Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong việc lọc cổ phiếu lĩnh vực truyền thông trên sàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TOÁN KINH TẾ
---o0o---

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG VIỆC
LỌC CỔ PHIẾU LĨNH VỰC TRUYỀN THƠNG
TRÊN SÀN CHỨNG KHỐN HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Khoa
Khóa

: TS. Trần Trọng Ngun
: Bùi Minh Hiếu
: Tốn Tài Chính
: Tốn Kinh Tế
: 51

Hà Nội – Tháng 05/2013


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
1. Danh mục các bảng biểu


2. Danh mục các đồ thị

3. Danh mục các hình vẽ


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

TTCK

Thị trường chứng khốn

CTCP

Cơng ty cổ phần

GDCK

Giao dịch chứng khốn

KLGD

Khối lượng giao dịch

GTGD

Giá trị giao dịch


TP

Thành phố

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBCK

Ủy ban Chứng khoán

NHTM

Ngân hàng Thương mại

TTGDCK

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

SXKD

Sản xuất kinh doanh


LỜI MỞ ĐẦU

Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký
Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và đánh dấu sự ra đời của TTCK
Việt Nam. Mặc dù ra đời khi TTCK đã phát triển mạnh ở các quốc gia lớn trên
thế giới nhưng hoạt động của TTCK Việt Nam cũng sôi nổi khơng kém gì. Nó
đã thu hút rất nhiều sự quan tâm cũng như nguồn vốn của các nhà đầu tư trong
và ngoài nước. Cùng với sự phát triển của TTCK, vấn đề phân tích đầu tư chứng
khốn cũng được đặc biệt quan tâm. Lúc đầu , các nhà đầu tư thường tập trung
phân tích nghiên cứu các nhân tố kinh tế, tài chính tác động đến giá cả của cổ
phiếu như doanh thu, lợi nhuận, khả năng cân đối nguồn vốn, thu – chi… gọi là
phân tích cơ bản. Sau đó, có một trường phái mới xuất hiện bên cạnh trường
phái phân tích cơ bản đó là phân tích kỹ thuật. Các nhà đầu tư thuộc trường phái
này tập trung phân tích những biến động giá trên thị trường thơng qua những
biểu đồ, đồ thị. Mặc dù cũng có một số khuyết điểm nhất định nhưng sự đơn
giản, tiện lợi đã giúp phân tích kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi hơn so với phân
tích cơ bản. Trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài, các nhà đầu tư đã đưa phân
tích kỹ thuật phát triển lên một tầm cao mới: giúp các họ lọc ra giỏ cổ phiếu phù
hợp với các chỉ tiêu đã đưa ra từ trước để đầu tư, phân tán rủi ro, thay vì chỉ
chọn ra được một cổ phiếu để đầu tư như trước. Đây là một vấn đề vẫn còn mới
mẻ đối với các nhà đầu tư, do đó em đưa ra đề tài nghiên cứu của mình là “Ứng
dụng phân tích kỹ thuật trong việc lọc cổ phiếu lĩnh vực truyền thông trên sàn
chứng khoán Hà Nội”, với mong muốn giới thiệu rõ hơn về cơ sở lý luận cũng
như quy trình ứng dụng phân tích kỹ thuật vào việc lọc cổ phiếu trên một nhóm
cổ phiếu cụ thể.
Cấu trúc đề tài gồm 3 phần:
• Chương I: Tổng quan về phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng
khốn
• Chương II: Phân tích đồ thị biến động thị trường
• Chương III: Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong việc lọc cổ phiếu
lĩnh vực truyền thông trên sàn Hà Nội
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Trọng Ngun – Trưởng bộ

mơn Tốn tài chính, khoa Tốn Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận
tình giúp đỡ em hồn thành chun đề này.


CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
1.1 Lịch sử hình thành
Nhắc đến phân tích kỹ thuật, chúng ta thường nghĩ ngay ngay cái tên
Charles H. Dow. Ơng là người đã sáng lập nên tạp chí phố Wall (The Wall
Street Journal). Sau nhiều năm nghiên cứu, vào năm 1884, ơng đã đưa ra chỉ số
bình qn của giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mỹ thời
gian đó. Tiếp nối sau đó, William Peter Hamilton đã sử dụng những nghiên cứu
của Dow để phân tích và kết quả là đã xuất bản thành công cuốn sách “The
Stock Market Barometer” (Phong vũ biểu thị trường chứng khốn) vào năm
1922.

Hình 1: Charles H. Dow (bên trái) và William Peter Hamilton – những
người đầu tiên nghiên cứu về phân tích kỹ thuật
Suốt những năm 1920-1930, Richard W.Schabacker là người đã đi sâu
vào những nghiên cứu của Dow và Hamilton. Cuối cùng ông đã đưa ra khái
niệm đầu tiên về phân tích kỹ thuật. Ơng từng là chủ biên của tạp chí Forbes nổi


tiếng. Ông chỉ ra rằng những dấu hiệu mà lý thuyết Dow đưa ra được với chỉ số
bình quân thị trường vẫn giữ nguyên giá trị và tầm quan trọng khi áp dụng vào
đồ thị của từng cổ phiếu riêng lẻ. Điều này đã được ông thể hiện và chứng minh
trong cuốn sách của mình “Stock Market Theory and Practice” và “Technical
Analysis and Stock Market Profit”. Như vậy những cơ sở đầu tiên của phân tích
kỹ thuật đã xuất hiện từ trong lý thuyết Dow, nhưng phải đến Schabacker –

người cha của phân tích kỹ thuật hiện đại, thì mới thực sự ra đời các tên “Phân
tích kỹ thuật”. Từ đó đến nay, phân tích kỹ thuật đã được tập trung nghiên cứu
và tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tư trên thị
trường chứng khốn nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

Hình 2: Những cuốn sách cơ bản đặt nền móng cho
việc nghiên cứu về phân tích kỹ thuật
1.2 Khái niệm
Phân tích kỹ thuật là một phương pháp dự đốn sự biến động của giá và
xu hướng thị trường trong tương lai thơng qua việc nghiên cứu phân tích những
đồ thị giá của thị trường trong quá khứ.
Như vậy, khác với trường phái phân tích cơ bản thường quan tâm đến
những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá, các nhà phân tích kỹ thuật thì tập trung
nghiên cứu các biến động của chính bản thân giá trên thị trường.
1.3 Vai trị
Phân tích kỹ thuật ra đời và ngày càng có vai trị quan trọng trong lĩnh
vực phân tích đầu tư. Nó được dùng để phục vụ cho mục đích sau:
• Xác định chiến lược kinh doanh cho ngắn hạn, trung hạn và dài hạn


