Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai luận văn thạc sĩ tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM TRƯỜNG GIANG

ỨNG DỤNG MƠ HÌNH
THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD)
ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM TRƯỜNG GIANG

ỨNG DỤNG MƠ HÌNH
THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD)
ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THANH NGỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tác giả

Phạm Trường Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài “Ứng dụng mơ hình thẻ điểm cân bằng
(Balanced Scorecard) để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng
Nai”.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thanh Ngọc đã định hướng, giúp đỡ, chỉ

dẫn tôi một cách tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng quý anh chị em đồng nghiệp tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng
Nai đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi có thể thu thập số liệu,
phỏng vấn và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng các cấp tại trường Đại
học Ngân Hàng TP.HCM, quý thầy cô khoa Sau Đại học – trường Đại học Ngân
Hàng TP.HCM đã giảng dạy, chỉ dẫn tơi trong q trình học tập và nghiên cứu tại
trường.
Tác giả

Phạm Trường Giang

ii


TĨM TẮT
Tên đề tài: “Ứng dụng mơ hình thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard)
để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai”.
Luận văn được thực hiện dựa trên nhu cầu thực tiễn cần thực hiện đánh giá
hiệu quả hoạt động tại BIDV Chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2017 – 2019 bằng
phương pháp mới hiệu quả hơn do phương pháp đánh giá cũ lộ ra nhiều bất cập.
Luận văn nghiên cứu về việc ứng dụng mơ hình thẻ điểm cân bằng (BSC) để
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đồng Nai trong giai
đoạn 2017 – 2019 và đề ra các chiến lược trong tương lai. Luận văn được nghiên
cứu dựa trên các cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại,
lý thuyết về các chỉ số tài chính và lý thuyết về thẻ điểm cân bằng cùng kết quả hoạt
động kinh doanh của BIDV CN Đồng Nai giai đoạn 2017 – 2019 và kết quả khảo
sát nhân viên và khách hàng của BIDV CN Đồng Nai.

Tác giả kỳ vọng rằng luận văn sẽ giúp đưa BSC vào vận hành tại BIDV CN
Đồng Nai, đề xuất các giải pháp phù hợp, góp phần giải quyết tổng thể các vấn đề
như: Kết nối hệ thống đo lường với tầm nhìn, mục tiêu chiến lược, xác lập các quy
trình đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng phương diện là tài chính,
khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển cùng với sự liên kết
các quy trình này thành Bản đồ chiến lược và thể hiện cụ thể bằng báo cáo tổng hợp
– BSC tổng hợp, cụ thể ra trọng số, điểm trong kỹ thuật đo lường, đánh giá; và cuối
cùng, xác lập các giải pháp nhằm hỗ trợ Chi nhánh thực hiện hoạt động kinh doanh
tốt hơn.
Từ khóa: hiệu quả hoạt động kinh doanh, BIDV, thẻ điểm cân bằng.

iii


ABSTRACT
Master’s thesis tittle: “Apply Balanced Scorecard model to evaluate the
operation efficiency of Bank for Investment and Development of Vietnam – Dong
Nai branch”.
This thesis is chosen according to the demand of evaluating the operarion
efficiency of Bank for Investment and Development of Vietnam – Dong Nai branch
from 2017 to 2019 with a new method when the traditional one is no longer
appropriate.
This thesis researches the application of Balance Scorecard Model to
evaluate operation efficiency BIDV Dong Nai branch from 2017 to 2019 to build a
business strategy for the next period. This thesis is done based on the theory of
Commercial Bank operation efficiency, theory of financial indexes and the theory
of Balance Scorecard, together with the operational results of BIDV Dong Nai
branch from 2017 to 2019 and the survey results when surveying the employees and
clients of BIDV Dong Nai branch.
The author expects that this thesis will make the way for Balance Scorecard

Model to BIDV Dong Nai branch to evaluate the operation efficiency, suggest
appropriate solutions to slove some current problems such as: Connecting
mearsuring system to the vision and strategyl; Creating the measuring procedures;
evaluating the operation efficiency of each part, Financial, Customer, Internal
Business Process, Learning and Growth; Summarize all the processes to create the
Strategy Maps and report in details; and finally, recommend some solutions to help
BIDV Dong Nai branch have better result in the future.
Keywords: operation efficiency, BIDV, Balance Scorecard.

