Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Kiểm định hiệu lực truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HUY CHƯƠNG

KIỂM ĐỊNH HIỆU LỰC TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT BÁN LẺ
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HUY CHƯƠNG

KIỂM ĐỊNH HIỆU LỰC TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT BÁN LẺ
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

LUẬN ÁN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THU THỦY

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường
đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Huy Chương

năm 2020


ii

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cơ Phạm Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn
em nghiên cứu. Em xin cảm ơn Quý Thầy Cô đã có những ý kiến phản biện, chỉ
dẫn quý báu về kiến thức và góp ý giúp em hồn thiện luận văn, ngay cả khi kiến
thức, kinh nghiệm của em còn nhiều thiếu sót và hạn chế, vì lẽ đó trong luận văn
của em chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự cảm
thơng từ Q Thầy Cô.
Em xin cảm ơn Anh, Chị đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã ủng hộ trong suốt thời

gian thực hiện luận văn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Huy Chương

năm 2020


iii

TÓM TẮT
Kiểm định hiệu lực truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam
Lãi suất bán lẻ thường được xem là mục tiêu hoạt động, là trung gian trong điều
hành chính sách tiền tệ để truyền dẫn tác động của chính sách tiền tệ nhằm đạt được
các mục tiêu cuối cùng mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề ra. Sự thay đổi của lãi
suất chính sách sẽ được chuyển sang lãi suất bán lẻ, sau đó tác động đến đầu tư và
tiết kiệm và cuối cùng là tác động đến tăng trưởng kinh tế và các biến vĩ mô khác.
Do đó, kênh truyền dẫn lãi suất bán lẻ giữ vai trị quan trọng trong điều hành chính
sách tiền tệ, vì vậy việc nghiên cứu về truyền dẫn lãi suất bán lẻ sẽ giúp các nhà
hoạch định chính sách có các thơng tin hữu ích đánh giá hiệu quả chính sách tiền tệ.
Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ cịn khá mới mẻ,
đặc biệt chủ yếu là nghiên cứu kênh truyền dẫn lãi suất nói chung hoặc tập trung
vào chính sách lãi suất, vẫn chưa có luận văn phân tích đi sâu về hiệu lực truyền
dẫn lãi suất bán lẻ theo từng kỳ hạn của lãi suất và đa phần các luận văn chỉ chọn
lãi suất huy động trung bình dưới 12 tháng. Vì lẽ đó, luận văn được thực hiện nhằm

nghiên cứu tác động từ lãi suất chính sách của Ngân hàng Trung ương (NHTW)
đến lãi suất bán lẻ, trong đó bổ sung vào khoảng trống nghiên cứu về hiệu lực
truyền dẫn lãi suất bán lẻ với các kỳ hạn khác nhau của lãi suất cho vay và huy
động ở Việt Nam với mức lãi suất được xem xét không chỉ ở mức trung bình mà
cịn chọn mức cao nhất và thấp nhất trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2019.
Bằng cách kiểm chứng mối quan hệ cân bằng giữa lãi suất chính sách và lãi suất
bán lẻ theo lý thuyết đồng liên kết, luận văn tìm thấy hầu hết mức truyền dẫn là
khơng hồn tồn. Kết quả này đã cung cấp bằng chứng về mức độ tác động của lãi
suất chính sách đến lãi suất tiền gửi và cho vay của các Ngân hàng thương mại
(NHTM). Tuy nhiên, để bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm, cần phải mở rộng
đối tượng chịu tác động của lãi suất chính sách như lãi suất trái phiếu, lãi suất cho
vay thế chấp ngoài sản suất… để hoàn thiện hơn chủ đề truyền dẫn lãi suất.
Từ khóa: Ngân hàng, Lãi suất, Truyền dẫn lãi suất.


iv

ABSTRACT
Testing the effectiveness of retail interest rate pass-through in Vietnam
Retail interest rates are often considered as an operational goal, an intermediary in
monetary policy to transmit the impact of monetary policy to achieve the final
goals set by the State Bank. The change in the policy rate will transmit to retail
interest rates, hence influence on investment and savings and ultimately impact on
economic growth and other macroeconomic variables. Therefore, the interest rate
pass-through plays an important role in the monetary policy implementation, and
the study of retail interest rate pass-through will deliver essential information that
can help monetary policy-makers to evaluate the effectiveness of monetary policy.
In Vietnam, particularly, the research on monetary policy transmission is an novel
subject, focusing mostly on either overall interest rate pass-through or interest rate
policy. There is no research concentrating on the effectiveness of the retail interest

rate pass-through by different terms, instead, average deposit interest rate with
under 12 month term are used mostly. Therefore, this research is conducted to
examine the impact of the State Bank of Viet Nam's policy rate on retail interest
rate, besides, this research also fills in the gap of study on the effectiveness of the
retail interest rate pass-through with various terms of lending and deposit rates in
Vietnam, applying not only the average interest rate, but also the highest and lowest
interest rate of commercial banks from 2012 to 2019.
By examining the equilibrium or long-run relationships between policy rates and
retail interest rates according to cointegration theory, the thesis finds that majority
of interest rate pass-through are incomplete. This result has provided evidence
which can show the impact of policy rates to the deposit interest rates and lending
interest rates of commercial banks. However, to supplement more empirical
evidence, it is necessary to expand the subjects affected by the policy rates such as
bond yield, non-production mortgage interest rates … to better improve the topic.
Keywords: Banking, Interest rate, Interest rate pass-through.


