Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Một số giải pháp quản lý việc thực hiện các chế độ chính ách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ ở thị xã thái hòa tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.86 KB, 110 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm và lịng biết ơn chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến
các Thầy, Cô giáo, Ban Giám hiệu trường Đại học Vinh đã tận tình giảng
dạy, chỉ dẫn tơi trong suốt khóa học và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo cơ quan UBND thị xã Thái Hòa, các
đồng nghiệp, Hiệu trưởng, quý thầy cô giáo và cha mẹ học sinh các trường
mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã đã tạo điều kiện cho
tôi trong suốt q trình nghiên cứu, học tập và cung cấp thơng tin giúp tơi
hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tập thể các bạn lớp Cao học Quản Lý Giáo Dục
K22- B niên khóa 2014 -2016 đã động viên, cộng tác, giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn bè đã ln động viên,
khích lệ giúp tơi vượt qua khó khăn trong suốt thời gian qua, khi mà cùng một
lúc phải đảm nhiệm rất nhiều trọng trách!.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Ngọc
Hợi, Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt
thời gian làm luận văn, với kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức sâu sắc đã
giúp tơi hồn thành luận văn thạc sỹ.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót, khuyết điểm. Rất kính mong nhận được sự chỉ bảo của các
thầy, cô giáo và ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 7 năm 2016
Tác giả


ii



BẢNG KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

ASXH

An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVCSTE

Bảo vệ, chăm sóc trẻ em

CBQL

Cán bộ quản lý

CĐHH

Chất độc hóa học


CP

Chính phủ

CV

Cơng văn

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

ĐT

Đối tượng

HS

Học sinh

KP

Kinh phí

MN

Mầm non

NXB


Nhà xuất bản

GD-ĐT

Giáo dục – Đào tạo

GV

Giáo viên

LĐTBXH

Lao động – thương binh và xã hội

KT-XH

Kinh tế - xã hội

TE

Trẻ em

QP-AN

Quốc phòng – An ninh

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


TTATHX

Trật tự an toàn xã hội

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Ủy ban nhân dân

VB

Văn bản


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
7. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 3
8. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VIỆC

THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH, ƯU ĐÃI, TRỢ GIÚP
GIÁO DỤC CHO TRẺ EM HIỆN NAY ................................................... 5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 5
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài................................................................... 5
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ................................................................... 7
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.................................................................. 8
1.2.1. Chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục và chế độ chính sách,
ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em ........................................................... 8
1.2.1.1. Chế độ chính sách ................................................................................. 9
1.2.1.4. Chế độ chính sách, chế độ ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em ........ 13
1.2.2. Quản lý và quản lý thực hiện chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp
giáo dục cho trẻ em................................................................................... 16
1.2.2.1. Quản lý ................................................................................................ 16
Khái niệm chung về Quản lý ............................................................................ 16
1.2.2.2. Quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp
giáo dục cho trẻ em................................................................................... 19


iv

1.2.3. Giải pháp, giải pháp quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách,
ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em ......................................................... 19
1.2.3.1. Giải pháp ............................................................................................. 19
1.2.3.2. Giải pháp quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách, ưu đãi,
trợ giúp giáo dục cho trẻ em ..................................................................... 20
1.3. Khái quát việc thực hiện các chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo
dục cho trẻ em trong bối cảnh hiện nay ................................................... 20
1.3.1. Vị trí, vai trị, tầm quan trọng của việc thực hiện các chế độ chính
sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em ............................................... 20
1.3.2. Yêu cầu trong việc thực hiện các chế độ chính sách, ưu đãi, trợ

giúp giáo dục cho trẻ em .......................................................................... 22
1.4. Một số vấn đề về quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách, ưu
đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em .............................................................. 24
1.4.1. Yêu cầu, nội dung, phương pháp quản lý việc thực hiện các chế độ
chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em...................................... 24
1.4.2. Sự cần thiết phải quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách, ưu
đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em .............................................................. 26
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý việc thực hiện các chế
độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em................................. 27
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VIỆC
THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH, ƯU ĐÃI, TRỢ GIÚP
GIÁO DỤC CHO TRẺ EM Ở THỊ XÃ THÁI HÒA - TỈNH NGHỆ
AN ............................................................................................................ 30
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế và an sinh xã hội của thị xã
Thái Hòa - tỉnh Nghệ An .......................................................................... 30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 30
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội: ....................................................................... 31
2.1.3. Tình hình an sinh xã hội nói chung ........................................................ 32
2.2. Thực trạng việc thực hiện các chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp
giáo dục cho trẻ em ở thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An ............................. 34


