Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bình luận quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự so sánh biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ với biện pháp buộc người phải t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.5 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
Đề tài: BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ. SO SÁNH BIỆN PHÁP BUỘC CHUYỂN GIAO VẬT,
CHUYỂN GIAO QUYỀN TÀI SẢN, GIẤY TỜ VỚI BIỆN PHÁP BUỘC
NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN THỰC HIỆN HOẶC KHÔNG ĐƯỢC
THỰC HIỆN CÔNG VIỆC NHẤT ĐỊNH

Sinh viên: Đào Nhật Linh
MSV: 18061310
Lớp: Luật Thi hành án dân sự - CIL3003 2
GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
I. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
II.

Mục đích ................................................................................................................. 1

III.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2

PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................. 3


Chương 1: Bình luận quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về các
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. ......................................................................... 3
I. Nội dung các quy định pháp luật hiện hành về biện pháp cưỡng chế thi hành án
dân sự ............................................................................................................................... 3
1. Khái niệm biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ......................................... 3
2. Đặc điểm của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự .................................... 3
3. Điều kiện áp dụng của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ..................... 4
4. Nguyên tắc của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ................................. 5
5. Trình tự, thủ tục biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự .............................. 6
II. Bình luận quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về các biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ............................................................................... 7
Chương 2: So sánh biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy
tờ với biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện
công việc nhất định ............................................................................................................. 9
I. Biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ .................... 9
II. Biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện
công việc nhất định .......................................................................................................... 9
III.

So sánh hai biện pháp .......................................................................................... 10

1. Giống nhau .......................................................................................................... 10
2. Khác nhau ............................................................................................................ 11
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................... 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 13


PHẦN MỞ ĐẦU
I.


Đặt vấn đề

Việt Nam hiện đang trên đà phát triển tồn diện đất nước, vì vậy, pháp luật ngày càng
đóng vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là các mối
quan hệ dân sự. Nhu cầu của con người ngày càng phát triển, ngày càng phức tạp, vậy nên
việc diễn ra các tranh chấp dân sự là điều tất yếu. Hiện nay, các vụ kiện tại tòa án về vấn
đề dân sự đang tăng lên. Vấn đề đặt ra là sau khi có bản án, quyết định của tịa án thì việc
thi hành bản án, quyết định của tịa diễn ra như thế nào? Thi hành án dân sự chính là cơng
cụ để đưa bản án quyết định của tịa từ trên giấy được thi hành trong thực tế, góp phần
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cơng dân. Vì thế, hoạt động thi
hành án dân sự (THADS) mang ý nghĩa thực sự quan trọng trong việc giữ vững kỷ cương
phép nước, củng cố trật tự pháp luật và giữ vững pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho
quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế. Tại Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam 2013 quy định : “Bản án, quyết định của Tịa án nhân dân có hiệu lực
pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu
quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.”
Để bảo đảm mọi bản án của tịa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, các cơ
quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của tòa án phải nghiêm chỉnh chấp
hành, Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội ban hành năm 2008, sửa đổi năm 2014.
Nhằm tăng tính hiệu quả của hoạt động thi hành án, nhà nước đã quy định về các biện
pháp cưỡng chế THADS tại luật Thi hành án dân sự 2014 chi tiết. Vậy các biện pháp
cưỡng chế này được quy định cụ thể ra sao? Các biện pháp quy định có điểm gì giống và
khác nhau? Chính vì vậy, tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Bình luận quy định của pháp
luật thi hành án dân sự hiện hành về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. So
sánh biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ với biện pháp
buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.”
II.

Mục đích


1


Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu, bình luận về quy định của pháp luật
THADS hiện hành về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Từ đó so sánh, tìm
ra điểm giống và khác nhau của biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền
tài sản, giấy tờ với biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được
thực hiện công việc nhất định.
III.

Phương pháp nghiên cứu

Trong bài tiểu luận có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để tìm hiểu,
phân tích vấn đề :
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp dùng số liệu
- Phương pháp liệt kê

2


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Bình luận quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về các
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
I.