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Anh

Cụm từ tiếng Việt

DF-GLS

Dickey Fuller - Generalized Least
Squares


Phương pháp kiểm định DFGLS

GDP

Gross Domestic Products

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

KPSS

Kwiatkowski Phillips Schmidt
Shin

Phương pháp kiểm định KPSS

SIC

Schwarz Info Criterion

Tiêu chí SIC

WTO


World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ..............................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .............................................................. v
MỤC LỤC .................................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................... 1
1.2. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.3.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 4
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 4
1.4. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................ 5
1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 5
1.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5
1.7. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 6
1.8. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............ 8
2.1. Lãi suất ............................................................................................................... 8
2.2. Thực trạng lãi suất bán lẻ dưới sự điều hành của NHNN Việt Nam từ 2012

đến 2019 ..................................................................................................................... 9
2.2.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô .................................................................................... 9
2.2.2. Quy định pháp lý về lãi suất tại Việt Nam ................................................. 11
2.2.3. Thực trạng diễn biến lãi suất....................................................................... 13
2.3. Mơ hình truyền dẫn lãi suất chính sách vào lãi suất bán lẻ ........................ 20
2.4. Truyền dẫn lãi suất bán lẻ phản ảnh hiệu lực chính sách tiền tệ ............... 22


vii

2.5. Tóm lược kết quả thực nghiệm các nghiên cứu trước đây .......................... 23
2.5.1. Các nghiên cứu quốc tế ................................................................................ 24
2.5.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 27
2.5.2.1. Các nghiên cứu kiểm chứng các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ .. 27
2.5.2.2. Các nghiên cứu truyền dẫn lãi suất bán lẻ .............................................. 29
2.6 Những điểm mới trong nghiên cứu ................................................................. 31
CHƯƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 33
3.1. Dữ liệu............................................................................................................... 33
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 42
3.2.1. Chuỗi thời gian không dừng và đồng liên kết............................................ 43
3.2.2. Ước lượng cân bằng truyền dẫn lãi suất bán lẻ - Đồng liên kết............... 44
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 46
4.1. Kiểm định đặc điểm dữ liệu............................................................................ 46
4.1.1. Xác định thuộc tính dừng ............................................................................ 46
4.1.2. Kiểm định đồng liên kết ............................................................................... 50
4.2. Kết quả đồng liên kết ...................................................................................... 52
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH...................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................i
PHỤ LỤC 1: QUY ĐỊNH LÃI SUẤT CỦA NHNN ................................................. v
PHỤ LỤC 2: KIỂM ĐỊNH NGHIỆM ĐƠN VỊ CHUỖI GỐC VÀ CHUỖI SAI

PHÂN BẬC 1 ..........................................................................................................xiv
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG CỦA PHẦN DƯ ...........xxxix
PHỤ LỤC 4: KIỂM ĐỊNH ĐỒNG LIÊN KẾT ........................................................lx


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Mô tả biến và nguồn dữ liệu .................................................................... 36
Bảng 3.2. Mô tả dữ liệu lãi suất tái cấp vốn và lãi suất liên ngân hàng .................. 37
Bảng 3.3. Mô tả dữ liệu lãi suất cho vay dưới 12 tháng và huy động 3 tháng ........ 37
Bảng 3.4. Mô tả dữ liệu lãi suất huy động kỳ hạn dưới 1 tháng .............................. 37
Bảng 3.5. Mô tả dữ liệu lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng đến 6 tháng .................. 38
Bảng 3.6. Mô tả dữ liệu lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng đến 12 tháng ................. 39
Bảng 3.7. Mô tả dữ liệu lãi suất huy động kỳ hạn kỳ hạn trên 12 tháng.................. 40
Bảng 4.1. Kiểm định nghiệm chuỗi gốc: lãi suất tái cấp vốn và liên ngân hàng .... 46
Bảng 4.2. Kiểm định nghiệm chuỗi gốc: lãi suất cho vay và lãi suất huy động kỳ
hạn 3 tháng .............................................................................................................. 46
Bảng 4.3. Kiểm định nghiệm chuỗi gốc: lãi suất huy động dưới 1 tháng ............... 46
Bảng 4.4. Kiểm định nghiệm chuỗi gốc: lãi suất huy động 1 đến 6 tháng .............. 47
Bảng 4.5. Kiểm định nghiệm chuỗi gốc: lãi suất huy động 6 đến 12 tháng ........... 47
Bảng 4.6. Kiểm định nghiệm chuỗi gốc: lãi suất huy động trên 12 tháng .............. 47
Bảng 4.7. Kiểm định nghiệm chuỗi sai phân: lãi suất tái cấp vốn và lãi suất liên
ngân hàng ................................................................................................................. 48
Bảng 4.8. Kiểm định nghiệm chuỗi sai phân: lãi suất cho vay và lãi suất huy động
kỳ hạn 3 tháng ......................................................................................................... 48
Bảng 4.9. Kiểm định nghiệm chuỗi sai phân: lãi suất huy động dưới 1 tháng ....... 48
Bảng 4.10. Kiểm định nghiệm chuỗi sai phân: lãi suất huy động 1 đến 6 tháng ..... 49
Bảng 4.11. Kiểm định nghiệm chuỗi sai phân: lãi suất huy động 6 đến 12 tháng .. 49
Bảng 4.12. Kiểm định nghiệm chuỗi sai phân: lãi suất huy động trên 12 tháng ..... 49

