Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm vĩnh long trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 119 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ CẨM LOAN

GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VĨNH LONG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ HỌC

Đồng Tháp, 2016


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ CẨM LOAN

GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VĨNH LONG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60310201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN VIẾT QUANG

Đồng Tháp, 2016


3

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc đến: Phịng Sau Đại học, Khoa Giáo dục Chính trị trường Đại học Vinh,
Quý thầy, cô trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Chính trị khóa XXII tổ chức tại
trường Đại học Đồng Tháp. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến PGS. TS Trần Viết
Quang người hướng dẫn tác giả về mặt khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ
tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn: Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường, Đoàn
thanh niên, hội sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long cùng bạn bè
trong và ngoài lớp, đồng nghiệp, gia đình đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện
thuận lợi và động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn
nhưng khơng thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong muốn
được sự nhận xét, góp ý của quý thầy cô!.
Đồng Tháp, tháng 06 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Cẩm Loan


4

MỤC LỤC
Trang

Trang bìa phụ.........................................................................................................1
Mục lục.................................................................................................................. 3
Danh mục các chữ viết tắt......................................................................................5
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................6
B. NỘI DUNG.............................................................................................12
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên
trường

cao

đẳng



phạm Vĩnh

Long

trong

giai

đoạn hiện

nay……………………………………………………………………………...12
1.1. Khái quát chung về chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ nghĩa yêu
nước cho sinh viên............................................................................12
1.2. Nội dung và phương thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên
hiện nay . ............................................................................................................. 25
1.3. Sự cần thiết phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên trong

giai đoạn hiện nay..........................................................................41
Chương 2: Thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên trường
cao đẳng Sư Phạm Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay
2.1. Khái quát về tỉnh Vĩnh Long và quá trình hình thành, phát triển của
trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long. ............................................................... 52
2.2. Công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên trường Cao đẳng
Sư phạm Vĩnh Long trong thời gian qua………….............................57
2.3. Đánh giá về những kết quả đạt được và những hạn chế trong giáo dục
chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long hiện
nay………………………………………………………………………………72


5

Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa
yêu nước cho sinh viên trường cao đẳng Sư Phạm Vĩnh Long trong giai
đoạn hiện nay…………………………………………………….....................80
3.1. Quan điểm giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên trường Cao
đẳng Sư phạm Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay……………………………80
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu
nước cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long trong giai đoạn hiện
nay…………………………………………………………………...................85
C. KẾT LUẬN. .................................................................................................. 99
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO. ........................................................................ 101
E. PHỤ LỤC. .................................................................................................. 105


6

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT


GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GD

Giáo dục

BCH

Ban chấp hành

CT&CT HSSV

Chính trị và cơng tác học sinh sinh viên

GS.TSKH

Giáo sư Tiến sĩ khoa học

GS.VS

Giáo sư Viện sĩ

HĐBT

Hội đồng Bộ trưởng

Nxb


Nhà xuất bản



Quyết định

SCN

Sau công nguyên

TCN

Trước công nguyên

UBT

Uỷ ban tỉnh
TÁC GIẢ


7

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Yêu nước và giữ nước là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc Việt
Nam trong suốt chiều dài lịch sử, từ thời các vua Hùng dựng nước, thời Bà
Trưng, Bà Triệu, thời kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và đến
ngày nay, đã hình thành nên các chuẩn mực, giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp
của con người Việt Nam trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của cộng đồng

dân tộc. Đó là những truyền thống văn hóa tốt đẹp như: yêu nước, cần cù, thơng
minh, sáng tạo, đồn kết, u thương con người. Trong đó, chủ nghĩa yêu nước
được xem là yếu tố đứng đầu trong bảng giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, nó
đã ăn sâu vào máu, vào tâm tư, tình cảm, vào tiềm thức của bao thế hệ con người
Việt Nam.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Dân ta có một lịng
nồng nàn u nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi
Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi. Nó kết thành một làn sóng vơ
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm
tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" [31, tr.247].
Việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ln
được ơng cha ta coi trọng. Đó là truyền thống yêu quê hương đất nước, gắn bó
với thiên nhiên, với cộng đồng; đoàn kết thủy chung, quý trọng nghĩa tình; cần
cù, yêu lao động, hiếu học, sáng tạo, dũng cảm, kiên cường bất khuất, sống có
tình, có nghĩa, có lý tưởng, vì nước, vì dân, có ý chí tự lực, tự cường; lòng yêu


