Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN BỨC TRANH NỀN KINH TẾ HÀN QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN CẦM QUYỀN CỦA PARK CHUNG HEE (1961 – 1979)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
--------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN
Đề tài:

BỨC TRANH NỀN KINH TẾ HÀN QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN
CẦM QUYỀN CỦA PARK CHUNG HEE (1961 – 1979)
Giảng Viên: TS. Trần Thị Thanh Vân- TS. Nguyễn Thị Kim Lân

Hà Nội 2021


MỤC LỤC
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Lí do chọn đề tài.................................................................................................................1
Mục đích nghiên cứu..........................................................................................................1
Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................1
Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................2
Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................................
Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................................
Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................



Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN………………………………...………………………………….3
1. Định nghĩa cầm quyền……………………………………………………………….….3
2. Phân loại cầm quyền…………………………………………………………………….3
3. Cơ sở tồn tại cầm quyền………………………………………………………………...4

Phần 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC DƯỚI SỰ CẦM QUYỀN
CỦA PARK CHUNG HEE (1961-1979)…………………………………………………...5
Chương 1: ĐIỀU KIỆN CẦM QUYỀN CỦA PARK CHUNG HEE…..………………….....5
1.1 Thâu tóm quyền bính về qn sự…………………………………………………….….5
1.2 Sự sụp đổ của nền Cộng hịa đại nghị non trẻ…………………………………………..6
1.3 Đảo chính qn sự và cầm quyền độc tài của Park Chung Hee………………………..6

Chương 2: CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC DƯỚI SỰ CẦM QUYỀN
PARK CHUNG HEE …………………………….…………………………………..………..7
2.1 Hướng đi đúng đắn của Park Chung Hee……………………………………………….7
2.2 Sự phát triển kinh tế thần kỳ…………………………………………………………….8
2.3 Tận dụng cơ hội ngoại giao…………………………………………………………..…10

Chương 3: HIỆU QUẢ THƠNG QUA PHONG TRÀO KINH TẾ ĐIỂN HÌNH……….....11
3.1 Chaebol – tập đồn tài phiệt gia đình……………………………………………….....11
3.2 Sameul Undong – phong trào cải cách nông thôn……………………………………..12
KẾT LUẬN………………………………………………………………………..…….…….13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…….……………………………………….……...14

2


1. Lí do chọn đề tài
Đại Hàn Dân Quốc hay với tên gọi quen thuộc là Hàn Quốc, một quốc gia nằm vỏn

vẹn ở phía nam của bán đảo Triều Tiên, ở phần Đơng Á với diện tích nhỏ bé chỉ bằng 1/3
diện tích của Việt Nam nhưng sức ảnh hưởng của Hàn Quốc lại không bao giờ nhỏ bé. Vị
thế chính trị của Hàn quốc được gia tăng mạnh trong khoảng thập niên 60 của thế kỷ
trước qua sự phát triển thần kỳ của kinh tế Hàn quốc được thế giới ví như “con rồng Á
châu”. Sự phát triển Hàn Quốc ngày nay khơng thể nói đến thời kỳ lãnh đạo của chế độ
độc tài phát triển Park Chung Hee với chính sách đưa Hàn Quốc phát triển thành “con
rồng châu Á” với các sự kiện bước ngoặt như “kỳ tích Hàn giang”, “Sameul Udong”.
Những sự kiện này khiến nền kinh tế hướng nội, phụ thuộc vào viện trợ của Hoa Kỳ của
Hàn Quốc vực dậy và trở thành quốc gia xuất khẩu lớn và còn là đối tác chiến lược phát
triển tồn diện với Mỹ. Sự thành cơng này cốt lõi đến từ con người Hàn Quốc và đường
lỗi phát triển kinh tế hà khắc của Park Chung Hee. Ở Hàn Quốc có địa hình đồi núi hiểm
trở, ít tài ngun khống sản là một trở ngại vơ cùng lớn của đất nước. Vì vậy, để phát
triển kinh tế ở Hàn Quốc khơng nhờ tài ngun có sẵn, Park Chung Hee ln đề cao con
người chính là tài nguyên để phát triển. Vấn đề đặt ra là: có phải sự cầm quyền của Park
Chung Hee là lẽ tất yếu hay khơng? Chính sách phát triển kinh tế của Hàn Quốc do tổng
thống Park ban hành tác động như thế nào đối với kinh tế Hàn Quốc, biểu hiện cụ thể ra
sao? Vì vậy, bài luận này, mình sẽ bàn luận và phân tích trả lời các câu hỏi trên để làm
sáng tỏ chủ đề nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu thực trạng của nên kinh tế sau khi park Chung Hee lên nắm giữ
quyền lực để từ đó có cái nhìn khách quan và tồn diện về bức tranh kinh tế của xứ sở
Kim chi phát triển một cách thần kì
3. Đối tượng nghiên cứu
Kinh tế Hàn Quốc trong gia đoạn cầm quyền của Park Chung Hee từ năm 1961-1979
4. Phạm vi nghiên cứu
Về nôi dung đề tài tập trung nghiên cứu về chủ thể đối tượng xuyên suốt là nên kinh tế
dưới thời Park Chung Hee.
3



Về Không gian trên lãnh thổ Hàn quốc.
Về thời gian từ khi Park Chung Hee lên cầm quyền 1961-1979.
5. Câu hỏi nghiên cứu:
Một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là, Nền kinh tế của Hàn Quốc dưới thời cầm
quyền của Park Chung Hee có thực sự dạt được bước phát triển vượt bậc hay khơng ?,
Vai trị của Park Chung Hee trong sự phát triển thần kì của nền kinh tế Hàn quốc được thể
hiện như thế nào ?
6. Giả thuyết nghiên cứu:
Nền Kinh tế tại đất nước Hàn Quốc dưới thời cầm quyền của Park Chung hee đã đạt
được nhiều thành tựu một cách thần kì.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích tổng
hợp,phương pháp logic,phương pháp so sánh, phương pháp thu thập thông tin.