Bảng 4.13. Kiểm định phần dư: lãi suất cho vay và lãi suất huy động 3 tháng ...... 50


ix

Bảng 4.14. Kiểm định phần dư: lãi suất huy động dưới 1 tháng ............................. 50
Bảng 4.15. Kiểm định phần dư: lãi suất huy động từ 1 đến 6 tháng ....................... 51
Bảng 4.16. Kiểm định phần dư: lãi suất huy động từ 6 đến 12 tháng .................... 51
Bảng 4.17. Kiểm định phần dư : lãi suất huy động trên 12 tháng ........................... 51
Bảng 4.18. Truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn - lãi suất cho vay, huy động 3 tháng .... 53
Bảng 4.19. Truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn - lãi suất huy động dưới 1 tháng .......... 53
Bảng 4.20. Truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn - lãi suất huy động từ 1 đến 6 tháng .... 54
Bảng 4.21. Truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn - lãi suất huy động từ 6 đến 12 tháng .. 54
Bảng 4.22. Truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn - lãi suất huy động trên 12 tháng ......... 54
Bảng 4.23. Truyền dẫn lãi suất liên ngân hàng - lãi suất cho vay, lãi suất huy động
3 tháng ...................................................................................................................... 55
Bảng 4.24. Truyền dẫn lãi suất liên ngân hàng - lãi suất huy động dưới 1 tháng .... 55
Bảng 4.25. Truyền dẫn lãi suất liên ngân hàng - lãi suất huy động 1 đến 6 tháng .. 56
Bảng 4.26. Truyền dẫn lãi suất liên ngân hàng - lãi suất huy động 6 đến 12 tháng 56
Bảng 4.27. Truyền dẫn lãi suất liên ngân hàng - lãi suất huy động trên 12 tháng ... 57
Bảng 5.1. Kết quả chính truyền dẫn lãi suất đến lãi suất cho vay ........................... 60
Bảng 5.2. Kết quả chính truyền dẫn lãi suất đến lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng 60
Bảng 5.3. Kết quả chính truyền dẫn lãi suất đến lãi suất huy động thấp nhất kỳ hạn
dưới 1 tháng ............................................................................................................. 60
Bảng 5.4. Kết quả chính truyền dẫn lãi suất đến lãi suất huy động cao nhất kỳ hạn
dưới 1 tháng ............................................................................................................. 60
Bảng 5.5. Kết quả chính truyền dẫn lãi suất đến lãi suất huy động thấp nhất kỳ hạn
từ 1 đến 6 tháng ....................................................................................................... 61



x

Bảng 5.6. Kết quả chính truyền dẫn lãi suất đến lãi suất huy động cao nhất kỳ hạn
từ 1 đến 6 tháng ....................................................................................................... 61
Bảng 5.7. Kết quả chính truyền dẫn lãi suất đến lãi suất huy động thấp nhất kỳ hạn
từ 6 đến 12 tháng ..................................................................................................... 61
Bảng 5.8. Kết quả chính truyền dẫn lãi suất đến lãi suất huy động cao nhất kỳ hạn
từ 6 đến 12 tháng ..................................................................................................... 62
Bảng 5.9. Kết quả chính truyền dẫn lãi suất đến đến lãi suất huy động thấp nhất kỳ
hạn trên 12 tháng ..................................................................................................... 62
Bảng 5.10. Kết quả chính truyền dẫn lãi suất đến lãi suất huy động cao nhất kỳ hạn
trên 12 tháng ............................................................................................................ 62


xi

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Diễn biến lãi suất cho vay, huy động kỳ hạn 3 tháng với lãi suất tái cấp
vốn, liên ngân hàng. ................................................................................................. 40
Hình 3.2. Diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn dưới 1 tháng với lãi suất tái cấp vốn,
liên ngân hàng .......................................................................................................... 41
Hình 3.3. Diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng với lãi suất tái
cấp vốn, liên ngân hàng . .......................................................................................... 41
Hình 3.4. Diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng với lãi suất tái
cấp vốn, liên ngân hàng ........................................................................................... 42
Hình 3.5. Diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng với lãi suất tái cấp vốn,
liên ngân hàng .......................................................................................................... 42


