2. Quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại
Singapore là một trong những thị trường quen thuộc nhất của Việt Nam từ nhiều thập kỷ qua. Điều
này cũng dễ hiểu vì cả hai quốc gia cùng nằm trong vùng Đông Nam Á; mặt khác, do sự hiện diện
đông đảo của đồng bào gốc Hoa sinh sống trên cả hai đất nước, tập quán thương mại có nhiều nét
tương đồng với nhau. Sau ngày giải phóng, vào đầu thập niên 1980, quan hệ giao thương giữa Việt
Nam và Singapore được nối lại qua những thương vụ giản đơn, chủ yếu là trao đổi hàng hoá. Đến
nay, sau gần 20 năm củng cố và không ngừng cải thiện quan hệ thương mại giữa hai nước,
Singapore đã trở thành một trong những khách hàng chủ lực của các nhà kinh doanh xuất nhập
khẩu Việt Nam.
Trong các nước ASEAN, Singapore luôn là thị trường buôn bán số 1 của Việt Nam. Từ nhiều năm
nay, Singapore duy trì chính sách thương mại, mậu dịch tự do thông thoáng, 96% hàng hoá xuất
nhập khẩu ra vào thị trường Singapore không phải chịu thuế. Vì vậy, nhiều năm qua Singapore
được coi như thị trường truyền thống trung gian cho hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với
thế giới vì đây là cảng biển vận chuyển và chuyển tải hàng hoá hết sức thuận lợi của khu vực
ASEAN.
Dưới đây là những số liệu diễn tả cụ thể mối quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore trong thời
kỳ 2004-2007: Đvt: 1.000 USD
Năm Việt Nam xuất Việt Nam nhập Tổng kim ngạch hai chiều
2004 1.485.257 3.618.375 5.103.632
2005 1.916.973 4.482.305 6.399.278
2006 1.811.740 6.273.866 8.085.606
2007 2.202.005 7.608.599 9.810.604
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Kinh tế châu Á là nền kinh tế của hơn 4 tỉ người (chiếm 60% dân số thế giới) sống ở 46 quốc gia khác nhau. Sáu
nước nữa về mặt địa lý cũng nằm trong châu Á nhưng về mặt kinh tế và chính trị được tính vào châu lục khác.
Như tất cả các vùng miền khác trên thế giới, sự thịnh vượng của kinh tế châu Á có sự khác nhau rất lớn giữa các
nước và ở cả ở trong một nước. Điều đó là do quy mô của nó rất lớn, từ văn hóa, môi trường, lịch sử đến hệ thống
chính quyền.
Những nền kinh tế lớn nhất trong châu Á tính theo GDP danh nghĩa là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế có
quy mô khác nhau, từ Nhật bản với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa, tới Cambodia là một
trong những nước nghèo nhất.
Quan hệ kinh tế
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
[sửa] Về mậu dịch
Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD. Hai nước đã
dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999.
[sửa] Đầu tư trực tiếp
Đến tháng 11/2003 có 354 dự án với số vốn đăng ký 4,47 tỷ $. Trong số 62 nước vùng lãnh thổ có
dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng thứ 3 sau Singapore và Đài Loan về số vốn đăng ký nhưng
đứng đầu về kim ngạch đầu tư đã đi vào thực hiện (3,7 tỷ $). 11 tháng đầu năm 2003, Nhật đứng
thứ 5 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn 78 triệu USD, giảm 35%
so với cùng kỳ năm 2002. Hai nước đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng
11/2003. Tháng 12/03 hai bên đã thoả thuận Sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại
Việt Nam.
[sửa] Về ODA
Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2003 đạt khoảng 8,7 tỷ USD,
chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam,
trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân
sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt giảm
5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng
1.2% so với năm 2002.
Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh
vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình
giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển
giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường. Ngày 2/6/04, Nhật Bản đã công bố chính sách viện
trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống - xã
hội, hoàn thiện cơ cấu.
