Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

CÁC QUAN NIỆM về sự PHÁT TRIỂN tâm lí TRẺ EM THỂ HIỆN TRONG CA DAO, tục NGỮ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.94 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
Mục
Trang
A. MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................2
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu......................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................2
B. NỘI DUNG...........................................................................................3
I. Một số khái niệm cơ bản về tâm lí học..............................................3
1. Khái niệm tâm lý..............................................................................3
2. Tâm lý học........................................................................................3
3. Khái niệm trẻ em..............................................................................4
II. Một số quan niệm sai lầm về sự hình thành và phát triển
tâm lí ở con người.................................................................................4
1. Quan niệm của Thuyết tiền định về sự phát triển tâm lí
ở người..................................................................................................5
1.1. Quan điểm của thuyết tiền định siêu nhiên về sự phát
triển tâm lí của trẻ và một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện
quan điểm của nhân dân ta trong vấn đề này.......................................6
1.2. Quan niệm của thuyết tiền định sinh học về sự phat
triển tâm lí của trẻ và một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện
quan điểm của nhân dân ta xoay quanh vấn đề này............................7
2. Quan niệm của thuyết duy cảm về sự phat triển tâm lí
của trẻ và một số câu ca dao tục ngữ phản ánh quan niện
của nhân dân ta về vấn đề này..........................................................10
3. Quan điểm của thuyết hội tụ hai yếu tố về vấn đề phát
1



triển tâm lí của trẻ và một số câu ca dao thể hiên quan
niệm của nhân dân ta trong vấn đề này.............................................14
III. Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển của
trẻ em và một số câu ca dao tục ngữ thể hiện đồng quan
niện với vấn đề này...........................................................................15
1. Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển của trẻ
em......................................................................................................15
2. Một số câu ca dao tục ngữ thể hiện quan điểm duy vật
biện chứng về sự phát triển của trẻ em..............................................
C. KẾT LUẬN........................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................

2


CÁC QUAN NIỆM VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ TRẺ EM THỂ
HIỆN TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM
  

“Các bạn hãy nghiên cứu những quy luật của các hiện tượng tâm lý
mà các bạn muốn điều khiển và các bạn hành động căn cứ trên những quy
luật này và những hoàn cảnh mà bạn muốn vận dụng vào đó.”
K.Đ Usinxki.
A.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người vẫn thường sử dụng từ tâm lí
để nói về lịng người như: “Anh A rất tâm lí” hay “Chị B là người rất cởi

mở, tính tình vui vẻ”… với ý nghĩa anh A và chị B là những người hiểu về
lòng người, về tâm tư, nguyện vọng, tính tình…của con người. Đó là cách
hiểu về tâm lí một cách thơng thường nhất. Đời sống tâm lí con người luôn
bao hàm nhiều hiện tượng phức tạp từ cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy
tưởng tượng đến tình cảm, ý chí, tính khí, lý tưởng, năng lực, niềm tin.
Trong tiếng việt, thuật ngữ “tâm lý”, “tâm hồn” đã có từ lâu. Trong
Từ điển tiếng Việt (1988) đã định nghĩa một cách tổng quát về tâm lí như
sau: tâm lí là ý nghĩ, tình cảm… làm thành thế giới nội tâm bên trong của
con người.
Như vậy ta có thể nói Tâm lí học là khoa học về các hiện tượng tâm lí,
nhưng trước khi tâm lí học ra đời với tư cách là một khoa học độc lập, thì
những tư tưởng tâm lí học đã có từ xa xưa gắn liền với lịch sử lồi người.
Điều đó được thể hiện rõ nhất trong các câu tục ngữ và ca dao của ông cha ta
3


ngày xưa. Nó một phần nào thể hiện được các quan niệm của ơng cha ta về
sự hình thành và phát triển tâm lí của con người. Vậy giữa quan niệm của
ông cha ta và quan niệm của các nhà tâm lí học có quan hệ như thế nào với
nhau? Nó giống nhau và khác nhau như thế nào? và nó có quan hệ gì với
nhau hay khơng?
Để trả lời cho những câu hỏi ở trên trong đề tài của tơi ngồi việc đề
cập đến các quan niệm của các nhà tâm lí học, tơi cũng xin liên hệ với những
câu ca dao, tục ngữ để làm rõ các câu hỏi trên. Đồng thời tôi cũng xin chỉ ra
các điểm tương đồng giữa quan điểm của các nhà tâm lí học với quan niệm
của ông cha ta ngày xưa. Hi vọng một phần nào đó để các bạn có thể hiểu
hơn về sự đúng sai của các quan niệm đối với vấn đề hình thành và phát
triển tâm lí của con người.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: ca dao, dân ca Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: quan niệm về sự phát triển tâm lý trẻ em.
3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài.
Giúp bản thân hiểu sâu sắc những quan niệm về tâm lý trong đời sống
dân dã, thấy cái hay cái đẹp, cái đúng, cái sai trong các câu ca dao, dân ca.
Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các sinh viên trong
q trình học tập mơn Tâm lý học đại cương.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Chỉ ra mối liên hệ giữa các câu ca dao, dân ca với các học thuyết của
tâm lý học. Chỉ rõ cái đúng, cái sai của các quan niệm về tâm lý trong các
câu ca dao, dân ca.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài vận dụng hệ phương pháp: phân tích, so sánh…

4


B. NỘI DUNG.
Thế giới tâm lý của con ngưới vô cùng kì diệu và phong phú được lồi
người quan tâm và nghiên cứu cùng với sự hình thành và phát triển nhân
loại. Từ những hiện tượng đầu tiên sơ khai về hiện tượng tâm lí, tâm lí học
đã hình thành, phát triển không ngừng và ngày càng giữ một vai trị quan
trọng trong nhóm các khoa học về con người. Đây là một khoa học có ý
nghĩa to lớn trong việc phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực đời
sống xã hội. Cũng từ khi tâm lí học phát triển mạnh mẽ với tư cách là một
khoa học độc lập thì đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề địi hỏi sự nghiên
cứu tâm lý có tính chất riêng biệt, khiến cho các ngành tâm lý học ứng dụng
cũng được phát sinh.
I. Một số khái niệm cơ bản về tâm lí học.
1. Khái niệm tâm lý.
Trong Tiếng Việt thuật ngữ “Tâm lí”, “tâm hồn” đã có từ lâu. Từ điển