1


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Để nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, đòi hỏi sự điều hành linh hoạt của
Chính phủ bằng các cơng cụ để điều tiết vĩ mô, một trong những công cụ quan
trọng bậc nhất đó là chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ và hệ thống các ngân
hàng được ví như mạch máu của cơ thể, chính sách tiền tệ cịn là cơng cụ để kiểm
sốt tồn bộ hệ thống các NHTM nhằm mục tiêu ổn định lãi suất vì những biến
động của lãi suất làm cho nền kinh tế bấp bênh và khó lập kế hoạch cho tương lai.
Theo Mishkin (2016) mục tiêu lâu dài và quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là
ổn định giá trị đồng tiền. Khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi
suất và tổng cầu, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác
động lên tổng sản lượng quốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh
tế, cụ thể như sau: khi NHTW quyết định mở rộng chính sách tiền tệ → cung tiền
tăng → mặt bằng lãi suất giảm (giả sử cầu tiền không đổi) → tăng nhu cầu chi tiêu
(C), nhu cầu đầu tư (I) và xuất khẩu ròng (NX) của nền kinh tế → tăng tổng cầu
của nền kinh tế → đường tổng cầu AD dịch chuyển sang phải trên đồ thị Tổng cung
– Tổng cầu (AS-AD) → tăng GDP thực và mức giá chung; ngược lại, khi NHTW
thắt chặt chính sách tiền tệ → cung tiền giảm → lãi suất cân bằng tăng lên → tiêu
dùng (C), đầu tư (I) và xuất khẩu ròng (NX) giảm → tổng cầu (AD) giảm → giảm
GDP thực và mức giá chung.
Khi NHTW điều chỉnh lãi suất ngắn hạn, hành động này tác động đến lãi suất thực
vì NHTM sẽ điều chỉnh lãi suất bán lẻ dành cho khách hàng của mình. Khi đó nếu
NHTM nhanh chóng chuyển tải thay đổi từ lãi suất chính sách sang khách hàng thì
kênh truyền dẫn lãi suất trở nên có hiệu lực, nghĩa là khi đó NTHM lập tức điều
chỉnh lãi suất cho vay cơ bản, thông thường bằng mức thay đổi của lãi suất cơ bản
và làm thay đổi lãi suất cho vay của khách hàng, dẫn đến lãi suất huy động vốn
cũng được điều chỉnh đảm bảo mức chênh lệch với lãi suất cho vay để NHTM kinh
doanh có lãi, tuy nhiên những lãi suất này không phải bao giờ cũng thay đổi một



2

khoảng chính xác bằng mức thay đổi của lãi suất cơ bản, và ngược lại khi NHTM
chưa nhanh chóng chuyển tải lãi suất chính sách sang khách hàng thì kênh truyền
dẫn lãi suất là kém hiệu lực. Manna và các tác giả (2001) tin rằng hầu hết NHTW
sử dụng lãi suất bán lẻ như một cơng cụ chính sách tiền tệ chủ yếu. Manna và các
tác giả (2001) cũng cho rằng trong suốt quá trình truyền dẫn, dao động của lãi suất
trở thành chỉ số quan trọng đối với chính sách tiền tệ. Ngoài ra, Bredin và các tác
giả (2001), Bondt (2002) cùng nhấn mạnh tốc độ truyền dẫn và mức độ biên của
truyền dẫn từ lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ sẽ quyết định sự thành cơng của
chính sách tiền tệ, hay nói cách khác tính hiệu quả của chính sách tiền tệ phụ thuộc
vào tính hiệu quả của kênh truyền dẫn về cả mức độ và tốc độ truyền dẫn từ lãi suất
chính sách sang lãi suất bán lẻ. Theo Raunig & Scharler (2009) quá trình truyền
dẫn lãi suất đóng vai trị quan trọng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ bởi
vì truyền dẫn lãi suất xác định mức độ thay đổi của lãi suất chính sách được chuyển
sang lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi như thế nào, sau cùng ảnh hưởng đến đầu
tư và tiết kiệm, đầu tư và tiết kiệm đến lượt mình lại có tác động đến tăng trưởng
kinh tế và các biến vĩ mô khác. Tương tự, Wang & Lee (2009) cho biết cơ chế
truyền dẫn lãi suất là một đường dẫn quan trọng để NHTW đạt được mục tiêu chính
sách của mình, điển hình như NHTW có thể quản lý lãi suất bán lẻ thơng qua kiểm
sốt lãi suất thị trường tiền tệ. Chính vì vậy, lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ảnh
hưởng trực tiếp đến hành vi của bên cung và bên cầu vốn, điều này vừa hàm ý vai
trò tất yếu của lãi suất bán lẻ trong truyền dẫn lãi suất, vùa hàm ý truyền dẫn lãi
suất bán lẻ quyết định tăng trưởng kinh tế, lạm phát và sự thành cơng của chính
sách tiền tệ.
Từ các luận điểm trên, có thể thấy rõ vai trò then chốt của lãi suất bán lẻ trong việc
truyền dẫn tín hiệu điều hành chính sách tiền tệ từ NHTW theo sơ đồ truyền tải và
điều này làm ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, tiết kiệm… của rất nhiều chủ
thể trong nền kinh tế hay nói cách khác mức độ thay đổi của lãi suất chính sách

được chuyển sang lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, từ đó ảnh hưởng trực tiếp
đến hành vi của bên cung và bên cầu vốn (tiết kiệm và đầu tư), hai yếu tố chính tác


3

động đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát cũng như những biến vĩ mô khác… sẽ quyết
định mức độ thành cơng của chính sách tiền tệ.