4


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cầm quyền là gì

Định nghĩa “cầm quyền” theo khn khổ đề tài thì ta chỉ đề cập về sự chi phối quyền
lực nhà nước. Về khái niệm quyền lực nhà nước, một số quan điểm như sau:
Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được tổ chức dưới
vỏ bọc cơng quyền (hay có thể nói cách khác, đó là hình thức biểu hiện quyền lực chính
trị của giai cấp cầm quyền)1.
Quyền lực nhà nước là Quyền lực chính trị được thực hiện bằng bộ máy nhà nước là
cơ quan, là cơng cụ của quyền lực chính trị. Nhà nước thể hiện một cách tập trung quyền
lực chính trị.2
Tóm lại, cầm quyền là sự thâu tóm, kiểm sốt quyền lực nhà nước bằng phương thức
hợp hiến hoặc vi hiến của chủ thể (cá nhân ,nhóm, giai cấp) nhằm thực hiện mục tiêu

lãnh đạo đối với toàn bộ xã hội.
2. Phân loại cầm quyền

Dựa vào tiêu chí chủ thể cầm quyền ta có thể phân loại thành hai loại phổ biến, đó là
về cá nhân hoặc tổ chức (Đảng chính trị):
Đảng cầm quyền là đảng chính rị có số đảng viên chiếm đa số trong quốc hội, chi
phối toàn bộ phương hướng hoạt động, chính sách của chính quyền và chiếm giữ các
cương vị chủ chốt của bộ máy quyền lực nhà nước 3. Hiện nay, các đảng cầm quyền rất
phổ biến ở mỗi quốc gia nắm giữ quyền lực chính trị và điều hành đất nước. Khi ấy xét
về quyền lực trong tổ chức thì quyền lực chính trị được phân bổ đều hơn và không tập
trung quyền lực vào tay một người.
Cá nhân cầm quyền là cá nhân nắm giữ quyền lực tối cao về chính trị, nhà nước,đưa
ra quyết định không chịu kiểm sát bởi bất kỳ ai. Theo Montesquieu, độc tài là “chỉ một
người cai trị, mà khơng luật lệ gì hết, chỉ theo ý chí và sở thích của hắn ta mà thơi” 4. Thời
1 Nguyễn Văn Vĩnh – Lê Văn Đính (2015): Giáo trình Chính trị học đại cương, Nxb Giáo dục Việt Nam
2 Khái niệm “quyền lực nhà nước”, nguồn />3 Phạm Quốc Thành (2015), bản thảo Đảng chính trị, lưu hành nội bộ.
4 Montesquieu, Tinh thần pháp luật, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004, tr.46 (bản dịch)
5


hiện đại, thì khái niệm này thường mang nghĩa xấu đó là những chính thể độc tài. Thời
phong kiến, đây là khái niệm dành cho đấng quân vương có các định nghĩa như của
Machiavelli hoặc Khổng Tử, v..v
3. Cơ sở tồn tại cầm quyền.

Về Đảng cầm quyền, sự hợp pháp hóa các đảng phái được tranh cử tại các quốc gia và
các Đảng đại diện cho lợi ích của nhân dân. Nhờ tranh cử với các Đảng khác và được
nhân dân ủng hộ sẽ lên cầm quyền và trở thành Đảng cầm quyền có nhiệm vụ phải điều
hành đất nước nắm giữ quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị. Ngồi ra, các Đảng
chính trị muốn trở thành Đảng cầm quyền cịn tồn tại bốn hình thái nữa đó là: các Đảng

thiểu số liên minh để cầm quyền, Đảng làm cách mạng như ở các nước thuộc địa thời kì
thực dân, Đảng tiến hành đảo chính thiết lập chính quyền mới.
Về cá nhân cầm quyền, thời đại ngày nay có rất ít những thể chế độc tài tồn tại mà chỉ
một cá nhân nắm giữ quyền lực nhà nước. Thời kì phong kiến, cá nhân cầm quyền là
thiên tử - vua, là một điều bình thường theo trật tự xã hội. Nhưng theo quy luật của thời
đại, sau khi phong kiến thất bại trên thế giới dẫn tới xuất hiện các nhà nước dân chủ. Chế
độ cầm quyền cá nhân dần bị phong hóa nhưng khi tình trạng đất nước gặp khó khăn thì
ưu điểm của độc tài lại xuất hiện. Cụ thể qua các mơ hình nhà nước độc tài như: Hàn
Quốc, Singapore,…
PHẦN 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC DƯỚI SỰ CẦM
QUYỀN CỦA PARK CHUNG HEE (1961-1979)
Chương 1: ĐIỀU KIỆN CẦM QUYỀN CỦA PARK CHUNG HEE
1.1 Thâu tóm quyền bính qn sự

Park Chung Hee (1917-1979) sinh ra là lớn tại một thị trấn nhỏ Seonsan thuộc Seuol
Hàn Quốc, sinh thời là một chàng trai nhỏ bé so với các anh chị em trong một nhà đình
nghèo khó. Nhưng ơng được đã sớm bộc lộ được tài năng và sự thơng minh của mình tại
các mơn học. Tới năm học tại trường phổ thông ông đã nuôi giấc mộng trở thành giáo
viên và giành được học bổng vào trường Cao đẳng Sư phạm Deagu.
Nhưng ông không thể quyết định được số phận mình mà là thời thế, trong khi làm
giáo viên là với sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh liên miên giữa Nhật Bản và Trung
6


