Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Chất thơ trong tiểu thuyết đỗ phấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.5 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

CHẤT THƠ
TRONG TIỂU THUYẾT ĐỖ PHẤN

Chuyên ngành VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THANH NGA

NGHỆ AN - 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát .................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 5
Chương 1. CHẤT THƠ - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG LÀM NÊN
SỨC HẤP DẪN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN ..................... 6
1.1. Giới thuyết về chất thơ và hướng tiếp cận chất thơ trong tiểu thuyết của
Đỗ Phấn ............................................................................................................. 6
1.1.1. Giới thuyết về chất thơ ............................................................................ 6


1.1.2. Chất thơ như một nhu cầu thiết yếu của tiểu thuyết Việt Nam đương đại 10
1.1.3. Những kiểu thể hiện chất thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại....... 13
1.2. Đỗ Phấn, tác giả có vị trí xứng đáng của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.... 18
1.2.1. Vài nét về Đỗ Phấn ............................................................................... 18
1.2.2. Tiểu thuyết của Đỗ Phấn ....................................................................... 21
1.2.3. Nhìn chung về chất thơ trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn ........................ 30
Chương 2 CHẤT THƠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN TRÊN
PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG....................................................................... 33
2.1. Những đề tài, cảm hứng cơ bản làm nên chất thơ trong tiểu thuyết của Đỗ
Phấn ................................................................................................................. 33
2.1.1. Đề tài Hà Nội ........................................................................................ 33
2.1.2. Sự trở về quá khứ .................................................................................. 38
2.1.3. Tìm đến các vấn đề về thân phận con người ......................................... 43
2.2. Chất thơ biểu hiện trong khát vọng đi tìm cái đẹp ................................... 45
2.2.1. Đi tìm cái đẹp trong dịng chảy tự nhiên của đời sống ......................... 45


2.2.2. Đi tìm cái đẹp trong tình người, tình đời .............................................. 48
2.2.3. Đi tìm vẻ đẹp trong những "địa chất" hiện sinh của con người ............ 51
2.3. Chất thơ thể hiện trong cái nhìn mang tính bi kịch về kiếp người và thế
giới................................................................................................................... 54
2.3.1. Bi kịch của con người trong tình yêu .................................................... 54
2.3.2. Bi kịch của con người trong cái hỗn độn, hỗn mang của hiện tại ............ 56
2.3.3. Bi kịch của con người đối diện với chính mình .................................... 73
Chương 3 CHẤT THƠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN NHÌN
TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ......................................................... 77
3.1. Chất thơ thể hiện trong “cấu tứ” tiểu thuyết ............................................ 77
3.1.1. Giới thuyết về “tứ” và “tứ” trong tiểu thuyết ........................................ 77
3.1.2. Kiểu “cấu tứ” theo sự dẫn dắt của các trạng thái tâm lí ........................ 79
2.1.3. Kiểu “cấu tứ” theo sự dẫn dắt của dịng chảy đời sống sinh sơi, hồn

nhiên ................................................................................................................ 82
3.2. Chất thơ biểu hiện trong ngôn ngữ và giọng điệu................................... 84
3.2.1. Ngôn ngữ miêu tả phong cảnh .............................................................. 84
3.2.2. Ngơn ngữ miêu tả tình u, tình dục ..................................................... 87
3.2.3. Ngôn ngữ thể hiện chiều sâu nội tâm .................................................... 91
3.2.4. Giọng triết lí, thâm trầm ........................................................................ 93
3.2.5. Giọng trữ tình sâu lắng .......................................................................... 96
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH............................................................ 102


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tiểu thuyết được coi là "cỗ máy cái" trong văn học hiện đại xét ở
khả năng khái quát hiện thực, khả năng phản ánh không chỉ đời sống của một,
mà là là sự cộng sinh thể loại. Sự vận động của văn học Việt Nam đương đại
cho thấy tiểu thuyết đã thực sự xứng đáng với những gì người ta đã từng nghĩ
về nó, ở tư cách là một thể loại tiên phong trong sự khái quát hiện thực, trong
sự làm mới đời sống văn học. Nghiên cứu tiểu thuyết chính là góp phần tìm
hiểu diện mạo văn học Việt Nam đương đại, và những thành tựu của bản thân
thể loại này.
1.2. Là một họa sĩ, nhưng khi đến với văn chương, thể nghiệm, và rồi
dần dần khẳng định ở thể loại tiểu thuyết, Đỗ Phấn, với một phong cách riêng,
tạo được ít nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Nghiên cứu tiểu thuyết của Đỗ
Phấn là góp phần tìm hiểu thêm một khía cạnh thú vị của sáng tạo văn học: nó
ln mời gọi và mở lịng đón nhận, thậm chí hào phóng mang đến những
thành tựu cho bất cứ ai có tài năng và đam mê. Đấy cũng là một điểm rất quan
trọng của văn học trong thế giới phẳng ngày nay.

1.3. Có thể thấy trong tiểu thuyết nói riêng của Đỗ Phấn bút pháp trữ
tình giàu chất thơ xen lẫn với bút pháp thế sự đậm chất hiện thực sâu sắc.
Trong đó, bút pháp trữ tình giàu chất thơ nổi lên như một điểm nhấn quan
trọng làm nên phong cách vừa thâm sâu mà tài hoa của nhà văn. Nghiên cứu
chất thơ trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn là góp phần khẳng định giá trị tiểu
thuyết của ông.
1.4. Không chỉ có ý nghĩa đối với riêng tiểu thuyết hay các sáng tác của
Đỗ Phấn, mà chất thơ đã trở thành một biểu hiện phổ biến góp phần làm nên
diện mạo của đối với văn xuôi và tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Nghiên cứu
chất thơ trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn sẽ góp phần hiểu thêm về văn xi, về
tiểu thuyết giai đoạn này.


2

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Mặc dù xuất hiện chưa lâu, và cũng không phải bắt đầu khởi nghiệp từ
văn chương như nhiều tác giả tiểu thuyết khác, nhưng các sáng tác, cũng như
tiểu thuyết của Đỗ Phấn đã thu hút được sự chú ý của nhiều người nghiên
cứu. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, những đánh giá về các sáng tác
của Đỗ Phấn nhưng phần lớn chỉ đánh giá ở mức độ riêng lẻ. Cụ thể đã có
một số bài nghiên cứu về đề tài hiện thực đô thị trong tiểu thuyết... và tản văn.
Về cơ bản, những nghiên cứu về Đỗ Phấn tập trung trên mấy nét cơ bản sau:
Khẳng định những thành công của Đỗ Phấn ở phương diện kĩ thuật viết
tiểu thuyết. Trần Nhã Thụy trong bài “Vừa đi vừa bịa” đăng trong tiểu thuyết
Vắng mặt, NXB hội nhà văn, 2010 viết “ Khơng cịn hư thực lẫn lộn nữa mà
là vắng mặt. Con người soi gương mà hốt hoảng khơng nhìn thấy khn mặt
mình. Nhưng sản phẩm khơng “Nói triết”, tác giả cũng loại trừ một lối viết ẩn
dụ, hay huyền ảo, hay diễu cợt, hay luận đề... Tác giả không chỉ tập trung làm
rõ những tính chất của sự thật bằng cách lấy hiện thực làm chất lửa và phổ lên

