Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Thực tiễn kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường các vụ cố ý gây thương tích tại địa phương và kiến nghị , giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.46 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU TẠI KON TUM

NGUYỄN BỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TIỄN KIỂM SÁT VIỆC KHÁM NGHIỆM
HIỆN TRƢỜNG CÁC VỤ CỐ Ý GÂY THƢƠNG
TÍCH TẠI ĐỊA PHƢƠNG VÀ KIẾN NGHỊ,
GIẢI PHÁP

Kon Tum, tháng 12 năm 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TIỄN KIỂM SÁT VIỆC KHÁM NGHIỆM
HIỆN TRƢỜNG CÁC VỤ CỐ Ý GÂY THƢƠNG
TÍCH TẠI ĐỊA PHƢƠNG VÀ KIẾN NGHỊ,
GIẢI PHÁP

GVHD: THẨM PHÁN NGUYỄN THỊ TRÚC MAI
SVTH : NGUYỄN BỐ
LỚP : K612LHV
MSSV : 122501003

Kon Tum, tháng 12 năm 2016


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3
5. Bố cục của đề tài .............................................................................................................3
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ VIỆN KIẾM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN KON RÂY
..............................................................................................................................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN KON RẪY..............4
1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................4
1.1.2. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................................4
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN
KON RẪY ........................................................................................................................... 4
1.2.1. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kon Rẫy ......................................4
1.2.2. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kon Rẫy ........................................5
CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƢỜNG CÁC
VỤ CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH" TẠI KON RẪY - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................ 6
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƢỜNG ..............6
2.1.1. Khái niệm hiện trường và khám nghiệm hiện trường ...........................................6
2.1.2. Nhiệm vụ công tác khám nghiệm hiện trường ...................................................... 6
2.1.3. Phương pháp khám nghiệm hiện trường .............................................................. 6
2.2. TỘI "CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH"........................................................................7
2.2.1. Khái niệm tội phạm "Cố ý gây thương tích": ........................................................ 7
2.2.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm "Cố ý gây thương tích" theo quy định tại
Điều 104 Bộ luật hình sự: ....................................................................................................8
2.3. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM "CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH" ....................................11
2.4. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KIỂM SÁT KHÁM NGHIỂM HIỆN TRƢỜNG
CÁC VỤ ÁN "CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH" TẠI KON RẪY VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ .................................................................................................................................12

2.4.1. Thực trạng............................................................................................................12
2.4.2. Những tồn tại, thiếu sót, nguyên nhân .................................................................20
2.4.3. Một số kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khám nghiệm hiện trường các
vụ án "cố ý gây thương tích" tại Kon Rẫy .........................................................................21
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THƢC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

i


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện trường là nơi diễn ra các mặt khách quan của tội phạm hoặc là nơi phát hiện
tội phạm như nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông, cháy, nổ, nơi phát hiện tử thi ... Vấn đề
mang tính quy luật của tội phạm là hành vi phạm tội thường để lại dấu vết và những dấu
vết đó thường để lại trên hiện trường. Vì vậy, hiện trường là nơi ghi đậm các tình tiết của
vụ án, nơi chứa đựng những chứng cứ quan trọng nhất, có tính quyết định của vụ án.
Khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra nhằm phát hiện, thu thập, ghi nhận và
bảo quản các tang vật, dấu vết có liên quan đến vụ án đã xảy ra, làm cơ sở cho việc đánh
giá, làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Qua khám nghiệm hiện trường, có
thể xác định được nội dung, tính chất của vụ án như phương thức, thủ đoạn, thời gian
phạm tội và những đặc điểm của hành vi phạm tội. Từ đó có cơ sở để xác định đúng
phương hướng điều tra. Khám nghiệm hiện trường tốt giúp cho việc xác định phương
hướng điều tra chính xác, khám nghiệm hiện trường thiếu hoặc sai sót sẽ làm cho q
trình điều tra vụ án khó khăn, thậm chí bế tắc.
Một số loại án sau đây thường có hiện trường, đồng thời hiện trường có vai trị hết
sức quan trọng trong việc đánh giá chứng cứ vụ án. Đó là các vụ án giết người, hiếp dâm,
cố ý gây thương tích, cướp tài sản, vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông, các vụ án cháy, nổ và nhiều loại án khác.
Theo tinh thần của Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về cơng tác khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi thì Cơ quan điều tra mà trực tiếp là Điều tra viên có trách
nhiệm tổ chức các cuộc khám nghiệm hiện trường và Viện kiểm sát, trực tiếp là Kiểm sát
viên phải thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khám nghiệm
hiện trường, đảm bảo cho việc khám nghiệm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Như vậy, mặc dù việc khám nghiệm do Cơ quan điều tra thực hiện, song vai trò Viện
kiểm sát cũng rất quan trọng. Kết quả khám nghiệm có đạt kết quả cao hay khơng, có
đúng pháp luật hay khơng đều trực tiếp liên quan đến trách nhiệm của cả Cơ quan điều
tra và Viện kiểm sát. Như vậy, đối với các vụ án có hiện trường thì chất lượng hồ sơ vụ
án phụ thuộc rất lớn vào năng lực, trách nhiệm của cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên
khi khám nghiệm hiện trường.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, công cuộc đổi mới của đất nước trong
những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều mặt về kinh tế,
chính trị, văn hóa xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao, đất nước ta
ngày càng vững bước đi trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với những
thành tựu đã đạt được, nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội cũng nảy sinh, trong đó tình
hình tội phạm nói chung, tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng cũng nhiều diễn biến
phức tạp và có hướng gia tăng, tình hình tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên địa
nhiều diễn biến phức tạp. Số vụ cố ý gây thương tích xảy ra với đơng người tham gia và
gây thương tích cho nhiều người có xu hướng gia tăng với tính chất ngày càng nghiêm
trọng. Trước tình hình trên, các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn huyện đã phối hợp

1


thực hiện tốt cơng tác đấu tranh và phịng ngừa tội phạm, nên tình hình loại tội phạm này
đã từng bước được ổn định.
Do đặc điểm của loại tội phạm cố ý gây thương tích mang tính bạo lực, xâm phạm
trực tiếp đến khách thể quan trọng là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Hậu quả của tội phạm này gây ra không chỉ làm tổn hại sức khỏe của người khác, mà còn
ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự ở địa phương, gây bất bình trong nhân dân. Bên
cạnh đó, hung thủ thực hiện tội phạm cố ý gây thương tích thường có mối quan hệ quen
biết từ trước với người bị hại, nhân chứng và những người liên quan nên họ sợ bị trả thù
hoặc ngại cung cấp thông tin. Đây là nguyên nhân làm cho việc điều tra thu thập tài liệu,
chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, hoạt động của Viện kiểm sát nhân
dân trong giai đoạn điều tra đối với loại án này gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khám nghiệm hiện trường là rất quan trọng và cần
phải được quan tâm, chú trọng. Trong những năm qua, hoạt động THQCT và kiểm sát
điều tra các vụ án hình sự cố ý gây thương tích của VKSND huyện Kon Rẫy đã có sự tiến
bộ rõ rệt, góp phần đảm bảo cho hoạt động phân loại xử lý tố giác, tin báo về tội phạm,
khởi tố vụ án, khởi tố bị can, hoạt động điều tra thu thập chứng cứ và đề nghị truy tố của
Cơ quan Cảnh sát điều tra tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, thông
qua hoạt động này, VKSND huyện Kon Rẫy đã góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác
phịng ngừa loại tội phạm cố ý gây thương tích ở địa phương. Bên cạnh những kết quả
đạt được, hoạt động của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án cố ý gây thương tích
nói chung, hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường nói riêng cịn bộc lộ nhiều
hạn chế, thiếu sót như: Chưa chủ động nắm bắt thông tin vụ án, nắm không vững kỹ thuật
khám nghiệm hiện trường nên chưa phát hiện những vi phạm trong hoạt động khám
nghiệm hiện trường, để xảy ra tình trạng thu thập chứng cứ khơng đầy đủ hoặc sai sót
trong q trình khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ... Điều đó đã ảnh hưởng
khơng nhỏ đến chất lượng của hoạt động điều tra, xác minh sau này.
Những hạn chế, tồn tại, thiếu sót trên do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Trong đó, nguyên nhân cơ bản là nhận thức về cơng tác kiểm sát khám nghiệm hiện
trường cịn thiếu đầy đủ và chưa thống nhất. Lý luận về hoạt động kiểm sát trong công
tác khám nghiệm hiện trường các vụ cố ý gây thương tích chưa được xem xét, nghiên
cứu có tính hệ thống, đầy đủ và tồn diện. Để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác điều
tra nói chung, cơng tác khám nghiệm hiện trường tội phạm cố ý gây thương tích nói
riêng, đồng thời, góp phần tổng kết kinh nghiệm thực tiễn hoạt động khám nghiệm hiện
trường làm nền tảng để xây dựng cơ sở lý luận cho việc nhận thức và nâng cao chất

lượng công tác khám nghiệm hiện trường các vụ án cố ý gây thương tích, tác giả đã chọn
đề tài nghiên cứu: "Thực tiễn kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường các vụ cố ý gây
thương tích tại địa phương và kiến nghị, giải pháp" làm đề tài nghiên cứu, nhằm đáp ứng
cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2


Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của VKSND trong công
tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường các vụ án cố ý gây thương tích. Đánh giá một cách
khách quan thực trạng hoạt động khám nghiệm hiện trường và kiểm sát công tác khám
nghiệm hiện trường các vụ cố ý gây thương tích. Từ đó, chỉ ra những mặt tích cực, hạn
chế, ngun nhân tồn tại và những vướng mắc, đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hồn
thiện lý luận và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khám nghiệm hiện
trường các vụ cố ý gây thương tích.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động của VKSND trong công tác kiểm sát
việc khám nghiệm hiện trường các vụ cố ý gây thương tích trên địa bàn huyện Kon Rẫy.
Trong đó, nội dung cơ bản là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với Cơ quan
CSĐT trong quá trình thực hiện khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám
xét, thu giữ, tạm giữ vật chứng...
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong đề tài này, tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu công tác kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường của VKSND đối với
các vụ án hình sự cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự
(BLHS) xảy ra trên địa bàn huyện Kon Rẫy.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác điều tra, xử lý tội phạm nói

chung, cơng tác khám nghiệm hiện trường các vụ án cố ý gây thương tích nói riêng.
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương
pháp cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học, thảo luận, trực tiếp
khảo sát...
5. Bố cục của đề tài
Đề tài được chia làm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Ngoài
phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 2
chương:
Chương 1. Giới thiệu về Viện kiểm sát nhân dân huyện Kon Rẫy
Chương 2. Hoạt động kiểm sát khám nghiệm hiện trường các vụ " cố ý gây thương
tích" tại Kon Rẫy - Thực trạng và một số kiến nghị

3


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ VIỆN KIẾM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN KON RÂY
1.1. TỔNG QUAN VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN KON RẪY
1.1.1. Vị trí địa lý
Viện kiểm sát nhân dân huyện Kon Rẫy đặt tại trụ sở tại thị trấn Đắk Rve, huyện
Kon Rẫy. Với đặc điểm của Kon Rẫy, là huyện miền núi cao, nằm ở phía đơng tỉnh Kon
Tum, được thành lập trên cơ sở các xã tách ra từ huyện Kon Plông cũ theo Nghị định số
14 NĐ-CP ngày 31-1-2001 của Thủ tướng Chính phủ. Nằm trên trục quốc lộ 24 nối từ
thành phố Kon Tum đi Quảng Ngãi, mạch giao thông khá quan trọng nối phía bắc Tây
Nguyên với các tỉnh đồng bằng, huyện Kon Rẫy cách thành phố Kon Tum 40 km về phía
đơng bắc, cách khu công nghiệp và cảng biển Dung Quất 185 km về phía đơng nam. Kon
Rẫy có diện tích 911,35 km2, với dân số là 25.415 người, trong đó đồng bào dân tộc bản
địa chiếm t lệ tương đối cao, mức sống của người dân còn chưa cao, giao thơng đi lại
giữa các xã trong huyện cịn nhiều khó khăn, mức độ hiểu biết pháp luật của người dân
còn thấp.

1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức Viện kiểm sát nhân dân huyện Kon Rẫy được thực hiện theo như
quy định tại Điều 42 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 bao gồm: Văn phòng; bộ
phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, xét xử án hình sự; bộ phận kiểm sát giải
quyết các vụ việc dân sự, hơn nhân - gia đình, kinh doanh thương mại, hành chính, lao
động và những việc khác theo quy định của pháp luật; bộ phận kiểm sát việc tạm giữ, tạm
giam và thi hành án hình sự; bộ phận kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính; bộ phận
kiểm sát và giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp. Hiện nay, Viện kiểm sát nhân
dân huyện Kon Rẫy có 1 Viện trưởng, 01 Phó Viện trưởng, 02 Kiểm sát viên sơ cấp, 02
chuyên viên, 01 kế toán và 03 nhân viên.
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN
KON RẪY
1.2.1. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kon Rẫy
Theo quy định tại khoản 1, Điều 107 Hiến pháp 2013 và khoản 1, Điều 2 Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành
quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân huyện Kon
Rẫy cũng có chức năng thực hành quyền cơng tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối các vụ
việc theo thẩm quyền quy định của pháp luật tại địa bàn huyện Kon Rẫy. Tại Điều 3 và
Điều Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định:
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng
hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện
ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá
trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát
tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động

4


tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,

kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết
vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt
động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kon Rẫy
Viện kiểm sát nhân dân nói chung và Viện kiểm sát nhân dân huyện Kon Rẫy nói
riêng có nhiệm vụ quy định tại khoản 3, Điều 107 Hiến pháp 2013 và khoản 2, Điều 2
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014: "Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ
Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,
góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất". Ngoài thực
hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật thì Viện kiểm sát nhân dân huyện Kon
Rẫy cịn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương góp phần đảm
bảo an ninh trật tự tại huyện nhà.
Kết luận chƣơng 1: Viện kiểm sát nhân dân huyện Kon Rẫy với số lượng biên chế
cịn ít, đa số cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác nhau nhưng hàng năm đơn vị
ln hồn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao cho, góp phần giữ vững
an ninh, trật tự trên địa bàn huyện nhà.

5


CHƢƠNG 2
HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƢỜNG CÁC VỤ CỐ
Ý GÂY THƢƠNG TÍCH" TẠI KON RẪY - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƢỜNG
2.1.1. Khái niệm hiện trƣờng và khám nghiệm hiện trƣờng
Trong khoa học hình sự, hiện trường được định nghĩa như sau: Hiện trường là nơi
xảy ra sự việc mang tính hình sự cần được quan tâm để phục vụ cho công việc điều tra

làm rõ nguyên nhân, q trình diễn biến của sự việc đó. Căn cứ vào tính chất vụ việc
mang tính hình sự, hiện trường được chia thành nhiều loại như: hiện trường vụ giết
người, hiện trường vụ tại nạn giao thông...nhưng trong đề tài này chỉ giới hạn ở hiện
trường vụ án cố ý gây thương tích.
Khám nghiệm hiện trường là biện pháp điều tra được tiến hành tại hiện trường
nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng
của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính chất hình sự đã xảy ra. Khám nghiệm hiện
trường là một biện pháp điều tra tố tụng và thẩm quyền, thủ tục, nội dung của nó được
quy định trong Điều 150 BLTTHS.
2.1.2. Nhiệm vụ công tác khám nghiệm hiện trƣờng
Những chứng cứ, tài liệu thu thập tại hiện trường có vai trị quan trọng trong việc
nhận định về một số vấn đề cơ bản như: diễn biến, tính chất sự việc, thời gian xảy ra sự
việc, số lượng người tham gia... Điều đó giúp Cơ quan điều tra có định hướng đúng trong
q trình điều tra vụ án, không bỏ loạt tội phạm hay làm oan, sai. Kết quả khám nghiệm
hiện trường còn là tiền đề để Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố hoặc khơng khởi tố
vụ án. Do đó, khám nghiệm hiện trường có nhiệm vụ quan trọng, đó là:
Ghi nhận vị trí, trạng thái, quang cảnh chung của hiện trường
Phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản các loại dấu vết, vật chứng liên quan đến sự
việc đã xảy ra
Lập và hoàn chỉnh các văn bản của hồ sơ khám nghiệm hiện trường
Phát hiện những sơ hở, thiếu xót của ta mà bọn tội phạm thường lợi dụng và đề
phòng các biện pháp phịng ngừa tích cực.
Khám nghiệm hiện trường cung cấp các chứng cứ vật chất cho việc giải quyết vụ
án. Điều đó khơng chỉ có ý nghĩa to lớn đối với công tác điều tra, truy tố, xét xử mà cịn
cả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm.
2.1.3. Phƣơng pháp khám nghiệm hiện trƣờng
Phương pháp khám nghiệm hiện trường nói chung, hiện trường vụ án cố ý gây
thương tích nói riêng là cách thức tiến hành hoạt động phát hiện, thu lượm dấu vết, vật
chứng để lại trên hiện trường của các vụ án hình sự. khi lựa chọn những phương pháp cụ
thể để khám nghiệm các loại hiện trường khác nhau cần căn cứ vào một số yếu tố sau để

xác định: Kết quả của quá trình quan sát hiện trường; đặc điểm cấu trúc của hiện trường;