Quốc (Triều tiên đang là thuộc địa của Nhật), vì vậy ông phải bỏ giảng dạy và theo con
đường binh nghiệp. Sự kiện này là bước ngoặt mở ra một hướng đi mới cho Park. Sau khi
chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, tưởng chừng hịa bình sẽ tới với thế giới nhưng cuộc
chiến tư tưởng giữa hai gã khủng lồ Mỹ-Liên xô đã ngấm ngầm tạo ra các cuộc chiến
tranh ủy nhiệm trên khắp thế giới, trong đó có Triều Tiên. Ba năm diễn ra từ 1950 tới
1953, đất nước Triều Tiên với hai hệ tưởng đã gây chiến với nhau nhằm thống nhất đất

nước bằng nội chiến. Park là một người lính với những kinh nghiệm khi tham gia chiến
tranh thế giới thứ 2, ông tiếp tục tham chiến vào cuộc nội chiến ở Triều Tiên. Cuộc nội
chiến kết thúc khi sự kiện chia đất nước tại vĩ tuyến 38 và Park được phong hàm chuẩn
tướng, có sức ảnh hưởng lớn trong quân đội Hàn Quốc và được Hoa Kỳ tín nhiệm.
1.2 Sự thất bại của chế độ Cộng hòa vay mượn

Khép lại nền Cộng hòa thứ nhất của Rhee Sungman (Lý Thừa Vãn) vào năm 1960,
chớp lấy thời cơ và được Mỹ ủng hộ Bộ trưởng Chang Myon đổi mới nhà nước theo thể
chế Đại nghị kiểu Anh. Ngày 15 tháng 6 năm 1960, Hiến pháp mới được cơng bố và thiết
lập nền Cộng hịa thứ hai do Chang Myon làm thủ tướng, vẫn tồn tại tổng thống nhưng
theo danh nghĩa về sự đoàn kết của Đại Hàn. Nhưng sự thành lập chế độ cộng hòa này là
một điều khá mới mẻ mà người lãnh đạo chưa nhìn thấy được bản chất và những điểm
yếu của quốc gia và những điều kiện mà thể chế Đại nghị u cầu. Vì vậy nền cộng hịa
nhanh chóng sụp đổ chưa đầy một năm cầm quyền tại Hàn Quốc do những nguyên nhân
sau:
Kinh tế Hàn Quốc do sự phụ thuộc phần lớn về kinh tế vào viện trợ Hoa Kỳ, cịn ở
trong nước thì hàng hóa được cơng ty nước đưa vào với giá rẻ do không phải chịu thuế,
các doanh nghiệp được nhà nước độc quyền khiến doanh nghiệp nhỏ không thể vươn lên
cạnh tranh, dẫn tới phá sản. Tình hình xã hội, dân số tăng cao cịn giáo dục không đáp
ứng được khiến nhiều người Hàn mù chữ, cịn những sinh viên tốt nghiệp thì khơng có
việc làm đáp ứng đúng thực lực hoặc thất nghiệp dẫn tới mất niềm tin với chính phủ,
thêm vào đó là sự tham nhũng khắp bộ máy từ thấp tới cao của Hàn Quốc khiến sinh viên
là lực lượng biểu tình đứng đầu lãnh đạo và sôi nổi nhất. Ngay sau khi nắm quyền Thủ
tướng Myon đã trừng phạt lực lượng cảnh sát đàn áp biểu tình của nền cộng hịa trước
khiến hàng vạn cảnh sát mất việc cộng với việc thất nghiệp lớn gây ra tỉ lệ tội phạm lớn
tại Hàn Quốc. Về tư tưởng, người Hàn lúc bấy giờ vẫn đang là tàn dư của một xã hội
7


phong kiến nên phía nhân dân trong nước vẫn mang nặng tư tưởng “thần thánh hóa” do

truyền thống và sự áp đặt của các tôn giáo. Vào thời Chosun (1392-1910) Nho giáo bắt
đầu hưng thịnh và Phật giáo suy tàn, Nho giáo giải quyết các mối quan hệ cơ bản trong
xã hội như thế nào và chúng ta có thể kế thừa được những gì từ các tư tưởng đạo đức và
luân lý của Nho giáo. Cùng với những tín ngưỡng dân gian khiến họ trở có niềm tin rằng
sẽ có một vị thánh đủ tài và khả năng cứu rỗi họ.
Tóm lại, sự sụp đổ của nền Cộng hịa vay mượn mới thành lập là điều tất yếu vì
những mâu thuẫn trong việc áp đặt chính sách đối nội và thiếu điều kiện để sử dụng thể
chế.
1.3 Đảo chính quân sự và cầm quyền độc tài của Park Chung Hee