[sửa] Về hợp tác lao động
Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử 16 ngàn tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật. Nhật là một
thị trường tiềm năng cho lao động Việt nam trong 5-10 năm tới. Tuy nhiên mấy năm gần đây nổi
lên vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn tại Nhật (tỷ lệ bỏ trốn năm 2002 là 24,7%, cao nhất trong
các nước cử lao động sang Nhật) gây khó khăn cho việc hợp tác lao động.
[sửa] Về văn hóa giáo dục
Hai nước đang triển khai các chương trình đào tạo con người, chương trình thanh niên ASEAN
(100 người/năm) và trao đổi các đoàn văn hóa, những người người tình nguyện, chuyên gia. Hàng
năm Chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam từ 1 đến 2 dự án viện trợ văn hoá không hoàn lại như
thiết bị học ngoại ngữ, thiết bị bảo quản tư liệu Viện Hán-Nôm, Bảo tàng Lịch sử, xưởng phim
hoạt hình. Về giáo dục, Chính phủ Nhật Bản nhận khoảng trên 100 học sinh sinh viên Việt Nam
sang Nhật Bản đào tạo hàng năm. Ngoài ra còn có nhiều học sinh du học tự túc. Tổng số lưu học
sinh Việt Nam ở Nhật hiện nay khoảng hơn 1000 người. Trong 5 năm (1994-1999), Chính phủ
Nhật đã viện trợ 9,5 tỉ yên để xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và vùng ven biển
hay bị thiên tai.
[sửa] Về du lịch
Nhật Bản cũng là một thị trường được chú trọng để phát triển du lịch Việt Nam. Năm 2002 đã có
280 ngàn. Do ảnh hưởng của SARS, du lịch Nhật Bản vào Việt nam trong năm 2003 giảm sút. Tuy
nhiên, cơ hội và tiềm năng thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước còn rất lớn. Từ tháng 1/2004,
Việt Nam đã chính thức đơn phương miễn thị thực cho người Nhật Bản đi du lịch và kinh doanh
vào Việt Nam trong vòng 15 ngày và gần đây nhất từ 1/7/2004, Việt Nam đã quyết định miễn thị
thực nhập cảnh ngắn hạn cho công dân Nhật. Đây là thuận lợi lớn để thúc đẩy du lịch Nhật Bản
vào Việt Nam. Từ ngày 1/5/2005, Việt Nam và Nhật Bản song phương miễn thị thực hộ chiếu
ngoại giao, hộ chiếu công vụ.
Ngoại trưởng Nhật Bản Okada và Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
VNA 18/1/2010 - Nhân dịp bế mạc cuộc họp lần thứ 3 Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật tại thủ đô Tokyo
(Nhật Bản), phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia
Khiêm về nội dung cuộc họp cũng như quan hệ hợp tác giữa hai nước thời gian gần đây.
Xin Phó Thủ tướng cho biết các kết quả quan trọng của cuộc họp lần thứ 3 Ủy ban Hợp tác Việt-
Nhật?
Phó Thủ tướng: Có thể nói cuộc họp lần thứ 3 Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật đã thành công tốt đẹp.
Hai bên đã kiểm điểm kết quả hợp tác giữa hai nước sau cuộc họp lần thứ 2 tại Hà Nội năm 2008,
đồng thời trao đổi ý kiến nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực, nhất là về
kinh tế, đầu tư, thương mại, lao động, giáo dục và du lịch.
Hai bên khẳng định sẽ nỗ lực thúc đẩy đà phát triển tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa hai nước,
tăng cường giao lưu cấp cao và triển khai hiệu quả những cam kết và thỏa thuận đã đạt được.