Nội dung các quy định pháp luật hiện hành về biện pháp cưỡng chế thi hành
án dân sự


1. Khái niệm biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, thi hành được hiểu là “Thực hiện điều chính thức đã quyết
định”1. Như vậy, Thi hành án dân sự là quá trình thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự
của các bên đã được bản án, quyết định của Tịa án ghi nhận. Trong THADS, các bên
đương sự có quyền tự định đoạt, thỏa thuận với nhau nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ
dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án. Tự nguyện THADS đã trở thành như một
nguyên tắc, biện pháp quan trọng trong hoạt động THADS. Khi được Chấp hành viên giải
thích, thuyết phục tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án vẫn tìm mọi cách trì
hỗn, trốn tránh để khơng tự nguyện thi hành, thì buộc cơ quan thi hành án phải tổ chức
cưỡng chế thi hành.
Cưỡng chế là dùng quyền lực nhà nước bắt buộc cá nhân hay tổ chức phải thực hiện
những việc trái với ý muốn của họ. Nhằm mục đích thi hành pháp luật của nhà nước, duy
trì trật tự xã hội nên cưỡng chế gắn liền với hoạt động quản lí của nhà nước. Như vậy,
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự dùng quyền lực
của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ,
do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành
án mà khơng tự nguyện thi hành án. 2
2. Đặc điểm của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Biện pháp cưỡng chế THADS có những đặc điểm sau :
Thứ nhất, cưỡng chế THADS thể hiện quyền năng đặc biệt của Nhà nước và được bảo
đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. Việc cưỡng chế thi hành án dân sự bắt buộc
Bộ Giáo dục và đào tạo, Trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam,1999, Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt,
NXB Văn hóa thơng tin,tr.1559
2
Trường Đại học luật Hà Nội, 2019, Giáo trình Luật Thi hành án Dân sự Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, tr.196
1

3



phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Ở nước ta, thẩm quyền tổ chức thi
hành án dân sự thuộc về các cơ quan thi hành án dân sự của Nhà nước. Chủ thể áp dụng
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự
được trao quyền áp dụng trong từng vụ việc thi hành án dân sự cụ thể.
Thứ hai, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được áp dụng trong trường hợp
Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân, người phải thi hành án không tự
nguyện thi hành án để buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định
của tồ án.
Thứ ba, người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải chịu mọi chi
phí khi thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự. Bởi việc không tự nguyện thi hành nghĩa
vụ thi hành án nên buộc Chấp hành viên phải sử dụng biện pháp, vậy nên họ có trách
nhiệm gánh chịu các chi phí phát sinh từ việc thực hiện biện pháp cưỡng chế.
Thứ tư, các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự không những có hiệu lực với
người phải thi hành án dân sự mà cịn có hiệu lực cả với cá nhân, cơ quan tổ chức có liên
quan.
Thứ năm, các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự đều phải tuân thủ thủ tục và một
số nguyên tắc chung theo luật quy định.
3. Điều kiện áp dụng của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Để có thể được biện pháp cưỡng chế thi hành án, cần phải hội đủ các điều kiện sau :
Thứ nhất, Người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc phải thực
hiện hành vi theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài, quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
Thứ hai, Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi
hành án. Cùng với đó, người có thẩm quyền thi hành án đã xác minh và khẳng định là
người phải thi hành án có đủ điều kiện để thi hành án.

4


Thứ ba, biện pháp cưỡng chế còn được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn người

phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh
việc thi hành án. 3
Như vậy, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự chỉ được áp dụng khi người phải thi
hành án có nghĩa vụ phải thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và có thái
độ, hành vi khơng tự nguyện thi hành mặc dù có điều kiện thi hành án. Người phải thi
hành án phải có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản.
4. Nguyên tắc của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Theo quy định tại Điều 45, Điều 46 và Điều 71 Luật Thi hành án Dân sự 2014 thì việc
áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, chỉ chỉ người có thẩm quyền thi hành án (chấp hành viên) mới có quyền áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Ngoài chấp hành viên được Nhà nước
trao quyền thì việc các chủ thể khác tự tổ chức việc cưỡng bức thi hành án bằng sức mạnh
đều được coi là trái pháp luật.
Thứ hai, chấp hành viên chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
do pháp luật quy định. Để tránh sự lạm quyền của người có thẩm quyền thi hành án, pháp
luật đã quy định các biện pháp cưỡng chế cụ thể chấp hành viên có quyền áp dụng, điều
kiện, thủ tục áp dụng tại điều 71 Luật Thi hành án Dân sự 2014.
Thứ ba, không được cưỡng chế thi hành án trong thời gian mà pháp luật quy định
không được cưỡng chế thi hành án. Pháp luật quy định không tổ chức cưỡng chế thi hành
án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo
quy định của pháp luật và các 7 trường hợp đặc biệt như 15 ngày trước và sau tết nguyên
đán, các ngày truyền thống của các đối tượng chính sách.4 Quy định này xuất phát từ mục
đích nhân đạo và tơn trọng phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc đối với người phải
thi hành án.
Thứ tư, chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế thi
hành án dân sự. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải tương ứng với nghĩa vụ của
3
4

Quốc hội, Luật Thi hành án dân sự, 2014, khoản 2 điều 45.

Quốc hội, Luật Thi hành án Dân sự, 2014, Điều 46.

5


người phải thi hành án và chi phí hợp lý về thi hành án. Đây cũng là nguyên tắc nhằm bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của người phải thi hành án.
5. Trình tự, thủ tục biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải thực hiện theo một trình tự
thủ tục chặt chẽ do ảnh hưởng lớn đến quan hệ xã hội của người phải thi hành án. Trước
khi được áp dụng biện pháp cưỡng chế thì phải trải qua các thủ tục chung của công tác thi
hành án. Trình tự thực hiện như sau :
Ra quyết định cưỡng chế, theo quy định tại điều 46 Luật Thi hành án Dân sự 2014 thì
“hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều
kiện thi hành án mà khơng tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế”5 Sau khi hết thời hạn
tự nguyện THA, người có thẩm quyền THA ra quyết định cưỡng chế được quy định tại
điều 71 luật hiện hành, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài
sản, tài khoản.
Lập kế hoạch cưỡng chế, Trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án dân sự, người có
thẩm quyền thi hành án phải lập kế hoạch cưỡng chế, trừ trường hợp phải cưỡng chế
ngay. Kế hoạch cưỡng chế bao gồm: biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; Thời gian, địa
điểm cưỡng chế; Phương án tiến hành cưỡng chế; Yêu cầu về lực lượng tham gia và bảo
vệ cưỡng chế; Dự trù chi phí cưỡng chế. Kế hoạch cưỡng chế gửi cho Viện kiểm sát, cơ
quan Công an
cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế hoặc cơ quan, tổ chức có liên
quan đến việc cưỡng chế thi hành án.
Tiến hành cưỡng chế, Tiến hành cưỡng chế được thực hiện tại nơi có tài sản hoặc đối
tượng cần cưỡng chế. người có thẩm quyền thi hành án chủ trì phổ biến tồn bộ kế hoạch,
phân cơng nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, từng người, nêu các tình huống có thể sảy ra
và biện pháp xử lý các tình huống đó. Chuẩn bị đầy đủ các biên bản, văn bản cần sử dụng

trước khi tiến hành cưỡng chế. Chấp hành viên chủ trì điều hành tồn bộ quá trình cưỡng
chế, kịp thời xử lý mọi tình huống đã dự kiến trong kế hoạch và tình huống phát sinh diễn
ra trong quá trình cưỡng chế cho đến khi kết thúc việc cưỡng chế.
5

Quốc hội, Luật Thi hành án Dân sự, 2014, Điều 46.

6


II.