Tiếng Việt (1988) định nghĩa một cách tổng quát: “tâm lí là ý nghĩ tình
cảm…. làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người”.
Tâm lí bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xẩy ra trong đầu óc
con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người.
Các hiện tượng tâm lí đóng vai trị quan trọng đặc biệt trong đời sống của
con người, trong quan hệ giữa con người với con người trong xã hội loài
người.
2. Tâm lý học.
Tâm lý học là một ngành khoa học, chuyên nghiên cứu về bản chất,
quy luật nảy sinh hình thành, tồn tại và phát triển của các hiện tượng tâm lý
người (rộng ra thì cả động vật )
5


Tâm lý học như là một khoa học thực sự phát triển khi Wilhelm
Wundt tạo ra một phịng thí nghiệm tâm lý học ở Leipzig, Đức. Wundt đã
quan tâm đến việc học một trường tư tưởng được gọi là structuralism đó bao
gồm việc mơ tả các cơ cấu tạo nên cái tâm. Đây là trường tư tưởng phụ
thuộc chủ yếu vào phân tích các cảm giác và cảm giác thơng qua một quá
trình mẫn. Theo Wundt, nếu người được đào tạo đúng cách, họ sẽ có thể
vạch ra các quá trình tâm thần xảy ra khi họ cảm nhận, suy nghĩ hoặc ý thức
sự vật.
3. Khái niệm trẻ em.
Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ
là “mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em,
tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn”. Về mặt sinh học, một đứa trẻ là
bất kỳ ai trong giai đoạn phát triển của tuổi thơ ấu, giữa sơ sinh và trưởng
thành.
II. Một số quan niệm sai lầm về sự hình thành và phát triển tâm lí ở
con người.

Quan niệm duy tâm coi sự phát triển tâm lí chỉ là sự tăng lên hoặc
giảm đi về số lượng của các hiện tượng đang được phát triển, mà khơng có
sự chuyển biến về chất lượng . Ví dụ: họ coi sự phát triển tâm lý ở trẻ em là
sự tăng số lượng từ của trẻ, tăng tốc độ hình thành kĩ xảo, tăng thời gian tập
trung chú ý hay khối lượng tri thức được giữ lại trong trí nhớ…Sự tăng về số
lượng của các hiên tượng tâm lý có ý nghĩa nhất định trong sự phát triển của
trẻ nhưng không thể giới hạn toàn bộ sự phát triển tâm lý của trẻ em vào
những chỉ số ấy.
Từ đó những người theo quan niệm này nhìn nhận khơng kém sai lầm
về nguồi gốc của sự phát triển tâm lý. Quan niệm này xem sự phát triển của
mỗi một hiện tượng như là một quá trình diễn ra một cách tự phát. Sự phát
6


triển diễn ra dưới ảnh hưởng của một sức mạnh nào đó mà người ta khơng
thể điều khiển được. Khơng thể nghiên cứu được, không thể nhận thức được.
Các quan niệm sai lầm này được biểu hiện rõ ràng ở thuyết tiền định,
thuyết duy cảm, thuyết hội tụ hai yếu tố…
1. Quan niệm của Thuyết tiền định về sự phát triển tâm lí ở người.
Ngay từ thời xa xưa cha ông ta đã có câu nói rằng : Cha mẹ sinh con
trời sinh tính hay là câu sinh con há dễ sinh lòng. Nhiều người đã cho rằng
việc phát triển tính cách của trẻ là hiện tượng bẩm sinh. Do một thế lực siêu
nhiên nào đó ban tặng. Tất cả qúa trình lao động học hỏi đều khơng liên
quan đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Đó giống như là một bản
năng của con người khơng gì có thể thay đổi được. Ta có thể thấy rằng tính
cách của con người ln có hai tính cách là : thiên tính (Tính cách tự nhiên –
bẩn sinh) và Nhân tính (tính cách được hình thành trong q trình hoạt động
của mỗi người). Thiên tính là những tính cách được hình thành do ảnh
hưởng bởi các yếu tố sinh học được hình thành ngay từ trong bụng mẹ. Có
người có tính cách nóng nẩy, có người trầm(hiền)… Nhưng tất cả tính cách

này đều sẽ bị thay đổi. Những người trầm tính nhưng do mơi trường giáo
dục hoạc tác động xấu của xã hội, có thể làm họ trở nên nóng nẩy là do phản
ứng mang tính đối kháng tự nhiên, hay là những người sinh ra có thiên tính
nóng nẩy nhưng nếu được giáo dục tốt có thể tự biết kiềm chế để giảm đi sự
nóng nẩy vốn có. Vì vậy, trong câu nói cha mẹ sinh con trời sinh tính là chưa
chính xác. Ta chỉ có thể nói tính cách bẩn sinh chỉ là tính cách ban đầu. Qua
quá trình hoạt động và do tác động của mơi trường nó hồn tồn có thể bị
thay đổi.
Ngồi ra những người theo thuyết tiền định cũng coi sự phát triển tâm
lí là do các tiềm năng sinh vật gây ra và con người có tiềm năng đó ngay từ
khi ra đời. Mọi đặc điểm tâm lý chung và có tính chất cá thể đều là tiền định,
7


đều có sẵn trong cấu trúc sinh vật và sự phát triển chỉ là q trình trưởng
thành, chín muồi của những thuộc tính đã có sẵn ngay từ đầu và được quyết
định trước bằng con đường di truyền này.
Có hai hình thức quan niệm trong thuyết tiền định dó là : thuyết tiền
định siêu nhiên và thuyết tiền định sinh học.
1.1. Quan điểm của thuyết tiền định siêu nhiên về sự phát triển tâm lí
của trẻ và một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện quan điểm của
nhân dân ta trong vấn đề này.
Coi sự phát triển tâm lí trẻ được quyết định bởi lực lượng siêu nhiên
nào đó. Trước sức mạnh siêu nhiên đó con người là một thực thể thụ động,
bất lực, khơng có sự nỗ lực của bản thân. Quan niện này cũng được thể hiện
trong tục ngữ và ca dao Việt Nam. Tất cả mọi việc họ đều đổ lỗi cho một lực
lượng siêu nhiên nào đó và dựa vào đó để giải thích các hiên tượng tâm lí
của con người như câu Ngẫm sao mn sự tại trời hay Sinh con há dễ sinh
lịng.
Dựa vào đặc điểm của quan niệm trên. Ta có thể nêu được hang loạt