Vào ngày 16 tháng 5, chớp thời cơ nền Cộng hòa thứ 2 đang trên đà sụp đổ, Park với
quyền bính quân sự lớn trong tay đã lãnh đạo cuộc đảo chính thành cơng và thành lập ủy
ban Cách mạng Quân sự (MRC) vẫn do thủ tướng Myon đứng đầu theo danh nghĩa. Dần
dần theo đúng quy luật tự nhiên, để củng cố tính chính danh và thúc đẩy quyền lực vào
tay mình, Park đã đổi tên Ủy ban Cách mạng Quân sự thành Hội đồng tối cao Tái thiết
quốc gia (SCNR) và khai trừ thủ tướng Myon ở chức chủ tịch và Park Chung Hee chính
thức cầm quyền tuyệt đối trong chính phủ.
Nhưng điều Park thiếu để hồn thành sự độc tài của mình để hồn tồn nắm quyền là
tính chính danh khi được nhân dân ủng hộ. Ngày 26 tháng 12 năm 1962, Hội đồng tối cao
Tái thiết quốc gia đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý và thông qua Hiến pháp sửa đổi để
thiếp lập nền Cộng hòa thứ ba. Ngay năm sau, Park đành phải giải ngũ để danh chính
ngơn thuận đi tranh cử chức Tổng thống và thành lập Đảng Dân chủ Cộng hòa mong
muốn kiểm sốt chính phủ bằng sự ủng hộ của nhân dân. Vào cuộc bầu cử diễn ra Park
thắng cực Tổng thống Yun Po-sõn với số phiếu suýt soát và chính thức cầm quyền tại nền
Cộng hịa mới.
Có thể nói, Park Chung Hee đã xuất hiện dường như đã đáp ứng nguyện vọng của
nhân dân về một đấng cứu thế giúp họ vượt qua hoạn nạn. Niềm tin của nhân dân vào sự
dân chủ của nền Cộng hòa Đại nghị tan vỡ nên vì vậy họ đặt cược vào sự độc tài của Park
Chung Hee. Và chính Park cũng là một người có nhiều quyền lực trong tay, bằng nhiều


8


toan tính củng cố quyền lực ở các cơ quan chính phủ và thâu tóm qn đội Hàn Quốc và
được Hoa kỳ ủng hộ trong việc lãnh đạo nhà nước.
Chương 2: CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC DƯỚI SỰ CẦM
QUYỀN PARK CHUNG HEE
2.1

Ý tưởng phát triển của Park Chung Hee
Hàn Quốc là quốc gia nằm ở phía Đơng châu Á, chỉ duy nhất có đường biên giới trên

đất liền với Triều Tiên, xung quanh là biển. Về địa hình thì Hàn Quốc khơng có các vùng
đồng bằng rộng, các vùng đất thấp là sản phẩm của hoạt động xói mịn núi. Khoảng 30%
lãnh thổ Hàn Quốc là các vùng đất thấp, phần còn lại bao gồm vùng cao và những ngọn
núi. Mặt khác, Hàn Quốc còn phải chịu nhiều thảm họa tự nhiên như động đất, sóng thần
do có núi lửa và sơng ngịi lại ở cuối nguồn nên chịu sự nhượng bộ lớn với Triều Tiên.
Ngoài ra, tài nguyên của Hàn Quốc nghèo nàn ngoài than đá thì chẳng có gì, nếu so sánh
với Nhật Bản thì Hàn Quốc cịn khó khăn hơn nhiều phần.
Park Chung Hee đã thấu hiểu rõ những khó khăn của đất nước Hàn Quốc về vị thế
địa chính trị vì vấn đề ấy sẽ gây trở ngại to lớn khi thực hiện chính sách phát triển kinh
tế. Vì vậy, ngay từ khi cầm quyền vào năm 1961 Park phải nhận thức được sẽ lấy thành
phần nào làm nền tảng cho quốc gia phát triển trong khi tài ngun khơng có mà nền kinh
tế thì ln phải nhập khẩu. Bằng sự thơng minh vốn có của mình Park đã chọn ra đường
lối phát triển đúng đắn và hiệu quả đó là đưa nền kinh tế xuất khẩu nhờ nhập khẩu, ông
đưa ra các chính sách xuất-nhập khẩu, thu hút nhà đầu tư,.. cực kỳ thơng minh và tài tình.
Park đã cực hiểu bản chất con người Hàn Quốc vì ơng từng nhà giáo dậy tiểu học nơi
truyền tải, ươm mầm những tư tưởng đầu tiên gây dựng nên dân tộc Hàn. Về tư tưởng thì
người Hàn Quốc lúc bấy giờ vẫn mang nặng tàn dư phong kiến ở vùng nơng thơn nói
riêng và tất cả họ đều có hệ giá trị rất truyển thống mang năng tư tưởng Đạo Phật, tín

ngưỡng bản địa,.. đặc biệt là “tam cương-ngũ thường” ở Nho giáo đã tạo nên các quan hệ
xã hội được vạch định rõ ràng. Tư tưởng của Hàn khiến họ chịu quyền lực từ xã hội, tự
nhiên trong mọi hoạt động, quan hệ, chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Vì vậy người Hàn
luôn tôn trọng nhau, lễ phép với bề trên, trong cơng việc thì họ ln nghiêm túc, chăm
chỉ, cần cù và đặc biệt điều mà làm họ siêng năng như vậy đó là “niềm tin” mãnh liệt của
người dân Hàn. Park đã nhận ra những điều kiện cốt lõi ở chính dân tộc của mình, ơng đã
đưa ra kết luận sáng giá trong đường lối và đánh đổi “dân chủ” để lấy kinh tế đó là lấy
9