đó là cái giọng buồn, cái nụ cười thầm của mình”.
“Đỗ Phấn giữa chúng ta” của Đoàn Ánh Dương đăng trên trang
http://vanchuong plusvn.blog spot.com ra ngày 20 tháng 4 năm 2012 đã đưa
ra một số đối sánh để làm rõ thêm trong sáng tác của Đỗ Phấn: “... Nguyễn
Việt Hà và Đỗ Phấn đều từ các lĩnh vực khá muộn màng đến với văn chương,
mỗi người một kiểu, mỗi cách và đều độc đáo. Ở Nguyễn Việt Hà nó đọng lại
ở cấu trúc nghệ thuật ngơn từ và Đỗ Phấn, nó lửng lơ ở ngồi cái cấu trúc
ngơn từ nghệ thuật ấy (...) Sáng tác của Đỗ Phấn không nhằm bày ra cho
người đọc cấu trúc ngôn từ nghệ thuật, cũng khơng tham vọng cao đàm khốt
luận về giá trị, tư tưởng, tự do, chân lý. Nó chỉ bày ra một sự thụ cảm cuộc
sống một cách có nghệ thuật”.
Trong trang vannghequandoi.com.vn, tác giả Hồi Nam viết: “Nếu bạn
đọc tìm ở tiểu thuyết Đỗ Phấn một câu chuyện thì sẽ khơng thấy, nhưng anh


3

ta tạo ra cảm giác về đời sống”. Hoài Nam nói rằng, khơng nên tìm Đỗ Phấn ở
việc làm mới một cái gì cả, anh chỉ là người kể chuyện, kể lại những gì đã
chứng kiến. Và như nhiều người vẫn nhận xét, dù nghiệp văn của Đỗ Phấn chỉ
trung thành với một đề tài Hà Nội thì theo Hồi Nam: “Mỗi cuốn sách của
ông vẫn là một thế giới khác”.
Trên đây là một số ý kiến đánh giá về tiểu thuyết của Đỗ Phấn. Tuy cịn
ít nhưng cũng phần nào giúp chúng ta hiểu ít nhiều đặc điểm tiểu thuyết nhà
văn. Và tuy cịn ít ỏi, nhưng những ý kiến ấy cũng đem đến những gợi ý quý
báu cho chúng tơi trong q trình hồn thành luận văn này.
Những năm gần đây, tiểu tuyết của Đỗ Phấn đã trở thành đề tài nghiên
cứu ở một số trường đại học, đặc biệt là ở bậc đào tạo thạc sĩ. Luận văn Thạc
sĩ đầu tiên được thực hiện ở trường đại học Vinh của học viên Trần Kim
Dũng với đề tài Hiện thực đô thị trong tiểu thuyết Đỗ Phấn. Công trình này đã

khảo sát một cách tồn diện về hiện thực đô thị, đặc biệt là mối quan hệ giữa
hiện thực đô thị và con người đô thị trong cơn xoáy lốc của cơm áo, gạo tiền.
Luận văn Thạc sĩ thứ hai được thực hiện ở Đại học Sư phạm Huế là của
học viên Tăng Thị Thúy Tiền với đề tài: Cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết
của Đỗ Phấn, đã khai thác một cách có hệ thống về tiểu thuyết Đỗ Phấn dưới
góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh. Tại đây, những kiểu con người đã được tác
giả khai thác một cách thấu đáo, đặc biệt là kiểu con người vong thân và kiểu
con người tự lưu đày. Tác giả luận văn khẳng định tiểu thuyết của Đỗ Phấn,
từ góc nhìn hiện sinh, đã thể hiện tinh thần nhân bản. Theo nhà văn, dù trong
bất cứ hoàn cảnh nào, hay xã hội nào thì quyền được sống đúng với bản chất
của con người là quyền cơ bản nhất.
Luận văn Thạc sỹ thứ ba, được thực hiện ở Đại học Vinh của tác giả Võ
Hùng, bảo vệ năm 2015 khảo sát đặc điểm của tiểu thuyêt Đỗ Phấn trên các
phương diện nhân vật, cấu trúc, nghệ thuật kể chuyện và các vấn đề về ngôn


4

ngữ, giọng điệu. Tác giả đã đưa ra một cái nhìn khá bao quát trên nhiều bình
diện trong nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn.
Khi lựa chọn đề tài này, chúng tôi đã khảo sát những văn bản trên và đã
mạnh dạn thực hiện đề tài với hy vọng chỉ ra một đặc trưng rất quan trọng
trong tiểu thuyết Đỗ Phấn, nhìn nhận vai trị của nhà văn trong nền tiểu thuyết
nước nhà thời điểm này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu các tiểu thuyết của Đỗ Phấn, chỉ ra những yếu tố của chất thơ
và đóng góp của chúng cho việc hình thành phong cách nghệ thuật tiểu thuyết
của nhà văn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Lí giải khái niệm chất thơ, vai trị của chất thơ trong tiểu thuyết và một
tổng quan về chất thơ trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn.
- Tìm hiểu chất thơ trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn trên các phương diện
đề tài, cảm hứng sáng tạo.
- Chỉ ra chất thơ trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn trên các phương diện kết
cấu, ngôn ngữ, giọng điệu.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất thơ trong tiểu thuyết của Đỗ
Phấn.
4.2. Phạm vi khảo sát
Để thực hiện đề tài này, chúng tơi khảo sát tồn bộ 7 cuốn tiểu thuyết
của Đỗ Phấn:
Vắng mặt, NXB Bách Việt, Hà Nội.
Rừng người, NXB Phụ Nữ, Hà Nội.
Chảy qua bóng tối, NXB Trẻ, Hà Nội.


5

Con mắt rỗng, NXB Văn Học, Hà Nội.
Rụng xuống ngày hư ảo, NXB Trẻ, Hà Nội.
Ruồi là ruồi, NXB Trẻ, Hà Nội.
Gần như là sống, NXB Trẻ, Hà Nội.
Ngoài ra cịn khảo sát thêm truyện vừa:
Dằng dặc triền sơng mưa, NXB Trẻ, Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp phân tích tổng hợp

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn của chúng
tôi được triển khai trên 3 chương:
Chương 1. Chất thơ - một yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn của
tiểu thuyết Đỗ Phấn
Chương 2. Chất thơ trong tiểu thuyết Đỗ Phấn trên phương diện nội dung
Chương 3. Chất thơ trong tiểu thuyết Đỗ Phấn nhìn từ phương diện
nghệ thuật


6

Chương 1
CHẤT THƠ - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG
LÀM NÊN SỨC HẤP DẪN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN
1.1. Giới thuyết về chất thơ và hướng tiếp cận chất thơ trong tiểu
thuyết của Đỗ Phấn
1.1.1. Giới thuyết về chất thơ
Tiểu thuyết được xem là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh
hiện thực đời sống ở mọi giới hạn khơng gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể
phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã
hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”
Tiểu thuyết với khả năng thẩm thấu và tổng hợp các loại hình nghệ thuật là
một quy luật tất yếu khơng những trong q khứ mà cịn tiếp diễn trong hiện
tại. Vậy, tiểu thuyết có những đặc trưng nào? M. Bakhtin cho rằng tiểu thuyết
có ba đặc điểm khác với các thể loại văn học khác đó là: “Tính ba chiều có ý
nghĩa phong cách học của tiểu thuyết, gắn liền với ý thức đa ngữ được thể
hiện trong tiểu thuyết; sự thay đổi cơ bản các tọa độ thời gian của hình tượng
văn học trong tiểu thuyết; khu vực mới, nơi xây dựng hình tượng văn chương
tiểu thuyết, chính là khu vực tiếp xúc tối đa với hiện tại” [2;42]. M. Bakhtin

nhấn mạnh đến tính chất độc lập của các hình tượng nghệ thuật được xây
dựng, tính đa thanh, phức điệu trong tiểu thuyết, nhưng quan trọng và khác
với các thể loại khác, tiểu thuyết gần với cuộc sống, phản ánh sát sao những
chuyển biến hiện tại.
Như trên đã phân tích thì khả năng tổng hợp của tiểu thuyết là một tất
yếu trong sự phát triển của lịch sử thể loại, bởi sự vận động của hình thức văn
học nào cũng dần đi đến ổn định phát triển và kết thúc hoặc mở ra những khả
năng mới. Khuynh hướng đó trở thành một quy luật tất yếu, diễn ra cả một
quá trình lâu dài và mang theo những đặc trưng thẩm mỹ khác biệt của thể


