Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại vườn cây ăn trái lái thiêu, huyện thuận an, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.68 MB, 194 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐOÀN NGỌC NHƯ TÂM

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MƠ HÌNH QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU,
HUYỆN THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 608015

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hướng dẫn khoa học: TS.GVC.CHẾ ĐÌNH LÝ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2008


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

Lời Cảm Ơn
Trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến q thầy cô trong khoa
Địa lý và Quý thầy cô trong chương trình đào tạo Cao học Bảo
vệ và Sử dụng Tài nguyên Môi trường đã hết lòng truyền đạt
kiến thức và những kinh nghiệm học tập quý báu trong thời
gian học ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.


Xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn, Tiến só Giảng
viên Chính Chế Đình Lý, Phó Viện trưởng Viện Môi trường
và Tài nguyên ĐHQG TPHCM đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, chỉnh sửa và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi có khả
năng hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các cô chú, anh
chị trong Ủy ban nhân dân các xã An Sơn, An Thạnh, Hưng
Định và Bình Nhâm, Phòng Tài nguyên Môi trường Huyện
Thuận An đặc biệt là các Hộ dân, Doanh nghiệp đã tạo nhiều
điều kiện và giúp đỡ trong quá trình tìm hiểu thực tế cũng
như cung cấp các tư liệu cho luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2008

Tác giả Đoàn Ngọc Như Tâm

a
Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Mơi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

MỤC LỤC

Trang

TĨM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... H
SUMMARY ................................................................................................................I

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... - 1 1.Đặt vấn đề - lý do chọn đề tài ............................................................ - 1 2. Mục tiêu đề tài................................................................................... - 3 3. Nội dung đề tài .................................................................................. - 3 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài ........................................... - 5 5. Ý nghĩa đề tài .................................................................................... - 5 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. - 6 8. Lịch sử nghiên cứu đề tài:................................................................. - 9 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................ - 17 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ MƠ HÌNH QUẢN
LÝ MƠI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG .............................................. - 17 1.1.TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG..........................- 17 1.1.1.Tổng quan về du lịch .................................................................. - 17 1.1.2.Tổng quan về du lịch bền vững .................................................. - 18 1.2.TỔNG QUAN VỀ MƠ HÌNH QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG ...............................................................................................................- 19 1.2.1.Khái niệm về mơ hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng. - 19 1.2.2.Mục tiêu của mơ hình quản lý mơi trường dựa vào cộng đồng . - 21 1.2.3.Kết quả của mô hình quản lý mơi trường dựa vào cộng đồng... - 22 1.2.4.Các ngun tắc cơ bản của mơ hình quản lý môi trường dựa vào
cộng đồng..................................................................................................... - 22 1.2.3.Các yếu tố cơ bản của mơ hình quản lý mơi trường dựa vào cộng
đồng.............................................................................................................. - 24 1.3.CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG TRONG Q TRÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ
MƠI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG. .....................................................- 26 1.3.1.Công cụ xếp hạng....................................................................... - 26 1.3.2.Công cụ phỏng vấn .................................................................... - 29 1.3.3.Công cụ làm việc theo nhóm ...................................................... - 30 1.3.4. Các cơng cụ trực quan .............................................................. - 31 1.4.QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH ..............................................................................................- 34 1.4.1.Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch...... - 34 1.4.2.Vai trò của cộng đồng trong hoạt động du lịch.......................... - 34 1.4.3.Tham khảo ý kiến cộng đồng...................................................... - 35 b
Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý Mơi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

1.4.4.Tổ chức sự tham gia của cộng đồng vào quản lý và tiến hành hoạt
động du lịch.................................................................................................. - 36 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU, HUYỆN
THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ................................................................. - 37 2.1.TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, CỘNG
ĐỒNG ĐẶC TRƯNG TẠI VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU, HUYỆN
THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG.................................................................- 37 2.1.1.Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cộng đồng đặc
trưng tại vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương .. - 37 2.1.2.Tình hình phát triển kinh tế xã hội............................................. - 48 2.1.3. Đặc điểm xã hội ........................................................................ - 51 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, ĐIỀU KIỆN SINH THÁI VÀ DINH DƯỠNG CỦA
MỘT SỐ CÂY ĂN TRÁI CHÍNH Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....................- 53 2.2.1.Cây măng cụt (Garcinia mangostana - họ guttiferae) ............... - 53 2.2.2.Cây sầu riêng (durio zibethinus)................................................ - 55 2.2.3.Cây bòn bon (lausium domesticum)........................................... - 57 2.2.4.Cây mít (artocarpus heterophylus) ............................................ - 58 2.3.HIỆN TRẠNG CÁC VƯỜN CÂY ĂN TRÁI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU, ......................................- 60 2.3.1 .Hiện trạng các vườn cây ăn trái:.............................................. - 60 2.3.2. Hiện trạng môi trường các vườn cây ăn trái:........................... - 69 2.3.3. Chất lượng khơng khí..................................................................... 78
2.3.4. Rác thải: ......................................................................................... 79
2.3.5. Sự cố môi trường: .......................................................................... 87
2.3.6. Các họat động bảo vệ mơi trường tại khu vực............................... 88
2.4.QUY MƠ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH-DỊCH VỤ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH-DỊCH VỤ TẠI VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI
THIÊU, HUYỆN THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ........................................ 92
2.4.1.Quy mơ họat động du lịch-dịch vụ tại vườn cây ăn trái Lái Thiêu,

huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.................................................................... 92
2.4.2.Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch-dịch vụ...................... 93
2.5.DỰ BÁO MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG PHÁT SINH TỪ CÁC HỌAT ĐỘNG DU LịCH-DỊCH VỤ TẠI LÁI
THIÊU................................................................................................................... 95
2.5.1.Cơ sở dự báo ô nhiễm ..................................................................... 95
2.5.2.Dự báo các vấn đề môi trường phát sinh........................................ 95
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ MƠI
TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI
VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU ..................................................................... 99
3.1.XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẦN QUAN TÂM ................... 99
c
Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

3.1.1.Phương pháp xác định các vấn đề môi trường cần quan tâm ........ 99
3.1.2.Phỏng vấn, điều tra về mối quan tâm của cộng đồng đối với công
tác bảo vệ môi trường địa phương.................................................................. 100
3.1.3.Các vấn đề môi trường cần quan tâm........................................... 125
3.2. XÁC ĐỊNH CÁC BÊN LIÊN QUAN .......................................................... 128
3.2.1. Chính quyền cấp huyện, xã:......................................................... 130
3.2.2. Các tổ chức đoàn thể.................................................................... 131
3.2.3. Chủ các cơ sở, doanh nghiệp ....................................................... 131
3.2.4. Các tổ chức phối hợp, hỗ trợ ....................................................... 131
3.2.5. Cộng đồng dân cư trong khu vực ................................................. 131

