Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng thương mại vổ phần việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÙY DUNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ AN TOÀN VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÙY DUNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ AN TOÀN VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

LUẬN ÁN VĂN THẠC SĨ



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN HỒNG HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam”, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS.Phan
Hồng Hải.
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố bất
kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc
phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu tập từ các nguồn khác nhau có
ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng một số
nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều
có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Tp. HCM, ngày……tháng……năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Dung


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học này, tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới
các thầy cơ giáo, phịng Sau đại học trường Đại học Ngân hàng Tp HCM và đặc

biệt là các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các môn học của tồn khóa học đã tạo
điều kiện, đóng góp ý kiến cho tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận
văn thạc sĩ.
Đặc biệt, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến người hướng dẫn khoa học, TS. Phan
Hồng Hải. Thầy đã hướng dẫn nhiệt tình, có những đóng góp quan trọng để tơi có
thể hồn thành đề tài.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót,
tơi rất mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô
giáo, đồng nghiệp, bạn bè.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... II
MỤC LỤC .......................................................................................................... III
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ................................................... VI
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .................................................. VII
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... VIII
TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................... IX
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI……………...............................................1
1.1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI....................................................................1

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI........................................................2


1.3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..............................................................................2

1.4

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................3
1.5

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................3

1.6

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................................4

1.7

BỐ CỤC NGHIÊN CỨU ................................................................................4

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................5
2.1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................5

2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới ..................................................................5
2.1.2 Các nghiên cứu trong nước ....................................................................9

2.2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN.......................................... 11

2.2.1 Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn ........................................................... 11
2.2.2 Hiệp ước vốn Basel ............................................................................. 12
2.2.2.1 Quá trình ra đời của Hiệp ƣớc vốn Basel................................. 12
2.2.2.2 Những điểm cơ bản của Basel I, Basel II và Basel III............. 14
2.2.2.2.1 Hiệp ƣớc Basel I ..................................................................... 14
2.2.2.2.2 Hiệp ƣớc Basel II ................................................................... 16


iv

2.2.2.2.3 Hiệp ƣớc Basel III.................................................................. 20
2.2.3 Đo lường tỷ lệ an toàn vốn ................................................................. 21
2.2.4 Ý nghĩa tỷ lệ an toàn vốn .................................................................... 22
2.3

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ LỆ AN TỒN VỐN ........................... 23

2.3.1 Yếu tố vi mơ ........................................................................................ 23
2.3.2 Yếu tố vĩ mô......................................................................................... 27
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ LỆ AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................................ 30
3.1

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG........................................... 31


3.2

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG ............................... 34

3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến an tồn vốn của ngân hàng34
3.2.2 Phân tích thống kê mơ tả ..................................................................... 35
3.2.3 Phân tích tương quan........................................................................... 35
3.2.4 Phân tích hồi quy................................................................................. 35
3.3

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................... 38

3.4

CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ AN

TOÀN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .................................. 45

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
TỶ LỆ AN TOÀN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM52
4.1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 53

4.1.1 Thống kê mơ tả các biến sử dụng ....................................................... 53
4.1.2 Phân tích mối tương quan giữa các biến ............................................. 55
4.1.3 Kết quả hồi quy ................................................................................... 57
4.1.4 So sánh và lựa chọn mô hình .............................................................. 58
4.1.5 Kiểm định các giả thuyết của mơ hình................................................ 59
4.1.5.1 Kiểm định đa cộng tuyến .............................................................. 60

4.1.5.2 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi .................................. 60
4.1.5.3 Kiểm định tự tương quan .............................................................. 61
4.2

KẾT LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 63


v

CHƢƠNG 5: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ VỀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ LỆ AN TOÀN VỐN CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................... 67
5.1

BÀN LUẬN KẾT QUẢ VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ LỆ AN TOÀN

VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .................................... 67

5.2

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHẰM NÂNG

CAO TỶ LỆ AN TOÀN VỐN ................................................................................ 70

5.2.1 Tăng vốn chủ sở hữu ........................................................................... 70
5.2.2 Đối với khả năng sinh lời: ................................................................... 71
5.2.3 Các yếu tố khác ................................................................................... 72
5.3

MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁC KIẾN NGHỊ BỔ SUNG CHO CÁC


NGHIÊN CỨU SAU ............................................................................................. 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... I
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NHTMCP TRONG MẪU NGHIÊN CỨUIV
PHỤ LỤC 2: THỐNG KẾ MÔ TẢ....................................................................V
PHỤ LỤC 3: MÔ TẢ TƢƠNG QUAN ........................................................... VI
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ HỒI QUY ............................................................... VII
PHỤ LỤC 5: KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MƠ HÌNH .......................................X
PHỤ LỤC 6: KIỂM ĐỊNH CÁC VI PHẠM GIẢ THIẾT .......................... XII
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ HỒI QUY PHƢƠNG PHÁP D-GMM ................. XV
PHỤ LỤC 8: BẢNG DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................... XVI