7

loại nhưng cơ bản có thể nhận thấy các trường hợp sau: nội dung các thể loại
khác nhau được viết với hình thức thể loại khác; sự kết hợp của các thể loại
tạo thành một thể loại mới; các đặc trưng của thể loại này xuất hiện trong thể
loại khác. Khả năng tổng hợp cao của tiểu thuyết cho phép kết hợp một cách
tự nhiên, hài hòa các yếu tố khác để làm cho tiểu thuyết không khô cứng,
đông đặc mà mềm mại, uyển chuyển hơn trong tiến trình phát triển của nó. Đó
cịn là khả năng trữ tình hóa. Ở đó yếu tố chất thơ đan cài trong chất văn xuôi
tạo nên những sắc màu thẩm mỹ mới, đem đến cho tiểu thuyết khả năng tiếp
cận cuộc sống phong phú và đa dạng hơn. Khả năng uyển chuyển khi xây
dựng hình tượng và tính dân chủ của thể loại này, theo Phan Cự Đệ, là ở chỗ:
“các màu sắc thẩm mỹ pha trộn, đan chéo nhau, chuyển hóa lẫn nhau, có khi
trong một yếu tố tự sự có pha lẫn cái cao cả và cái thấp hèn, cái đẹp và cái
xấu, chất thơ và chất văn xuôi” [9;109]. Như vậy, có thể thấy rằng trong q
trình phát triển các phương thức biểu hiện đời sống, trên bình diện thể loại đã
diễn ra sự giao thoa, pha trộn, thẩm thấu vào nhau tạo nên hiện tượng có tính
quy luật trong sự phản ánh của văn chương thẩm mỹ.
Chất thơ trong tiểu thuyết nói riêng và trong các thể loại văn học khác

nói chung khơng nằm ngồi vấn đề đã nêu trên. Trước hết nói về chất văn
xi, đó là “một sự tái hiện cuộc sống khơng thi vị hóa, lãng mạn hóa, lý
tưởng hóa. Miêu tả thực tại cuộc sống như một thực tại cùng thời, đang sinh
thành” [14;269]. Tất nhiên, nói vậy khơng phải là sự lãng mạn, lý tưởng hóa
sẽ làm giảm chất văn xi, bởi những yếu tố này vốn có trong các thể loại
trong quá khứ, các tác phẩm bám sát diễn biến thực tại, tập trung khám phá
chiều sâu của sự sống trong lăng kính đa chiều. Nói như vậy nhằm khẳng
định một điều trước hết: chất văn xuôi là một thành tố quan trọng làm nên
diện mạo của tiểu thuyết hiện đại. Tuy nhiên, bản thân M. Bakhtine cũng
không phủ nhận chất thơ trong tiểu thuyết. Chất thơ xuất hiện trong tiểu
thuyết làm nên sức hấp dẫn của thể loại này, nó khơng chỉ đem đến mỹ cảm


8

mà cịn là cách hình dung thế giới đối với người đọc.
Chất thơ là khái niệm còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau, Đỗ Lai
Thúy cho rằng: “Chất thơ trước hết theo nghĩa rộng gắn với cái đẹp. Cái đẹp
có thể là do tự nhiên mang lại, hoặc cũng có thể tạo ra từ những tình cảm,
hành động của con người như sự nhớ nhung, sự uyển chuyển của các điệu
múa” [50;93]. Ý kiến trên nhấn mạnh yếu tố tự nhiên tạo nên chất thơ, góp
phần đem lại hiệu ứng khoái cảm thẩm mỹ cho người đọc hoặc khoái cảm
thẩm mỹ ấy xuất phát từ tình cảm của con người - những tình cảm dễ gây xúc
cảm thẩm mỹ, những rung động, đồng cảm của người với người. Tuy nhiên,
Đỗ Lai Thúy chưa bao quát hết các cấp độ khác của yếu tố chất thơ như tính
loại hình, cảm hứng, sắc điệu thẩm mỹ mà chỉ mới chú ý đến biểu hiện của
chất thơ trong văn xuôi. Đồng quan điểm đó, Văn Giá nhận định: “Chất thơ
lại thể hiện trong những mơ mộng, cảm xúc nội tâm hoặc trong cả những chất
liệu huyền thoại được nhà văn công khai sử dụng” [12;26] Ở đây tác giả đề
cao cảm hứng sáng tạo của người viết và hình thức người sáng tạo sử dụng để

kiến tạo nên hình tượng để lại những ấn tượng cảm xúc trong lòng người đọc.
Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa: “Chất thơ chỉ những sáng tác
văn học (bằng văn xuôi hoặc văn vần) giàu cảm xúc, nội dung cơ đọng, ngơn
ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu. Lý tưởng và khát vọng thẩm mỹ của đông
đảo nhân dân, chủ nghĩa nhân đạo và những biểu hiện lịch sử của nó là tiêu
chuẩn khách quan cho chất thơ chân chính ở mỗi thời đại” [12]. Định nghĩa
đã nhấn mạnh đến đặc trưng tính trữ tình của thơ: giàu cảm xúc và nội dung
cô đọng. Động lực khiến nhà văn khi xây dựng hình tượng là sự thôi thúc khát
vọng muốn chuyển tải các thông điệp về cuộc sống, vươn tới cái đẹp, những
giá trị cao cả mà bản thân các tác phẩm, thể loại khác chuyển tải không hết
được. Cuối cùng, chất thơ như là yếu tố thiên bẩm trong mỗi nhà văn nhằm
hướng đến giá trị chân thiện mỹ. Đây là khái niệm có khả năng bao quát được
nội dung chất thơ trong tiểu thuyết. Nói đến chất thơ người ta xét biểu hiện


9

của nó trên các phương diện như: loại hình, mỹ học, cảm hứng và trong hình
thức nghệ thuật.
Trên phương diện loại hình, chất thơ mang đặc trưng của thể loại trữ
tình, phân biệt với các thể loại tự sự và kịch căn bản dựa trên phương thức phản
ánh đời sống của chúng. Trong đó thơ thuộc vào thể loại trữ tình, dù phản ánh
sự vật hiện tượng ngay trong bản thân nội tại hay thẩm thấu đều mang vai trò
của một hình thức giao thoa thể loại thì căn bản nó vẫn mang đặc trưng của loại
hình trữ tình. Nói đến nội dung này tức là đề cập đến cách thức biểu hiện tư
tưởng tình cảm riêng mang tính đặc thù của thơ. Bên cạnh đó, thơ cịn thể hiện
sự hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ giàu nhịp điệu. Chất thơ chỉ có thể được biểu
hiện và bộc lộ phẩm chất thẩm mỹ mang tính loại hình khi bản thân đối tượng
hàm chứa vẻ đẹp dựa trên sự phản ánh, cách thức giải thích thế giới giàu ý
nghĩa xã hội.