8

nước thương nịi, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp độc lập tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội,…
Trong quá trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn kiên định mục tiêu,
lý tưởng mà Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, đó là độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội; kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tích
cực đổi mới tồn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng. Để bảo vệ vững chắc độc
lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vững bước đi lên theo con
đường xã hội chủ nghĩa để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh, đòi hỏi phải nâng cao tinh thần yêu nước, tăng cường giáo
dục chủ nghĩa yêu nước cho mỗi con người Việt Nam. Giáo dục chủ nghĩa yêu
nước cho mỗi người Việt Nam, đặc biệt cho đoàn viên thanh niên là việc làm

cấp bách và có ý nghĩa rất quan trọng.
Thời gian qua, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đồn viên, thanh
niên ở tỉnh Vĩnh Long nói chung và sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh
Long nói riêng đã có những chuyển biến tích cực với những nội dung thiết thực
và nhiều hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, phù hợp với từng đối tượng
sinh viên cụ thể. Song, những chuyển biến phức tạp của tình hình thế giới, sự
cơng kích, chống phá của các thế lực thù địch và cùng với đó là những tác động
của mặt trái cơ chế thị trường, sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của
một bộ phận cán bộ, đảng viên đã ảnh hưởng tiêu cực đến lý tưởng, niềm tin và
lối sống của một bộ phận sinh viên hiện nay. Vì vậy, cần phải tăng cường và
nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên, giúp họ thấm
nhuần mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế
giới diễn biến rất phức tạp và đất nước ta đang có những chuyển biến tích cực,
mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thì vấn đề đặt ra là: Việc giáo dục


9

chủ nghĩa yêu nước gồm những nội dung gì? Giáo dục chủ nghĩa yêu nước được
thực hiện như thế nào, với những hình thức, phương pháp nào? Từ đó động viên,
khích lệ, làm cho sinh viên có ý thức và trách nhiệm hơn nữa đối với sự nghiệp
cách mạng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê
hương Vĩnh Long, tiếp bước tinh thần yêu nước, yêu quê hương của thế hệ cha
ông. Trong đó, phải kể đến những tấm gương điển hình cho tinh thần yêu nước
của những con người đất Vĩnh như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm
Hùng, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cố Giáo sư Viện sĩ, Thiếu tướng Trần Đại
Nghĩa,… ,những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng
vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Yêu nước, một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, là một đề tài
có sức thu hút lớn đối với các nhà nghiên cứu. Những năm qua, đã có nhiều tài

liệu, cơng trình nghiên cứu ở dưới những góc độ khác nhau được cơng bố, với
các cơng trình tiêu biểu như:
Tác phẩm Chủ nghĩa u nước và chủ nghĩa xã hội của cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng, Nxb Sự thật, 1959, đã khẳng định thời đại của chúng ta là thời
đại của chủ nghĩa yêu nước gặp chủ nghĩa xã hội. Đi sâu nghiên cứu về chủ
nghĩa yêu nước phải kể đến tác phẩm: Mấy vấn đề về chủ nghĩa yêu nước xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam của tác giả Trần Xuân Trường, Nxb Quân đội nhân dân
Việt Nam, Hà Nội, 1981. Tác phẩm đã tập trung phác họa mối quan hệ biện
chứng giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản là
không tách rời mà gắn liền với nhau, cùng sự thống nhất giữa chủ nghĩa yêu
nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong cách mạng Việt Nam; GS. Trần Văn
Giàu với tác phẩm: Giá trị tinh thần truyền thớng của dân tộc Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011. Tác phẩm này đã cho chúng ta cái


10

nhìn khái quát về các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, trong
đó truyền thống yêu nước là giá trị cao nhất trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc
Việt Nam.
Bên cạnh có các cơng trình như: Chủ nghĩa u nước trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tiến sĩ Lương Gia Ban, Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội, 1999; "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu
phát triển của xã hội hiện đại" của Lương Quỳnh Khuê, Tạp chí Triết học, số 4,
1992; Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí
Minh do Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Hùng Hậu chủ biên, Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội, 2008; Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội
nhập do GS.VS Phạm Minh Hạc - GS.TSKH Thái Duy Tuyên chủ biên, Nxb Quốc
gia sự thật – Hà Nội – 2015.
Trong các cơng trình trên, tác giả đã đi sâu nghiên cứu phân tích, làm rõ

khái niệm, những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, về lý tưởng
cách mạng, về truyền thống yêu nước, giáo dục chủ nghĩa yêu nước và vai trò
của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề giáo dục chủ nghĩa u nước đã có nhiều đề tài,
nhiều cơng trình nghiên cứu, tiêu biểu như: Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam do Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương biên soạn, 2008; Những
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên
tỉnh Nghệ An, Nxb Nghệ An, 2004, do TS. Đoàn Minh Duệ làm chủ biên; Nâng
cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh của TS.
Đinh Thế Định; Giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay của Phạm
Đình Nghiệp, Nxb Thanh Niên, 2004; Giáo dục đạo đức cho thanh niên học
sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay của Trần Minh Đoàn, v.v…