6


Tính chất của việc xảy ra; Kinh nghiệm chun mơn và thực tế khám nghiệm hiện trường
của điều tra viên.
Để đạt kết quả tốt trong công tác khám nghiệm hiện trường các vụ cố ý gây thương
tích, trước hết người chủ trì khám nghiệm cần biết đánh giá tình hình hiện trường, tìm cơ
sở và xuất phát điểm để xác định phương pháp khám nghiệm hiện trường phù hợp, có thể
sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp nhiều phương pháp khám nghiệm hiện trường tùy vào từng
hiện trường cụ thể, những phương tiện, dụng cụ và lực lượng khám nghiệm hiện trường
để lựa chọn cho phù hợp. Khi khám xét hiện trường có thể sử dụng một số phương pháp
sau đây: Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực; Phương pháp khám
nghiệm hiện trường dựa vào phương thức gây án đã được nhận định; Phương pháp khám
nghiệm hiện trường theo hình xốy ốc từ ngồi vào trung tâm hoặc từ trung tâm ra ngoài;
Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo cách cuốn chiếu; Phương pháp khám
nghiệm hiện trường theo đường song song
2.2. TỘI "CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH"
2.2.1. Khái niệm tội phạm "Cố ý gây thương tích":
Bộ luật hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1985 quy định
tội phạm cố ý gây thương tích, với tội danh "Tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" tại Điều 109. Đến năm 1999, nhằm mục đích

thể
hóa
trách
nhiệm
hình
sự



thể
hóa
tội
phạm, Quốc hội đã ban hành BLHS năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01 7 2000
quy định Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 109 BLHS năm 1985 chuyển thành Điều 104
BLHS năm 1999 tội cố ý gây thương tích ; khoản 4, Điều 109 BLHS năm 1985 chuyển
thành các Điều 105 BLHS năm 1999 tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và Điều 106 BLHS
năm 1999 tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng .
Tội phạm cố ý gây thương tích thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con người được qui định trong Chương 12 BLHS. Điều 8 BLHS
năm
1999
đưa
ra
khái
niệm
về
tội
phạm
như
sau:
"Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong BLHS,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật
tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng,

sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của
cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa". Như
vậy, nội hàm của khái niệm tội phạm có các dấu hiệu cơ bản là:
Tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật và tính phải chịu
hình phạt. Trong đó, tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản nhất, quyết
định những dấu hiệu khác của tội phạm. Đối với tội phạm cố ý gây thương tích ngồi

7


những dấu hiệu pháp lý đặc trưng chung thì cịn có dấu hiệu pháp lý riêng đó là: Tính
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cố ý gây thương tích được biểu hiện tập trung nhất ở
hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động trực tiếp lên cơ thể của người khác, làm tổn
thương một bộ phận hay toàn bộ cơ thể, làm tổn hại, làm mất hẳn hay làm mất một chức
năng của một cơ quan nào đó trên cơ thể con người.
Tính có lỗi thể hiện thái độ tâm lý của một người đối với tội phạm mà
ngời đó gây ra. Việc xác định lỗi là rất cần thiết bởi lỗi là đặc điểm quan
trọng của tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng. Về mặt hình sự,
lỗi của người phạm tội được xác định trên cơ sở làm rõ người phạm tội có nhận thức
được hành vi phạm tội của mình hay khơng, có ý thức thế nào đối với hậu quả của hành
vi. Tội phạm gây thương tích thường có hai loại lỗi là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý BLHS quy
định rõ tội cố ý gây thương tích, tội vơ ý gây thương tích cho ngời khác . Nguời phạm tội
do lỗi cố ý nguy hiểm hơn người phạm tội do lỗi vơ ý. Tính trái pháp luật của tội phạm
cố ý gây thương tích cũng như tội phạm nói chung theo quy định tại Điều 2 BLHS là:
"Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách
nhiệm hình sự".
Tính phải chịu hình phạt: BLHS quy định tính chịu hình phạt là đặc
điểm cơ bản của tội phạm, tính chịu hình phạt là thuộc tính bên ngồi của tội
phạm nó thể hiện đã có tội thì phải chịu hình phạt, khơng áp dụng hình phạt
đối với người vơ tội hoặc người có hành vi vi phạm pháp luật khác. Tuy nhiên,

trên thực tiễn nhiều trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, miễn
hình phạt theo quy định tại Điều 25, Điều 57 BLHS.
Từ việc nghiên cứu lý luận trên chúng ta có thể khái niệm: Tội phạm gây thương
tích là loại tội phạm do người phạm tội đã cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác một cách trái quy
định pháp luật hình sự và đến mức phải chịu hình phạt. Hành vi gây thương tích được
thực hiện bằng phương pháp hành động như dùng chân tay, hung khí tác động lên cơ thể
người khác làm họ bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe, hoặc có thể thực hiện bằng
phương pháp không hành động như buộc nạn nhân phải gây thương tích hoặc gây tổn hại
sức khỏe cho mình hoặc giúp sức cho đồng phạm thực hiện phạm tội hành vi gây thương
tích. Tội phạm cố ý gây thương tích có những dấu hiệu đặc trưng của tội phạm gây
thương tích đó là: Người phạm tội cũng thực hiện sức mạnh vật chất tác động trực tiếp
lên cơ thể người khác bằng các hình thức khác nhau làm cho họ bị thương tích hoặc bị
tổn hại sức khỏe và tính nguy hiểm của sự tổn hại thương tích hoặc sức khỏe đó đến mức
bị coi là tội phạm. Nhưng có đặc điểm riêng là hành vi phạm tội gây thương tích đó phải
thực hiện do lỗi cố ý và không phải trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
2.2.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm "Cố ý gây thƣơng tích" theo
quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự:
Về mặt lý luận tội phạm cố ý gây thương tích cũng có đầy đủ các dấu
hiệu pháp lý về cấu thành tội phạm như tội phạm nói chung đó là: Yếu tố

8


khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, yếu tố chủ thể của tội
phạm, mặt chủ quan của tội phạm. Cụ thể là:
- Khách thể của tội phạm: Tội cố ý gây thương tích xâm hại đến quyền
bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự được qui định tại Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Trong BLHS, chương tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự được qui

định ngay sau chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia, cho thấy pháp luật Việt Nam
luôn coi trọng, đề cao các quyền cơ bản của con người. Khách thể trực tiếp của tội phạm
cố ý gây thương tích khơng phải là con người nói chung mà là sức khỏe của người khác,
là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được Hiến pháp quy định.
Những trường hợp tự gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho bản thân mình thì khơng
cấu thành tội phạm, trừ trường hợp người đó tự gây thương tích cho mình để thực hiện
một tội phạm khác. Ví dụ: Tự đánh gãy tay mình để trốn nghĩa vụ quân sự thì phạm vào
tội "Trốn tránh nghĩa vụ quân sự" quy định tại Điều 259 BLHS.
- Mặt khách quan của tội phạm: Giống như các loại tội phạm khác,
mặt khách quan của tội phạm cố ý gây thương tích là những biểu hiện bên
ngồi của tội phạm mà con người có thể nhận thức được bao gồm: hành vi nguy hiểm cho
xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhận quả giữa hành vi và hậu quả;
phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội,; thời gian, địa điểm thực hiện tội
phạm. Đây là tội có cấu thành vật chất nên hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả là dấu hiệu bắt buộc còn các dấu hiệu khác không bắt buộc nhưng
trong một số trường hợp thì đó là yếu tố tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội. Như vậy, cố ý gây thương tích là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác
động trực tiếp đến thân thể người khác, làm cho người đó bị thương tích hoặc tổn hại đến
sức khỏe hoặc có thể do người phạm tội bắt nạn nhân tự gây thương tích cho mình... Để
xác định hành vi của tội phạm gây thương tích có đủ yếu tố mặt khách quan hay khơng
ngồi việc quy định yếu tố bắt buộc về quan hệ nhân quả do hành vi gây thương tích gây
ra hậu quả mà nạn nhân phải gánh chịu thì BLHS cịn quy định hậu quả tội phạm này là
mức độ tổn hại thương tích hoặc sức khỏe của nạn nhân ở một t lệ nhất định, cụ thể là:
+ Đối với tội phạm cố ý gây thương tích Điều 104 BLHS , tỉ lệ thương tật của nạn
nhân phải từ 11% trở lên. Nếu t lệ thương tật chưa đến 11% thì phải
thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k, khoản 1 Điều 104 mới
cấu thành tội gây thương tích, cụ thể là: Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn
gây nguy hại cho nhiều người; Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; Đối với trẻ em, phụ
nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác khơng có khả năng tự vệ; Đối

với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cơ giáo của mình; Có tổ chức; Trong
thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo
dục; Th gây thương tích hoặc gây thương tích th; Có tính chất cơn đồ hoặc tái phạm
nguy hiểm; Để cản trở người thi hành cơng vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

9


+ Đối với tội phạm cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh Điều 105 BLHS và tội cố ý gây thương tích do vượt q giới
hạn phịng vệ chính đáng Điều 106 BLHS , tỉ lệ thương tật của nạn nhân phải từ 31%
trở lên mới cấu thành tội phạm.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm cố ý gây thương tích được
thực hiện do lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp), người phạm tội ý thức được
tính chất nguy hiểm của hành vi mà mình sẽ thực hiện, thấy trước được hậu
quả do hành vi mình thực hiện nhất định có thể sẽ gây ra thương tích hoặc tổn
hại sức khỏe cho người khác hoặc mong muốn, để mặc cho hậu quả xảy ra làm cho nạn
nhân bị thương tích hay bị tổn hại sức khỏe. Hành vi phạm tội gây thương tích thực hiện
do lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Nếu lỗi cố ý trong trường hợp gây thương tích có
mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội giết người, bởi vì người phạm tội không mong
muốn cho nạn nhân chết mà chỉ muốn xâm hại tới sức khỏe của nạn nhân, muốn làm
cho nạn nhân bị thương tích hoặc bị tổn thương khác. Có nghĩa là, trường hợp nạn nhân
chết là nằm ngoài dự định, mong muốn của người phạm tội, song họ vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo khoản 3 Điều 104
BLHS.
Trong mặt chủ quan của tội phạm cố ý gây thương tích thì động cơ và mục đích
khơng phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp, việc chứng minh động cơ, mục đích của người phạm tội lại có ý nghĩa quyết
định đối với việc định tội và định khung. Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc
đẩy một người thực hiện hành vi phạm tội. Động cơ phạm tội khơng có ý nghĩa quyết