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BIDV

Bank for Investment and Development of Vietnam - Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BSC

Balance Scorecard – Thẻ điểm cân bằng

CK

Cuối kỳ

CKH

Có kỳ hạn


CLTC

Chênh lệch thu chi

CN

Chi nhánh

DNCK

Dư nợ cuối kỳ

DNTD

Dư nợ tín dụng

DPRR

Dự phịng rủi ro

DVR

Dịch vụ rịng

EPS

Earning per Share - Thu nhập trên cổ phiếu

HĐKD


Hoạt động kinh doanh

HĐV

Huy động vốn

HĐVCK

Huy động vốn cuối kỳ

HT

Hồn thành

HTNB

Hạch tốn ngoại bảng

KHBL

Khách hàng bán lẻ

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

KHDNL

Khách hàng doanh nghiệp lớn


KHFDI

Foreign Direct Investment – Khách hàng doanh nghiệp Nước ngoài

KHQT&TT

Khách hàng quan trọng và thân thiết

KHSME

Small and Medium Enterprise - Khách hàng doanh nghiệp vừa và
nhỏ

KKH

Không kỳ hạn

KPI

Key Performance Indicator - Chỉ số đánh giá thực hiện công việc

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

v


NHTM


Ngân hàng thương mại

NIM

Net Interest Margin - Biên lãi ròng

PGD

Phòng giao dịch

ROA

Return on Asset - Hệ số suất sinh lời trên tổng tài sản

ROE

Return on Equity - Hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROS

Return on Sales - Hệ số sinh lợi trên doanh thu

SL

Số lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TDNH

Tín dụng ngắn hạn

TDTDH

Tín dụng trung và dài hạn

TTBQ

Tăng trưởng bình qn

TTQT

Thanh tốn quốc tế

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

VAMC

Cơng Ty Quản Lý Tài Sản của Các Tổ Chức Tín Dụng Việt Nam

XNK

Xuất nhập khẩu

vi



MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii

TÓM TẮT

iii

ABSTRACT

iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

v

MỤC LỤC

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

xi


DANH MỤC HÌNH ẢNH

xii

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

4. Phương pháp nghiên cứu

3

5. Kết cấu đề tài

4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT


5

1.1. Khái quát về hiệu quả kinh doanh

5

1.1.1. Quan niệm về hiệu quả kinh doanh

5

1.1.2. Các thước đo được dùng để đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM

5

1.1.2.1. Các chỉ số doanh thu và chi phí

6

1.1.2.2. Các chỉ số đánh giá thông qua tỷ suất sinh lời

6

1.1.2.3. Các chỉ số đánh giá thông qua năng suất lao động

8

1.1.2.4. Các chỉ số đánh giá thông qua rủi ro tài chính

9


1.2. Cơ sở lý thuyết về thẻ điểm cân bằng (BSC)

10

1.2.1. Khái niệm thẻ điểm cân bằng (BSC)

10

1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của thẻ điểm cân bằng

11

1.2.3. Thành phần của một thẻ điểm cân bằng (BSC) cơ bản

13

1.2.3.1. Tài chính

15
vii


1.2.3.2. Khách hàng

16

1.2.3.3. Quy trình nội bộ

18


1.2.3.4. Học tập và phát triển

19

1.2.4. Những ưu điểm nổi bật của thẻ điểm cân bằng so với các phương pháp
đánh giá hiệu quả HĐKD truyền thống

20

1.2.4.1. Những khuyết điểm của các phương pháp đánh giá truyền thống

20

1.2.4.2. Những ưu điểm của phương pháp thẻ điểm cân bằng

21

1.2.5. Điều kiện vận dụng BSC

23

1.3. Hiệu quả khi ứng dụng BSC tại một số công ty và tập đoàn trên thế giới

24

1.4. Các nghiên cứu về tính khả thi trong việc áp dụng BSC tại các NHTM
trên thế giới

25


Kết luận chương 1

26

CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BSC ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV CN ĐỒNG NAI

27

2.1. Tổng quan về NHTM BIDV CN Đồng Nai

27

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

27

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

27

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ

28

2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV CN Đồng Nai giai
đoạn 2017 – 2019

29


2.2.1. Cơ cấu huy động vốn và dư nợ

29

2.2.2. Các chỉ tiêu chất lượng

31

2.2.3. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động

34

2.3. Đánh giá hiệu quả HĐKD của BIDV CN Đồng Nai thơng qua các tiêu chí
truyền thống

36

2.3.1. Kết quả đánh giá

36

2.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh

38

2.4. Vận dụng đánh giá hiệu quả HĐKD của BIDV CN Đồng Nai trong năm
2019 thông qua việc áp dụng mơ hình Thẻ điểm cân bằng (BSC)
viii


39


2.4.1. Phương diện tài chính

40

2.4.2. Phương diện khách hàng

42

2.4.3. Phương diện quy trình nội bộ

44

2.4.4. Phương diện học tập và phát triển

47

2.4.5. Đánh giá tổng hợp các tiêu chí trong thẻ điểm cân bằng

49

2.5. So sánh việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc ứng
dụng mô hình Thẻ điểm cân bằng (BSC) với mơ hình truyền thống