v

2.2.1. Thực trạng việc thực hiện các chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp
giáo dục cho trẻ em ở thị xã Thái Hịa, tỉnh Nghệ An ............................. 34
2.2.1.1. Tình hình trẻ em nói chung: ................................................................ 34
2.2.1.2. Tình hình thực hiện các chế độ chính sách, chế độ ưu đãi và trợ
giúp giáo dục đối với trẻ em ..................................................................... 37
2.2.2. Các hoạt động thực hiện chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo

dục cho trẻ em đang diễn ra trên địa bàn thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ
An ............................................................................................................. 44
2.2.2.1. Về quy trình miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em......... 44
2.2.2.2. Về quy trình thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục dành riêng
cho người có cơng với cách mạng và con của họ: ................................... 46
2.2.2.3. Về quy trình hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi tại các cơ sở giáo
dục mầm non ............................................................................................ 48
2.2.2.4. Về quy trình cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi................. 50
2.3. Thực trạng giải pháp quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách, chế
độ ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em ở thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ
An ............................................................................................................. 51
2.3.1. Các giải pháp quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách, chế độ
ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em ở thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ
An. ............................................................................................................ 51
2.3.2. Đánh giá chung về hiệu quả của các giải pháp quản lý việc thực
hiện các chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em ở thị
xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An ...................................................................... 61
Kết luận chương 2 ............................................................................................ 63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN
CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH, ƯU ĐÃI, TRỢ GIÚP GIÁO DỤC
CHO TRẺ EM Ở THỊ XÃ THÁI HÒA - TỈNH NGHỆ AN ................... 64
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp: ............................................................ 64
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu......................................................... 64
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ........................................................ 64


vi

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ......................................................... 64
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................... 64

3.2. Một số giải pháp quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách, ưu
đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em ở thị xã Thái Hòa, Tỉnh Nghệ An ....... 65
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp, đội ngũ giáo viên
về tầm quan trọng của cơng tác quản lý việc thực hiện các chế độ
chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em tại các cơ sở giáo
dục cho trẻ em trên địa bàn thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An. .................. 65
3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động thực hiện chế độ chính sách, ưu đãi, trợ
giúp giáo dục cho trẻ em tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thị xã
Thái Hòa - tỉnh Nghệ An .......................................................................... 71
3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng
quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo
dục cho trẻ em ở thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An. ................................... 77
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực
hiện chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục ở thị xã Thái Hòa tỉnh Nghệ An ............................................................................................ 81
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ
chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em tại các cơ sở giáo
dục trên địa bàn thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An ..................................... 83
3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................ 87
Kết luận chương 3 ............................................................................................ 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 95
1. Kết luận ........................................................................................................ 95
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 101


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Lý do về mặt lý luận:

Đơn vị hành chính Thị xã tương đương với đơn vị hành chính Huyện, tuy
nhiên xét về mặt cảm quan, Thị xã ln có xu thế được đánh giá cao hơn
Huyện về mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Thị xã được hiểu là
nơi tập trung đông dân cư, sinh sống chủ yếu nhờ các hoạt động trong các lĩnh
vực như: công nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ cơng nghiệp, thương nghiệp. Về loại
hình, thị xã được xem là một đô thị và dân cư tại đó được xếp là dân thành thị.
Thị xã Thái Hòa được thành lập từ năm 2008, tách ra từ đơn vị hành
chính là Huyện Nghĩa Đàn cũ, trở thành một trong hai thị xã thuộc địa bàn
tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, đời sống một bộ phận không nhỏ người dân trên
địa bàn vẫn sinh sống bằng nông nghiệp, cịn nhiều khó khăn, nhiều học sinh
ở lứa tuổi trẻ em là con của các gia đình nghèo, cận nghèo, con của người có
cơng với cách mạng, là trẻ khuyết tật, trẻ em người dân tộc thiểu số..v..v…
Việc thực hiện các chế độ đãi ngộ của Nhà nước cũng như sự trợ giúp của các
tổ chức, cá nhân có lịng hảo tâm đối với các em là động lực không nhỏ nếu
khơng muốn nói là hết sức quan trọng giúp cho các em yên tâm đến trường,
học tập, rèn luyện, không bị thua thiệt với bè bạn cùng trang lứa.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhằm thực hiện đúng, hiệu quả, tinh
giản thủ tục theo hướng nhanh chóng thuận tiện trong q trình triển khai chế
độ chính sách, ưu đãi của Nhà nước, cộng đồng dành cho học sinh là việc cấp
thiết hiện nay.
- Lý do về mặt thực tiễn:
Quá trình giải quyết các chế độ ưu đãi, trợ giúp cho học sinh đặc biệt là
cho học sinh còn trong độ tuổi trẻ em từ 0 đến 16 tuổi (Theo Luật Bảo vệ
chăm sóc và giáo dục trẻ em của Nước CHXHCN Việt Nam) cịn thiếu tính


