Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên canh lúa và luân canh lúa màu ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MƠ HÌNH
CHUN CANH LÚA VÀ LN CANH
LÚA - MÀU Ở HUYỆN BÌNH TÂN,
TỈNH VĨNH LONG

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. TRẦN QUỐC DŨNG

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN NGỌC DIỄM
MSSV: 4077531
Lớp Kinh tế nơng nghiệp 3
Khóa: 33

Cần Thơ – 2011


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1.

SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU


Vĩnh Long là một trong những tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sơng Cửu Long có
diện tích đất sản xuất nơng nghiệp thấp khoảng 176,7 nghìn ha, xếp hạng thứ 10
trong 13 Tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (Nguồn Tổng Cục Thông Kê năm
2009) nhưng ngày càng giảm do đơ thị hóa, năng suất cây trồng vật nuôi so với
điều kiện địa phương đã đạt gần tới ngưỡng. Tuy nhiên, tổng giá trị sản lượng
của khu vực nơng nghiệp đóng góp vào GDP thực của tồn tỉnh ngày càng tăng.
Theo thông tin của Sở nông nghiệp và phát triển nơng thơn Tỉnh Vĩnh Long thì
tổng giá trị GDP thực trên địa bàn tỉnh năm 2010 dự tính tăng 11,35% so với
năm 2009 trong đó giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2010 tăng 5,64% so
với năm 2009, trong đó nơng nghiệp tăng 4,43%, thủy sản tăng 15,23%. Đóng
góp vào tăng trưởng giá trị sản xuất của khu vực chủ yếu là nơng nghiệp
(3,89%), trong đó chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi gia cầm. Để có kết quả như
trên Tỉnh đã tiếp tục thực hiện công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi
theo đề án của Tỉnh “ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2005 và
kế hoạch 2006 – 2010” theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn
ni, thủy sản; giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng rau màu, diện tích
vườn cây ăn trái và diện tích ni thủy sản nhằm gia tăng giá trị và hiệu quả trên
đơn vị diện tích đất trồng. Kết quả nhiều mơ hình sản xuất có giá trị và hiệu quả
kinh tế cao như nuôi cá tra thâm canh, ni heo, gà theo mơ hình nhà kín, an toàn
sinh học, trồng cây ăn trái đặc sản, luân canh khoai lang, rau màu trên ruộng
lúa,... đã hình thành và đang phát triển.
Trên cơ sở định hướng đó, các ngành chức năng trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long
nói chung, địa bàn huyện Bình Tân nói riêng vận động bà con nâng cao hiệu quả
sản xuất bằng cách đẩy mạnh trồng màu trên đất lúa, mang lại hiệu quả kinh tế
cao, góp phần khơng nhỏ vào cơng tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng nghiệp thời gian qua cịn
chậm, một số chỉ tiêu như diện tích cây lâu năm, diện tích rau màu luân canh trên
đất lúa chưa đạt chỉ tiêu và hiệu quả như mong đợi. Muốn có biện pháp phát triển
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng


-2-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và ln canh lúa-màu huyện Bình Tân

tốt địi hỏi chúng ta phải biết tình hình sản xuất của từng mơ hình. Từ đó, chúng
ta có thể so sánh hiệu quả giữa các mơ hình sản xuất với nhau, tìm được nguyên
nhân để khắc phục những khó khăn hiện tại và ngun nhân sâu xa của các mơ
hình mà trên địa bàn huyện đang áp dụng từ đó ta có thể phát huy thế mạnh. Vì
vậy, đề tài: “So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình sản xuất chun canh lúa và
mơ hình sản xuất ln canh lúa-màu của nơng hộ ở huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh
Long” được tơi chọn làm đề tài nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình
sản xuất chun canh lúa và mơ hình sản xuất ln canh lúa-màu của nơng hộ ở
huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình sản xuất
chun canh lúa và mơ hình ln canh lúa-màu.
- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới mơ hình chun canh lúa
và luân canh lúa-màu.
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp cơ bản và khả thi phù hợp để phát
triển các mơ hình tại địa bàn nghiên cứu.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu:
- Hiệu quả kinh tế qua các mùa vụ trong năm của hai mơ hình chun canh
lúa và ln canh lúa màu như thế nào?
- Mơ hình sản xuất nào có hiệu quả kinh tế hơn?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của hai mơ hình trên?
- Giải pháp nào phù hợp mang tính khả thi để phát triển hai mơ hình trên?
1.3.2. Giả thuyết cần kiểm định
Kiểm định về chi phí và hiệu quả kinh tế của 2 mơ hình:
- Chi phí mơ hình chun canh lúa và mơ hình ln canh lúa màu có sự
khác nhau.
- Hiệu quả kinh tế của hai mơ hình là khác nhau.

GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-3-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian
Luận văn được thực hiện trên cơ sở điều tra số liệu tại huyện Bình Tân,
Tỉnh Vĩnh Long. Sau đó được xử lý, phân tích, đánh giá và hồn thành tại Phịng
nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long.
1.4.2. Thời gian
- Số liệu sử dụng thứ cấp là số liệu được thu thập là số liệu chủ yếu của các
năm 2008, 2009 và 2010.
- Số liệu sơ cấp được thu thập từ kết quả điều tra thực tế từ tháng 2/2011
đến tháng 3/2011.
- Thời gian thực hiện đề tài: luận văn được thực hiện từ tháng 1/2011 đến
tháng 4/2011.
1.4.3. Giới hạn về nội dung:

Do thời gian thực tập không được nhiều trong khi thực tiễn quá trình sản
xuất là khá phức tạp và việc thu thập các số liệu thứ cấp của đề tài gặp rất nhiều
khó khăn. Vì vậy đề tài chỉ giới hạn ở những nội dung sau:
- Giới thiệu địa bàn nghiên cứu huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long.
- So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hai mô hình.
- Đề ra giải pháp cơ bản và phù hợp để phát triển các mơ hình tại địa bàn
nghiên cứu.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
a. Thạch Thành Phú (2010). Phân tích hiệu quả kinh tế của mơ hình hai vụ
lúa một vụ màu ở huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ, mục tiêu nghiên cứu phân
tích hiệu quả sản xuất của mơ hình hai vụ lúa một vụ màu của nơng hộ huyện
Phong Điền trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để phát triển và nhân rộng mơ hình,
nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhầm phân tích các yếu tố ảnh
hưởng tới mơ hình đồng thời mơ hình hồi quy tuyến tính được sử dụng nhầm
lượng hóa mối quan hệ giữa lợi nhuận và các biến độc lập, tác giả sử dụng phần
mềm Sata và phương pháp phân tích chi phí–lợi nhuận. Nghiên cứu đã cho thấy
được mơ hình hai lúa một màu cụ thể hai lúa một dưa hấu mang lại lợi nhuận cao
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-4-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

cũng như các nhân tố chính ảnh hưởng tới lợi nhuận của nơng hộ nhằm đề ra biện
pháp góp phần cải thiện đời sống của các nông hộ nơi đây.
b. Võ Thị Kim Phiên (2006). Phân tích hiệu quả mơ hình sản xuất của nông