49

2.5.1. Nhược điểm của mơ hình truyền thống


49

2.5.2. Khả năng giải quyết những nhược điểm trong mơ hình truyền thống của
mơ hình thẻ điểm cân bằng

51

2.6. Những khó khăn của BIDV CN Đồng Nai khi áp dụng BSC
Kết luận chương 2

55

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG HIỆU QUẢ THẺ ĐIỂM
CÂN BẰNG TẠI BIDV - CN ĐỒNG NAI

56

3.1. Giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả BSC tại BIDV CN Đồng Nai

56

3.1.1. Nâng cao tầm quan trọng của BSC trong quá trình định hướng và xây
dựng chiến lược của Ban lãnh đạo

56

3.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và khả năng tài chính để thực hiện
BSC

57


3.1.3. Nâng cao khả năng phối hợp giữa các phương diện trong BSC

57

3.1.4. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và hiệu quả

58

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV CN
Đồng Nai khi áp dụng mơ hình BSC

58

3.2.1. Về phương diện tài chính

58

3.2.2. Về phương diện khách hàng

61

3.2.3. Về phương diện quy trình nội bộ

63

3.2.4. Về phương diện học tập và phát triển

65


Kết luận chương 3

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67
ix


PHỤ LỤC 1 Đánh giá của khách hàng về các tiêu chí của BIDV tại CN Đồng
Nai

69

PHỤ LỤC 2 Bảng câu hỏi khảo sát khách hàng tại BIDV CN Đồng Nai

72

PHỤ LỤC 3 Bảng câu hỏi khảo sát nhân viên tại BIDV CN Đồng Nai

73

x


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1

Sự thay đổi của các tập đoàn sau khi áp dụng BSC


Bảng 1.2

Các yếu tố của phương diện khách hàng

Bảng 1.3

Các thước đo quy trình nội bộ

Bảng 1.4

Sự thay đổi của các tập đoàn sau khi áp dụng BSC

Bảng 2.1

Xếp hạng PGD tại CN Đồng Nai

Bảng 2.2

Cơ cấu huy động vốn và dư nợ BIDV CN Đồng Nai 2017 - 2019

Bảng 2.3

Huy động vốn và dư nợ tín dụng theo kỳ hạn

Bảng 2.4

NIM huy động vốn theo đối tượng

Bảng 2.5


NIM tín dụng

Bảng 2.6

Tỷ lệ nợ xấu và Tỷ lệ nợ nhóm 2

Bảng 2.7

Lãi treo và lãi dự thu

Bảng 2.8

Thu nợ HTNB và VAMC

Bảng 2.9

Trích dự phịng rủi ro tín dụng

Bảng 2.10 Thu DVR thẻ và số lượng thẻ
Bảng 2.11 Thu DVR
Bảng 2.12 Chênh lệch thu chi và lợi nhuận trước thuế
Bảng 2.13

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh năm 2019 – BIDV CN
Đồng Nai

Bảng 2.14 Đánh giá các chỉ số tài chính tại BIDV CN Đồng Nai
Bảng 2.15 Đánh giá tiêu chí khách hàng tại BIDV CN Đồng Nai
Bảng 2.16 Đánh giá quy trình nội bộ tại BIDV CN Đồng Nai

Bảng 2.17 Đánh giá phương diện học tập và phát triển tại BIDV CN Đồng Nai
Bảng 2.18 Tổng hợp thẻ điểm cân bằng tại BIDV CN Đồng Nai
Bảng 2.19 So sánh mơ hình truyền thống và cách giải quyết của BSC

xi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1

Thành phần của thẻ điểm cân bằng

Hình 1.2

Mối tương quan của các yếu tố trong phương diện khách hàng

Hình 1.3

Chuỗi giá trị của quy trình nội bộ

Hình 1.4.