Trên phương diện mỹ học, thơ kết tinh cái đẹp của cảm xúc đem lại cho
con người những xúc cảm nên thơ. Nhà thơ, người chắt lọc cuộc sống qua
lăng kính chủ quan của mình đem lại cho thơ vẻ đẹp nhân văn cao cả, hiện lên
vẻ đẹp của tình người và cuộc sống. Thơ dù miêu cả các phương diện khác
nhau trong cuộc sống thì phải được rọi soi từ phương diện của cái đẹp mang
tính lý tưởng thẩm mỹ. Nhiều học giả khẳng định tính chất lý tưởng, cái đẹp
biểu hiện trong thơ ca với chức năng và vai trò to lớn đối với sự phát triển của
con người, thơ là cái đẹp duy nhất giàu tính mỹ học có khả năng cứu rỗi thế
giới: “Thứ duy nhất có thể cứu được thế giới đó là phục hồi nhận thức của thế
giới. Đó là cơng việc của thi ca” (Allen Ginsberg). Nêu cao tầm quan trọng
của thơ ca ở khả năng cảm hóa con người, ni dưỡng đời sống tâm hồn con
người, George Sand cho rằng: “Người tìm được niềm vui sướng cao quý từ
những cảm xúc của thi ca là thi nhân thực thụ, cho dù anh ta khơng viết được
dịng thơ nào trong cả cuộc đời”. Khơng những trên phương diện cảm xúc và
nhận thức, Bơđơle cịn quan niệm thơ ca là: “Ước mong của con người vươn
tới cái đẹp cao thượng”…


10

Trên phương diện sáng tác, chất thơ biểu hiện trên cả phương diện đề
tài, cảm hứng và tư tưởng thẩm mỹ bao trùm lên hình tượng nghệ thuật. Tác
phẩm nghệ thuật chứa đựng sự vận động của yếu tố thơ đan cài trong hệ
thống hình tượng lơi cuốn người đọc, làm dấy lên trong lòng người những
cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh, giàu chất nhân văn.
Thứ ba, chất thơ biểu hiện trên mọi phương diện hình thức và cách
thức tổ chức tác phẩm, trong cách tổ chức “cấu tứ” tác phẩm tự sự, sự lựa
chọn và tổ chức hệ thống ngôn ngữ. Ở điểm này ngôn ngữ giàu chất thơ là
giàu hình ảnh và nhịp điệu, có tính hàm súc cao. Từ đây, cũng vì thế mà
những dư vang của giọng điệu thấm sâu trong lòng người đọc, đưa lại những

ấn tượng và rung động, khối cảm thẩm mỹ khơn cùng.
Ngồi những gì nêu trên, vấn đề tiếp cận, đọc và nhận diện chất thơ
trong tiểu thuyết yêu cầu người đọc cần có một tâm hồn giàu cảm xúc, tinh tế
và nhạy cảm để hòa nhập vào dòng cảm xúc và thế giới hình tượng trong tác
phẩm để cảm nhận hết sức âm vang của cái đẹp bột khởi từ trong tác phẩm.
1.1.2. Chất thơ như một nhu cầu thiết yếu của tiểu thuyết Việt Nam
đương đại
Hiện tượng văn học có sự giao thoa với nhau giữa các thể loại diễn ra
khá lâu, riêng tiểu thuyết được xem là một thể loại dang dở và chưa hoàn
thiện. Theo M.Bakhtin: “Tiểu thuyết tiếp xúc với mơi trường cái hiện tại chưa
hồn thành, chính đặc điểm này khơng cho phép thể loại ấy bị đông cứng lại”
[2;57]. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại thể hiện đậm nét các mức độ giao
thoa lẫn nhau của các thể loại văn học như một nhu cầu khách quan. Điều này
vừa phản ánh sự vận động tất yếu của thể loại, vừa thể hiện nhu cầu của lịch
sử đòi hỏi. Càng ngày, tiểu thuyết Việt Nam có xu hướng đi đến chỗ xây dựng
văn bản ngắn hơn, bám sát thực chất cuộc sống hơn và cũng vì thế tính đa
dạng trong phương thức phản ánh thể hiện rõ nhất, Kristjana Gunnars trong
tác phẩm Về những tiểu thuyết ngắn (On writting shot books) cho rằng tiểu


11

thuyết có ba đặc trưng cơ bản trong q trình phát triển đó là “tính phân
mảnh, tính thơ và lý luận” và tác giả này cũng chỉ ra: “Chất thơ thể hiện trong
những mơ mộng, xúc cảm nội tâm, hoặc cả trong những chất liệu huyền thoại
được nhà văn công khai sử dụng. Và đương nhiên cả tính thơ và tính triết lý
cịn được thể hiện trong hình tượng nhân vật. Hầu như tiểu thuyết nào cũng có
cách biểu đạt này”, khơng những là nhu cầu mà cịn thể hiện khát vọng biểu
đạt. Nội dung này phản ánh sự tất yếu của chất thơ trong tiểu thuyết là có cơ
sở về mặt lý luận, M. Bakhtin khẳng định: “Trước sự có mặt của tiểu thuyết,

tất cả các thể loại đều âm vang một cách khác. Bắt đầu cuộc đấu tranh dai
dẳng để tiểu thuyết hóa các loại khác, lơi cuốn chúng vào khu vực tiếp xúc
với cái hiện thực đương dang dở. Con đường đấu tranh ấy còn đang phức tạp
và dang dở” [2;32]. Điều này khá rõ trong các tiểu thuyết lãng mạn của Tự
lực văn đồn khi nó thấm đẫm chất nhân văn trong việc lên tiếng đấu tranh
với lễ giáo, đề cao ý thức, tư tưởng, tình cảm của con người - những cái thuộc
về con người trước đó chìm khuất trong bóng tối của lề luật. Tiểu thuyết giai
đoạn 1945 - 1975 mang khuynh hướng sử thi, đề cao con người mang phẩm
chất cao đẹp cả trong nội dung lẫn hình thức, trong nỗ lực hướng đến cái cao
cả của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Một phương diện khác, các nhà tiểu thuyết hiện đại còn thể hiện nhu
cầu phản ánh cuộc sống vừa có cái ngổn ngang, bề bộn, vừa giàu chất nhân
văn, nhân ái mang tính truyền thống của người Việt Nam, điều này như một
đặc tính tất yếu, nhu cầu phản ánh chất thơ là: “Lý tưởng và khát vọng của
động đảo nhân dân, chủ nghĩa nhân đạo với những biểu hiện lịch sử của nó
là tiêu chuẩn khách quan cho chất thơ chân chính ở mọi thời đại”. Trong giai
đoạn nhân dân ta thực hiện hai cuộc trường chinh vĩ đại, chất thơ còn được
bồi đắp bởi điều kiện khách quan tác động, giúp nhà văn hướng theo để kịp
thời phản ánh tầm vóc tự hào của dân tộc: “Đảng ln chủ trương tính hiện
thực gắn với tính đảng, tính hiện thực gắn với tính lý tưởng, chức năng nhận