3.2.6. Khách du lịch ............................................................................... 132
3.3.CÁC YÊU CẦU LUẬT PHÁP CẦN TUÂN THỦ TRONG BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI
THIÊU................................................................................................................. 132
3.4. ĐỀ NGHỊ CHÍNH SÁCH MƠI TRƯỜNG VÀ XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU............. 135
3.4.1. Chính sách mơi trường cho vườn cây ăn trái Lái Thiêu.............. 135
3.4.2. Xác định các mục tiêu quản lý môi trường cho vườn cây ăn trái Lái
Thiêu................................................................................................................ 139
3.5.XÁC ĐỊNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG ĐỂ TRIỂN KHAI MƠ
HÌNH QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỘNG PHÙ HỢP VỚI
CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VƯỜN CÂY ĂN TRÁI LÁI THIÊU ......... 139
3.5.1.Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng .............................. 140
3.5.2. Chương trình đào tạo và nâng cao năng lực, trình độ chun mơn,
kỹ năng về quản lý môi trường cho đội ngũ cán bộ phụ trách mơi trường ở
chính quyền địa phương.................................................................................. 145
3.5.3.Chương trình khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống
quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000:2004 .................................... 150
3.5.4.Chương trình hướng dẫn doanh nghiệp gia cố kè đúng kỹ thuật, quy
định.................................................................................................................. 154
6. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH ...................................... 157
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................... - 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... - 162 PHỤ LỤC.......................................................................................................... - 164 -

d
Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ


HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Phân bố diện tích cây ăn quả của các xã, thị trấn ở Lái Thiêu .......... - 39 Bảng 2. 2. Các thơng tin về khí hậu ở Lái Thiêu ................................................. - 43 Bảng 2. 3. Diễn biến giá trị các ngành kinh tế tại Huyện Thuận An ................... - 49 Bảng 2. 4. Sản phẩm chính của các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Thuận an. ..50 Bảng 2. 5. Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp tại Thuận An........................ - 51 Bảng 2. 6. Dân số theo các đơn vị hành chính tại Thuận An............................... - 52 Bảng 2. 7. Thống kê diện tích cây ăn quả năm 2004 tại Thuận An ..................... - 61 Bảng 2. 8. Diễn biến diện tích cây ăn quả của các xã, thị trấn tại lái Thiêu qua 5
năm gần đây................................................................................................. - 62 Bảng 2. 9. Diện tích và tỷ lệ các kiểu chuyên canh cây ăn trái huyện Thuận An.- 62 Bảng 2. 10. Thống kê số lượng cây chết qua các năm tại Lái Thiêu ................... - 66 Bảng 2. 11. Thống kê năng suất trung bình của cây măng cụt ở các xã, thị trấn. - 67 Bảng 2. 12. Năng suất trung bình sầu riêng tại các xã tại Lái Thiêu .................. - 68 Bảng 2. 13. Năng suất trung bình bịn bon tại các xã tại Lái Thiêu.................... - 68 Bảng 2. 14. Hàm lượng kim loại nặng (mg/kg đất khô) trong đất ở 4 điểm lấy mẫu..70 Bảng 2. 15. Số liệu phân tích mẫu đất của Trung Tâm Nghiên Cứu Chuyển Giao Kỹ
Thuật Đấtt Phân................................................................................................ 71
Bảng 2. 16. Nồng độ các chất ơ nhiễm ở cuối hạ lưu rạch Chịm Sao ..................... 75
Bảng 2. 17. Kết quả phân tích mơi trường nước khu vực nghiên cứu...................... 76
Bảng 3. 1 Bảng tổng hợp kế họach thực hiện các mục tiêu chương trình quản lý môi
trường thông qua cộng đồng .......................................................................... 158

e
Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Mơi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 0. 1: Ba trụ cột của một chính sách mơi trường cho một tổ chức ................. - 7 Hình 0. 2: Các cấp bậc ngăn ngừa ô nhiễm vận dụng vào chính sách mơi trường - 7 Hình 1. 1 Tiến trình thực hiện quản lý mơi trường dựa vào cộng đồng ...............- 25 Hình 1. 2 - Tóm tắt các công cụ cần cho công tác quản lý môi trường thơng qua
cộng đồng .................................................................................................... - 26 -

Hình 2. 1.Bản đồ huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương ......................................... - 38 Hình 2. 2.Măng cụt, Lái Thiêu............................................................................. - 53 Hình 2. 3.Cây Măng Cụt, xã Hưng Định ............................................................. - 54 Hình 2. 4. Cây sầu riêng, xã An Sơn.................................................................... - 55 Hình 2. 5.Cây mít tố nữ xã Bình Nhâm ............................................................... - 59 Hình 2. 6.Vườn tạp xã An Thạnh......................................................................... - 63 Hình 2. 7.Vườn cây rậm rạp, xã Bình Nhâm ....................................................... - 64 Hình 2. 8.Vườn cây chết tại xã An Sơn ............................................................... - 67 Hình 2. 9.Nước con rạch tại xã An Thạnh ................................................................ 78
Hình 2. 10.Rác thải trên mương tại ấp “tiên tiến” Bình Đức, xã Bình Nhâm .......... 79
Hình 2. 11.Rác thải trên con mương, tại khu giải trí Đồng Vọng, xã Hưng Định.... 80
Hình 2. 12.Rác thải tại cổng vào khu giải trí Đồng Vọng, xã Hưng Định................ 80
Hình 2. 13.Khu làng nướng Cầu Tàu, xã Bình Nhâm .............................................. 81
Hình 2. 14.Rác thải trước cổng khu làng nướng Cầu Tàu, xã Bình Nhâm............... 81

Hình 2. 15.Bãi rác trước Trường Mầm Non An Thạnh và hành vi kém văn hóa ..... 87
Hình 2. 16.Lấn chiếm bờ sơng, gia cố kè tại khu du lịch Cầu Lớn, xã Hưng Định 88
Hình 2. 17.Gia cố bờ kè tại xã An Sơn ..................................................................... 88
f
Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