hộ ở xã Tân Thuận, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang, mục tiêu nghiên cứu
là phân tích hiệu quả kinh tế và so sánh hiệu quả giữa ba mơ hình chun canh
lúa, lúa-màu và mơ hình lúa-cá, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả và
các chỉ số tài chính nhầm phân tích hiệu quả kinh tế của hai mơ hình, nghiên cứu
đã nêu lên được tỷ suất lợi nhuận cao hơn từ mơ hình lúa-cá kết hợp, sau đó là
mơ hình chun canh lúa và mơ hình lúa-màu có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất đồng
thời cũng đưa ra được ưu, nhược điểm và một số biện pháp khắc phục. Tuy
nhiên, tác giả chưa phân tích chính xác những nhân tố nào làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận của các mơ hình.
c. Châu Thị Kim Lan (2008). Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mơ hình
lúa đơn và mơ hình lúa cá ở xã Trường Xuân, Huyện Cờ Đỏ, Thành Phố Cần
Thơ, mục tiêu nghiên cứu là so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình đơn lúa và
lúa–cá, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hai mơ hình nghiên cứu,
phương pháp phân tích được sử dụng là thống kê mơ tả kết hợp với mơ hình hồi
quy nhầm định lượng các yếu tố ảnh hưởng tới hai mơ hình, tác giả sử dụng phần
mềm SPSS, kết quả đạt được của nghiên cứu này là tác giả đã phân tích khá hồn
hảo về các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của hai mơ hình lúa đơn
và mơ hình lúa-cá. Đồng thời tác giả cũng cho thấy mơ hình lúa-cá mang lại lợi
nhuận cao hơn mơ hình chun lúa.
Đề tài trong luận văn khác với các đề tài trên là ở điểm:
- Địa bàn nghiên cứu ở huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long.
- So sánh hiệu quả kinh tế của hai mơ hình chun lúa và ln canh lúa-màu.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hai mơ hình trên đại bàn nghiên cứu.

GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-5-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm



So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm ln canh.
Là mơ hình mà đối tượng của nó là các loại cây khác nhau được trồng luân
phiên trên một đơn vị diện tích.
2.1.2. Lợi ích của mơ hình lúa màu.
Lợi ích của mơ hình ln canh lúa màu: Duy trì độ màu mỡ, cải tạo lý, hố
tính của đất, giúp cho sản xuất được ổn định hơn, bền vững hơn; tạo ra sự đa
dạng hoá cây trồng trên đất ruộng; giảm sâu bệnh hại do cắt được nguồn thức ăn
của chúng; tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích; tăng lợi nhuận cho nơng
dân; bảo vệ môi trường do giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Mô hình sản xuất ln canh lúa-màu ở Đồng bằng sơng Cửu Long so với
lúa độc canh có một số lợi ích như sau:
 Trồng luân canh lúa màu có thể tận dụng hàm lượng chất hữu cơ có trên
đồng và làm đất tơi xớp đồng thời góp phần hạn chế sâu bệnh, hạn chế sự thối
hố đất.
 Giúp nơng dân hạn chế sử dụng hố chất nơng nghiệp, bảo vệ sinh thái,
môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
 Mô hình kết hợp lúa màu nhằm đa dạng hố sản phẩm trong hệ thống
canh tác đồng thời mơ hình có tính bền vững về mặt sinh thái cao hơn hệ thống
độc canh cây lúa đơn thuần.
 Mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp tăng thu nhập cho hộ nông dân.
 Tăng nguồn lương thực, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao.
 Tạo thêm công ăn, việc làm cho người dân. Đồng thời tận dụng được
thời gian nhàn rỗi, hạn chế tệ nạn xã hội.
 Tạo điều kiện cho bà con học hỏi kinh nghiệm sản xuất với nhau.

2.1.3. Khái niệm độc canh
Độc canh là một hình thức mà khi gieo trồng một loại cây trồng trên một
mảnh đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng nhiều càng tốt.
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-6-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

Độc canh mang lại cho nông dân một số bất lợi như sau:
- Thường gặp nhiều rủi ro về thiên tai, dịch bệnh.
- Lãng phí nguồn tài ngun đất.
- Dễ bị thối hố đất.
- Thường bị ép giá khi vào mùa vì số lượng nhiều mang tính đồng loạt.
2.1.4. Khái niệm về đa dạng hố cây trồng trong nơng nghiệp.
Đa dạng hố cây trồng là hệ thống cây trồng được bố trí một cách tối ưu
trong một diện tích canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã
hội của từng vùng, từng khu vực nhằm phòng tránh hoặc làm giảm rủi ro trong
sản xuất. Vì sản phẩm nơng nghiệp mang tính rủi ro cao do phụ thuộc nhiều vào
thời tiết. Đồng thời đa dạng hoá cây trồng cũng là hình thức giảm rủi ro về thị
trường, khó bị tồn động khi vào vụ mùa thu hoạch. Góp phần nâng cao thu nhập,
cải thiện đời sống của nông dân, bảo vệ môi trường.
2.1.5. Một số khái niệm cơ bản trong kinh tế.
2.1.5.1. Sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và qui
trình biến đổi (inputs) để tạo ra một sản phẩm và dịch vụ nào đó (outputs).
2.1.5.2. Hiệu quả: Trong Bách khoa tồn thư thì hiệu quả được định
nghĩa là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng

tới, nó có nội dung khác nhau trong những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất,
hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi
suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao
động, được đánh giá bằng số lượng thời hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất trong một đơn vị thời gian.
2.1.5.3. Hiệu quả kinh tế: là chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất nói rộng
ra là cả hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết
quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình
độ và chất lượng sử dụng các yếu tốt trong sản xuất nhầm đạt được kết quả tối đa
vơi chi phí tối thiểu.
2.1.6. Các chỉ tiêu kinh tế
 Chi phí: Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình
kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một
kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-7-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và ln canh lúa-màu huyện Bình Tân

nơng hộ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận. Cụ
thể hai mơ hình chun canh lúa và lúa-màu thì sản phẩm mong muốn đạt được là
lúa và hoa màu, cịn chi phí bao gồm: chi phí giống, chi phí phân bón gồm phân
vơ cơ và hữu cơ, chi phí thuốc gồm thuốc dưỡng và thuốc diệt, chi phí lao
động,…và các khoản chi phí khác (khơng tính cơng lao động nhà).
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
 Tổng doanh thu: toàn bộ giá trị của sản phẩm tính trên một đơn vị diện

tích bằng năng suất nhân với đơn giá của sản phảm đó cho một đơn vị diện tích.
Doanh thu = Năng suất * Đơn giá*Đơn vị diện tích
 Thu nhập: khoảng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra (chưa bao
gồm chi phí lao động gia đình).
Thu nhập = Doanh thu - Tổng chi phí (chưa bao gồm lao động gia đình)
 Lợi nhuận: khoảng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra (đã bao
gồm chi phí lao động gia đình).
Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí (bao gồm lao động gia đình)
2.1.7. Các chỉ tiêu tài chính
 Lợi nhuận/Chi phí: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia
cho tổng chi phí. Tỉ số này cho biết một đồng chi phí đầu tư, chủ thể đầu tư sẽ thu
lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận/Chi phí = Tổng lợi nhuận/ Tổng chi phí.
 Lợi nhuận /doanh thu: cho biết trong một đồng doanh thu mà nơng hộ có
được thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong đó.
Lợi nhuận/Doanh Thu = Tổng lợi nhuận / Tổng doanh thu
 Doanh thu/chi phí: cho biết rằng một đồng chi phí mà chủ đầu tư bỏ ra đầu
tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu/Chi phí = Tổng doanh thu/Tổng Chi phí
2.1.7 Các khái niệm về phương pháp nghiên cứu được sử dụng
a. Thống kê mô tả:
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mơ tả và trình

bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra
những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không
chắc chắn.
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-8-


SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và ln canh lúa-màu huyện Bình Tân

Cơng cụ thơng kê được sử dụng để phân tích số liệu:
+ Phương pháp phân tích hồi quy tương quan để phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế.
+ Xếp hạng theo tiêu thức: xử dụng phương pháp xếp hạng theo tiêu
thức để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của mơ hình
nghiên cứu.
+ Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin
đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả đã
nghiên cứu.
b. So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối


So sánh tuyệt đối là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so

với kỳ gốc của chỉ tiêu. Kết quả thể hiện quy mô của hiện tượng kinh tế.
Tăng/giảm số tuyệt đối = Trị số của năm phân tích – Trị số kỳ gốc


So sánh tương đối là kết quả phép chia giữa hiệu số kỳ phân tích

với kỳ gốc so với trị số của kỳ gốc. Kết quả thể hiện kết cấu kinh tế, mối quan hệ,
tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế
Tăng/giảm số tương đối = Trị số của năm phân tích – Trị số kỳ gốc
Trị số của năm gốc
c. Phương pháp kiểm định

Kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình tổng thể
trường hợp hai mẫu độc lập (Kiểm định Independent – samples T test)
Trong SPSS, dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương
sai, ta xem xét kết quả kiểm định t.
+ Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene < 0,05 thì phương sai
giữa hai tổng thể khác nhau, khi đó ta sử dụng kết quả kiểm định t ở phần
Equal variances not assumed.
+ Ngược lại nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene ≥ 0,05 thì
phương sai giữa hai tổng thể khơng khác nhau, khi đó ta sử dụng kết quả kiểm
định t ở phần Equal variances assumed.
- Nếu giá trị Sig. trong kiểm định t < 0,05 thì ta kết luận có sự khác
biệt có ý nghĩa về trung bình giữa hai tổng thể.
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-9-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

- Nếu giá trị Sig. trong kiểm định t ≥ 0,05 thì ta kết luận chưa có sự
khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa hai tổng thể.
d. Phương pháp hồi quy tuyến tính
Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm các nhân tố
ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó (chẳng hạn như lợi nhuận/ha),
chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố có ảnh
hưởng tốt, khắc phục nhân tố ảnh hưởng xấu.
Phương trình hồi qui tuyến tính có dạng:
Υ = β0 + + β1X1 +……+ βkXk .

Trong đó:
Υ: Là biến phụ thuộc.
Xi: Biến độc lập (i = 1,2,…..k), là các nhân tố ảnh hưởng.
Các tham số β0, β1, …….βk được tính tốn bằng cách sử dụng phầm
mềm Eviews. Kết quả chạy mơ hình hồi quy in ra từ phầm mềm Eviews có các
thơng số như sau:
- Icluded observations: Số quan sát .
- Hệ số xác định R2 (R Square): Tỷ lệ (%) biến động của Y được giải
thích bởi các Xi ( hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu tố
khác mà chúng ta chưa nghiên cứu).
- R2: Hệ số xác định đã điều chỉnh, dùng để trắc nghiệm xem có nên
thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì
chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.
- Standrad error: Sai số chuẩn cả phương trình.
- Coefficient: hệ số
- t- Stat: Giá trị thống kê t, dùng kiểm định cho các tham số riêng biệt
(Xi); bác bỏ Ho nếu giá trị thống kê t của mơ hình > t(α/2;n-k) tra bảng ở một
mức ý nghĩa nào đó.
- P_value (Probability) giá trị xác xuất của thống kê t, P_value cho ta
kết luận ngay phương trình hồi quy có ý nghĩa khi (P_value ≈ α). Thay vì, tra
bảng kiểm định T, P_value cho ta kết luận ngay mơ hình hồi quy có ý nghĩa khi
P_value nhỏ hơn mức ý nghĩa α nào đó.
- F: Tỷ số F (số thống kê F)
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-10-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm



So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và ln canh lúa-màu huyện Bình Tân

+Thơng thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mơ hình hồi quy.
F càng lớn mơ hình càng có ý nghĩa vì khi đó p_value càng nhỏ.
+ Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α
+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận H0.
Ho: tất cả các tham số hồi quy đều bằng không (β1= β2=...=βk = 0)
hay các Xi không liên quan tuyến tính với Y. F càng lớn thì khả năng bác bỏ giả
thuyết H0 càng cao.
- Prob(F-statistic): mức ý nghĩa F.
P_value nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, P_value cho ta kết
luận ngay phương trình hồi quy có ý nghĩa khi (P_value ≈ α). Thay vì, tra bảng F,
P_value cho ta kết luận ngay mơ hình hồi quy có ý nghĩa khi P_value nhỏ hơn
mức ý nghĩa α nào đó.
- Durbin-Watson stat: kiểm định d, giúp xác định mơ hình có hiện
tượng tự tương quan hay khơng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Huyện Bình Tân là một trong những huyện thành cơng về việc luân canh
cây trồng diện tích luân canh cây màu trên đất ruộng đạt 100% so với mức kế
hoạch đề ra và đạt hiệu quả cao nên được tôi chọn làm địa bàn nghiên cứu. Cụ
thể chọn đại diện ngẫu nhiên 80 hộ để phỏng vấn dựa vào sự hướng dẫn của cán
bộ và tham khảo từ niên giám thống kê, số liệu báo cáo qua các năm của huyện.
+ 40 hộ luân canh lúa màu thuộc 4 xã Thành Lợi, Thành Đông, Tân Thành,
Thành Trung.
+ 40 hộ chuyên canh lúa thuộc xã Mỹ Thuận, Thành Lợi, Tân Hưng.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu:
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phỏng vấn trực tiếp nông hộ qua việc sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn.
Cỡ mẫu: Phỏng vấn trực tiếp 80 hộ bao gồm 40 hộ chuyên canh lúa và

40 hộ lúa-màu.
Tất cả số liệu điều tra được ghi trong phiếu điều tra và mã hoá, xử lý
số liệu bằng phần mềm Excel và Eviews.
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-11-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