con người làm tài nguyên, ông xem trọng con người chính là tài ngun q giá nhất mà
Hàn Quốc có. Park chung Hee khẳng định: “đối với những người nghèo, bên bờ vực của
sự chết đói, như người dân Hàn Quốc, thì kinh tế được đặt cao hơn chính trị trong đời
sống hằng ngày và việc thực thi dân chủ là điều vơ nghĩa”5. Vì vậy, người dân lao động
thời kỳ này cực kỳ vất vả với đồng lương rẻ mạt dưới chích sách thống trị hà khắc của
chính quyền Park.
Chính quyền tạo điều kiện và khuyến khích các nhà tư bản sử dụng nhân công giá rẻ.
Công nhân làm việc như khổ sai, nhưng sống kham khổ. Hàng tuần mỗi người dân đều
phải nhịn ăn một bữa, không hút thuốc ngoại nhập, không uống cà phê. Thời gian lao
động dài đến 12-14 tiếng mỗi ngày. Điều kiện lao động tồi tệ, lương rất thấp. Những phản
kháng tự phát của công nhân, nông dân hoặc của dân nghèo thành thị địi hỏi cải thiện
điều kiện sống đều bị chính quyền thời đó đàn áp khơng thương tiếc. Các quyền dân chủ
cơ bản, như quyền tự do hộp họp, tự do lập hội, bày tỏ ý kiến đều bị chà đạp. 6
Có thể khẳng định rằng, một nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc hiện tại là nhờ công
sức rất lớn của chính người dân Hàn Quốc nói chung và sự cầm quyền độc tài theo chiều
hướng phát triển của Park Chung Hee nói riêng.
2.2

Chiến lược phát triển kinh tế
Ngay sau khi lên làm tổng thống Hàn Quốc vào tháng 7/1961, ông Park Chung Hee


đã tuyên bố trước 20,000 sinh viên đại học Seoul: “Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng
buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng làm việc nếu muốn được sống còn. Nếu làm
được vậy, trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và
sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới… Hơm nay, có thể
một số người dân bất đồng ý kiến với tôi, nhưng xin hiểu cho rằng Tổ quốc quan trọng
hơn quyền lợi cá nhân… Tơi sẵn lịng chết cho lý tưởng đã đề ra”.7
Sau đó, Park chỉ đạo Hội đồng tối cao tái thiết quốc gia (SCNR) thành lập riêng một
Bộ Kế hoạch kinh tế (EPB) tập hợp các chun gia trong và ngồi nước cùng ơng đưa ra
chính sách kinh tế tối ưu nhất. Kế hoạch của ông đưa ra đầu tiên và cần phải làm ngay đó
5 Bùi Thị Kim Huệ, “Tổng quan về quan hệ Hàn – Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Bắc Á, số 6 (76) 2017, tr.15.
6 Park Chung Hee, nguồn wikipedia
7 Bước đi đúng đắn trong giáo dục đã thay đổi kinh tế Hàn Quốc như thế nào?, nguồn: />
10


là đưa đất nước Hàn Quốc thoát khỏi khủng hoảng bằng cách xóa bỏ sự độc quyền doanh
nghiệp, tạo ra nền kinh tế xuất khẩu lấy nhập khẩu của nền kinh tế bên ngồi làm địn bẩy
cân bằng cán cân kinh tế. Đặc biệt là giảm sự phụ thuộc vào viện trợ của Hoa Kỳ dần dần
để được tự do trong các chính sách đưa ra, nếu Hàn Quốc cịn phụ thuộc thì các chính
sách bất lợi với Hoa Kỳ mà Hàn Quốc được lợi sẽ bị xóa bỏ, Park chắc hẳn đã nghĩ như
vậy. Park đã cùng Bộ Kế Hoạch kinh tế cùng nhau hoạch định, điều chính chính sách và
quyết định đưa ra kế hoạch phát triển từng bậc theo thời gian 5 năm, đó là kế hoạch 5 lần
thứ nhất (1962 -1966) và tiếp tục là 5 năm lần thứ hai, thứ ba,…
Park dành hết sự nghiêm túc trong kế hoạch 5 năm đầu tiên nhằm tạo bước ngoặt
trong sự cầm quyền của ông, mong muốn dành được sự tin cẩn của người dân trong
nước. Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962-1966) đó là:
Thứ nhất, bảo đảm nguồn năng lượng, bao gồm điện và than. Chính quyền Park cung
cấp điện cho cả nước đặc biệt là các doanh nghiệp cả ngày tạo ra các ca làm đêm thay
phiên nhau của công nhân để tạo ra nhiều sản phẩm. Hàn quốc có thế mạnh về tài nguyên

than đá nhưng thay vì đem chúng đi xuất khẩu toàn bộ Park chú trọng tới việc giữ các
nguồn cung than đá dư thừa trong nước chuẩn bị cuộc hiện đại hóa, cộng nghiệp hóa đặc
biệt là các ngành công nghiệp nặng phải sử dụng tới nhiên liệu đốt.
Thứ hai, mở rộng nguồn vốn xã hội phát triển các đường sắt và cảng. Chính phủ
ln quan tâm tới các cơ sở hạ tầng để phát triển đất nước vì nó sẽ là nền móng vững
chắc như trong việc xây nhà. Cho nên Park cho thi công các cơng trình giao thơng trọng
điểm, huyết mạch đó là “xa lộ Seoul-Busan” và hải cảng Ulsan, nhiều cơng trình khác
nữa.
Thứ ba, xây dựng ngành công nghiệp cơ bản, như các nhà máy xi măng, phân
bón , thép. Park đã bắt đầu cơng nghiệp hóa đất nước từ các ngành công nghiệp nhẹ
nhưng thất bại do ngành công nghiệp nhẹ đã bị tàn phá quá nặng nề và chưa thể vực dậy
nổi nên Park thay đổi đầu tư vào sự phát triển của ngành công nghiệp năng để đem đi
xuất khẩu.
Thứ tư, mở rộng sản xuất nông nghiệp. Park rất cẩn trọng trong nông nghiệp và
ông nhận thức được rằng nền nông nghiệp tự cung tự cấp trong nước là rất quan trọng đối
với nhân dân, phần nào sẽ giảm bớt sự lệ thuộc vào các quốc gia nước ngoài. Park đưa ra
11