• Xác định các đường tiệm cận giá để có quyết định mua vào – giữ lệnh –
bán cổ phiếu một cách hợp lý
• Xác định khoảng dao động của giá để xem xét thời điểm nên hay chưa
nên tham gia thị trường.
Đề tài này chỉ tập trung vào một mục đích đó là việc xác định chiến lược
kinh doanh thơng qua q trình áp dụng phân tích kỹ thuật vào đồ thị giá chứng
khoán trong quá khứ.
1.4 Những giả định
Có ba giả định làm cơ sở cho việc tiếp cận phân tích kỹ thuật:
• Biến động thị trường phản ánh tất cả (một phần của Giả thiết Thị

trường hiệu quả)
Đây được coi là nền tảng của phân tích kỹ thuật. Các nhà phân tích kỹ
thuật tin rằng tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giá thị trường như các thơng tin
nền tảng, sự kiện chính trị, thiên tai, các yếu tố tâm lý… được nhanh chóng đưa
vào các hoạt động của thị trường. Nói một cách khác, tác động của các yếu tố
này sẽ nhanh chóng biểu diễn dưới dạng biến động giá, làm giá thay đổi, tăng
lên hoặc giảm xuống.
Trên cơ sở nhận thức chung về việc giá phản ánh những biến động trong
cung – cầu, các nhà phân tích kỹ thuật chỉ ra rằng khi giá tăng dù vì bất kì lý do
gì thì cầu phải vượt cung và thị trường tăng giá. Đồ thị không phải là nguyên
nhân gây ra biến động giá mà chỉ thể hiện, vẽ lại những quan điểm giá tăng
hoặc giảm của thị trường.
• Giá vận động theo xu thế
Đây là giả định quan trọng nhất của phân tích kỹ thuật. Giả định này dựa
trên cơ sở sự vận động của giá không phải là một biến ngẫu nhiên theo thời gian
mà sự biến động này tuân theo những quy luật nhất định. Các cơng cụ phân tích
kỹ thuật đều được thiết kế dựa trên những quy luật này.
Có thể tóm tắt nội dung này bằng phát biểu như sau: “Một xu thế đang
vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của nó cho đến khi nó đảo chiều”.
• Lịch sử sẽ tự lặp lại
Phần lớn nội dung của phân tích kỹ thuật cũng như việc nghiên cứu biến
động thị trường đều phải nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người. Như chúng ta
đã biết, tâm lý con người thì thường khơng thay đổi. Như vậy đến một lúc nào
đó, những biến động của thì trường sẽ lặp lại, với một chu kỳ nhất định. Có thể
phát biểu rằng: “Chìa khóa để nắm bắt tương lai nằm trong việc nghiên cứu quá
khứ” hay “Tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ”.


Đồ thị 1: Lịch sử lặp lại trên chỉ số VN-Index
1.5 Ưu điểm và nhược điểm

1.5.1 Ưu điểm
Việc áp dụng phân tích kỹ thuật vào thị trường chứng khốn có một số ưu
điểm như sau:
• Phân tích kỹ thuật dễ áp dụng, sử dụng nhanh và rộng rãi
Các công cụ phân tích kỹ thuật thường được thiết kế đơn giản, có sẵn các
thơng số. Cơng việc của nhà phân tích chỉ là xác định cơng cụ cần thiết của
mình và áp dụng vào biểu đồ giá chứng khốn. Ví dụ: khi nhà phân tích dùng
phần mềm METASTOCK mà cần đến chỉ báo RSI, họ chỉ cần tìm và chọn lấy
chỉ báo đó trên thanh cơng cụ. Chỉ báo này đã được thiết kế sẵn trên phần mềm
và có sẵn thơng số cơ bản là RSI(14). Tất nhiên nhà phân tích có thể thay đổi
thơng số này nếu cảm thấy cần thiết. Vì lý do trên nên phân tích kỹ thuật rất dễ
áp dụng, sử dụng nhanh và rộng rãi.
• Phân tích kỹ thuật có thể áp dụng cho nhiều chu kỳ thời gian, không
phụ thuộc vào các báo cáo tài chính
Về bản chất, các cơng cụ phân tích kỹ thuật được thiết kế dựa trên sự biến
động của giá chứng khốn. Quan sát sự biến động đó, nhà phân tích sẽ tìm ra
được quy luật biến động và phản ánh quy luật đó vào các thơng số của cơng cụ.
Những quy luật này sẽ lặp đi lặp lại theo chu kỳ, vì vậy phân tích kỹ thuật có
thể áp dụng cho nhiều chu kỳ thời gian.
Như đã đề cập đến ở trên, phân tích kỹ thuật dựa vào giá chứng khốn.
Nó khơng phụ thuộc vào các báo cáo tài chính. Đó là điều khác biệt lớn nhất
giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.
• Có thể áp dụng nhiều cơng cụ phân tích kỹ thuật cùng một lúc


Mỗi cơng cụ phân tích kỹ thuật chỉ dựa trên một khía cạnh của sự biến
động để dự báo quá trình giá trong tương lai, vì vậy quá trình dự báo này
thường kém chính xác. Tuy nhiên chúng ta có thể áp dụng nhiều cơng cụ phân
tích kỹ thuật cùng một lúc để có thể dự báo giá tốt hơn.


Đồ thị 2: Áp dụng nhiều cơng cụ phân tích kỹ thuật vào đồ thị giá VN-Index
• Phân tích kỹ thuật phản ánh tâm lý nhà đầu tư và các nguyên nhân
kinh tế
Thơng qua phân tích kỹ thuật ta có thể biết được tâm lý của nhà đầu tư.
Giá được thiết lập nhờ quan hệ cung – cầu trên thị trường, mà các cơng cụ phân
tích kỹ thuật lại được thiết kế dựa trên mức giá. Vì vậy tồn tại một mối quan hệ
giữa các cơng cụ phân tích kỹ thuật và quan hệ cung – cầu trên thị trường. Quan
hệ cung – cầu trên thị trường lại chịu tác động của tâm lý nhà đầu tư và các
nguyên nhân kinh tế. Do đó hai yếu tố này sẽ được phản ánh gián tiếp thơng qua
phân tích kỹ thuật. Có thể lấy một ví dụ đơn giản là giá chứng khốn ngành bất
động sản. Như chúng ta đã biết, thị trường bất động sản Việt Nam trong thời
gian gần đây đang bị “đóng băng”, do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới. Chính vì thế nên chứng khốn ngành bất động sản không thu hút


được các nhà đầu tư, giá chứng khoán của ngành ngày càng giảm và nó phần
nào ảnh hưởng đến các chỉ số VN-Index và HNX-Index.