2

đồng bộ, chồng chéo, thủ tục còn rườm rà, quá trình xử lý hồ sơ nhìn chung
cịn chậm, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn thiếu nhịp nhàng, địi

hỏi phải có phương pháp, cách thức quản lý khoa học, hiệu quả, thuận tiện.
Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên
cứu: "Một số giải pháp quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách, ưu
đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em ở thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An".
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp
cho học sinh cịn trong lứa tuổi trẻ em trên địa bàn thị xã Thái Hòa.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu:
Vấn đề quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp cho
học sinh cịn trong lứa tuổi trẻ em tại các cơ sở giáo dục.
- Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách, ưu đãi,
trợ giúp giáo dục cho trẻ em trên địa bàn thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An.
4. Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách,
ưu đãi, trợ giúp cho học sinh còn trong lứa tuổi trẻ em ở thị xã Thái Hịa nếu
đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý việc thực hiện các chế độ
chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em trên địa bàn thị xã Thái Hòa.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý việc thực hiện các chế
độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em trên địa bàn thị xã Thái
Hòa.


3

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện các

chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em trên địa bàn thị xã
Thái Hịa.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, bao gồm:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu;
+ Phương pháp hệ thống hóa;
+ Phương pháp khái quát hóa.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm:
+ Phương pháp quan sát;
+ Phương pháp điều tra;
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý;
+ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
7. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận:
Góp phần hồn thiện cơ sở lý luận của vấn đề quản lý việc thực hiện các
chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp trong giáo dục cho trẻ em
- Về mặt thực tiễn:
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp trong giáo
dục cho trẻ em trên địa bàn thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý việc thực hiện các chế độ
chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em hiện nay.


4


Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý việc thực hiện các chế độ
chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em ở thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện
các chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em ở thị xã Thái Hòa,
tỉnh Nghệ An.


5

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN
CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH, ƯU ĐÃI, TRỢ GIÚP GIÁO DỤC
CHO TRẺ EM HIỆN NAY
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Nếu như các khái niệm chế độ chính sách, chế độ ưu đãi hay trợ giúp xã
hội là những cụm từ hay được nhắc đến ở nước ta; thì thế giới lại quen với
thuật ngữ “An sinh xã hội”
ASXH là một cụm từ thoạt nghe tưởng chừng như mới, song trên thực tế
lại là một hoạt động với nội dung và hình thức hết sức đa dạng, phong phú,
được hình thành và phát triển tự phát hoặc tự giác, đã được thực hiện từ rất
lâu đời ở nước ta cũng như tất cả các nước trên thế giới. Lịch sử phát triển của
xã hội lồi người đã ln chứng kiến và thừa nhận một thực tế đó là: Cuộc
sống của con người trên trái đất, dù ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào, bất kỳ
chế độ xã hội nào cũng luôn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và
môi trường sống, đó là cịn chưa kể đến những tác nhân ngoài mong muốn
như chiến tranh, thiên tai, địch họa…Trong cuộc sống, để thoả mãn những
nhu cầu tối thiểu, con người phải lao động sản xuất để có thu nhập. Tuy vậy,
không phải lúc nào người lao động cũng đảm bảo chắc chắn duy trì được việc
làm thường xuyên và thu nhập ổn định. Đó là những lúc gặp rủi ro như ốm

đau, bệnh tật, tai nạn lao động dẫn đến bị mất hoặc giảm việc làm.v.v. Vì thế,
sự cần thiết phải có các biện pháp phịng tránh và khắc phục rủi ro đã trở
thành một nhu cầu của con người. Đặc biệt trong nền sản xuất công nghiệp,
khi mà số lượng người lao động có thu nhập chính từ tiền lương tăng lên thì
sự hẫng hụt về thu nhập trong các trường hợp gặp rủi ro hoặc khi không còn
khả năng lao động.v.v. càng trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống của họ.


6

Để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, họ cần nhận được sự trợ giúp của xã
hội mà trong đó Nhà nước đóng vai trị hết sức quan trọng nhờ có hệ thống
ASXH.
Trong thực tiễn, do sự đa dạng về nội dung, phương thức và góc độ tiếp
cận nên hiện nay cịn có nhiều quan điểm khác nhau về ASXH.
- Theo quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): ASXH là hình
thức bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thơng qua một
số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các
cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do
ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong,
cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em. [10]
- Hiệp hội An sinh quốc tế (ISSA) coi ASXH là thành tố của hệ thống
chính sách cơng liên quan đến sự bảo đảm an toàn cho tất cả các thành viên
xã hội chứ khơng chỉ có cơng nhân. Những vấn đề mà ISSA quan tâm nhiều
trong hệ thống ASXH là chăm sóc sức khoẻ thông qua bảo hiểm y tế; hệ
thống BHXH, chăm sóc tuổi già; phịng chống tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; trợ giúp xã hội. [29,Tr.9]
- Theo cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP): UNDP không đưa ra một
khái niệm cụ thể nào về ASXH như ILO. Theo UNDP thì ASXH bao gồm 3 thành
tố quan trọng hợp thành đó là: Một là Bảo hiểm xã hội - là chương trình mà

