Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Đóng góp của trí thức diễn châu (tỉnh nghệ an) trong phong trào giải phóng dân tộc từ năm 1885 đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CAO THỊ HẢI AN

ĐĨNG GĨP CỦA TRÍ THỨC DIỄN CHÂU
(TỈNH NGHỆ AN) TRONG PHONG TRÀO
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ NĂM
1885 ĐẾN NĂM 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CAO THỊ HẢI AN

ĐĨNG GĨP CỦA TRÍ THỨC DIỄN CHÂU
(TỈNH NGHỆ AN) TRONG PHONG TRÀO
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ NĂM
1885 ĐẾN NĂM 1945
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:


TS. TRẦN VŨ TÀI

NGHỆ AN - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS.Trần Vũ Tài người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi kể từ khi nhận đề tài cho đến khi
luận văn được hồn thành.
Nhân dịp này, tơi cũng xin trân trọng cảm ơn Phịng Văn hóa, Thư viện
huyện Diễn Châu, Thư viện tỉnh Nghệ An đã cung cấp cho tôi nguồn tư liệu
để tơi có điều kiện nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo của
khoa Lịch sử, Phòng Sau Đại học trường Đại học Vinh cùng gia đình và bạn
bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và
hồn thành luận văn.
Với một khoảng thời gian có hạn, mặc dù rất cố gắng song chắc chắn
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý kiến của các
thầy cô, bạn bè.
Nghệ An, tháng 8 năm 2016
Học viên

Cao Thị Hải An


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 3

3. Đối tượng, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu ........................................... 6
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 7
5. Đóng góp của đề tài................................................................................... 7
6. Bố cục đề tài .............................................................................................. 7
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
Chương 1. TRÍ THỨC DIỄN CHÂU TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC
CHỐNG PHÁP CUỐI THẾ KỈ XIX ................................................................. 8

1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội của huyện Diễn Châu ............ 8
1.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên ......................................................... 8
1.1.2. Vài nét về điều kiện xã hội .......................................................... 11
1.1.3. Truyền thống lịch sử, văn hóa ..................................................... 13
1.2. Hoạt động yêu nước chống Pháp của trí thức Diễn Châu.................... 24
1.2.1. Vài nét về phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân
Nghệ An ....................................................................................... 24
1.2.2. Vài nét về hoạt động chống Pháp của trí thức Diễn Châu
trước phong trào Cần Vương (1858 - 1884) ................................ 26
1.2.3. Trí thức Diễn Châu trong phong trào Cần vương (1885-1896) .... 28
Tiểu kết chương 1........................................................................................ 41
Chương 2. TRÍ THỨC DIỄN CHÂU TRONG PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX ........................................................... 43

2.1. Trí thức Diễn Châu hưởng ứng các phong trào cứu nước của Phan
Bội Châu và Phan Châu Trinh ..................................................................... 43
2.2. Trí thức Diễn Châu với phong trào đấu tranh chống hào lí ................. 46
2.3. Trí thức Diễn Châu tham gia các tổ chức cách mạng .......................... 49


2.4. Sự ra đời của Đảng Cộng sản ở Diễn Châu ......................................... 52
Tiểu kết chương 2........................................................................................ 57

Chương 3. TRÍ THỨC DIỄN CHÂU TRONG SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 1930-1945 ......................................... 59

3.1. Trí thức Diễn Châu trong phong trào cách mạng 1930-1931 và
cuộc vận động dân chủ 1936-1939 .............................................................. 59
3.1.1. Trong phong trào cách mạng 1930-1931 ..................................... 59
3.1.2. Trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 ................................... 67
3.2. Trí thức Diễn Châu trong cuộc vận động giải phóng dân tộc thời
kì 1939-1945 ................................................................................................ 75
3.2.1. Quá trình chuẩn bị và xây dựng lực lượng .................................. 75
3.2.2. Lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền ........................... 80
3.3. Những trí thức cộng sản tiêu biểu ........................................................ 86
3.3.1. Võ Nguyên Hiến .......................................................................... 86
3.3.2. Võ Mai ......................................................................................... 88
3.3.3. Phùng Chí Kiên ............................................................................ 90
3.3.4. Chu Huệ ....................................................................................... 95
3.3.5. Nguyễn Kim Cương ..................................................................... 97
Tiểu kết chương 3........................................................................................ 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 111


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng trí thức là lực lượng chuyên
nghiệp chuyên sản sinh ra trí tuệ, sáng tạo và truyền bá tri thức, luôn là yếu tố
thường trực đối với sự phát triển. Trong bất kì thời đại nào, giai đoạn lịch sử
nào trí thức cũng để lại dấu ấn đậm nét, là nền tảng tiến bộ xã hội, là một

nguồn lực quan trọng, là sức mạnh tinh thần nối kết truyền thống của dân tộc
với thành tựu trí tuệ của thời đại. Khi nguồn lực trí tuệ của đội ngũ trí thức
gắn kết được với sức mạnh cộng đồng thì xã hội sẽ có những chuyển biến tích
cực. Ngược lại, nguồn lực trí tuệ khơng được phát huy thì năng lực phát triển
của xã hội sẽ bị suy thoái. Trí thức Việt Nam cũng khơng phải là ngoại lệ. Từ
lâu ông cha chúng ta đã xác định được vai trị to lớn của trí thức. Lê Q Đơn
đã có sự tổng kết rất tài tình “Phi cơng bất phú, phi thương bất hoạt, phi nơng
bất ổn, phi trí bất hưng”. Hồ Chí Minh từng khẳng định “Trí thức là vốn quý
báu của dân tộc, ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế” [20; 156].
Sự hưng thịnh của mỗi quốc gia phụ thuộc rất lớn vào vai trị và thái độ của
tầng lớp trí thức đối với xã hội.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống văn hiến, mà một
trong những yếu tố làm nên nền văn hiến đó là trí tuệ, học thức và vai trị của
những trí thức, những bậc hiền tài ở mọi thời kỳ, thời đại phát triển của lịch
sử dân tộc. Người trí thức Việt Nam xuất hiện trong lịch sử như những đại
biểu chân chính về tư tưởng văn hố, tài năng và trí tuệ của cả dân tộc. Lịch
sử hàng ngàn năm của dân tộc ta luôn gắn liền với các cuộc chiến tranh chống
kẻ thù xâm lược từ bên ngồi. Do đó, trí thức Việt Nam hình thành trên cơ sở
gắn bó với nhân dân trong q trình sản xuất và chiến đấu. Trí thức Việt Nam
trong bất kỳ giai đoạn nào cũng có vai trị rất lớn đối với sự hưng thịnh của