định đến tính chất nguy hiệm của tội phạm, không phải căn cứ để phân biệt giữa tội phạm
với không phải tội phạm, giữa tội phạm này với tội phạm khác. Tuy nhiên, động cơ phạm
tội có thể làm thay đổi mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, là dấu hiệu định khung
hình phạt. Mục đích phạm tội là hậu quả mà người phạm tội mong muốn đạt được. Dấu
hiệu động cơ và mục đích phạm tội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì có động cơ thúc
đẩy thì người phạm tội mới hành động để thực hiện mục đích và thỏa mãn động cơ. Đối
với tội cố ý gây thương tích, động cơ chủ yếu thúc đẩy một người thực hiện hành vi
thường là ghen tuông, thù hằn cá nhân, ganh tỵ...và mục đích là gây thương tích hoặc gây
tổn hại sức khỏe người khác. Mục đích phạm tội thường đi liền với hậu quả của tội phạm
nhưng nó khơng phải là hậu quả, nó chỉ là cái mà người phạm tội mong muốn đạt được.
- Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm cố ý gây thương tích là
con người cụ thể, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định quy định tại
Điều 12 BLHS: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ
18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở
lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng". Đối chiếu với
khoản 3 Điều 8 BLHS quy định về các loại tội phạm thì tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự của tội cố ý gây thương tích là người từ đủ 16 tuổi trở lên, riêng

10


người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm
tội quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 104 của Bộ luật này. Trường hợp người khơng
có năng lực chịu trách nhiệm hình sự (được quy định tại Điều 13 BLHS), là người đang
mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo gây ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của
họ; là người có đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng
khơng nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình sẽ thực hiện.
Tóm lại, nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của tội phạm cố ý gây
thương tích có ý nghĩa cả về mặt lý luận thực tiễn. Qua đó, giúp cho hoạt động

THQCT và kiểm sát điều tra xử lý nói chung, hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện
trường các vụ cố ý gây thương tích nói riêng được chính xác, đảm bảo điều tra, truy tố,
xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
2.3. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM "CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH"
Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
huyện Kon Rẫy cơ bản ổn định, chưa xảy ra những tình huống đột xuất, bất ngờ. Các tệ
nạn xã hội và một số loại tội phạm được kiềm chế, tuy nhiên tình hình tội phạm xâm
phạm trật tự xã hội còn diễn biến phức tạp, các tội xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của con người cũng gia tăng, nổi cộm là tội cố ý gây thương tích mà nguyên
nhân xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ, nhất thời. Các vụ phạm tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác diễn ra ngày một nghiêm trọng, với những
phương thức, thủ đoạn ngày một tinh vi, công cụ hết sức đa dạng, nguy hiểm, đặc biệt các
tên tội phạm ln thể hiện tính chất táo bạo, côn đồ, trắng trợn với thái độ hết sức coi
thường sức khoẻ của người khác, gây tâm lý bức xúc và hoang mang trong nhân dân.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an huyện Kon Rẫy trong
ba năm từ 2014 - 2016:
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Số vụ
Bị can
Số vụ
Bị can
Số vụ
Bị can
Cố ý gây thương tích
09
20
15
28

23
39
Với số liệu thống kê như trên, ta thấy chỉ trong một huyện nhỏ mà số vụ cố ý gây
thương tích ngày càng tăng, số lượng bị can ngày càng nhiều, tính chất, mức độ phạm tội
ngày càng nghiêm trọng. Trong thực tế, loại tội phạm này thường có nhiều đồng phạm,
gây thương tích nặng và thương tích cho nhiều nạn nhân mà nguyên nhân phát sinh tội
phạm cũng rất đa dạng như: mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động đáng kể đến
mọi mặt đời sống xã hội. Đây là nguồn gốc phát sinh hoặc tạo điều kiện cho tội phạm
phát triển, trong đó có tội phạm cố ý gây thương tích. Đồng thời làm phát sinh mâu thuẫn
giữa con người và con người trong cạnh tranh làm ăn, trong sinh hoạt đời thường… dẫn
đến hành vi xung đột, bạo lực. Cơng tác phịng ngừa xã hội chưa thật sự được quan tâm
đúng mức, mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân chưa được phát hiện kịp thời, giải
quyết một cách triệt để, dứt điểm, kéo dài âm ỉ dẫn đến các hành vi cố ý gây thương tích.
Sự du nhập của lối sống bạo lực, ích k , tác động hình thành thói coi thường sức khỏe
người khác, nhất là một bộ phận thanh thiếu niên. Nhiều khi chỉ vì một hiềm khích rất
Tội danh

11


nhỏ, không được can ngăn kịp thời cũng dẫn đến hành động cố ý gây thương tích mà hậu
quả để lại rất nặng nề cho gia đình xã hội. Một thực tế đáng lưu ý, qua khảo sát đối tượng
phạm tội cố ý gây thương tích có tới 61% bị hại có lỗi như: nợ nần, ngoại tình, xúc phạm,
thách thức, kích động đối tượng, yếu tố lỗi của người bị hại làm cho đối tượng thực hiện
hành vi phạm tội đến cùng…,Đây là một số nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm
cố ý gây thương tích, ngồi ra còn một số nguyên nhân khác như việc quản lý, giáo dục
người có tiền án, tiền sự chưa hiệu quả, số người tái phạm nhiều; sự phối kết hợp giữa
các cơ quan, gia đình và xã hội cịn hạn chế, nhiều người do mối quan hệ thân thiết với
người phạm tôi hay sợ phiền phức, sợ bị trả thù...
Tội phạm cố ý gây thương tích nếu khơng được điều tra làm rõ kịp thời, xử lí

nghiêm minh thì sẽ là một trong những nguyên nhân tích tụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân
dân, tiềm ẩn những nguy cơ khó lường ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trật tự trên địa
bàn huyện. Xác định được vai trò, ý nghĩa của cuộc đấu tranh với loại tội phạm này, từ
trước đến nay các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều sáng kiến, giải pháp để giải
quyết các vấn đề đặt ra nhưng cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vẫn chưa đạt được kết quả mong
muốn. Tội phạm vẫn không giảm, nhiều nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình hình gia tăng
tội phạm vẫn không được phát hiện. Những kinh nghiệm đơn lẻ, những giải pháp có tính
cục bộ của địa phương chưa được nghiên cứu tổng kết để hoàn thiện và nâng cao chất
lượng. Để không ngừng nâng cao chất lượng THQCT và KSĐT đối với loại tội phạm
này, trước hết cần quan tâm đến công tác khám nghiệm và thu thập chứng cứ, tài liệu tại
hiện trường.
2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SÁT KHÁM NGHIỂM HIỆN TRƢỜNG
CÁC VỤ ÁN "CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH" TẠI KON RẪY VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ
2.4.1. Thực trạng
Trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra, việc xác định cụ thể và chính xác
những vấn đề cần chứng minh trong vụ án cố ý gây thương tích khơng những giúp cho
Điều tra viên lập kế hoạch điều tra được đúng đắn, chính xác mà cịn tạo điều kiện giải
quyết vụ án, xử lý người phạm tội được khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật.
Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là tất cả các tình tiết, các vấn đề cần làm
rõ để giải quyết vụ án một cách khách quan, tồn diện, chính xác và đúng quy định pháp
luật. Thực chất của quá trình chứng minh là quá trình phát hiện, thu thập, bảo quản, kiểm
tra, xác minh và đánh giá chứng cứ chứng minh tội phạm. Q trình này được tiến hành
thơng qua hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án theo quy định của
BLHS mà khám nghiệm hiện trường là hoạt động đầu tiên, là tiền đề, cơ sở để chứng
minh tội phạm. Để làm tốt công tác khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên cần phải
khách quan, thận trọng trong quá trình phát hiện, thu thập, bảo quản, đánh giá và sử dụng
chứng cứ.