người lao động phải đóng góp một phần thu nhập trong quá trình lao động vào
quỹ BHXH và khi về hưu hoặc bị tai nạn lao động học được hưởng lương hưu
hoặc trợ cấp BHXH; Hai là Trợ giúp xã hội - là dựa vào xác định tiềm lực tài
chính của người có thu nhập thấp hoặc khơng có thu nhập do tàn tật, mồ cơi,
già cả mà Nhà nước hoặc cộng đồng có chính sách hoặc biện pháp trợ giúp cho
họ để đảm bảo cuộc sống mà khơng phụ thuộc vào việc đóng góp tài chính của
họ; Ba là Trợ cấp dưới hình thức chuyển khoản cho từng người, nhóm người
thuộc đối tượng BTXH. [29,Tr.4-Tr.6]


7

- Cũng giống như UNDP, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng không đưa ra
một khái niệm cụ thể về ASXH. Tuy nhiên WB cũng thể hiện quan niệm của
mình về ASXH bao gồm bốn vấn đề đó là: Chính sách trợ cấp đối với người
nghèo và người dễ bị tổn thương; Tạo điều kiện cho người nghèo tham gia thị
trường nông sản, thị trường lao động; Bảo vệ trẻ em và vị thành niên; và Các
giải pháp trợ giúp đột xuất. Nhìn chung theo WB thì ASXH được đề cập đến
khía cạnh trợ giúp người nghèo nhiều hơn. [29,Tr.6-Tr.8]
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, mặc dù ASXH là một lĩnh vực còn nhiều mới mẻ nhưng
cũng đã dành được sự quan tâm của nhiều học giả và các nhà quản lý
nghiên cứu về vấn đề này.
- Theo Hồng Chí Bảo (2006) thì: ASXH là sự an tồn của cuộc sống
con người, từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho phát triển
con người và xã hội. ASXH là những đảm bảo cho con người tồn tại (sống)
như một con người và phát triển các sức mạnh bản chất người, tức là nhân
tính trong hoạt động, trong đời sống hiện thực của nó như một chủ thể mang
nhân cách [4]
- Theo Nguyễn Hữu Dũng (2010) thì: Hệ thống ASXH là một hệ thống

đa tầ ng, linh hoạt và có thể hỗ trợ lẫn nhau, đảm bảo phòng ngừ a, giảm
thiể u và khắ c phục được các rủi do xã hộ i cho mọi người. [18, Tr.119]
- Theo Nguyễn Hải Hữu (2005) thì "ASXH là một hệ thống các cơ chế,
chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viên
trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ
có nguy cơ suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh
nghề nghiệp, già cả khơng cịn sức lao động hoặc vì những ngun nhân khác
quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khoẻ cho
cộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
và trợ giúp đặc biệt". [29]


8

- Theo Mai Ngọc Cường lại cho rằng, để thấy hết được bản chất, chúng
ta phải tiếp cận ASXH theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm này.
+ Theo nghĩa rộng: ASXH là sự đảm bảo thực hiện các quyền để con
người được an bình, đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội. [14,Tr.21]
+ Theo nghĩa hẹp: ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện
thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất
thu nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho
những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế,
người bị thiên tai địch hoạ.[14,Tr.22]
- Nguyễn Thị Lan Hương (2009) ghi nhận: “An sinh xã hội là sự bảo
đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội thơng qua việc thực
thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trước các nguy cơ,
rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế” [27]
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng "ASXH và PLXH là hệ thống
các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người
dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và mơi

trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân" [19,Tr.3]
Nguyễn Hải Hữu (2007) đã có những nghiên cứu khái quát nhất về
ASXH mang màu sắc riêng của nước ta với các khái niệm quen thuộc như
Chế độ chính sách, chế độ ưu đãi, trợ giúp xã hội là những khái niệm mà tác
giả kế thừa để nghiên cứu đề tài luận văn này. [29]
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục và chế độ chính
sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em
Trong cuộc sống, để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu, con người phải
lao động, học tập và sản xuất. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi vấn đề liên
quan đến cuộc sống của con người cũng được đảm bảo chắc chắn; trên thực