Hình 2. 18. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường các xã An Thạnh, An Sơn, Bình
Nhâm, Hưng Định............................................................................................ 89
Hình 3. 26. BA TRỤ CỘT CỦA CHÍNH SÁCH MƠI TRƯỜNG ........................ - 7 Hình 3. 27. CẤP BẬC NGĂN NGỪA Ơ NHIỄM................................................. - 7 Hình 3. 1. Tỷ lệ cộng đồng quan tâm đến mơi trường ............................................ 101
Hình 3. 2. Các vấn đề đang được cộng đồng quan tâm .......................................... 102
Hình 3. 3. Mức độ tìm hiểu thơng tin mơi trường của cộng đồng .......................... 103
Hình 3. 4 .Các hình thức tìm hiểu thơng tin mơi trường của cộng đồng. ............... 104
Hình 3. 5. Mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh thông qua nhận xét của cộng
đồng................................................................................................................ 105
Hình 3. 6. Ngun nhânchính gây ơ nhiễm mơi trường ........................................ 106
Hình 3. 7. Mức độ ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe của cộng đồng ......... 107
Hình 3. 8. Tầm quan trọng của hoạt động du lịch đối với địa phương: du lịch là thế
mạnh của địa phương ..................................................................................... 108
Hình 3. 9. Hoạt động du lịch cải thiện đời sống dân cư địa phương ...................... 109
Hình 3. 10. Mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch – dịch vụ đối với môi trường
đỊa phương ..................................................................................................... 110
Hình 3. 11. Tác động của hoạt động du lịch – dịch vụ đến mơi trường.................. 111
Hình 3. 12. Ý kiến cộng đồng về việc có chấp nhận việc phát triển du lịch gây ô
nhiễm môi trường........................................................................................... 112

Hình 3. 13. Ý kiện cộng đồng về việc có đồng ý tiến hành các giải pháp để bảo vệ
môi trường và đảm bảo phát triển du lịch địa phương................................... 113
Hình 3. 14 Ý kiến cộng đồng về việc cần ưu tiên thực hiện giữa bảo vệ môi trường
và phát triển du lịch địa phương..................................................................... 114
Hình 3. 15. Mức độ quan tâm của chính quyền đối với các phản ánh của người dân
........................................................................................................................ 115
Hình 3. 16. Năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ mơi trường............................... 116
Hình 3. 17. Các lĩnh vực cần tăng cường trong công tác bảo vệ mơi trường ......... 117

g
Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

Hình 3. 18. Việc tham gia công tác bảo vệ môi trường của cá nhân người được
phỏng vấn ....................................................................................................... 118
Hình 3. 19. Việc tham gia cơng tác bảo vệ mơi trường của các đồn thể............... 119
Hình 3. 20. Tần suất phản ánh các vấn đề mơi trường của cộng đồng ................... 120
Hình 3. 21. Các vấn đề môi trường được người dân phản ánh ............................... 121
Hình 3. 22. Khảo sát vai trị, trách nhiệm của các bên có liên quan trong cơng tác
bảo vệ môi trường và phát triển du lịch tại địa phương................................. 122
Hình 3. 23.Khảo sát cơ quan nào chịu trách nhiệm chủ trì trong cơng tác bảo vệ mơi
trường và phát triển du lịch ở địa phương ..................................................... 123
Hình 3. 24. Các giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển du lịch........................ 124
Hình 3. 25. Chức năng, vai trị của các bên liên quan ............................................ 129


h
Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý Mơi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Phát triển du lịch sẽ có những tác động đến mơi trường tự nhiên. Là một khu
vực gắn liền với du lịch, ở khu vực vườn cây ăn trái Lái Thiêu, chính quyền và nhân
dân địa phương đang phải đương đầu với các vấn đề mơi trường phát sinh, có nguy
cơ gây suy thối mơi trường. Cơng tác quản lý mơi trường của các cấp chính quyền
địa phương gặp rất nhiều khó khăn do các hộ kinh doanh và người dân tham gia
hoạt động du lịch đa số chưa nhận thức, hoặc không quan tâm đến công tác bảo vệ
môi trường. Do đó, việc nghiên cứu giải pháp huy động cộng đồng cùng tham gia
vào công tác bảo vệ môi trường tại khu vực vườn cây ăn trái Lái Thiêu sẽ là một
giải pháp thiết thực và có hiệu quả.
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu tìm giải pháp huy động cộng đồng cùng
tham gia bảo vệ môi trường du lịch trong đó, đề xuất mơ hình quản lý mơi trường du
lịch dựa vào cộng đồng theo hướng phát triển du lịch bền vững. Luận văn được thực
hiện từ tháng 08/2007 đến tháng 08/2008. Các kết quả đạt được có thể tóm tắt như
sau:
(1) Tìm hiểu các kiến thức tổng quan về du lịch, du lịch bền vững; Các khái niệm,
mục tiêu, kết quả, các nguyên tắc, yếu tố cơ bản của mơ hình quản lý mơi trường
dựa vào cộng đồng.
(2), Tìm hiểu tổng quan về vườn cây ăn trái Lái Thiêu, hiện trạng môi trường và các
họat động bảo vệ môi trường, quy mô họat động du lịch-dịch vụ và tiềm năng phát
triển họat động du lịch-dịch vụ. Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường và các vấn đề

môi trường phát sinh từ các họat động du lịch-dịch vụ tại vườn cây ăn trái Lái
Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
(3) Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đối với
hoạt động du lịch tại vườn cây ăn trái Lái Thiêu trên cơ sở xem xét các vấn đề môi
trường cần quan tâm, xác định mục tiêu mơi trường, các bên có liên quan. Trên cơ
sở đó đã xây dựng các chương trình hành động để triển khai mơ hình quản lý mơi
trường dựa vào cộng đồng bao gồm [1] Chương trình nâng cao nhận thức cộng
đồng, [2] Chương trình đào tạo và nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, kỹ năng
về quản lý môi trường cho đội ngũ cán bộ phụ trách mơi trường ở chính quyền địa
phương, [3] Chương trình khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống
quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000:2004, [4] Chương trình hướng dẫn
doanh nghiệp gia cố kè đúng kỹ thuật, quy định. Cuối cùng, luận văn đã đề xuất kế
hoạch thực hiện các chương trình bảo vệ mơi trường đã đề ra./.