Các cơ cấu đánh giá khả năng học tập và phát triển

Hình 1.5

Sự tương quan và hỗ trợ của các chiến lược trong thẻ điểm cân bằng

Hình 2.1


So sánh quy trình phê duyệt tín dụng khơng TSBĐ với KHFDI

xii


CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2020 đánh dấu một sự khủng hoảng kéo dài trên toàn thế giới do dịch bệnh
Covid 19. Hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước đều lâm vào tình trạng
khó khăn, thậm chí phá sản. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả
hiệu quả hoạt động kinh doanh kịp thời và chính xác đối với sức khỏe của doanh nghiệp.
Song song với đó, khủng hoảng đã chỉ ra nhiều kẽ hở, khuyết điểm trong quá trình quản
trị, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng các phương pháp
truyền thống.
Tại Việt Nam, hiện nay áp lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng đang ngày
càng lớn hơn. Các thông số tài chính như vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, huy động vốn và
cấp tín dụng cho nền kinh tế đã cho thấy rõ điều đó khi các Ngân hàng đang nỗ lực phát
triển mình trên mọi phương diện có thể. Các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phẩn đã
khẳng định vị thế, thị phần luôn cao hơn hai khối NHTM nhà nước và ngân hàng nước
ngoài. Các NHTM cổ phần đã tạo được hình ảnh và vị thế tốt hơn, đồng thời ngày một
nâng cao năng lực cạnh tranh. Sự lớn mạnh của khu vực NHTM cổ phần là động lực cho
NHTM nhà nước với quyết tâm giữ vững thị phần, trong khi khối ngân hàng nước ngoài
ngày một tham vọng xâm nhập và mở rộng thị phần tại Việt Nam để tạo ra nền tảng phát
triển bền vững và nâng cao sức mạnh của các hoạt động liên quan đến đồng nội tệ thay vì
chỉ khai thác lợi thế từ hoạt động liên quan đến ngoại tệ như trước đây. Do đó, các ngân
hàng đặc biệt là khối NHTM nhà nước cần thực hiện tốt việc đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp trong giai đoạn sắp tới.
Xuất hiện từ năm 1992, mơ hình thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC)
đang trở thành một phương pháp mới với nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương
pháp truyền thống trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh. Mô hình thẻ điểm cân bằng

đã và đang được áp dụng tại rất nhiều tập đồn, cơng ty và doanh nghiệp trên thế giới.
Với quy mô lớn, khả năng quản lý và tiềm lực tài chính vững mạnh, BIDV khơng nằm
ngồi xu thế phát triển đó. NHTM cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) nói
chung và BIDV Chi nhánh (CN) Đồng Nai nói riêng là một trong những doanh nghiệp
phù hợp để ứng dụng phương pháp Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) để

1


đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. BSC không chỉ giúp ngân hàng đánh giá hiệu
quả hoạt động dựa trên việc đo lường các yếu tố tài chính mà còn dựa trên việc đo lường
các yếu tố phi tài chính (sự thỏa mãn của khách hàng, chất lượng của sản phẩm, dịch
vụ...) từ đó cung cấp cho Ban lãnh đạo cái nhìn cân bằng, tồn diện về hoạt động của
Ngân hàng trên bốn phương diện về Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ và Học hỏi
– Phát triển. Đồng thời, BSC sẽ giúp định hướng hoạt động và tạo ra lợi thế cạnh tranh
bền vững trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Ứng dụng
mơ hình thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) để đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Áp dụng mơ hình BSC để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV CN
Đồng Nai giai đoạn 2017 – 2019. Qua đó so sánh với phương pháp đánh giá truyền thống
để làm cơ sở đề xuất việc áp dụng BSC vào đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại
BIDV CN Đồng Nai.
Mục tiêu cụ thể:
Một là phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV CN Đồng
Nai giai đoạn 2017 – 2019 và đánh giá bằng phương pháp truyền thống.
Hai là áp dụng BSC để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV CN

Đồng Nai.
Ba là, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng trong giai
đoạn sắp tới.
Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên cứu sẽ tập trung chính vào việc ứng dụng BSC để đánh giá hiệu
quả hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Đồng Nai. Các câu hỏi nghiên cứu như
sau:
1) Tại sao nên ứng dụng phương pháp BSC để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại ngân hàng ?

2


2) Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV CN Đồng Nai
như thế nào thông qua phương pháp BSC ?
3) Ngân hàng BIDV CN Đồng Nai cần thực hiện những giải pháp nào nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai.
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2019.
Về không gian: NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng
Nai.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê và phân tích: Được dùng trong việc thu thập số liệu kinh
doanh của Chi nhánh trong thời gian nghiên cứu. Trên cơ sở những nghiên cứu về lý
thuyết của BSC cũng như những mơ hình đã được ứng dụng trong thực để từ đó đưa ra
các đánh giá, nhận định tính hiệu quả của mơ hình nếu được áp dụng hiệu quả trong điều
kiện cụ thể của ngân hàng.