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Việt

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP


Ngân hàng thương mại cổ phần

RRTD

Rủi ro tín dụng

RRHĐ

Rủi ro hoạt động

RRTT

Rủi ro thị trường

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Anh


Cụm từ tiếng Việt

CAR

Capital adequacy ratio

Tỷ lệ an toàn vốn

FTA

Free trade agreement

Hiệp định thương mại tự do


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu ......................................... 45
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mơ hình .......................... 53
Bảng 4.2: Mơ tả tƣơng quan ............................................................................. 56
Bảng 4.3: Kết quả ƣớc lƣợng mơ hình Pooled Ols, Fem, Rem ..................... 57
Bảng 4.4: Kiểm định Hausman ........................................................................ 58
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định so sánh mơ hình Fem và Pooled Ols .............. 59
Bảng 4.6: Kiểm định Vif ................................................................................... 60
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Wald ................................................................. 61
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Wooldridge....................................................... 61
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu theo phƣơng pháp D-GMM62
Bảng 4.10: Tóm tắt kết quả của mơ hình tác động của nhân tố tới CAR .... 64



ix

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng
TMCP Việt Nam”. Cụ thể, đề tài nghiên cứu 13 yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn
vốn (CAR) bao gồm: các biến vi mô quy mô tổng tài sản ngân hàng, tỷ lệ cho vay,
tỷ lệ tiền gửi của khách hàng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng, tỷ lệ lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản, hệ số địn bẩy tài chính, tỷ lệ
thanh khoản, tỷ lệ an tồn vốn kỳ trước, các biến vĩ mơ: tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ
lệ lạm phát và biến giả Basel. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy
D-GMM trên dữ liệu bảng động để xử lý các vấn đề như phương sai thay đổi, tự
tượng quan và nội sinh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ an toàn vốn kỳ trước, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản,
tốc độ tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân
hàng TMCP Việt Nam. Ngược lại, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lạm
phát có tác động ngược chiều với tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng TMCP Việt
Nam. Trong khi đó, quy mơ ngân hàng, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ tiền gửi của khách hàng,
tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ địn bẩy, chính
sách Basel khơng có ý nghĩa thống kê.
Trên kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm gia tăng tỷ
lệ an toàn vốn CAR của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.
Từ khóa: tỷ lệ an toàn vốn, các ngân hàng TMCP, Việt Nam, các yếu tố.


x

SUMMARY
The thesis “Factors affect on the Capital Adequacy Ratio of Viet Nam joint Stock

Commercial Banks” mentions 13 factors that have influence on the Capital
Adequacy Ratio (CAR) comprise micro factors: Bank total Assets, Loans to Assets
Ratio, Deposit to Assets Ratio (DEP), Non-performing loan (NPL), Loan Loss
Reserves (LLR), return on equity ratio (ROE), Return on Assets ratio (ROA),
Financial Leverage (LEV), Liquidity ratio (LIQ) and macro factors: GDP growth
rate, inflation rate (INF), Basel regulations. The research uses linear regression
method D-GMM base on panel data to solve problem about Heteroscedasticity,
Autocorrelation and Endogenous Variable.
Research results show that beforehand capital adequacy ratio (CAR), Return on
Assets ratio (ROA), GDP growth rate have positive affects on CAR of Viet Nam
Joint Stock Commercial Banks. Beside that, Return on Equity ratio (ROE),
Inflation rate (INF), Loans to Assets Ratio, Deposit to Assets Ratio (DEP), NonPerforming Loan (NPL), Loan Loss Reserves (LLR), Liquidity Ratio (LIQ),
Leverage Ratio LEV), Basel Regulations doesn‟t have Statistical Signifcance.
Base on research results, Author offer some solutions to support Capital Adequacy
Ratio of Viet Nam joint Stock Commercial Banks.
Keywords: Capital Adequacy Ratio, joint Stock Commercial Banks, Viet Nam,
factors.