i
Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

SUMMARY
Tourism development will effect to natural environment. The Lai Thieu Fruit
Garden is a welknown tourism area. In this area the local government and people is
facing to the environment issues generated from tourism activities that cause the
environmental degradation.
The environmental management of local government met the challenges
because the business households and local people don’t care or don’t interest to

environmental protection. This shows that studying the resolutions to promote
participation of local community in environmental protection in area of Lai Thieu
Fruit Garden will be a practical and effective approach.
The research objectives is find out a community participation approach in
tourism environment protection, in that a model following a sustainable
development way for management of tourism environment based on local
community has been proposed. The thesis has been done from August 2007 to
August 2008. The results of thesis could be resumed as following:
(1) Study the background knowledge on tourism, sustainable tourism, concepts,
goals, principles and basic elements of an environmental management system based
on local community.
(2) Investigated the background information of Lai Thieu Fruit Garden, current
environmental performance and environmental protection activities, the level of
tourism services and theirs development potential. The projection of level
environmental pollution and environmental issues generated from tourism services
in Lai Thieu Fruit Garden.
(3) Building of an environmental management model based on community
participation for tourism activities in Lai Thieu Fruit Garden by environmental
review, identification of environmental goals and stakeholders.
Based on above results the action programs to realize the model of
environmental management based on community participation has been proposed
as: [1] program for environmental awareness for local people. [2] Training and
strengthening the capacity and skills for environmental staff of local government;
[3] Promoting program for tourism enterprises to apply the ISO 14001 standard; [4]
guiding program for tourism enterprises in technical building and hardening the
band of rivers
Finally an action plan to realize the environmental protection programs has been
proposed.

j

Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Mơi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề - lý do chọn đề tài
Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ
phía Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, thơng thương với tỉnh Đồng Nai hình thành
nên một trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ lớn và năng động của
vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam.
Bình Dương là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao, là nơi tập trung thu hút
nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.Trong năm 2004, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu
đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch; tốc độ tăng trưởng GDP tăng 15,2, GDP bình
quân/người đạt 13,1 triệu đồng, tăng 12,2% so với năm 2003; kim ngạch xuất khẩu
tăng 38,8%. Bên cạnh phát triển cơng nghiệp, Bình Dương cịn là điểm tham quan
thu hút đơng đảo khách du lịch với vùng trồng cây ăn quả nổi tiếng Lái Thiêu.
Vườn cây Lái Thiêu nằm cạnh Quốc lộ 13 là một vùng đất cây trái quanh
năm xanh tốt, khí hậu trong lành thuộc tỉnh Bình Dương, một địa danh nổi tiếng đã
lâu với đủ loại trái cây ngon nhất của miền Đơng Nam Bộ như măng cụt, sầu riêng,
mít tố nữ, chơm chơm, bịn bon, dâu. Vườn cây Lái Thiêu trải rộng khoảng 1.200 ha
nằm trên địa bàn 4 xã: An Sơn, An Thạnh, Hưng Định và Bình Nhâm. Đặc biệt ở xã
Hưng Định, An Thạnh vườn cây chiếm khoảng 140 ha, có hệ thống kênh rạch đi vào
từng vườn, lại có hệ thống đường đất đỏ len lỏi giữa các lùm cây rợp bóng mát, cây
trái trĩu cành.
Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Thuận An đến năm 2010, bên
cạnh thế mạnh phát triển kinh tế từ các khu cơng nghiệp, Huyện cịn dành ưu tiên

phát triển dịch vụ-du lịch. Xuất phát từ chủ trương trên, tận dụng những ưu thế về
cảnh quan sinh thái, trong những năm gần đây, khu vực vườn cây ăn trái Lái Thiêu
đã đầu tư nâng cấp và phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, hàng loạt
các hoạt động, dự án du lịch với quy mơ lớn được hình thành với nhiều loại hình
dịch vụ du lịch đặc sắc thu hút đông đảo khách du lịch từ khắp nơi.
-1Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

Tuy nhiên, song hành với việc đẩy mạnh phát triển du lịch tại khu vực vườn
cây ăn trái Lái Thiêu, chính quyền và nhân dân địa phương đang phải đương đầu với
các vấn đề mơi trường phát sinh, có nguy cơ gây suy thối mơi trường, cụ thể là gia
tăng xói mịn, sạc lở bờ sơng, huỷ hoại các cơng trình, nhà cửa ven sông; nguy cơ
phá vỡ cảnh quan du lịch do sự phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch; và gia tăng ô nhiễm
môi trường, phát sinh chất thải lớn do việc quản lý kém từ các cơ sở tư nhân và các
hoạt động du lịch.
Các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện mơi trường đã được các cấp chính
quyền các cấp triển khai thực hiện, tuy nhiên hiệu quả mang lại vẫn chưa được như
mong muốn. Phần lớn các biện pháp chỉ chú trọng việc kiểm tra, xử phạt các hành
vi gây ơ nhiễm mơi trường. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch tại khu vực vườn cây ăn
trái Lái Thiêu ngồi các cơng ty du lịch đầu tư thực hiện, cịn có phần lớn các hộ
dân, cơ sở tư nhân và cộng đồng dân cư sống trong khu vực vườn cây ăn trái Lái
Thiêu cùng tham gia hoạt động du lịch, do đó, cơng tác quản lý mơi trường của các
cấp chính quyền địa phương gặp rất nhiều khó khăn do các hộ kinh doanh và người
dân tham gia hoạt động du lịch đa số chưa nhận thức, hoặc không quan tâm đến
công tác bảo vệ môi trường.

Để bảo vệ mơi trường có hiệu quả, khơng thể xem cơng tác cải thiện tình
hình mơi trường là một họat động kỹ thuật hay hành chính đơn thuần mà phải ln
gắn liền với chủ thể chịu tác động môi trường là các cộng đồng cư dân, bởi lẽ, chỉ
khi nào từng cá nhân là người tự kiểm soát các hành vi gây ô nhiễm môi trường của
mình, cùng tham gia vào công tác bảo vệ mơi trường thì khả năng cải thiện và quản
lý môi trường mới thực sự đạt được kết quả cao. Do đó, việc huy động tất cả các lực
lượng từ các bên có liên quan như chính quyền địa phương, người dân sống trong
khu vực và các tổ chức, các nhân hoạt động du lịch và du khách cùng tham gia vào
công tác bảo vệ môi trường tại khu vực vườn cây ăn trái Lái Thiêu sẽ là một giải
pháp thiết thực trong việc bảo vệ môi trường du lịch, đồng thời tạo điều kiện phát
triển kinh tế và cùng thu lợi từ các hoạt động du lịch tại địa phương.