12

thức thẩm mỹ với chức năng giáo dục văn nghệ” [8;108]. Và sự tác động của
đường lối đó đã mang đến cho tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này phẩm
chất lý tưởng, chất thơ hòa quyện trong chất tiểu thuyết, chất sử thi. Nhưng
thứ chất thơ giàu sử thi ấy, sau này nhìn lại, dường như có gì đó hơi gượng
gạo, nó chưa đủ độ đậm và lịng thành thực để làm thỏa mãn khát vọng thẩm
mĩ của người viết và cả người đọc trong giai đoạn về sau. Sau 1975, việc trở

lại với con người cá nhân và nhịp điệu của đời sống thường nhật, việc “cởi
trói”, cho phép nhà văn được tự do hơn trong những tìm tịi, sáng tạo và
thăm dị trữ năng của mình, chất thơ ngày càng trở thành một phẩm chất
thẩm mỹ quan trọng của văn xi nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Và điều
quan trọng là chất thơ giờ đây xuất hiện như một nhu cầu tạo điểm nhấn trữ
tình trong nhịp điệu đời thường. Bớt đi cái ồn ào của bom đạn và cuốc xẻng,
tránh đi những giọng nói thật to, những tiếng thét thật vang, tiểu thuyết Việt
Nam đương đại nỗ lực tìm đến những tiếng nói thủ thỉ tâm tình, khiêm tốn
đơi khi đến mức bé mọn nhưng đằm sâu mà da diết. Bỏ hết những hoan hỉ
chiến thắng, chất thơ đôi khi đọng lại một cách khắc khoải nơi những bi kịch
của con người - con người ý thức một cách sâu sắc những hỉ nộ ái ố trong
cái nhỏ bé thăm thẳm của chính mình. Đỗ Phấn khi trả lời câu hỏi đâu là cội
nguồn, nhu cầu biểu hiện cái đẹp, chất thơ đã khẳng định: “Suy cho cùng, ở
đáy sâu tận cùng của các tác phẩm chân chính, cái đẹp có tính thẩm mỹ cao
của lý tưởng và đạo đức là căn cốt chứ không phải cái gì khác” [5;12]. Như
thế có thể thấy được nhu cầu phản ánh cái đẹp, cái nên thơ, cái lý tưởng là
cái căn bản không thể thiếu trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật chân chính
nói chung và tiểu thuyết hiện nay nói riêng. Nhiều nhà nghiên cứu khi đề
cập đến phương diện này đã thống nhất: “Trong bản chất sâu xa của nó, nhu
cầu về cái đẹp chính là nhu cầu về cái gì lý tưởng, về sự hồn thiện. Thỏa
mãn nhu cầu đó là thỏa mãn khao khát của con người về sự hài hòa, về
những giá trị chân thiện, cao quý nhất”.


13

Khơng những thế, chất thơ trong tiểu thuyết cịn thể hiện ở cái gu của
mỗi nhà văn, ở nhu cầu bộc lộ cái tôi khi sử dụng các phương thức phản ánh
hiện thực. Cái gu này phù hợp hơn với các nhà văn thuộc trào lưu lãng mạn.
Điều này không có nghĩa tính chất lý tưởng, thẩm mỹ của nhà văn có độ

chênh, yếu tố phản ánh trong các tiểu thuyết có mực độ ở sự thể hiện cái đẹp,
lý tưởng và sắc thái thẩm mỹ khác nhau của mỗi người, cách nhìn nhận, quan
điểm sống và viết của mỗi nhà văn khác nhau ở các mức độ và cấp độ.
1.1.3. Những kiểu thể hiện chất thơ trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại
Tiểu thuyết Việt Nam ra đời và phát triển tương đối muộn so với các
nước trên thế giới, dẫu vậy vẫn mang đầy đủ các đặc điểm của thể loại trong
tiến trình phát triển. Các hình thức biểu hiện chất thơ trong tiểu tuyết Việt
Nam đương đại diễn ra dưới nhiều dạng thức bởi thể loại này được phát triển
trong mơi trường văn hóa, xã hội, lịch sử có những đặc thù riêng bởi những
khúc khuỷu gập ghềnh của lịch sử: từ một nước thuộc địa, chúng ta đã giải
phóng, tiếp đó là những cuộc chiến tranh vệ quốc, cơng cuộc đổi mới... Trước
khi nói về các kiểu thể hiện chất thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại,
người viết xin được điểm qua một vài biểu hiện của chất thơ trong thời kỳ
trước đó, nhằm đưa ra một cách đánh giá khái quát hơn về vấn đề này.
Thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm, tiểu thuyết sử thi phát triển
mạnh, trên cấp độ cảm hứng: chất anh hùng ca, lý tưởng, hòa quyện với chất
thơ tạo nên diện mạo đặc biệt cho thể loại này. Tiểu thuyết thấm đẫm lý tưởng
thời đại, đề tài và chủ đề về đất nước, dân tộc, nhân dân và người anh hùng.
Khúc hát ngợi ca lý tưởng được cất lên từ chính đội ngũ sáng tác: “Một thế hệ
nhà văn kiểu mới của cách mạng, vừa là chiến sỹ, vừa là nghệ sỹ, ln có mặt
ở những mũi nhọn của cuộc sống, những con người tiêu biểu cho một nền
nghệ thuật còn tươi ròng cuộc sống, một nền nghệ thuật thấm đẫm mồ hôi,
máu và thuốc súng, một nền nghệ thuật chân chất đẹp, khỏe như những chàng


14

trai đang độ lớn” [8;96]. Những trang viết của đội ngũ này, bên cạnh hiện
thực khốc liệt của khói lửa cịn có những trang viết tươi xanh, giàu chất thơ

làm xao xuyến người đọc khiến người ta phần nào quên đi những nhọc nhằn,
đau xót của chiến tranh, làm nên dáng hình riêng biệt trong cách cảm nhận
cuộc sống của mỗi nhà văn. Tiêu biểu như Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Huy Tưởng,… Với nhiều tiểu thuyết đỉnh cao có giá trị dẫn
đường. Điển hình có Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, khi nói về tiểu
thuyết này Phan Cự Đệ cho rằng: “Chất thơ và chất anh hùng ca quyện lẫn
đã tạo cho ngòi bút Nguyên Ngọc một phong cách riêng, hoàn toàn độc đáo”
[8;104]. Chất thơ được biểu hiện ở lý tưởng chiến đấu của những người Kông
Hoa với bọn Pháp, lý tưởng đó được hiện thực hóa trong từng việc làm với
quyết tâm bám bản để đánh Pháp đến cùng. Đó là cuộc đương đầu vĩ đại của
nhân nhân ta giữa một bên phương tiện khí tài chiến tranh hiện đại cịn bên
kia chỉ có tấm lịng và lý tưởng đấu tranh cho khát vọng tự do cháy bỏng
trong tâm hồn của mỗi người dân. Miền Tây của Tơ Hồi giàu chất thơ, chất
nhạc, Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng yếu tố hiện thực mang trên
mình đơi cánh lãng mạn, tính hiện đại, chiều sâu của lịch sử, tầm khái quát sử
thi kết hợp với cách miêu tả tâm lý khá phức tạp và tinh tế,... tất cả hoà quyện
vào nhau trong cái chất men say lý tưởng. Thời kỳ sau, các tiểu thuyết như
Vùng trời của Hữu Mai có nhiều trang viết ngọt ngào làm xúc động người
đọc, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu chứa đựng phẩm chất thẩm
mỹ đa dạng, phong phú, nhiều chiều pha lẫn vào nhau, chất sử thi hồ quyện
trong chất trữ tình, chất văn xi hịa quyện trong chất thơ. Hòn đất của Anh
Đức đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc chân thành về một vùng đất Nam
Bộ kiên cường trong đấu tranh với những con người giàu đức hy sinh, nhân ái
và dũng cảm. “Hòn đất thu hút chúng ta bởi một ngòi bút say mê, xúc động,
bởi vẻ đẹp cao cả của những tính cách anh hùng ngời sáng, bởi một cốt truyện
đầy những tình huống giàu kịch tính, bởi cái màu sắc địa phương của thiên