các câu ca dao tương tự. Nó cũng thể hiện các quan niêm gần giống với
thuyết tiền định siêu nhiên.
Có thể nói các nhà tâm lí học và ơng cha ta có những nhận xét như
vậy là hồn tồn sai lầm. Đó chỉ là thời kì khoa học chưa phát triển và họ
chưa có cách giải thích các hiện tượng tâm lí bằng các chứng minh khoa học
và khi đó họ đã nghĩ ra một lực lượng siêu nhiên nào đó có những năng lực
siêu phàm tạo ra và làm ra tất cả. Và đó là cách để mọi người giải thích cho
nhưng điều mà họ chưa biết. Do cho rằng sự phát triển tâm lí của trẻ là tư
nhiên, la tất yếu nên mới có những câu tục ngữ như: Cha mẹ sinh con trời
sinh tính. Họ cho rằng sự hình thành nhân cách, phẩm chất, tâm lí của trẻ là
do một lực lượng siêu nhiên mà mọi người gọi là “trời” điều khiển. Chính
8


những quan niệm như vậy làm cho con người có tính phó mặc. Họ cho rằng
khơng gì có thể thay đổi được bản tính của con người vì nó mang tính chất
bẩn sinh giống như câu tục ngữ của cha ơng ta đã nói rằng Giang sơn khó
đổi, bản tính khó rời. Nhưng thực tế thì hồn tồn ngược lại với sự cố gắng
của con người người ta có thể làm thay đổi được cả thể giới. Mỗi ngày
chúng ta đều phải học hỏi chau dồi thêm kiếm thức, để rút ra nhũng kinh
nghiệm cho bản thân và ngày càng hồn thiện nhân cách của mình hơn nữa.
Đó là điều mà ai ai cũng phải làm. Vì thế người ta mới nói nhân cách được
hồn thiện trong suốt q trình sống của con người.
1.2. Quan niệm của thuyết tiền định sinh học về sự phat triển tâm lí
của trẻ và một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện quan điểm của
nhân dân ta xoay quanh vấn đề này.
Thuyết tiền định sinh học lại cho rằng mỗi một con người sinh ra đều
mang sẵn một tiềm năng phát triển do các thế hệ trước truyền lại. Sự phát
triển tâm lí là sự bộc nộ các tiềm năng này. Cũng có nghĩa là nhân cách,
phẩm chất của con người được quyết định bởi sự di truyền sinh học. Cha mẹ

như thế nào thí con cái sẽ như thế đó. Như câu tục ngữ cha nào con nấy ;nịi
nào giống ấy. Chính vì vậy mà trong xã hội ngày xưa thường xuất hiện các
quan niệm mang tính chất quan niêu như lấy vợ xem tơng, lấy chồng xem
giống , rồi có những câu thì lại nói rằng con nhà tơng khơng giống lơng thì
cũng giống cánh; Họ nhà khoai khơng ngứa cũng lăn tăn.
Cũng có những người theo thuyết tiền định thường thể hiện dưới hình
thức mềm dịu hơn, ở chỗ đề cập đến ý nghĩa của yếu tố môi trường. Nhưng
theo họ môi trường chỉ là ”yếu tố điều chỉnh”, “yếu tố thể hiện” một nhân tố
bất biến nào đó ở trẻ. Nhà tâm lý học Mỹ E. Toocđai cho rằng :”tự nhiên ban
cho mỗi người một vốn nhất định, giáo dục cần phải làm bộc lộ vốn đó là
vốn gì và phải sử dụng nó bằng phương tiện tơt nhất”. Và “vốn tự nhiên ” đó
9


đặt ra giới hạn cho sự phát triển, cho nên một bộ phận học sinh tỏ ra không
đạt được kết quả nào đó ”dù giảng dạy tốt” số khác lại tỏ ra có thành tích dù
“giảng dạy khơng tốt”. Như vậy vai trò của giáo dục đã bị hạ thấp. Giáo dục
chỉ là nhân tố bên ngồi có khả năng tăng nhanh hoặc kìm hãm quá trình bộc
lộ những phẩm chất tự nhiên, bị chế ức bởi tính di truyền.
Như vậy cả quan niệm thuyết tiền định và quan niệm của ông cha ta
đều cho rằng sự phát triển tâm lí của trẻ được quyết định sẵn ngay từ khi đứa
trẻ mới sinh ra. Tính cách của cha mẹ như thế nào sẽ quyết định tính cách
của con cái mình như thế. Như câu ca dao : Cha anh hùng con hảo hán. Có
nghĩa là bỏ qua yếu tố giáo dục và yếu tố môi trường nhưng trên thực tế đã
chứng minh rằng vào những năn 1920 tại Ấn Độ một mục sư tên là Singh đã
phát hiện ra 2 trẻ em trong một lần đến một làng hẻo lánh giảng đạo. Đó là
hai bé gái , đứa lớn tầm tám tuổi và đứa nhỏ tầm một tuổi rưỡi. Chúng được
mục sư đưa về nuôi ở cô nhi viện. Mặc dù được ni nấng và chăm sóc rất
nhiệt tình nhưng chúng vẫn khơng thể bỏ được tính sói. Chúng gần như đi
ngủ suốt ngày và đi tìm thức ăn lúc chang vạng tối. Chúng làm mọi người rất

kinh ngạc khi chạy bằng cả bốn chi, thỉnh thoảng lại hú lên những tiếng sói
và lẩn tránh ánh sáng mặt trời. Đơi mắt chúng nhìn trong bóng tối có vẻ tinh
nhanh hơn mắt thường. Chúng uống nứơc bằng lưỡi và có ý thích ăn thịt
sống – kể cả thịt đã thối rữa hơn là rau quả và thức ăn làm từ ngũ cốc chúng
tránh làm bạn với người nhưng lại thích chơi với lũ chó trong cơ nhi viện.
Sau một thời gian đứa lớn chết vì bệnh lị cịn đứa nhỏ 10 năm sau cũng qua
đời. Trong suốt 10 năm chăm sóc ni dạy, đứa trẻ tập được nhiều tính
người nhưng thỉnh thoảng nó vẫn muốn chốn chạy vào rừng. Khơng chỉ có
chuyện về hai bé gái người sói ở Ấn Độ mà trên thế giới cũng còn nhiều
trường hợp tương tự như vậy.