-2Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường cho vùng du
lịch quan trọng như đã phân tích trên đây, đề tài “Nghiên cứu xây dựng mơ hình
quản lý Mơi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại vườn cây ăn
trái Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương”, được chọn làm luận văn tốt
nghiệp Thạc Sỹ, chuyên ngành Sử Dụng Và Bảo Vệ Tài Nguyên Môi Trường , Khoa
Địa Lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.
2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu tìm giải pháp huy động cộng đồng cùng tham
gia giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh, bảo vệ môi trường du lịch, ngăn
ngừa, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt

động du lịch.
Kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất mơ hình quản lý môi trường du lịch dựa vào cộng
đồng theo hướng phát triển du lịch bền vững,
3. Nội dung đề tài
Đề tài tiến hành thực hiện 3 nội dung chính. Mỗi phần nội dung chính được
cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

Nội dung 1: Xác định hiện trạng môi trường, các vấn đề về kinh tế, xã hội
và hoạt động du lịch tại vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An.
Nội dung này nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin môi trường.
Trên cơ sở các thông tin này, hiện trạng môi trường, tình hình phát triển kinh tế-xã
hội và hoạt động du lịch tại vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An mới xác
định được một cách đầy đủ và chính xác để làm tiền đề cho việc xây dựng mơ hình
quản lý mơi trường dựa vào cộng đồng tại khu vực. Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
gồm:
- Thu thập số liệu, phân tích về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.

-3Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

- Thu thập, phân tích về điều kiện kinh tế-xã hội và tình hình hoạt động du lịch tại
khu vực.
- Thu thập, phân tích số liệu về hiện trạng môi trường tại khu vực trên cơ sở kế thừa
các đề tài nghiên cứu đã sẵn có.
- Đánh giá hoạt động bảo vệ mơi trường tại khu vực.

- Dự báo mức độ suy thối mơi trường phát sinh từ hoạt động du lịch.

Nội dung 2: Nghiên cứu về du lịch bền vững và mơ hình quản lý môi
trường dựa vào cộng đồng.
Nội dung này nhằm xem xét, tìm hiểu về du lịch bền vững và mơ hình quản lý
mơi trường dựa vào cộng đồng, vì vậy, cần phải nắm chắc, hiểu rõ về 2 khái niệm
này mới có thể vận dụng mơ hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng vào thực
tiễn trong công tác quản lý môi trường đối với hoạt động du lịch tại vườn cây ăn trái
Lái Thiêu, đồng thời định hướng phát triển hoạt động du lịch tại khu vực này theo
chiều hướng phát triển du lịch bền vững. Các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tìm hiểu về các khái niệm liên quan đến du lịch và du lịch bền vững.
- Tìm hiểu về khái niệm, mục tiêu và ngun tắc cơ bản của mơ hình quản lý mơi
trường dựa vào cộng đồng.
- Tìm hiểu về các cơng cụ được sử dụng trong q trình quản lý mơi trường dựa vào
cộng đồng
- Tìm hiểu về việc áp dụng mơ hình quản lý mơi trường dựa vào cộng đồng tại Việt
Nam và các nước trên thế giới.

-4Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Mơi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

Nội dung 3: Đề xuất xây dựng mơ hình quảnh lý mơi trường dựa vào
công đồng đối với họat động du lịch tại khu vườn cây ăn trái Lái Thiêu,
huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Nội dung này nhằm vận dụng mơ hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

để hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hoạt động du lịch- dịch vụ
tại khu vườn cây ăn trái Lái Thiêu. Các nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:
- Xây dựng mục tiêu và thành lập đội ngũ tham gia quản lý môi trường dựa vào
cộng đồng.
- Xây dựng các chương trình hành động để triển khai mơ hình quản lý môi trường
dựa vào cộng đồng phù hợp với các hoạt động du lịch dịch vụ tại khu vực
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài
Về mặt không gian, đề tài được nghiên cứu trong phạm vi khu vực vườn cây
ăn trái Lái Thiêu, với diện tích bao gồm 4 xã: An Sơn, An Thạnh, Hưng Định, Bình
Nhâm. Thuộc địa phận huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Về mặt thời gian, đề tài nghiên cứu trong thời gian 12 tháng, từ tháng 01/2007
đến tháng 01/2008.
5. Ý nghĩa đề tài

1.5.1.Ý nghĩa khoa học
Đề tài dựa trên cơ sở nghiên cứu các biện pháp đạt đến du lịch bền vững và
sử dụng các cơng cụ, mơ hình quản lý mơi trường dựa vào cộng đồng nhằm xây
dựng mơ hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng cho hoạt động du lịch tại khu
vực khu vườn cây ăn trái Lái Thiêu khả thi.
Điểm mới của đề tài là vận dụng các ngun lý quản lý mơi trường có tính hệ
thống, nguyên lý phát triển du lịch bền vững và nguyên lý quản lý môi trường bằng
cộng đồng vào điều kiện cụ thể của vườn cây ăn trái lái Thiêu, trong đó, cách giải

-5Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM


quyết vấn đề khơng xuất phát từ ý muốn chủ quan của người nghiên cứu mà dựa
trên kết quả tổng hợp ý kiến của cộng đồng thơng qua phỏng vấn.

1.5.2.Tính mới của luận văn
Phần lớn các mơ hình quản lý mơi trường dựa vào cộng đồng cịn mang tính
phong trào, vận động và ngắn hạn, chưa thật sự đi sâu, tác động mạnh đến việc điều
chỉnh hành vi bảo vệ môi trường của cộng đồng địa phương, các mơ hình trình diễn
vẫn cịn mang tính rập khn, giống nhau ở cách thức tổ chức thực hiện, cụ thể chỉ
đơn thuần nâng cao nhận thức cộng đồng, phân loại rác tại nguồn và triển khai thực
hiện sản xuất sạch hơn đối với một số nhà máy sản xuất.
Đề tài thực hiện một cách thức quản lý mới trong việc sử dụng mơ hình quản
lý mơi trường dựa vào cộng đồng đối với một lĩnh vực mới – lĩnh vực du lịch - dịch
vụ, tận dụng những lợi thế tại địa phương nhằm phát triển hoạt động du lịch - dịch
vụ tại địa phương, mang lại lợi nhuận cho cộng đồng dân cư sống xung quanh và
phát triển hoạt động du lịch - dịch vụ địa phương từ hình thức tự phát sang hướng
phát triển du lịch bền vững trong tương lai.