chủ trương khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau, đây chính là nền tảng
cho phong trào “Saemuanl Udong” .
Thứ năm, cải thiện cán cân thanh toán nước ngồi và thúc đẩy cơng nghệ. Park
nhanh chóng đưa các chính sách về xuất- nhập khẩu nhằm giải ngân vốn, giảm lạm
phát,... Về cơng nghệ thì chính phủ Park được Hoa kỳ chuyển giao nhiều công nghệ tiên
tiến và đặc biệt là những công nghệ mới ra đời của Nhật Bản.
Như vậy, đường lối phát triển Hàn Quốc được Park Chung Hee vạch ra như một
kim chỉ nam hành động cho đất nước. Kế hoạch được thiết lập nghị trình 5 năm một lần,
tiếp tục được đề cao hơn và xây dựng nền tảng quốc gia Hàn Quốc tự lực, khơng phụ
thuộc.
2.3 Tận dụng nền tảng ngoại giao.

Chính phủ độc tài của Park có một lợi thế cực lớn tới từ những lợi ích của Hoa Kỳ
đem lại, chúng ta có thể nhìn thấy ở đây là Hoa kỳ dường như khơng có được nhiều lợi
ích hơn Hàn Quốc. Sự lợi dụng chính trị của Hàn Quốc đối với Hoa kỳ đó là về kinh tế,
cơng nghệ, nhân lực, chỗ dựa phát triển doanh nghiệp
Mối quan hệ chính trị cường quyền luôn đặt nặng nhiều vấn đề chủ quyền đối với
nước nhỏ - ở đây là Hàn Quốc. Park cũng lo ngại về sự phụ thuộc quá nhiều này, ông bắt
đầu đi tìm các mối quan hệ các nước bên ngoài mới phát triển. Tháng 6 năm 1965, hiệp
ước bình thường hóa Hàn-Nhật được ký tại Tokyo và năm 1967 thiết lập lãnh sự ở
Indonesia. Park nhận thấy sự phát triển cực mạnh của Nhật Bản về công nghệ và các
doanh nghiệp thì đang cần chỗ ở mới có nhiều thuận lợi hơn, khơng cịn gì tuyệt bằng là
thiết lập quan hệ hợp tác với nhau để phát triển nhưng Nhật Bản lại là kẻ thù lịch sử của
người dân Hàn Quốc đã ăn sâu trong tiềm thức. Các cuộc biểu tình nổ ra nhằm phản đối
sự kiện ngoại giao này và Park đàn áp thẳng tay, đây cũng là tội ác của ơng khi cầm
quyền. Nhìn về phía cá nhân cầm quyền, Park đã thể hiện mình là con người chính trị sâu
sắc khi gạt bỏ mối thù cá nhân với Nhật Bản đê tiến tới cái lợi lâu dài và bền vững hơn.
Quá trình đầu tư về vốn xã hội của đất nước đang khó khăn thì chính phủ Park được nhận
khoản tiền đền bù chiến tranh từ Nhật Bản và một phần viện trợ của Hoa Kỳ đã tạo điều
kiện thuận lợi cho Park bắt tay vào cải tổ chính sách trong nước. Năm 1966, Park ban
hành luật thu hút vốn đầu tư nước ngoài với những chính sách đẹp lịng các doanh nghiệp
12


trong và ngồi nước, vì vậy đã tạo ra cơn song đầu tư các chi nhánh và hợp tác làm ăn
của các doanh nghiệp nước ngồi hình thành một nền kinh tế thị trường phát triển. Đặc
biệt, về xuất - nhập khẩu chính quyền nhanh chóng đưa ra các gói chính sách miễn thuế
về các giai đoạn nhằm đơn giản hóa các q trình xuất hoặc nhập khẩu. Và phía nhập
khẩu, Park ln đưa ra các món hàng cần thiết với đất nước như máy cày, công nghệ kỹ
thuật,… và chỉ giữ thuế với các mặt hàng làm giảm giá trị của sản phẩm trong nước. Các
thành phố trọng điểm được Park lựa chọn làm các công xưởng và tại đó ơng đưa ra nhiều
chính sách ưu đãi tối ưu để cho doanh nghiệp phát triển như cho vay vốn lãi suất thấp,

phá giá đồng won đến mới xuất khẩu tối đa,… Ông đặc biệt chọn tư tưởng tư bản, lấy
doanh nghiệp làm chỗ dựa phát triển kinh tế trong nước đã sản sinh ra các tập đoàn (gia
tộc) tài phiệt lớn nhất Hàn Quốc bây giờ như : Hyundai, Dewoo, Samsung, …
Tóm lại, phương diện ngoại giao được Park Chung Hee cởi mở hơn đối với các
nước với mục đích duy nhất là phát triển kinh tế. Từ đó, phát triển nhờ nguồn trợ cấp lớn
từ Mỹ, rút ngắn tiến trình phát triển cơng nghệ nhờ Nhật Bản, mở rộng quan hệ ngoại
giao nhiều quốc gia. Hình thành nên các tập đoàn xuyên quốc gia làm nền tảng kinh tế
Hàn Quốc.
Chương 3: HIỆU QUẢ THÔNG QUA PHONG TRÀO KINH TẾ ĐIỂN HÌNH
3.1 Chaebol – tập đồn tài phiệt gia đình.