12


Theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự 1989 thì khi tiến hành khám nghiệm
hiện trường, Điều tra viên phải báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Theo quy định này,
việc báo cho Viện kiểm sát cùng cấp là vấn đề bắt buộc khi điều tra viên khám nghiệm
hiện trường. Còn Viện kiểm sát tham gia như thế nào là vấn đề chưa được quy định. Do
đó, trong thực tiễn có trường hợp Điều tra viên có báo cáo cho Viện kiểm sát nhưng Viện
kiểm sát không cử Kiểm sát viên tham gia hoặc Điều tra viên không báo cáo cho Viện
kiểm sát dẫn đến xảy ra những thiếu sót, vi phạm thủ tục tố tụng trong cơng tác khám
nghiệm hiện trường, gây khó khăn trong việc thu thập, bảo quản, đánh giá, tổng hợp
chứng cứ của vụ án. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã khắc phục sơ hở trên bằng việc
quy định tại Điều 150 và Điều 151 về khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi:
trong mọi trường hợp, trước khi khám nghiệm Điều tra viên phải thông báo cho Viện
kiểm sát biết, Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi. Vì vậy, Viện kiểm sát các cấp, nhất là các Kiểm sát viên làm nhiệm
vụ kiểm sát điều tra hình sự phải hết sức chú trọng nghiên cứu, thực hiện tốt nhiệm vụ
này.
Trong những năm qua, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao hết sức quan tâm
chỉ đạo công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, nội dung công tác này luôn được
nhấn mạnh trong các chỉ thị công tác hàng năm như: Chỉ thị số 02 2006 CT ngày
9 1 2006 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát
nhân dân năm 2006, nêu rõ “Đối với các vụ trọng án không quả tang, những vụ án
nghiêm trọng phức tạp, lãnh đạo Viện phải trực tiếp tham gia khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi”. Thực hiện yêu cầu của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát các cấp đã thực sự chú trọng và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc
khám nghiệm hiện trường nói chung, hiện trường vụ án cố ý gây thương tích nói riêng.
Trong thời gian qua, cơng tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi các vụ
án cố ý gây thương tích đã có nhiều tiến bộ. Hầu hết các vụ án đã được Kiểm sát viên

tham gia kiểm sát chặt chẽ việc khám nghiệm hiện trường. Các quy định về khám nghiệm
hiện trường, khám nghiệm tử thi, về xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra,
về lập biên bản khám nghiệm, về trưng cầu giám định... đã được thực hiện tốt hơn trước.
Kết quả các cuộc khám nghiệm đã thực sự đóng vai trị quan trọng trong việc xác định
phương hướng điều tra, giải quyết các vụ án cố ý gây thương tích. Nhiều vụ án không
phát hiện được quả tang nhưng do thực hiện tốt việc khám nghiệm hiện trường đã góp
phần quan trọng làm rõ các tình tiết của vụ án, phát hiện kẻ phạm tội và đồng phạm.
Nhiều trường hợp phạm tội đã được các cấp xét xử khách quan, án đã có hiệu lực, nhưng
bị cáo vẫn kêu oan, bị cáo đưa ra nhiều tình tiết mới như bị bức cung, mớm cung, nhằm
phủ nhận lời khai của bị cáo trong giai đoạn điều tra và tại các phiên toà trước đó. Nhưng
qua xem xét lời khai của các nhân chứng, của các bị cáo khác, đặc biệt là căn cứ vào biên
bản hiện trường vụ án và các vật chứng, tài liệu thu thập được trong quá trình khám
nghiệm hiện trường đã xác định việc kết tội bị cáo là chính xác, khơng có căn cứ để
kháng nghị nên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Kon Rẫy quyết định không

13


kháng nghị phúc thẩm vụ án. Đáng chú ý như vụ Nguyễn Đoàn Phước Hậu cùng đồng
bọn – Cố ý gây thương tích tại thơn 2 - thị trấn Đắk Rve - huyện Kon Rẫy - tỉnh Kon
Tum ngày 17/05/2014; vụ án có nhiều đối tượng tham gia, phần lớn các đối tượng là
người chưa thành niên, đã có tiền án tiền sự, khai báo khơng thành khẩn và có nhiều hành
vi gây khó khăn cho cơng tác điều tra. Song, Cơ quan điều tra đã làm khá tốt việc khám
nghiệm hiện trường, thu thập đầy đủ dấu vết, tang vật, giám định t lệ thương tật bị hại,
ghi lời khai nhân chứng, cho đối chất, nhận dạng giữa nhân chứng và bị can... nên đã có
đủ bằng chứng kết tội Hậu cùng đồng bọn và hắn đã phải chịu hình phạt nghiêm khắc.
Tuy nhiên, chất lượng cơng tác khám nghiệm hiện trường nói chung, khám nghiệm
hiện trường các vụ cố ý gây thương tích nói riêng trong một số vụ án cịn nhiều thiếu sót,
như: việc khám nghiệm khơng theo đúng thủ tục, trình tự luật định, biên bản khám
nghiệm ghi khơng đầy đủ, bỏ sót các dấu vết quan trọng, tang vật chứng không bảo quản

chặt chẽ ... dẫn đến xác định phương hướng điều tra và đường lối giải quyết vụ án không
đúng. Theo số liệu thống kê năm 2014-2015, trong số các vụ án cố ý gây thương tích bị
hu ở cấp phúc thẩm, các vụ án bị trả hồ sơ điều tra bổ sung thì có tới 90% là do thiếu sót
trong cơng tác điều tra, trong đó có nhiều vụ thiếu sót trong khám nghiệm hiện trường. Vi
phạm trong công tác khám nghiệm hiện trường tuy chưa đến mức phổ biến và nghiêm
trọng nhưng có những trường hợp gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng khơng tốt đến
uy tín các cơ quan bảo vệ pháp luật. Điều đó, địi hỏi các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
phải chú trọng thực hiện tốt hơn nữa công tác khám nghiệm hiện trường, đặc biệt là địa
bàn xảy ra nhiều vụ cố ý gây thương tích như Kon Rẫy.
Qua nghiên cứu một số vụ án bị hu phải điều tra lại, một số vụ án bị trả hồ sơ điều
tra bổ sung nhận thấy công tác khám nghiệm hiện trường các vụ cố ý gây thương tích
thường có một số thiếu sót chủ yếu như sau:
Thứ nhất là việc thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục, thành phần tham gia
khám nghiệm: Theo quy định tại điều 125 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1989 và Điều 150
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì khi khám nghiệm hiện trường bắt buộc phải có
Kiểm sát viên, người chứng kiến, có thể cho bị can, bị hại, người làm chứng và mời nhà
chuyên môn như giám định viên tham gia. Tuy nhiên, trong thực tế một số vụ án cố ý gây
thương tích việc khám nghiệm khơng đủ thành phần tham gia, khiến cho việc khám
nghiệm thiếu khách quan và có nhiều sai sót. Như vụ “Cố ý gây thương tích” xảy ra ngày
12 08 2014 tại đường tránh đèo Măng Đen - huyện Kon Rẫy - tỉnh Kon Tum: Phạm Quốc
Việt, Nguyễn Văn Trung, Phan Huy Vũ là công nhân làm đường tại đường tránh - đèo
Măng - Đen - huyện Kon Rẫy, do có mâu thuẫn, xích mích với Đỗ Văn Thắng nên sáng
ngày 12 08 2014, Việt, Trung, Vũ mỗi người cầm theo 01 tuýt sắt cùng nhau đi đánh
Thắng. Biết Thắng nằm trong lán, Việt, Trung, Vũ vào lán đuổi hết mọi người ra và cầm
tuýt sắt xông tới đánh nhiều nhát vào người Thắng, khi đang đánh Thắng thì có anh
Nguyễn Đăng Lê chạy vào can ngăn, Việt liền cầm tuýt sắt đánh một cái vào người anh
Nguyễn Đăng Lê làm anh Lê bị gãy chân. Kết quả giám định t lệ thương tật xác định:
anh Đỗ Văn Thắng bị trấn thương sọ não, đa chấn thương, tổng thương tật t lệ 62%; anh

14



Nguyễn Đăng Lê bị gãy xương bánh chè, t lệ thương tật 24%. Q trình khám nghiệm
hiện trường khơng có Kiểm sát viên tham gia và một điều đáng lưu ý nữa là trong vụ án,
ông Trần Văn Long, ông Đào Xuân Đông là nhân chứng quan trọng của vụ án nhưng
không được tham dự khám nghiệm với tư cách là nhân chứng. Do đó việc khám nghiệm
khơng bảo đảm tính khách quan. Sau này, trong hồ sơ vụ án có sự mâu thuẫn giữa lời
khai của các bị can với nhân chứng, người bị hại và thiếu sót trong quá trình xác minh,
thu thập chứng cứ nên khi Cơ quan CSĐT - Công an huyện Kon Rẫy chuyện hồ sơ sang
Viện kiểm sát đề nghị truy tố đã bị Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Thứ hai là việc lập biên bản khám nghiệm: Điều 129 Bộ Luật tố tụng hình sự năm
1988 và Điều 154 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: khi khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi Điều tra viên phải lập biên bản khám nghiệm hiện trường,
trong đó phải ghi rõ rõ nội dung các hoạt động tố tụng; những người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng hoặc có liên quan đến hoạt động tố tụng; những khiếu nại, yêu
cầu, đề nghị của họ. Đây là quy định bắt buộc để bảo đảm việc khám nghiệm được khách
quan, chính xác.Tuy vậy, trong thực tế cịn có những trường hợp biên bản khám nghiệm
hiện trường các vụ cố ý gây thương tích được lập một cách rất sơ sài, đơn giản, không thể
hiện rõ các hoạt động tố tụng cần thiết; sơ đồ hiện trường không mơ tả đầy đủ và chính
xác các đặc điểm, kích thước, màu sắc của các sự vật tại hiện trường, nhất là các vật
chứng, dấu vết có thể làm chứng cứ của vụ án, Điều tra viên không ghi đủ thành phần
tiến hành và tham gia việc khám nghiệm, dẫn đến có trường hợp biên bản lập xong nhưng
người có liên quan khơng đồng tình với biên bản khám nghiệm hiện trường, làm cho việc
giải quyết vụ án thêm phức tạp.
Đối với vụ án Nguyễn Đoàn Phước Hậu cùng đồng bọn – Cố ý gây thương tích xảy
ra tại cơng viên thuộc thôn 02 - thị trấn Đắk Rve - Kon Rẫy cũng có nhiều thiếu sót trong
việc lập biên bản khám nghiệm hiện trường.
Đêm 17/05/2015, Nguyễn Đoàn Phước Hậu, Đinh Hữu Thuận, Lê Văn Hiếu cùng
một số bạn bè đi chơi tại công viên thuộc thôn 02 - thị trấn Đắk Rve - Kon Rẫy - Kon
Tum. Do có mâu thuẫn với Nguyễn Chí Thiện từ trước, Hậu xơng vào dùng cục đá đập