9

tế, có nhiều sóng gió đến với chúng ta khơng phân biệt độ tuổi hay tơn giáo.
Đó là những lúc gặp rủi ro như ốm đau, bệnh tật, tai nạn; đó là việc mất đi sức
đề kháng và phản xạ vốn có do di chứng của chiến tranh hay những khó khăn
trong cuộc sống thường ngày do cái nghèo đói đeo bám..v..v.. Trong những
tình huống đó, việc thực hiện các hoạt động an sinh xã hội - phát triển con
người, thúc đẩy công bằng và tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước là hết sức cần
thiết. Ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội gồm 5 trụ cột: Một là
Bảo hiểm xã hội; Hai là Bảo hiểm y tế; Ba là Bảo hiểm thất nghiệp; Bốn là
Cứu trợ xã hội và Năm là Trợ giúp và ưu đãi xã hội. Như vậy có thể hiểu rằng
các chế độ chính sách, ưu đãi hay trợ giúp của Đảng và Nhà nước ta cũng
chính là những hoạt động mang ý nghĩa an sinh xã hội. Vậy cần hiểu những
khái niệm đó như thế nào?
1.2.1.1. Chế độ chính sách

- Theo Nguyễn Đức Lam (2012): Chính sách theo nghĩa rộng thể hiện
tập hợp các nội dung định hướng chính trị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền bao gồm mục tiêu, biện pháp và công cụ thực hiện mục tiêu. [32]
- Theo Phan Kim Chiến (2012): Chính sách là tổng thể các quan điểm,
tư tưởng, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên
các chủ thể Kinh tế – Xã hội nhằm giải quyết vấn đề và thực hiện những mục
tiêu nhất định [17]
- Theo Nguyễn Minh Thuyết (2012): Chính sách là đường lối cụ thể của
một chính đảng hoặc một chủ thể quyền lực về một lĩnh vực nhất định cùng
các biện pháp, kế hoạch thực hiện đường lối ấy [40]
- Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như
sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.
Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực


10

cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc
vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…” [44]
Như vậy, có thể hiểu: Chính sách của Nhà nước là tổng thể các quan
điểm, giải pháp và công cụ mà chủ thể quản lý (Nhà nước) sử dụng để tác
động lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu
nhất định trong một giai đoạn, thời kỳ lịch sử cụ thể.
Mỗi luận cứ của mỗi tác giả phản ánh chính sách từ các góc độ khác
nhau, song đều hàm chứa những nội dung thể hiện bản chất đặc trưng của
chính sách, đó là:
- Có một cấp thẩm quyền ban hành
- Mang lợi ích chung cho cộng đồng
- Mọi người đều có quyền tiếp cận (cơng khai, minh bạch)
- Nhìn chung là bắt buộc thi hành (tuy nhiên cũng có những hình thức

khơng mang tính bắt buộc, thường là các chính sách khuyến khích, hỗ trợ)
- Thường thể hiện dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật, liên quan đến
nhau và mang tính hành động, tập trung giải quyết một vấn đề đang đặt ra
trong đời sống kinh tế - xã hội theo những mục tiêu xác định.
Đặc thù riêng có của nước ta đó là tồn tại khái niệm “Chế độ chính sách”
- là các quy định Pháp luật của Nhà nước, quy định của tổ chức/đơn vị/doanh
nghiệp cho học sinh, sinh viên, nhà giáo, bác sĩ, cơng an, qn nhân, người có
cơng, thương binh, thân nhân liệt sĩ, cán bộ công nhân viên lao động,… (gọi
chung là công dân) mà họ được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng theo quy định.
Ví dụ:
Chế độ tiền lương, tiền công, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
chế độ ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng và chính sách đối với
người lao động,… là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh
tế - xã hội của đất nước và có liên quan chặt chẽ đến động lực phát triển và


11

tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, khai
thác khả năng tiềm tàng từ mỗi người lao động.
1.2.1.2. Chế độ ưu đãi
Nguyễn Hải Hữu (2007) có đưa ra khái niệm về chế độ ưu đãi như sau:
“Chế độ ưu đãi được hiểu là sự phản ánh trách nhiệm của Nhà nước, của
cộng đồng xã hội, là sự đãi ngộ đặc biệt, sự ưu tiên hơn mức bình thường về
mọi mặt trong đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với những người có
cơng lao đặc biệt đối với đất nước” [29,Tr.228]
Ưu đãi xã hội là một chính sách đặc biệt quan trọng trong hệ thống các
chính sách an sinh xã hội ở mỗi quốc gia, được xem là sự đầu tư nhằm tái sản
xuất nhưng giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc. Đó khơng chỉ là trách nhiệm