15


nhiên, con người Nam Bộ” [8;156]. Hầu hết nguồn cảm hứng của tiểu thuyết
thời kỳ này đều bắt nguồn từ lý tưởng cao cả hướng đến cuộc kháng chiến vì
độc lập dân tộc không những của đông đảo nhân dân đang dốc hết sức mình
cho cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại mà còn tỏa sáng trong các trang viết của
các nhà văn trẻ xông pha trên trận tuyến văn học nghệ thuật.
Văn học sau năm 1975 vận động và nhiều biến chuyển, trong đó thể
loại tiểu thuyết có những đóng góp quan trọng trong tiến trình đổi mới văn
học, hội nhập quốc tế. Trong những năm tiền đổi mới tiểu thuyết, cũng như
các thể loại khác, vẫn còn đang trong q trình tìm tịi thử nghiệm những mơ
hình mới phù hợp hơn với tình hình lịch sử, xã hội và văn hóa sau giải
phóng với nhiều cuốn để lại ấn tượng mạnh và gây được tiếng vang như:
Đứng trước biển, Cù lao tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn, Gặp gỡ cuối năm
(Nguyễn Khải),... Những tác phẩm này là sự khai phá cho dòng chảy cách
tân của tiểu thuyết sau năm 1986. Sau đổi mới, sự xuất hiện một loạt các tác
phẩm gây chú ý bởi giá trị nhân văn sâu sắc, có khả năng phản ánh hiện thực
xã hội và con người Việt Nam thời kỳ đổi mới một cách kịp thời với bao
trăn trở, nỗi ám ảnh như: Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Nỗi buồn chiến tranh
(Bảo Ninh), Thời xa vắng (Lê Lựu), Đi về nơi hoang dã (Nguyễn Nhật
Tuấn), Thiên Sứ (Phạm Thị Hồi), Bến khơng chồng (Dương Hướng) Đám
cưới khơng có giấy giá thú, Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc
Trường), và các tiểu thuyết ra đời muộn hơn như: Những đứa trẻ chết già,
Vào cõi, Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương), Cõi người rung chng tận
thế, Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái), Cơ hội của chúa (Nguyễn Việt Hà), Đi
tìm nhân vật, Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh),... Hầu hết các tiểu thuyết
được viết từ khi đổi mới đều có cái nhìn thực tế vào đời sống đang diễn ra,
mổ xẻ hiện thực xã hội và thân phận của con người với nhiều kỹ thuật viết
hiện đại do ảnh hưởng văn học phương Tây. Tính mn mặt của cuộc sống
được phản ánh trong tiểu thuyết đã sự đa dạng trong hình thức biểu hiện: sự



16

thâm nhập của các thể loại, sự nới lỏng, mờ hóa cốt truyện, giản tiêu nhân
vật, sự đan xen các bè ngôn ngữ, sự pha trộn các yếu tố thực - ảo, phi lý hữu lý... Chất thơ trong tiểu thuyết thời kỳ này cũng rất phong phú, đa dạng,
nó không đơn thuần là thứ chất thơ thấm đẫm sắc màu lý tưởng và tính sử
thi, và dường như vì thế mà chất thơ trở thành một thành tố quan trọng trong
cảm hứng tư tưởng và hình thức của tác phẩm. Và điều này minh chứng cho
nhu cầu tất yếu cũng như tính mn mặt và khơng đứng n của tiểu thuyết
đương đại Việt Nam. Chất thơ được biểu hiện trong mọi phương diện từ cảm
hứng sáng tạo, đến đề tài, chủ đề và tư tưởng của nhà văn, nói như thế khơng
có nghĩa là tiểu thuyết đơn thuần mang tư duy thơ trong bản thân nó, nhà
văn khơng cực đoan hóa theo lối cải lương chỉ chú trọng biểu hiện nội dung
này trong tác phẩm của mình mà nó là một phương diện thể hiện trong hình
thức tổ chức văn bản và trong nội dung biểu đạt của tác phẩm. Chất thơ cịn
khốc lên tiểu thuyết chiếc áo của một kiểu tư duy phức hợp thời hiện đại,
chiếc áo có nhiều hoa văn, gợi cho người đọc thấy dáng điệu thẩm mỹ nhiều
xúc cảm không những trong phương diện tư tưởng, tình cảm mà cịn thể hiện
tính mới trong kiểu cấu trúc tư duy của hậu hiện đại. Chất thơ được đưa vào
cịn có nhiều mục đích khác nhau, với vai trò và ý nghĩa riêng biệt với ý
nghĩa gắn với tư duy nghệ thuật ở một thời đại mà thế giới được cảm nhận
như ở đó có sự pha tạp, hỗn độn, nơi khơng có bất kỳ tiêu chuẩn giá trị và
định hướng có ý nghĩa nào là cách để người ta giải thích, hay tìm kiếm sự
đồng cảm trong cách lý giải đó. Tiểu thuyết, bên cạnh biểu hiện cảm hứng
thế sự với cuộc sống ngổn ngang, xơ bồ thì mặt khác vẫn ngời lên nét đẹp,
cái hồn nhiên, có cái chủ ý, nhưng những cảm xúc chân thành mà người ta
cảm nhận được để tiếp tục cuộc sinh tồn, bên cạnh cái xấu cịn có cái tốt,
bên cạnh cái ác còn cái thiện, bên cạnh hiện thực trần trụi của cuộc sống cịn
có nét đẹp của thiên nhiên tạo vật,... Tất cả làm thành cuộc sống. Và tiểu
thuyết khơi những nguồn cảm xúc mãnh liệt đó. Tất nhiên trong quá trình tổ



17

chức tác phẩm khơng phải khơng có nhà văn đã rơi vào cải lương, chỉ phản
ánh được mặt hiện thực hời hợt bởi chất thơ trong tác phẩm đã không toát
lên từ một hiện thực giả tạo, gượng ép, khi người viết chỉ chăm chăm vào
việc thể hiện tư tưởng một cách khiên cưỡng, quên đi tính tự nhiên vận động
của cảm hứng - cảm xúc sáng tạo - một yếu tố quan trọng của hành trình thể
loại.
Về hình thức, chất thơ biểu hiện trên các phương diện như cấu tứ,
giọng điệu và ngôn ngữ. Về kết cấu, tiểu thuyết hướng đến sự đa dạng trong
ý thức đi vào chiều sâu đời sống nội tâm của con người; ngôn ngữ tươi mới,
hồn nhiên, giàu nhạc điệu, nhiều tính từ, nhiều khi đằm thắm, trữ tình, là thứ
ngơn ngữ của đời sống nội tâm giàu cảm xúc; giọng điệu giàu tính chất triết
lý, mang nặng suy tư về đời sống hiện sinh của con người và trữ tình thiết
tha… Nhà văn để lại ấn tượng cho người đọc thời kỳ đầu đổi mới là Chu
Lai, ở các tiểu thuyết của ông, giọng điệu giàu chất thơ là ấn tượng nổi bật
nhất. Đó là giọng điệu thương cảm xót xa khi viết về bi kịch của con người.
Họ là những người đã trực tiếp cầm súng nhưng không phù hợp với cuộc
sống thực tại, phản ứng lại với thực tại. Giọng điệu ngợi ca, trữ tình giàu
chất thơ được nhà văn hết sức chú trọng với cách thể hiện riêng. Đối tượng ở
đây là người lính, họ là những người dân Nam Bộ với tính cách phóng
khống, hiên ngang, sống có lý, có tình và sẵn lịng vị tha cho những người
lầm lỗi, sa ngã, yếu đuối và sẵn lòng chia sẻ với nhau thân mật như anh em
với tinh thần đoàn kết gắn bó khiến cho người đọc ln có cảm giác thăng
bằng khi đọc những trang viết của ông. Đối với nhà văn Nguyễn Bình
Phương, ở đâu người đọc cũng nhận thấy hình tượng tác giả bên ngồi dù
miêu tả hiện thực có khi tàn nhẫn nhưng bên trong là thế giới của tình người
giàu chất nhân văn: “Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương dù róng riết,
cay nghiệt đến đâu vẫn có sự trầm lắng, suy tư. Chất thơ và chất văn xi