1.5.3. Tính thực tiễn của luận văn
Đề tài tiến hành áp dụng thực tế việc cộng đồng cùng tham gia vào quá trình
xây dựng và quản lý hoạt động du lịch tại khu vườn cây ăn trái Lái Thiêu, song hành
với việc bảo vệ môi trường khu vực, nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại địa
phương, góp phần chia sẻ các mối quan tâm về các vấn đề mơi trường giữa chính
quyền và nhân dân địa phương.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện dựa trên các phương pháp được sử dụng như sau:
- Áp dụng phương pháp khảo sát số liệu thực địa và phương pháp điều tra xã hội học
và tiếp cận cộng đồng để thu thập cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng mơ
hình quản lý.
-6Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Mơi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại

vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

- Áp dụng các chỉ dẫn của phương pháp đánh giá tác động môi trường, phương pháp
phân tích khả năng chịu tải của mơi trường để phân tích hiện trạng dự báo xu
hướng ơ nhiễm môi trường cho vùng nghiên cứu.
- Áp dụng các nguyên lý hệ thống quản lý môi trường trong việc xem xét mơi
trường, hình thành mục tiêu và chương trình mơi trường cho mơ hình quản lý mơi
trường bằng cộng đồng.
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, xã hội học và
quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.
- Vận dụng các chỉ dẫn của

phương pháp phân tích khung luận lý (Logical

framework analysis) trong việc hình thành mục tiêu mơi trường, trên cơ sở đó phát
triển các chương trình hành động nhằm đạt đến mục tiêu.
- Áp dụng phương pháp xây dựng chính sách môi trường cho Vườn cây ăn trái Lái
Thiêu theo các chỉ dẫn của Tiêu chuẩn ISO 14001, tóm tắt như sau:
Nội dung cơ bản của một chính sách mơi trường làm tiền đề cho hệ thống
QLMT

Hình 0. 1: Ba trụ cột của một chính
sách mơi trường cho một tổ chức

Hình 0. 2: Các cấp bậc ngăn ngừa ô

nhiễm vận dụng vào chính sách mơi
trường

Theo Cục Mơi trường Hoa Kỳ (EPA) thì một chính sách mơi trường cho một tổ
chức cần có đủ 3 – 4 nội dung:
1. Tuân thủ qui định pháp luật và cam kết tự nguyện.
2. Ngăn ngừa ô nhiễm.
-7Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

3. Cải tiến liên tục tình trạng mơi trường bao gồm các khu vực không áp
dụng luật lệ môi trường.
4. Chia xẻ thông tin về tình trạng mơi trường và sự điều hành HTQLMT
với cộng đồng.
Dựa trên yêu cầu của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO, nội dung cơ bản của
một chính sách mơi trường của tổ chức có thể bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
-

Nhiệm vụ, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và niềm tin của tổ chức;

-

Các yêu cầu và việc trao đổi thông tin với các bên hữu quan;

-


Sự cải tiến liên tục;

-

Sự ngăn ngừa ô nhiễm;

-

Các nguyên tắc chỉ đạo;

-

Sự phối hợp với các chính sách của tổ chức (ví dụ về chất lượng, sức khoẽ
và an toàn nghề nghiệp);

-

Điều kiện đặc thù của địa phương hoặc vùng, và

-

Sự phù hợp với các quy định, luật lệ và các chuẩn cứ tương ứng khác về môi
trường mà tổ chức phải chấp hành;

-

Giảm thiểu mọi tác động xấu đáng kể của những phát triển mới đến môi
trường bằng cách sử dụng các thủ tục và lập kế hoạch quản lý môi
trường tổng hợp;


-

Xây dựng các thủ tục đánh giá kết quả hoạt động về môi trường và các chỉ
báo kèm theo;

-

Quan tâm đến chu trình sống của sản phẩm;

-

Thiết kế sản phẩm sao cho giảm thiểu các tác động môi trường trong sản
xuất, sử dụng và thải bỏ;

-

Phịng ngừa ơ nhiễm, giảm phế thải và giảm tiêu tốn tài nguyên (vật liệu,
nhiên liệu và năng lượng) và cam kết thu hồi và tái chế, không vứt bỏ
khi có thể thu hồi và tái chế được;

-

Giáo dục và đào tạo;

-

Chia sẻ các kinh nghiệm về môi trường;
-8-


Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Mơi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

-

Tham gia và liên hệ với các bên hữu quan;

-

Hành động vì sự phát triển bền vững;

-

Khuyến khích người cung cấp và người thầu sử dụng HTQLMT.
Trên cơ sở các chỉ dẫn phương pháp thiết lập chính sách mơi trường theo u

cầu của ISO 14001 qui trình sọan thảo chính sách mơi trường cho vườn cây ăn trái
lái Thiêu đã thực hiện theo các bước sau đây:
8. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
Việc tìm hiểu, nắm bắt thông tin, học hỏi kinh nghiệm áp dụng thành cơng
mơ hình quản lý mơi trường dựa vào cộng đồng trên thế giới cũng như tại Việt Nam
rất có ý nghĩa và làm tiền đề cho q trình nghiên cứu vận dụng thực hiện hiệu quả
mơ hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng tại khu vực vườn cây ăn trái Lái
Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.


1.8.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nếu mơ hình quản lý mơi trường dựa vào cộng đồng cịn mới ở nước ta, thì
đối với các nước trên thế giới, mơ hình này đã được sử dụng khá phổ biến và mang
lại hiệu quả cao. Cộng đồng cư dân và chính quyền địa phương các nước rất quan
tâm đến mơ hình này và áp dụng ở nhiều địa phương, khu vực, áp dụng ở nhiều lĩnh
vực, trong đó có lĩnh vực du lịch.
Mơ hình du lịch bền vững với sự tham gia của cộng đồng châu Âu: được
xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây Ban Nha - Một trung tâm du lịch lớn nhất
Châu Âu. Mơ hình gắn kết 3 mục tiêu: bền vững về mặt sinh thái, bền vững về mặt
văn hóa xã hội và bền vững về mặt kinh tế. Để khắc phục tình trạng suy thối mơi
trường do các họat động của ngành du lịch ở Mallorka, một chương trình nghiên
cứu xây dựng mơ hình du lịch bền vững được tiến hành, dựa trên một cơ chế hiệu
quả, đảm bảo thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững, cộng đồng cùng tham
gia vào hoạch định các chính sách du lịch, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động