Phương pháp quan sát: Đối tượng quan sát đó là các nhân viên trong chi
nhánh, mục tiêu là nhằm xác định kết quả của một số chỉ số đánh giá thực hiện công việc
(Key performance indicators – KPIs), mức độ liên kết giữa các phịng, sự tham gia
đóng góp của nhân viên, vị trí của các nhân viên có phù hợp với năng lực, trình độ
chun mơn,... để chỉ ra những điểm mà BSC có thể làm tốt hơn hay khắc phục được
những nhược điểm đang tồn tại,…
Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn cán bộ nhân viên làm việc tại
BIDV CN Đồng Nai để thu thập ý kiến đánh giá các yếu tố có liên quan đến đội ngũ nhân
viên tại CN. Từ đó rút ra được mức độ hài lòng của cán bộ nhân viên tại ngân hàng.
Phương pháp khảo sát: tiến hành khảo sát khách hàng giao dịch tại BIDV CN
Đồng Nai ở cả hai mảng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhằm đánh giá
mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại BIDV CN Đồng Nai. Phương
pháp khảo sát được thực hiện dựa trên mẫu khảo sát từ trụ sở chính, được thực hiện trong

3


vòng 1 tháng (tháng 11/2019), cách thức thực hiện khảo sát là khảo sát trực tiếp khách
hàng giao dịch tại CN và các PGD hoặc gửi email đến khách hàng. Dựa trên những khảo
sát đó, tác giả có thể xây dựng được thẻ điểm cân bằng ở mảng khách hàng và đề xuất
các giải pháp để cải tiến chất lượng dịch vụ.
Trên cơ sở lý thuyết về BSC, tác giả thu thập các số liệu về hoạt động của BIDV Chi nhánh Đồng Nai kết hợp với các phương pháp thảo luận và quan sát hoạt động thực
tế hàng ngày của chi nhánh để đưa ra những đánh giá, tổng hợp, phân tích, từ đó đo
lường và thiết lập bản đồ chiến lược, lựa chọn các chỉ số đo lường phù hợp với điều kiện
thực tế của của BIDV - Chi nhánh Đồng Nai nhằm xác định những mục tiêu cần hành
động cụ thể ứng dụng BSC vào thực tế.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài “Ứng dụng mơ hình thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) để đánh
giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai” được chia thành ba chương, bao gồm:

Chương 1 cung cấp các cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng thương mại, cơ sở lý thuyết về thẻ điểm cân bằng cũng như so sánh mơ hình
thẻ điểm cân bằng với các mơ hình truyền thống. Chương 1 giúp người đọc có được
những cơ sở lý thuyết vững chắc để hiểu được quy trình vận dụng mơ hình thẻ điểm cân
bằng vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại BIDV CN Đồng Nai được trình
bày ở chương 2.
Chương 2 giới thiệu một cái nhìn tổng quan về BIDV CN Đồng Nai, thực trạng
kinh doanh của CN, đánh giá hiệu quả hoạt động của CN bằng hai mơ hình truyền thống
và BSC. Từ đó, chỉ ra được những ưu nhược điểm của hai mơ hình để làm căn cứ đề xuất
các giải pháp ở chương 3.
Chương 3 trình bày các giải pháp được đề xuất dựa trên những phân tích đánh giá
từ thực tiễn ở chương 2 để có thể áp dụng một các hiệu quả mơ hình BSC tại BIDV CN
Đồng Nai, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại CN.

4


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái quát về hiệu quả kinh doanh
1.1.1. Quan niệm về hiệu quả kinh doanh
Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có khá nhiều cách định nghĩa.
Abdul (2016) định nghĩa về hiệu quả hoạt động kinh doanh như sau:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là tỷ lệ giữa lượng chi phí đầu vào phải hy sinh để
đạt được kết quả của một hoạt động kinh doanh. Hiệu quả là sự so sánh tốt nhất giữa các
yếu tố đầu vào (input) và các yếu tố đầu ra (output). Hay nói cách khác, hiệu quả của hoạt
động kinh doanh là kết quả tối ưu đạt được với nguồn lực giới hạn.
hoặc theo cách nhận định của Tatic, Mahir và Merima (2018):
Hiệu quả hoạt động kinh doanh khơng chỉ có nghĩa là giảm chi phí và tăng lợi
nhuận cho nhà đầu tư hoặc chủ doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh cịn có nghĩa tổng thể
trong hoạt động kinh doanh, bao gồm tăng cường tính hiệu quả trong việc sử dụng các

nguồn lực, nâng cao điều kiện làm việc và sự hài lòng của khách hàng, cùng như giảm
thiểu những yếu tố tiêu cực tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, từ những định nghĩa trên có thể suy ra, khái niệm hiệu quả hoạt động
kinh doanh của một NHTM bao gồm việc tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực có giới
hạn tại ngân hàng để nâng cao điều kiện làm việc, nâng cao sự hài lòng của khách hàng,
nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, hướng tới mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận kinh
doanh.
1.1.2. Các thước đo được dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
thương mại
Theo ThS. Nguyễn Phúc Quý Thạnh (2019), hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp
bao gồm cả các NHTM đều sử dụng các thước đo tài chính để đánh giá hiệu quả kinh
doanh theo các cách tiếp cận cấu trúc hoặc phi cấu trúc.
Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn các thước đo phù
hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động. Các thước đo thường được các NHTM lựa chọn bao
gồm các chỉ số chi phí, các chỉ số tài chính như tỷ suất sinh lời, chỉ số năng suất lao động,
chỉ số rủi ro tài chính. Ngồi ra, tùy thuộc vào từng ngân hàng sẽ có các chỉ tiêu đánh giá