Nội dung bảng câu hỏi:
+ Thông tin tổng quát về đặc điểm nông hộ, về tình hình sản xuất
mơ hình chun lúa và mơ hình lúa-màu của nơng hộ.
+ Thơng tin về chi phí sản xuất từ hai mơ hình như: chi phí giống,
chi phí phân bón, thuốc, chi phí th đất sản xuất, chi phí th mướn, khơng kể
chi phí lao động nhà và các loại chi phí khác.
+ Thơng tin về thị trường bao gồm đầu vào và đầu ra.
+ Thông tin về tín dụng của nơng hộ.
+ Thơng tin về những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất và
tiêu thụ nông sản của hộ.
Các bước điều tra số liệu:
+ Xin giấy phép từ Phịng nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
huyện Bình Tân.
+ Liên hệ các xã trên địa bàn nghiên cứu cần lấy số liệu.
+ Tiến hành điều tra dưới sự hướng dẫn của các cán bộ tại xã.
+ Kiểm tra tính hợp lý của số liệu.
+ Nếu có sai sót cần khảo sát lại.
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các báo cáo của Phòng nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện
Bình Tân năm 2010, niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2008, 2009. Số
liệu được thu thập báo chí, internet.
2.2.3 Phương pháp phân tích cho từng mục tiêu
Mục tiêu 1: Phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản
xuất chun canh lúa và mơ hình ln canh lúa-màu.
Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối và các chỉ tiêu kinh tế,
chỉ tiêu tài chính nhằm phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của hai mơ hình
chun lúa và ln canh lúa-màu.
Sử dụng phương pháp Kiểm định Independent – samples T test để kiểm
định sự khác nhau về chi phí và thu nhập của hai mơ hình sản xuất.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất và lợi nhuận
của mơ hình chun canh lúa và ln canh lúa-màu.
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-12-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

Phương pháp thống kê mơ tả được sử dụng nhầm phân tích các yếu tố ảnh
hưởng tới hai mơ hình nghiên cứu. Đồng thời mơ hình hồi quy tuyến tính được
sử dụng trong phân tích để lượng hóa mối quan hệ giữa lợi nhuận với các biến
độc lập. Phương trình hồi quy có dạng
LnY = α + α1 LnX1 + α2LnX2 + α3LnX3 + α4LnX4 + α5LnX5 + α6LnX6 +
α7LnX7
Y là biến lợi nhuận.
Các hệ số α1, α2, …, αn được ước lượng từ kết quả của mơ hình. α : Hằng số

Biến độc lập là Xi. Các biến độc lập bao gồm:
X1: Chi phí giống (đồng/ha).
X2: Chi phí phân bón (đồng/ha).
X3: Chi phí thuốc nơng dược (đồng/ha).
X4: Chi phí lao động (đồng/ha).
X5: Chi phí tưới tiêu (đồng/ha)

X6: Tập huấn
X7: Kinh nghiệm (năm).
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp cơ bản và khả thi phù hợp để phát
triển các mơ hình tại địa bàn nghiên cứu.
Từ kết quả nghiên cứu trên sử dụng phương pháp phân tích định tính thảo
luận nhằm đưa ra giải pháp cơ bản và khả thi phù hợp để phát triển mơ hình tại
địa bàn nghiên cứu

GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-13-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌM HIỂU CHUNG VỀ
MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG
3.1.1 Vị trí địa lý

Ngày 31/7/2007, thay mặt Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã
ký ban hành Nghị định số 125/2007/NĐ-CP
về việc thành lập huyện Bình Tân trên cơ sở
điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long. Theo đó, huyện Bình
Tân có 15.288,63 ha diện tích tự nhiên, dân
số tính đến 2009 là 94.512 người và có 11
đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm:
-

Tân Hưng diện tích đất tự nhiên 17

2

km , dân số 3.434 người.
-

Tân Thành diện tích đất tự nhiên

Hình 1: SƠ ĐỒ HUYỆN BÌNH TÂN
(Nguồn: Cổng thơng tin Chính phủ nước CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM )

17 km2, dân số 7.404 người.
-

Thành Trung diện tích đất tự nhiên 15 km2, dân số 6.192 người.

-


Tân An Thạnh diện tích đất tự nhiên 13 km2, dân số 9.226 người.

-

Tân Lược diện tích đất tự nhiên 10 km2, dân số 11.697 người.

-

Nguyễn Văn Thảnh diện tích đất tự nhiên 21 km 2, dân số 8.364 người.

-

Thành Đơng diện tích đất tự nhiên 9 km2, dân số 5.685 người.

-

Mỹ Thuận diện tích đất tự nhiên 18 km2, dân số 7.823 người.

-

Tân Bình diện tích đất tự nhiên 11 km2, dân số 8.463 người.

-

Thành Lợi diện tích đất tự nhiên 15 km 2, dân số 15.232 người.

-

Tân Quới diện tích đất tự nhiên 8 km2, dân số 10.993 người.

Phía Đơng giáp huyện Tam Bình, phía Tây Nam giáp thành phố Cần Thơ.
Phía Nam giáp huyện Bình Minh, Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-14-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

3.1.2 Đất đai
Theo thống kê của huyện Bình Tân tính đến ngày 15/11/2010 diện tích đất
nơng nghiệp tồn huyện là 31.661,12. Trong đó:
+ Diện tích cây hàng năm 28.798,9 ha gồm diện tích canh tác lúa 17.136,9ha
chiếm, diện tích canh tác rau-màu 11.588 ha, cây hàng năm khác 74ha.
+ Diện tích cây lâu năm 2.515 ha
+ Đất mặt nước đang dùng vào nông nghiệp là 347,22ha gồm diện tích ni
cơng nghiệp, ni thủy sản theo mơ hình lúa–cá, diện tích ni ao mương vườn.
Điều này cho thấy huyện Bình Tân có điều kiện đất đai phù hợp cho việc sản
xuất cây hàng năm. Vì vậy việc đầu tư cho việc phát triển cây hàng năm là một
trong những mục tiêu phát triển nông nghiệp quan trọng của huyện.
3.1.3 Tình hình sản xuất nơng nghiệp
3.1.3.1 Trồng trọt
a. Cây lúa
Bảng 1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA HUYỆN BÌNH TÂN
GIAI ĐOẠN 2008-2010
Chênh lệch
Số tương đối

Số tuyệt đối
Năm
Năm
Năm
(%)
Khoản mục
2008
2009
2010
2010
2009
2010
2009 so
so
so
so
2008
2009
2008
2009
Luá cả năm
Diện tích (ha)
20.614 17.579
17.137
-3.035
-442
-14,7
-2,5
Năng suất (tấn/ha)
5,2

5,4
5,8
0,2
0,4
3,7
7,4
Sản lượng (tấn)
107.195 94.926
99.394 -12.269
4.468
-11,4
4,7
Vụ Đơng Xn
Diện tích (ha)
8.596
8.199
8.020
-397
-179
-4,6
-2,2
Năng suất (tấn/ha)
6,4
6,6
7,1
0,2
0,5
3,1
7,6
Sản lượng (tấn)

55.016 54.111
56.941
-905
2.830
-1,6
5,2
Vụ Hè Thu
Diện tích (ha)
5.915
5.002
4.790
-913
-212
-15,4
-4,2
Năng suất (tấn/ha)
4,7
4,6
5,1
-0,1
0,5
-2,1
9,8
Sản lượng (tấn)
27.802 23.008
24.427
-4.794
1.419
-17,2
6,2