11

Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu trên đều có ý nghĩa quan trọng
về mặt lý luận và thực tiễn, là nguồn tư liệu rất phong phú, thiết thực để nghiên
cứu vấn đề giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên. Tuy nhiên, chưa có cơng
trình nào đề cập một cách trực tiếp, chuyên sâu đến việc giáo dục chủ nghĩa yêu
nước cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long.
Là một giảng viên trực tiếp tham gia vào sự nghiệp "trồng người", trực
tiếp đào tạo ra những kỹ sư tâm hồn, những giáo viên tương lai, tác giả mong
muốn góp một phần nhỏ cơng sức và trí tuệ của mình vào nền giáo dục tỉnh nhà,
góp phần giáo dục chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho thế hệ sinh
viên ngày nay nói chung và sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long nói
riêng; đào tạo ra đội ngũ trẻ – chủ nhân của đất nước vừa có trình độ về chun
mơn, vừa có đạo đức cách mạng tiếp bước sự nghiệp trồng người cho thế hệ mai
sau. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn vấn đề: "Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho
sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay"

làm đề tài luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, chuyên ngành Chính trị học.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên
trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long, luận văn đề xuất quan điểm và giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ
nghĩa yêu nước cho sinh viên hiện nay.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh
viên trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long.


12

- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục chủ
nghĩa yêu nước cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ nghĩa
yêu nước cho sinh viên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Chủ nghĩa yêu nước cần được giáo dục cho mọi đối tượng. Song, trong
giới hạn một luận văn Thạc sĩ, đề tài chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu vấn đề giáo
dục chủ nghĩa yêu nước cho đối tượng là sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm
Vĩnh Long.
- Luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước
cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long trong khoảng thời gian từ
2012 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục
chủ nghĩa yêu nước.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp như: Phân
tích, tổng hợp, lịch sử – lơgíc, so sánh, điều tra xã hội học, v.v...
6. Đóng góp của đề tài
- Ở một mức độ nhất định, đề tài góp phần làm rõ thêm các vấn đề lý
luận và thực tiễn của công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên. Qua
đó, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên


13

trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long nói riêng và sinh viên Việt Nam nói
chung hiện nay.
- Luận văn có thể làm tài liệu phục vụ cho các cán bộ nghiên cứu, giảng
dạy các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như cơng tác
của Đồn thanh niên, Hội sinh viên nhằm tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa yêu
nước cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương
và 8 tiết


14

B. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1. Khái quát về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

1.1.1. Khái niệm yêu nước và chủ nghĩa yêu nước
1.1.1.1. Khái niệm yêu nước
Yêu nước là một khái niệm thuộc về phạm trù đạo đức, tình cảm của
nhân dân ở mỗi quốc gia, đó cịn là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của
người cơng dân đối với Tổ quốc.
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm khoa học, đúng đắn và
logic về khái niệm "yêu nước". Theo tác giả Trần Văn Giàu thì "yêu nước" được
hình thành từ hai khái niệm "yêu" và "nước". "Yêu" theo nghĩa chung nhất là
trạng thái tình cảm của chủ thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao và được
gắn kết với chủ thể đó ở một khía cạnh hay mức độ nhất định, "Nước" ở đây có
nghĩa là đất nước, quê hương, Tổ quốc, quốc gia, non sông" [19, tr.38].
Mặt khác, khái niệm "nước" khi gắn với khái niệm "yêu" thì nó khơng
chỉ dừng lại ở khía cạnh thiên nhiên, địa lý, lãnh thổ nữa mà nó bao hàm cả con
người, cộng đồng và cả phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc sinh sống
trên lãnh thổ đó. "Yêu nước là một khái niệm thuộc về phạm trù đạo đức, tình
cảm của nhân dân ở mỗi quốc gia. Tinh thần yêu nước là sự kết hợp chặt chẽ
giữa lý trí với tình cảm cách mạng, tinh thần u nước khơng phải là tình cảm
bình thường mà tình cảm đó đã đạt đến trình độ, giá trị cao về tư tưởng cũng
như lý luận chính trị, nó mang tính tự giác và bền vững" [21, tr.23].