Về hợp tác kinh tế, phía Nhật Bản tái khẳng định sẽ tích cực hợp tác với Việt Nam để tiếp tục triển
khai 3 dự án lớn mang tính chiến lược là xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường bộ
cao tốc Bắc-Nam và Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Về hợp tác đầu tư-thương mại, hai bên đã trao đổi các biện pháp để triển khai nhanh chóng, có
hiệu quả Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt-Nhật mà hai nước đã ký tháng 12/2008.
Bên cạnh đó, hai bên nhất trí sớm tiến hành đàm phán về việc hợp tác đào tạo hộ lý, y tá Việt
Nam sang làm việc tại Nhật Bản; đồng thời tích cực hợp tác phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
tại Việt Nam cũng như hợp tác trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật để sản phẩm nông nghiệp Việt
Nam, vốn rất được các du khách Nhật Bản ưa thích, có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với thị trường
Nhật Bản.
Cũng tại cuộc họp, hai bên đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; khẳng
định tiếp tục hợp tác chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, đặc biệt trong năm 2010, Việt
Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN và Nhật Bản là nước chủ trì Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh
tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Phía Nhật Bản cũng đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các
diễn đàn quốc tế này.
Bên lề cuộc họp lần thứ 3 Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật, hai bên đã tiến hành phiên họp đầu tiên về
trao đổi thông tin liên quan đến quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam nhằm giúp Nhật Bản hiểu
rõ và sớm công nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Phó Thủ tướng đánh giá thế nào về quan hệ hợp tác song phương kể từ khi lãnh đạo cấp cao hai
nước nhất trí xây dựng quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á?
Phó Thủ tướng: Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt-Nhật đang phát triển rất tốt đẹp. Trong chuyến
thăm chính thức Nhật Bản tháng 4/2009, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã cùng lãnh đạo cấp cao
Nhật Bản nhất trí nâng quan hệ hai nước lên tầm “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở
châu Á”. Đây là mốc quan trọng đánh dấu một giai đoạn phát triển mới toàn diện và sâu sắc giữa
hai nước.
Cùng với chuyến thăm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, trong năm 2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã có các chuyến thăm làm việc tại Nhật Bản vào tháng 5 và tháng 11 nhằm cụ thể hóa nội
hàm quan hệ đối tác chiến lược.
Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Hoàng Thái tử Nhật Bản cũng đã tạo dấu ấn quan trọng trong
quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Chính phủ mới ở Nhật Bản, đứng đầu là Thủ tướng Yukio
Hatoyama, đã nhiều lần khẳng định coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với Việt
Nam.
Mặc dù hai nước đều chịu tác động nặng nề của khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, nhưng
năm ngoái, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản và đầu tư của Nhật Bản
vào Việt Nam vẫn được duy trì ở mức khá cao.
Đặc biệt, cam kết viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã đạt
mức kỷ lục khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2009. Việc Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt-Nhật (VJEPA),
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10/2009, là một sự kiện có ý nghĩa to lớn, tạo cơ sở pháp lý quan
trọng thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại giữa hai nước phát triển mạnh mẽ, nhất là hàng nông
sản Việt Nam có cơ hội để nhanh chóng tiếp cận thị trường Nhật Bản.
Năm qua, với việc mở đường bay trực tiếp giữa Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Fukuoka và sắp tới sẽ
mở thêm đường bay Đà Nẵng-Osaka, giao lưu nhân dân và hợp tác du lịch giữa hai nước đã được
tăng cường một cách đáng kể.
Các hoạt động văn hóa được tổ chức tại hai nước như "Lễ hội Việt Nam" tại Nhật Bản, "Những
ngày giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản" tại Hội An, "Những ngày Du lịch-Văn hóa Mekong-Nhật
Bản" tại Cần Thơ... đã gây được tiếng vang lớn trong dư luận mỗi nước, góp phần tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau và thắt chặt thêm tình cảm giữa nhân dân hai nước.
Việc hợp tác giữa hai nước tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, APEC, ASEM,
ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Mekong-Nhật Bản... cũng có những tiến triển tích cực, xứng đáng
với mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước./.