của Nhà nước mà cịn là của tồn dân.
So với mơ hình phổ biến trên thế giới, hệ thống an sinh xã hội ở nước ta
có một cấu phần đặc thù, đó là chính sách ưu đãi xã hội mà cụ thể hơn nữa là
chính sách ưu đãi người có cơng. Chính sách ưu đãi người có cơng với cách
mạng là đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, được thực hiện dựa
trên căn cứ là nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ và điều kiện kinh tế - xã hội
của đất nước nhằm mục tiêu ghi nhận cơng lao, đóng góp to lớn, sự hy sinh
cao cả của những người có công, tạo mọi điều kiện bù đắp phần nào về đời
sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với họ. Chính sách đối với người có cơng
là hệ thống chính sách ưu đãi thể hiện trách nhiệm và lòng biết ơn của Nhà
nước, của cộng đồng đối với những người đã có cống hiến to lớn cho sự
nghiệp cách mạng của dân tộc. Việc ưu đãi đặc biệt những người này so với
những người lao động bình thường kể cả những người lao động bất hạnh khác
là phù hợp với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, đồng thời
cũng thể hiện chủ trương, sự nhất quán của Đảng và Nhà nước nhằm làm tốt
công tác đền ơn - đáp nghĩa; thể hiện tình cảm của nhân dân, đất nước đối với
những anh hùng đã có cơng lao to lớn cho dân tộc.


12

Các chính sách đãi ngộ nhóm người này gồm có (Theo Pháp lệnh ưu đãi
người có cơng):
+ Chính sách ưu đãi về trợ cấp hàng tháng, tử tuất;
+ Chính sách ưu đãi về khám, chữa bệnh (BHYT);
+ Chính sách ưu đãi về nhà ở;
+ Chính sách ưu đãi cho người có cơng và con của họ về giáo dục, dạy
nghề;
+ Chính sách hỗ trợ về kinh tế theo cơ chế vận động xã hội hóa
Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu vấn đề liên quan đến chính sách

ưu đãi về giáo dục cho người có cơng và con của họ.
1.2.1.3. Chế độ trợ giúp xã hội
Nguyễn Hải Hữu (2007) đưa ra khái niệm về trợ giúp xã hội hay chính
sách trợ giúp xã hội như sau: “Chính sách trợ giúp xã hội là sự đảm bảo của
Nhà nước, sự hỗ trợ của cộng đồng về thu nhập và các điều kiện sinh sống
thiết yếu bằng các hình thức và biện pháp khác nhau đối với các thành viên
trong xã hội khi họ rơi vào hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, yếu thế
hoặc hẫng hụt trong cuộc sống mà bản thân họ không đủ khả năng tự lo được
cuộc sống của bản thân và gia đình ở mức tối thiểu” [29,Tr.242]
Từ điển bách khoa Việt Nam đưa ra khái niệm: “Trợ giúp xã hội là sự trợ
giúp thêm bằng tiền hoặc các điều kiện và phương tiện sinh sống thích hợp để
đối tượng được giúp đỡ có thể phát huy khả năng, tự lo liệu cuộc sống của
mình và gia đình, sớm hịa nhập cộng đồng” [44,Tr.641]
Nội dung của chính sách trợ giúp xã hội của Nhà nước ta bao gồm:
+ Chế độ trợ cấp, nuôi dưỡng hàng tháng;
+ Chế độ bảo hiểm y tế, chỉnh hình phục hồi chức năng;
+ Chính sách trợ giúp về giáo dục;
+ Chính sách trợ giúp về học nghề, tạo việc làm;
+ Chính sách trợ giúp về hoạt động văn hóa, thể thao;


13

+ Chính sách trợ giúp tham gia giao thơng;
+ Chính sách trợ giúp xóa đói, giảm nghèo;
+ Trợ giúp tiếp cận công nghệ thông tin…
Trong luận văn này, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài liên quan đến trợ
giúp về giáo dục.
Dựa trên khái niệm về chế độ chính sách, chế độ ưu đãi và trợ giúp xã
hội có thể hiểu về khái niệm chế độ chính sách, chế độ ưu đãi và trợ giúp

trong lĩnh vực giáo dục là bao gồm tồn bộ những chương trình hành động,
chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước được thể chế hóa bằng những
văn bản quy phạm pháp luật nhằm đem lại sự hỗ trợ, đãi ngộ trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo cho một đối tượng, nhóm đối tượng yếu thế hoặc đã có
cơng sức đóng góp to lớn vì sự nghiệp chung của cộng đồng, đất nước.
1.2.1.4. Chế độ chính sách, chế độ ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em
Trẻ em theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành ngày
15/06/2004 của Quốc Hội Việt Nam là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
Trẻ em Việt Nam được ví như “búp măng non”, là mầm non tương lai
của đất nước và là một trong những đối tượng cần được quan tâm của xã hội
bên cạnh người già, người khuyết tật. Trẻ em cũng là thành viên trong xã hội
nhưng khác với người lớn, trẻ đang phát triển và cần có được điều kiện tối ưu
để phát triển. Việc quan tâm đến trẻ em nhất là trẻ em có hồn cảnh đặc biệt,
trẻ em yếu thế là việc chung của toàn xã hội và càng phải là việc làm ngay từ
hôm nay.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Quốc Hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 15/06/2004 gồm có 5 Chương, 60
Điều quy định chi tiết mọi quyền lợi, nghĩa vụ của trẻ em đồng thời trách
nhiệm của các ngành liên quan trong cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em Việt Nam. Với hành lang pháp lý này, nhiều Điều trong Luật đã được
cụ thể hóa thành các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước trong đó phải