15

Vì thế, yêu nước là trạng thái tình cảm xã hội mang tính phổ biến ở mọi
dân tộc. Sự khác nhau về điều kiện địa lý tự nhiên, truyền thống lịch sử, bản sắc
văn hóa, sự phát triển kinh tế – xã hội, tâm lý dân tộc,…đã tạo nên tư tưởng, tình
cảm u nước có những đặc điểm khác nhau đối với mỗi dân tộc.
Yêu nước Việt Nam không phải chỉ là khái niệm trừu tượng mà có nội
dung rất cụ thể, vì nước là tập hợp của làng, làng là cộng đồng của dân. Do đó,
yêu nước là yêu làng, tình u đó được hình thành và phát triển trong q trình

lịch sử và văn hố chung. Đó là bản chất chung của cộng đồng dân tộc Việt
Nam. Điều này được thể hiện sâu sắc trong các câu chuyện huyền thoại Việt
Nam, trong lễ hội và phong tục tập qn Việt Nam. Văn hố có vị trí quan trọng
trong sự phát triển của dân tộc Việt Nam, trong đó yêu nước là bậc thang giá trị
cao nhất của văn hố. Vì vậy, bảo vệ văn hố dân tộc chủ yếu là bảo vệ bản sắc
dân tộc gắn với bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia. Ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh
thổ quốc gia cũng là một nội dung quan trọng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
Yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất đã được củng cố qua
hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các dân tộc và mang tính phổ biến
của nhân dân các quốc gia, của các dân tộc trên thế giới. Tình cảm yêu nước bắt
nguồn từ yêu nhà, yêu quê hương xứ sở, nơi chơn nhau cắt rốn của mình. Cùng
với sự phát triển của ý thức xã hội, tình cảm đó được nâng lên thành tư tưởng
yêu nước, chi phối hành động của mỗi con người. Tinh thần yêu nước là nguyên
tắc đạo đức và chính trị; một tình cảm xã hội mà nội dung là tình u và lịng
trung thành đối với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc,
là ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Trải qua q trình phát triển lâu dài
của lịch sử gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, tư tưởng yêu nước có


16

thể phát triển thành chủ nghĩa yêu nước và nó cũng là cơ sở lý luận chi phối
quan niệm sống, tồn tại và phát triển của cả dân tộc. Hay nói cách khác "u
nước" là ngun tắc đạo đức chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung bao
trùm của nó là tình u và lịng trung thành với Tổ quốc, là sự tự hào về quá khứ
và hiện tại về Tổ quốc, đất nước mình, là sự quyết tâm và ý chí bảo vệ tổ quốc,
bảo vệ non sông đất nước.
1.1.1.2. Khái niệm chủ nghĩa yêu nước
- Chủ nghĩa yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã

hội, là một phạm trù thuộc lĩnh vực ý thức xã hội bao gồm tư tưởng và tình cảm
của một dân tộc. Nội dung chính của chủ nghĩa u nước là tình u và lịng
trung thành với Tổ quốc. Tùy theo điều kiện kinh tế – xã hội, hoàn cảnh lịch sử,
tự nhiên của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà quá trình phát triển từ tình cảm yêu
nước, tư tưởng yêu nước thành chủ nghĩa yêu nước có khác nhau và nội dung,
đặc điểm của chúng cũng khơng giống nhau. Đó là thể hiện mối quan hệ giữa
tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa yêu nước.
- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước là một giá trị văn hóa – tinh thần cao đẹp của dân
tộc Việt Nam, là một thành tố rất quan trọng, có vai trị quyết định tạo nên sức
mạnh của nhân dân ta trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Chủ nghĩa
yêu nước là sự phát triển ở trình độ cao của tinh thần yêu nước, là sự kết hợp
chặt chẽ giữa lý trí và tình cảm, chủ nghĩa yêu nước đã đạt tới trình độ tự giác và
độ bền vững cao. Chủ nghĩa yêu nước ấy là biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.
Chủ nghĩa yêu nước là một trong những giá trị tinh thần có tính phổ qt
nhất ở mọi dân tộc, khơng một dân tộc nào trên thế giới lại không yêu mến Tổ


