấy dịch tơ nấm nghiền với nước cất ở nồng độ pha lỗng 10 -6 trên
mơi trường thích ứng với từng loại chỉ tiêu vi sinh, tiến hành đếm khuẩn lạc đặc
trưng của từng vi sinh vật. Kết quả đếm khuẩn lạc được trình bày ở bảng 3.11
Bảng 3.11. Chỉ tiêu vi sinh vật trong tơ nấm bào ngư vàng nuôi cấy dịch thể

Sản phẩm tơ nấm bào ngư vàng nuôi cấy môi trường dịch thể ở dạng bột được
xếp vào loại sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, khoai củ, đậu đỗ: bột, miến, mỳ sợi (có


24

xử lý nhiệt trước khi sử dụng). Theo quyết định của Bộ Y tế số 46/2007/QĐ-BYT
sản phẩm này có giới hạn ô nhiễm vi sinh vật như sau tổng vi sinh vật hiếu khí 10 6
CFU/g, E.coli 102 CFU/g, tổng nấm men và nấm mốc 10 3 CFU/g. Từ bảng 3.11 và
so sánh với giới hạn của bộ Y tế thì 3 chỉ tiêu vi sinh vật của tơ nấm bào ngư vàng
đều nhỏ hơn nên tơ nấm là một sản phẩm sạch và an toàn khi sử dụng như một thực
phẩm giống như quả thể bào ngư vàng.


25

Tài liệu tham khảo

[1]

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Khái quát về nhân giống và
sản xuất nấm.

[2]

Trần Hùng (2004), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Đại học Y dược TP Hồ
Chí Minh.

[3]


Nguyễn Minh Khang (2005), Đề tài “Trồng nấm Linh chi đen”. Khóa luận tốt
nghiệp khoa Cơng Nghệ Sinh Học, Tp. HCM trƣờng Đại học Nông Lâm.

[4]

Trần Văn Minh Lê Duy Thắng (2001), "Sổ tay hướng dẫn trồng nấm", Nhà
xuất bản Nông Nghiệp.

[5]

Trần Văn Mão (2004), Sử dụng vi sinh vật có ích – Tập 1 Ni trồng chế biến
nấm ăn và nấm làm thuốc chữa bệnh, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

[6]

Nguyễn Văn Mùi (2001), Thực hành hóa sinh học, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.

[7]

Giáo trình modun nhân giống nấm (2009), "Bộ Nơng nghiệp và Phát triển
Nông thôn ".

[8]

Tamikau Kume Nguyễn Duy Lâm (2012), "Nghiên cứu tận dụng bã thải trồng
nấm linh chi để làm giá thể trồng nấm bào ngư và tạo sinh khối sợi nấm giàu
protein". 24(4), tr. 26 - 32.

[9]


Vũ Thị Nhị Nguyễn Duy Lâm (2013), "Nghiên cứu sản xuất giống nấm sờ
Plerotus Florida dạng lỏng nhằm thay thế giống dạng hạt truyền thống". 25 31.

[10] Đinh Xuân Linh Nguyễn Hữu Đống, Nguyễn Thi Sơn, Zanl Fderico (2000),
Nấm ăn – cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, Nhà xuất bản Nơng
Nghiệp.
[11]Ngơ Thị Hồng Vân Nguyễn Thị Bích Hằng (2015), "Nghiên cứu nhân giống và
trồng nấm bào ngư vàng (pleurotus citronopileatus) tại thành phố Đà Nẵng
", 11.


×