2
đất nước - “phi trí bất hưng”. Nhiều thế hệ trí thức Việt nam đã trở thành
những nhà lãnh đạo kiệt xuất, nhà quân sự, nhà văn, nhà thơ, nhà cải
cách,...Họ ln gắn mình với cuộc đấu tranh gìn giữ độc lập, phát triển văn
hóa, hun đúc truyền thống của dân tộc. Có thể nói trí thức Việt Nam ln
đồng hành cùng dân tộc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp dựng nước và
giữ nước của cha ơng.
Trong q trình hình thành và phát triển của trí thức Việt Nam, trí thức

Nghệ An nói chung, trí thức Diễn Châu nói riêng có một vị thế và vai trị quan
trọng nhất định, đặc biệt thể hiện qua giai đoạn lịch sử từ 1885-1945, một thời
kỳ đầy biến động và cũng rất đỗi tự hào của dân tộc. Ở đó trí thức Diễn Châu
đã có những đóng góp khơng nhỏ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
cũng như phát triển văn hóa trên nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy việc tìm hiểu về
đóng góp của đội ngũ trí thức Diễn Châu thời kỳ 1885-1945 sẽ là cơ sở cho
việc tiếp bước của đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới, đáp ứng những yêu cầu
đặt ra của đất nước và thời đại.
Tìm hiểu về đóng góp của trí thức Diễn Châu trong phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc thời kỳ 1885-1945, là góp một phần quan trọng vào việc tìm
hiểu phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của Nghệ An nói riêng và của cả
dân tộc thời kỳ này. Ngồi ra, chúng tôi hi vọng sẽ đưa ra một số đề xuất hữu
ích về việc tiếp tục triển khai một cách có hệ thống việc nghiên cứu về đội ngũ
trí thức, góp phần đánh giá vai trị, vị trí của trí thức Nghệ An nói riêng và của
nước ta nói chung trong thời kỳ 1885-1945. Đây là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết
cho việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về lòng tự hào, biết ơn đối với các
bậc tiền nhân, từ đó ra sức học tập, rèn luyện, đóng góp trí lực của mình cho sự
nghiệp xây dựng đất nước trong xu thế hội nhập hiện nay.
Với tâm nguyện muốn góp một chút cơng sức nhỏ bé trong việc tìm
hiểu cụ thể hơn về vai trị của trí thức Diễn Châu trong một thời kỳ lịch sử,


3
cũng là cơ hội để bản thân được hiểu sâu sắc hơn về mảnh đất Diễn Châu nơi tôi
đang định cư và cơng tác, đó là lí do tơi chọn đề tài “Đóng góp của trí thức
Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) trong phong trào giải phóng dân tộc từ năm
1885 đến năm 1945” để làm Luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về đội ngũ trí thức và những đóng góp của trí thức Việt Nam
đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc trên các phương diện cho đến nay là đề

tài rất được giới nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu và đã có rất nhiều các cơng
trình nghiên cứu có giá trị. Các cơng trình viết về đề tài này khá đa dạng, phong
phú, bao gồm các sách chuyên khảo, các tạp chí, các luận văn, các tài liệu địa
chí văn hóa, ngồi ra tài liệu địa phương đều ít nhiều đề cập đến đội ngũ trí
thức và những đóng góp to lớn của họ. Tiêu biểu như các tác phẩm: “Về vấn đề
trí thức và cách mạng”, Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, 1976; “Người trí thức Việt
Nam qua các chặng đường lịch sử”, Vũ Khiêu chủ biên, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, 1987; “Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng” của Phạm Tất
Dong, Nxb Chính trị Quốc gia 1995; “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam”,
Nguyễn Thanh Lân, Nxb Chính trị quốc gia, 1998); “Trí thức là sức mạnh”,
Nguyễn Lân Dũng, Nxb Thanh niên, 2000; “Một số vấn đề của trí thức Việt
Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Quốc Bảo, Nxb Lao
động, 2001; “Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp xây dựng và
xây dựng đất nước”, Nguyễn Văn Khánh, Nxb Thông tấn, 2004;
Đây là những cơng trình nghiên cứu khá cơng phu và sâu sắc về đội
ngũ trí thức Việt Nam. Trong đó các tác giả đã làm rõ về quá trình hình thành,
đặc điểm của đội ngũ trí thức Việt Nam cũng như vai trị, đóng góp của họ
trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Một số tác giả đã đưa ra những phương
hướng đổi mới cơng tác quản lí, các chính sách kinh tế xã hội và một số
khuyến nghị nhằm phát triển đội ngũ trí thức nước ta hiện nay. Ngồi ra còn
nhiều bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành đã phác họa


4
những nét cơ bản của đội ngũ trí thức Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống
kẻ thù xâm lược, giành độc lập tự do cho tổ quốc như: Hoàng Văn Đức với
bài viết “Trí thức Việt Nam trong cuộc cách mạng dân chủ” (Báo Độc lập, số
16 - 1949). Trần Huy Liệu với “Trí thức Việt Nam trong q trình đấu tranh
giải phóng dân tộc”, (Nghiên cứu Lịch sử, 1960, số 2),...
Các cơng trình kể trên đã giúp chúng tơi có cái nhìn bao qt, hệ thống

về nguồn gốc, truyền thống của người trí thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch
sử, cung cấp một số cơ sở lí luận quan trọng trong q trình làm đề tài của
chúng tơi.
Bên cạnh đó, vấn đề trí thức cịn được đề cập đến trong một cuốn sách
viết về những tấm gương trí thức tiêu biểu của đất nước, của Nghệ An như:
“Danh nhân lịch sử Việt Nam”, của Đinh Xuân Lâm, Chương Thâu, Nxb Hà
Nội, 1998; “Những vì sao đất nước”, của Văn Tân, Nxb Hà Nội,1989; Ba
tập của cuốn “Danh nhân Nghệ Tĩnh” do Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh ấn hành
năm 1984; ba tập của cơng trình “Nghệ An những tấm gương cộng sản” của
NXB Nghệ An. Trong những cuốn sách này có tên một số trí thức Diễn
Châu như Nguyễn Xn Ơn, Phùng Chí Kiên, Võ Mai, Võ Ngun Hiến,
Chu Huệ, Lê Nhu…
Quyển “Những ông Nghè, ông Cống triều Nguyễn” của nhóm tác giả
Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Loan, Lan Phương, Nxb Văn hóa thơng tin, 1995 là
cơng trình khoa học lớn giới thiệu với độc giả một cách cụ thể về thân thế sự
nghiệp của các nhà khoa bảng thời Nguyễn (1802 - 1919). Trong đó có trình
bày, liệt kê một cách hệ thống thứ tự, về những trí thức Nho học của Diễn
Châu thời kì này, từ đó giúp người đọc có cái nhìn khách quan về học hành
khoa cử của Diễn Châu so với các huyện, các vùng khác trên cả nước.
Trong quá trình tìm tư liệu, nghiên cứu đề tài của bản thân, chúng tơi
tìm thấy một số cơng trình nghiên cứu và tư liệu chun khảo có liên quan
đến trí thức Diễn Châu như:


5
Các cuốn sách “Diễn Châu địa chí văn hóa và làng xã”, Ninh Viết Giao,
Trần Hữu Thung (chủ biên), Nxb Nghệ An, 1995; “Diễn Châu 1380 năm Lịch
sử - Văn hóa - Nhân vật”, Ninh Viết Giao, Nxb Nghệ An, 2007. Đây là những
cơng trình tìm hiểu, nghiên cứu một cách tổng thể về lịch sử, văn hóa - xã hội
đất và người vùng đất Diễn Châu từ xưa tới nay. Trong đó đáng chú ý liên quan

đến đề tài chúng tôi thực hiện là phần phụ lục nhân vật Diễn Châu, được các
tác giả lựa chọn đưa vào những nhân vật tiêu biểu, có đóng góp to lớn khơng
chỉ với Diễn Châu mà còn đối với sự phát triển của dân tộc.
Viết về Nguyễn Xn Ơn có cuốn “Về danh nhân lịch sử - văn hóa
Nguyễn Xn Ơn” do Sở Văn hóa Thơng tin Nghệ An ấn hành năm 1999.
Cuốn sách tập hợp bài viết của nhiều học giả về những nét chính của cuộc đời
và sự nghiệp của cụ Nghè Ơn và những đóng góp của ơng cho dân tộc. Tương
tự như vậy là cuốn “Phùng Chí Kiên người cộng sản mẫu mực, kiên trung,
nhà chính trị, quân sự song tồn”, Bộ Quốc phịng - Tỉnh ủy Nghệ An, Nxb
Quân đội nhân dân, 2009, viết về đồng chí Phùng Chí Kiên, một học trị xuất
sắc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Mặt khác, vấn đề trí thức Diễn Châu cũng được đề cập đến trong một
số cơng trình lịch sử địa phương của huyện Diễn Châu như: “Lịch sử Đảng bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Diễn Châu 1930-2005”, Ban Chấp hành
Đảng bộ huyện Diễn Châu, Nxb Lao động, 2005; “1380 năm Diễn Châu
(627-2007)”, Huyện ủy-HĐND-UBND huyện Diễn Châu, Nxb Nghệ An,
2005; “Diễn Châu kể chuyện 1380 năm”, Huyện ủy-HĐND-UBND huyện
Diễn Châu, Nxb Nghệ An, 2007…
Các tài liệu này đã điểm đến vai trò to lớn của đội ngũ trí thức Diễn
Châu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng phần viết về đội
ngũ trí trức chỉ chiếm một thời lượng khá nhỏ, thường là lồng ghép với lịch sử
văn hoá - xã hội của huyện Diễn Châu.


6
Cho đến nay cơng trình nghiên cứu trực tiếp đến đề tài trí thức Diễn
Châu là luận văn thạc sĩ (2007): “Danh nhân Diễn Châu nửa sau thế kỉ XIX”
của Đinh Văn Hưng. Tuy nhiên cơng trình này mới chỉ đề cập đến một số
danh nhân tiêu biểu của huyện Diễn Châu, họ chỉ là một bộ phận chiếm số ít
trong đội ngũ trí thức Diễn Châu. Mặt khác phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ

giới hạn ở nửa sau thế kỉ XIX.
Qua tìm hiểu các nguồn tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài,
chúng tôi thấy chưa có cơng trình nào dành thời gian chun biệt nghiên cứu
sâu về vai trị của đội ngũ trí thức Diễn Châu trong phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc từ năm 1885 đến năm 1945. Vì vậy, trên cơ sở tập hợp các
nguồn tư liệu khác nhau, chúng tôi mong muốn sẽ góp một phần nhỏ tìm hiểu
rõ hơn về những đóng góp tích cực của trí thức Diễn Châu trong phong trào
giải phóng dân tộc từ năm 1885 đến năm 1945, làm phong phú thêm lịch sử
dân tộc cũng như lịch sử địa phương Diễn Châu.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
3.1. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản sau đây:
- Những hoạt động yêu nước chống Pháp của trí thức Diễn Châu qua ba
giai đoạn: cuối thế kỷ XIX, 30 năm đầu thế kỷ XX, và từ khi Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời đến Cách mạng tháng Tám 1945 thành cơng.
- Phân tích vai trị và những đóng góp của trí thức Diễn Châu trong
cuộc vận động giải phóng dân tộc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Những hoạt động và đóng góp trực tiếp của đội ngũ
trí thức sinh ra ở Diễn Châu trong phong trào giải phóng dân tộc từ 1885-1945.
Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Diễn Châu theo phân chia địa giới
hành chính hiện nay.
Phạm vi thời gian: Thời kỳ lịch sử 1885-1945.


7
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu: Chúng tơi chủ yếu sử dụng các cơng trình đã cơng bố có
liên quan đến hướng nghiên cứu của mình. Ngồi ra, chúng tơi cũng sẽ tiếp
cận nguồn tư liệu lưu trữ ở huyện Diễn Châu, ở tỉnh Nghệ An và ở Kho lưu

trữ Trung ương, gia phả các dòng họ...
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp luận sử học Mác xít, Tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề trí thức.
Hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là: lịch sử và lơ
gic. Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp khác như phân tích,
thống kê, điền dã…
5. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống một cách tồn diện về những đóng góp của trí thức Diễn
Châu đối với phong trào giải phóng dân tộc từ năm 1885 đến năm 1945.
- Giúp người đọc, đặc biệt lớp thanh niên trẻ của Diễn Châu thấy được
sự hình thành, phát triển và đóng góp của đội ngũ trí thức Diễn Châu - những
người con ưu tú của quê hương, được dân tộc vinh danh. Từ đó, phấn đấu trở
thành những người cơng dân tốt, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- Có thể sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo để giảng dạy, nghiên
cứu, biên soạn lịch sử địa phương và bổ sung cho lịch sử dân tộc.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội
dung chính cuả luận văn được chúng tơi trình bày trong các chương sau:
Chương 1: Trí thức Diễn Châu trong phong trào yêu nước chống Pháp
cuối thế kỷ XIX.
Chương 2: Trí thức Diễn Châu trong phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc 30 năm đầu thế kỉ XX.
Chương 3: Trí thức Diễn Châu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc giai đoạn 1930-1945.


