Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn lịch sử cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.73 KB, 36 trang )

I. THƠNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến
Ứng dụng cơng nghệ thông tin vào giảng dạy môn Lịch sử cho học sinh
lớp 5.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến
Dạy học theo phương pháp truyền thống mơn Lịch sử nói chung và dạy
học mơn Lịch sử lớp 5 nói riêng bấy lâu nay chất lượng môn học không cao. Tỉ
lệ học sinh đạt trên chuẩn cịn ít. Đa số các em mới chỉ nắm được nội dung
chính của bài học thơng qua kênh chữ trên sách giáo khoa. Các bài dạy cho học
sinh chủ yếu mang tính khái quát, giới thiệu về các nội dung như: xây dựng đất
nước, nhân vật lịch sử, các cuộc kháng chiến ở thời kì hiện đại. Hình thức,
phương pháp dạy học chưa sinh động. Các em chưa được mở rộng kiến thức từ
các phương tiện truyền thông. Các em chưa có điều kiện để được tham quan tại
các bảo tàng, các di tích lịch sử của đất nước. Trong các nhà trường chưa tổ
chức được nhiều các hoạt động tìm hiểu về lịch sử thơng qua các trị chơi học
tập để nâng cao kiến thức cho học sinh mà các em khơng nhàm chán. Trong khi
đó, phân mơn Lịch sử là mơn học có tính xã hội, địi hỏi các em phải biết hiểu - yêu mến - tự hào về lịch sử dân tộc.
Đối với những thầy cơ giảng dạy ở các trường học nói chung ln tìm
mọi phương pháp, hình thức để truyền tải được các nội dung về lịch sử dân tộc,
lịch sử thế giới tới cho học sinh. Cịn đối với những thầy cơ dạy học cho học
sinh tiểu học ở vùng đồng bào dân tộc, thì việc truyền tải nội dung lịch sử tới
học sinh có nhiệm vụ nặng nề hơn gấp nhiều lần. Bởi học sinh ở vùng khó,
vùng dân tộc, các em ít được tiếp cận với các phương tiên truyền thông. Nên sự
hiểu biết về lịch sử và xã hội của các em rất hạn chế. Vì vậy ở các trường vùng
khó khăn, vùng dân tộc địi hỏi các thầy cô phải biết chọn lọc những nội dung
quan trọng nhất, lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học đơn giản nhất và
phải biết sử dụng các phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất để truyền đạt các



nội dung bài học nói chung và kiến thức lịch sử nói riêng tới các em. Và một
trong những cách truyền tải nội dung để cho học sinh tiểu học vùng dân tộc dễ
nhớ, đồng thời làm cho các tiết học lịch sử thêm sinh động hơn đó là tổ chức
dạy học ứng dụng công nghệ thông tin vào phân môn Lịch sử.
Trong những năm gần đây, việc dạy học có ứng dụng cơng nghệ thơng
tin đã trở nên gần gũi, là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên ở tất cả các
cấp học, bậc học. Đối với các đơn vị trường vùng khó khăn, vùng dân tộc như
trường Tiểu học xã Mường Mít huyện Than Un thì việc giảng dạy ứng dụng
công nghệ thông tin là việc làm hết sức cần thiết. Nhờ có các thiết bị điện tử
như đài, ti vi, máy vi tính, máy chiếu mà các thầy cô giáo đã truyền tải được
cho học sinh lượng kiến thức hết sức sinh động, các em hiểu sâu hơn về bài
học. Nhờ có các phương tiện này mà các tiết học trở lên phong phú, học sinh
hào hứng trong học tập. Các em thích nghiên cứu, khám phá những gì các em
chưa biết. Trong đó có phân mơn Lịch sử lớp 5.
Nhưng để làm được điều đó trước hết thầy cô giáo phải thực sự yêu
nghề, thường xuyên đổi mới hình thức và phương pháp dạy cho học sinh; các
thầy cơ phải có kiến thức, am hiểu về lịch sử đặc biệt là lịch sử Việt Nam; đồng
thời các thầy cơ cũng phải có hiểu biết về cơng nghệ thơng tin, có trang thiết bị
cần thiết; tích cực nghiên cứu các bài dạy về lịch sử, lựa chọn các phương án
sử dụng thiết bị công nghệ thông tin nào là phù hợp với bài dạy, với học sinh
và điều kiện khác.
Từ những điều kiện cần thiết trên, các thầy cô mới tổ chức được các tiết
học lịch sử sinh động. Qua các tiết học ứng dụng công nghệ thơng tin đó sẽ
kích thích học sinh chun cần, hào hứng, tự tin hơn trong học tập. Các em sẽ
hiểu bài sâu, nhớ lâu hơn. Các em biết nhiều hơn về các sự kiện, nhân vật và di
tích lịch sử của đất nước qua các kênh hình, âm thanh. Từ đó góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục học sinh của các lớp, của nhà trường.
1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm mục đích nâng cao
chất lượng dạy học của giáo viên đối với phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 5



thơng qua việc sử dụng các thiết bị mang tính cơng nghệ thơng tin để đa dạng
hóa hình thức dạy và học, để truyền tải nội dung kiến thức lịch sử cho học sinh.
Mang lại cho giáo viên và học sinh có những tiết học nhẹ nhàng. Học sinh hiểu
bài, nắm bắt kiến thức, kĩ năng tốt hơn so với các tiết học theo phương pháp,
hình thức học truyền thống khác.
Từ những yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học và đòi hỏi nâng cao
chất lượng đội ngũ, chất lượng học sinh và sự cần thiết phải giảng dạy phân
mơn Lịch sử để học sinh tiểu học vùng khó khăn, vùng dân tộc nắm được lịch
sử của đất nước, của dân tộc mình. Nên nhóm chúng tơi đã tiến hành nghiên
cứu và áp dụng sáng kiến “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn
Lịch sử cho học sinh lớp 5”. Để giảng dạy cho học sinh lớp 5A2, 5A3 trường
Tiểu học xã Mường Mít năm học 2016 – 2017 và các năm tiếp theo đạt hiệu
quả hơn.
2. Phạm vi triển khai thực hiện
Giáo viên, học sinh lớp 5A2, 5A3 của trường Tiểu học xã Mường Mít,
năm học 2016 - 2017.
3. Mô tả sáng kiến
3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
3.1.1. Hiện trạng của phương pháp, hình thức dạy học phân mơn Lịch sử
lớp 5 tại trường Tiểu học xã Mường Mít
Đặc trưng của mơn Lịch sử ở tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng chỉ mang
tính giới thiệu, khái qt về công cuộc dựng nước và giữ nước; giới thiệu về một số
cơng trình, hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nước; giới thiệu khái quát về
một số nhân vật lịch sử tiêu biểu theo thời gian. Quá trình dạy học các nội dung
cũng được biên soạn theo trục thời gian từ buổi đầu dựng nước đến giai đoạn lịch
sử hiện đại của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Các thiết bị, đồ dùng dạy
học cung cấp cho nhà trường chủ yếu là lược đồ, chưa có mơ hình, tranh ảnh về
lịch sử.

Trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học, nghiên
cứu phân môn Lịch sử lớp 5 của đa số giáo viên mới chỉ tập trung vào việc


nghiên cứu, soạn bài theo nội dung kiến thức ở sách giáo khoa, sách giáo viên;
việc chuẩn bị tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật... minh họa cho bài dạy chưa có nhiều,
mới chỉ tập trung vào số lượng lược đồ được cấp; việc bố trí kiểm tra kiến thức
học sinh hằng ngày mới dừng lại ở kiểm tra miệng đầu giờ. Đối với học sinh,
khi học các tiết học về lịch sử, các em chưa có sự hứng thú trong học tập bởi
các nội dung kiến thức khó nhớ; các em chưa được tiếp cận đến các kênh hình,
kênh âm thanh nên ít khi nhớ được nội dung chính của bài học.
Các giải pháp chính mà giáo viên thường áp dụng khi dạy phân môn
Lịch sử cho học sinh lớp 5 đã thực hiện đó là:
Giải pháp 1: Tìm hiểu nội dung bài học
Ví dụ bài “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời/trang 16- Lịch sử lớp 5”.
Khi dạy, giáo viên thường chỉ cho học sinh đọc sách giáo khoa lần lượt từng
đoạn một rồi trả lời các câu hỏi liên quan đến hoàn cảnh ra đời của các tổ chức
cộng sản đảng; vì sao phải hợp nhất các tổ chức cộng sản đó; sau khi hợp nhất
thì Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động như thế nào ? Để tìm hiểu được nội
dung này, giáo viên dạy thường đưa ra hệ thống câu hỏi từ khó đến dễ để học
sinh trả lời:
Ví dụ hệ thống câu hỏi:
- Nêu tên các tổ chức cộng sản mà em biết ?
- Các tổ chức cộng sản này hoạt động như thế nào ?
- Vì sao phải hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một tổ chức duy nhất ?
- Ai đã chủ trì việc hợp nhất ?
- Từ khi có Đảng, cách mạng Việt Nam đã giàng được những thắng lợi gì ?
Giải pháp 2: Dẫn chứng cho nội dung bài học
Để dẫn chứng cho nội dung bài học, giáo viên thường lấy các thông tin
dưới dạng kênh chữ trên sách giáo khoa, sách giáo viên và hình ảnh có sẵn

trong sách giáo khoa để dẫn chứng cho bài, như hình ảnh lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc (năm 1903) để giới thiệu về thời điểm hợp nhất ba tổ chức cộng sản
đảng; ngồi ra, để dẫn chứng cho địa danh Hồng Cơng (Trung Quốc), giáo
viên thường chỉ trên bản đồ thế giới hoặc lược đồ châu Á để giới thiệu đâu là


nước Việt Nam, đâu là Hồng Công để cho học sinh hiểu; khi dạy những thành
tựu của đất nước hiện nay do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, giáo viên
thường cho học sinh liên hệ thực tế địa phương, rồi giáo viên kể các thành tựu
của đất nước cho học sinh nghe.
Trong việc liên hệ và mở rộng kiến thức, giáo viên chủ yếu sử dụng các
tài liệu, tranh ảnh có sẵn trong thư viện. Giáo viên chưa đầu tư các trang thiết
bị khác để tổ chức cho học sinh nghiên cứu.
Giải pháp 3: Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Sau mỗi bài học, giáo viên thường kiểm tra kiến thức học sinh thông qua
các câu hỏi kiểm tra miệng. Các câu hỏi thường mang tính khái qt cao tóm
tắt cả nội dung bài đã học. Chính vì vậy học sinh rất khó nhớ, khó liên hệ, đặc
biệt là học sinh vùng khó, vùng dân tộc.
Sau mỗi kì học, các em có một bài kiểm tra định kì để đánh giá lại kết
quả học tập của một quá trình. Hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra chủ yếu là
kiểm tra dưới dạng tự luận, học thuộc, chưa có các câu hỏi liên hệ, câu hỏi bày
tỏ thái độ nên kết quả kiểm tra thường thấp.
3.1.2 Ưu điểm của giải pháp cũ
Giải pháp 1: Tìm hiểu nội dung bài học
Về phía giáo viên, giáo viên căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học và
các nguồn tài nguyên hiện có như: ảnh tư liệu, bản đồ, lược đồ, tham khảo kiến
thức về sự kiện lịch sử liên quan đến nội dung bài dạy để thiết kế bài dạy.
Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các bài dạy được thiết kế
theo lối: đọc bài → tìm hiểu nội dung theo câu hỏi của giáo viên định sẵn→
giáo viên đưa ra kết luận → cho học sinh xem tư liệu (chủ yếu là tranh ảnh sưu

tầm được) → kết luận vấn đề”.
Như vậy giáo viên thuận tiện trong việc soạn bài, vì đã định sẵn theo lối
mịn “nguyên nhân - diễn biến – kết quả”; ít phải tư duy về các câu hỏi mở hay
đóng. Cách dạy mang tính truyền đạt nội dung là chính. Giáo viên chỉ cần
thông qua hệ thống câu hỏi để hỏi - đáp là biết được học sinh hiểu bài hay
không.