Bình luận quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về các biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

Ngày 14/11/2008, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Thi hành án dân sự năm 2008,
đánh dấu mốc quan trọng trong công tác thi hành án dân sự. Sau 6 năm áp dụng thực hiện
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 cùng với các Nghị quyết của Chính phủ để hướng dẫn
thự thi, để tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự, ngày 25 tháng 11 năm 2014
tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành
án dân sự. Trong đó, có quy định các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự từ mục 2
đến mục 10 của chương 4 với các nội dung chính: điều kiện áp dụng, nguyên tắc, trình tự
thủ tục và các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự cụ thể.
Về cơ bản, luật Thi hành án dân sự 2014 đã quy định cụ thể hơn, hợp lý hơn về biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự so với luật 2008. Rút ngắn thời gian tự nguyện thi
hành án từ 15 ngày thành 10 ngày ( điều 45). Sửa đổi này hợp lý với thực tiễn áp dụng
quy định pháp luật hơn và cũng là căn cứ để chấp hành viên đưa ra quyết định áp dụng
biện pháp cưỡng chế đối với người phải thi hành án. Điều 72 quy định về kế hoạch cưỡng
chế thi hành án cũng được bổ sung thêm tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trong
nội dung của kế hoạch. Có lẽ, sự thay đổi này nhằm xác định chính xác người phải thi

hành án dân sự, tránh trường hợp nhầm lẫn và “cố tình” nhầm lẫn gây ra không khách
quan. Tại luật Thi hành án dân sự 2014, cũng bỏ quy định việc người phải thi hành án
phải chịu chi phí xác minh điều kiện, thay vào đó, ngân sách nhà nước sẽ chi trả khoản
này. (điều 73). Đã bổ sung thời gian cụ thể về quy định chủ sở hữu chung được quyền ưu
tiên mua lại tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung (điều
74). Về biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, ở quy định về trừ khấu trừ hết nghĩa vụ
thi hành án và chi phí cưỡng chế thi hành án, chưa thực sự hợp lý với ý nghĩa nhân đạo
giống như nguyên tắc đã đặt ra.( điều 76) Tại điều 126, có quy định “Hết thời hạn 05
năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến
nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà khơng có lý do chính đáng thì cơ quan thi hành án
dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.”, quy định này chưa thống nhất với điều 115 và
117, sẽ gây ra lúng túng cho người thực hiện luật.
7


Ngồi Luật Thi hành án dân sự 2014, Chính phủ còn ban hành Nghị định số
62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS.
Sau 5 năm thực hiện, nhận thấy nhiều bất cập, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số
33/2020/NĐ-CP Về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày
18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thi hành án dân sự. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong
nghị định này về cơ bản là hợp lý, mang tính thực tiễn cao. Môt trong những điểm mới
của Nghị định 33 đó là Chấp hành viên có thể tổ chức cưỡng chế mở khóa, mở gói; buộc
ra khỏi nhà, cơng trình xây dựng, tài sản gắn liền với đất hoặc các biện pháp cần thiết
khác để kiểm tra hiện trạng, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên, biện pháp này
chưa được quy định một cách hệ thống và cụ thể, vì vậy khi áp dụng sẽ gây khó khăn và
có thể phát sinh rủi ro nhất định.
Như vậy, Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định hết
sức chặt chẽ về điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Tránh tình
trạng cưỡng chế một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp

pháp của Nhà nước và cơng dân, gây mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Nhà nước
và ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội chung. Tuy nhiên, vẫn còn một số những bất cập,
những quy định còn chưa hợp lý cần được nhận định để thay đổi, bổ sung kịp thời.

8


Chương 2: So sánh biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy
tờ với biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện
công việc nhất định
Biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ

I.

Biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao tài sản, giấy tờ được áp dụng trong
trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản cho người có
quyền sở hữu, sử dụng tài sản đó theo bản án, quyết định hoặc trong trường hợp pháp luật
có quy định. Biện pháp cưỡng chế này được quy định tại khoản 5 Điều 71 Luật Thi hành
án dân sự năm 2014, được cụ thể hoá tại Mục 9 Chương IV Luật Thi hành án dân sự gồm
các điều từ Điều 114 đến điều 117. Theo đó, đối tượng cưỡng chế của của biện pháp này
là việc chuyển giao, trả vật, tài sản, giấy tờ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người được
thi hành án. Đặc điểm chung của các biện pháp này là tuyên bố và chấm dứt trên thực tế
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người này đồng thời với việc xác lập
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người khác. Chính vì vậy, việc thực hiện
biện pháp cưỡng chế này thường gặp phải sự chống đối quyết liệt từ phía người phải thi
hành án hoặc gia đình họ, đồng nghĩa với việc Chấp hành viên phải phải thiết lập hồ sơ thi
hành án chặt chẽ, đảm bảo đúng thủ tục, trình tự thi hành án dân sự. Có 4 biện pháp cụ thể
trong nhóm biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao tài sản, giấy tờ : Cưỡng chế thi
hành nghĩa vụ trả vật; cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả nhà, cơng trình xây dựng, vật kiến
trúc khác; cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và cưỡng chế trả giấy tờ.

II.

Biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực
hiện công việc nhất định

Biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc
nhất định được áp dụng trong trường hợp người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ buộc
thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ nhất định theo bản án, quyết định. Biện pháp
cưỡng chế này được quy định tại khoản 6 điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2014, được cụ
thể hoá tại Mục 10 Chương IV Luật Thi hành án dân sự gồm các điều từ Điều 118 đến
điều 121. Theo đó, đối tượng của biện pháp này là công việc nhất định phải thực hiện theo
bản án, quyết định, chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết định không
9


được thực hiện, giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án,
quyết định, buộc nhận người lao động trở lại làm việc hoặc không được thực hiện một số
công việc. Biện pháp kết thúc khi công việc được thực hiện. Công việc phải thực hiện có
thể là các cơng việc mà tự bản thân người phải thi hành án phải thực hiện mà không thể
chuyển giao cho người khác hoặc có thể là các cơng việc mà người phải thi hành án có thể
chuyển giao cho người khác thực hiện thay.
Đối với cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định, theo khoản 1 điều 118 Luật thi
hành án dân sự, trong thời hạn 5 ngày, nếu người phải thi hành án không thực hiện nghĩa
vụ thi hành án thì trong trường hợp cơng việc đó có thể giao cho người khác thực hiện
thay, chấp hành viên giao cho người có điều kiện thực hiện, chi phí thực hiện do người
phải thi hành án chịu; trường hợp cơng việc đó phải do chính người phải thi hành án thực
hiện thì chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội không chấp hành án.
Đối với cưỡng chế buộc không được thực hiện công việc nhất định, Theo quy định
tại Điều 119 Luật Thi hành án dân sự 2014, nếu người phải thi hành án không tự nguyện

chấm dứt việc thực hiện cơng việc thì chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với họ,
trong trường hợp cần thiết có thể u cầu họ khơi phục hiện trạng ban đầu. Trường hợp
người phải thi hành án vẫn không chấm dứt công việc không được làm, không khôi phục
lại hiện trạng ban đầu thì chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
III.

So sánh hai biện pháp

1. Giống nhau
Bởi đều là biện pháp cưỡng chế THADS nên cả hai biện pháp buộc chuyển giao vật,
chuyển giao tài sản, giấy tờ và buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được
thực hiện công việc nhất định đều có chung các thuộc tính, đặc điểm cơ bản của biện pháp
cưỡng chế THADS. Các biện pháp này đều tuân thủ nguyên tắc của biện pháp cưỡng chế
THADS và trình tự, thủ tục cơ bản của biện pháp cưỡng chế THADS. Hơn thế, cả hai
nguyên tắc này đều mang ý nghĩa đảm bảo cho người được thi hành án khơi phục lại tình
trạng ban đầu của quan hệ xã hội bị xâm hại.
10