-9Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Mơi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

cụ thể, trong đó chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách
nhiệm của các cá nhân và tổ chức liên quan.
Sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động du lịch ở vùng núi HimalayaNepal: Phụ nữ ở vùng núi Nepal đóng vai trị quan trọng trong việc lập kế hoạch và
quản lý du lịch có sự tham gia của người dân theo một số phương thức, họ khuyến
khích trách nhiệm quản lý gia đình và đón tiếp du khách. Họ điều hành hoạt động
nhà nghỉ và các quán trà dọc các tuyến bộ hành lớn và là những người đầu bếp,
những người phục vụ chính, họ thường có những ảnh hưởng lớn nhất đối với khách

du lịch và những người dẫn khách bộ hành, người khuân vác. Ở một số nơi, họ lại
dùng tòan bộ thời gian nhàn rỗi để đan mũ len, găng tay, dệt túi hoặc sợi, hay làm
các mặt hàng thủ công để bán cho du khách. Một số phụ nữ làm những việc như
khuân vác hay điều khiển xe hành lý do động vật chở cho các nhóm khách bộ hành
hoặc leo núi và một số người đã thâm nhập vào hàng ngũ những người hướng dẫn
khách bộ hành.
Ngồi ra, mơ hình quản lý mơi trường dựa vào cộng đồng cũng đã được nhiều
nước trên thế giới áp dụng như:
• Tại Hoa Kỳ: Mơ hình quản lý mơi trường dựa vào cộng đồng được xây dựng và
triển khai ở nhiều địa phương, tiểu bang của Hoa Kỳ. Từ năm 1995, tổ chức bảo
vệ môi trường Hoa Kỳ đã tiến hành xây dựng các nguyên tắc và đề xuất các cách
tiếp cận hợp lý để đạt tới mục tiêu bảo vệ môi trường dựa vào sự tham gia của
cộng đồng
• Tại Thụy Điển: Vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ mơi trường được thể
hiện thơng qua việc chính phủ tạo điều kiện cho cộng đồng cùng tham gia vào
đánh giá tác động mơi trường. Q trình đánh giá tác động môi trường mang lại
hiệu quả cao khi hướng đến mục tiêu trở thành một quá trình dân chủ. Việc quan
tâm lắng nghe các ý kiến đóng góp của cộng đồng dân cư ngay ở giai đoạn đầu
thực hiện dự án là cách tốt nhất để tránh những khó khăn, sai sót về sau. Nếu
khơng quan tâm thực hiện tốt việc này, sự phản kháng của người dân có thể tăng
lên và gây chậm trễ hoặc ngừng dự án.
- 10 Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Mơi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

• Tại Nhật Bản: Để vận động cộng đồng tham gia vào việc thu gom chất thải và

xây dựng xã hội tái chế, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành những chủ trương,
chính sách thúc đẩy và khuyến khích việc quản lý chất thải rắn dựa trên cơ sở
của sự tham gia tích cực và tự nguyện của các cộng đồng dân cư khác nhau. Từ
đó, việc quản lý chất thải rắn của Nhật Bản đã được sự trợ giúp của hệ thống tổ
chức thu gom chất thải rắn hình thành trên cơ sở các tổ chức khu vực. Các tổ
chức này tiến hành thu gom và bán chất thải rắn có thể tái sử dụng cho các công
ty tái chế chất thải. Hiệu quả mang lại của quá trình này là đường phố Nhật Bản
sạch sẽ, các dịch vụ vệ sinh môi trường được cải thiện và chi phí cho cơng tác
quản lý chất thải rắn giảm đi nhiều lần.
• Tại Ấn Độ: Chính quyền địa phương trao cho cộng đồng quyền được kiểm sốt
những đối tượng gây ơ nhiễm mơi trường, bất kể đối tượng đó là cơ quan doanh
nghiệp thuộc nhà nước hay tư nhân. Các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra ơ
nhiễm mơi trường phải có kế hoạch kiểm tra môi trường cụ thể và thông báo cho
cộng đồng dân cư được biết, đồng thời phải xây dựng các báo cáo đánh giá tác
động môi trường với ngôn ngữ dễ hiểu, mạch lạc, thông báo về các kết quả giám
sát mơi trường, khi đó cộng đồng dân cư có thể kiểm tra lại chất lượng môi
trường thực tế, và có quyền kiện các cơ quan, tổ chức nếu thực tế sai khác với
bảng đánh giá tác động môi trường đã xây dựng.
• Tại Brazil : cộng đồng tham gia vào việc đổi mới, thay đổi cơ bản hệ thống cống
rãnh bằng cách lựa chọn mức dịch vụ vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng hệ
thống cống. Các gia đình có thể tự do lựa chọn phương án cải thiện hệ thống vệ
sinh hiện có của mình hoặc là đấu nối vào hệ thống thốt nước thơng thường
(cống lộ thiên ở đường phố) hoặc đấu nối vào hệ thống thóat nước chung.
• Tại Philippines: Cộng đồng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch và tìm kiếm
các giải pháp làm thơng thống các dịng chảy đã mang lại các kết quả khả quan
trong việc giải quyết các vấn đề về thủy lợi. Cộng đồng tiến hành đóng góp ngày
cơng lao động và một phần kinh phí, đồng thời khuyến khích người sử dụng tự

- 11 Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Mơi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương



GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

nguyện trả các khỏan tiền dịch vụ, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ
mơi trường. Nhờ đó, lượng bùn, rác trong dịng chảy đã giảm hẳn.
• Dự án cộng đồng địa phương tham gia ngăn ngừa và kiểm soát cháy rừng do tổ
chức Lương nông Thế giới (FAO) tài trợ. Các cộng đồng đại phương sẽ tham gia
tích cực vào cơng tác ngăn ngừa và kiểm soát cháy rừng khi họ có quyền lợi
trong việc quản lý rừng và thu được lợi ích từ rừng. Một số các hoạt động nâng
cao nhận thức cộng đồng đã được áp dụng bao gồm phân tích khả năng rủi ro về
mặt địa lý đối với lính cứu hỏa, giáo dục cho người dân về biện pháp bảo vệ nhà
cửa của hộ bằng các vật liệu chống cháy và hệ thống báo động vào những ngày
có điều kiện thời tiết dễ cháy. Các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ đã áp
dụng và thực hiện tốt mơ hình cộng đồng địa phương tham gia ngăn ngừa và
kiểm sốt cháy rừng.