5


đặc thù về hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng như: cơ cấu huy động vốn và dư nợ, biên
lãi ròng (NIM), tỷ lệ nợ xấu, thu dịch vụ ròng, lợi nhuận trước thuế, v.v…
1.1.2.1. Các chỉ số doanh thu và chi phí
Các chỉ số chi phí thường được sử dụng bao gồm: tổng huy động vốn, tổng dư nợ,
chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí, chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí, biên lợi nhuận hoạt
động. Các chỉ số có ý nghĩa như sau:
Tổng huy động vốn cuối kỳ và tổng dư nợ cuối kỳ chính là sức khỏe của một
NHTM vì đây là nguồn tạo ra doanh thu chính của ngân hàng. Chỉ số tổng huy động vốn
và dư nợ càng cao chứng tỏ ngân hàng hoạt động càng tốt. Mặt khác, 2 chỉ số này càng ít
chênh lệch chứng tỏ ngân hàng càng sử dụng vốn huy động hiệu quả.

Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu. Chỉ tiêu này tương quan nghịch với chi phí. Do vậy nó có ý nghĩa khuyến khích các
doanh nghiệp tìm ra các biện pháp giảm chi phí để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Tương tự như chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí, chỉ tiêu lợi nhuận theo chi
phí cũng khuyến khích các doanh nghiệp tìm cách cắt giảm chi phí hoạt động của mình.
Biên lợi nhuận hoạt động =

𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝐸𝐵𝐼𝑇
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑟ò𝑛𝑔

Biên lợi nhuận hoạt động là đo lường mức lợi nhuận mà một công ty kiếm được từ
một đồng doanh thu, sau khi đã trả các chi phí sản xuất biến đổi và trước khi trả lãi và
thuế. Biên lợi nhuận hoạt động cao và tăng trưởng trong nhiều năm liền cho thấy doanh
nghiệp khơng những có thể mở rộng biên lợi nhuận mà cịn có thể kiểm sốt được các chi
phí vận hành liên quan. Từ đó có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
trong một thời kỳ.
1.1.2.2. Các chỉ số đánh giá thông qua tỷ suất sinh lời

6



Các chỉ số tỷ suất sinh lời thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh
của một NHTM là hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), hệ số suất sinh lời trên tổng
tài sản (ROA), hệ số sinh lợi trên doanh thu (ROS), biên lãi ròng (NIM), thu nhập trên cổ
phiếu (EPS).
Các chỉ số được tính tốn và có ý nghĩa như sau:
ROE =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

Chỉ số ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữu doanh nghiệp
sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh. Chỉ số càng cao chứng tỏ với
một đồng vốn chủ sỡ hữu bỏ ra, các nhà đầu tư thu được nhiều lợi nhuận hơn. Mặt khác,
khi có ROE cao, các nhà quản trị có lợi thế trong việc đi huy động vốn trên thị trường tài
chính để hỗ trợ đầu tư vào các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
ROA

=

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó

Chỉ số ROA cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng thì tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp
xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.
ROS =


𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

Chỉ số ROS cho biết một đồng doanh thu mà doanh nghiệp tạo ra sẽ thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. ROS chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. ROS càng
cao chứng tỏ lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn.
Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là 3 chỉ số ROE, ROA và ROS phụ thuộc vào đặc
điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, đối với ngành tài chính ngân hàng, chúng ta chỉ
nên so sánh các chỉ số này với các NHTM khác có nét tương đồng về quy mơ hoạt động
hoặc so sánh với các chỉ số trung bình tồn ngành để đảm bảo đánh giá chính xác và
khách quan. Bên cạnh đó, các chỉ số này cịn nên được sử dụng trong nhiều năm để phản
ánh được tính ổn định và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất
định.