8
NỘI DUNG
Chương 1

TRÍ THỨC DIỄN CHÂU TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC
CHỐNG PHÁP CUỐI THẾ KỈ XIX
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội của huyện Diễn Châu
1.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên
Diễn Châu là một huyện ven biển, nằm ở phía Bắc của tỉnh Nghệ An,
từ 105,30 đến 105,45 độ kinh đông và từ 18,20 đến 19,5 độ vĩ bắc. Phía Bắc
giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây giáp
huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An), phía Đơng là biển. Huyện Diễn Châu nằm
cách thủ đô Hà Nội 270 km, cách thành phố Vinh 40 km.
Diễn Châu có diện tích tự nhiên là 30492.36 ha; đất nơng nghiệp là
21804.13 ha trong đó diện tích sản xuất đất nơng nghiệp là 14858.11ha, diện
tích cây trồng hàng năm là 14806.48 ha, cây lâu năm là 51.63 ha; đất chưa sử
dụng là 2154.57 ha; đất phi nơng nghiệp là 6533.66 ha trong đó diện tích đất
thổ cư là 1283.25 ha.
Diễn Châu có 3 vùng địa hình rõ rệt:
- Vùng sườn đồi gồm các xã Diễn Lâm, Diễn Lợi và một phần Diễn
Phú, Diễn Thắng, Diễn Đồi. Đây là vùng đất đỏ đá vơi thường có màu nâu
đỏ và vàng, chất đất tốt, có một số ưu điểm về mặt vật lí và hóa học. Song do
địa hình hẹp, lại bị cắt xẻ mạnh, ngay ở một số nơi vừa có thể xảy ra q trình
tích lũy, lại vừa có thể xảy ra q trình bào mịn, rửa trơi, làm cho tầng đất
chỗ dày, chỗ mỏng khác nhau, chỗ dày thì đất thịt nhiều, chỗ mỏng thì pha lẫn
sỏi đá, khá khó khăn trong việc khai khẩn, canh tác vì hay mất nước trong
mùa khơ. Nhưng đây là loại đất có thể hình thành vùng chun canh lúa, ngô,
đỗ, lạc và cả bông, gai, thuốc lá.


9
- Vùng đất phù sa đồng bằng bao gồm nhiều xã như Diễn Thọ, Diễn
Lộc, Diễn An, Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Cát, Diễn Phúc, Diễn Hoa, Diễn
Hạnh, Diễn Nguyên, Diễn Quảng, Diễn Yên, Diễn Mỹ,…Mặc dù chất đất phù

sa ở Diễn Châu nói riêng và của đồng bằng Nghệ Tĩnh nói chung khơng thể
so sánh với chất đất phù sa ở các nơi khác, nhưng đây vẫn là nơi hình thành
khu vực trồng lúa từ bao đời và hiện nay vẫn là cơ sở để giải quyết vấn đề
lương thực trong huyện nhất là màu như đỗ, lạc, vừng…
- Vùng đất cát ven biển thuộc những xã Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn
Thành,... vùng này, loại đất nhẹ, kém màu mỡ. Tuy thiếu nhiều chất dinh
dưỡng nhưng đất này vẫn canh tác tốt bằng cách bón nhiều phân hữu cơ và có
dịng nước ngầm ngay dưới lớp đất trồng trọt, để tưới hoa màu trong mùa khơ,
nếu khơng thì cũng giữ độ ẩm, làm cho hoa màu không bị héo khơ. Cho nên
mới có câu phương ngữ “Được mùa Cao Xá, thiên hạ rã mồm”. Bởi vì gần
như cả tổng Cao Xá đều nằm trên dòng chảy trong lòng đất ấy mà bình độ
khơng sâu, nên khi gặp hạn hán lâu ngày cây cối vẫn tươi tốt. Vùng này thuận
lợi cho việc trồng màu nhất là lạc, đỗ, vừng; cả các loại cây lương thực như
ngô, khoai, lúa và các loại rau màu khác.
Với điều kiện địa hình khơng hẳn nhiều thuận lợi, trải qua bao thế kỉ
ròng rã, dưới bàn tay lao động cần cù của con người Diễn Châu đã làm cho
đất đai thành thuộc, làm cho Diễn Châu trù mật, như một câu ca dao cổ
thường được bà con nhắc đến:
Đơng Thành là mẹ là cha
Đói cơm rách áo thì ra Đơng Thành
Về mặt khí hậu và thời tiết, Diễn Châu nằm trong vùng nhiệt đới nhưng
lại ở vùng miền biển nên thường nhận được 3 luồng gió:
- Gió mùa Đơng Bắc: Gió từ trong lục địa lãnh lẽo của vùng Sibia và
Mông Cổ, thổi qua Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi là gió bắc.


10
- Gió mùa Tây Nam: Gió tận vịnh Bengan tràn qua lục địa, luồn qua
dãy Trường Sơn thổi sang, nhân dân gọi là gió Lào nhưng thực chất đây là gió
Tây khơ nóng.

- Gió mùa Đơng Nam mát mẻ từ biển Đơng thổi vào, nhân dân gọi là
gió Nồm.
Và như tồn tỉnh Nghệ An, khí hậu Diễn Châu được chia làm 2 mùa
rõ rệt:
- Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch.
- Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 dương lịch năm sau.
Mùa mưa bão thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch. Số cơn
bão đổ bộ vào đất liền năm ít nhất cũng từ một đến hai cơn, năm nhiều nhất là
4 đến 5 cơn, trong số hơn 10 cơn bão xuất hiện ở biển Đơng hàng năm. Đã có
bão thường kèm theo mưa lụt. Lịch sử đã ghi lại nhiều trận bão lụt lớn như
“trận bão lụt tháng 8 năm Nhâm Thìn (1842), trận bão lụt tháng 9 năm Quý
Sửu (1853), trận bão lụt tháng 7 năm Bính Ngọ (1946), trận bão lụt tháng 9
năm Mậu Ngọ (1978)… đã làm tổn hại nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống
nhân dân” [23; 59]
Tuy nhiên, nhờ là vùng có biển nên Diễn Châu có điều kiện khí hậu
thuận lợi hơn các địa phương khác trên địa bàn Nghệ Tĩnh, ảnh hưởng của gió
mùa tây nam cũng đỡ hơn. Vì xa dãy Trường Sơn, nên gió mùa đơng bắc và
mưa phùn cũng chỉ thổi qua vài ngày, không dầm dề, ướt át kéo dài lê thê như
ở nhiều huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Đơ Lương,…
Với vị trí địa lí, với địa hình như vậy nên Diễn Châu có một hệ thống
giao thơng phong phú và đa dạng, là nơi có nhiều loại hình đường giao thơng
quốc gia đi qua gồm cả đường quốc lộ, dường sắt, đường sơng và đường biển.
Đó cũng là một yếu tố thuận lợi cho quá trình trao đổi về văn hoá, giao lưu
phát triển về kinh tế.