17

quốc của mình. Tuy nhiên giữa các quốc gia dân tộc, do nhiều lý do khác nhau,
làm cho quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước về bản chất cũng
như đặc điểm khơng hồn tồn giống nhau.
Ở Việt Nam, yêu nước và chủ nghĩa yêu nước là truyền thống văn hóa
đứng đầu trong bảng giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc ta. Nó ăn sâu vào máu,
vào tâm tư, tình cảm, vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Mỗi khi có
giặc ngoại xâm, chủ nghĩa yêu nước lại trỗi dậy thành làn sóng mạnh mẽ, nhấn
chìm bè lũ cướp nước và bán nước để bảo vệ nền độc lập dân tộc và đây cũng
chính là nguyên nhân giúp quân và dân ta giành thắng lợi trong cuộc cách mạng

giải phóng dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ
thời cổ đại đến hiện đại. Chủ nghĩa u nước ln giữ vị trí chuẩn mực cao nhất
của đạo lý và đứng đầu trong bậc thang giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt
Nam, là động lực nội sinh to lớn của cộng đồng dân tộc Việt Nam, tạo nên sức
mạnh vô địch trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và trong công cuộc
xây dựng đất nước. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trở thành giá trị truyền thống
quý báu được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử, là nguyên khí quốc gia và
là giá trị văn hóa tinh thần vơ giá, là sức mạnh phi thường đưa dân tộc ta vượt
qua bao khó khăn, thử thách.
Chủ nghĩa yêu nước là giá trị thiêng liêng chung của toàn dân tộc Việt
Nam, là nguồn lực không bao giờ cạn trong suốt chiều dài lịch sử đất nước.
Ngày nay, truyền thống đó đang là động lực to lớn đưa công cuộc xây dựng đất
nước theo con đường xã hội chủ nghĩa đi đến bến bờ thắng lợi. Trong tình hình
mới, điều kiện mới, với khẩu hiệu "Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng và văn minh", nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt


18

Nam đã và đang phát huy vai trò, bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa yêu nước trong
mỗi con người Việt Nam, góp phần tiến hành xây dựng cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là một phạm trù thuộc lĩnh vực
tư tưởng và tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Tổ quốc. Nội dung chính
của chủ nghĩa u nước là tình u và lòng trung thành với Tổ quốc. Ngày nay,
đất nước đang trong thời kì hịa bình, chủ nghĩa u nước cũng có sự khác biệt
so với thời chiến. Nó khơng cịn là hình ảnh của những con người yêu nước cầm
súng xơng pha ngồi chiến trường mà thay vào đó là những hình ảnh của người
dân yêu nước Việt Nam trong lao động, sản xuất, nghiên cứu khoa học,v.v…

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước có khi rõ ràng, dễ thấy, nhưng cũng có
khi ẩn giấu kín đáo rất khó nhận ra, chủ nghĩa yêu nước trở thành sức mạnh tiềm
tàng thường trực trong lòng dân tộc, làm nên đặc trưng tiêu biểu của tính cách
con người Việt Nam.
Vì thế, chúng ta cần phải thường xuyên khơi dậy, giáo dục, bồi dưỡng và
phát huy chủ nghĩa yêu nước. Hiện nay, nước ta đang trong thời kì đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Đây là sự nghiệp hết sức vẻ vang nhưng đầy khó khăn gian khổ, phức tạp và
chưa có tiền lệ. Để hồn thành sự nghiệp này, một động lực quan trọng hàng đầu
là phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước trong mỗi con người Việt Nam, đặc biệt
là tầng lớp thanh niên, học sinh sinh viên là người chủ tương lai của đất nước
góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội mà Đảng đề ra.
* Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam


19

Từ lý luận đến thực tiễn đã chứng minh rằng chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam được hình thành và phát triển dựa trên các nguyên lý sau:
- Sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, với quê hương xứ sở và cộng
đồng
Lịng u nước thường bắt đầu từ tình yêu quê hương xứ sở, nơi sinh ra
và lớn lên của mỗi người, từ sự gắn bó giữa những thành viên của gia đình, cộng
đồng, làng xã rồi đến quốc gia, dân tộc. Đây là cơ sở chung hình thành chủ
nghĩa u nước. Tuy nhiên, cơ sở này khơng hồn toàn giống nhau đối với các
quốc gia, các dân tộc, do điều kiện tự nhiên – xã hội và lịch sử cụ thể khác nhau
của mỗi quốc gia, dân tộc quy định. Đất nước Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm
khu vực Đông Nam Á, với bờ biển kéo dài nằm trên các tuyến giao thông đường