Về phía học sinh, các em chỉ cần đọc các nội dung có trong sách giáo
khoa đã biên soạn, nắm được nội dung chính của các bài đã học là trả lời được
các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài thông qua hệ thống câu hỏi của thầy cô. Học
sinh ít phải nghiên cứu thông qua các tài liệu bên ngồi hay tìm hiểu trên các
phương tiện thơng tin khác. Ngoài ra trong mỗi bài học, các em sẽ định hình
được cách học theo lối: tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự kiện nào đó; những
diễn biến chính; kết quả đạt được và ý nghĩa lịch sử. Từ đó các em dễ học hơn.
Giải pháp 2: Dẫn chứng cho nội dung bài học
Ưu điểm của giải pháp này khi dạy cho học sinh trong các tiết học là
giáo viên ít phải đầu tư về đồ dùng, thiết bị dạy học từ bên ngồi. Thay vào đó,
giáo viên chỉ sử dụng đồ dùng có sẵn trong thư viện, sử dụng kênh thơng tin
(kênh chữ) có sẵn ở tài liệu sách giáo khoa, sách giáo viên. Nhờ vậy mà giáo
viên chỉ hướng dẫn học sinh học thuộc nội dung bài trên sách giáo khoa hoặc
các nội dung giáo viên nhấn mạnh khi giảng là đạt được mục tiêu bài học.
Giải pháp 3: Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đối với việc kiểm tra, đánh giá học sinh qua hình thức tự luận (trả lời
câu hỏi miệng hằng ngày hoặc làm bài kiểm tra định kì 2 lần/năm học mang lại
lợi ích cho giáo viên đó là khơng tốn cơng sức để biên soạn câu hỏi hay đề
kiểm tra. Ngoài ra, kiểm tra miệng sẽ giúp giáo viên đánh giá trực tiếp được
học sinh có nắm được nội dung bài hay khơng. Kiểm tra định kì, giúp cho giáo
viên đánh giá đại trà học sinh thông qua một mức kiến thức như nhau.
3.1.3. Nhược điểm của giải pháp cũ

Giải pháp 1: Tìm hiểu nội dung bài học
Bên cạnh những ưu điểm về phương pháp giảng dạy của giáo viên đạt
được thì lại bộc lộ ra nhiều vấn đề còn tồn tại đó là: giáo viên ít quan tâm đến
các tài liệu lịch sử chính thống để cung cấp cho học sinh; q trình hướng dẫn
học sinh tìm hiểu bài chưa có sự gắn kết với các nội dung đã học; đa số giáo
viên dùng hệ thống câu hỏi để hỏi – đáp trực tiếp học sinh, chưa có sự kết hợp
của câu hỏi tìm hiểu nội dung với việc sử dụng các hình thức học tập khác như
trị chơi trong học tập, vừa học vừa xem tư liệu lịch sử, cho học sinh tự bày tỏ


quan điểm riêng về vấn đề lịch sử đang nghiên cứu.
Từ những tồn tại đó mà dẫn đến các tiết học khơ khan, học sinh ngại
học, khó hiểu bài, lâu dần các em sợ học phân môn Lịch sử.
Giải pháp 2: Dẫn chứng cho nội dung bài học
Đối với giáo viên cịn ít thực hiện hoặc thực hiện chưa hiệu quả việc sử
dụng đồ dùng, phương tiện dạy học. Chủ yếu khai thác từ sách giáo khoa và đồ
dùng có sẵn trong thư viện. Giáo viên chưa quan tâm đến việc khai thác thêm
các kênh thông tin khác để dẫn chứng cho nội dung bài dẫn đến bài giảng
thường nhàm chán, làm cho học sinh phải nghe nhiều hơn là được tương tác
với thầy cô, với các bạn.
Đối với học sinh, các em chưa được thầy cô hướng dẫn khai các thác các
kênh thông tin một cách bài bản, mới chỉ dừng lại ở việc đọc tên lược đồ, sơ
đồ... chưa được phân tích để hiểu rõ nội dung bài. Từ đó các em học khó hiểu,
khó nhớ hơn.
Giải pháp 3: Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Tồn tại của việc đánh giá kết quả học tập thông qua kiểm tra bằng hình
thức tự luận là làm cho học sinh khơng có động lực trong học tập, thụ động
trước hệ thống câu hỏi được giới hạn.
Đối với giáo viên, thầy cô chỉ đánh giá được một vài học sinh trên mỗi
tiết học (thông qua kiểm tra miệng) chưa đánh giá hết được số lượng học sinh

của lớp ở cùng một nội dung bài. Với kiểm tra định kì, đề kiểm tra hình thức
kiểm tra là tự luận nên số lượng câu hỏi để kiểm tra ít, chưa đánh giá được cả
quá trình học tập của học sinh.
Để nắm bắt được sự hứng thú và kết quả học tập ở phân môn Lịch sử lớp
5, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát 39/39 học sinh lớp 5A2 và 5A3,
trường Tiểu học xã Mường Mít, năm học 2016 – 2017 với các nội dung và thu
được kết quả như sau:
* Nội dung, hình thức khảo sát : học sinh trả lời các câu hỏi trên phiếu
(phụ lục 1)
* Kết quả khảo sát:


Nội dung khảo sát
1. Học sinh tham gia các tiết học về lịch sử
trong chương trình.
2. Học sinh ghi chép các nội dung và nhớ
được các nội dung đã học.
3. Học sinh đọc sách báo (xem ti vi, nghe
đài...) về lịch sử của đất nước.
4. Học sinh phát biểu xây dựng bài, tham gia
các hoạt động học nhóm, tự nghiên cứu.
5. Học sinh làm bài kiểm tra và đạt yêu cầu

Thực hiện

Chưa thực

đảm bảo
Tổng Tỉ lệ


hiện đảm bảo
Tổng Tỉ lệ

số

%

số

%

39/39

100

27/39

69,2

12/39

30,8

15/39

38,5

24/39

61,5


30/39

77

9/39

23

28/39 72 11/39
28
trở lên.
Đánh giá chung từ kết quả điều tra, khảo sát trên cho thấy phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp hiện hành của giáo viên chưa tạo
được sự hứng thú trong học tập ở phân môn Lịch sử cho học sinh.
Vậy từ những ưu, nhược điểm đã phân tích (như trên), chúng tơi thấy
rằng để nâng cao được chất lượng giáo dục phân môn Lịch sử lớp 5 thì giáo
viên phải đổi mới về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, làm cho học
sinh có hứng thú hơn khi học phân mơn Lịch sử. Qua q trình nghiên cứu,
chúng tơi mạnh dạn đề xuất một trong số các giải pháp nâng cao chất lượng đó
là Ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học phân môn Lịch sử cho học sinh
lớp 5 tại trường Tiểu học xã Mường Mít, năm học 2016 - 2017.