Vụ Thu Đơng
Diện tích (ha)
6.103
4.379
4.328
-1.724
-51
-39,4
-1,2
Năng suất (tấn/ha)
3,8
4,2
4,4
0,4
0,2
10,5
4,8
Sản lượng(tấn)
23.191 18.390
19.041
-4.801
651
-20,7
3,5
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp năm 2010, định hướng 2011 và

Niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2009)

GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng


-15-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

Nhìn chung, diện tích trồng lúa của huyện giảm do huyện thực hiện kế hoạch
của chung của Tỉnh về việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật ni: tăng diện tích
trồng màu, thực hiện các mơ hình ln canh nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên một
đơn vị diện tích đất canh tác. Cụ thể như sau:
- Năm 2009 diện tích trồng lúa giảm mạnh so với năm 2008, diện tích trồng
lúa của tồn huyện cịn 17.587,9 ha giảm 14,7% (tương đương việc giảm 3.035ha
đất trồng lúa) do thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng giảm diện tích đất

chuyên canh lúa tuy nhiên năng suất lúa lại tăng lên tăng 3,7% so với năm 2008.
Diện tích trồng lúa năm 2009 giảm mạnh nhất là ở hai vụ Hè Thu và Thu Đông
nguyên nhân là do thời tiết sản xuất vụ này khơng ổn định, đặc biệt diện tích vụ
Thu Đơng giảm mạnh nhất 39,4% (tương đương 1.724 ha) do chi phí sản xuất lúa
vụ Thu Đông cao hơn các vụ khác do sâu bệnh nhiều nhưng năng suất lại thấp
nhất trong cả ba vụ lúa bên cạnh đó giá lúa của vụ Thu Đông các năm qua
thường thấp do các huyện khác có lúa Đơng Xn sớm nên đã khơng khuyến
khích người dân trồng lúa nên nông dân chuyển sang trồng màu ở hai vụ trên.
- Năm 2010 diện tích trồng lúa giảm nhẹ so với năm 2009 do huyện tiếp tục
thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện tuy nhiên năng suất lúa lại
tăng so với năm 2009 tăng 7,4%; cả ba vụ năng suất đều tăng kể cả các vụ lúa
mùa ngịch nguyên nhân do huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn: giới thiệu giống
mới, thực hiện mơ hình 3 giảm 3 tăng, IPM...và được nơng dân áp dụng hiệu quả.
b. Cây màu
Diện tích trồng màu tính đến đầu tháng 12 năm 2010 của toàn huyện là

11.588 ha tăng 2,2% so với năm 2009 và tăng 9,54% so với năm 2008. Cụ thể
như sau:
+ Nhóm loại cây chất bột có củ có diện tích 5.398,7 ha trong đó khoai lang
dẫn đầu với diện tích 4.982,1 ha chiếm 42,99% diện tích trồng màu của tồn
huyện, năng suất là 400 tạ/ha trong đó xã Tân Thành là xã tiêu biểu của tồn
huyện về diện tích trồng khoai của tồn huyện với diện tích 1.840 ha và đây cũng
là vùng sản xuất khoai lang giống cho huyện đã góp phần hạ giá thành khoai
lang. Khoai lang là loại màu đang dần trở thành được thành cây màu chủ lực của
toàn huyện vì đất nơi này phù hợp trồng khoai, khoai lang lại được giá hơn lúa và
đầu ra gần như ổn định. Tuy nhiên do bà con tập trung trồng khoai lang xuyên
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-16-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

suốt 2 năm nên đất chứa nhiều mầm bệnh làm cho năng suất khoai lang năm
2010 có giảm nhẹ năng suất của khoai lang đạt 400 tạ/ha giảm 350 tạ/ha. Bắp là
loại màu xếp thứ hai sau khoai lang về diện tích của nhóm cây chất bột. Diện tích
cây bắp là 372,5 ha. Cuối cùng là khoai mì diện tích 44,2 ha.
+ Diện tích trồng rau cải các loại–đậu–dưa hấu của tồn huyện là 6.189,3 ha
tăng 41,9% so với năm 2009. Diện tích rau đậu tăng lên là do hiện nay khơng chỉ
có những vùng chuyên màu mà rau màu còn được luân canh trên đất ruộng. Hai
vụ lúa được trồng luân canh rau đậu nhầm cải thiện đất và tăng năng suất cho vụ
lúa tiếp theo, tận dụng vụ Thu Đông trồng l kém hiệu quả lại chi phí cao thì
nơng dân của huyện đã trồng dưa hấu để tăng thu nhập vào dịp tết.
c. Cây ăn quả

Tổng diện tích vườn của huyện năm 2010 là 2.369,0 ha chiếm 94,20% diện
tích trồng cây lâu năm của huyện. Cũng giống như các huyện khác của Vĩnh
Long thế mạnh về cây ăn trái của huyện vẫn là bưởi chiếm 21,05% diện tích cây
ăn trái của huyện, tiếp theo là xoài chiếm 19,98%, nhãn chiếm 14,46% và
55,49% trái cây các loại. Hiện tại mơ hình mận An Phước là mơ hình trái cây đạt
hiệu quả kinh tế cao của huyện thu nhập từ 200 triệu đồng/ha-300 triệu đồng/ha.
3.1.3.2 Chăn ni
Bảng 2: TÌNH HÌNH CHĂN NI CỦA HUYỆN BÌNH TÂN
GIAI ĐOẠN 2008-2010
Chênh lệch
Số tuyệt đối
Số tương đối
Năm
Năm
Năm
(%)
Khoản mục
2008
2009
2010
2009 2010 so 2009
2010
so
2009
so
so
2008
2008 2009
18.755
19.250

34.250
495
15.000
2,6
77,9
Đàn heo (con)
669
519
819
-150
300 -22,42
57,80
Đàn trâu- bò (con)
126.919 131.986 600.000
5.067 468.014
4
355
Đàn gia cầm (con)
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp năm 2010, định hướng 2011 và

Niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2009)

- Theo thơng kê của huyện Bình Tân thì năm 2009 số lượng đàn heo của
huyện tăng 2,6% so với năm 2008, quy mô đàn heo năm 2009 là 19.250 con. Giá
heo hơi trong năm 2009 tăng mạnh nhưng do dịch bệnh nên các hộ dân cũng
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-17-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm



So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và ln canh lúa-màu huyện Bình Tân

khơng dám mạnh dạng đầu tư vào chăn nuôi heo nên số lượng đàn heo có tăng
nhưng khơng đáng kể. Sang năm 2010 thì tổng đàn tăng lên 34.250 con so với
năm 2009 tăng 77,9%.
- Đàn trâu bị khơng phải là thế mạnh trong chăn nuôi của huyện do người
dân của huyện không có kinh nghiệm chăn ni trâu- bị và diện tích đồng cỏ hầu
như khơng có. Năm 2009 đàn trâu–bị giảm mạnh là do quy mơ đàn bị giảm 172
con. Năm 2010 đàn trâu-bò của huyện tăng mạnh so với năm 2009 là 57,8%
nguyên nhân là do giá bò tăng mạnh trong năm 2010 kích thích các nhà chăn
ni của vùng quay lại với việc chăn ni bị kết hợp với việc phịng khun
nơng của huyện tập huấn về việc ni bò, giao 10 liền tinh nhân tạo giống bò lai
Sind và hổ trợ thức ăn tinh cho bò.
- Năm 2010 đàn gia cầm của huyện tăng đột biến, so với năm 2009 tăng
468.014 con nguyên nhân chủ yếu là do cuối năm 2010 ảnh hưởng của dịch heo
tai xanh làm giá cả của gia cầm tăng mạnh nên nông dân nuôi phục vụ tết
Nguyên Đán lên đến 200.000 con.
3.1.3.3 Thủy sản
Bảng 3: TÌNH HÌNH NI TRỒNG VÀ KHAI THÁC THỦY SẢN
HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2008-2010