1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Mở đầu chương 1 luận văn trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu, trong đó trình
bày về tính cấp thiết của đề tài, trình bày tóm lược mục tiêu, đối tượng, phạm vi,
phương pháp, ý nghĩa khoa học thực tiễn và bố cục của nghiên cứu.
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hội nhập quốc tế mở ra một không gian phát triển mới cho nền kinh tế
Việt Nam, môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung phát triển kinh tế - xã hội. Với
việc Việt Nam trở thành thành viên của nhiều tổ chức khu vực và thế giới, tham gia
nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA), mở rộng quan hệ kinh tế song phương

với hàng loạt quốc gia, ...điều đó đã giúp Việt Nam vươn lên phát triển trong những
năm gần đây. Cùng với nhịp điệu phát triển của nền kinh tế thì hệ thống ngân hàng
là một yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy kinh tế phát triển. Hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng thương mại ngày càng đa dạng và phong phú, với sự tăng trưởng
nhanh chóng cả về quy mơ và số lượng, bên cạnh những lợi ích thì nó cũng tiềm ẩn
những nguy cơ và rủi ro tác động trực tiếp đến sự an toàn và lành mạnh của hệ
thống ngân hàng và nền kinh tế.
Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế để đánh giá an toàn của hệ thống NHTM Việt
Nam càng trở nên có ý nghĩa hơn trong bối cảnh mức độ rủi ro trong hệ thống ngân
hàng được đánh giá là khá cao, khó lường trước được các hậu quả xảy ra trong giai
đoạn hiện nay. Điều này tạo nền tảng cho việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của
từng ngân hàng cũng như hoàn thiện khung pháp lý để quản lý an toàn hệ thống.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng và được quan tâm đó là tỷ lệ an tồn vốn.
Tỷ lệ an tồn vốn là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với
tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Khi các ngân hàng đảm bảo
được tỷ lệ này tức là nó đã có được khả năng chống lại những cú sốc về tài chính,
vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ khách hàng của ngân hàng mình.
Trên thế giới, có nhiều cơng trình nghiên cứu về tỷ lệ an tồn vốn của ngành ngân
hàng thông qua phương pháp định lượng. Điển hình là các nhiên cứu của Asarkaya
& Ozcan (2007), Nadja (2013), Aktas et al. (2015), Mousa (2018). Ở Việt Nam,


2

thời gian qua cũng có các nghiên cứu về tỷ lệ an toàn vốn như bài viết của Võ
Hồng Đức và cộng sự (2014) hay Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015).
Tuy nhiên theo nội dung được nghiên cứu, hạn chế lớn nhất trong mơ hình được tác
giả xây dựng là chưa đánh giá được tác động vĩ mơ đến tỷ lệ an tồn vốn của ngân
hàng cũng như chưa xây dựng được mơ hình tối ưu nhất.
Từ những lý do trên cho thấy việc xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn

vốn của ngân hàng là vấn đề cần phải được nghiên cứu chuyên sâu và hết sức cần
thiết, cho chúng ta những cái nhìn tổng quan và một số bằng chứng cụ thể về các
yếu tố tác động đến tỷ lệ này, từ đó đề ra những biện pháp để các ngân hàng có thể
kiểm sốt được nó, nhằm ổn định hoạt động của hệ thống NHTM, qua đó góp phần
ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, đề tài “Các yếu tố tác động đến
tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
 Mục tiêu tổng quát
Xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng TMCP tại
Việt Nam từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân
hàng TMCP Việt Nam.
 Mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn tại các Ngân hàng TMCP Việt
Nam.
Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến tỷ lệ an toàn vốn tại các Ngân hàng
TMCP Việt Nam.
Sau khi phân tích các yếu tố đưa ra các nhận xét về tác động của các yếu tố đến tỷ
lệ an tồn vốn từ đó đưa ra khuyến nghị phù hợp với quy mô và định hướng phát
triển của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi thứ nhất, các yếu tố nào tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng
TMCP Việt Nam?
Câu hỏi thứ hai, các yếu tố, chiều hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của các


3

yếu tố đó lên tỷ lệ an tồn vốn tại các NHTMCP Việt Nam?
Câu hỏi thứ ba, những giải pháp nào phù hợp với hệ thống NHTMCP Việt Nam

trong vấn đề đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn cho các Ngân hàng TMCP Việt Nam?
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn
của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Các NHTM được xem xét trong nghiên cứu gồm các
NHTMCP trong nước (phụ lục 1)
Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp về các NHTMCP được thu thập trong
khoảng thời gian từ năm 2004-2019.
Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính đã được
kiểm tốn của các NHTMCP Việt Nam tại thời điểm cuối năm trong giai đoạn
2004-2019.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan
đến tỷ lệ an toàn vốn, các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn. Trên cơ sở từng
vấn đề nghiên cứu phát hiện ra những xu hướng, những quan điểm nghiên cứu của
tác giả khác nhau về vấn đề nghiên cứu từ đó xây dựng cơ sở lý thuyết cho vấn đề
nghiên cứu của luận văn.
Phương pháp so sánh: Luận văn sử dụng các dữ liệu thứ cấp để thống kê, so sánh,
phân tích, đánh giá các nhân tố vi mô và nhân tố vĩ mô tác động tới an toàn vốn của
NHTMCP.
 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
Sử dụng phần mềm Stata 14, phân tích dữ liệu bảng với các phương pháp: phương
pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), phương pháp hồi quy tác động
cố định (Fixed effects model_FEM), phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên
(Remdom effects model_REM), phương pháp hồi quy GMM (Generalized mothod