3.2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến
3.2.1. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Tính nới
Đặc trưng của mơn Lịch sử là dạy lại những gì đã xảy ra. Những cái đó
vừa mang tính vơ hình vừa mang tính hữu hình. Với những cái vơ hình thuộc
về thời gian (như các sự kiện, diễn biến, kết quả... đã diễn ra) chúng ta không



thể tận mắt thấy được, cịn những cái hữu hình còn tồn tại đang được bảo tồn
tại các bảo tàng thì chúng ta có thể thấy được như các hiện vật của một trận
đánh, của một danh nhân nào đó.
Đối với học sinh có điều kiện về kinh tế, vật chất các em có thể thấy
được các hiện vật của một sự kiện lịch sử đã diễn ra (như đi thăm bảo tàng,
xem trên phương tiện truyền thơng...). Cịn với học sinh vùng đồng bào dân
tộc, các em không được tiếp cận với truyền thông và không được tham quan tại
các bảo tàng, khu di tích thì các em khơng nắm vững kiến thức lịch sử.
Từ đặc trưng của môn học và đặc điểm thực tế của đơn vị trường là vùng
khó khăn, vùng dân tộc. Nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
lịch sử là một bước đổi mới có tính đột phá.
Một số ứng dụng về cơng nghệ thơng tin cần thiết trong q trình đổi
mới về phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra học sinh là:
+ Ứng dụng lồng ghép về âm thanh. Là các dẫn chứng minh họa cho bài
học dưới dạng âm thanh. Phương tiện sử dụng là máy casset, máy tính, loa đài.
+ Ứng dụng lồng ghép hình ảnh tĩnh. Là các tranh ảnh được chụp lại từ
sách báo, tài liệu hoặc được lấy từ nguồn Internet chính thống. Các nguồn tư
liệu này được biên tập hoặc giữ nguyên theo đặc điểm từng bài học để làm dẫn
chứng minh họa hoặc công cụ cho học sinh nghiên cứu. Phương tiện là máy
tính, máy chiếu, ti vi. Sử dụng phần mềm PowerPoit, multimedia...
+ Ứng dụng lồng ghép hình ảnh động. Là các phim tài liệu, clip, sơ đồ,
sa bàn... được lấy từ các trang Internet chính thống đã được kiểm duyệt. Biên
tập lại phù hợp với nội dung bài học qua phần mềm PowerPoit, multimedia...
+ Ứng dụng lồng ghép một số trị chơi trí tuệ về lịch sử trên phần mềm
PowerPoit, multimedia... do giáo viên tự xây dựng hoặc thu thập từ Internet đã
được kiểm duyệt để tổ chức các trị chơi hoặc dạy các bài ơn tập cho học sinh.
Từ những thay đổi này mà học sinh sẽ có hứng thú học tập với môn Lịch
sử hơn. Chất lượng dạy – học phân môn Lịch sử sẽ được nâng cao hơn. Học
sinh sẽ nắm vững kiến thức môn học, biết nhiều về lịch sử dân tộc và tự hào về

đất nước, dân tộc mình hơn.


Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Giải pháp cũ
Giải pháp 1: Tìm hiểu nội dung bài học

Giải pháp mới
Giải pháp 1: Tìm hiểu nội dung bài học

- Giáo viên cho học sinh đọc nội dung - Giáo viên phát vấn câu hỏi; trình chiếu
cần tìm hiểu trong sách giáo khoa.
- Giáo viên phát vấn câu hỏi miệng.
- Học sinh đọc, nghiên cứu và trả lời
các câu hỏi của giáo viên.
- Giáo viên rút ra kết luận về nội dung
cần tìm hiểu.

trên Powerpoint.
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo
khoa; xem tư liệu (kênh hình, kênh
chữ, âm thanh) trên ti vi, máy tính,
máy chiếu.
- Học sinh nghiên cứu, trả lời các câu

- Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học hỏi theo hình thức cá nhân (trả lời
sinh bằng việc nhấn mạnh về nội miệng), hình thức nhóm (trả lời ra
dung chính.

phiếu).

- Học sinh đối chiếu kết quả đã nghiên
cứu được với tư liệu (kênh hình, kênh
chữ, âm thanh) trên ti vi, máy tính, máy
chiếu của giáo viên.
- Giáo viên kết luận nội dung chính; mở
rộng kiến thức thơng qua kênh hình,
kênh chữ, âm thanh trên máy tính, máy

chiếu, ti vi.
Giải pháp 2: Dẫn chứng cho nội Giải pháp 2: Dẫn chứng cho nội dung
dung bài học

bài học

- Giáo viên dùng tranh ảnh trong sách; - Giáo viên biên soạn các tài liệu
lược đồ, sơ đồ sưu tầm; các tư liệu

(kênh hình, kênh chữ, âm thanh)

khác (dưới dạng kênh chữ) để dẫn

từ các nguồn khác nhau để dẫn

chứng minh họa cho các nội dung

chứng cho bài học.

sau khi đã nghiên cứu xong.

- Học sinh được tham gia vào quá


- Học sinh chỉ được quan sát, được

trình tìm hiểu thơng qua quan sát,

nghe thầy cơ giới thiệu; chưa

phân tích các tài liệu để rút ra nội


được phân tích về các tài tiệu dẫn
chứng cho bài học đó.

dung bài học.
- Học sinh được tương tác cùng với
giáo viên, với các bạn khi phân
tích các dữ liệu dẫn chứng cho bài

Giải pháp 3: Đánh giá kết quả học

học.
Giải pháp 3: Đánh giá kết quả học tập

tập của học sinh

của học sinh

- Giáo viên đánh giá thường xuyên - Đánh giá học sinh thường xuyên
qua cách dùng câu hỏi tự luận để


thông qua các hệ thống câu hỏi

kiểm tra miệng trực tiếp; qua

trắc nghiệm, tự luận trên phần

cách trả lời các câu hỏi tìm hiểu

mềm Powerpoint kết hợp cả kênh

bài hoặc khi phân tích các dẫn

chữ lẫn kênh hình; trên phiếu học

chứng liên quan.

tập.