7


Ngoài ra, với đặc thù của ngành ngân hàng, các NHTM có thể sử dụng thêm một
hoặc một số chỉ số khác để đánh giá hiệu quả hoạt động. Trong đó, chỉ số phổ biến là
biên lãi rịng (Net Interest Margin – NIM). NIM được tính như sau:
NIM

=

𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐶ó 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑙ã𝑖 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ

NIM là chỉ số thể hiện chênh lệch giữa thu nhập lãi do ngân hàng hoặc các tổ chức
tài chính khác tạo ra và số tiền lãi phải trả cho người cho vay của họ, so với số tiền họ
kiếm được. Nó tương tự như tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty phi tài chính. Chỉ số

NIM cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản
lý tài sản và nợ. Ngược lại, NIM thấp sẽ cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc tạo
lợi nhuận.
EPS =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế − 𝑐ổ 𝑡ứ𝑐 ư𝑢 đã𝑖
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑡ℎườ𝑛𝑔 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ

Chỉ số EPS là phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường của các cổ đông,
sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS là một chỉ số quan trọng để đánh giá được
hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng qua từng thời kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
EPS lại khơng có ý nghĩa khi cơng ty thua lỗ, tức là EPS có giá trị âm.
1.1.2.3. Các chỉ số đánh giá thông qua năng suất lao động
Chỉ số thường được các NHTM sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua
năng suất lao động là chỉ số đánh giá thực hiện công việc (Key Performance Indicator –
KPI). KPI là một chỉ số dùng để đo lường, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của
mỗi nhân viên, bộ phận và toàn doanh nghiệp.
Từ chỉ tiêu từng bộ phận, thực hiện theo mục tiêu chiến lược ngắn hạn mà NHTM
đề ra, mỗi nhân viên trực thuộc tuỳ theo vị trí cơng việc đảm nhận sẽ được giao các Chỉ
tiêu cá nhân KPI tương ứng tạo nên Bộ chỉ tiêu KPIs thực hiện trong kỳ.
KPI thường được phân thành 3 loại là KPI đầu ra, KPI hành vi và KPI năng lực.
Việc xây dựng một hệ thống KPIs hiệu quả để có thể đánh giá tồn diện và khách quan ở
mỗi công ty khác nhau sẽ khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố nội tại và tác động ngoại
cảnh đến cơng ty đó. Nhưng điều chung nhất trong việc xây dựng hệ thống KPIs là việc
tuân thủ nguyên tắc SMART:

8


Cụ thể, rõ ràng (Specific): KPI cần được xác định và định nghĩa rõ ràng, cần

hướng đến một mảng/yếu tố nào đó cần cải thiện.
Đo lường được (Measurable): KPI cần phải có khả năng đo lường và đánh giá
được bằng số liệu và báo cáo.
Thực hiện được (Achivable): Nên giao KPI cho nhân viên có thể làm được và chịu
trách nhiệm được.
Thực tế (Realistic): KPI cần phải mang tính thực tế khi được xây dựng.
Có thời hạn cụ thể và nhất định (Time bound): công việc được giao cần phải xác
định cụ thể thời gian thực hiện và hoàn thành.
1.1.2.4. Các chỉ số đánh giá thông qua rủi ro tài chính
Hoạt động kinh doanh ngân hàng khơng thể tách rời với các rủi ro tài chính. Chính
vì lẽ đó, việc đánh giá các chỉ số rủi ro tài chính cũng góp phần quan trọng vào việc đánh
giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một NHTM. Theo Nguyễn Thanh Tuấn (2019),
các chỉ số rủi ro tài chính thường được sử dụng là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ
quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ, tỷ lệ dự phịng rủi
ro tín dụng, hệ số bù đắp rủi ro tín dụng, hệ số bù đắp cho các khoản vay đã mất. Các chỉ
số được tính tốn như sau:
Tỷ lệ nợ xấu =

𝑁ợ 𝑥ấ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ

𝑥100%

Nợ xấu là các khoản nợ được xếp vào nhóm 3; 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất
lượng tín dụng của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu cao thể hiện sự giảm sút thu nhập ở hiện tại do
các khoản dư nợ này khơng cịn mang lại lợi nhuận hoặc lợi nhuận mang lại không đáng
kể.
Tỷ lệ nợ quá hạn =

𝑁ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ

𝑥100%

Nợ quá hạn của NHTM là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã
quá hạn, bao gồm các khoản nợ khách hàng khơng có khả năng thanh tốn nợ gốc hoặc
lãi đã quá hạn. Trong các khoản nợ quá hạn, một số khoản nợ chuyển sang nợ khó địi và
khi đó sẽ làm rủi ro tín dụng càng tăng mạnh hơn.