10


Qua câu chuyện về 2 cơ bé gái người sói ta thấy rằng môi trường và
giáo dục cũng là những nhân tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển tâm
lí của con người những nhân tố đó khơng thể coi nhẹ bất kì nhân tố nào
được. Ta chỉ có thể nói rằng nhân tố di truyền co vai trị tiền đề để phát triển
tâm lí trẻ, thì nhân tố môi trường như là điều kiện để phát triển tâm lí trẻ,
nhân tố giáo dục là nhân tố chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lí
ở trẻ. Và nhân tố quyết định chính là hoạt động của bản thân mỗi người.
Cũng như một thực tế khác ta thấy rằng : Nếu như 2 anh em song sinh
tức là có nguồn gen di truyền giống nhau nhưng một người sống và làm việc
tại Pháp còn một người sống và làm việc tại Việt Nam. Ta cũng có thể nhận
thấy sự khác biệt rõ rệt về sự phát triển tâm lí và nhân cách của 2 người mặc
dù hình dáng bên ngồi có thể giống nhau. Đặc biệt ở mỗi nơi lại có một nền
giáo dục và phương pháp giáo dục khác nhau nên cũng hình thành nên
những con người khác nhau phù hợp với từng hoàn cảnh và môi trường sống
của mỗi người. Do sự tự nhận thức và q trình tự học của mỗi người là
khơng giống nhau nên kết quả thu được của 2 người cũng là khác nhau.

Chính điều đó đã bác bỏ quan niêm của E. Toocđai đã kết luận; “Tự nhiên
ban cho mỗi người một vốn nhất định, giáo dục cần phải làm bộc nộ vốn đó
là vốn gì và sử dụng nó bằng phương tiện tốt nhất”. Và “vốn tự nhiên” đó đã
đặt ra cho sự giới hạn của sự phát triển cho nên là một bộ phận học sinh tỏ ra
không đạt được kết quả nào đó “dù giảng dạy tốt”, số khác lại tỏ ra có thành
tích “dù giảng dậy tồi ”. Và qua đó ta cũng nhận thấy được sự nhận thức sai
lầm của ông cha ta. Những điều mà ơng cha ta quan niệm chỉ là một góc độ,
một khía cạnh của vấn đề chưa đi sâu vào phân tích từng khía cạnh nhỏ của
vấn đề. Chính điều đó đã dẫn đến những quan niệm sai lầm về sự phát triển
tâm lí ở người.

11


Ngay đến cả các nhà sinh vật học hiện đại đã chứng minh rằng, bản
thân di truyền cũng bị biến đổi dưới tác động của môi trường và của hoạt
động cá thể. Mặt khác cơ thể sống càng ở mặt cao của sự tiến hóa thì tính
biến dị đảm bảo cho sự thích ứng của nó đối với điều kiện sống và kinh
nghiệm cá thể càng đóng vai trị lớn hơn. Ngoài ra riêng đối với con người,
điếu kiện xã hội và kinh nghiêm xa hội đóng vai trị rất lớn trong sự phát
triển tâm lí.
Cuối cùng các nhà sinh vật học hiện đại cũng đã đi đến kết luận: di
truyền đóng vai trị đáng kể trong sự hình thành và phát triển tâm lí con
người, bởi vì chính di truyền tham gia vào sự thành công những đặc điểm
giải phẫu và sinh lí của hệ thần kinh – cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm
lí. Song lý thuyết di truyền học hiện đại và các cơng trình nghiên cứu thực
nghiệm chỉ cho phép ta khảng định vai trò tiền đề của di truyền trong sự phát
triển cá nhân.
Như vậy ta thấy rằng quan niệm của ông cha ta cũng như quan điểm
của các nhà tâm lí học theo thuyết tiền định sinh học lá sai lầm. Tâm lí của

con người khơng chỉ được hình thành bởi tác động của yếu tố di truyền, mà
còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác nữa và cũng khơng có một lực
lượng siêu nhiên nào có thể quyêt định đến việc hình thành nên tính cách
của trẻ. Mà quan trọng nhất chính là sự tự ý thức và q trình hoạt động của
trẻ.
2. Quan niệm của thuyết duy cảm về sự phat triển tâm lí của trẻ và
một số câu ca dao tục ngữ phản ánh quan niện của nhân dân ta về
vấn đề này.
Đối lập với thuyết tiền định, thuyết duy cảm giải thích sự phát triển
tâm lí của con người bằng những tác động của môi trường xung quanh. Theo
những người thuộc trường phái này thì mơi trường là yếu tố tiền định sự
12


phát triển tâm lí ở người, vì thể muốn nghiên cứu con người chỉ cần phân
tích yếu tố cấu trúc môi trường của họ. Tức là môi trường xung quanh như
thế nào thì nhân cách con người, cơ chế hành vi, những con đường phát triển
của hành vi sẽ như thế đó. Nhưng các nhà tâm lý học tư sản lại hiểu mơi
trường xã hội một cách siêu hình, coi môi trường xã hội là bất biến, quyết
định trước số phận con người, còn con người được xem là đối tượng thụ
động trước ảnh hưởng của môi trường.
Ngay như trong dân gian cha ơng ta cũng có câu gần mưa thì đen gần
đèn thì rạng hay là ở ống thì dài, ở bầu thì trịn. Đây như là một bài học
một kinh nghiệm sống của ông cha ta, ông cha ta thường mượn những hình
ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình, mực có mầu
đen nếu ta sử dụng khơng cẩn thận sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng
cho những cái xấu xa những điều khơng tốt đẹp. Cịn đèn là vật phát ra ánh
sáng để soi tỏ những thứ xung quanh. Đến gần đền thì ta được soi sáng. Đèn
tượng trương cho những cái tốt đẹp. Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta nếu
giao du với người xấu ta sẽ tiêm nhiễm những thói hư tật xấu, ngược lại nếu

ta quan hệ với người tốt sẽ học tập được những đức tính tốt. Trong ca dao
Việt Nam cũng có những câu ca dao mang nội dung giáo dục gần giống như
vậy.
Thói thường gần mực thì đen
An hem bạn hữu phải nên chọn người
Ngững người lêu lổng chơi bời
Cũng là lười biếng ta thời tránh xa.
Hay là câu :
Một vũng nước trong con cá vùng cũng đục
13