Khoản mục

Năm
2008

243,32
Diện tích (ha)

94,23
Năng suất (tấn/ha)
22.928,2
Sản lượng (tấn)

Năm
2009

308,10
91,97
28.336,4

Năm
2010

347,22
104,02
36.119

Chênh lệch
Số tuyệt đối
Số tương đối
(%)
2009 so 2010 so 2009
2010
2008
2009
so
so
2008 2009

84,78
-2,26
5.408,2

39,12
12,05
7.782,6

34,84
-2,39
23,59

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp năm 2010, định hướng 2011 và
Niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2009)

Nhìn chung diện tích ni trồng và khai thác thủy rản trên địa bàn huyện qua
các năm đều tăng, năm 2009 diện tích ni trồng và đánh bắt thủy sản tăng đến
34,84% so với năm 2008 (tương đương 84,78 ha) làm cho sản lượng đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản cũng tăng lên 5.408,2 tấn, tăng 23,59% so với năm 2008.
Theo thống kê của huyện thì tổng giá trị của ngành thủy sản đóng góp vào tổng
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-18-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm

12,69
13,10
27,47



So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

giá trị sản lượng nông nghiệp của huyện năm 2009 (theo giá hiện hành) là
467.716 triệu đồng.
Năm 2010, diện tích của ngành ni trồng và khai thác thủy sản của huyện
tăng 12,69% so với năm 2009 nhưng năng suất lại tăng mạnh chủ yếu là do năng
suất của việc nuôi thủy sản theo hướng công nghiệp tăng so năm 2009.
3.1.4 Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất
3.1.4.1. Hệ thống thuỷ lợi
Tính đến 2010 thì hệ thống thủy lợi của huyện gần như hồn thiện khép kín
10.450/12.483 ha; 83,71% đất sản xuất nơng nghiệp. Nếu tính riêng đất cây hàng
năm đã khép kín theo thời vụ 9.410/9.600. Hệ thống thủy lợi hoàn thiện chủ động
được hệ thống tưới tiêu đặc biệt vào mùa khô giúp nông hộ chủ động nước tưới
là điều kiện tốt cho việc phát triển nông nghiệp của các nông hộ nơi đây.
3.1.4.2. Về giao thông nông thôn
Hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ của huyện dần dần được hồn
thiện. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giao thương của huyện giúp
người nông dân thuận tiện trong việc mua bán nông sản được dễ dàng và giảm
được chi phí vận chuyển. Cụ thể:
- Theo niêm giám thống kê của huyện năm 2009 thì tính đến 31/12/2009 thì
tồn huyện đã có 297.006m đường thủy trong đó 17000m đường thủy có thể cho
tàu trên 500 tấn di chuyển, 14.000m đường thủy dành cho tàu từ 101 – 500 tấn,
99.700m đường thủy dành cho tàu từ 50 – 100 tấn, 166.306m đường thủy dành
cho tàu từ 50 tấn trở xuống.
- Đường bộ: 48.000m đường nhựa dành cho ôtô và 305.266m đường dành
cho mô tô trong đó đường đất là 108.147m chiếm 35,43% nhưng đã giảm so với
năm 2008 10,46% tương đương 12.000m.
3.1.4.3. Về mạng lưới điện
Vận động bà con kéo điện khu vực nông trường và các hộ nằm trong bán

kính; thực hiện tốt chính sách cho vay vốn, hỗ trợ kinh phí cho hộ nghèo, hộ khó
khăn…được kéo điện hạ thế sử dụng. Tính đến năm 2008 thì 11 xã thuộc huyện
đều có điện, số hộ dùng điện sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng, năm 2009 là
22.520 hộ tăng 9,7% so với năm 2008.
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-19-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và ln canh lúa-màu huyện Bình Tân

3.1.4.5. Về cơng tác khuyến nông
Năm 2010, cán bộ khuyến nông huyện đã kết hợp với trạm khuyến nông,
trạm bảo vệ thực vật huyện, tổ chức 452 cuộc tập huấn và hội thảo. Trong đó:
+ 218 cuộc tập huấn nội dung: lúa 102 cuộc, tập huấn màu 40 cuộc, gia súc
gia cầm 20 cuộc, thủy sản 15 cuộc, sản xuất nắm rơm 6 cuộc, cây ăn trái 10 cuộc,
kinh tế hợp tác 25 cuộc.
+ 234 cuộc hội thảo: cây lúa 24 cuộc, 18 cuộc hội thảo dành cho cây màu,
chăn nuôi và thủy sản 20 cuộc, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón 172 cuộc.
Cơng tác nhân giống lúa trên 152ha, nhân giống màu trên 12ha.
Chuyển giao 13.275 kg thức ăn tinh cho ni bị vỗ béo.
Nhờ cơng tác khuyến nơng thực hiện tốt nên khoa học kỹ thuật được chuyển
giao tới người nơng dân được hồn thiện hơn, giúp họ có thể sản xuất nơng
nghiệp có hiệu quả hơn.
3.1.5. Văn hóa – Xã hội
- Giáo dục: hệ thống giáo dục của huyện giai đoạn 2009 – 2010 thì trường
mẫu giáo trên đại bàn huyện là 10 trường với 110 lớp và số trẻ em đến trường là
2.559. Cấp tiểu học: số trường tiểu học trên địa bàn huyện là 22, số giáo viên là

354, và số học sinh tiểu học là 7.962, trung bình 1 lớp học có 25 học sinh. Điều
này tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập tốt và tiếp thu kiến thức tốt. Ở cấp
trung học cơ sở và trung học phổ thông là 12 trường trong đó có 1 trường trung
học cơ sở và trung học phổ thông, 2 trường trung học phổ thông. Số học sinh cấp
2 và 3 là 7.513 với tỷ lệ thi đậu cấp 2 là 100% và cấp 3 là 88,03% đây là một tỷ
lệ đáng khích lệ. Tổng số giáo viên cấp 2 và 3 của huyện là 468 giáo viên.
- Y tế: cơ sở y tế của tồn huyện là 12 cơ sở trong đó có 1 bệnh viện quân y,
1 phòng khám khu vực và 10 trạm y tế tại các xã. Số giường bện là 90 giường và
149 cán bộ tăng 75,29% so với năm 2008.
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÁC MƠ HÌNH Ở HUYỆN BÌNH TÂN
Thực hiện tốt nghị quyết của Tỉnh, huyện Bình Tân đã chuyển dịch cơ
cấu nơng nghiệp đúng hướng về việc đưa cây màu xuống đất lúa. Bằng chứng là
ngày càng có thêm nhiều mơ hình luấn canh cây lúa được áp dụng và đạt được
lợi nhuận cao.
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-20-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

Bảng 4: CÁC MƠ HÌNH SẢN XUẤT HIỆU QUẢ HUYỆN BÌNH TÂN
NĂM 2010
Loại mơ hình sản xuất
3 vụ lúa/năm.
Sản xuất hành chun canh.
Lúa Đông Xuân + 1 vụ khoai lang neo.
Lúa Đông Xuân + 1 vụ mè Xuân Hè +

1 vụ khoai lang Hè Thu .
Lúa Đông Xuân + 1 vụ dưa hấu Xuân
Hè + 1 vụ khoai lang Hè Thu.
Vú sữa Bơ.
Nhãn tiêu da bị.
Mận An Phước.