Trong những năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc tập trung vào một số ngành cơng
nghiệp (máy móc hạng nặng và hóa chất) nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, sự
giúp đỡ này của chính phủ là hạn chế đối với các nhóm chaebol. Hệ thống chaebol cực kỳ
thành công khi nền kinh tế đã tăng trưởng gấp 20 lần từ năm 1965 đến năm 1985 về GNP
(Chang và Chang, 1994). Thực tế, ngay cả vào đầu những năm 1990, tăng trưởng GNP
gần 10%8
Năm 1972, Park lại tiếp tục đứng ra tranh cử và đắc cử chính thức cầm quyền của nền
Cộng hòa thứ 4. Tiếp nối sự phát triển của cộng nghiệp nhẹ trước đó, bảy ngành cơng
nghiệp chính bao gồm thép, hóa dầu, ơ tơ, máy móc, đóng tàu, điện tử đã nhanh chóng
phát triển lớn mạnh với sự bảo hộ của nhà nước, mặc cho nhiều bất ổn về mặt chính trị.
Tính giữa những năm 1980, tổng doanh thu của 5 Chaebol đứng đầu Hàn Quốc chiếm tới
8 Terry L. Campbell II, Phyllis Y. Key: Corporate governance in South Korea: the chaebol experience, Department of Finance,
University of Delaware, Newark, DE 19716, USA, Accepted 22 June 2001

13


66% tổng sản lượng quốc gia và hai tập đoàn lớn Samsung, Hyundai. Phát triển kinh tế
tiếp tục tăng trưởng thần kỳ phần lớn nhờ vào lợi thế từ việc sụt giảm giá dầu và lãi vay

quốc tế, sự phục hồ của nền kinh tế Mỹ, đồng Yên mất giá cũng như tính cạnh tranh ngày
một tăng cao của hàng xuất khẩu quốc gia.
Như vậy, cuối thập niên 1980, Chaebol đã chế ngự lĩnh vực công nghiệp và đặc biệt
nổi tiếng về sản xuất, thương mại và các ngành công nghiệp nặng. Các Chaebol được cho
đã giúp nền kinh tế xứ sở Kim Chi thoát được cảnh thâm hụt mậu dịch, trở thành nước có
thặng dư mậu dịch lớn kể từ năm 1986. Bước sang thập niên 90 của thế kỉ 20, Hàn Quốc
"lột xác" hoàn toàn từ một đất nước nghèo nàn bị chiến tranh tàn phá thành một trong
những nước công nghiệp mới lớn nhất trên thế giới, người dân được hưởng chất lượng
cuộc sống tương đương với các nước công nghiệp phát triển, tất cả đều được tin là công
lao của các "người hùng" Chaebol. 9
3.2 Saemaul Undong – cải cách nơng thơn.

Có thể ít nghi ngờ rằng mức sống ở nông thôn Hàn Quốc được cải thiện rõ rệt trong
thập kỷ của những năm 1970. Theo dữ liệu đáng tin cậy, thu nhập của nông hộ tăng từ
trung bình 255.800 won năm 1970 lên 1.531.300 won năm 197910.
Xây dựng thương hiệu và tiếp thị, toàn bộ người dân — thành thị và nông thôn — tập
hợp lại để phát triển sự nghiệp nông thôn. Nông dân tham gia CEO của các ngành xuất
khẩu với tư cách là những anh hùng trong công cuộc phát triển đất nước. Các chính sách
và chủ trương (đối với thu hoạch, thuế) được thiết lập ở trên cùng và được truyền lại qua
mệnh lệnh cho đến khi họ đến được các làng dưới dạng các quan chức địa phương, địa
hạt, người môi giới và người thu thuế. Các ngôi làng Hàn Quốc ln chọn “rijang”
(trưởng làng) thơng qua các quy trình lệ làng, nhưng truyền thống thường quy định rằng
quyền lãnh đạo thuộc về một trưởng lão của dòng họ thống trị. Vì vậy, chính phủ đã tận
dụng những vị lãnh đạo truyền thống này như một người chỉ dẫn từng đơn vị làng phát
triển. Và Chính phủ cũng tơn vinh, đề xuất đơn vị tiêu biểu toàn quốc nhằm thúc đẩy phát
triển nông thôn. Park Chung Hee luôn đề cao chống tham nhũng, ông cho xây dựng một
đội ngũ cán bộ đầy trong sạch không nhũng nhiễu và họ là người rất có thực lực, nhiều
9 Chaebol, nguồn wikipedia
10 Park Soo-young, “Saemaul Undong for the 21st Century,” Journal of International Development Cooperation, KOICA, 2008,
No. 2, p. 62