biển huyết mạch, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên ưu đãi như khí hậu nhiệt đới
gió mùa, độ ẩm cao và mơi trường sinh thái phong phú rất thuận lợi cho việc
phát triển nền nông nghiệp. Song, bên cạnh những điều kiện tự nhiên thuận lợi
ấy thì cũng có những khó khăn nhất định, thậm chí cịn khắc nghiệt như: bão tố,
hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,... Vì vậy, trong quá trình tổ tiên ta khai phá mảnh đất
này, đã phải đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên để có thể tồn tại và phát triển.
Điều đó làm cho sự cố kết cộng đồng, sự gắn bó giữa các thành viên lại với nhau
trở thành yêu cầu tự nguyện, tất yếu theo quy luật vốn có của nó, q trình xây
dựng q hương xứ sở đều thấm đượm mồ hôi, nước mắt và xương máu của bao
thế hệ cha ơng. Từ đó, mọi người dân Việt Nam đều nặng tình, nặng nghĩa với
q hương xem nơi đó như nơi chơn nhau cắt rốn, dù có đi bất cứ nơi đâu thì
q hương luôn trong trái tim mỗi người.
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu trồng lúa
nước, nên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên mà tự nhiên luôn thử thách


20

con người trước những thiên tai, lũ lụt, khô hạn thường xun xảy ra. Vì thế, địi
hỏi sự gắn bó rất chặt chẽ giữa con người với nhau, cùng nhau chung tay góp
sức khai thác thiên nhiên, làm cơng trình thủy lợi để dẫn thủy nhập điền, đắp đê
phòng lũ lụt, những đặc điểm đó đã tạo nên sự cố kết của cộng đồng người Việt
từ rất sớm. Có thể thấy, tình yêu nước bắt nguồn một cách tự nhiên, giản dị từ
tình u làng xóm, q hương, từ những xúc cảm với cây đa, bến nước, con đị,
sân đình, với lũy tre làng, với những mái nhà tranh, với những con đường thân
thuộc. Đó chính là tình u đối với non sơng, đất nước, tình u Tổ quốc.
- Q trình lịch sử chớng giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
Việt Nam có một vị trí địa chiến lược quan trọng bậc nhất Đông Nam Á,
là nơi giao thoa lợi ích quốc gia của nhiều cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc,
Nhật Bản, Nga, Ấn Độ,… Ngoài ra, Việt Nam cịn sở hữu hai quần đảo Hồng

Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược, có thể dùng để kiểm sốt các tuyến hàng
hải qua lại Biển Đơng và dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra đa, các
trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè,... Các
nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo
Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông. Vì thế, chúng ta khơng khó để giải
thích vì sao lịch sử nước ta là lịch sử của dựng nước luôn gắn liền với giữ nước.
Chống giặc ngoại xâm là đặc điểm của nhiều dân tộc trên thế giới để tồn tại và
phát triển. Song mỗi nước có một kiểu đấu tranh chống giặc ngoại xâm khác
nhau, riêng đối với nước ta việc chống giặc ngoại xâm có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, từ khi dựng nước cho đến khi giành độc lập hồn tồn, hiếm có
một dân tộc nào phải luôn chống ngoại xâm như dân tộc Việt Nam, trong hơn
chừng ấy thế kỷ đến nay thì có hơn phân nửa thế kỷ dân tộc ta phải tiến hành
cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ách đô hộ của kẻ thù. Độ dài thời


21

gian, số lượng các cuộc kháng chiến và đấu tranh giải phóng dân tộc lớn hơn
nhiều so với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới, tính từ
kháng chiến chống Tần thế kỷ III (TCN) đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước giành thắng lợi.
Thứ hai, lịch sử đấu tranh giành và giữ nước của dân tộc Việt Nam là
cuộc chiến rất không cân sức với những kẻ thù mạnh hơn ta rất nhiều. Đó là các
cuộc đấu tranh lịch sử giữa dân tộc ta với nhiều đế chế phong kiến hùng mạnh ở
phương Đông thời cổ – trung đại và với các cường quốc tư bản chủ nghĩa
phương Tây thời cận – hiện đại. Các cuộc đấu tranh đó đã diễn ra hết sức ác liệt
nhưng cuối cùng dân tộc ta đều giành được thắng lợi. Thắng lợi ấy là do dân ta
biết tập hợp sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc và phát huy được chủ nghĩa
yêu nước.
Thứ ba, bên cạnh việc phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền đất

nước và giống nịi, nhân dân ta ln ý thức trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa
dân tộc. Bởi thực tiễn đã chứng minh, qua hàng ngàn năm đô hộ nước ta, các kẻ
thù xâm lược đã ra sức thực hiện ý đồ thâm độc nhằm đồng hóa dân tộc ta, nơ
dịch nhân dân ta, ráo riết thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc ta, đồng hóa văn
hóa với chiêu bài "khai hóa văn minh". Song, tất cả các âm mưu, thủ đoạn đó
của chúng đều thất bại.
Với những đặc điểm trên đã tác động khơng nhỏ đến tồn bộ tiến trình
lịch sử của dân tộc Việt Nam, ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa Việt Nam và
các sản phẩm tinh thần của dân tộc. Chính nó đã hun đúc rèn giũa chủ nghĩa yêu
nước của dân tộc, truyền thống đồn kết, ý chí thống nhất đấu tranh, thống nhất
dân tộc; tạo nên khí phách anh hùng, quật cường của dân tộc, sẵn sàng chịu
đựng mọi hy sinh gian khổ bảo vệ nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ


22

quyền quốc gia. Đây chính là cơ sở vững chắc hình thành nên chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam.
- Nền văn hố thớng nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Một mảnh ghép không tạo nên một bức tranh hồn chỉnh sinh động, một
nền văn hố dân tộc Việt Nam không thể thiếu một trong 54 mảnh ghép dân tộc
anh em, đây là nét văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của nền văn hoá dân tộc Việt Nam
thể hiện sự phong phú, đa dạng và thống nhất cao. Đặc điểm này được thể hiện
trong quá trình hình thành và phát triển của nền văn hố Việt.
Văn hóa Việt Nam là sự hòa nhập của ba trung tâm văn hóa: là văn hóa
Đơng Sơn với nhà nước Văn Lang Âu Lạc ở miền Bắc, văn hóa Sa Huỳnh với
Vương quốc Chăm Pa ở miền Trung và văn hóa Óc Eo với Vương quốc Phù
Nam ở Nam Bộ. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, các nền văn hóa đó đã nhập
chung vào dịng chảy chung của văn hóa Việt Nam. Trong đó, văn hố Đơng
Sơn giữ vai trò chủ yếu qua các thời kỳ đến ngày nay. Hiện nay, Việt Nam là

một quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc anh em cùng sinh hoạt vui sống trong
một cộng đồng trên cùng lãnh thổ. Trong đó, dân tộc Kinh (Việt) chiếm khoảng
87% dân số, sống tập trung ở đồng bằng, đô thị và các dân tộc thiểu số còn lại
chiếm khoảng 13% dân số, chủ yếu sống ở miền núi, trung du. Mỗi dân tộc có
bản sắc văn hóa riêng tạo nên bức tranh đầy màu sắc, đa dạng và phong phú của
nền văn hóa Việt Nam.
Tuy có nhiều dân tộc sinh sống nhưng có một tộc người chiếm đa số (dân
tộc Kinh) tạo thành một trung tâm phát triển của lịch sử – văn hóa. Đồng thời,
các dân tộc lại sống gắn bó với nhau trong một quốc gia thống nhất lâu đời dưới
sự quản lý của Nhà nước Trung ương thống nhất. Trong quá trình dựng nước và


23

giữ nước chống chia rẽ của kẻ thù càng làm cho mối quan hệ giữa các dân tộc
ngày càng thêm trong một vận mệnh chung của dân tộc.
Như vậy, sự hình thành mang tính đa dạng và phong phú nhưng thống
nhất cao của nền văn hóa Việt Nam gắn liền với sự thống nhất của cộng đồng
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ nghĩa yêu nước, ý thức cộng
đồng trên nền tảng gắn kết từng thành viên với gia đình, gia đình – làng, xã –
dân tộc, Tổ quốc, là một bộ phận tạo thành nền văn hóa Việt Nam, vừa kết tinh
những giá trị tiêu biểu, vừa chi phối sự phát triển của nền văn hóa Việt.
- Q trình hình thành và thớng nhất sớm của q́c gia, dân tộc Việt Nam
Nước ta có một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, một ý thức
chung về vận mệnh dân tộc, cùng với vị trí địa lý và đặc điểm về địa hình, khí
hậu nhiệt đới gió mùa, tài nguyên, thiên nhiên phong phú, đa dạng và chứa đựng
nhiều tiềm năng to lớn nhưng cũng đặt ra khơng ít thử thách đối với con người
trước thời cơ mới cũng như vận hội mới. Vì thế, quá trình hình thành và phát
triển của dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình thống nhất sớm của quốc gia,
dân tộc. Điều đó đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của ý thức dân tộc, tạo

nên sự cố kết cộng đồng. Chủ nghĩa yêu nước được thể hiện qua ý thức cộng
đồng và phát triển trong q trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Nó là sản phẩm
riêng của dân tộc Việt Nam.
Với đặc điểm đó, q trình hình thành và thống nhất sớm của quốc gia
dân tộc Việt Nam cũng là một cơ sở của chủ nghĩa yêu nước. Sự phát triển của
xã hội lồi người diễn ra qua các hình thái kinh tế xã hội kế tiếp nhau. Từ hình
thái kinh tế xã hội Công xã nguyên thủy (Cộng sản nguyên thủy) cho đến Chiếm
hữu nô lệ, Phong kiến rồi đến Tư bản chủ nghĩa và cuối cùng là Chủ nghĩa Cộng
sản mà giai đoạn đầu là Chủ nghĩa xã hội. Hình thái kinh tế xã hội sau bao giờ