Dầu đỏ như cục son tầu, gần mực cũng đen.
Ta khơng khảng định rằng những câu ca dao đó sai mà nó chưa thật
chính xác. Ơng cha ta chỉ đứng ở một góc độ nào đó để suy xét mọi việc nên
chưa có những kết luận chính xác nhất. Ta thấy rằng không phải ai cũng dễ
dàng bị lôi kéo vào mơi trường xấu. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn
lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương
thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong mơi trường khơng mấy tốt
đẹp mà vẫn giữ mình khơng xa ngã. Mơi trường càng xấu xa thì phẩm chất
của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Đúng là Gần bùn mà chẳng
hôi tanh mùi bùn.
Trên thực tế ta nhận thấy thuyết duy cản cũng sai lầm khơng kém gì
thuyết tiền định. Nếu nói như thuyết duy cảm những con người sống cùng
một mơi trường giống nhau thì sẽ có nhân cách rồi hành vi ứng xử giống
nhau nhưng ta nhận thấy một điều là điều đó khơng thể xẩy ra được. Trong
cùng một tập thể lớp có cùng một cơ giáo giảng bài, nhưng học lực của các
ban trong lớp là không giống nhau có người thì học giỏi về các mơn tự nhiên
cịn có người lại học giỏi các mơn bên xã hội. Không chỉ đối với các học
sinh và đối với những người làm việc trong cùng một công ti cũng vậy, ln

ln có sự phân biệt về trình độ làm việc. Có những người xuất sắc nhưng
cũng có nhưng người trung bình. Vì vậy khơng thể nói rằng chỉ cần mơi
trường giống nhau là sẽ có nhân cách và hành vi giống nhau như thuyết duy
cảm đã kết luận được.
Ngay như anh em trong một gia đình có cùng một môi trường, cùng
nhận được sự yêu thương của bố mẹ nhưng tâm lý, tính cách, cách giải quyết
các tình huống và hành vi thể hiện là không giồng nhau. Mặc dù hình dáng
bề ngồi họ có thể là giống nhau.
14


Quan điểm này còn xuất hiện ở nước Anh, coi trẻ con như “tờ giấy
trắng” hoặc “tấm bảng sạch sẽ”. Sự phát triển tâm lí của trẻ hồn tồn phụ
thuộc vào tác động bên ngoài, do vậy người lớn muốn vẽ trên tờ giấy đó cái
gì thì nó nên như thế…
Có thể nói trong ca dao, tục ngữ của người Việt Nam cũng đã có
những quan niện gần giống với những quan niên của thuyết duy cảm. Tức là
coi trọng yếu tố môi trường coi yếu tố môi trường là yếu tố tiền định để phát
triển tâm lí ở người.Nhưng ta nhận thấy rằng nói như vậy là chưa đúng, là
coi nhẹ yếu tố giáo dục và yếu tố hoạt đơng của trẻ. Có những điều được
hình thành lên là do q trình trẻ họat động, trẻ chơi các trị chơi thơng qua
đó trẻ học được cách làm sao để thực hiện trị chơi đó là tốt nhất.
Đúng như vậy chưa chắc một người có mơi trường sống tốt đã có
nhân cách, hành vi ứng xử tốt. Ta thấy rằng có rất nhiều gia đình khá giả, có
điều kiên tốt về kinh tế, đời sống vật chất đầy đủ và có đủ điều kiện để học
tập tốt nhưng chính những người đị lại rơi vào tình cảnh ăn chơi xa đọa,
nghịên ngập, hút trích, khơng chịu học hành dẫn đến chộm cắp. Nhưng
nguợc lại có những người gia đình hồn cảnh khó khăn thậm chí khơng có
tiền để đi học, nhưng họ vẫn bươn trải ngoài cuộc sống, tự lập, tự kiếm tiền
để đi học và còn là học sinh giỏi. Hàng năm nhà nước ta đã trao hàng nghìn

phần quà dành cho nhưng tấm gương học sinh nghèo vươt khó, hoặc là học
sinh có hồn cảnh khó khăn. Vậy chúng ta không thể dựa vào yếu tố môi
trường để quyết định đến tâm lí, nhân cách, hành vi của người đó được. Mà
ta chỉ có thể kết luận yếu tố môi trường là điều kiện cần để phát triển tâm lí
của trẻ mà thơi.
Có thể nói những câu tục ngữ những câu ca dao của ông cha ta là một
lời khuyên sâu sắc, Câu tục ngữ giúp cho mọi người có cái nhìn đứng đắn
hơn về mối quan hệ giữa mơi trường xã hội với việc hình thành nhân cách
15


của bản thân. Nó giúp cho mọi người có tinh thần cảnh giác trong việc tiếp
xúc với ban bè và cảnh giác trước những tác động tiêu cự của môi trường
xung quanh sao cho bản thân mình “gần mực” mà khơng đen, “gần đèn” thì
tỏa sáng. Để làm được điều đó là hồn tồn phụ thuộc và bản thân, lí trí và
hoạt động của riêng mỗi người.
3. Quan điểm của thuyết hội tụ hai yếu tố về vấn đề phát triển tâm lí
của trẻ và một số câu ca dao thể hiên quan niệm của nhân dân ta
trong vấn đề này.
Những người theo thuyết này tính tới tác động của hai yếu tố (môi
trường và di truyền) khi nghiên cứu trẻ em. Nhưng họ lại hiểu về tác động
của hai yếu tố đó một cách máy móc, dường như sự tác động qua lại của
chúng quyết định trực tiếp quá trình phát triển, trong đó di truyền giữ vai trị
quyết định và môi trường là điều kiện để biến những đặc điểm tâm lí đã có
sẵn thành hiện thực.
Theo họ, sự phát triển là sự chín muồi của những năng lực, những nét
tính cách, những hứng thú và sở thích… mà trẻ sinh ra đã có. Những nét và
những đặc điểm tính cách… do cha mẹ hoặc tổ tiên truyền lại cho thế hệ sau
dưới dạng có sẵn, bất biến. Trong đó nhịp độ và giới hạn của sự phát triển là
tiền định.