vào đầu Thiện, thấy vậy Thuận và Hiếu chạy đến giữ Thiện để Hậu đánh. Khám nghiệm
hiện trường, cơ quan điều tra có ghi nhận cục đá mà Hậu dùng để đánh Thiện có dấu vết
máu, đã tiến hành thu thập dấu vết máu gửi đi giám định song không lập biên bản xác
nhận việc thu cục đá và việc thu giữ dấu vết máu ở đâu, khi nào và thu như thế nào. Biên
bản mô tả vết thương của nạn nhân rất sơ sài, dẫn đến không thể xác định được cụ thể tư
thế, cách thức bị can dùng cục đá đập vào đầu nạn nhân; chiếc áo thu giữ của bị can có
vết máu, song biên bản thu giữ không mô tả vết máu này. Do đó, đến giai đoạn xét xử vụ
án, Tịa án nhân dân huyện Kon Rẫy đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Trong vụ trên, điều đáng chú ý là một số cán bộ điều tra trong khi thi hành nhiệm
vụ được phân công đã không làm đầy đủ trách nhiệm của mình, vẽ sơ đồ, lập biên bản
hiện trường cẩu thả; các số đo, kích thước được tẩy xố khơng đúng với thực tế vụ án xảy
ra, gây nhiều khó khăn cho việc đánh giá chứng cứ vụ án. Do việc khám nghiệm hiện

15


trường cẩu thả, nội dung biên bản không đầy đủ, sơ đồ hiện trường thiếu chính xác, làm
phát sinh những khiếu nại rất phức tạp; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải mất nhiều
thời gian, công sức để khắc phục những thiếu sót, tồn tại đó nhưng vẫn khơng có tính
thuyết phục cao.
Vụ án Nguyễn Thị Hoan phạm tội "Cố ý gây thương tích" tại thơn 14 - xã Đắk
Ruồng - huyện Kon Rẫy - tỉnh Kon Tum: Theo cáo trạng, quá trình điều tra xác định do
mâu thuẫn với gia đình ơng Hồng Văn Hồng về vấn đề đất đai nên ngày 02 08 2014,
ông Hồng sang nhà bà Hoan, hai bên xảy ra tranh cãi. Bà Hoan cầm cây đánh vào người
ông Hồng làm ông Hồng bị thương tích t lệ 13%. Đối với khúc cây thu được tại nhà bị
can, việc mô tả khúc câykhông thống nhất: có văn bản ghi là cây le, dài 01 m; có văn bản
ghi cây gỗ, dài 0,9 m. Đây là mâu thuẫn lớn mà sau này kết quả điều tra không được làm
rõ.
Vụ Nguyễn Thị Lan và đồng bọn – Cố ý gây thương tích tại thơn 02 - xã Đắk
Ruồng - huyện Kon Rẫy - tỉnh Kon Tum ngày 07 02 2014: Theo cáo trạng, do ghen tức

việc chị Dương Thị Mỹ có quan hệ tình ái với chồng là Trần Văn Long, nên khoảng 20
giờ ngày 07 02 2014, Nguyễn Thị Lan tổ chức một số người trong gia đình (trong đó có
Trần Văn Lâm - con đẻ, Võ Ngọc Sáng – anh rể Lan) đi ra vườn cao su (nơi Lan hẹn gặp
Mỹ) để đánh chị Mỹ; hậu quả chị Mỹ bị thương nặng, tổng t lệ thương tât: 34%. Biên
bản khám nghiệm hiện trường không mô tả đầy đủ, tỉ mỉ đặc điểm dấu vết hiện trường;
biên bản ghi có 2 vết máu nhưng khơng mơ tả cụ thể xung quanh có máu trên quần áo của
nạn nhân, đất cát, cây cối khơng. Điều đó khiến cho vụ án trở nên hết sức phức tạp.
Như vậy, biên bản hiện trường, sơ đồ hiện trường nói chung, hiện trường cố ý gây
thương tích nói riêng là kết quả của hoạt động khám nghiệm hiện trường của Cơ quan
điều tra, do Điều tra viên thực hiện, do đó địi hỏi phải được lập theo đúng quy định của
pháp luật. Nội dung biên bản khám nghiệm hiện trường các vụ cố ý gây thương tích cần
được ghi nhận đầy đủ, khách quan, chính xác các hoạt động khám nghiệm, các thông tin
về dấu vết vật chứng đã được phát hiện, thu thập. Biên bản khám nghiệm hiện trường
phải ghi nhận đầy đủ thông tin về đồ vật, tài liệu đó ở hiện trường như vị trí, đặc điểm,
tình trạng, kích thước... Do đó, thực tiễn cho thấy nếu biên bản hiện trường khơng được
ghi cụ thể, chính xác, khách quan các dấu vết, vật chứng thì khi thực hiện việc tranh luận
tại Toà án, bị cáo, người bào chữa ... có thể đưa ra các ý kiến phản bác biên bản khám
nghiệm hiện trường. Lúc đó chắc chắn Kiểm sát viên sẽ lúng túng, thậm chí có thể thất
bại trước các lập luận của bị cáo, người bào chữa. Kiểm sát viên cần căn cứ vào các điều
95, 125, 150 và 154 BLTTHS để yêu cầu điều tra viên lập biên bản khám nghiệm hiện
trường cho chính xác.
Thứ ba là việc thu thập các dấu vết, vật chứng của hiện trường: Điều 125 BLTTHS
năm 1988 và Điều 150 BLTTHS năm 2003 đều quy định rõ: "Khi khám nghiệm hiện
trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mơ tả hiện trường, đo đạc, dựng mơ
hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến
vụ án; ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm trường". Điều tra viên cần xác

16



định cho đúng những dấu vết, những vật chứng liên quan đến vụ án cố ý gây thương tích,
có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, để từ đó tiến hành thu thập (thu
lượm) như: vẽ sơ đồ, chụp ảnh đo đạc, dựng mô hình, thu nhặt các dấu vết, vật chứng cho
thật đầy đủ, cụ thể và chính xác, khách quan. Cán bộ khám nghiệm phải ghi nhận đầy đủ
thông tin về đồ vật, tài liệu ở hiện trường, như kích thước, màu sắc, chất liệu. Ví dụ: thu
được dao thì mơ tả đó là loại dao gì, dao nhọn hay dao phay, gậy thì độ dài, đường kính
bao nhiêu, bằng loại cây gì, áo thì loại vải gì, màu sắc... Việc làm đơn giản, cẩu thả trong
trường hợp này sẽ dẫn đến những sai sót nghiêm trọng trong việc xác định, đánh giá hành
vi phạm tội.
Trong hoạt động thu thập vật chứng: Thực tiễn thời gian qua, các cơ quan và người
tiến hành tố tụng đã vận dụng tốt các thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động thu thập
vật chứng nên đã phát hiện được các loại vật chứng khác nhau như các vật chứng chứa
đựng các dấu vết mà tội phạm phản ánh, các vật chứng dạng bột và các loại vật chứng
khác mà mắt thường khó phát hiện được như lông, sợi, dấu vân tay … Bên cạnh đó, việc
kết hợp tốt giữa các cơ quan và người tiến hành tố tụng với các nhà chuyên môn thuộc
các tổ chức giám định đã xác định ra đúng bản chất của vật chứng thu thập được góp
phần quan trọng vào việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, quy định của BLTTHS 2003 về
chủ thể có thẩm quyền thu thập vật chứng còn thể hiện sự bất cập. Các chủ thể được thu
thập vật chứng là những CQTHTT được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án là CQĐT, VKS,
TA. Tuy nhiên, đối chiếu quy định tại khoản 1 Điều 65 với Điều 111 BLTTHS 2003 thấy
rằng, giới hạn chủ thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ là chưa đầy đủ. Bởi vì,
ngồi hoạt động của các CQTHTT cịn một số cơ quan khác như: Bộ đội biên phòng, Hải
quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân,
Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Khi thực
hiện nhiệm vụ, các cơ quan này phải tuân thủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS 2003 quy
định và họ có quyền khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu hay được
khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với tội ít nghiêm trọng; khởi tố vụ án, tiến hành những
hoạt động điều tra ban đầu đối với các tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng hay tội ít nghiêm trọng nhưng có những tình tiết phức tạp. Hiển nhiên, các
cơ quan này phải tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ khi họ tiến hành các hoạt

động điều tra. Do đó, việc BLTTHS 2003 không quy định cho những chủ thể này quyền
thu thập chứng cứ là thiếu sót.
Bên cạnh đó, hoạt động thu thập vật chứng các vụ cố ý gây thương tích cũng cịn
nhiều sai sót cần được khắc phục, sửa đổi kịp thời như: Không tuân thủ nguyên tắc kịp
thời, đầy đủ khi thu thập vật chứng. Một trong những nguyên tắc cần phải quán triệt khi
thu thập dấu vết, vật chứng mà Điều 75 BLTTHS quy định là vật chứng phải được thu
thập kịp thời, đầy đủ. Trong thực tiễn, do không tuân tủ nguyên tắc này nên dẫn đến việc
truy tố, xét xử oan sai. Vấn đề này được minh chứng qua vụ án A Khe cố ý gây thương
tích dẫn đến chết người tại thơn 01 - xã Đắk Tờ Lung - huyện Kon rẫy - tỉnh Kon Tum
ngày 05/06/2014. Khi khám nghiệm hiện trường phát hiện một con dao quắm nhưng