Tổng thu nhập
(đồng/ha)
78.605.640
679.150.000
264.500.000

Chi phí
Lợi nhuận
(đồng/ha)
(đồng/ha)
47.550.000 31.055.000
227.890.000 451.260.000
75.000.000 189.440.000

217.000.000

71.000.000 146.000.000

264.500.000

75.060.000 189.440.000

203.600.000

135.660.000
212.500.000

70.800.000 132.800.000
57.780.000 77.880.000
80.000.000 132.500.000

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp năm 2010 và định hướng 2011)

Mơ hình chun lúa hiện tại trên địa bàn huyện hiện nay có thu nhập
31.055.000 đồng/ha với chi phí bỏ ra là 47.550.000 đồng/ha. Mơ hình có tỷ suất
lợi nhuận/chi phí là 0,65 đồng: 1đồng chi phí bỏ ra thu được 0,65 đồng lợi nhuận.
Đối với mơ hình ln canh, theo thống kê năm 2010 của Phịng nơng nghiệp
huyện Bình Tân thì lợi nhuận của các mơ hình ln canh tiêu biểu như sau:
+ Mơ hình lúa Đơng Xn+1 vụ khoai lang neo doanh thu 264.500.000
đồng/ha trong đó chi phí là 75.000.000 đồng/ha lợi nhuận của mơ hình trên là
189.440.000 đồng/ha. Lợi nhuận/chi phí của mơ hình này là 2,52 đồng. Cứ 1
đồng chi phí thì thu được 2,52 đồng lợi nhuận. Đây là mơ hình ln canh lúa màu
đạt lợi nhuận cao nhất của huyện vì hiện nay khoai lang được giá kết hợp luân
canh lúa làm cho vụ lúa được tăng năng suất.
+ Mơ hình lúa vụ Đơng Xn+mè Xn Hè+khoai lang Thu Đơng. Doanh
thu bình qn đạt 217.000.000 đồng/ha. Chi phí 71.000.000 đồng/ha, lợi nhuận
146.000.000 đồng/ha.
+ Mơ hình l Đơng Xn+1 vụ dưa hấu Xn Hè+1 vụ khoai lang Hè Thu
lợi nhuận thu được từ mô hình trên của nơng hộ nơi đây là 189.440.000 đồng/ha.
Tỷ suất sinh lợi của mơ hình là 2,52 đồng.
+ Ngồi ra bà con nơng dân cịn thực hiện mơ hình trồng hành trên ruộng
lúa với tổng chi phí là 227.890.000 đồng/ha, doanh thu trung bình đạt
679.150.000 đồng/ha, thu nhập bình quân là 451.260.000 đồng/ha.
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng


-21-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và ln canh lúa-màu huyện Bình Tân

Bên cạnh cịn có các mơ hình trồng cây ăn trái với hiệu quả kinh tế cao:
+ Vú sữa Bơ chi phí là 70.800.000 đồng/ha, doanh thu trung bình đạt
203.600.000 đồng/ha, thu nhập bình qn là 132.800.000 đồng/ha. Lợi nhuận/chi
phí của mơ hình là 1,88 đồng tuy khơng cao như các mơ hình luân canh lúa khoai
nhưng lợi nhuận trên 1 đồng chi phí bỏ ra cho mơ hình này cao hơn mơ hình
trồng lúa chun canh 1,23 lần.
+ Nhãn Tiêu Da Bị doanh thu bình qn đạt 135.660.000 đồng/ha. Chi phí
57.780.000 đồng/ha, lợi nhuận 77.880.000 đồng/ha.
+ Mận An Phước lợi nhuận thu được từ mơ hình trên của nơng hộ nơi đây là
132.500.000 đồng/ha. Tỷ suất sinh lợi của mơ hình là 1,65 đồng.
3.3 TÌM HIỂU CHUNG VỀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3.1 Cơ cấu mùa vụ hiện tại
3.3.1.1. Lịch thời vụ của mơ hình chun canh lúa.
Lúa Đơng Xn

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

1

Lúa Thu Đơng

Lúa Hè Thu

- Vụ Đông Xuân xuống giống từ tháng 10 và thu hoạch vào tháng 1 âm lịch.
- Vụ Hè Thu xuống giống vào giữa tháng 4 và thu hoạch tháng 7 âm lịch.
- Vụ Thu Đông bắt đầu từ cuối tháng 7 và thu hoạch vào tháng 10 âm lịch.
3.3.1.2. Lịch thời vụ của mơ hình lúa – màu.

Lúa Đơng Xuân

Màu Hè Thu
2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

Lúa Thu Đông

- Vụ Đông Xuân xuống giống từ tháng 10 và thu hoạch tháng 1 âm lịch.
- Vụ Hè Thu xuống màu vào tháng 2 và thu hoạch vào tháng 7 âm lịch.
- Vụ Thu Đông xuống màu từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch thu hoạch.
3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế hai mơ hình
3.3.2.1. Điều kiện tự nhiên

Sản xuất nơng nghiệp chủ yếu dựa vào diều kiện tự nhiên. Vì vậy, cả hai
mơ hình đều phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết như: khí hậu, nguồn nước
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-22-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

và lượng mưa. Vì vậy, việc chọn thời điểm gieo trồng và thu hoạch là rất quan
trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của cả hai mơ hình.
Tài nguyên đất đai, sông ngồi và điều kiện tự nhiên khác ở huyện Bình
Tân hội đủ điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng luân canh tăng năng
suất, chất lượng và tạo ra sản phẩm kịp thời. Đây là lợi thế vượt trội của việc sản
xuất lúa–màu ở huyện Bình Tân.
3.3.2.2. Yếu tố kỹ thuật
Kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu vì nó góp phần quan trọng ảnh hưởng
đến sản xuất đặc biệt là hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và lúa-màu. Kỹ
thuật được áp dụng trong suốt quá trình sản xuất từ khâu làm đất, chọn giống đến
gieo sạ, làm đồng nhưng quan trọng hơn hết là kỹ thuật bố trí lịch thời vụ. Lợi
ích của lịch thời vụ là đảm bảo cây phát triển mạnh, hạn chế sâu bệnh, ít sử dụng
thuốc nơng dược và đảm bảo tính kịp thời với thị trường tiêu thụ.
Hiện nay, sản phẩm không những đạt nhu cầu về số lượng mà lẫn chất
lượng, phải an toàn về vệ sinh. Vì vậy, cần phải giảm nồng độ kháng sinh đến
mức cho phép thì sản phẩm nơng thủy sản mới đứng vững trên thị trường. Do đó,
chính quyền địa phương phải tập huấn cho bà con về kỹ thuật canh tác.
3.3.2.3. Chính sách hỗ trợ của nhà nước
Chính quyền địa phương cần thường xuyên thăm hỏi bà con nông dân vì