14

kể đến những chính sách dành cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em là con
của người có công với cách mạng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong giáo
dục và đào tạo.
Chế độ chính sách, chế độ ưu đãi và trợ giúp trong lĩnh vực giáo dục
dành cho trẻ em được hiểu là toàn bộ những chương trình hành động, chủ

trương, đường lối của Đảng và Nhà nước được thể chế hóa bằng những văn
bản quy phạm pháp luật nhằm đem lại sự hỗ trợ, đãi ngộ trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo cho những trẻ em yếu thế trong xã hội hoặc những trẻ em là
con em những người đã có cơng sức đóng góp vì sự nghiệp chung của cộng
đồng, vì cuộc cách mạng của dân tộc.
- Những đối tượng trẻ em hiện nay đang hưởng chế độ chính sách, chế độ
ưu đãi, và trợ giúp trong giáo dục bao gồm:
+ Một bộ phận trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, tức là những trẻ em có hồn
cảnh khơng bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để
thực hiện quyền cơ bản và hịa nhập với gia đình cộng đồng. Nhóm trẻ em
được thụ hưởng chế độ này được cụ thể hóa trong nhiều văn bản dưới luật
khác, được làm rõ hơn ở những gạch đầu dòng sau.
+ Học sinh tiểu học trường công lập;
+ Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
(nếu có); con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945
đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (nếu có); con của Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng
chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh; con của người hưởng chính sách
như thương binh; con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hóa học.
+ Trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông bị tàn tật, khuyết tật thuộc
diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;


15

+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thơng có cha mẹ thuộc diện hộ
nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi khơng có nguồn nuôi
dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21

tháng 10 năm 2013 của Chính phủ ,bao gồm:
+ Trẻ em bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
+ Trẻ mồ côi cả cha và mẹ;
+ Trẻ mồ côi cha hoặc mẹ và người cịn lại mất tích theo quy định của
pháp luật;
+ Trẻ mồ cơi cha hoặc mẹ và người cịn lại đang hưởng chế độ chăm sóc,
ni dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
+ Trẻ mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp
hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm
hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện
bắt buộc;
+ Trẻ có cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;
+ Trẻ có cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, ni dưỡng tại cơ
sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
+ Trẻ có cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại
giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Trẻ có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người cịn
lại hưởng chế độ chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
+ Trẻ có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn
lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp
hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo
dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;


16

+ Trẻ có cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở
bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án
phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính

tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và
binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân:
theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 20/2012/TTLT-BQPBTC ngày 06/3/2012 của Liên Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 88/2011/NĐ-CP ngày 29/9/2011 của Chính phủ về chế
độ chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ;
+ Học sinh người dân tộc thiểu số ít và rất ít người ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
+ Trẻ em học mẫu giáo, học sinh là con cán bộ, công nhân, viên chức mà
cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ
cấp thường xuyên;
1.2.2. Quản lý và quản lý thực hiện chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp
giáo dục cho trẻ em
1.2.2.1. Quản lý
Khái niệm chung về Quản lý
Có nhiều cách định nghĩa khái niệm quản lý khác nhau tùy theo cách tiếp
cận khác nhau. Nhìn chung, quản lý là một khái niệm gắn với quyền lực ở
một mức độ nhất định.
- Theo F.Taylor (đầu thế kỷ XX): “Quản lý là biết được chính xác điều
bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng
việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Sau này ông Lerence chủ tịch hiệp hội các
nhà kinh doanh Mỹ đã khái quát quan điểm của F. Taylor và cho rằng: Quản
lý là thông qua người khác để đạt được mục tiêu của mình. [23,Tr.89]