1.2. Lý do chọn đề tài
Không chỉ những nhà hoạch định mà giới nghiên cứu đều quan tâm đến truyền dẫn
lãi suất với cùng mong muốn tìm đáp án cho câu hỏi có chăng truyền dẫn lãi suất
thực sự là một yếu tố quan trọng đối với sự thành cơng chính sách tiền tệ? Kết quả
đã được thể hiện trong một số nghiên cứu như Borio (1997) và Manna cùng cộng
sự (2001) tin rằng hầu hết NHTW sử dụng lãi suất thị trường ngắn hạn như một
cơng cụ chính sách tiền tệ chủ yếu và cũng cho rằng trong suốt quá trình truyền
dẫn, dao động của lãi suất trở thành chỉ số quan trọng đối với chính sách tiền tệ.
Tại Việt Nam, kênh truyền dẫn lãi suất bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong điều
hành chính sách tiền tệ, điều này dễ dàng nhận thấy do được thể hiện rất rõ thông
qua việc hệ thống tài chính của Việt Nam cho đến nay vẫn luôn được nhận xét phụ
thuộc rất nhiều vào hệ thống NHTM. Chính vì vậy, các nghiên cứu về truyền dẫn
lãi suất bán lẻ khơng chỉ có ý nghĩa về học thuật mà cịn giúp các nhà hoạch định
chính sách có các thơng tin hữu ích đánh giá hiệu quả chính sách tiền tệ, nhất là
trong bối cảnh hội nhập tài chính nói riêng và trạng thái VUCA (trạng thái mới
trong lĩnh vực kinh doanh, hàm ý kinh doanh phải luôn đối mặt với những biến
động, bất định, phức tạp và mơ hồ) của nền kinh tế nói chung hiện nay. Đặc biệt là
trong giai đoạn nghiên cứu, NHNN đã điều hành đồng bộ các cơng cụ chính sách
nhằm để đảm bảo đạt được mục tiêu đã để ra, điều hành chính sách tiền tệ theo
hướng thận trọng, hướng tới ổn định giá trị đồng tiền, ổn định vĩ mô và tăng trưởng
GDP thơng qua rất nhiều chính sách.

Theo tìm hiểu, các nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam thường
được thực hiện theo hai hướng chủ yếu hoặc kiểm chứng các kênh truyền dẫn chính
sách tiền tệ chung hoặc phân tích mức độ truyền dẫn lãi suất bán lẻ. Trong đó phần
nhiều tập trung vào đo lường hệ số truyền dẫn với dữ liệu được thu thập phần lớn bị
giới hạn ở hai yếu tố: số lượng ngân hàng (chỉ các NHTM lớn có vốn chi phối của


4

nhà nước) và đối tượng chịu tác động (lãi suất cho vay và tiền gửi chỉ ở một vài kỳ
hạn cơ bản). Điển hình như Le Viet Hung & Pfau (2008) nghiên cứu mối quan hệ
giữa tiền tệ, sản lượng thực, các mức giá, lãi suất thực, tỷ giá thực và tín dụng; Chu
Khánh Lân (2012) tập trung vào phân tích kênh tín dụng đối với khu vực tư nhân;
Vo Xuan Vinh & Nguyen Phuc Canh (2014) sử dụng dữ liệu tháng từ năm 2003
đến năm 2012 để phân tích các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam; Cao
Thị Ý Nhi & Lê Thu Giang (2015) mô phỏng các kênh truyền dẫn chính sách tiền
tệ ở Việt Nam, hai tác tác giả sử dụng dữ liệu theo quý, giai đoạn 1995-2014; Đào
Thị Thanh Bình (2013) sử dụng mơ hình biến phụ thuộc là lãi suất huy động và
biến độc lập là lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng, nghiên cứu tác động của trần
lãi suất đến lãi suất huy động ở Việt Nam…
Chính vì tầm quan trọng của nghiên cứu truyền dẫn lãi suất, luận văn được thực
hiện với mong muốn tìm hiểu hiệu lực truyền dẫn lãi suất bán lẻ tại Việt Nam từ
thời điểm tái cấu trúc tổ chức tín dụng đến nay. Thông qua dữ liệu lãi suất được thu
thập từ nhiều ngân hàng với nhiều kỳ hạn khác nhau, các kết quả nghiên cứu có thể
bổ sung vào khoảng trống nghiên cứu liên quan đến sự thay đổi của hiệu lực truyền
dẫn lãi suất bán lẻ trước những chính sách điều hành thời gian gần đây.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Kiểm định hiệu lực truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam thông qua tác động từ lãi

suất chính sách của NHTW đến lãi suất bán lẻ (ngắn hạn và dài hạn).

1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Kiểm chứng mối quan hệ cân bằng giữa lãi suất chính sách và lãi suất bán lẻ theo lý
thuyết đồng liên kết. Nếu mối quan hệ cân bằng tồn tại, hệ số cân bằng dài hạn sẽ
cho biết mức độ truyền dẫn lãi suất bán lẻ hồn tồn hay khơng hồn tồn. Kết quả
này hàm ý mức độ hiệu lực của chính sách tiền tệ. Khi lãi suất chính sách tăng/
giảm, lãi suất bán lẻ tăng/giảm vào kỳ tiếp theo và NHNN luôn mong muốn quá


5

trình điều chỉnh diễn ra trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, các NHTM có thể
khơng làm như vậy và có thể đó là lý do làm giảm hiệu lực chính sách tiền tệ.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Hiệu lực truyền dẫn lãi suất bán lẻ đối với lãi suất huy động và lãi suất cho vay ở
Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 đến 2019 như thế nào?
Các kỳ hạn khác nhau hiệu lực truyền dẫn lãi suất bán lẻ có khác nhau?