11
1.1.2. Vài nét về điều kiện xã hội
Thời Văn Lang, Diễn Châu thuộc bộ Việt thường, bao gồm hầu hết
phần đất phía Bắc và Tây Bắc Nghệ An ngày nay. Dưới thời Bắc thuộc, vùng

đất này thuộc huyện Hàm Hoan, quận Cửu Chân (đời Triệu), quận Cửu Đức
(đời Ngô), quận Đức Châu (đời Lương), quận Nhật Nam (đời Tuỳ), Châu
Nam Đức, Đức Châu, rồi Hoan Châu (đời Đường).
Theo sách An Nam chí lược của Lê Tắc (tác giả đời Trần) viết: “Diễn
Châu lộ vốn thuộc huyện của quận Nhật Nam, gọi là Phù Diễn và An Nhân,
nhà Đường đổi tên thành Diễn Châu" [22; 16].
Theo “Vân Đài loại ngữ” của Lê Q Đơn thì Diễn Châu đã được xuất
hiện vào thời Tuỳ (Tuỳ Văn đế, 581-589). Tuy nhiên các nhà sử học khơng
tìm ra sử liệu nào là cơ sở để Lê Quý Đôn đưa ra nhân định trên.
Bộ sách “Thái Bình hồn vũ kí” của Nhạc Sử (930-1007) đời Tống
chép rằng: “Diễn Châu kiêm kí huyện Trung Nghĩa đời Đường, năm Vũ Đức
thứ 5 (622) đặt Hoan Châu ở huyện Hoài Hoan. Năm Trinh Quán thứ nhất
(627) đổi làm Diễn Châu, năm thứ 26 (653) lại bỏ châu, dồn vào huyện Hàm
Hoan,…Các phủ Trấn Biên, một phần của Trấn Ninh, Tương Dương, Quỳ
Châu và miền Nam huyện Nông Cống ngày nay đều là đất Diễn Châu cả”[22;
17]. Theo các nhà sử học thì đây là bộ sách rất đáng tin cậy.
Sách “Đại Việt địa dư toàn biên” do Nguyễn Văn Siêu biên soạn, có
ghi: Diễn Châu Long Trì quận, trước là quận Trung Nghĩa, lại gọi là quận
Diễn Thuỷ. Năm Trinh Quán, bỏ Quảng Đức, cắt đất Hoan Châu đặt làm Diễn
Châu…, có 7 huyện: Trung Nghĩa, Long Trì, Vũ Lang, Vũ Kim, Hồi Hoan,
Tư Nơng, Vũ Dung [22; 17-18].
Kết hợp với các bộ quốc sử và tư sử: “Khâm Định Việt sử thông giám
cương mục”, “Đại Nam nhất thống chí”, “Lịch triều hiến chương loại chí”,
“Nghệ An kí”, các nhà khoa học tại cuộc toạ đàm khoa học ngày 11-9-2005 đã


12
nhất trí cho rằng có đủ cơ sở khoa học để xác định chắc chắn tên gọi Diễn Châu
được xuất hiện vào năm Trinh Quán thứ nhất đời Đường Thái Tông (627).
Như vậy, Diễn Châu là vùng đất cổ thuộc bộ Hoài Hoan từ thời Hùng

Vương, nhưng đến năm 627, cái tên Diễn Châu mới chính thức xuất hiện
trong lịch sử dân tộc. Địa vực có lúc rộng, lúc hẹp, nhưng ngay từ khi xuất
hiện năm 627, Diễn Châu đóng vai trị là một đơn vị hành chính cấp châu, trải
qua nhiều triều đại kế tiếp từ thời thuộc Đường đến các triều đại tự chủ như
Khúc (905-923), Ngô (939-965), Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009), Diễn
Châu vẫn đứng độc lập là một châu riêng biệt.
Nhà Lí (1010-1225) quốc hiệu Đại Cồ Việt, Lí Thái Tổ cải tổ bộ máy
hành chính, chính quyền địa phương cao nhất là Lộ (24 lộ), rồi đến phủ,
huyện, hương, giáp, trai. Châu Hoan, Châu Ái làm trại. Nhưng Diễn Châu vẫn
được giữ nguyên tên gọi và là đơn vị hành chính cao nhất (Lộ) và là một trong
những trọng trấn của đất nước.
Nhà Trần vẫn giữ lộ Diễn Châu (bao gồm cả trấn Nghệ An); Năm Quang
Thái thứ 10 đổi Nghệ An làm Lâm An trấn, Diễn Châu làm Vọng An trấn.
Nhà Hồ đã đổi Diễn Châu làm Linh Nguyên phủ, cùng với Thanh Hóa,
Cửu Chân, Ái Châu gọi là tứ phụ.
Thời thuộc nhà Minh, Diễn Châu và Nghệ An là 2 phủ riêng biệt.
Nhà Hậu Lê, Phủ Diễn Châu thuộc Nghệ An thừa tuyên. Năm Hồng
Đức thứ 21 đổi thừa tuyên Nghệ An thành xứ Nghệ. Phủ Diễn Châu là một
trong 8 phủ của Xứ Nghệ, quản lĩnh 2 huyện: Đông Thành (Yên Thành và
Diễn Châu) và Quỳnh Lưu.
Thời nhà Nguyễn, Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Nghệ An chia
tách thành 2 tỉnh: tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An. Phủ Diễn Châu là một
trong 4 phủ của tỉnh Nghệ An, gồm: Đông Thành, Yên Thành, Nghi Lộc và
Quỳnh Lưu.


13
Năm 1919, chính quyền thực dân phong kiến bỏ cấp phủ: Huyện Đông
Thành đổi tên thành huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Diễn Châu lúc này có
năm tổng: Cao Xá, Thái Xá, Lí Trai, Vạn Phần và Hồng Trường.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà ra đời các phủ, châu đều đổi thành huyện và gọi phủ Diễn Châu là huyện
Diễn Châu và có điều chỉnh lại một số phần đất. Đến năm 1969, có chủ
trương điều chỉnh địa giới của một số đơn vị hành chính. Từ đó đến nay
huyện Diễn Châu có 38 xã và một thị trấn.
Như vậy, từ khi ra đời cho đến nay tên gọi Diễn Châu đã tồn tại hơn
1380 năm, gắn liền với những thăng trầm lịch sử dân tộc. Trải qua các triều
đại phong kiến khác nhau, tên gọi Diễn Châu tương ứng với đơn vị hành
chính: lộ, phủ, trấn, huyện và có chút dịch chuyển về mặt không gian, địa giới
nhưng tên gọi Diễn Châu vẫn tồn tại. Ngày nay, Diễn Châu là một huyện của
tỉnh Nghệ An.
1.1.3. Truyền thống lịch sử, văn hóa
Từ xưa Diễn Châu đã được biết đến là vùng đất có bề dày truyền thống
lịch sử - văn hóa. Nhiều di tích thời tiền sử đã được phát hiện, chứng tỏ đây là
vùng đất cổ có người cư trú lâu đời.
Di chỉ Rú Ta (Diễn Thọ), thuộc nền văn hóa Bàu Tró - nền văn hóa hậu
kì đồ đá mới ở Nghệ Tĩnh đã phát hiện được nhiều hiện vật như rìu đá hình
chữ nhật, rìu đá có vai, đồ gốm tơ thổ hồng, có đồ án trang trí hoa văn nối
đuôi nhau. Cùng với di chỉ Trại Ổi (Quỳnh Lưu), Rú Trò (Thạch Hà), di chỉ
Rú Ta là giai đoạn cuối cùng của nền văn hóa Bàu Tró ở Nghệ Tĩnh [23; 106].
Di chỉ lèn Hai Vai (Diễn Minh) được coi là buổi đầu của thời đại đồ
đồng ở Nghệ Tĩnh. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm được một số hiện vật q:
sọ người cổ, bình gốm cịn nguyên vẹn và rìu đá được mài nhẵn cả hai mặt.
Hoa văn trãng trí dọc các bình gốm Hai Vai rất độc đáo, ít khi gặp trên gốm
nguyên thủy ở nước ta.