17


CQĐT không thu giữ, trong khi vết thương trên mặt, đầu người bị hại rất phù hợp với con
dao quắm. Điều này thể hiện hoạt động điều tra không đảm bảo được tính khách quan của
chứng cứ do vật chứng chứa đựng khi thực hiện việc chứng minh tội phạm. Sai lầm này
dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là việc điều tra bị lệch hướng, đối tượng không phát hiện
được dẫn đến việc truy tố, xét xử oan sai.
Ngoài ra, một số trường hợp vật chứng được thu thập không đúng trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định. Việc thu thập dấu vết, vật chứng phải theo đúng trình tự, thủ tục
do BLTTHS quy định, nếu vật chứng được thu thập khơng đúng trình tự, thủ tục của
pháp luật thì sẽ khơng có giá trị chứng minh. Hay có trường hợp, thu thập dấu vết, vật
chứng không đầy đủ, bỏ sót những vật chứng quan trọng nhưng lại thu thập các tài liệu,
đồ vật khác không phải là vật chứng. Khi CQĐT tiến hành khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi khơng cẩn thận thì các sai sót này thường xảy ra, nhất là đối với các
vụ cố ý gây thương tích.
Vụ Đinh Ngọc Bưởi, Phạm Văn Tân phạm tội cố ý gây thuognw tich tại thôn 02 thị trấn Đắk Rve - huyện Kon Rẫy - tỉnh Kon Tum ngày 30 01 2014: Theo kết luận điều
tra trong quá trình thực hiện tội phạm bị cáo Đinh Ngọc Bưởi có sử dụng một con dao
quắm do Phạm Văn Tân đưa để chém Mộc Trung Hiếu. Tuy nhiên, trong q trình khám

nghiệm hiện trường, cán booh khám nghiệm khơng thu thập dấu vân tay hay dấu vết khác
trên con dao quắm thu tại hiện trường, dẫn đến không khẳng định được có phải con dao
Bưởi dùng để gây án có phải Tân đưa hay khơng.
Thứ tư là việc bảo quản tang vật chứng, tài liệu, dấu vết thu tại hiện trường: Việc
thu giữ vật chứng quan trọng bao nhiêu thì việc quản lý vật chứng cũng càng quan trọng
bấy nhiêu; vật chứng, tài liệu, dấu vết thu được tại hiện trường là những chứng cứ vô
cùng quan trọng giúp cho Điều tra viên, Kiểm sát viên nghiên cứu, khai thác các thông
tin phục vụ cho điều tra. Vật chứng thu được nhưng không bảo quản, để mất mát hoặc
thay đổi hình dạng thì khơng cịn ý nghĩa chứng minh. Khoản 2 điều 75 BLTTHS 2003
quy định: "Vật chứng phải được bảo đảm nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư
hỏng".
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn những trường hợp Cơ quan điều tra không quản lý,
bảo quản tốt tang vật chứng thu thập được, đã để thất lạc, khơng tìm lại được. Vụ A Khe Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, qua khám nghiệm tử thi, Cơ quan điều
tra đã thu được mẫu tóc, dép của nạn nhân, nhưng sau đã để mất, gây khó khăn cho việc
xác định rõ tung tích của nạn nhân, có đúng là bà Y Quỳnh Lan hay không. Chiếc bông
tai thu tại hiện trường, Điều tra viên đã tự ý đem trả cho gia đình người bị hại, trong khi
đó Cơ quan điều tra khơng giám định để xác định rõ chủ nhân của nó có đúng là của
người bị hại hay khơng. Do đó, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên có trách nhiệm
quản lý chặt chẽ các vật chứng, tài liệu, dấu vết đã thu được tại hiện trường. Thực tiễn
cho thấy có nhiều vụ án vật chứng tài liệu, dấu vết bị mất nhưng không kết luận được mất
ở khâu nào, ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá chứng cứ vụ án. Do đó q trình nghiên

18


cứu, khai thác hoặc đựoc chuyển dịch theo hồ sơ vụ án giữa các cơ quan tố tụng, vật
chứng, tài liệu dấu vết phải được lập biên bản giao nhận chặt chẽ.
Thứ năm là việc giám định tang vật chứng, tài liệu, dấu vết đối với các vụ án cố ý
gây thương tích: Theo Điều 155 BLTTHS, Cơ quan điều tra có quyền trưng cầu giám
định khi xét thấy cần thiết cho việc điều tra vụ án. Bên cạnh đó còn quy định một số

trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, đó là các trường hợp khi cần xác định
nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng
lao động; tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng
lực trách nhiệm hình sự của họ, tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị
hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với
những tình tiết của vụ án; tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối
với vụ án và khơng có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác
thực của những tài liệu đó.
Trong thực tế, sau khi khám nghiện hiện trường, có những chi tiết cần phải giám
định để có kết luận của cơ quan chuyên môn nhưng nhiều trường hợp, Cơ quan điều tra
đã không trưng cầu giám định hoặc việc giám định khơng kịp thời và thiếu chính xác, dẫn
đến những khó khăn trong việc xác định các chứng cứ.
Trong vụ A Khe không giám định để xác định rõ nguyên nhân gây nên các vết
thương trên thân thể bị cáo. Sau này, bị cáo khai những vết thương đó của y khơng phải
là do móng tay của người bị hại cào khi bị y đánh mà do là do gai của cây chanh cào
khiến cho việc xác định hành vi phạm tội của y trở nên phức tạp hơn. Vụ Nguyễn Thị
Lan không tiến hành giám định dấu vân tay, dấu vết khác trên con dao thu tại hiện
trường; dấu vết trên đồ đạc, tư trang của nạn nhân và những đồ vật liên quan đến vụ án
cũng không được giám định rõ để xác định thủ phạm gây án. Cho nên sau khi tiến hành
điều tra lại đã không khắc phục được những thiếu sót trong q trình điều tra trước đây,
các chứng cứ thu được đã không đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp theo luật định
để chứng minh hành vi phạm tội của các bị can, do vậy đã phải đình chỉ điều tra.
Qua những dẫn chứng nêu trên, có thể nói trong nhiều vụ án cố ý gây thương tích,
cán bộ làm nhiệm vụ khám nghiệm hiện trường tỏ ra rất thiếu tính chuyên nghiệp trong
thực thi công việc; cẩu thả, tuỳ tiện, thậm chí ấu trĩ khi xử lý các vấn đề phát sinh dẫn
đến những thiếu sót trong q trình khám nghiệm. Hậu quả là nhiều vụ án, công tác khám
nghiệm không làm rõ được một cách khách quan, toàn diện về hiện trường, dẫn đến
những khó khăn lớn trong việc đánh giá chứng cứ cũng như trong việc xác định đường
lối giải quyết vụ án. Khi vụ án được truy tố, xét xử, những thiếu sót này là cơ sở để bị can
bào chữa phản phản bác, báo chí chỉ trích; trong khi đó việc tranh luận của Kiểm sát viên

thiếu tính thuyết phục; vì vậy khơng ít vụ án phải hu để điều tra lại. Tuy nhiên, việc
điều tra lại, trong đó có việc xem xét lại hiện trường nhiều trường hợp rất khó khăn, do
hiện trường đã thay đổi, những người chứng kiến vụ án cũng khơng cịn nhớ chính xác
từng sự việc xảy ra nên nhiều vụ án cố ý gây thương tích phải đình chỉ hoặc tun bị cáo
không phạm tội.