Một số người theo thuyết này có thể đề cập tới ảnh hưởng của môi
trường đối với tốc độ chin muồi của năng lực và nét tính cách được truyền
lại cho trẻ. Nhưng môi trường không phải là toàn bộ những điều kiện và
hoàn cảnh mà đứa trẻ sống, mà chỉ là gia đình của trẻ. “Mơi trường đó được
coi là cái gì đó riêng biệt, tách rời khỏi tồn bộ đời sống xã hội. “Mơi trường
xung quanh” đó thường xuyên ổn định, ảnh hưởng một cách định mệnh tới
sự phát triển của trẻ. Tác động của môi trường cũng như ảnh hưởng của yếu
tố sinh vật (di truyền) định trước sự phát triển của trẻ, không phụ thuộc vào
16


hoạt động sư phạm của nhà giáo dục, vào tính tích cực ngày càng tăng của
trẻ.
Thuyết hội tụ hai yếu tố cũng sai lầm khơng kém gí thuyết tiền định và
thuyết duy cảm. Tính chất máy móc siêu hình của các quan niêm này đều bị
phê phán. Một số công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học tư sản tiến
hành trên những trẻ sinh đôi cùng trứng, nhằm cố chứng minh vai trị của
tính di truyền trong sự hình thành các phẩm chất tâm lí. Nhằm chống lại các
quan điểm tư sản nói trên, những thí nghiêm trên trẻ sinh đôi cùng trứng do
V.N .Conbanovxki, A.R. Luria, A.N. Mireenova tiến hành ở Liên Xô trước
đây đã chỉ rõ: Với cơ sở bẩn sinh giống nhau, tùy thuộc vào phương pháp
giảng dậy, các trẻ cùng trứng thu được những kết quả khác nhau trong một
số hoạt động sáng tạo khác nhau. Những kết quả nghiên cứu tương tự của
nhà tâm lí học người Pháp R. Razjo trên trẻ sinh đơi cùng trứng đã giáng
một địn váo lí luận về tính bẩn sinh của các đặc điểm tâm lí.
III. Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển của trẻ em và
một số câu ca dao tục ngữ thể hiện đồng quan niện với vấn đề
này.
1. Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển của trẻ em.
Nguyên lý phát triển trong triết học Mác_Lênin thừa nhận sự phát triển

là quá trình biến đổi của sự vật từ thấp đến cao,từ đơn giản đến phức tạp đó
là một q trình tích luỹ dần về số lượng dẫn đến sự thay đổi về chất lượng,
là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ, do sự đấu tranh giữa các mặt
đối lập nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng
Quan điểm Mác xít này được vận dụng để xem xét sự phát triển tâm lý
trẻ em. Bản chất của sự phát triển tâm lý trẻ em không phải là sự tăng giảm
về số lượng, mà là một quá trình biến đổi về chất lượng tâm lý. Sự thay đổi
về lượng của các chức năng tâm lý dẫn đến sự thay đổi về chất và đua đến sự
hình thành cái mới một cách nhảy vọt.
Sự phát triển tâm lý gắn liền với sự xuất hiện những đặc điểm mới về
chất _những cấu tạo tâm lý mới ở nhũng giai đoạn lứa tuổi nhất định (ví dụ,
cho nhu cầu tự tập ở trẻ lên 3...)
17


Trong các giai đoạn phát triển khác nhau, có sự cải biến về chất của
các quá trình tâm lý trẻ em là một quá trình tâm lý và quá trình nhân cách
trẻ.
Xét trong toàn cục, phát triển là một quá trình kế thừa. Sự phát triển
tâm lý trẻ em là một q trình trẻ em lĩnh hội nền văn hố xã hội của lồi
người.
Bằng lao động của mình, con người ghi lại kinh nghiệm năng lực ...
trong các công cụ sản xuất , các đồ dùng hàng ngày, các tác phẩm văn hố
nghệ thuật..., con người đã tích luỹ kinh nghiệm thục tiễn xã hội của mình
trong các đối tượng do con người tạo ra và các quan hệ con người với con
người. Ngay từ khi ra đời đứa trẻ đã sống trong thế giói đối tượng và nhũng
quan hệ đó. Đứa trẻ đã sống trong thế giới đối tượng và những quan hệ đó .
Đứa trẻ khơng chỉ thích nghi với thế giới đồ vật và hiện tượng do con người
tạo ra, mà cịn lĩnh hội thế giới đó. Đứa trẻ đã tiến hành nhũng hoạt động căn
bản tương ứng với những hoạt động mà trước đó lồi người đã thể hiện trong

đồ vật, hiện tượng . Nhờ cách nó lĩnh hội được những năng lực đó cho
mình . Qúa trình đó là q trình tâm lý trẻ phát triển.
Như vậy, phát triển tâm lý ,là kết quả hoạt động của chính đứa trẻ với
những đối tượng do lồi người tạo ra
Nhưng đứa trẻ không tự lớn lên giữa mơi trường. Nó chỉ có thể lĩnh
hội kinh nghiệm xã hội khi có vai trị trung gian của người lớn. Nhờ sự tiếp
xúc với người lớn và hướng dẫn của người lớn mà những quá trình nhận
thức, kĩ năng, kĩ xảo và cả những nhu cầu xã hội của trẻ được hình thành.
Người lớn giúp trẻ nắm được ngơn ngữ, phương thức hoạt động...
Những biến đổi về chất trong tâm ly sẽ đưa đứa trẻ từ lứa tuổi này
sang lứa tuổi khác. Bất cứ một mức độ nào của trình độ trước cũng là sự
chuẩn bị cho trình độ sau. Yếu tố tâm lý đầu ở vị trí thứ yếu, sau chuyển
sang vị trí chủ yếu.
Tóm lại sự phát triển tâm lý của trẻ đầy biến động và diễn ra cục kì
nhanh chóng. Đó là một q trình khơng phẳng lặng , mà có khủng hoảng và
đột biến. Chính hoạt động của đứa trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn làm
cho tâm lý của nó được hình thành và phát triển.
Nhưng các nhà tâm lý học Mác xít cũng thừa nhận rằng, sự phát
triển tâm lý chỉ có thể xảy ra trên nền của một vật chất nhất định ( một cơ
thể người với những đặc điểm bẩm sinh , di truyền của nó ) . Trẻ em sinh ra
với những đặc điểm bẩm sinh, di truyền nhất định . Vì vậy sự phát triển tâm
lý của mỗi người dụa trên cơ sở vật chất riêng. Sự khác nhau này có thể ảnh
hưởng tới tốc độ, đỉnh cao ... của các thành tựu con người cụ thể trong một
lĩnh vực nào đó , có thể ảnh hưởng tới con đường và phương thức khác nhau
của sự phát triển các thuộc tính tâm lý ... Chúng là tiền đề, điều kiện cần
18