14
Di chỉ Đồng Mỏm (Diễn Thọ) là di chỉ duy nhất tìm thấy được nhiều
đồ sắt trong các di chỉ thuộc nền văn hóa Đơng Sơn ở Nghệ Tĩnh. Phương

pháp luyện sắt thời đó là phương pháp hồn ngun trực tiếp. Ngoài các hiện
vật bằng bằng đá, bằng sắt, ở đây cịn phát hiện một số ngơi mộ chơn đơn,
chơn đơi, chơn trong hai vị gốm úp nhau. Qua việc chơn cất người chết có thể
thấy một chế độ xã hội giàu nghèo đang phát triển nhưng ở mức độ chưa cao.
Di chỉ Rú Ta, Lèn Hai Vai, Đồng Mỏm đã góp phần khẳng định Diễn
Châu cũng là vùng đất cư trú của người Việt cổ, “là một bộ phận khăng khít
trong đại gia đình các dân tộc Việt nam, là con cháu các Vua Hùng, góp phần
làm rạng rỡ nền văn hóa Đơng Sơn nổi tiếng” [2; 31].
Trên vùng đất Diễn Châu, các thế hệ cư dân ở đây đã sớm xây dựng
được một truyền thống văn hóa phong phú sâu sắc, có nhiều thành tựu nổi bật
với nhiều đại biểu ưu tú và đóng góp quan trọng vào sự phát triển văn hóa của
xứ Nghệ và văn hóa dân tộc.
Trước hết là văn hoá dân gian, Diễn Châu rất phong phú về loại hình,
thể loại, đa diện và sâu sắc về nội dung, xứng đáng là một cái nơi của văn hố
dân gian xứ Nghệ. Con người Diễn Châu rất yêu ca hát, nét đặc sắc trong sinh
hoạt văn nghệ ở đây là hát ví, hát dặm và kể vè. Đặc biệt là hát ví, làn điệu
đậm đà chất trữ tình, gắn liền với lao động sản xuất, với các ngành nghề làm
ăn của địa phương. Ở Diễn Châu hầu như nghề gì cũng có hát ví như ví
phường vải của người dệt vải ở Đơng Phái, Phượng Lịch (Diễn Hoa); ví
phường chắp gai của người đan gai lưới ở Hữu Bằng, Phú Lộc, Lí Nhân (Diễn
Ngọc); ví phường củi của người hái củi Nho Lâm (Diễn Thọ)...
Ngoài các làn điệu dân ca còn phải kể đến kho tàng văn học dân gian
gồm đủ loại ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện cổ thế sự và nhiều giai thoại
văn học. Ca dao, tục ngữ tục ngữ ở Diễn Châu đều tập trung vào việc đúc kết
kinh nghiệm sản xuất, cách ứng xử trong quan hệ xã hội và đặc điểm sinh


15
hoạt của từng địa phương. Các truyện kể dân gian phần lớn là các truyện lịch
sử địa phương thường tập trung biểu dương các gương anh hùng trong sự

nghiệp dựng nước và giữ nước nên có tác dụng trong việc hình thành các
truyền thống q hương như truyện ơng Khổng Lồ - ông Đùng đào sông Bùng
để chống lụt; bạt hòn Rú Mụa (Nho Lâm) làm kè ngăn sự xâm thực của biển
cả cứu dân lành... Hay như truyện kể về các nhà nho, nhà khoa bảng, tức là
các giai thoại về trí thức Diễn Châu như Ngơ Trí Hịa, Nguyễn Xuân Ôn,
Đặng Văn Thụy, Cao Xuân Dục,...Tất cả đều làm rạng danh đất Diễn Châu về
mặt tài hoa, mặt tri thức, mặt thế thái nhân tình,.. [38; 128].
Ngồi ra cư dân Diễn Châu có một đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tơn
giáo rất đa dạng. Các tục lệ thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng, thờ gia
thần,…khá phổ biến, nhất là tín ngưỡng thành hồng. Hầu hết thành hồng ở
Diễn Châu đều là phúc thần, có cả nhiên thần và nhân thần. Đó là những người
anh hùng dân tộc, nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa; là những vị khai canh,
mở đồn điền, chiêu dân lập ấp, lập làng, là tổ sư các ngành nghề, những người
“làm nên” đã tôn vinh làng xã của quê hương. Tiêu biểu như Thần Cao Sơn,
Cao Các ở các đền tại các làng Hậu Luật, Bút Điền, Quảng Hà,…đền thờ An
Dương Vương ở núi Mộ Dạ (Diễn An); Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn
(Diễn Vạn); Thám hoa Cao Quýnh ở Phú Trung; Ngơ Trí Tri, Ngơ Trí Hịa ở
Lí Trai (Diễn Kỷ); Hồng Thị Châu Nương ở các thôn thuộc xã Hạnh Lâm và
Đào Viên cũ; Tạ Công Luyện ở Bút Điền - Lạc Sở; Cao Lỗ, tổ sư nghề luyện
quạng sắt ở Nho Lâm; Dương Không Lộ, tổ sư nghề đúc đồng ở Diễn Tháp,…
Là một huyện đồng bằng ven biển, nằm ở trung tâm vùng văn hóa xứ
Nghệ, từng là sở lị nhiều năm của đất Châu Diễn, Nghệ An, qua bao thế kỉ
hình thành và phát triển, cho đến nay, Diễn Châu vẫn là một trong những
trung tâm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An. Đặc biệt, người Diễn
Châu rất hiếu học, chuộng văn chương. Truyền thống hiếu học, trọng đạo lí