19


2.4.2. Những tồn tại, thiếu sót, nguyên nhân
Qua thực trạng trên, chúng ta nhận thấy một số tồn tại, thiếu sót trong cơng tác
khám nghiệm hiện trường các vụ án "Cố ý gây thương tích" chủ yếu là:
Cơng tác khám nghiệm hiện trường chưa được chú ý và có phần bị xem nhẹ so với
các hoạt động điều tra khác. Thông thường cán bộ điều tra thường trú trọng vào những
người làm chứng mà coi nhẹ các dấu vết, vật chứng thu được tại hiện trường. Đối với các
vụ cố ý gây thương tích đã rõ thủ phạm hoặc những vụ việc ít nghiêm trọng, cơng tác
khám nghiệm hiện trường thường bị tiến hành qua loa, đại khái, không mời Kiểm sát viên
tham gia khám nghiệm.
Việc thu lượm dấu vết, vật chứng chưa hiệu quả. Trong quá trình khám nghiệm hiện
trường thường bỏ sót một số dấu vết, vật chứng, thậm chí là những vật chứng quan trọng,
có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết vụ án. Ngược lại, có trường hợp thu thập
dấu vết, vật chứng tràn lan, thiếu định hướng nên gây khó khăn cho cơng tác giám định
sau này.
Các trang thiết bị dùng trong công tác khám nghiệm hiện trường thiếu thốn, thô sơ,
lạc hậu. Việc trang bị các trang thiết bị thiếu tính đồng bộ đã dẫn tới việc sử dụng kém
hiệu quả một số loại máy móc, thiết bị và một số loại khác bị cất kho do không sử dụng
được.
Công tác khám nghiệm hiện trường các vụ cố ý gây thương tích đòi hỏi rất nhiều
loại biên bản khác nhau, nhưng nhiều hồ sơ các biên bản không thống nhất, chưa đạt yêu
cầu về pháp lý và nghiệp vụ như: bản ảnh hiện trường chụp không đạt yêu cầu, một số

trường hợp biên bản khám nghiệm hiện trường khơng mơ tả tình hình hiện trường...
Một số trường hợp, việc bảo quản, niêm phong các dấu vết, vật chứng thu lượm tại
hiện trường cịn có sai sót về kỹ thuật cũng như chưa đầy đủ, thực tế có trường hợp Cơ
quan điều tra không bảo quản tốt vật chứng, để thất lạc, ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá
chứng cứ trọng vụ án.
Về mặt tổ chức: Ở nhiều nơi, lực lượng công an chưa thực hiện tốt vai trị của mình
trong việc bảo vệ cũng như khám nghiệm hiện trường các vụ cố ý gây thương tích, chưa
kịp thời cử lực lượng đến bảo vệ hiện trường dẫn đến hiện trường bị xáo trộn; chỉ thu giữ
những dấu vết, vật chứng nhìn thấy được bằng mắt thường
Những tồn tại, thiếu sót trên do nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân khách quan lẫn
chủ quan song theo tôi nguyên nhân chủ yếu là do năng lực, trình độ của cán bộ thực thi
nhiệm vụ cịn nhiều hạn chế, yếu kém trong nhận thức và vận dụng các kỹ năng nghiệp
vụ vào công việc cụ thể trong khám nghiệm hiện trường. Tinh thần trách nhiệm của số
cán bộ này cũng chưa tốt, chưa đi sâu phát hiện và làm rõ những dấu hiệu, những yếu tố
của hiện trường để làm chứng cứ cho việc giải quyết vụ án. Cán bộ lãnh đạo của Cơ quan
điều tra ở nhiều nơi chưa thật sâu sát, cụ thể trong chỉ đạo công tác khám nghiệm hiện
trường. Viện kiểm sát trong nhiều trường hợp cũng chưa làm hết trách nhiệm của mình
trong việc giám sát, kiểm tra nhằm đảm bảo cho việc khám nghiệm hiện trường nói
chung, khám nghiệm hiện trường các vụ cố ý gây thương tích nói riêng theo đúng quy

20


định của pháp luật. Một nguyên nhân nữa là chế độ chính sách đãi ngộ về trách nhiệm và
độc hại đối với các kỹ thuật viên làm công tác khám nghiệm hiện trường chưa cao, khiến
một số cán bộ thiếu nhiệt tình trong cơng việc hoặc khơng chịu học tập nâng cao trình độ
nghiệp vụ. Bên cạnh đó, phương tiện kỹ thuật trong khám nghiệm cịn thơ sợ, lạc hậu,
khơng đáp ứng được yêu cầu.
2.4.3. Một số kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khám nghiệm hiện trƣờng
các vụ án "cố ý gây thƣơng tích" tại Kon Rẫy

Để thực hiện tốt công tác khám nghiệm và kiểm sát khám nghiệm hiện trường các
vụ cố ý gây thương tích, góp phần giải quyết tốt các vụ án xảy ra trong thời gian tới, tôi
kiến nghị một số giải pháp sau:
a. Hoàn thiện hệ thống pháp luật:
Điều 150 BLTTHS đã quy định về công tác khám nghiệm hiện trường tuy nhiên
quy đỊnh này còn chưa đầy đủ, luật quy định Cơ quan điều tra giữ vai trị chủ trì trong
cơng tác khám nghiệm hiện trường nhưng trên thực tế các kỹ thuật viên mới là người trực
tiếp tiến hành việc khám nghiệm, tuy nhiên vai trị của họ lại khơng được quy định rõ
trong luật. Do đó, BLTTHS cần quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn,vai trò cũng như mối
quan hệ giữa kỹ thuật viên với các lực lượng khác tham gia khám nghiệm hiện trường.
Điều đó sẽ giúp phân định rõ trách nhiệm giữa các lực lượng, thống nhất về thủ tục pháp
lý, đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả trong công tác khám nghiệm hiện trường.
Thứ hai, về chủ thể có nghĩa vụ thu thập dấu vết, vật chứng, kiến nghị bổ sung vào
khoản 1 Điều 65 BLTTHS 2003 một số cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động
điều tra ban đầu như: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển
và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra. Cụ thể, khoản 1 Điều 65 BLTTHS được bổ sung như
sau: “Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và Bộ đội biên
phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an
nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
theo quy định tại Điều 111 BLTTHS 2003 có quyền triệu tập những người biết về vụ án
để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám
định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của
Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những
tình tiết làm sáng tỏ vụ án”.
b. Nâng cao năng lực của lực lƣợng tiến hành và tham gia khám nghiệm hiện
trƣờng
Trước hết, cần tăng số lượng học viên học chuyên ngành kỹ thuật hình sự tại trường
đại học cảnh sát, số lượng cán bộ được đào tạo cơ bản kỹ thuật hình sự tăng cao sẽ là tiền
đề bồi dưỡng những cán bộ có trình độ chun mơn cao. Ben cạnh đó, cần đào tạo các

Kiểm sát viên về công tác này để đảm bảo kiểm sát có hiệu quả, kịp thời phạt hiện sai sót
trong cơng tác khám nghiệm hiện trường.

21


Tiến hành kiểm tra chun mơn để từ đó có phương hướng bồi dưỡng và hướng dẫn
cho lực lượng làm công tác khám nghiệm hiện trường và kiểm sát khám nghiệm hiện
trường. Bên cạnh đó, lực lượng này cần thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, thảo luận
về khám nghiệm hiện trường các vụ cố ý gây thương tích điển hình, đây sẽ là kinh
nghiệm tốt đối với các kỹ thuật viên làm công tác khám nghiệm hiện trường.
Thứ ba, phải tăng cường hơn nữa các biện pháp bồi dưỡng, quản lý, giáo dục nhằm
nâng cao trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác khám nghiệm hiện
trường và Kiểm sát viên. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về công tác khám nghiệm
hiện trường giúp cho cán bộ học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực nghiệp vụ, thực hiện
tốt các nhiệm vụ chuyên môn cụ thể về khám nghiệm hiện trường.
c. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các lực lƣợng trong công tác khám nghiệm hiện
trƣờng
Hiện nay, BLTTHS chưa có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của từng lực
lượng tham gia khám nghiệm hiện trường, vì vậy việc phân cơng, phối hợp giữa các cơ
quan này là yếu tố quan trọng giúp việc khám nghiệm hiện trường nói chung, hiện trường
cố ý gây thương tích nói riêng đạt hiệu quả cao.
Cán bộ kỹ thuật hình sự là lực lượng trực tiếp tiến hành khám nghiệm hiện trường,
còn Điều tra viên là người chủ trì khám nghiệm, để cán bộ khám nghiệm hiện trường chủ
động tham gia khám nghiệm cần có sự trao đổi thông tin giữa hai lực lượng này.
Thứ hai, Viện kiểm sát các cấp nhất thiết phải cử Kiểm sát viên trực tiếp kiểm sát
việc khám nghiệm hiện trường đối với tất cả các tin báo, tố giác tội phạm nói chung, các
tin báo và tố giác tội phạm về các vụ cố ý gây thương tích nói riêng; lãnh đạo đơn vị cùng
với Kiểm sát viên trực tiếp tham gia những vụ quan trọng đúng theo yêu cầu của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại các chỉ thị công tác hàng năm, đảm bảo việc

khám nghiệm hiện trường có chất lượng, hiệu quả thiết thực và đúng theo quy định của
pháp luật (về trình tự thủ tục khám nghiệm, xây dựng biên bản khám nghiệm, thu thập
chứng cứ, giám định, bảo quản tang vật chứng và thực nghiệm điều tra).
Thứ ba, hiện trường vụ án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc đánh giá
chứng cứ và kết luận giải quyết vụ án, BLTTHS đã quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục
việc khám nghiệm, các chủ thể tham gia khám nghiệm. Tuy nhiên, để công tác khám
nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi có kết quả tốt hơn nữa, Cơ quan điều tra cần
mời (hoặc trưng dụng) những người có kiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể
để tham gia khám nghiệm hiện trường như cán bộ kỹ thuật hình sự, bác sĩ pháp y... Theo
quy định tại điều 150 BLTTHS thì Cơ quan điều tra có thể mời hoặc không mời các nhà
chuyên môn kỹ thuật tuỳ vào tính chất của vụ án nhưng có hai chủ thể Cơ quan điều tra
bắt buộc phải báo cho họ để có mặt là Kiểm sát viên và người chứng kiến.
Các cơ quan tiến hành tố tụng: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án các cấp cần
phối hợp tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác khám nghiệm hiện trường, khám
nghiệm tử thi, rút ra những việc đã làm được, những khuyết điểm, thiếu sót trong cơng
tác này và đề ra biện pháp cụ thể để khắc phục.

22


×