- Đối với kiểm tra định kì, giáo viên - Đánh giá khả năng nhận thức các bài
ra đề dưới dạng các câu hỏi tự

học qua trò chơi học tập như giải

luận, học sinh phải viết ra giấy;

ô chữ, nhận biết sự kiện, nhận biết

kiểm tra đồng loạt.

nhân vật lịch sử trên kênh hình

được chiếu trên các phương tiện
thơng tin.
- Đánh giá định kì đồng loạt bằng
hình thức tự luận và trắc nhiệm
trên đề in sẵn.
Giải pháp 4: Tổ chức các buổi học
ngoại khóa về lịch sử.
- Giáo viên dùng thiết bị công nghệ
thông tin để tổ chức các buổi chiếu
phim tài liệu lịch sử; chiếu các hình
ảnh minh họa cho bài học; tổ chức
cho học sinh nghe, xem các nhân
chứng lịch sử.
- Giáo viên tổ chức các trò chơi trên


phần mềm Powerpoint cho học sinh
tham gia.
3.2.2. Các giải pháp mới áp dụng
Giải pháp 1: Tìm hiểu nội dung bài học
* Nội dung giải pháp
Giúp cho giáo viên soạn giảng các bài dạy Lịch sử lớp 5 có ứng dụng
cơng nghệ thông tin biết cách soạn bài trên nền Powerpoint, sử dụng phần
mềm multimedia khi dạy học; biết lựa chọn nội dung kiến thức, phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học linh hoạt trong các tiết học.
Giúp học sinh biết cách tìm hiểu nội dung mỗi bài học; hiểu và nắm
vững kiến thức lịch sử của các bài học được ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học Lịch sử lớp 5.
* Các bước thực hiện
Lựa chọn một số bài trong chương trình phân mơn Lịch sử lớp 5 để dạy

ứng dụng công nghệ thông tin.
Thiết kế các tiết dạy được lựa chọn chủ yếu trên phần mềm Powerpoint.
Bước 1: Xác định nội dung, mục đích, yêu cầu của bài giảng; lựa chọn
những kiến thức cơ bản, trọng tâm, có tính khái quát và chắt lọc.
Tùy vào từng nội dung bài dạy và nguồn tư liệu sưu tầm được để xác
định mức độ ứng dụng trình chiếu cả tiết hay chỉ một phần nội dung bài học.
* Ví dụ:
Bài số 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông du, chúng tơi chỉ sưu tầm
tài liệu, tìm hiểu về nhân vật Phan Bội Châu để giới thiệu về nhân vật này.
Bài số 7: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, chúng tơi lại sưu tầm tư liệu
về kênh chữ, kênh hình của 3 tổ chức đảng. Tiến hành biên soạn nội dung để
dạy trình chiếu thơng suốt cả tiết học giúp cho học sinh hiểu được sự kiện lịch
sử đã diễn ra.
Bước 2: Thiết kế bài dạy bằng phần mềm Powerpoint.
Quy trình gồm:


Thứ nhất: Chọn biểu tượng Powerpoint trên Desktop.
Thứ hai: Tạo lần lượt các Slide từ Slide 1 đến hết theo kịch bản (mỗi
Slide có thể thiết kế màu sắc riêng từ thẻ Background.
Thứ ba: Đưa các thông tin vào từng Slide theo kịch bản xây dựng từ các
ô thẻ texbox (kênh chữ); insert (kênh hình, kênh âm thanh). Tùy thuộc vào nội
dung bài học để lựa chọn các kiểu chữ, kiểu hình ảnh sao cho phù hợp với
khơng gian lớp và khả năng quan sát của học sinh.
Thứ tư: Từ ô thẻ Slide show/custom animation/Add Effect để tạo các
hiệu ứng cho kênh chữ, kênh hình, âm thanh...)
Thứ năm: Kiểm tra lại thông tin nội dung, kĩ thuật tạo hiệu ứng sau khi
thiết kế xong mỗi Slide để chỉnh sửa kịp thời. Chỉnh sửa xong lưu lại bằng ô
thẻ Save để khơng bị mất hoặc rối loạn về thơng tin.
* Ví dụ: bài Phan Bội Châu và phong trào Đông du, khi giới thiệu về

nhân vật Phan Bội Châu phải thiết kế kênh chữ để giới thiệu về “Phong trào
Đông du” xuất hiện trước, tiếp theo thiết kế kênh hình về “Phan Bội Châu” là
người đã lãnh đạo phong trào Đông du.
Với kiểu bài Nhân vật lịch sử cần phải xây dựng kịch bản về nội dung
tóm tắt các sự kiện chính đã diễn ra trước đó để xuất hiện nhân vật lịch sử cần
giới thiệu, rồi tiếp đến là các hoạt động, công lao và ý nghĩa của nhân vật đó.
Như với bài Bác Hồ đọc Tun ngơn Độc lập. Chúng tơi thiết kế tóm tắt lại các
sự kiện lịch sử ở các bài đã học như sự kiện Phan Bội Châu tìm đường cứu
nước → Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời → Sự kiện Xô - Viết Nghệ Tĩnh→
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập (nhân vật Lịch sử là Bác Hồ).
Với kiểu bài Những thành tựu của đất nước, lại có thể thiết kế bố cục
kênh hình, kênh âm thanh nhiều hơn kênh chữ để học sinh thấy được những
thay đổi của đất nước ở mỗi giai đoạn lịch sử. Vì thế mà kịch bản xây dựng
trình chiếu phải nhiều về kênh hình như bản đồ, lược đồ, phim tài liệu, tranh
ảnh. Đối với kiểu bài này đòi hỏi phải sưu tầm tài liệu nhiều từ nguồn Internet
và có kiểm duyệt chắc chắn. Ví dụ bài Xây dựng nhà máy thủy điện Hịa Bình.
Với kiểu bài ơn tập hoặc trị chơi, chúng tơi nghiên cứu nội dung cần ôn