16
làm người không chỉ được thể hiện trong ý thức tư tưởng mà còn biểu lộ trong
hành động thực tế. Hầu hết các thơn xã đều có ruộng học điền, có văn miếu,

hội tư văn, tư võ, hội đồng mơn. Nhiều tên làng, tên xã đã nói lên truyền
thống đó của quê hương Diễn Châu như Văn Hiến, Văn Vật, Văn Tập, Bút
Trận, Bút Điền, Tam Khôi, Thư Phủ, Nho Lâm,…Trong hồn cảnh khó khăn
về mọi mặt, tinh thần khổ học, cần cù hiếu học đã được định hình, trở thành
một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân Diễn Châu. Dương Văn
An trong “Ô Châu cận lục”, Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại
chí” đều nhận xét “Người Hoan, Diễn thuần mà chăm học”. Nơi đây có biết
bao làng khoa bảng nổi tiếng như Đơng Trai, Thịnh Mỹ, Nho Lâm, Quần
Phương, Thư Phủ, Bút Trận, Mai Các, Vân Tập, Phú Trung, Đào Hoa, Đông
Lũy, Đông Tháp, Hoàng Xá…
Về mặt khoa cử, Diễn Châu được coi là nơi có nhiều người học giỏi đỗ
cao “Từ khoa thi đầu tiên năm 1232 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, Diễn
Châu có 27 vị đại khoa (3 Trạng nguyên, 3 Thám hoa, 4 Hồng giáp, 17 Tiến
sĩ), 72 Phó bảng và 82 Cử nhân (chưa kể các Cống sĩ đời Lí - Trần)” [2; 31].
Khoa thi năm Nhâm Thìn, hiệu Quang Hưng (1592) chỉ lấy đỗ tiến sĩ 3 người,
riêng Diễn Châu chiếm 2 vị đó là Ngơ Trí Tri - 56 tuổi, đậu Tam giáp đồng
Tiến sĩ xuất thân và con của ơng là Ngơ Trí Hịa - 28 tuổi, Đệ nhị giáp Tiến sĩ
xuất thân. Xã Lí Trai (Diễn Kỷ), Hoa Lâm (Diễn Thọ) là những xã nổi tiếng
trong tỉnh có nhiều người đỗ đạt cao.
Nhiều nhà khoa bảng ở Diễn Châu có lịng u nước nồng nàn, tuy đỗ
cao song họ không ra làm quan mà hướng theo nhà vua cứu nước, hay trở về
quê làm thầy dạy học, bốc thuốc,chữa bệnh, cứu người. Trong hàng ngũ các
nhà khoa bảng có rất nhiều người xuất chúng, ví như Bạch Liêu (Diễn Minh)
đỗ trại Trạng nguyên năm 1266, được coi là ông tổ khởi sự “khai khoa” của
xứ Nghệ. Tuy đỗ cao nhưng Bạch Liêu không ra làm quan mà chỉ là môn


17
khách cho thượng tướng Trần Quang Khải trấn thủ Nghệ An, góp phần xây
dựng quê hương. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn nổi tiếng về sự thông minh, được

người đời mệnh danh là “tủ sách bụng”. Ông từng viết “Ngọc đường thi tập”,
“Ngọc đường văn tập”, chiêu mộ quan sĩ dấy cờ nổi dậy đánh Pháp, hướng
theo chiếu Cần Vương cứu nước. Cao Xuân Dục mặc dù chỉ đậu Cử nhân
nhưng lại rất uyên bác, xứng đáng là Tổng tài Quốc sử quán triều Nguyễn,
ông đã biên soạn bộ “Đại Nam nhất thống chí”, ngồi ra cịn là soạn giả của
16 tác phẩm bao gồm các lĩnh vực thơ, văn, triết học, địa lí…
Hồng Danh Sưởng (cịn gọi là Đồ Đượu) đậu Hiếu sinh nhưng không
ra làm quan mà lại ở lại quê vui thú điền viên và quyết tâm nghiên cứu y học
với hoài bão chữa bệnh cứu người. Trên 30 năm vừa học, vừa làm, vừa tham
khảo kinh điển, thu thập kinh nghiệm dân gian, ông đã biên soạn ra bộ “Địa
sinh lâm đắc” gồm 4 tập, hiện còn giá trị đến ngày nay.
Buổi đầu lập nước, công cụ rất thô sơ, ông cha ta chủ yếu dựa vào sức
lao động của công xã, đẩy mạnh công cuộc khai phá đất đai vùng Tây Bắc,
Tây Nam Diễn Châu, lập ấp, chiêu mộ dân, dựng làng, thuần hoá nhiều giống
động vật và cây trồng. Dải đất từ chân núi Mộ Dạ chạy dài đến các làng Nho
Lâm, Xuân Sơn đã có những tập đồn quần cư tương đối đơng đúc.
Sang thời kì Bắc thuộc, bất chấp mọi chính sách và thủ đoạn tàn bạo,
thâm độc của kẻ thù Phương Bắc, nhân dân Diễn Châu vẫn cố kết với nhau
trong tổ chức xóm làng, khơng ngừng tích luỹ kinh nghiệm, cải tiến kĩ thuật,
mở mang đồng ruộng, xóm làng. Nhiều xóm làng được thành lập, dân cư
cộng cư ngày một đông đúc. “Thời Tây Hán, vùng Hàm Hoan mới có 5.000
hộ với 20.000 nhân khẩu, đến thời Đông Hán con số đó lên 6.000 hộ với
30.000 nhân khẩu. Sang thời Tuỳ, số hộ ở Hàm Hoan tăng lên 9.916 hộ. Do
biến động xã hội, một số dịng họ Đàng Ngồi bắt đầu di cư vào sinh cơ lập
nghiệp ở Diễn Châu” [2; 35].


18
Đến thời Lỳ - Trần - Lê, công cuộc khai hoang lập ấp được đẩy mạnh
thêm một bước. Vùng ven biển Diễn Châu bắt đầu được khai phá. Vùng trung