thiết để phát tiên tâm lý, những điều kiện đó khơng quyết định sự phát triển
tâm lý , nó có trở thành hiện thực hay khơng cịn phụ thuộc vào một tổ hợp

những yếu tố khác nữa.
2. Một số câu ca dao tục ngữ thể hiện quan điểm duy vật biện chứng
về sự phát triển của trẻ em.
Ngay từ thời xa xưa ơng cha ta đã nói rằng : Đi một ngày đàng học
một sàng khôn hay là đi một buổi chợ học một mớ khôn ý muốn khuyên dạy
rằng, muốn hiểu biết nhiều, muốn nên người, có kiến thức rộng phải đi
nhiều, phải học hỏi nhiều, đi đây đi đó, tiếp xúc với nhiều người để nâng cao
tri thức của cuộc sống mở rộng tầm nhìn tầm hiểu biết của bản thân mình,
ngày càng hồn thiện nhân cách hơn nữa. Như vậy ta thấy rằng qua giao tiếp
và qua hoạt động của chính bản thân mình sẽ giúp cho mình càng ngày càng
hồn thiện hơn. Đó chính là q trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp mở rộng vốn kiến thức để tạo nên những thành quả vượt bậc
giúp con người hình thành nên nhân cách cao đẹp.
Trong nguyên lí phát triển trong triết học Mac – Lenin cũng đã thừa
nhận, sự phát triển là quá trình biến đổi về sự vật từ thấp đến cao, tứ đơn giải
đến phức tạp. Đó là một q trình tích dần về số lượng dẫn dền sự thay đổi
về chất lượng, là quá trình nẩy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ do sự đấu tranh
giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân sự vật hiên tượng.
Sự học hỏi của bản thân và dạy dỗ của thầy giáo càng ngày càng được
coi trọng. Ông cha ta đã có câu dốt kia thì phải cậy thầy / Vụng kia cậy thợ
thì mày làm lên. Ta có thể thấy rằng xét trong tồn cục, phát triển là một q
trình kế thừa. Sự phát triển tâm lí là một q trình trẻ em lĩnh hội nền văn
hóa xã hội của lồi người.
Bằng lao động của mình, con người ghi lại bằng kinh nghiệm năng
lực…trong các công cụ lao động sản xuất, các đồ dùng hàng ngày, các tác
19


phẩm văn hóa nghệ thuật…con người đã tích lũy các kinh nghiệm xã hội
trong các đối tượng do con người tạo ra trong đó co rất nhiều các kinh

nghiệm khác nhau mà ông cha ta đã đúc rút thành kinh nghiêm mà nghi lại
như : Kinh nghiêm về trồng lúa là Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống ,hay
là Ra đi anh có dăn dị / ruộng sâu cấy trước ruộng gò cấy sau, kinh nghiệm
về thời tiết Nửa đêm sao sáng mây cao / Triệu trời nắng gắt nắng gào
chẳng sai.hay là anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ
đần….Ngay từ khi ra đời đứa trẻ đã sống trong thế giới đối tượng và những
quan hệ đó. Đứa trẻ khơng chỉ thích nghi với với thế giới đồ vật và hiện
tượng do con người tạo ra, mà còn lĩnh hội thế giới đó thơng qua những kinh
nghiệm mà ơng cha ta đã truyền lại. Đứa trẻ đã tiến hành những hoạt động
căn bản tương ứng với các hoạt động mà trước đó loài người đã thể hiện vào
trong đồ vật, hiện tượng. Nhờ cách đó nó lĩnh hội được những năng lực cho
mình. Đúng vậy khi một đứa trẻ sinh ra nó chưa có nhận thức thơng qua q
trình dậy dỗ và chỉ bảo nó đã dần dần trưởng thành và nhân biết được thế
giới xung quanh mình. Khơng những thế dần dần nó khơng chỉ nhận biết
được thế giới khách quan một cách đơn thuần mà con biết phân tích các sự
vật và tính đúng sai của nó. Q trình đó là q trình tâm lí trẻ phát triển.
Như vậy, phát triển tâm lí là kết quả của hoạt động và q trình học
hỏi của chính đứa trẻ với những đối tượng do lồi người tạo ra. Ơng cha ta
cũng từng có câu Dốt đến đâu học lâu cũng biết. Thơng qua q trình học
tập và hoạt đơng của chính bản thân đứa trẻ sẽ làm cho chính nhân cách của
nó phát triển theo một kiểu riêng biệt. Đó cũng là lí do giải thích tại sao
trong một thế giới mn vạn người nhưng khơng có một người nào có tính
cách, tình cảm, hay tâm lí giống nhau.
Nhưng đứa trẻ khơng thể tự lớn lên giữa mơi trường. Nó chỉ có thể
lĩnh hội kinh nghiệm xã hội khi có vai trị trung gian của người lớn. Nhớ sự
20


tiếp xúc với người lớn và hướng dẫn của người lớn mà những quá trình nhận
thức, kĩ năng kĩ xảo và cả những nhu cầu xã hội của trẻ được hình thành.

Chính người lớn dã giúp cho trẻ nắm được ngôn ngữ, phương thức hoạt
động….Trong ca dao dân ca cũng có câu Khơng thày đố mày làm nên. Ta
thấy rằng vai trò của người lớn cũng như vai trò của người thầy là vơ cùng
quan trọng. Đó chính là mũi kim chỉ nam để soi đường cho sự phát triển của
trẻ. Nếu được sinh ra trong một môi trường tốt, thừa hưởng một nguồn gen
di truyền tốt nhưng không được giáo dục cẩn thận thì con người đó cũng
khơng thể hình thành nên một nhân cách tốt. Như vậy ta thấy rằng với sự
hoạt động nhiệt tình của mỗi bản thân cộng với sự giáo dục tốt sẽ làm cho
con người ngày càng hồn thiện nhân cách của mình hơn.
Những biến đổi về chất trong tâm lí sẽ đưa trẻ từ lứa tuổi này đến lứa
tuổi khác. Bất cứ một mức độ nào của trình độ trước cũng là sự chuẩn bị cho
trình độ sau. Yếu tố tâm lí lúc đầu ở vị trí thứ yếu, sau chuyển sang vị trí chủ
yếu.
Tóm lại, sự phát triển tâm lí của trẻ đầy biến động và diễn ra cực kì
nhanh chóng. Đó là một q trình khơng phẳng lặng, mà có khủng hoảng và
đột biến. Chính hoạt động của đứa trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn làm
cho tâm lí của nó được hình thành và phát triển. Nhưng các nhà tâm lí học
macxit cũng thừa nhận rằng sự phát triển tâm lí chỉ có thể xẩy ra trên nền
tảng của một cơ thể vật chất nhất định (một cơ thể người với những đặc
điểm bẩn sinh di truyền của nó). Mỗi trẻ em sinh ra với những đặc điểm bẩn
sinh di truyền nhất định. Vì vậy sự phát triển tâm lí của mỗi người dựa trên
những cơ sở vật chất riêng. Sự khác nhau này có thể ảnh hưởng tới tốc độ
đỉnh cao… của thành tựu của con người cụ thể trong một lĩnh vực nào đó, có
thể ảnh hưởng tới con đường và hình thức khác nhau của sự phát triển các
thuộc tính tâm lí… Chúng là tiền đề, điều kiện cần thiết để phát triển tâm lí
21