tập hoặc nội dung cho học sinh chơi trò chơi dựa trên cơng nghệ trình chiếu.
Nội dung bao gồm hệ thống các câu hỏi về lịch sử trong chương trình dựa trên
việc trình chiếu kênh hình, kênh chữ, kênh âm thanh. Kịch bản mỗi nội dung
câu hỏi hoặc tình huống lại có thể khác nhau để tạo sự mới mẻ cho học sinh và
kích thích tính tư duy của học sinh, không để học sinh trông chờ vào đáp án
xuất hiện.
Bước ba: Trình chiếu thử, phát hiện lỗi và sửa lại
Sau khi thiết kế xong từng nội dung ở mỗi bài, chúng tôi thực hiện chỉnh
sửa từng slide để tạo tính logic cho từng nội dung đồng thời phát hiện kịp thời
các lỗi về kĩ thuật trong quá trình thiết kế bài. Nếu có lỗi thì dễ sửa chữa ngay.
Sau mỗi bài thiết kế xong, chúng tôi lại tiến hành trình chiếu thử và sửa

lỗi để khi dạy thao tác dễ dàng.
Bước bốn: Lưu trữ bài giảng
Các bài giảng sau khi đã hoàn chỉnh được lưu trữ vào một tài khoản
Gmail chung của nhóm, để giáo viên dễ dàng lấy được bài dạy khi cần thiết.
Tổ chức dạy học tại các lớp đang áp dụng.
Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu, phát vấn bằng câu hỏi, trình chiếu
trên Powerpoint.
Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa, xem tư liệu trình chiếu trên
Powerpoint (kênh hình, kênh chữ, âm thanh). Học sinh nghiên cứu, trả lời các
câu hỏi giải quyết vấn đề giáo viên đưa ra theo hình thức cá nhân (trả lời
miệng) hoặc hình thức nhóm (trả lời ra phiếu kết hợp so sánh với kết quả trình
chiếu trên Powerpoint).
Học sinh đối chiếu kết quả đã nghiên cứu được với tư liệu (kênh hình,
kênh chữ, âm thanh) trên phương tiện thông tin đang sử dụng như máy chiếu
của giáo viên.
Giáo viên kết luận nội dung chính của vấn đề nêu ra từ đầu; đồng thời
mở rộng kiến thức thông qua kênh hình, kênh chữ, âm thanh trình chiếu cho
học sinh biết.
* Ví dụ khi dạy bài số 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông du, giáo


viên dùng các câu hỏi mở: “Vì sao lại có phong trào Đơng Du ?” Sau đó cho
học sinh xem kênh hình, kênh chữ được trình chiếu trên nền Powerpoint. Tiếp
theo giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi “Vì sao lại có phong trào Đơng
Du ?” Nếu học sinh trả lời đúng vấn đề đang nghiên cứu thì giáo viên sẽ cho
học sinh xem các tư liệu khác liên quan về phong trào Đông Du, nhân vật Phan
Bội Châu, về đất nước Việt Nam, đất nước Nhật Bản...(xem bài 5 trên File
folder lưu các bài giảng về lịch sử do nhóm viết sáng kiến thiết kế). Nếu học
sinh khơng trả lời được ngay vấn đề liên quan thì sẽ trình chiếu từng câu hỏi
nhỏ kết hợp với các hình ảnh, tư liệu liên quan để học sinh trả lời câu hỏi nhỏ.

Sau khi tìm hiểu xong nội dung, giáo viên sẽ hướng dẫn rút ra nội dung chính
và chiếu lên cho học sinh tự ghi nhớ kiến thức.
* Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp
Để thực hiện được giải pháp thành cơng thì giáo viên phải có kiến thức
về lịch sử, có phương pháp dạy học linh hoạt, có máy tính, biết thiết kế bài
giảng điện tử; nhà trường có máy chiếu, ti vi, loa đài, phịng dạy học đảm bảo;
học sinh phải có các kĩ năng đọc, phân tích, quan sát, kĩ năng tương tác nhóm
đạt yêu cầu trở lên.
Giải pháp 2: Dẫn chứng cho nội dung bài học
* Nội dung giải pháp
Giáo viên biết dùng các tài liệu (kênh hình, kênh chữ, kênh âm thanh)
trên nền Powerpoint và multimedia để minh họa cho các bài được ứng dụng
công nghệ thông tin.
Học sinh biết cách khai thác các tài liệu (kênh hình, kênh chữ, kênh âm
thanh) trên nền Powerpoint và multimedia để nắm vững nội dung bài học và
biết tương tác với giáo viên và các bạn trong quá trình tìm hiểu nội dung bài
học và mở rộng kiến thức.
* Các bước thực hiện
Căn cứ vào các bài đã lựa chọn để dạy ứng dụng công nghệ thông tin,
chúng tôi lựa chọn nội dung kiến thức ở mỗi bài dạy để đưa tài liệu vào dẫn
chứng sao cho sinh động và hiệu quả.


* Ví dụ: khi dạy bài 10. Bác Hồ đọc Tun ngơn Độc lập, chúng tơi lựa
chọn hình thức đưa tài liệu là kênh âm thanh + hình ảnh vào giáo án dạy. Đến
nội dung Bác đọc tuyên ngôn Độc lập thì mở cho học sinh nghe lời của Bác Hồ
đọc Tuyên ngôn Độc lập, kết hợp cho học sinh xem hình ảnh minh họa quảng
trường Ba Đình xưa và nay.
Khi đã chuẩn bị sẵn các tài liệu (kênh hình, kênh chữ, âm thanh) trình
chiếu hoặc cho học sinh nghe, xem, giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia vào