tâm huyện đã có nhiều tụ điểm dân cư đơng đúc. Ngoài sở đồn điền Diễn
Châu chạy từ núi Mồng Gà qua Bến Thóc, Yên Sở, Lạc Sở do nhà nước quân
chủ quản lí, một số quan lại quí tộc được phép đứng ra tổ chức lo việc khai
hoang lập ấp. Ông Non, thuỷ tổ họ Cao và Đặng Tiến Công khai khẩn vùng
Cầu Lâm (Diễn Thọ, Diễn Lộc, Diễn Phú). Tạ Công Luyện khai khẩn vùng
Cầu Đạm (Diễn Cát), Trịnh Công Đán vùng Xuân Sơn (Diễn Lợi), Đặng Phúc
Lâm đảm nhiệm vùng Mai Các (Diễn Thành), Phạm Thập vùng cao xá (Diễn
Hồng, Diễn Thịnh, Diễn Trung), ba ông tổ họ Bùi, Hồng, Tăng vùng Diễn
Hồng, Diễn Ngun, Diễn Thái, ơng tổ họ Trương khai phá vùng Diễn Kỷ,…
“Vào cuối đời Lê, huyện Đông Thành đã lên đến 76 xã, 4 thôn, 1 trang,
2 sở, 3 vạn và 4 quản. Đến thời Nguyễn, hầu hết đất đai Diễn Châu được khai
phá. Các thơn xã được định hình lên tới 139 đơn vị” [2; 35].
Cùng với cả nước, Diễn Châu trải qua hàng chục cuộc chiến tranh giải
phóng và chiến tranh tự vệ chống đủ các loại quân xâm lược có tiềm lực kinh
tế và quân sự mạnh hơn ta gấp bội lần.
Trong lịch sử đánh giặc, Diễn Châu từng được xem là “phên dậu” của
nước nhà. Do địa thế núi sông, biển cả có nhiều hiểm trở “khi thắng có thể
đánh, khi yếu có thể giữ vững”, do tính chất quật khởi nên người Diễn Châu
khi xơng pha trận mạc thì dũng cảm bất khuất, khi chịu đựng gian khổ thì gan
góc lầm lì, khi đi theo việc nghĩa thì son sắt thuỷ chung. Vì vậy, Diễn Châu có
lúc trở thành trung tâm của các cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm, có lúc trở
thành nơi gửi gắm niềm tin của bộ phận lãnh đạo trong những giây phút hiểm
nghèo nhất của lịch sử dân tộc. Mảnh đất Diễn Châu ngày nay cịn lưu lại gần
90 di tích lịch sử làm rạng rỡ truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm. Trải từ
thời này sang thời khác, mỗi khi tổ quốc lâm nguy, người Diễn Châu lại đứng
lên xả thân vì nước.


19
Trong suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân Diễn Châu cũng ủng hộ

tích cực cho các cuộc đấu tranh giành độc lập và tự chủ của dân tộc.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã nổ ra vào mùa xuân năm 40, bấy giờ
vùng đất Diễn Châu thuộc quận Cửu Chân, nhân dân Diễn Châu đã tham gia
cuộc khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã làm cho Diễn Châu trở thành
một bộ phận của vương quốc độc lập thời Trưng Vương (40-43).
Tiếp theo là các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam vào các năm
137 và 144, khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248, khởi nghĩa của Mai Thúc
Loan,… đều được nhân dân huyện Hàm Hoan (nằm trong Hoan Châu) tham
gia ủng hộ.
Trong buổi đầu của thời kì độc lập, trải qua các triều đại Ngô, Đinh,
Tiền Lê và kể từ thời Lí về sau, mặc dù lãnh thổ của Đại Việt dần được mở
rộng về phía Nam, nhưng Diễn Châu vẫn là mảnh đất có vị trí “tiền đồn”,
“phên dậu” phương Nam của Tổ Quốc.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (1258-1288),
nhân dân Diễn Châu đã tích cực giúp Tĩnh quốc đại vương Trần Quốc Khang
trấn thủ Diễn Châu, phối hợp với Chiêu văn vương Trần Nhật Duật trấn thủ
Nghệ An xây dựng vùng Hoan Diễn thành hậu cứ vững chắc tạo điều kiện
thuận lợi cho Thượng tướng Trần Quang Khải chặn đứng được toàn quân Toa
Đô từ Chiêm Thành thọc sâu vào hậu phương của ta hịng mau chóng kết thúc
cuộc chiến tranh xâm lược. Nhiều con em Diễn Châu trực tiếp đóng góp một
phần xương máu cho nền độc lập mà đến nay sử sách vẫn cịn ghi. Tiêu biểu
cho thế hệ đó Hoàng Tá Thốn (Hoàng Đại Liên) quê Diễn Vạn.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, đầu thế kỉ XV, vị trí và vai
trị của vùng Hoan Diễn lại càng nổi bật, Hồ Quý Ly từng phái nhiều tướng
lĩnh tín cẩn vào xem xét vùng đất Tây Bắc Diễn Châu, xây dựng thành Trài
rào chắn Lạch Vạn làm hậu cứ chống giặc lâu dài.


20
Mùa thu năm 1407, nền đô hộ của nhà Minh vừa thiết lập, nhân dân

Diễn Châu nổi dậy đốt phá ngục, giết bọn huyện quan, mở màn cho phong
trào chống Minh rộng lớn của nhân dân ta. Khi Trần Ngỗi và Trần Quý
Khoáng nổi dậy chống quân Minh, nhân dân Diễn Châu đã tích cực giúp
nghĩa quân giết tên tay sai trấn thủ Trần Thúc Giao.
Từ năm 1419 đến năm 1424, Vũ Cống và Hoàng Như Diên lại chiêu
mộ nghĩa quân đánh phá phủ đường. Nhà Minh phải ra lệnh cho Trương Phụ
và Trần Hữu mang đại binh vào đàn áp.
Nguyễn Vĩnh Lộc cùng 19 bạn chiến đấu của mình lợi dụng thời cơ vừa
khẩn hoang lập làng, vừa xây dựng lực lượng chống giặc. Thôn Trang Niên
(Mỹ Thành) tồn tại như một làng chiến đấu. Nghĩa quân không những đánh
trả có hiệu lực các cuộc hành quân của giặc mà còn tiến vào đánh các hang ổ
của chúng, lấy của cải đem chia cho dân tháng 10 năm 1421, theo kế hoạch
của tướng Nguyễn Chích, nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Nghệ An là nơi
“hiểm yếu đất rộng người đông” làm chỗ “đứng chân”. Nhân dân Diễn Châu
lại nhất tề nổi dậy tham gia cuộc khởi nghĩa. Ngoài việc cung cấp tin tức tiếp
tế lương thực, lực lượng dân binh Diễn Châu đã phối hợp toán quân Lượng
Đinh Lễ từ núi Đơng Đình Tiến về giải phóng thành Diễn Châu. Ba trăm
thuyền lương do Trương Hưng chỉ huy từ biển Đông tiến vào Cửa Vạn vượt
sông Bùng chi viện cho lực lượng trong thành Trài bị tiêu diệt gọn. Sự kiện
này ghi thêm một chiến công rực rỡ trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân
dân Diễn Châu. Nhiều con em đã trưởng thành trong chiến trận, Cao Nhân
Tới (Diễn Hoa) được phong tước Quận công, 4 anh em Nguyễn Thế Bơng,
Nguyễn Thế Bính, Nguyễn Thế Tài, Nguyễn Trung Lao được cử giữ chức
Đồn luyện đơ ti sứ; những đóng góp của làng Cẩm Bào, Long Ân (Diễn
Trường) được lịch sử ghi nhận, góp phần vào thắng lợi chung trong sự nghiệp
kháng chiến chống quân Minh. Sách “Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ ”
có viết:



×