24

cũng kế thừa các giá trị của hình thái kinh tế xã hội trước. Trong quy luật vận
động chung, do những điều kiện, đặc điểm riêng của mình mà mỗi quốc gia có
thể phát triển, bỏ qua hình thái kinh tế xã hội này hay hình thái kinh tế xã hội
khác, song trong các nấc thang phát triển chung đó Việt Nam cũng có những đặc
điểm riêng biệt:
Nước ta khơng trải qua chế độ Chiếm hữu nô lệ, song chế độ Phong kiến
Việt Nam lại mang những đặc điểm của phương Đông, của Việt Nam, khác xa
với chế độ phong kiến phương Tây. Ở nước ta khơng có thời kì tồn tại của chế
độ lãnh địa với quan hệ lãnh chúa và nơng nơ, khơng trải qua thời kì phân quyền
cát cứ lâu dài. Nhà nước tập quyền ra đời sớm và phát triển mạnh, chi phối toàn
bộ sự phát triển của xã hội.
Quá trình thống nhất quốc gia và hình thành dân tộc sớm ở Việt Nam cũng
tác động sâu sắc đến sự phát triển của chủ nghĩa yêu nước, ý thức cộng đồng, tạo
nên tinh thần đoàn kết, sự cố kết cộng đồng, tức là quá trình các cộng đồng dân
cư gắn bó với nhau trên một cơ sở của tư tưởng, tình cảm chung trong một nền
văn hóa chung mà nền tảng dựa trên cơ sở chính là trục Nhà (gia đình) – Làng
(cơng xã nơng thơn) – Nước (quốc gia dân tộc). Đây là quan niệm tổng quát,

toàn diện về đất nước, dân tộc và quốc gia, nó bao quát những yếu tố cơ bản về
lịch sử văn hóa lãnh thổ và thể chế văn hóa nhà nước. Sự tự nhận thức này đạt
tới trình độ khá toàn diện về quốc gia dân tộc, đây là cơ sở quan trọng của chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam.
* Khái quát nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
- Chủ nghĩa yêu nước truyền thống
Chủ nghĩa yêu nước ở mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển
trải qua những biến cố và thử thách trong quá trình lịch sử chống giặc ngoại xâm


25

của dân tộc ta. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện ngay từ thuở
vua Hùng dựng nên nước Văn Lang cho đến thời đại Hồ Chí Minh. Với hơn
1000 năm đấu tranh giành độc lập từ 197 (TCN) đến 938 (SCN), đầu tiên là
cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thể hiện trong tinh thần quật khởi "đền nợ nước,
trả thù nhà" của Hai Bà, ý chí quật cường "không chịu khom lưng làm tỳ thiếp
cho người" của Bà Triệu, ở ý chí giải phóng dân tộc của nhân dân ta suốt nghìn
năm Bắc thuộc. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được nhân lên gấp bội cho đến
khi cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng mở ra thời kỳ lịch sử mới trong lịch sử dân tộc. Lòng yêu nước đó được
khẳng định trong bài thơ "Thần" của Lý Thường Kiệt vào năm 1076 trên sơng
Như Nguyệt, thể hiện khí phách anh dũng và ý chí kiên cường của dân tộc, Lý
Thường Kiệt đã trịnh trọng tuyên bố trước kẻ thù xâm lược rằng:
"Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời".
Bốn câu thơ trên một lần nữa khẳng định chủ quyền lãnh thổ dân tộc và
được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, thể hiện tinh

thần kiên cường bất khuất của bao thế hệ người dân Việt Nam. Đến thời kỳ
chiến tranh giải phóng dân tộc từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975, chúng ta đã
đánh thắng cả hai tên đế quốc sừng sỏ nhất của thế kỷ XIX và XX là Pháp và
Mỹ. Với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chúng ta đã giải phóng hồn tồn miền
Nam, thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối, nước nhà hoàn toàn độc
lập. Khắp đất nước ta, nơi đâu cũng có đền thờ các anh hùng dân tộc, những
người đã có cơng, đã xả thân vì nước. Dân tộc ta coi Hùng Vương, Trần Hưng


×