4

of moment _GMM). Bên cạnh đó, luận văn cịn kiểm định đa cộng tuyến, hiện
tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng nội sinh để đảm
bảo phù hợp với mơ hình, cuối cùng trình bày kết quả và đưa ra kết luận về mơ
hình. Sau đó tiến hành so sánh đối chiếu kết quả nghiên cứu với thực tế, từ đó đề
xuất các giải pháp cho vấn đề nhiên cứu.
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
 Ý nghĩa khoa học:
Tổng hợp khung cơ sở lý thuyết, các chỉ tiêu đo lường và các yếu tố tác động đến tỷ
lệ an toàn vốn của Ngân hàng TMCP.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Từ kết quả nghiên cứu sẽ xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của
ngân hàng cũng như mức độ, chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố này. Nghiên
cứu sẽ đề ra được một số kiến nghị, từ đó các nhà quản trị ngân hàng dựa vào
nguồn lực cụ thể của ngân hàng mà có những hướng đi, quyết định để nâng cao tỷ
lệ an toàn vốn trong bối cảnh vấn đề an toàn vốn của các ngân hàng được đặt lên
hàng đầu như hiện nay.
1.7 Bố cục nghiên cứu
Luận văn được cấu trúc thành 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu đề tài
Chương 2. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
Chương 3. Phương pháp và mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an
toàn vốn của Ngân hàng TMCPViệt Nam
Chương 4. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các
ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 5. Bàn luận kết quả nghiên cứu và kiến nghị về các yếu tố ảnh hưởng đến
tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.



5

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương 2 sẽ trình bày tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về tỷ lệ an toàn vốn
và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an tồn vốn. Bên cạnh đó, trên cơ sở tiếp cận các
bài nghiên cứu trong và ngoài nước để lựa chọn những yếu tố chính ảnh hưởng đến
tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng TMCP Việt Nam nhằm tạo cơ sở khách quan
cho việc nghiên cứu ở các chương tiếp theo.
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Mousa (2018) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn của 18 ngân hàng
tại Tunisia trong giai đoạn 2000-2013. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên
tổng tài sản, thu nhập lãi thuần, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ sở hữu nước
ngoài và tỷ lệ sở hữu tư nhân có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ an toàn vốn.
Serhat và Mustafa (2017) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của
các ngân hàng gửi tiền tại Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2005-2016. Nghiên cứu sử dụng
dữ liệu của 24 ngân hàng gửi tiền tại Thổ Nhĩ Kỳ để phân tích tác động của 13
biến: Mức chênh lệch thanh khoản ròng, Biến động tài sản/ Biến động nợ, Tỷ lệ
tổng tiền vay / Tổng tiền gửi, Nợ xấu, tổng tài sản, Tổng tiền vay, Tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản, Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, Tăng trưởng kinh tế, Lạm
phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, lãi suất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,
Tăng trưởng kinh tế, Mức chênh lệch thanh khoản rịng, Biến động tài sản / Biến
động nợ có mối quan hệ nghịch biến với CAR. Trong khi đó, lạm phát có mối quan
hệ cùng chiều với tỷ lệ an tồn vốn. Các biến cịn lại khơng có ý nghĩa thống kê.
Josephat (2016), nghiên cứu về mối quan hệ giữa hệ số an toàn vốn và hoạt động
rủi ro của các ngân hàng thương mại ở Tanzania giai đoạn 2009-2014. Bài viết dựa
trên báo cáo tài chính của 8 ngân hàng lớn (chiếm hơn 75% thị phần) tại Tanzania.
Mơ hình nghiên cứu được xây dựng với biến phụ thuộc là CAR và các biến độc lập
bao gồm: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), quy mô ngân hàng (BSZ), tỷ suất

sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), rủi ro tín dụng (CRSK), tăng trưởng kinh tế