Đồ thị 3: Tốc độ tăng giá của chứng khoán ngành bất động sản
cùng với các chỉ số VN-Index và HNX-Index
Đồ thị phía trên cho chúng ta thấy tốc độ tăng giá của chứng khoán ngành
bất động sản và các chỉ số VN-Index và HNX-Index trong nửa cuối năm 2012 –
nửa đầu năm 2013. Qua đồ thị ta có nhận xét rằng nhìn chung giá của chứng
khốn bất động sản ln duy trì tốc độ tăng âm, mức thấp nhất trong giai đoạn
này là khoảng -35%. Sang năm 2013, giá chứng khoán đã tăng lên nhưng khó
có thể duy trì tốc độ tăng dương. Điều này chứng tỏ niềm tin của nhà đầu tư vào
ngành bất động sản đã có sự thay đổi nhưng chưa đủ lớn để có thể vực dậy được
ngành này.
Qua phân tích trên ta đã thấy được rằng mức giá phản ánh trực tiếp tâm lý
nhà đầu tư và các nguyên nhân kinh tế. Vậy phân tích kỹ thuật phản ánh gián

tiếp các yếu tố này thông qua mức giá như thế nào? Để làm rõ điều này, ta sẽ
phân tích cụ thể một công ty bất động sản bằng một công cụ phân tích kỹ thuật
đơn giản.


Đồ thị 4: Áp dụng chỉ số Đường trung bình động sam mũ EMA-40
vào mã chứng khoán NHN
Trên đây là biến động giá trong giai đoạn cuối năm 2012 của Công ty Cổ
phần Phát triển Đô thị Nam Hà Nội (mã chứng khốn: NHN), một trong những
cơng ty thuộc nhóm ngành bất động sản. Bên cạnh giá chứng khoán của công ty
này, ta bổ sung một công cụ để phân tích đó là Đường trung bình động san mũ
EMA-40. Ta có thể thấy chỉ số này biến động và phản ánh q trình tăng – giảm
giá chứng khốn. Ta có thể dựa vào chỉ số này để dự đoán giá chứng khốn
trong thời gian tiếp theo (Sẽ được trình bày cụ thể trong chương II).
Như vậy thông qua biến động giá, phân tích kỹ thuật phản ánh tâm lý nhà
đầu tư và các nguyên nhân kinh tế.
1.5.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phân tích kỹ thuật cũng tồn tại một số
nhược điểm như sau:
• Dễ phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân
Phân tích kỹ thuật giúp ta dự báo quá trình biến động giá trong tương lai,
nhưng việc vào – ra lệnh là phụ thuộc vào quyết định của nhà đầu tư. Họ có thể
bị nóng vội trong quá trình ra quyết định dẫn đến việc vào – ra lệnh không đúng
thời điểm gây ra thua lỗ trong quá trình đầu tư. Vì vậy để tránh tình trạng này,
trước khi đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư phải có tâm lý thật vững vàng,
phải giữ tinh thần thật thoải mái. Cần xác định rõ rằng phân tích kỹ thuật là một
cơng cụ có khả năng sinh lời nhưng nó phải được sử dụng theo nguyên tắc đã
được tính tốn, chứ khơng phải theo cảm tính.
• Tập trung vào những khả năng có thể xảy ra chứ không phải sự chắc
chắn



Vì phân tích kỹ thuật chỉ mang tính dự báo nên giá chứng khốn trong
thời gian tiếp theo có thể khơng biến động như dự đốn của nhà đầu tư. Nói
cách khác, phân tích kỹ thuật khơng đưa ra được những sự chắc chắn cho nhà
đầu tư. Qua những kết luận rút ra được từ phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư đưa ra
dự đoán về giá chứng khoán trong tương lai. Tuy nhiên vì phân tích kỹ thuật
khơng phải là dự báo tương lai mà là chỉ thị trạng thái thị trường trong quá khứ
nên nếu sử dụng nó như một cơng cụ dự đốn thì nhà đầu tư cần phải tính đến
một xác suất an tồn và chấp nhận rủi ro khi dự đốn là khơng phù hợp.
1.6 Lý thuyết Dow – nền tảng của phân tích kỹ thuật
1.6.1 Lịch sử hình thành
Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kỹ thuật trên thị
trường. Mặc dù thường bị coi là trễ so với thị trường nhưng nó vẫn nhận được
sự quan tâm và tơn trọng của nhiều nhà đầu tư, nhà phân tích.
Trong những ghi chép của người đầu tiên phát triển ra lý thuyết này, ơng
Charles H. Dow, có rất nhiều điều chứng tỏ rằng tác giả khơng hề nghĩ lý thuyết
của mình sẽ trở thành một công cụ dùng cho dự báo thị trường chứng khốn hay
thậm chí nó đã trở thành một hướng dẫn chung cho các nhà đầu tư. Ông chỉ
muốn lý thuyết của mình thành một thước đo biến động chung của thị trường.
Dow thành lập “Dịch vụ thông tin tài chính Dow-Jones” và được mọi người biết
đến với việc tìm ra chỉ số bình quân thị trường chứng khoán. Những nguyên lý
căn bản của học thuyết đã được ông phác thảo ra trong một bài nghiên cứu mà
ông viết cho “Tạp chí phố Wall”. Sau khi Dow chết, năm 1902, người kế tục
ông làm biên tập cho tờ nhật báo, William P. Hamilton, đã tiếp tục việc nghiên
cứu lý thuyết này. Sau 27 năm nghiên cứu và viết các bài báo, ông đã tổ chức và
cấu trúc lại thành Lý thuyết Dow như ngày nay.
Charles Dow đã đưa ra khái niệm về “chỉ số giá bình quân” nhằm phản
ánh xu thế chung của một số cổ phiếu đại diện cho thị trường. Hai loại chỉ số
bình quân Dow-Jones được hình thành vào năm 1897 và vẫn cịn cho đến ngày

nay được Dow tìm ra và áp dụng trong các nghiên cứu của ông về xu thế chung
của thị trường. Một trong hai loại chỉ số ấy là chỉ số của 20 cơng ty hỏa xa, loại
cịn lại gọi là chỉ số công nghiệp thuộc các ngành khác bao gồm 12 cơng ty
mạnh nhất vào thời kỳ đó. Con số này tăng lên 20 công ty vào năm 1916 và đến
năm 1928 là 30 công ty.