phần lớn dân nơi đây cịn nghèo, nguồn vốn đầu tư vào sản xuất của người dân
còn hạn hẹp, tư tưởng cịn bảo thủ khơng chấp nhận rủi ro. Vì vậy, nhà nước cần
có chính sách hỗ trợ vay vốn đầu tư khi cần thiết với lãi suất ưu đãi. Bên cạnh đó,
nhà nước cần có chính sách đầu tư lớn vào cơng tác thủy lợi, nhiệt tình chăm lo
đời sống cho dân bằng cách tạo đủ điều kiện về cơ sở vật để nơng dân có thể đi
lại, vận chuyển hàng hố dễ dàng để giảm chi phí vận chuyển tăng thu nhập cho
người dân. Mặt khác, đối với giá bán của các nông sản thường xuyên bắp bênh
và giá vật tư nông nghiệp thường tăng mạnh vào đầu vụ lúa nên nhà nước có vai
trị quan trọng trong bình ổn giá nơng sản cũng như giá vật tư đầu.
3.3.2.4. Lao động
Lao động là nguồn lực không thể thiếu trong sản xuất nơng nghiệp. Tuy
nhiên, thừa nguồn lực thì trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Biết được
điều đó nên xã đã vận động, đào tạo nghề cho một số đối tượng. Đến nay nguồn
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-23-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

lao động tại địa phương giảm đi nhiều vì họ đã chuyển đến một số tỉnh thành
khác. Mơ hình ln canh là một biện pháp giúp tạo việc làm cho lao động nhàn
rỗi. Mơ hình được xem xét trong bài là ln canh lúa với khoai lang, do đặc điểm
của việc trồng khoai lang nên phần lớn lao động thuê mướn nên thường tạo thành
những đội lao động chuyên việc làm đất, trồng khoai và thu hoạch nên tạo ra việc
làm hàng ngày cho các lao động của vùng. Một mặt sản xuất nơng nghiệp mang
tính thời vụ cao nên khi vào vụ thì cần khá lớn lao động nên chi phí th lao cao.
3.3.2.5. Các nhân tố khác

a. Giống
Giống là nguyên liệu sản xuất rất quan trọng trong nông nghiệp. Giống
đạt chất lượng khi: đạt năng suất-phẩm chất cao, có tính chống chịu với thời tiết,
cải thiện phẩm chất cây trồng, tăng tính thích nghi đối với điều kiện cơ giới hóa
trong sản xuất. Chọn giống tốt giúp nâng cao năng suất, tăng sản lượng và chất
lượng. Điều này ảnh hưởng tới giá bán, nông sản tốt, mẫu mã đẹp (đặc biệt các
loại màu như khoai lang, dưa hấu,…) thì giá bán cao, tăng lợi nhuận. Ngược lại
chọn giống không tốt vừa làm tăng chi phí giống vừa làm giảm lợi nhuận.
b. Phân bón.
Phân bón có hai loại: phân vơ cơ và phân hữu cơ đây là thành phần quan
trọng trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên mỗi loại cây trồng khác nhau, ở những
giai đoạn khác nhau, gieo trồng trên những loại đất khơng giống nhau đều có
cách bón phân khác nhau. Một số loại phân chủ yếu cho cây trồng là: phân đạm,
phân lân, phân kali, phân hữu cơ. Trong cơ cấu chi phí của hai mơ hình trên thì
chi phí dành cho phân bón chiếm đáng kể vì vậy bón đúng lúc, đúng cách, đúng
liều lượng vừa làm giảm chi phí phân bón vừa năng cao chất lượng nơng sản.
c. Thuốc
Thuốc sử dụng trong nơng nghiệp nói chung gao gồm: thuốc sâu, thuốc
cỏ, thuốc dưỡng,... Ngày nay, trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt những biến
chứng của thời tiết nên trong sản xuất nơng nghiệp nói chung đã chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi thiên tai, dịch bệnh v.v. Vì vậy, cần phải sử dụng thuốc phun một
cách hợp lý; đúng lúc, đúng liều lượng, để góp phần nâng cao thu nhập và giảm
thiểu chi phí, hạn chế ơ nhiễm môi trường.
GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-24-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm



So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình chun lúa và luân canh lúa-màu huyện Bình Tân

CHƯƠNG 4
SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ MƠ HÌNH SẢN XUẤT CHUN
CANH LÚA VÀ LÚA-MÀU HUYỆN BÌNH TÂN
4.1. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HAI MƠ HÌNH CHUN CANH LÚA VÀ
LÚA-MÀU THEO MẪU ĐIỀU TRA
4.1.1. Số mẫu và diện tích để phân tích cho mơ hình chuyên lúa và luân
canh lúa-màu.
Bảng 5: SỐ MẪU VÀ DIỆN TÍCH ĐIỀU TRA CỦA MƠ HÌNH
CHUN CANH LÚA

Mỹ Thuận
Thành Lợi
Tân Hưng
Tổng

Diện tích (ha)
21,10
11,07
10,90
43,07

Số mẫu (hộ)
20
10
10
40

Tỷ trọng (%)

50,00
25,00
25,00
100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)

Như đã được nêu ra ở mục phương pháp thu thập số liệu thì tổng mẫu điều
tra là 80 mẫu và được phân tán trong các hộ chuyên lúa và luân canh lúa–màu.
Số mẫu chuyên lúa được lấy nhiều nhất ở xã Mỹ Thuận là vùng chuyên canh cây
lúa từ lâu đời của huyện và hiện tại được chọn làm nơi áp dụng các mơ hình
trồng lúa tiên tiến như áp dụng các giống lúa cao sản, IPM, sạ hàng tiêu biểu cho
tình hình sản xuất lúa chuyên canh của toàn huyện chiếm 50% mẫu chuyên lúa.
Tiếp đến là các xã Thành Lợi, và Tân Hưng vì mật độ chuyên canh của hai xã
này thấp hơn do phần lớn chuyển sang việc luân canh.
Bảng 6: SỐ MẪU VÀ DIỆN TÍCH ĐIỀU TRA CỦA MƠ HÌNH
LN CANH LÚA-MÀU
Diện tích (ha)
10,60
8,70
7,50
9,95
36,75


Thành Lợi
Thành Đơng
Tân Thành
Thành Trung
Tổng


Số mẫu (hộ)
10
11
8
11
40

Tỷ trọng (%)
25,00
27,50
20,00
27,50
100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)

GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng

-25-

SVTH: Nguyễn Ngọc Diễm


×