6

(GDP) và một biến giả là áp lực pháp lý (PRES). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ
suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), áp lực pháp lý (PRES), quy mơ ngân hàng
(BSZ) và rủi ro tín dụng có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn. Tỷ
suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tăng trưởng kinh tế (GDP) lại có tác
động ngược chiều đến hệ số an toàn vốn.
Aktas et al. (2015), nghiên cứu tác động của các nhân tố vi mô và vĩ mô nền kinh
tế tới CAR của 71 ngân hàng thuộc 10 quốc gia khác nhau trong khu vực Đông
Nam Âu (SEE), giai đoạn từ 2007-2012. Khu vực SEE chủ yếu bao gồm "các nền
kinh tế chuyển đổi" vẫn đang gặp khó khăn để trở thành nền kinh tế thị trường hiệu
quả với tiềm năng kinh tế cao. Các biến vi mô gồm: quy mô ngân hàng, lợi nhuận,
đòn bẩy, thanh khoản, lãi suất và mức độ rủi ro của tài sản. Các biến vĩ mô nền
kinh tế gồm: tăng trưởng nền kinh tế, lạm phát, lãi suất, chỉ số biến động của thị
trường chứng khoán, và chỉ số quản trị, mức độ bao phủ của bảo hiểm tiền gửi.
Biến phụ thuộc CAR được xác định bằng tỷ lệ tổng vốn trên tổng tài sản có rủi ro.
Kết quả cho thấy tác động của các biến vi mô như: quy mơ ngân hàng, địn bẩy,
mức độ rủi ro của tài sản, thanh khoản, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tới CAR có
mối quan hệ nghịch biến. Các biến vĩ mô nền kinh tế: Tỷ lệ tăng trưởng GDP, chỉ
số quản trị có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với CAR, mức độ bao phủ của bảo hiểm
tiền gửi và chỉ số biến động thị trường chứng khốn có mối quan hệ tỷ lệ thuận với
CAR. Trong khi đó, tác động của lạm phát và lãi suất tới CAR khơng có ý nghĩa
thống kê.
Nghiên cứu của El-Ansary và Hafez (2015) bao gồm 36 ngân hàng trong khoản
thời gian từ 2004 - 2013 tại Ai Cập. Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa biến
phụ thuộc CAR và chất lượng tài sản, thanh khoản, rủi ro tín dụng, tỷ suất sinh lời,
quy mô ngân hàng, thu nhập lãi thuần và tỷ lệ tiền vay. Nghiên cứu chỉ ra rằng

thanh khoản và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tác động tích cực đến tỷ lệ an tồn
vốn. Trong khi đó quy mơ ngân hàng và rủi ro tín dụng tác động ngược chiều với tỷ
lệ an tồn vốn. Các biến cịn lại khơng có ý nghĩa thống kê trong cả giai đoạn 20042013.
Cũng nghiên cứu về tỷ lệ an toàn vốn, Paudel và Khanal (2015) đã nghiên cứu


7

126 hợp tác xã từ năm 2009 đến năm 2013 tại Nepal. Tác giả sử dụng các biến độc
lập bao gồm biên lợi nhuận ròng, thu nhập lãi thuần, tỷ suất lợi nhuận (ROA,
ROE), hiệu suất sử dụng tài sản, tỷ lệ dư nợ tiền gửi và tỷ lệ chi trả cổ tức tác động
đến biến phụ thuộc CAR. Nghiên cứu chỉ ra được tác động tích cực của tỷ lệ dư nợ
trên tiền gửi và NIM đến tỷ lệ an toàn vốn. Ngược lại, ROE và hiệu quả sử dụng tài
sản ảnh hưởng không tốt đến CAR.
Tác giả Bateni và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu dữ liệu bảng của 06 ngân
hàng tại Iran trong giai đoan 2006-2012 để đánh giá tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng thương mại. Các biến độc lập trong
nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ tài sản cho vay
(LAR), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ tiền gửi (DAR), tỷ lệ tài
sản rủi ro (RAR), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ vốn chủ sở hữu
(EQR). Tác giả nhận thấy mối quan hệ tiêu cực giữa quy mơ ngân hàng và tỷ lệ an
tồn vốn của các ngân hàng, mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ tài sản cho vay (LAR),
tỷ lệ hoàn vốn trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ hoàn vốn của tài sản (ROA), tỷ lệ
vốn chủ sở hữu (EQR) và tỷ lệ an tồn vốn. RAR và DAR khơng có bất kỳ tác
động nào đến tỷ lệ an toàn vốn.
Nghiên cứu của Nuviyanti và Achmad (2014) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
tỷ lệ an toàn vốn tại 19 ngân hàng thương mại ở Indonesia trong giai đoạn từ năm
2008-2013. Nghiên cứu tập trung nghiên cứu các yếu tố: Tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ
cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
(ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), chi phí hoạt động (BOPO). Kết

quả nghiên cứu chỉ ra rằng các biến tỷ lệ nợ xấu, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có
tác động tích cực lên tỷ lệ an tồn vốn. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ
cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động và chi phí hoạt động có tác động tiêu cực
đến tỷ lệ an tồn vốn.
Nadja (2013) đã phân tích các yếu tố quyết định đến tỷ lệ an toàn vốn tại các ngân
hàng ở Bosnia bao gồm quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ tiền gửi của khách hàng
(DEP), tỷ lệ cho vay (LOA), dự phòng rủi ro (LLR), lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), thu nhập từ lãi ròng (NIM), tỷ lệ đòn