Hình 3: Dow thành lập “Dịch vụ thơng tin tài chính Dow-Jones”
1.6.2 Các nguyên lý cơ bản
Khi nghiên cứu Lý thuyết Dow có 12 ngun lý quan trọng sau:
• Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả (trừ hành động của
Chúa)
Chỉ số này phản ánh những hoạt động có liên kết với nhau của hàng
nghìn nhà đầu tư và các sự kiện, tất cả những gì có thể ảnh hưởng đến cung –
cầu của các loại chứng khoán. Thậm chí cả những thiên tai hay thảm họa khơng
dự tính được thì ngay khi xảy ra chúng đã được thị trường phản ánh ngay vào
giá của các loại chứng khốn.
• Ba xu thế của thị trường
Dao động của thị trường tạo thành các xu thế giá. Theo lý thuyết này, thị
trường có ba dạng xu thế chính, trong đó quan trọng nhất là các xu thế cấp 1.
Đây là những biến động tăng hoặc giảm với quy mô lớn, thường kéo dài trong
một hoặc nhiều năm. Chuyển động theo xu thế cấp 1 sẽ bị ngắt quãng bởi sự
đan xen vào của các dao động cấp 2 theo hướng đối nghịch – gọi là những điều
chỉnh hay phục hồi của thị trường. Xu thế cấp 3 bao gồm những biến động giá
nhỏ, còn được gọi là những biến động hàng ngày.
• Xu thế cấp 1 (xu thế chính hay xu thế cơ bản)
Như đã nói ở trên, xu thế cấp 1 là những chuyển động lớn của giá, thường
kéo dài trong một vài năm và được xem như cơn thủy triều. Xu thế này gây ra
sự tăng hay giảm đến 20% giá của các cổ phiếu.
Xu thế này được chia làm 3 giai đoạn:

o Giai đoạn 1: Là giai đoạn giá đi ngang. Ở đó có một số nhà đầu tư
khôn khéo mua vào chờ giá lên/bán ra chờ giá xuống.


o Giai đoạn 2: Đây là thời kỳ giá theo xu hướng tăng giá/giảm giá. Ở
giai đoạn này, nhiều nhà đầu tư bắt đầu tham gia vào thị trường/ra khỏi thị
trường dựa trên việc phân tích các thơng tin của doanh nghiệp.
o Giai đoạn 3: Sau khi thị trường hình thành đỉnh/đáy, sẽ xuất hiện
một thời kỳ giá đi ngang khác. Trong giai đoạn này sẽ có nhiều nhà đầu tư tham
gia vào thị trường /ra khỏi thị trường hơn vì thị trường lúc này có nhiều thơng
tin để phân tích. Cuối giai đoạn này thường là thời kỳ giảm giá/tăng giá và quay
trở lại giai đoạn 1.
Mục đích của nhà đầu tư dài hạn đó là mua chứng khốn càng sớm càng
tốt trong thị trường tăng giá, sau đó nắm giữ cho đến khi quá trình tăng giá thực
sự kết thúc và bắt đầu bước vào giai đoạn thị trường giảm giá. Họ có thể bỏ qua
một cách an toàn sự đan xen của các điều chỉnh cấp 2 và các dao động nhỏ vì họ
đầu tư dài hạn theo xu thế chính của thị trường. Tuy nhiên với một nhà kinh
doanh chứng khốn ngắn hạn thì những biến động của xu thế cấp 2 lại có vai trị
quan trọng bởi họ kiếm lợi nhuận dựa trên những biến động ngắn hạn của thị
trường.
• Xu thế cấp 2 (xu thế trung gian)

Hình 4: Xu thế cấp 2 thường kéo giá ngược lại
khoảng 1/3 đến 2/3 mức thay đổi của giá theo xu thế cấp 1
Xu thế này là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn q trình vận
động của giá theo xu thế cấp 1, thường kéo giá ngược lại khoảng 1/3 đến 2/3
mức thay đổi của xu thế giá cấp 1. Chúng là những đợt điều chỉnh xuất hiện


trong thị trường tăng giá hoặc là những đợt hồi phục xuất hiện trong thị trường

giảm giá. Xu hướng này giống như những cơ sóng và thường kéo dài từ 3 tuần
đến nhiều tháng.
Nếu như mỗi đợt tăng giá liên tiếp đều đạt đến mức cao hơn mức trước
đó và mỗi điều chỉnh cấp 2 đều dừng lại ở mức cao hơn mức đáy của lần điều
chỉnh trước thì xu thế cấp 1 lúc này là tăng giá. Còn ngược lại nếu mỗi biến
động giảm đều làm cho giá xuống những mức thấp hơn còn mỗi điều chỉnh cấp
2 đều không đủ mạnh để làm cho giá tăng lên đến mức đỉnh của những đợt tăng
giá trước đó thì xu thế cấp 1 của thị trường lúc này là giảm giá.
• Xu thế cấp 3 (xu thế nhỏ)
Xu thế này giống như những gợn sóng và kéo dài đối đa là 3 tuần, thường
chỉ dưới 6 ngày. Bản thân chúng khơng thực sự có ý nghĩa nhưng chúng góp
phần tạo nên các xu thế trung gian. Đây là dạng duy nhất trong 3 loại xu thế có
thể bị tác động, bởi vì để tác động vào xu thế cấp 1 hoặc cấp 2 thì cần phải có
những giao dịch với khối lượng rất lớn và điều này thì gần như là khơng thể.
• Thị trường tăng giá
Một xu thế tăng giá cơ bản thường bao gồm 3 thời kỳ:
o Thời kỳ đầu tiên là q trình “tích lũy”. Trong q trình này, các
doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Điều này được thể
hiện rõ qua các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phần lớn các nhà đầu tư
có tâm lý chán nản khi tham gia thị trường, cảm thấy lo lắng về sự suy giảm giá
trị của cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Họ sẽ chào bán cổ phiếu với mong muốn
thoát khỏi thị trường càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, cũng có những nhà đầu tư
nhận thấy khả năng doanh nghiệp có thể chuyển biến tình hình thành tăng
trưởng nhanh chóng, cảm thấy giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ tăng trong thời
gian tới. Họ sẽ mua cổ phiếu và chờ giá lên.
o Thời kỳ thứ 2 là thời kỳ tăng giá mạnh, tại đó doanh nghiệp tăng
trưởng khá vững chắc. Điều đó làm cho cổ phiếu của doanh nghiệp cũng tăng
giá dần và bắt đầu thu hút các mối quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường.
o Thời kỳ thứ 3 được coi là thời kỳ đỉnh điểm của q trình tăng
trưởng. Tất cả các thơng tin tài chính của doanh nghiệp đưa ra đều rất tốt, giá