17

- Cùng thời với F. Taylor, nhà quản lý hành chính người Pháp là H. Fayol
(Đầu thế kỷ XX) lại định nghĩa quản lý theo các chức năng của nó. Theo H.
Fayol: “Quản lý là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và

kiểm tra.” [31,Tr.103]
- Harold Koontz (1993) cho rằng: “Quản lý là một dạng thiết yếu, nó
đảm bảo phối hợp nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của nhóm. Ngồi
ra ơng cịn cho rằng: Mục tiêu của nhà quản lý là nhằm hình thành một mơi
trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với
thời gian, tiền bạc, và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì
quản lý là một nghệ thuật, cịn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa
học” [30,Tr.33]
- Từ điển tiếng Việt có nêu: Quản lý là “tổ chức và điều khiển các hoạt
động theo những yêu cầu nhất định”. Khái niệm này tương đồng với các khái
niệm chỉ đạo, điều hành, điều khiển. Khái niệm quản lý ở đây là muốn nói đến
quản lý con người, quản lý xã hội và biểu hiện cụ thể nhất là ở quản lý nhà
nước. Khái niệm chung nhất về quản lý nhà nước được hiểu cô đọng ở việc
“tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế – xã hội theo pháp luật” [45,Tr.800
– 801].
- Nguyễn Minh Đạo (1997) : "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều
khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người
nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra" [21]
- Các tác giả của cuốn “Khoa học quản lý” cho rằng: "Quản lý là việc đạt
tới mục đích của tổ chức một cácH có kết quả và hiệu quả thơng qua q
trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức.
[46]
- Ở Việt Nam tác giả Trần Kiểm (2008) cho rằng: “Quản lý là những tác
hoạch định của chủ thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều
chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ


18

chức( chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với

hiệu quả cao nhất [25,Tr.74].
- Theo Trần Quốc Thành (2005): “Quản lý là sựu tác động có ý thức của
chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình quản lý xã
hội, hành vi và hành động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý
chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan” [39,Tr.11]
- Theo Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010): “ Hoạt động
quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người
quản lý) đến khách thể quản lý ( người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm
làm cho tổ chức vận hành và đạt mục đích của tổ chức” [13,Tr.16]
- Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt(1988): “Quản lý là một q trình
định hướng, q trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được
những mục tiêu nhất định” [ 35,Tr.37]
- Theo Nguyễn Ngọc Quang (1989): “Quản lý là động tác có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhàm đạt được những
mục tiêu dự kiến” [38,Tr.24]
Cho dù cách tiếp cận nào thì bản chất của hoạt động quản lý là cách thức
tác động (tổ chức, điều khiển, kiểm tra) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu
quả mong muốn và đạt mục tiêu đã đề ra.
Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật:
- Quản lý là khoa học vì nó là lĩnh vực tri thức được hệ thống hóa và là đối
tượng nghiên cứu khách quan đặc biệt. Quản lý là khoa học phân loại kiến thức,
giải thích các mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý, dự báo kết quả .
- Quản lý là nghệ thuật bởi lẽ nó là hoạt động đặc biệt, trong đó quan hệ
quan trọng nhất là con người, đòi hỏi phải vận dụng hết sức khéo léo, linh
hoạt những kinh nghiệm đã quan sát được, những tri thức đã được đúc kết.
Nghệ thuật đó thể hiện ở thái độ cư xử có văn hố, khơn ngoan và tế nhị,trong


19


việc vận dụng các nguyên tắc chung vào từng con người cụ thể. Nói cho cùng,
nghệ thuật quản lý con người cũng là dựa trên các qui luật tâm lý học .
1.2.2.2. Quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp
giáo dục cho trẻ em
Quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách, chế độ ưu đãi và trợ giúp
giáo dục cho trẻ em là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của các cơ quan
chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về các chế độ chính sách dành cho trẻ em
lên q trình triển khai thực hiện chế độ chính sách, ưu đãi, trợ giúp trong
giáo dục hoặc có ảnh hưởng đến quá trình giáo dục của trẻ em nhằm đảm bảo
mọi chế độ chính sách dành cho trẻ em được đúng và kịp thời.
1.2.3. Giải pháp, giải pháp quản lý việc thực hiện các chế độ chính
sách, ưu đãi, trợ giúp giáo dục cho trẻ em
1.2.3.1. Giải pháp
Giải pháp là hệ thống các hành động, tác động nhằm giải quyết một vấn
đề khó khăn. Theo từ điển tiếng Việt: “Giải pháp là phương pháp giải quyết
một vấn đề nào đó”.
- Theo Nguyễn Văn Đạm (2004) thì: “Giải pháp là tồn bộ ý nghĩ có hệ
thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới việc khắc
phục một khó khăn”. [20;Tr.325]
Để hiểu rõ hơn về khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt nó với một
khái niệm tương tự như phương pháp, biện pháp. Điểm giống nhau của các khái
niệm là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một công việc, một
vấn đề. Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm,
cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấn mạnh đến trình tự các bước
có quan hệ với nhau để tiến hành một cơng việc có mục đích.
- Theo Nguyễn Văn Đạm (2004) thì “Phương pháp được hiểu là trình tự
cần theo trong các bước có quan hệ với nhau khi tiến hành một cơng việc có
mục đích nhất định”. [20,Tr.325]



×