8

bẫy (LEV). Kết quả cho thấy có mối tương quan cùng chiều giữa dự phòng rủi ro,
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, thu nhập từ lãi ròng và tỷ lệ địn bẩy với tỷ lệ an
tồn vốn. Trong khi đó, quy mơ tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi của khách hàng, tỷ lệ cho
vay và lợi nhuận trên tổng tài sản lại tác động ngược chiều đến tỷ lệ an toàn vốn.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đề cập đến việc biến dự phòng rủi ro và biến thu nhập
từ lãi rịng lại khơng có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của MoHammed và cộng sự (2013) về việc phân tích các yếu tố tác
động đến tỷ lệ an tồn vốn tại các ngân hàng thương mại ở Indonesia trong giai
đoạn 2019-2011 với số liệu được lấy từ báo cáo tài chính của 11 ngân hàng thương
mại ở nước này. Các yếu tố tác động được nghiên cứu bao gồm: tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản (ROA), tỷ lệ nợ xấu (NPF), cơ cấu tiền gửi (DEP), thanh khoản (FDR)
và hiệu quả hoạt động (OEOI). Kết quả phân tích cho thấy tỷ suất sinh lời trên tổng
tài sản và thanh khoản tương quan cùng chiều với tỷ lệ an tồn vốn. Trong khi đó,
tỷ lệ nợ xấu có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ an toàn vốn. Cũng trong bài viết này,
tác giả nhận định rằng cơ cấu tiền gửi và hiệu quả hoạt động khơng có mối tương
quan với tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng.
Yakup và Serkan (2007) đã phân tích các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của 20
ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm danh mục rủi ro, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu,

tỷ trọng tiền gửi của khách hàng, tăng trưởng kinh tế, mức vốn trung bình của
ngành và quy mô tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy danh mục rủi ro, tỷ
trọng tiền gửi của khách hàng và quy mơ tổng tài sản có tương quan nghịch biến
với tỷ lệ an tồn vốn. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế và mức vốn trung bình của
ngành tương quan cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn.
Asarkaya & Özcan (2007) nghiên cứu về các nhân tố quyết định CAR của các
NHTM, phân tích thực nghiệm đối với các NHTM Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 20022006 bằng phương pháp ước lượng GMM. Tác giả cũng có kết luận: các ngân hàng
giữ vốn vượt quá quy định, mức độ rủi ro của tài sản, quy mô ngân hàng, tỷ trọng
tiền gửi có tương quan nghịch với CAR. Bên cạnh đó nghiên cứu cịn cho thấy:
CAR kỳ trước, CAR trung bình của ngành và tỷ lệ tăng trưởng GDP có mối quan
hệ tỷ lệ thuận với CAR của ngân hàng.


9

Alfon et al. (2005) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới CAR của các NHTM
thành lập và hoạt động tại Anh giai đoạn 1997-2002 cũng cho thấy: quy mơ ngân
hàng, tỷ lệ tăng trưởng GDP có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với CAR; yêu cầu vốn đối
với từng ngân hàng có quan hệ tỷ lệ thuận với CAR. Ngồi ra, nghiên cứu của
Alfon et al. (2005) cịn cho thấy mức độ rủi ro của tài sản có mối quan hệ tỷ lệ
nghịch với CAR, tác động của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tới CAR khơng
có ý nghĩa thống kê. Vấn đề nội sinh của các biến độc lập (mức độ rủi ro của tài
sản, tỷ trọng tiền gửi, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, rủi ro hoạt động kinh
doanh) được giải quyết thông qua việc sử dụng phương pháp ước lượng GMM.
2.1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc
Trần Thị Lan Anh (2018) sử dụng công cụ SWOT để đánh giá cơ hội và thách
thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam khi áp dụng Basel II. Theo đó,
nghiên cứu cho rằng việc mở rộng quy mô, tăng vốn điều lệ có tác động đến tỷ lệ
an tồn vốn. Bên cạnh đó, kiểm sốt rủi ro, giảm tỷ lệ nợ xấu có tác động tích cực
đến tỷ lệ an tồn vốn. Đồng thời, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản cũng có tương