chứng khoán tăng cao ngồi sức tưởng tượng. Cơng chúng rất háo hức với từng
biến động của thị trường. Những nhà đầu tư có ít kinh nghiệm sẽ cho rằng tham
gia vào thị trường lúc này mới chắc chắn đem lại lợi nhuận cho họ. Nhưng thực
sự thì khi giá đã tăng quá cao, câu hỏi nên đặt ra vào lúc này là “Nên bán cổ
phiếu nào?” chứ khơng cịn là “Nên mua cổ phiếu nào?” nữa.
Để làm rõ cho những điều đã trình bày ở trên, ta sẽ đi vào phân tích cụ
thể trên đồ thị của chỉ số VN-Index:


Đồ thị 5: Quá trình tăng lên của chỉ số VN-Index và các xu thế của thị trường
Bên trên là biến động của chỉ số VN-Index trong thời kỳ cuối năm 2012 –
đầu năm 2013. Đây là một ví dụ điển hình về thị trường tăng giá. Ba giai đoạn
của xu thế cấp 1 được biểu diễn tương ứng với ba hình vng trên đồ thị. Giai
đoạn 1 và giai đoạn 3 đều là giai đoạn thị trường đi ngang, giai đoạn 2 là lúc thị
trường có sự tăng giá mạnh. Trong q trình tăng giá mạnh, có 2 thời kỳ giá
được điều chỉnh, hay chính là xu thế cấp 2, được khoanh trịn trên đồ thị. Thị
trường ln dao động lên xuống liên tục với mức độ nhỏ chứ khơng bằng
phẳng. Những dao động nhỏ đó chính là xu thế cấp 3 của thị trường.
• Thị trường giảm giá
Xu thế giảm giá của thị trường cũng được chia thành 3 thời kỳ:
o Thời kỳ đầu tiên là thời kỳ “phân phối”. Trong thời kỳ này những
nhà đầu tư có tầm nhìn xa đều nhận thấy rằng doanh thu của những công ty mà
họ nắm giữ cổ phiếu đều đã đạt mức quá cao, đã đến lúc phải thoát khỏi thị
trường trước khi giá cổ phiếu giảm xuống. Khối lượng giao dịch vẫn đang rất
cao mặc dù đã có những dấu hiệu của xu hướng giảm. Công chúng bắt đầu có
dấu hiệu lo lắng và cũng khơng cịn nhiều kỳ vọng kiếm lợi nhuận.
o Thời kỳ thứ 2 được gọi là thời kỳ hỗn loạn, khi mà sự sụt giảm xảy
ra trầm trọng. Khi thấy dấu hiệu rõ ràng của việc giảm giá, số lượng người mua
giảm dần và những người vẫn còn đang nắm giữ cổ phiếu giảm giá thì vội vã
bán chúng đi. Xu thế giảm giá bắt đầu tăng mạnh làm đồ thị giá gần như dốc

thẳng xuống và khối lượng giao dịch đạt đến mức đỉnh điểm. Sau giai đoạn hỗn
loạn có thể có giai đoạn hồi phục hoặc giai đoạn giá giao động ngang trong một


thời gian tương đối dài. Giai đoạn này thể hiện tâm lý chán nản của một bộ phận
nhà đầu tư, những người đã cố gắng nắm giữ cổ phiếu qua thời kỳ hỗn loạn
trước đó hoặc cũng có thể là những người đã mua cổ phiếu trong thời kỳ đó bởi
vì lúc này giá của cổ phiếu rõ ràng là rẻ hơn rất nhiều. Thông tin về các doanh
nghiệp ngày càng xấu đi.
o Vào thời kỳ thứ 3, cổ phiếu đã giảm đến mức thấp nhất, thậm chí
gần như mất hoàn toàn giá trị. Xu thế đi xuống trên thị trường đã yếu dần,
nhưng lại được duy trì bởi quá nhiều các lệnh bán. Ở giai đoạn cuối của thị
trường giảm giá, cả thị trường chỉ tập trung vào giao dịch một số loại cổ phiếu.
Thị trường giảm giá kết thúc với những tin xấu về doanh nghiệp.
• Hai đường chỉ số bình quân của thị trường phải cùng xác nhận xu
thế của thị trường
Khi 2 chỉ số này biến động cùng nhau, nó sẽ cho tín hiệu chắc chắn về sự
đảo chiều xu thế thị trường. Tuy nhiên không nhất thiết cả hai chỉ số bình quân
phải cùng xác nhận vào 1 ngày. Thường thì một trong hai chỉ số này sẽ trễ hơn
chỉ số còn lại vài ngày, vài tuần, thậm chí đến vài tháng. Nhà đầu tư nếu không
ưa mạo hiểm cần kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi thị trường thật sự thể hiện ra
bản chất xu hướng của nó.
• Khối lượng giao dịch áp dụng kèm với xu hướng thị trường
Khi giá biến động theo đúng xu thế cấp 1 thì các hoạt động kinh doanh
trên thị trường sẽ sơi nổi hơn. Q trình giao dịch sẽ giảm đi khi có những đợt
hồi phục/điều chỉnh. Do vậy, với thị trường tăng giá, khối lượng giao dịch sẽ
tăng nếu giá tăng và giảm nếu giá giảm, cịn với thị trường giảm giá thì khối
lượng giao dịch sẽ tăng nếu giá giảm và giảm nếu giá tăng. Các kết luận ở đây
thường khơng có giá trị nếu chỉ dựa trên diễn biến trong vài ngày hay một phiên
giao dịch đơn lẻ. Nguyên lý này chỉ phát huy hiệu quả nếu dựa trên những diễn