14


sáng tạo. Cán bộ được sự tin tưởng của người dân nơng thơn nhanh chóng hợp tác, phục
tùng khẩn trương chỉ thị. Ngồi ra, những khoản trợ cấp của Chính phủ dành cho phong
trào giúp nhanh chóng tạo dựng nhiều cơ sở hạ tầng, đảm bảo môi trường sống. Saemaul
Undong nỗ lực làm nền tảng để chuyển đổi các khu vực nông thôn về kinh tế và xã hội.
Tất cả bao trùm phong trào đặt nông nghiệp thành trung tâm của động lực hiện đại hóa
(cùng với cơng nghiệp hóa), vận động bộ máy hành chính, nâng cao vị thế của cuộc sống
làng xã và nông nghiệp với tư cách là một nghề, và đã thu hút toàn bộ quốc gia vào chiến
dịch11
Như vậy, Hàn Quốc trở thành một quốc gia điển hình nơng nghiệp qua phong trào
dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Park. Chiến dịch phát triển nông thôn mới của Park
Chung Hee làm nền tảng, chỗ dựa cho nền kinh tế quốc gia. Tạo ra nguồn lực lớn cho
quốc gia, đưa quốc gia khỏi sự phụ thuộc vào ngoại quốc. Thúc đẩy kinh tế phát triển nhờ
vào xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, mua – bán phương pháp phát triển nông thôn
ra nhiều nước.
Kết luận
Một quốc gia có nền kinh tế bị phá hoại bởi thể chế chính trị thất bại trong nước,
ảnh hưởng bởi chiến tranh, nguồn tài nguyên hạn hẹp, và tồn tại chỉ dựa vào trợ cấp nước
ngoài. Hàn Quốc trở thành một quốc gia yếu kém trong bối cảnh thế giới những năm 50
của thế kỉ 19. Vậy mà, sự kiện đảo chính cầm quyền độc tài của Park Chung Hee trở
thành cột mốc cho một bước ngoặt mới cho sự phát triển của Hàn Quốc. Tổng thống Park
thực hiện những ý tưởng độc đốn mang tính chất đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Cai
trị độc tài từ thành phần tinh hoa của xã hội, Park Chung Hee đã có những đường lối, chủ
trương phát triển kinh tế Hàn Quốc rất táo bạo. Địa chính trị Hàn Quốc khiến đất nước có
nhiều hạn chế về tài nguyên, Park lấy “con người làm tài nguyên” cho sự phát triển kinh
tế. Ngoài ra, những kế hoạch phát triển 5 năm một lần được phát triển lần lượt, từng giai
đoạn cụ thể gắn với tình hình đất nước. Tận dụng tốt được vị thế nước nhỏ trong chính

trường quốc tế, Park Chung Hee sẵn sàng hy sinh lợi ích chính trị trước Mỹ để đơi lấy lợi
ích kinh tế nhằm tái thiết kinh tế đất nước. Không những thế, tổng thống Park thiếp lập
ngoại giao với nhiều nước phát triển và đất nước có thị trường tốt cho doanh nghiệp Hàn
11 Edward P. Reed, Ph.D: Is Saemaul Undong a Model for Developing Countries Today?, International Symposium in
Commemoration of the 40th Anniversary of Saemaul Undong Hosted by the Korea Saemaul Undong Center September 30, 2010

15


Quốc. Tựu trung lại, những chính sách phát triển kinh tế Hàn Quốc đầy tính độc đốn của
Park Chung Hee là căn cơ giá trị nhất cho sự phát triển thành “con hổ Châu Á”. Thông
qua những phong trào điểm nhấn tiêu biểu như “The Chaebol”, “Samuel Undong” đã
được thế giới đánh giá chung là “kỳ tích Hàn giang” để gọi cho sự phát triển kỳ diệu của
“miền đất của buổi sáng tươi mát – Marco Polo”.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Chiển (2001), “Một số kinh nghiệm phát triển kinh tế Hàn Quốc”, kỷ yếu

hội thảo khoa học cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tr.67 – 77.
2. Hoàng Văn Hiển, Dương Phú Hiệp, “Vài nét về quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Mỹ (1948 –

1979)”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 2 (32) 4-2001.
3. Lê Tùng Lâm (2018), Hàn Quốc dưới chế độ độc tài phát triển Park Chung Hee (1961-

1979), Nxb ĐHQG TPHCM.
4. Lê Minh Quân, Lưu Minh Văn (2018), Giáo trình quyền lực chính trị, Nxb ĐHQGHN.
5. Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Thu Thủy, “Chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân

lực quốc gia của Hàn Quốc”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 116 (4/2019).
6. Phạm Hơng Thái, “Tìm hiểu các tơn giáo chính ở Hàn Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Đông


Bắc Á, số 9(69) 11-2016.
7. Montesquieu, Tinh thần pháp luật, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004 (bản dịch)
8. Nguyễn Quý Thanh – Cao Thị Hải Bắc, “Quan hệ xã hội và vốn xã hội: nghiên cứu so

sánh Việt Nam và Hàn Quốc”, Tạp chí Xã hội học số 3 (119) – 2012.
9. Nguyễn Văn Vĩnh – Lê Văn Đính (2015), Giáo trình Chính trị học đại cương, Nxb Giáo

dục Việt Nam.
16


10. Byung – Kook Kim and Ezra F.Vogel, The Park Chung Hee Era: The transformation of

South Korea, Hardvard University Press (2011)
11. Edward P. Reed, Ph.D, “Is Saemaul Undong a Model for Developing Countries Today?”,

International Symposium in Commemoration of the 40th Anniversary of Saemaul
Undong Hosted by the Korea Saemaul Undong Center September 30, 2010
12. Kim Hyung – A, Korea’s Development Under Park Chung Hee: rapid Industrialization,

1961-79, RoutledgeCurzon (2004)
13. Park Soo-young, “Saemaul Undong for the 21st Century,” Journal of International

Development Cooperation, KOICA, 2008, No. 2, p. 62
14. Terry L. Campbell II, Phyllis Y. Key, Corporate governance in South Korea: the chaebol

experience, Department of Finance, University of Delaware, Newark, DE 19716, USA,
Accepted 22 June 2001
15. Park chung Hee: Công và tội, nguồn: />

va-toi/
16. Kỳ tích sơng Hán của Hàn Quốc – Con đường trở thành cường quốc kinh tế thế giới chỉ

sau 4 thập kỷ, nguồn: />17. Park

Chung

Hee

xây

dựng

kinh

tế

Hàn

Quốc

như

thế

nào?,

nguồn:

/>18. Saemuel Undong – Phong trào đổi mới nông thôn ở Hàn Quốc, nguồn:


/>
17



×