Nhưng những điều kiện đó khơng quyết định sự phát triển tâm lí, có trở
thành hiện thực hay khơng cịn phụ thuộc vào một tổ hợp những yếu tố khác.

C. KẾT LUẬN
Qua những chứng minh trên ta thấy rằng mặc dù các các quan niệm
của những người đại diện trên bề ngồi có vẻ khác nhau nhưng thực chất họ
đều có những sai lầm giống nhau trừ quan điểm duy vật biện chứng của tâm
lí học macxit.
Tất cả họ đều thừa nhận đặc điểm của tâm lí con người là bất biến,
tiền định, hoặc là do tiềm năng sinh vật di truyền, hoặc là do ảnh hưởng của
môi trường bất biến. Với quan niện như vậy thì trong trường hợp nào con em
của tầng lớp đặc quyền , đặc lợi cũng đều có trình độ phát triển tâm lí hơn
hẳn con em giai cấp bóc lột (do họ có tổ chức di truyền tốt hơn hoặc do họ
sống trong môi trường trí tuệ có tổ chức cao hơn). Điều đó khơng khác gì
quan niêm sai lầm của ơng cha ta Con Vua thì lai làm vua / con nhà kẻ khó
bắt cua ca ngày. Do vậy sự bất bình đẳng trong xã hội là tất nhiên, là hợp lí.
Các quan niệm này đã khơng đánh giá đúng vai trị của giáo dục. Họ
xem xét sự phát triển của trẻ một cách tách rời và không phụ thuộc vào
những điều kiện cụ thể mà trong đó q trình phát triển tâm lí đang diễn ra
họ đã phủ định tính tích cực riêng của cá nhân, coi thường những mâu thuẫn
biện chứng được hình thành trong q trình phát triển tâm lí. Coi đứa trẻ là
một thực thể tự nhiên, thụ động, cam chịu ảnh hưởng có tính quyết định của
yếu tố sinh vật hoặc môi trường… không thấy được con người là thực thể xã
hội tích cực, chủ động trước tự nhiên có thể cải tạo tự nhiên và bản thân để
phát triển nhân cách. Vì phủ nhận tính tích cực của trẻ nên khơng thể giải
thích được tại sao cùng một mơi trường xã hội lại hình thành nên những
22


nhân cách khác nhau về nhiều chỉ số, hoặc vì sao có những người giống
nhau về thế giới nội tâm, về nội dung và hình thức hành vi lại được hình
thành trong những mơi trường xã hội khác nhau.
Ta thấy rằng con người là chủ thể của hoạt động, chủ thể trước những

tác động của môi trường. Do vậy tác động bên ngồi quyết định tâm lí của
con người một cách gián tiếp thơn qua q trình tác động qua lại của con
người với môi trường, thông qua hoạt động của con người trong mơi trường
đó. Hơn nữa con người là một chủ thể tích cực có thể tự giác thay đổi được
chính bản thân mình – con người có thể tự giáo dục. Nhưng quá trình tự giáo
dục của trẻ khơng tách khỏi tác động của mơi trường. Nó được giáo dục kích
thích, hướng dẫn…và diễn ra trong quá trình đứa trẻ tác động qua lại tích
cực với những người xung quanh. Do vậy , những tác động như nhau, những
điều kiện bên ngồi như nhau có thể ảnh hưởng khác nhau đến trẻ …
Ngoài ra giáo dục, dạy học là yếu tố giữa vai trò chủ đạo trong sự phát triển
tâm lí của trẻ. Trẻ chỉ có thể lĩnh hội kinh nghiệm xã hội nhờ sự tiếp xúc với
người lớn. Nhưng sự tiếp xúc của trẻ với người lớn có hiệu quả tốt với điều
kiện sự tiếp xúc đó phải được tổ chức đặc biệt và chặt chẽ, nhất là trong quá
trình hoạt động sư phạm.
Như vậy ta thừa nhận rằng sự phát triển tâm lí là đầy biến động và
diễn ra cực kì nhanh chóng. Nó diễn ra trên nền của một cơ thể vật chất nhất
định (một cơ thể người với những đăc điểm bẩn sinh di truyền của nó). Nó
được xem như là yếu tố làm tiền đề cho sự phát triển tâm lí của trẻ. Nó được
diễn ra trong một mơi trường nhất định và nó như là diều kiện để phát triển
tâm lí. Ngồi ra việc phát triển tâm lí cịn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác. Trong đó yếu tố quan trọng nhất giữ vai trị quyết định là chính hoạt
động của bản thân đứa trẻ. Và được đặt bên cạnh yếu tố giáo dục một yếu tố
giữ vai trò chủ đạo như là yếu tố định hướng cho sự phát triển tâm lí của trẻ.
23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Tâm lí học đại cương. Nhà xuất
bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2007.
2. PGS Lê Văn Hồng (chủ biên), Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư

phạm.
3. Mã Giang Lân (Tuyển chọn và giới thiệu), Tục ngũ ca dao Việt
Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.
4. Nguyễn Cừ – Phan Trọng Thưởng – Nguyễn Thị Huế - Trần thị An
(biên soạn), Tuyển tập tục ngữ - ca dao Việt Nam.Nhà xuât bản Văn
học Hà Nội – 2001.
5. Nguyễn Xuân Kính – Phan Đăng Nhật (chủ biên) Kho Tàng Ca
Dao Người Việt, Nhà Xuất Bản văn hóa thơng tin Hà Nội 1995.

24



×