biến của khối lượng giao dịch trong thời gian giao dịch tương đối dài. Tuy
nhiên, ta cũng khơng đi sâu phân tích về khối lượng giao dịch, vì theo Lý thuyết
Dow thì chỉ dựa trên những phân tích về giá mới có thể đưa ra được những dấu
hiệu mang tính quyết định về xu thế thị trường, cịn khối lượng giao dịch chỉ có
thể cung cấp thêm những chứng cứ phụ để giải thích rõ hơn biến động của thị
trường mà thơi.
• Đường ngang có thể thay thế cho các xu thế cấp 2
Đường ngang là những chuyển động ngang của thị trường phản ánh thời
kỳ mà giá biến động rất ít (với thị trường Mỹ là nhỏ hơn hoặc bằng 5%). Đường
ngang thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Khi thị trường xuất hiện mơ hình dạng
đường nằm ngang, điều này chỉ ra rằng áp lực của cung và cầu trên thị trường là
tương đối cân bằng. Do vậy giá dao động vượt ra ngồi mức dao động của mơ


hình đường ngang đang xuất hiện trên thị trường một cách bất thường sẽ là một
dấu hiệu rõ ràng cho một thị trường lên hoặc xuống giá tùy thuộc vào hướng
của dao động vượt ra ngồi. Điều này càng có ý nghĩa khi mơ hình đường ngang
kéo dài càng lâu. Trong trường hợp này, đường ngang có thể coi là những mức
đỉnh hoặc đáy rất quan trọng của thị trường. Nếu là đỉnh thì đó chính là giai
đoạn “phân bổ” – giai đoạn ban đầu của một thị trường giảm giá, cịn nếu là đáy
thì đây là giai đoạn “tích tụ” – giai đoạn đầu của một thị trường tăng giá. Thơng
thường, đường ngang đóng vai trị như một thời kỳ ổn định thuộc giai đoạn cuối
cùng trong quá trình hình thành hoặc thuộc giai đoạn củng cố xu thế cấp 1 của
thị trường. Nói cách khác, nó đóng vai trị như những sóng cấp 2.
• Chỉ sử dụng mức giá đóng cửa để nghiên cứu
Lý thuyết Dow khơng quan tâm và ít đề cao đến các mức biến động giá
trong ngày mà chỉ quan tâm đến những số liệu cuối ngày giao dịch.
• Một xu thế cần được giả định rằng vẫn đang tiếp tục cho đến khi có
một dấu hiệu thực sự về sự đảo chiều của xu thế đó được xác định
Theo nguyên lý này, khi bắt đầu có sự đảo chiều xu thế, nhà đầu tư cần

kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi có sự chắc chắn về sự đảo chiều đó, tránh nơn
nóng rồi đưa ra quyết định sai lầm.
Một hệ quả tất yếu từ nguyên lý này đó là khi đã có những dấu hiệu về sự
thay đổi của xu thế thị trường thì sự thay đổi đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì
vậy bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải theo dõi thị trường một cách thường
xuyên. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ lợi thế hơn nếu sớm xác định chắc chắn về sự
đảo chiều xu thế và sớm đưa ra quyết định đúng đắn. Điều này phụ thuộc vào
kinh nghiệm của nhà đầu tư đó.
1.6.3 Một số hạn chế
• Lý thuyết Dow quá trễ
Đây là ý phê bình đúng. Đơi khi người ta cịn cho rằng mỗi biến động lớn
của thị trường được chia thành 3 phần thì Lý thuyết Dow sẽ làm cho người tn
theo nó mất đi cơ hội kiếm lời ở phần đầu và cuối của biến động này, có khi là
mất đi tồn bộ cơ hội. Tuy nhiên sẽ kiếm được lợi nhuận rất cao nếu đầu tư theo
đúng Lý thuyết Dow. Vì lý thuyết Down quá trễ nên lý thuyết này phù hợp hơn
với các nhà đầu tư dài hạn.
• Lý thuyết Dow khơng phải là ln đúng
Điều này hồn tồn rõ ràng. Việc áp dụng Lý thuyết Dow hoàn toàn dựa
vào khả năng giải thích tình hình thị trường của nhà đầu tư và họ phải tự chịu sự
rủi ro đối với tính chính xác của những giải thích này.
• Lý thuyết Dow thường làm cho nhà đầu tư phải băn khoăn
Đôi khi Lý thuyết Dow không thể đưa ra môt nhận định cụ thể nào, điều
đó thường xảy ra đối với thị trường xuất hiện đường ngang. Khi đó nếu một nhà


đầu tư “ưa hoạt động” phản ứng lại thì điều đó là hồn tồn dễ hiểu. Nhưng tính
kiên nhẫn là một phẩm chất không thể thiếu trên bất kỳ thị trường chứng khốn
nào bởi nó sẽ giúp nhà đầu tư tránh được những sai lầm nghiêm trọng.
• Lý thuyết Dow khơng giúp gì được cho những nhà đầu tư theo các
biến động trung gian

Các nhà đầu tư trong ngắn hạn thường tập trung phân tích những biến
động trung gian. Lý thuyết Dow hầu như không đưa ra những dấu hiệu về sự
thay đổi trong các xu thế trung gian. Tuy nhiên nếu có thể có được những dấu
hiệu này thì rõ ràng lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều so với chỉ đầu tư theo nhưng
biến động của xu thế cấp 1.


CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
2.1 Phương pháp chung ứng dụng chỉ số vào phân tích đồ thị
Các chỉ báo kỹ thuật được sử dụng chủ yếu bởi các nhà giao dịch ngắn
hạn. Đối với các nhà đầu tư dài hạn thì hầu hết các chỉ báo kỹ thuật ít có giá trị
hơn. Lợi ích hiệu quả nhất của chúng đối với nhà đầu tư dài hạn là giúp xác
định các điểm vào thị trường và thoát khỏi thị trường khi phân tích xu thế dài
hạn.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần biết rằng khơng có chỉ số kỹ thuật nào có
thể mang lại đầy đủ thơng tin về tình hình biến động của giá chứng khốn trên
thị trường. Vì vậy nhà phân tích nên sử dụng kết hợp nhiều chỉ số phân tích kỹ
thuật khác nhau để có được kết quả phân tích chính xác nhất. Khơng chỉ vậy,
mỗi nhà phân tích nên chọn cho mình một bộ chỉ số mà họ cảm thấy dùng nó để
phân tích có hiệu quả nhất.
Phần mềm METASTOCK của hãng Equis là công cụ hỗ trợ cho nhà đầu
tư trong việc phân tích sự biến động của giá chứng khốn trên thị trường. Các
chỉ số phân tích kỹ thuật được thiết kế đầy đủ trong phần mềm này để có thể hỗ
trợ tốt nhất cho các nhà phân tích. Các đồ thị minh họa được đề cập tới trong đề
tài này đều được lấy từ việc phân tích trên phần mềm METASTOCK.
Trước khi đi vào nghiên cứu các chỉ báo phân tích kỹ thuật, để tiện cho
việc phân tích, ta cần tìm hiểu về các thuộc tính và tính chất, cũng như phân loại
các chỉ báo phân tích kỹ thuật.
Một chỉ báo phân tích kỹ thuật thường có các thuộc tính và tính chất sau:

• Số phiên tính tốn: là số phiên lấy dữ liệu để tính tốn ra một giá trị của
chỉ báo phân tích kỹ thuật. Nhà đầu tư càng thích ngắn hạn thì chọn số phiên
tính tốn càng nhỏ.
• Độ trễ: Là khoảng thời gian từ lúc trạng thái thị trường đã xảy ra cho đến
khi phép phân tích chỉ ra được trạng thái đó. Trong cùng một phương pháp phân
tích, số phiên tính tốn càng lớn thì độ trễ càng lớn. Nhà đầu tư càng thích ngắn
hạn bao nhiêu thì càng mong muốn độ trễ nhỏ.
• Độ nhạy: Chỉ sự kịp thời trong việc phản ánh các biến động của thị
trường. Tính chất này ngược lại với độ trễ.
• Độ chính xác: Chỉ tính ít sai sót trong việc phản ánh các biến động của
thị trường. Độ chính xác và độ nhạy lại đối nghịch với nhau.


Như vậy có thể tóm tắt mối liên hệ giữa các thuộc tính và tính chất như
sau: số phiên tính toán càng lớn  độ trễ càng lớn  độ nhạy càng bé  độ
chính xác càng lớn.
Về phân loại các chỉ báo phân tích kỹ thuật thì có nhiều cách phân loại
khác nhau. Để tiện cho việc nghiên cứu, đề tài chỉ đề cập đến một cách phân
loại đó là theo đặc điểm của các chỉ báo. Các công cụ phân tích kỹ thuật được
chia ra làm 3 nhóm (theo đặc điểm):
• Leading Technical Indicators (chỉ báo dẫn đường – chỉ báo đi
nhanh): Là những chỉ báo báo hiệu sớm khả năng đảo chiều của xu thế giá
trong tương lai. Nó cho biết xu hướng của giá trong ngắn hạn, thường được sử
dụng khi thị trường không xác định rõ xu hướng. Chỉ báo được sử dụng để phân
tích trong đề tài này là đường sức mạnh tương đối RSI (sẽ được đề cập đến ở
phần 2).
• Lagging Technical Indicators (chỉ báo theo sau – chỉ báo đi chậm): Là
những chỉ báo đi theo sự thay đổi về xu hướng của giá nên còn được gọi là chỉ
báo theo xu hướng. Nó chỉ ra tương quan lực lượng giữa phe mua và phe bán,
giữa sự tăng giá và sự giảm giá. Nó cho biết xu hướng dài hạn của giá, thường

dùng để xác nhận lại xu hướng giá một cách chắc chắn hơn. Ba chỉ báo được sử
dụng để phân tích trong đề tài này là đường trung bình động MA, đường trung
bình động hội tụ/phân kỳ MACD và dải bollinger band (sẽ được đề cập đến ở
phần 2).
• Informational Technical Indicators (chỉ báo thông tin): Là chỉ báo
không dự đốn cũng khơng đi theo một xu hướng mà chỉ miêu tả thị trường, chỉ
số hoặc công cụ tài chính.
Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu 2 loại chỉ báo trên, cịn loại chỉ báo thứ 3
thường khơng mang nhiều ý nghĩa nên không được đề cập tới. Trong 2 loại chỉ
báo trên, mỗi loại chỉ báo đều có ưu và nhược điểm riêng. Nhà đầu tư cần biết
vận dụng kết hợp 2 loại chỉ báo để quá trình phân tích có hiệu quả cao nhất.
Ưu điểm
Chỉ báo Giúp nhà đầu tư ra/vào thị
đi nhanh trường sớm và kịp thời hơn
Cho nhiều tín hiệu của thị
trường hơn
Cho biết trước những rủi ro/cơ
hội tiềm năng
Chỉ báo

Nhược điểm
Dễ đưa ra những tín hiệu khơng
chính xác
Ra/vào thị trường giao dịch
nhiều đồng nghĩa với việc phải
trả chi phí giao dịch nhiều

Giúp nhà đầu tư có khả năng Khơng phát huy tác dụng trong



đi chậm

nắm bắt tốt và xác định xu thị trường khơng có xu hướng
hướng tốt
nhất định
Cho những tín hiệu chắc chắn
Ra/vào thị trường chậm hơn
Giao dịch ít nên trả chi phí giao
dịch ít hơn
Bảng 1: Ưu và nhược điểm của 2 loại chỉ báo

2.2 Một số chỉ số được sử dụng
2.2.1 Đường trung bình động MA (Moving Average)
2.2.1.1 Tổng quan
Trong tất cả các chỉ báo phân tích kỹ thuật thì đường trung bình động MA
là chỉ báo đơn giản nhất. Đường trung bình động tại một thời điểm là giá trị
trung bình của giá trong một giai đoạn tính đến thời điểm ấy. Đây là một chỉ báo
đi chậm nên nó có độ trễ so với thị trường.
Đường trung bình động MA là chỉ báo hữu ích dùng để theo dõi khuynh
hướng biến động giá chứng khoán và báo hiệu sự kết thúc hay đảo chiều của
khuynh hướng này. Nó có tác dụng làm trơn những biến động nhỏ của giá
chứng khoán trên thị trường, nhằm loại bỏ những biến động nhỏ của thị trường
để từ đó cho chúng ta những biến động chính của giá chứng khốn trên thị
trường.
Đường trung bình động được tính bằng nhiều phương pháp khác nhau,
hai phương pháp tính trung bình động được dùng phổ biến là SMA và EMA,
trong đó EMA có độ trễ ít hơn vì nó áp dụng trọng số đối với các giá gần hơn.
• Trung bình động giản đơn SMA (Simple Moving Average)
Đường trung bình động giản đơn SMA là mẫu đường trung bình động
được sử dụng phổ biến nhất.