quan thuận với tỷ lệ an tồn vốn của các ngân hàng thương mại.
Trần Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các NHTMCP Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng
mẫu 22 NHTMCP Việt Nam trọng phạm vi có thể thu thập được số liệu trong giai
đoạn 2007-2013 thông qua phương pháp ước lượng moment tổng quát GMM. Kết
quả cho thấy quy mô ngân hàng, số tiền gửi của khách hàng, số tiền cho vay của
ngân hàng và khả năng sinh lời trên tổng tài sản có tác động âm lên hệ số an tồn
vốn. Trong khi đó, hệ số địn bẩy có tác động dương lên hệ số an toàn vốn của ngân
hàng. Dự phịng các khoản cho vay khó địi, tính thanh khoản tác động khơng có ý
nghĩa lên hệ số an toàn vốn của ngân hàng.
Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ
an toàn vốn của 28 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012. Các yếu tố được
nghiên cứu bao gồm: quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ huy động vốn (DEP), tỷ lệ
cho vay (LOA), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR), tỷ lệ tài sản có khả năng
thanh khoản (LIQ), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên


10

vốn chủ sở hữu ( ROE), lãi ròng biên (NIM), hệ số đòn bẩy (LEV). Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng gia tăng tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản và tỷ lệ dự phịng rủi
ro tín dụng có tác động tích cực đến tỷ lệ an tồn vốn. Trong khi đó quy mơ ngân
hàng và tỷ lệ huy động vốn, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có tác động tiêu
cực đến CAR. Nghiên cứu cũng chưa tìm thấy được bằng chứng định lượng từ các
tác động của hệ số đòn bẩy và tỷ lệ cho vay LOA đến tỷ lệ an toàn vốn.
Phạm Hữu Hồng Thái (2013) nghiên cứu về các yếu tố quyết định hệ số an toàn
vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam, 2006-2010. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tỷ số tổng tiền gửi trên tổng tài sản (DEP), tỷ số dự phịng rủi ro tín dụng
(LLR), tỷ số tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản (LIQ), tỷ số
nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (LEV) có tác động cùng chiều với hệ số an tồn

vốn (CAR). Trong khi đó, quy mơ ngân hàng (SIZE), tỷ số tổng dư nợ trên tổng tài
sản (LOAN), tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), tỷ số giữa thu nhập lãi
ròng và tỷ suất sinh lời (NIM) có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn
(CAR).
 Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu trƣớc, tác giả nhận thấy:
Tổng quan nghiên cứu cho ta thấy một số vấn đề nổi bật trong các nghiên cứu trước
về các yếu tố tác động tới tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM như sau:
Thứ nhất, tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc
gia cụ thể trong từng thời kỳ, CAR được tính theo Basel I hoặc Basel II.
Thứ hai, tỷ lệ an toàn vốn của NHTM chịu tác động đáng kể bởi nhân tố vi mơ.
Thứ ba, ngồi tác động của các nhân tố vi mô, tỷ lệ an tồn vốn ngân hàng cịn bị
ảnh hưởng bởi chính sách và đặc điểm của đất nước - nhân tố vĩ mơ nền kinh tế.
Thứ tư, khơng có sự nhất quán về chiều hướng tác động của các yếu tố tới tỷ lệ an
toàn vốn, đặc biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển, giữa các loại hình
ngân hàng và các phương pháp ước lượng khác nhau.
Thứ năm, trong mơ hình nghiên cứu về các yếu tố tác động tới tỷ lệ an toàn vốn, để
đảm bảo kết quả mơ hình hồi quy là phù hợp và đáng tin cậy cần giải quyết vấn đề
nội sinh như: biến trễ - CAR kỳ trước. Trên thực tế chỉ một số ít nghiên cứu giải
quyết vấn đề này.


11

Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, tác giả đi đến những sự lựa chọn cho nghiên cứu
của mình:
Một là, bài viết của tác giả tập trung nghiên cứu các yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô
của nền kinh tế.
Hai là, bài viết sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 2004-2019 để nghiên cứu các
yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Ba là, trong mơ hình nghiên cứu về các nhân tố tác động tới an toàn vốn để đảm