ln hịa quyện trong ngơn ngữ tác phẩm… Và ông đã diễn tả rất thành công


18

ngôn ngữ của giấc mơ, vô thức làm nên chất thơ trong tiểu thuyết của mình”
[3;17]. Tiếp cận tiểu thuyết của Thuận (Đồn Thuận Ánh), người đọc thường
bị lơi cuốn theo nhịp điệu dịng chảy của cốt truyện. Thuận khơng sát nhập
tính thơ với chất trữ tình như các nhà văn khác vẫn sử dụng để diễn đạt.
Thuận sử dụng nhiều thủ pháp làm cho tiểu thuyết hướng tới nó theo đúng
nghĩa của từ này. Thuận tô đậm nhịp điệu, điệp từ, cấu trúc, hình ảnh, cú
pháp,… khiến người đọc khi đối diện với tiểu thuyết có thể có cảm giác như
đối diện với thế giới thơ. Thuận, đặc biệt ở các tiểu thuyết Chinatown và Pari
11 tháng 8 rất chú ý đến tính thơ của tiểu thuyết. Khi viết Cánh đồng bất tận,
Nguyễn Ngọc Tư đã làm nên một bài thơ bằng văn xuôi, chất thơ được thể
hiện trong nội dung và hình thức của tác phẩm qua chất giọng dung dị, hiền
lành, người đọc như được thưởng thức thứ hương vị đồng quê vừa có nỗi đau
thương, vừa có nỗi nhớ da diết bao trùm trong niềm khao khát của con người
về tình người. Dư âm đọng lại khi đọc Cánh đồng bất tận là sự mênh mang
của tình người. Có thể nhận thấy rằng, dù mức độ đậm nhạt ở mỗi tác phẩm
khác nhau, trong cùng một tác phẩm trên các bình diện khác nhau nhưng chất
thơ đã làm nên diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam, góp phần khẳng định bản
sắc riêng của thể loại này trong văn học dân tộc và thế giới.
1.2. Đỗ Phấn, tác giả có vị trí xứng đáng của tiểu thuyết Việt Nam
đương đại
1.2.1. Vài nét về Đỗ Phấn
Đỗ Phấn sinh năm 1956 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà
Nội 1980, ông giảng dạy mỹ thuật tại khoa kiến trúc Đại học Xây dựng Hà
Nội từ 1980 -1989.
Đỗ Phấn mới chỉ tham gia sáng tác chưa đầy 15 năm nay, người ta biết

đến ông với tư cách là một họa sĩ nhiều hơn là nhà văn. 40 năm cầm cọ vẽ,
họa sĩ Đỗ Phấn đã đạt khơng ít giải thưởng trong lĩnh vực hội họa. Mặc dù
vậy trong vịng chưa đầy 15 nằm “cầm bút”, đã có thể hoàn thành 15 đầu sách


19

trong đó có 06 tiểu thuyết: Vắng mặt (…); Rừng người (2011); Chảy qua
bóng tối (2011); Gần như là sống (2013); Ruồi là ruồi (…), Rụng xuống ngày
hư ảo (2015) là việc quá đáng nể với một người “tay ngang”.
Người ta gọi ơng là nhà văn Hà Nội bởi tính đến nay ông đã viết 15 cuốn
sách gồm cả tiều thuyết và tản văn. Những tác phẩm của ông đã phát hành
đều được cơng chúng đón nhận như: Dằng dặc triền sơng mưa; Hà Nội thì
khơng có tuyết; Rừng người; Ông Ngoại hay cười; Gần như là sống; Chảy
qua bóng tối… đều viết về Hà Nội. Chính bản thân ơng cũng chia sẻ, dù có
xuất bản bao nhiêu đầu sách thì sự nghiệp cầm bút của ơng cũng vẫn chỉ là
một cuốn sách duy nhất về Hà Nội.
Ông viết về Hà Nội khéo léo và tài tình đến mức, dù khơng có một chữ
nào nói tới Hà Nội nhưng người đọc vẫn cảm nhận rõ từng hơi thở của thành
phố nghìn năm lịch sử này. Ơng lại là người đi rất nhiều, trong nước có, ngồi
nước có, ấy vậy nhưng trong tâm tưởng ông Hà Nội luôn luôn đậm nét và gắn
bó khơng gì có thể thay đổi được.
Ngày 03 tháng 10 năm 2014 tác phẩm Dằng dặc triền sông mưa của Họa
sĩ, Nhà văn Đỗ Phấn đã giành giải thưởng Văn xuôi của Hội Nhà văn Hà Nội
năm 2014. Dằng dặc triền sông mưa cũng là tác phẩm viết về Hà Nội, nhưng
khác hơn những tác phẩm trước của Đỗ Phấn. Sách nói về những hồi ức tuổi
thơ, tuổi trẻ của người Hà Nội. Với giọng văn trong trẻo, hồn nhiên pha lẫn
ngậm ngùi, luyến tiếc, tác giả mang tới câu chuyện về Hà Nội sống động, đầy
ắp chi tiết, thật trìu mến, dịu dàng và cả những ký ức đượm buồn. Có thể nói
đây là một tác phẩm, một “bức vẽ” khá hoàn chỉnh của họa sĩ, nhà văn Đỗ

Phấn về lịch sử, văn hóa cũng như đời sống của người Hà Nội một thời.
Nói về nhà văn Đỗ Phấn, nhà phê bình Nguyễn Hồi Nam chia sẻ: “Ít có
tác giả nào khi sáng tác chất tự truyện lại thấm đẫm trong văn chương, trong
cả sự nghiệp sáng tác như Đỗ Phấn. Đọc văn của ông không chỉ đơn thuần là
đọc 1 cuốn sách, 1 cuốn tiểu thuyết mà đang đọc chính con người ơng”. Đỗ


20

Phấn đã từng chia sẻ: “Nhiều người cho rằng, vẽ khơng liên quan gì đến văn
chương, một người đã cầm cọ vẽ 40 năm và đạt được vài thành công như tơi
vì sao lại chuyển sang một việc khơng liên quan là văn chương? Thực tế thì
vẽ với văn chương có liên quan rất nhiều. Vẽ cần ký ức để chuyển tải thành
hình ảnh, văn chương cần ký ức để chuyển tải thành lời. Tơi dùng ký ức của
mình để sáng tác mặc dù khai thác thế giới hình ảnh dễ hơn khai thác chữ
nghĩa đối với tơi nhưng chính hình ảnh đã tạo nên cách viết của tơi”.
Dường như chính vì trước hết là một họa sĩ, nên đọc các tiểu thuyết
của Đỗ Phấn, điều gây ấn tượng nhất cho người đọc chính là sự thấm đẫm
chất hội họa. Mỗi một tác phẩm của ông là một bức tranh nhiều màu tổng hợp
từ nhiều bức tranh khác nhau. Điều đó tơ đậm tính chất khơng gian trong hầu
hết các sáng tác của nhà văn. Đấy là một đô thị tĩnh lặng loam nhoam nhưng
trở nên bình đạm khắc khoải khi cánh cửa một căn phịng nào đó khép lại; đó
là một bờ đê lộng gió đơn độc một khoảng sáng mờ mờ của ánh đèn xe máy
cũ kĩ, một ngõ nhỏ ngoại thành bóng tối phủ trùm hay một nương sắn xanh
gam màu tươi sáng trong một buổi sớm bâng quơ... Và dường như là một họa
sĩ, nên trong sáng tác nói chung và tiểu thuyết nói riêng của Đỗ Phấn, chất thơ
thường rất đậm đà, như là minh chứng cho yếu tố di truyền thể loại, "thi trung
hữu họa". Chất thơ tốt lên từ khơng gian phong phú sắc màu, từ thời gian kí
ức sâu thẳm hoặc ngay cả khi thời gian như đứng lại; từ những gì cao viễn
nhất đến gần gụi nhất, từ những gì thực tế nhất đến phù phiếm nhất...