1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là NHTM, sử dụng:
- Lãi suất cho vay và huy động đại diện lãi suất bán lẻ.
- Lãi suất tái cấp vốn (đại diện lãi suất chính sách), lãi suất liên ngân hàng làm
đại biến độc lập để kiểm chứng truyền dẫn lãi suất bán lẻ .
Thời gian nghiên cứu từ tháng 01 năm 2012 (thời điểm tái cấu trúc tổ chức tín
dụng) đến tháng 12 năm 2019.
Phạm vi nghiên cứu:
- Mối quan hệ thay đổi lãi suất tái cấp vốn truyền dẫn vào lãi suất tiền gửi kỳ
hạn 3 tháng và lãi suất cho vay kỳ hạn dưới 12 tháng của trung bình những NHTM

có vốn chi phối của nhà nước, truyền dẫn vào lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 1 tháng,
từ 1 đến 6 tháng, từ 6 đến 12 tháng và trên 12 tháng của tất cả các ngân hàng nội
địa (lấy lãi suất cao nhất và thấp nhất).
-

Mối quan hệ thay đổi lãi liên ngân hàng (kỳ hạn 3 tháng) truyền dẫn vào lãi

suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và lãi suất cho vay kỳ hạn dưới 12 tháng của trung bình
những NHTM có vốn chi phối của nhà nước, truyền dẫn vào lãi suất tiền gửi kỳ hạn
dưới 1 tháng, từ 1 đến 6 tháng, từ 6 đến 12 tháng và trên 12 tháng của tất cả các
ngân hàng nội địa (lấy lãi suất cao nhất và thấp nhất).

1.6. Phương pháp nghiên cứu


6

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chuỗi dữ liệu thời gian để đo lường hệ
số truyền dẫn.
- Phương pháp ước lượng OLS - Engle & Granger (1987) dành cho các chuỗi
dữ liệu thời gian. Phương pháp này phù hợp để đo lường hệ số truyền dẫn.
- Ngoài ra, các phương pháp đo lường và mô tả thống kê khác cũng được áp
dụng để kiểm tra dữ liệu như kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định Wald,…
- Khi phân tích từng yếu tố tác động trong mơ hình, nghiên cứu dựa trên
nguyên tắc cetaris paribus, nghĩa là nghiên cứu tác động của một nhân tố trong khi
cố định những nhân tố khác.

1.7. Đóng góp của luận văn
Bởi những lợi ích về khoa học và thực tiễn mang lại, mà truyền dẫn lãi suất nhận
được sự quan tâm của cả nhà hoạch định chính sách lẫn giới nghiên cứu học thuật,

nhất là khi trong 3 năm gần đây NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng
thận trọng, dẫn đến những thay đổi trong hiệu lực truyền dẫn lãi suất bán lẻ.
- Về khoa học: kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ bổ sung vào khoảng trống
các tranh luận còn thiếu về truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam, đặc biệt trong
giai đoạn từ 2012 đến 2019. Một chủ đề đang rất phổ biến của các nền kinh tế
chuyển đổi đang trong giai đoạn phát triển mà Việt Nam là một điển hình.
- Về thực tiễn: việc xác định độ lớn hệ số truyền dẫn lãi suất bán lẻ có ý nghĩa
rất quan trọng đối với nhà hoạch định chính sách, điển hình như khi NHNN thắt
chặt chính sách tiền tệ q mức từ đó sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mà
nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ dự báo thiếu chính xác hệ số truyền dẫn lãi suất
bán lẻ. Bên cạnh đó, các kết quả của luận văn có thể cung cấp thơng tin hữu ích cho
nhà quản trị NHTM hoặc nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.

1.8. Kết cấu của luận văn
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận văn được trình bày trong 5
chương:


7

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài.
Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu.
Chương 3: Giới thiệu dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Trình bày các kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Phần cuối cùng là kết luận và hàm ý chính sách.


8

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN

CỨU
2.1. Lãi suất
Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất trong nền
kinh tế. Diễn biến của lãi suất dẫn đến những hệ quả nhất định đối với sức khoẻ của
nền kinh tế, hay nói cách khác lãi suất là một phạm trù phức tạp có liên quan và tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp tới nhiều nền kinh tế vĩ mô khác. Lãi suất tác động to
lớn đối với việc tăng hoặc giảm khối lượng tiền lưu thông, thu hẹp hay mở rộng tín
dụng, khích lệ hay hạn chế huy động vốn, kích thích hay cản trở đầu tư, tạo lợi
nhuận hay khó khăn cho hoạt động ngân hàng…
Bernanke (1990) đã phân tích tính hiệu quả của chính sách tiền tệ và dự báo chu kỳ
kinh tế thông qua việc sử dụng lãi suất và chênh lệch trong lãi suất. Ơng cho rằng
chính sách tiền tệ quyết định đến tốc độ tăng trưởng trong cung tiền. Mối quan hệ
này cùng với sự tương tác giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn sẽ tác động đến đầu tư
và các hoạt động kinh tế khác. Lý thuyết tổng quát của Keynes về sản lượng và
việc làm cũng đã mô tả tầm quan trọng của kênh lãi suất trong truyền dẫn chính
sách tiền tệ. Taylor (1995) sử dụng khung lý thuyết giá cả thị trường tài chính xem
xét tác động của truyền dẫn chính sách tiền tệ lên GDP thực tế và giá cả, phát hiện
kênh lãi suất truyền thống là một kênh quan trọng.
Đặc biệt theo nghiên cứu nền tảng của Mishkin (1996) dựa trên học thuyết kinh tế
của Keynes, mơ hình IS - LM truyền thống được đặc trưng bởi hiệu ứng mở rộng
tiền tệ như sau: khối lượng tiền tăng → lãi suất thực giảm → giảm chi phí vốn →
gia tăng chi tiêu đầu tư → điều này dẫn đến một sự gia tăng trong tổng cầu và sản
lượng. Keynes nhấn mạnh kênh truyền dẫn này thông qua các quyết định của doanh
nghiệp về chi tiêu đầu tư nhưng những nghiên cứu sau thừa nhận rằng quyết định
đầu tư còn là các quyết định của người tiêu dùng về chi tiêu nhà cửa và hàng tiêu
dùng lâu bền. Điều này hàm ý, kênh truyền dẫn tiền tệ thông qua lãi suất có thể áp