SMA được tính tốn bằng cách cộng tất cả các giá đóng cửa của một loại
chứng khốn trong n phiên gần nhất rồi chia cho n. Để tính SMA một phiên, ta
sẽ lấy giá trị trung bình của phiên đó và phiên trước đó.
Cơng thức tính:

SMAt =
Trong đó:

Pt + Pt −1 + Pt −2 + ... + Pt −n +1
n

SMAt: giá trị của trung bình động giảm đơn tại phiên t
Pt: giá đóng cửa của cổ phiếu tại phiên t
n: số phiên tính trung bình động giản đơn
• Trung bình động hàm mũ EMA (Exponential Moving Average)
Cơng thức tính:


EMAt = ( Pt − EMAt −1 ) × M + EMAt −1
Trong đó:

EMAt: giá trị trung bình động hàm mũ tại phiên t
Pt: giá đóng cửa của cổ phiếu tại phiên t
n: số phiên tính trung bình động hàm mũ
M: hệ số nhân. Trong trường hợp này M được tính theo cơng thức:

M=

2
1+ n


Dưới đây là bảng tóm tắt ưu, nhược điểm của 2 phương pháp tính đường
trung bình động EMA và SMA:
SMA

EMA

Ưu điểm

Loại bỏ được hầu hết cácDịch chuyển nhanh, rất tốt
tín hiệu khơng chính xác để cho việc báo hiệu sự
đảo chiều xu thế có thể xảy
ra

Khuyết điểm

Chuyển động chậm, dẫnCác tín hiệu được đưa ra
đến các tín hiệu mua vàđơi khi khơng chính xác
bán trễ.

Bảng 2: Ưu, nhược điểm của 2 phương pháp EMA và SMA
2.2.1.2 Cách sử dụng trong phân tích
Việc sử dụng đường MA tùy thuộc vào chiến lược đầu tư, cụ thể như sau:
Chiến lược đầu tư

Số phiên tính của đường MA

Rất ngắn hạn

5 – 10 ngày


Ngắn hạn

11 – 25 ngày

Trung hạn

25 – 100 ngày

Dài hạn

100 – 200 ngày

Bảng 3: Số phiên tính của đường MA
Nhà đầu tư sử dụng đường MA với 3 mục đích sau:
• Xác định xu hướng của thị trường


Xu hướng của thị trường có thể được xác định dựa trên 3 yếu tố sau đây.
Mức độ chắc chắn của dấu hiệu đưa ra được sắp xếp tăng dần theo thứ tự từ trên
xuống dưới:
o Dựa trên xu hướng của đường MA
Khi đang nằm dưới đường giá mà đường MA có xu hướng tăng lên thì
điều đó báo hiệu sắp có sự tăng giá. Ngược lại, khi đang nằm trên đường giá mà
đường MA có xu hướng giảm xuống thì điều đó báo hiệu q trình giảm giá sắp
diễn ra. Cịn khi đường MA đi ngang thì thị trường khơng có xu hướng rõ ràng.
o Dựa trên tương quan giữa đường giá và đường MA
Khi đường giá cắt từ dưới lên trên đường MA thì thị trường đang có xu
hướng tăng giá. Ngược lại, khi đường giá cắt từ trên xuống dưới đường MA thì
thị trường đang có xu hướng giảm giá. Số phiên tính tốn của đường MA càng

lớn thì sự giao cắt này càng có ý nghĩa hơn.
o Dựa trên tương quan giữa 2 đường MA
Ta có thể kết hợp 2 đường MA để xác định xu hướng của thị trường. Hai
đường MA này sẽ có số phiên tính tốn khác nhau. Đường MA có số phiên tính
tốn ít hơn sẽ là đường MA ngắn hạn, đường cịn lại sẽ là đường MA dài hạn.
Do được tính tốn với số phiên ít hơn nên đường MA ngắn hạn sẽ có độ
trễ ít hơn, độ nhạy cao hơn. Nó sẽ đưa ra báo hiệu về xu hướng trước đường
MA dài hạn. Tuy nhiên ta cần nhớ rằng đường MA ngắn hạn sẽ có độ chính xác
thấp hơn, vì thế tránh nơn nóng trước tín hiệu do đường MA ngắn hạn đưa ra
nếu chưa có tín hiệu xác nhận nào khác, ví dụ như nó cắt từ dưới lên trên đường
MA dài hạn.
Đường MA ngắn hạn cắt từ dưới lên trên đường MA dài hạn báo hiệu
rằng thị trường đang có xu hướng tăng giá. Ngược lại, đường MA ngắn hạn cắt
từ trên xuống dưới đường MA dài hạn báo hiệu rằng thị trường đang có xu
hướng giảm giá.
Hai cặp đường trung bình động thường được sử dụng là cặp MA(5) và
MA(20), MA(20) và MA(100).
• Xác định mức kháng cự, hỗ trợ của thị trường
Đầu tiên, ta sẽ tìm hiểu về mức kháng cự và mức hỗ trợ. Mức kháng cự là
mức giá mà tại đó người bán đã cảm thấy lợi nhuận chấp nhận được và bán ra
còn người mua không muốn mua ở mức giá cao hơn nữa, xu thế tăng giá dừng
lại. Mức hỗ trợ là mức giá mà tại đó người mua cảm thấy đầu tư vào đó có lợi
và người bán cũng khơng muốn bán với mức giá thấp hơn, xu thế giảm giá dừng
lại.
Đường MA có thể đóng vai trị là mức kháng cự hay mức hỗ trợ của thị
trường. Trong xu hướng tăng giá, đường MA nằm dưới đường giá và đóng vai


×