Đỗ Phấn cầm bút viết văn trước khi vẽ. Nguyên do bởi từ nhỏ ông đã
sống trong sách. Ông nội từng lều chõng đi thi cùng cụ Ngô Tất Tố. Bố của
ông, từng là Tổng biên tập NXB Thanh Niên từ năm 1959 đến 1964. Đỗ
Phấn viết văn, chỉ dành riêng mình, khơng nghĩ chuyện chia sẻ bạn hữu hay in
ấn. Đến năm 2005, Đỗ Phấn quyết tâm dồn sức vào văn chương. Cùng một
lúc, ông viết 6 đến 7 cuốn tiểu thuyết. Và bảy cuốn tiểu thuyết ấy đều ít nhiều
mang trong mình một cái gì mới mẻ, ít nhiều hấp dẫn bạn đọc hôm nay.


21

1.2.2. Tiểu thuyết của Đỗ Phấn
Trong thời gian dài thập kỷ 1960 - 1990 tác phẩm về đời sống đô thị Hà
Nội khá thưa thớt , chủ yếu là các tác phẩm âm nhạc viết về những bài hát về
Hà Nội và đã tạo được dấu ấn riêng “bài ca Hà Nội” thì trong văn học phải
khoảng đầu những năm 2000 đến nay có thể nói dịng văn học về “thị dân Hà
Nội” mới tái xuất sau những tác phẩm nổi tiếng trước năm 1954. Với Đỗ
Phấn một người đã có trọn tuổi thơ ở Hà Nội nhưng đã sống xa Hà Nội gần
40 năm, tác phẩm của họa sĩ, nhà văn Đỗ Phấn dù là tiểu thuyết, truyện ngắn
hay tản văn thực sự là những triền ký ức dằng dặc khôn nguôi… Đời sống đô
thị Hà Nội được ông khai thác ở hầu hết các tác phẩm. Không gian Hà Nội
trong tác phẩm của Đỗ Phấn chủ yếu là những con đường những ngôi nhà
thuộc khu “phố cũ”, như trải theo tuyến đường tàu điện leng keng từ chợ Mơ
qua chợ Hôm, đến Bờ Hồ rồi sang chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, ta chỉ thấy thấp
thoáng khu phố “Tây” với biệt thự bình lặng sau hàng rào, hàng cây xanh cao
vút trên vỉa hè rộng rãi, lướt qua khu phố cổ nhộn nhịp cửa hàng buôn bán
chật chội nhà cửa mà vẫn cố giữ vẻ phong lưu. Nhưng không gian Hà Nội của
Đỗ Phấn phần nhiều là hai bên bờ sông Hồng. “Thành phố hai bên bờ sông đã
hòa làm một. Những tụ điểm ăn chơi thâu đêm suốt sáng đã tìm sang bờ bên
kia tản mát vào các xóm làng. Những gánh gồng lam lũ nhếch nhác đã tràn

sang bờ bên này len lỏi vào mọi ngóc ngách phố phường…”. Tác giả vẽ nên
những gương mặt đàn ông đàn bà, trẻ già đủ mọi nghề nghiệp… Diện mạo
tính cách từng người cụ thể nhưng vẫn nhịe vào đám đơng, có cảm giác như
ở câu chuyện nào tác giả cũng luôn băn khoăn “những con người làm nên
cuộc sống và bộ mặt phố phường. Những người đàn bà trong câu chuyện của
Đỗ Phấn ở lứa tuổi nào cũng nồng nhiệt yêu và dịu dàng dâng hiến… Thường
thấy trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn một “người đàn bà đẹp” chấp nhận mối
tình nửa vời , quyết định rồi chủ động có con với người mình u và lẳng lặng
ra đi, tác giả nhìn theo họ như một giấc mơ và có phần lý tưởng thốt khỏi


22

cuộc sống toan tính chi ly hàng ngày. Vắng mặt, Gần như là sống, Chảy qua
bóng tối… khơng chỉ là tựa sách mà còn là số phận của những người dân Hà
Nội. Đọc sách của Đỗ Phấn cũng giống như xem tranh. Cùng chất liệu cùng
bút pháp mà vẫn phải lúc nhìn “cận cảnh” lúc lại phải lùi xa, khi nheo mắt
chăm chú khi mở to mắt bao quát cả bức tranh. Và cũng như hội họa, tác
phẩm của Đỗ Phấn mang lại nhiều cảm xúc hơn là nội dung câu chuyện, bởi
nó làm người đọc trở về với dằng dặc triền ký ức của tác giả, và của cả một
thế hệ…
Vắng mặt (2010) là nỗi niềm của “những người như chúng mình ngày
một thêm vắng mặt ở ngay chính nơi mình sinh ra và lớn lên, ở ngay chính
những cơng việc mà mình được đào tạo” (tr. 69), là câu chuyện của họa sỹ Vũ
với những trải nghiệm và cũng là trăn trở đau đáu về cuộc sống xung quanh.Vũ
là một họa sỹ tự do sống quãng đời công chức nhàm, Vũ gặp Ngọc - một người
phụ nữ quyến rũ nhưng cơ độc. Cuộc tình của họ kéo dài một thời gian rồi
cũng tự tan vỡ, Ngọc đi lấy chồng mà khơng một lời giải thích. Vũ trơi nổi
với cuộc đời không điểm tựa cho đến khi gặp lại Khoa, một người bạn cũ thời
học sinh và quyết định theo chân Khoa vào Sài Gòn "lập nghiệp". Trong

những tháng ngày ở nhà người bạn, được chăm chút đầy đủ về vật chất, Vũ
quay lại với cơng việc của mình. Ngày mỗi ngày, căn phòng của anh tràn
ngập những sáng tác hội họa mà sau đó đều có giá trị bằng "ngàn đô". Trở
thành một họa sỹ nổi tiếng song đồng thời, Vũ cũng đánh đổi một tình bạn
của mình với Khoa bằng một giá đắt: Tuyết (vợ Khoa) có bầu với Vũ và cô đã
giữ lại đứa bé cho mình. Khoa khơng có khả năng làm cha, song anh vẫn tin
rằng đứa bé là con của mình bởi cũng trong lúc đó, anh đang cặp bồ với một
cơ gái khác. Vũ chạy trốn bằng cách trở về thành phố cũ. Chạy trốn cuộc sống
tẻ nhạt quanh mình bằng các cuộc tình chớp nhống: với cơ sinh viên năm
cuối, với cô gái vạn chài, với người phụ nữ tên Phượng, giàu có và cơ đơn.
Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng, gần đây có ít tác phẩm


×