1.8.2.Tình hình nghiên cứu trong nước
Thực tiễn ở nước ta có những địa phương có các mơ hình bảo vệ mơi trường
dựa vào cộng đồng có sức sống và được duy trì. Theo thời gian, những mơ hình này
đã cho thấy có hiệu quả thực sự đối với việc quản lý tài nguyên và bảo vệ mơi
trường, cụ thể như sau:
• Mơ hình cam kết bảo vệ môi trường: hương ước do nhân dân địa phương tự
nguyện quy định và thi hành nhằm bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên rừng một
cách hợp lý, giữ gìn đa dạng sinh học cho thế hệ đang sống và các thế hệ tương
lai. Những quy định về môi trường trong các hương ước đã góp phần quan trọng
vào công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương, tăng cường ý thức bảo vệ môi
trường của mỗi người dân trong cộng đồng làng xã.

• Mơ hình tổ chức tự quản tự xử lý môi trường: những tổ tự quản được xây dựng
và hoạt động để giữ gìn vệ sinh môi trường và tạo nên công công ăn, việc làm
cho dân cư địa phương. hiệu quả của các hoạt động này phụ thuộc vào chính
quyền địa phương và cộng đồng dân cư.

- 12 Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Môi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

• Mơ hình lồng ghép xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gắn với cơng tác
bảo vệ mơi trường: các mơ hình lồng ghép xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh
tế cộng đồng dân cư với cơng tác bảo vệ mơi trường có ý nghĩa thiết thực, mang
lại lợi ích kinh tế rõ rệt, đồng thời bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền
vững.
• Mơ hình bảo vệ mơi trường trong sản xuất cơng nghiệp: Ở nước ta hình thành
những mơ hình tốt gắn sản xuất với bảo vệ mơi trường như các mơ hình sản xuất
sạch hơn; tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu; bảo vệ môi trường của các công
ty: công ty Thuốc sát trùng Việt Nam, công ty phân lân Văn Điển, cơng ty
TNHH Sam Yang Việt Nam,…
• Mơ hình huy động các nguồn lực phục vụ cơng tác bảo vệ môi trường: Các
cộng đồng địa phương rất linh hoạt trong việc khai thác, sử dụng nguồn vốn để
bảo vệ mơi trường. Một số mơ hình như: mơ hình doanh nghiệp hoạt động cơng
ích chun trách thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải. Một số biện pháp như
việc các doanh nghiệp nhà nước chuyên trách về môi trường tiến hành thu bí bảo
vệ mơi trường từ cộng đồng, bao gồm thu phí vệ sinh mơi trường, thu phí nước
thải. Nguồn kinh phí này bổ sung cho nguồn thu ngân sách, góp phần cho cơng

tác bảo vệ mơi trường ở địa phương.
• Mơ hình huy động vốn cho cộng đồng phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi
trường: Huy động vốn cho cộng đồng phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi
trường thông qua hình thức quỹ là một mơ hình tiên tiến và hiệu quả được nhiều
nơi sử dụng. Phương thức cho vay vốn để đầu tư cho phát triển kinh tế của cộng
đồng dân cư là một hướng đi rất quan trọng trong việc nâng cao đời sống người
dân, góp phần bảo vệ môi trường địa phương. Các dự án cho vay vốn theo
hướng phát triển các mơ hình kinh tế trang trại, trồng rừng, cải tạo đất đồi, đất
trống để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, trồng cây lâu năm kết
hợp để bảo vệ rừng đã đem lại nhiều hiệu quả cụ thể.
• Các phong trào tình nguyện: Các hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng
đang diễn ra ở khắp nơi do nhận thức của công chúng về bảo vệ môi trường ngày
- 13 Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Mơi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


GVHD:TS.CHẾ ĐÌNH LÝ

HVTH: ĐỒN NGỌC NHƯ TÂM

càng được nâng cao. Quy mơ hoạt động của phong trào tình nguyện rất đa dạng
và phong phú. Các phong trào tình nguyện về bảo vệ môi trường thường thu hút
nhiều người tham gia, hưởng ứng góp phần giải quyết những vấn đề trước mắt
của cộng đồng dân cư, đem lại những lợi ích cộng đồng to lớn.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây, mơ hình quản lý mơi
trường dựa vào cộng đồng được bước đầu triển khai thực hiện, cụ thể như các dự án:
• Dự án Asia Foundation “Cải thiện mơi trường kênh Tân Hóa – Lị Gốm với
sự tham gia của cộng đồng”: trong giai đoạn năm 2003 – 2004, Sở Tài nguyên
và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Viện Mơi trường và Tài
nguyên, Viện Nước và Môi trường, các cộng đồng và cơ sở kinh doanh của

thành phố và các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế cùng tham gia thử nghiệm mơ hình
quản lý mơi trường dựa vào cộng đồng ở quận 11, ưu tiên tập trung vào mục tiêu
giảm tải lượng ô nhiễm công nghiệp và ô nhiễm từ các nguồn thải khác thải vào
kênh Tân Hóa – Lị Gốm.
• Đề tài nghiên cứu trình diễn mơ hình quản lý môi trường với sự tham gia của
cộng đồng - trường hợp cụ thể ở phường 3 quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, do
Viện Tài ngun và Mơi trường chủ trì thực hiện năm 2005.
• Dự án Mơi trường và cộng đồng do Đan Mạch tài trợ, pha 1 do tổ chức Năng
lượng tái tạo Đan Mạch và Trung tâm Nghiên cứu vi khí hậu trường Kiến trúc
Hà Nội thực hiện thí điểm tại phường Thanh Xuân Bắc – Hà Nội từ tháng
8/2000 đến tháng 1/2003. Mục tiêu của dự án này nhằm khuyến khích các hoạt
động cải thiện môi trường ở 4 phường của thủ đô Hà Nội. Dự án tập trung vào
các hoạt động: nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng thông việc
cùng tham gia vào các hoạt động môi trường, tăng cường năng lực của các cộng
đồng nghèo, thu nhập thấp để xác định, tổ chức và thực hiện cải thiện môi
trường và các dự án trong cộng đồng của họ. Ngoài ra, dự án cịn tăng cường
phổ biến thơng tin, xây dựng nhận thức, phát triển chính sách về lĩnh vực mơi
trường đô thị trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cơ quan đang
hoạt động và đang tác động đến cộng đồng nghèo, thu nhập thấp.
- 14 Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý Mơi trường dựa vào cộng đồng đối với hoạt động du lịch tại
vườn cây ăn trái Lái Thiêu, huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương


×