bảo kết quả của mơ hình hồi quy là phù hợp và đáng tin cậy cần giải quyết vấn đề
nội sinh như: tỷ lệ an toàn vốn kỳ trước.
Bốn là, tác giả sử dụng phương pháp: Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất
(Pooled OLS), phương pháp hồi quy tác động cố định (Fixed effects model _FEM),
phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (Remdom effects model_REM), phương
pháp hồi quy GMM (Generalized mothod of moment _GMM) để tìm ra mơ hình
phù hợp nhất cho dữ liệu nghiên cứu.
2.2 Cơ sở lý thuyết về tỷ lệ an toàn vốn
2.2.1 Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn
Theo quan điểm của Aspal,P.K.,&Nazneen,A.(2014), tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được
coi là một trong những chỉ tiêu về sức khỏe tài chính của các ngân hàng và cực kỳ
hữu ích trong việc ngăn chặn các ngân hàng khỏi bị phá sản. Tỷ lệ an toàn vốn
CAR cao được coi là một biện pháp tự vệ, bảo vệ các bên liên quan và duy trì sự ổn
định của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế. Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả
năng chịu đựng tổn thất bất ngờ phát sinh trong tương lai của một NHTM.
Theo quan điểm của Berger et al, (1995) tỷ lệ an toàn vốn CAR là tỷ lệ vốn trên tài
sản có rủi ro quy đổi, tỷ lệ này thể hiện mối tương quan giữa vốn của ngân hàng với
các rủi ro có thể xảy ra. Tỷ lệ an tồn vốn được tính bằng phần trăm vốn tự có của
ngân hàng chia cho tổng giá trị tài sản có rủi ro.
Theo quan điểm của Akerlof và cơng sự (1990), tỷ lệ an toàn vốn CAR thể hiện khả
năng thanh toán các khoản nợ của ngân hàng cũng như những rủi ro mà ngân hàng
phải đối mặt như là tín dụng hay rủi ro vận hành. Tỷ lệ an toàn vốn CAR cũng
giống như các tỷ lệ khác được tính trên mối tương quan của các tỷ lệ nợ trên vốn


12

chủ sở hữu. Không giống như các loại tỷ lệ thơng thường khác, tỷ lệ an tồn vốn
CAR phân biệt tài sản có các mức rủi ro khác nhau.
Như vậy, tỷ lệ an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR) của các NHTM là một

thước đo độ an toàn vốn dựa trên tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản có điều chỉnh
rủi ro của ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn được nhà quản trị ngân hàng cũng như các
nhà đầu tư dùng để đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng trong việc thanh toán các
khoản nợ đến hạn. Các ngân hàng bắt buộc phải đảm bảo một tỷ lệ an toàn vốn nhất
định theo quy định của từng quốc gia nơi ngân hàng có trụ sở. Việc tuân theo quy
định về an toàn vốn giúp Nhà nước có thể quản lý được sự ổn định của ngành ngân
hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, việc tuân thủ tỷ lệ an tồn
vốn giúp nhà quản trị ngân hàng có những hướng đi vững chắc trong sự phát triển
ngân hàng đồng thời nhà đầu tư cảm thấy an tâm đối với các khoản tiền gửi của
mình. Hệ số này giúp xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của ngân hàng đối
với khách hàng, khả năng tự vệ từ vốn tự có và đánh giá khả năng thích ứng các rủi
ro tín dụng, rủi ro hoạt động…
An tồn vốn là mức vốn tối thiểu mà các ngân hàng phải duy trì theo u cầu của
cơ quan quản lý, nó xuất phát từ mục đích tối đa hóa một hàm phúc lợi xã hội có
tính tới chi phí (sự gia tăng chi phí tín dụng) và lợi ích của vốn (giảm xác xuất thất
bại của ngân hàng) (Abel & Rafael, 2007)
Ngân hàng nhà nước sẽ quy định một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với các ngân
hàng thương mại trên cơ sở ban hành các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hoạt
động của hệ thống tài chính trơn tru, hiệu quả. Qua đó, ngân hàng thương mại cũng
có đủ tiềm lực để chống lại các cú sốc về tài chính, tạo sự yên tâm cho người dân
vào chính ngân hàng của mình cũng như tồn hệ thống ngân hàng. Với vai trị là
trung gian tài chính của nền kinh tế, sự ổn định của hệ thống ngân hàng mang một
ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, việc đáp ứng tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu theo quy định càng trở nên quan trọng.
2.2.2 Hiệp ƣớc vốn Basel
2.2.2.1 Quá trình ra đời của Hiệp ƣớc vốn Basel


13


Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và
cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm
tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện
nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan
giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa
Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban
được nhóm họp 4 lần trong một năm.
Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế
ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên
nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. Ủy ban
Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát
hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước.
Ủy ban Basel khơng có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Uỷ
ban này khơng có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động
ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn
và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn
tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua
những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách
này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà
không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên.
Ủy ban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động
ngân hàng của nhóm G10. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của
Ủy ban. Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục
tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế
trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) khơng ngân hàng nước ngồi nào được thành lập
mà thoát khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sát phải tương xứng. Để đạt được mục
tiêu đề ra, từ năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều văn bản, tài
liệu liên quan đến vấn đề này.



×