2. Khác nhau
Do đặc điểm riêng hai biện pháp để áp dụng vào những trường hợp khác nhau nên bên
cạnh những điểm tương đồng, hai biện pháp cưỡng chế này cịn có nhiều điểm khác biệt ở
các khía cạnh khác.
Thứ nhất, đối tượng khác nhau. Một bên là việc chuyển giao, trả vật, tài sản, giấy tờ
thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người được thi hành án, một bên là công việc nhất định
phải thực hiện hoặc công việc không được thực hiện.
Thứ hai, điều kiện áp dụng khác nhau. trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện
nghĩa vụ trả lại tài sản cho người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản đó theo bản án, quyết
định hoặc trong trường hợp pháp luật có quy định và trường hợp người phải THA phải

thực hiện nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ nhất định theo bản án,
quyết định.
Thứ ba, căn cứ pháp luật khác nhau. Biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao tài
sản, giấy tờ quy định tại mục 9 Luật THADS, còn biện pháp buộc người phải thi hành án
thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định quy định tại mục 10 Luật
THADS.
Thứ tư, bản chất đối tượng hướng đến khác nhau. Đối tượng hướng đến một bên là vật
đặt định, vật cùng loại, nhà ở, giấy tờ còn một bên là hành vi, xử sự của cá nhân, tổ chức
như giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định,
nhận người lao động trở lại làm việc.
Như vậy, hai biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao tài sản, giấy tờ và biện pháp
buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc khơng được thực hiện cơng việc nhất định
vừa có điểm chung vì mang bản chất của biện pháp cưỡng chế THADS vừa có điểm khác
biệt vì mang đặc điểm riêng để áp dụng vào trường hợp khác nhau.

11


PHẦN KẾT LUẬN
Thi hành án dân sự luôn là một hoạt động quan trọng đảm bảo hiệu lực của các bán án,
quyết định trên thực tế, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá
nhân liên quan. Trong đó, các biện pháp cưỡng chế THADS đóng vai trị khơng nhỏ trong
việc đảm bảo hiệu lực ấy. Các biện pháp cưỡng chế được quy định cụ thể, rõ ràng trong
Luật Thi hành án dân sự 2014. Nhận thấy nhiều điểm bất cập của Luật Thi hành án dân sự
2008, Quốc hội đã ban hành luật sửa đổi vào năm 2014 với nhiều điểm sửa đổi mới mẻ,
phù hợp hơn với thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm phù hợp của pháp
luật hiện hành thì vẫn cịn một số bất cập về quy định biện pháp cưỡng chế THADS trong
pháp luật hiện hành còn chưa rõ ràng, dễ gây hoang mang và cần được hướng dẫn, sửa đổi
để có thể thật sự đi vào thực tế.
Hai biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao tài sản, giấy tờ và biện pháp buộc

người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện cơng việc nhất định được
quy định có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt do đặc điểm
riêng của từng biện pháp. Việc có nhiều biện pháp cưỡng chế để Chấp hành viên lựa chọn
để áp dụng phù hợp với từng trường hợp là cần thiết, đảm bảo sự công bằng cho cả bên
phải thi hành án lẫn bên thi hành án.
Hy vọng pháp luật về thi hành án dân sự ngày càng được hoàn thiện hơn nữa để góp
phần đảm bảo nghiêm minh của pháp luật; thúc đẩy cơng cuộc cải cách tư pháp, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nhĩa Việt Nam.
2. Quốc hội (2014), Luật Thi hành án dân sự.
3. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự.
4. Chính phủ (2015), Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
5. Chính phủ (2020), Nghị định số 33/2020/NĐ-CP, Về Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
6. Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam, NXB
Công an Nhân dân.
7. Lê Xuân Tùng ( 2016), Luận văn Thạc sĩ, Các biện pháp cưỡng chế thi hành án
dân sự theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Thành phố Hà Nội.
8. TS. Nguyễn Thị Thu Hà (2021), Slide giảng dạy chương 5 môn Luật Thi hành án
dân sự
9. Bùi Đức Tiến (2018), Luận văn Tiến sĩ, Thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành
án dân sự ở Việt Nam.
10. Lê Ánh Dương (2017), Luận văn Thạc sĩ, Cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa

bàn huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông.

13



×