9


dụng đối với chi tiêu tiêu dùng mà trong đó đầu tư tượng trưng cho chi tiêu nhà cửa
và hàng hóa tiêu dùng lâu bền.

2.2. Thực trạng lãi suất bán lẻ dưới sự điều hành của NHNN Việt Nam từ
2012 đến 2019
2.2.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô
Từ cuối năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, nổi bật trong những cam kết mà Việt
Nam cần phải thực hiện là về khía cạnh chính sách tiền tệ, ngoại hối và thanh toán.
Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cam kết tuân thủ các quy định có
liên quan của WTO và IMF về chính sách tài chính, tiền tệ, ngoại hối và thanh tốn,
khơng áp dụng các biện pháp hạn chế giao dịch vãng lai trái với quy định của WTO
và IMF.
Đáng chú ý sau khi gia nhập, NHNN cho phép các NHTM nước ngoài hoạt động
đầy đủ chức năng như NHTM trong nước, dẫn đến xu hướng cạnh tranh trong các
NHTM thay đổi ngay lập tức. Dĩ nhiên khi đó NHTM nước ngồi có được lợi thế
cạnh tranh cực lớn khi có thể huy động vốn và cho vay ở các lĩnh vực dẫn đến lãi
suất tiền gửi và cho vay trở nên cạnh tranh hơn trước kèm theo đó lãi suất liên ngân
hàng hoặc lãi suất chính sách phải thay đổi để thích ứng, điều này ít nhiều sẽ giúp
cho truyền dẫn lãi suất đạt được mức cao hơn so với giai đoạn trước.
Giai đoạn 2011 - 2015
Bình quân giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 5,91%,
thấp hơn so với giai đoạn 2006 - 2010, nhưng đặt trong bối cảnh nền kinh tế phải
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và kinh tế thế giới thường xuyên xuất hiện
nhiều nhân tố bất lợi thì đây vẫn là mức tăng tương đối tốt. Hơn thế nữa, xu hướng
phục hồi kinh tế ngày càng rõ nét kể từ năm 2013, tốc độ tăng trưởng năm sau cao
hơn năm trước. Tăng trưởng năm 2015 đạt 6,68%, vượt mục tiêu đề ra là 6,2% và
là mức cao nhất trong cả giai đoạn 2011-2015; trong đó, cơng nghiệp và xây dựng
với tốc độ tăng 9,64% là ngành đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng năm 2015.
Bên cạnh đó, GDP bình qn đầu người cũng tăng hơn 40%, từ 1.532 USD/người



10

năm 2011 lên 2.171 USD/người năm 2015, trong bối cảnh lạm phát được duy trì ở
mức thấp đã góp phần nâng cao mức sống thực tế của người dân.
Lạm phát được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ tín
dụng và tài khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ. Chỉ số CPI giảm từ 18,13% năm 2011 xuống 1,84% năm 2014
và 0,6% năm 2015 - thấp nhất trong vòng 14 năm trở lại.
Trên thị trường tiền tệ, lãi suất được điều hành linh hoạt, về cơ bản phù hợp với
diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát trong từng thời kỳ.
Sau một số năm lãi suất tăng cao do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm
chế lạm phát, từ năm 2012 mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh, tạo điều kiện
cho việc tiếp cận vốn của khu vực doanh nghiệp thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, tình
trạng đơ la hóa trong nền kinh tế giảm đáng kể nhờ thực hiện đồng bộ các chính
sách khác nhau (duy trì chính sách lãi suất thấp đối với tiền gửi ngoại tệ, thắt chặt
các biện pháp quản lý ngoại hối phù hợp).
Giai đoạn 2016 – 2019
Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỉ lệ đóng góp của năng suất
các nhân tố tổng hợp trong tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 46,11%, bình quân giai
đoạn 2016- 2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6% của giai
đoạn 2011- 2015. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm
2019 ước đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4791 USD/lao động), tăng
6,2% so với năm trước theo giá so sánh.
Tổng vốn đầu tư phát triển tồn xã hội tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Năm
2019, đầu tư phát triển tăng 10,2%, nâng tổng mức đầu tư lên mức 33,9% GDP so
với 32,6% trong năm 2015. Trong đó, đầu tư khu vực nhà nước chiếm 31% tổng
vốn và tăng trưởng 2,6% so với năm trước; mặc dù có tăng trưởng nhưng tỉ trọng
vốn đầu tư khu vực nhà nước tiếp tục xu hướng giảm từ mức 38% năm 2015 xuống
31% năm 2019.