quá trình tìm hiểu thơng qua quan sát, phân tích các tài liệu để rút ra nội dung
bài học. Học sinh được tương tác cùng với giáo viên, với các bạn khi phân tích
các dữ liệu dẫn chứng cho bài học.
* Ví dụ khi dạy bài 12. Vượt qua tình thế hiểm nghèo. Giáo viên cho học
sinh đọc một đoạn trích dưới dạng kênh chữ trên nền Powerpoint về những con
số thể hiện nạn đói giai đoạn 1945 – 1946, những khẩu hiệu kêu gọi cả nước
cứu đói. Qua đó, cho học sinh biết liên hệ vận dụng với đặc điểm thực tế địa
phương hiện nay.
* Ví dụ khi dạy bài 17. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Học sinh
được xem đoạn trích phim tài liệu, xem clip về chiến dịch Điện Biên Phủ thể
hiện bằng sa bàn động trên nền Powerpoint. Giáo viên hướng dẫn học sinh
nhận biết các mũi tiến công của quân ta và địch, các cứ điểm, các địa danh... .
Sau đó cho học sinh dùng thước chỉ lại trên lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ
(dạng tĩnh) trên nền Powerpoint.
Sau khi dùng các tài liệu dẫn chứng cho nội dung bài học xong, giáo
viên cùng học sinh đi đến kết luận nội dung bài học được nghiên cứu. Đồng
thời cho học sinh biết thêm các dẫn chứng lịch sử khác, biết thêm những thành
tựu ngày nay đã đạt được nhờ các nhân vật hay sự kiện lịch sử đã diễn ra.
* Ví dụ khi dạy bài 22. Đường Trường Sơn. Học sinh ngoài việc được
xem các tư liệu về mở đường Trường Sơn đi đánh Mĩ ngày xưa với nhiều cảnh
hoang tàn do bom Mĩ trút xuống thì các em được xem thêm các hình ảnh, các
phim tài liệu nói về đường Hồ Chí Minh, Quốc Lộ 1A ngày nay.
* Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp


Để có các nguồn tư liệu lịch sử minh họa cho bài học sinh động, giáo
viên phải biết khai thác tài liệu từ Internet với các nguồn chính thống, phù hợp
với đối tượng học sinh tiểu học. Giáo viên phải biết thiết kế và khai thác sao
cho phù hợp với mỗi nội dung dạy.
Đối với học sinh, các em cần phải biết các chú thích có trên lược đồ lịch

sử, có kĩ năng quan sát, phân tích, mơ tả khi tham gia vào quá trình tương tác.
Giải pháp 3: Đánh giá kết quả học tập của học sinh
* Nội dung giải pháp
Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, tự luận được biên soạn
phù hợp với những hình thức kiểm tra khác nhau để đánh giá học sinh một
cách chính xác nhất.
* Các bước thực hiện
Đối với đánh giá thường xuyên thông qua hệ thống câu hỏi tự luận ngắn
hoặc bài tập trắc nghiệm đã biên soạn. Giáo viên kiểm tra miệng hằng ngày đối
với học sinh để kiểm tra mức độ hiểu bài ngay trên lớp. Câu hỏi có thể là nêu
miệng, cũng có thể là trình chiếu bài tập trắc nghiệm trên nền Powerpoint cho
học sinh quan sát trả lời.
Đối với việc đánh giá thường xuyên, chúng tơi thiết kế dạng bài tập trắc
nghiệm nhiều hình thức khác nhau trình chiếu trên nền Powerpoint (có cả kênh
chữ, kênh hình) để học sinh cảm thấy hào hứng khi được kiểm tra. Qua các
hình thức này, giáo viên cũng đã đánh giá được khả năng nhận thức và mức độ
học tập phân môn Lịch sử của học sinh.
Đối với đánh giá định kì 2 lần/năm, giáo viên biên soạn hệ thống câu hỏi
bao gồm cả trắc nghiệm lẫn tự luận. Đề bài được in sẵn trên giấy A4, học sinh
chỉ cần làm theo yêu cầu và trả lời các câu hỏi ngay trên giấy. Khi chấm bài sẽ
thuận tiện cho giáo viên.
* Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp
Giáo viên nắm vững kiến thức, biết cách thiết lập các dạng đề kiểm tra
trên giấy và trên nền Powerpoint, có máy tính, có kĩ năng trình chiếu.
Học sinh có kiến thức về lịch sử, có kĩ năng làm bài tập, các kĩ năng


quan sát, phân tích khác.
Giải pháp 4: Tổ chức các buổi học ngoại khóa về lịch sử.
* Nội dung giải pháp

Giáo viên tổ chức các buổi ngoại khóa về lịch sử. Giúp cho các em nắm
vững kiến thức của chương trình học thơng qua các hoạt động xem phim tài
liệu, các trò chơi, nghe kể chuyện.
* Các bước thực hiện
Đối với giải pháp này, chúng tôi tiến hành sưu tầm lựa chọn các bộ phim
tài liệu, các hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học, mời cực chiến binh
đến nói chuyện.
Tổ chức chiếu cho học sinh xem vào một số tiết học Hoạt động ngoài
giờ lên lớp. Đồng thời mời một số bác cựu chiến binh ở địa phương đến nói
chuyện theo chuyên đề như chuyên đề tháng 12 - Uống nước nhớ nguồn (Nghe
kể chuyện về các vị anh hùng dân tộc, các Thương binh Liệt sĩ; Chúng em học
tập tác phong anh bộ đội).
Sau mỗi tiết học ngoại khóa, chúng tơi tiến hành cho học sinh học tập
một số đức tính tốt của một số danh nhân lịch sử hoặc bày tỏ thái độ, lòng biết
ơn đối với các anh hùng dân tộc.
* Ví dụ khi xem các phim tài liệu, tranh ảnh về anh bộ đội cụ Hồ trong
kháng chiến chống thực dân Pháp - 1954, thì các em được bày tỏ tình cảm,
lịng biết ơn qua nhân vật lịch sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
* Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp
Giáo viên biết sưu tầm các phim tài liệu liên quan, biết tổ chức hoạt
động ngoại khóa, có các bác cựu chiến binh tham gia các cuộc kháng chiến
chống giặc ngoại xâm.
Học sinh biết tham gia các hoạt động nhóm, biết tương tác nhóm.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
4.1. Hiệu quả kinh tế
Việc áp dụng các giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy


học phân môn Lịch sử lớp 5 đã mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế cho giáo
viên cũng như cho các đơn vị trường đó là: giáo viên giảng dạy chỉ việc khai