9


Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn =

𝑁ợ 𝑐ó 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑚ấ𝑡 𝑣ố𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ

𝑥100%

Nợ có khả năng mất vốn là nợ được phân loại thành nợ xấu phải trích lập dự
phịng 100%. Các NHTM thường mong muốn và cố gắng làm giảm tỷ lệ này đến mức
càng thấp càng tốt, thường là dưới 1%.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng =

𝐷ự 𝑝ℎị𝑛𝑔 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ

𝑥100%

Tỷ lệ này cho biết NHTM đã trích lập bao nhiêu đồng để dự phòng rủi ro cho 100

đồng cho vay.
Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng =

𝐷ự 𝑝ℎị𝑛𝑔 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔
𝑁ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛

Chỉ tiêu này cho biết một đồng nợ q hạn khó địi của ngân hàng được bù đắp
bằng bao nhiêu đồng dự phòng rủi ro.
Hệ số bù đắp cho các khoản vay đã mất =

𝐷ự 𝑝ℎị𝑛𝑔 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔
𝑁ợ 𝑐ó 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑚ấ𝑡 𝑣ố𝑛

Chỉ tiêu này cho biết khả năng bù đắp rủi ro của các khoản nợ có khả năng mất
vốn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy, ngân hàng không có khả năng bù đắp rủi ro từ
các khoản trích lập dự phòng.
1.2. Cơ sở lý thuyết về thẻ điểm cân bằng (BSC)
1.2.1. Khái niệm thẻ điểm cân bằng (BSC)
Vào năm 1990, tại học viện Nolan Norton, bộ phận nghiên cứu của KPMG bảo trợ
cho một cuộc nghiên cứu đa công ty trong thời gian một năm với đề tài “Đo lường hiệu
suất hoạt động của tổ chức trong tương lai”. Tiến sĩ David P. Norton, Giám đốc điều
hành Viện là người phụ trách dự án và Tiến sĩ Robert S. Kaplan làm cố vấn chuyên môn
cùng đại diện mười ba công ty từ các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, công nghiệp nặng và
công nghệ cao định kỳ gặp gỡ nhau hai tháng một lần nhằm phát triển một mơ hình đo
lường hiệu quả hoạt động mới. Năm 1992, họ đã cơng bố phát hiện của mình trong một
bài viết của Harvard Business Review giới thiệu ý tưởng về Thẻ điểm cân bằng. Trong
khoảng thời gian 20 năm tiếp theo, họ đã xuất bản 5 cuốn sách và hơn 13 bài viết về đề

10



tài Thẻ điểm cân bằng nhằm hoàn thiện một phương pháp đánh giá và hoạch định chiến
lược cho các doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Theo nghiên cứu của Kaplan và Norton (1996), thẻ điểm cân bằng (BSC) là một
hệ thống tập hợp các thước đo hiệu suất tài chính và phi tài chính nhằm chuyển tầm nhìn
và chiến lược của tổ chức thành các mục tiêu và hành động cụ thể dựa trên bốn yếu tố: tài
chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập và phát triển.
Bốn phương diện được xây dựng để tạo ra sự cân bằng giữa (i) các mục tiêu ngắn
hạn và dài hạn; (ii) các quy trình nội bộ, học hỏi, phát triển và các thước đo bên ngồi với
cổ đơng; (iii) các thành quả đạt được trong qua khứ và chiến lược, kết quả hướng tới
trong tương lai; (iv) giữa các yếu tố hữu hình và vơ hình, chủ quan và khách quan trong
doanh nghiệp.
1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của thẻ điểm cân bằng
Theo tác giả Nguyễn Tuân (2016), dựa trên các nghiên cứu của Kaplan và Norton
cùng với việc vận dụng tình hình thực tiễn tại Việt Nam đã chỉ ra những vai trò và ý
nghĩa của BSC như sau:
Một, thẻ điểm cân bằng là một hệ thống đo lường: Những phép đo tài chính cho
thấy rất rõ những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng lại không phù hợp với việc nhấn
mạnh vào cách thức tạo giá trị thực của ngày hơm nay của tổ chức. Đó là những tài sản
vơ hình như kiến thức, mạng lưới các mối quan hệ… Chúng ta có thể gọi các phép đo tài
chính là những “chỉ số trễ”. Đó là kết quả của hàng loạt những hành động đã được thực
hiện từ trước. Thẻ điểm cân bằng bổ sung cho những “chỉ số trễ” này bằng những định
hướng hiệu quả kinh tế trong tương lai, hay còn gọi là “chỉ số sớm”. Nhưng những phép
đo hiệu quả này bao gồm cả chỉ số trễ và chỉ số sớm xuất phát từ chiến lược của tổ chức.
Tất cả các phép đo trong Thẻ điểm cân bằng được hiểu như là việc làm rõ chiến lược của
tổ chức.
Hai, thẻ điểm cân bằng là một hệ thống quản lý chiến lược: Ban đầu Thẻ điểm cân
bằng chỉ là hệ thống các phép đo, cân bằng và làm rõ hơn các chỉ số tài chính để đo hiệu
quả của doanh nghiệp, đo hiệu quả của các chiến lược đã đặt ra từ trước. Nhưng ngày
càng có nhiều tổ chức áp dụng Thẻ điểm cân bằng như là công cụ để gắn kết các hoạt

động ngắn hạn với chiến lược của công ty. Thực hiện được điều này, BSC đã giảm được

11


×