11

Đầu tư khu vực nhà nước giảm về tỉ trọng trong thời gian qua được bù đắp còn
nhiều hơn bởi đầu tư của khu vực tư nhân nhờ chính sách ưu đãi, hỗ trợ tạo điều
kiện cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đưa tốc độ tăng trưởng
và tỉ trọng vốn đầu tư của khu vực này lần lượt lên mức 17,3% và 46% vào năm
2019 so với mức 13% và 38,7% năm 2015. Đầu tư khu vực FDI vẫn duy trì mức
tăng trưởng khá trong thời gian qua; năm 2019, tổng vốn FDI đạt 38,02 tỉ USD,
tăng 7,2% so với cùng kì; duy trì tỉ trọng ổn định ở mức 23,3 – 23,8% trong giai
đoạn 2015 – 2019.
Lạm phát được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín
dụng và tài khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ. Chỉ số CPI bình quân năm giảm từ 4,74% năm 2016 xuống
3,54% năm 2018; năm 2019, giảm còn 2,79%.
Trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng (Fed 9 lần tăng lãi suất từ tháng 12/2015
đến tháng 12/2018, từ mức gần 0% lên mức 2,25-2,5%), NHNN đã điều hành đồng
bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn
định kinh tế vĩ mơ và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý. Từ đó, mặt bằng lãi suất được duy
trì ổn định và giảm dần, phù hợp với bối cảnh kinh tế trong và ngồi nước.
Nhờ kiểm sốt bội chi, các khoản vay bảo lãnh của Chính phủ nên tốc độ tăng của
nợ cơng đã giảm hơn một nửa và tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP danh nghĩa. Nếu
như giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng nợ công là 18,1%/năm trong khi GDP danh
nghĩa tăng 14,5%/năm thì giai đoạn 2016 – 2018, tốc độ tăng nợ công là 8,2%/năm
trong khi GDP danh nghĩa tăng 9,7%/năm. Nhờ vậy, ước tính nợ cơng đến cuối
năm 2020, chỉ còn 54,3% từ mức 64,3% năm 2016.
Vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam được tăng cường trên cơ sở thặng dư cán cân
vãng lai và dòng vốn FDI đổ vào mạnh mẽ.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt kỉ lục thặng dư 9,9 tỉ USD trong

năm 2019, vượt đỉnh gần nhất là 9 tỉ USD vào năm 2017.

2.2.2. Quy định pháp lý về lãi suất tại Việt Nam


12

Theo thời gian, cơ chế điều hành lãi suất diễn biến theo hướng kiềm hãm với sự can
thiệp của các cơ quan chức năng vào thị trường tiền tệ nhiều hơn trước, có thể điểm
qua một vài giai đoạn chính với những quyết định nổi bật:
- Giai đoạn 8/2000 - 4/2002 là giai đoạn NHNN điều hành theo cơ chế lãi suất
cơ bản kèm biên độ, các NHTM ấn định lãi suất cho vay bằng VND dựa vào mức
lãi suất cơ bản và biên độ dao động do NHNN công bố trong từng thời kỳ;
- Vào ngày 30/08/2002 NHNN ban hành quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN
quy định về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận, trên cơ sở cung cầu vốn thị
trường, NHNN vẫn tiếp tục công bố lãi suất cơ bản để làm tham khảo và định
hướng lãi suất thị trường. Được biết đây là một bước ngoặt lớn thể hiện NHNN
mong muốn việc điều hành chính sách tiền tệ ngày càng tiệm cận với quy luật thị
trường;
- Sau một thời gian dài không quy định về lãi suất huy động, NHNN đã ban
hành công điện 02/CĐ-NHNN quy định trần lãi suất huy động vào ngày 26/2/2008;
- Từ tháng 5/2008 quy định trần lãi suất được áp dụng cho cả lãi suất tiền gửi
vả lãi suất cho vay, cho đến ngày 14/4/2010 thông qua thông tư 12/2010/TTNHNN mọi khoản vay được NHNN cho thỏa thuận, trần lãi suất vẫn áp dụng cho
đến tháng 4/2012;
- Từ năm 2012, trong điều kiện lạm phát được kiểm soát tốt và duy trì ổn định
ở mức thấp (dưới 4%), đã tạo điều kiện cho NHNN giảm dần các mức lãi suất điều
hành, chủ yếu là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu, với mức độ và liều
lượng phù hợp với từng thời kỳ (9 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành
với tổng mức giảm 8,5%/năm trong hai năm 2012-2013). Từ 2013 đến tháng
7/2017, NHNN đã giữ ổn định các mức lãi suất điều hành do lạm phát được kiểm

soát ở mức thấp, lãi suất ổn định trong những năm qua. Ngày 7/7/2017, NHNN
giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành để hỗ trợ các TCTD giảm mặt bằng lãi
suất theo chủ trương của Chính phủ;


×