thác nguồn tài liệu có sẵn trên Internet, các nhà trường không phải đầu tư về
sách tham khảo, tranh ảnh, lược đồ, mơ hình... cho giáo viên dạy như các hình
thức dạy học truyền thống. Sau khi thiết kế xong các bài dạy, giáo viên dạy lần
sau không cần tốn nhiều công sức thiết kế lại mà chỉ việc chỉnh sửa cho phù
hợp với đối tượng của lớp mình.
4.2. Hiệu quả kĩ thuật
Ứng dụng cơng nghệ thông tin vào phân môn Lịch sử giúp cho giáo viên
dễ tổ chức các hoạt động học tập, truyền thụ kiến thức cho học sinh nhanh hơn.
Học sinh hiểu bài nhanh, phát triển được nhiều kĩ năng cho học sinh như kĩ
năng quan sát, phân tích, hợp tác nhóm, thuyết trình.
4.3. Hiệu quả xã hội
Nhờ có cơng nghệ thơng tin được áp dụng trong nhà trường mà việc
quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ diễn ra nhanh chóng, chính xác, khoa học.
Giáo viên giảng dạy nhàn hơn, dễ dàng tiếp cận với các hoạt động dạy học tiên
tiến, mở rộng được kiến thức chuyên môn.
Đối với việc học, các em học sinh được tiếp cận với những gì thuộc về
văn hóa, lịch sử một cách nhanh nhất mà trước đây các em chưa được biết. Học
sinh được phát triển các kĩ năng nhanh hơn trong đó có kĩ năng học tập.
Sau quá trình nghiên cứu và áp dụng tại lớp 5A2 và 5A3, chúng tôi thấy
rằng chất lượng giáo dục phân mơn Lịch sử đã có sự chuyển biến rõ rệt thể
hiện ở việc học sinh đi học chuyên cần hơn, các em nắm vững kiến thức các
bài học, biết tương tác với giáo viên và các bạn trong giờ học.
* Kết quả thu được như sau:
Nội dung khảo sát

Trước khi áp dụng

Sau khi áp dụng

sáng kiến


sáng kiến


Thực hiện

Thực hiện

đảm bảo
Tổng số Tỉ lệ %

đảm bảo
Tổng số Tỉ lệ %

1. Học sinh tham gia các tiết
học về lịch sử trong chương

39/39

100

39/39

100

27/39

69,2

39/39


100

15/39

38,5

28/39

72

30/39

77

39/39

100

28/39

72

39/39

100

trình.
2. Học sinh ghi chép các nội
dung và nhớ được các nội dung

đã học.
3. Học sinh đọc sách báo (xem
ti vi, nghe đài...) về lịch sử của
đất nước.
4. Học sinh phát biểu xây dựng
bài, tham gia các hoạt động học
nhóm, tự nghiên cứu.
5. Học sinh làm bài kiểm tra và
đạt yêu cầu trở lên.

5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phân môn Lịch sử cho học
sinh lớp 5 đã thực hiện thành công tại trường Tiểu học xã Mường Mít. Các giải
pháp là nền tảng hồn tồn áp dụng được với các mơn học khác trong nhà
trường tiểu học, đặc biệt là môn Lịch sử - Địa lý lớp 4, lớp 5. Ngoài ra sáng
kiến này cũng có thể áp dụng được đối với tất cả các đơn vị trường tiểu học
trong toàn huyện và toàn tỉnh từ năm học 2016 - 2017 và các năm tiếp theo.
6. Các thông tin cần được bảo mật
File folder lưu các bài giảng điện tử về lịch sử do nhóm viết sáng kiến
thiết kế.
7. Kiến nghị, đề xuất
Đối với lãnh đạo cấp trên luôn quan tâm, phát động các phong trào thi
đua dạy học ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để nâng cao tay nghề


cho giáo viên.
Đối với Ban giám hiệu nhà trường, đầu tư thêm hệ thống máy chiếu và
các phương tiện điện tử khác để phục vụ giảng dạy. Tổ chức các phong trào,
hội thi thiết kế bài giảng điện tử. Thường xuyên dự giờ, kiểm tra tay nghề,
trình độ tin học của giáo viên.

Đối với đội ngũ giáo viên, các thầy cơ thường xun học hỏi, nâng cao
trình độ tin học cho bản thân.
8. Tài liệu kèm
Ảnh chụp một số tiết dạy có ứng dụng cơng nghệ thơng tin của nhóm
viết sáng kiến thực hiện từ đầu năm học đến nay. (phụ lục 2).
Trên đây là toàn bộ nội dung và hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm do
chính nhóm chúng tôi thực hiện. chúng tôi xin cam đoan không sao chép hoặc
vi phạm bản quyền./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN,

NHÓM TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

(Ký tên)

(Ký tên, đóng dấu)

Ngơ Mạnh Hùng

Lưu Thị Trang

Đỗ Thị Tâm

Phụ lục 1:
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH
VỀ TÌNH HÌNH HỌC TẬP MƠN LỊCH SỬ


* Em hãy đọc các câu hỏi và đánh dấu X vào cột mà em cho là hợp lý :

Nội dung khảo sát

Đã

Chưa

thực hiện

thực hiện

đảm bảo

đảm bảo

1. Em tham gia các tiết học về lịch sử trong
chương trình.
2. Em ghi chép các nội dung và nhớ được các
nội dung đã học.
3. Em đã đọc sách báo (xem ti vi, nghe đài...)
về lịch sử của đất nước.
4. Em đã phát biểu xây dựng bài, tham gia các
hoạt động học nhóm, tự nghiên cứu.
5. Em được làm bài kiểm tra và đạt yêu cầu trở
lên.

Phụ lục 2: Hình ảnh minh họa một số tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học xã Mường Mít.


Tiết dạy trình chiếu của cơ Đỗ Thị Tâm lớp 5A2



Giờ học Lịch sử của cơ và trị tại lớp 5A3


Giờ học Lịch sử ứng dụng công nghệ thông tin của thầy – trò tại lớp 5A3

Học sinh tham gia các hoạt động nghiên cứu nội dung bài học
dựa trên cơng nghệ trình chiếu


×