Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch sản xuất tại công ty tnhh ii vi việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
---------***---------

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
HỒN THIỆN QUY TRÌNH
LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI
CƠNG TY TNHH II-VI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Tố
Mã số sinh viên: 1725106010109
Lớp: D17QC03
Ngành: Quản Lý Công Nghiệp
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Tấn Lực

Bình Dương, tháng 11 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng báo cáo này là do bản thân tác giả tự thực hiện dưới sự
hướng dẫn của ThS. Phan Tấn Lực. Nội dung dữ liệu, kết quả trong bài báo cáo này là
hoàn tồn trung thực và có tài liệu tham khảo, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Tác giả
xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực của bài báo cáo.

Bình Dương, ngày…. tháng… năm…..

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Tố


LỜI CẢM ƠN


Chân thành cảm ơn Công ty TNHH II-VI Việt Nam đã tạo những điều kiện tốt
nhất để tác giả có thể nắm được chu trình lập kế hoạch sản xuất trong thực tế, đặc biệt
là chị Trần Thị Kim Trâm - người trực tiếp hướng dẫn tác giả trong q trình thực tập
và làm việc tại cơng ty, giúp tác giả áp dụng những kiến thức từ trường đại học vào
trong thực tế cũng như giúp tác giả hình thành kinh nghiệm trong kỳ thực tập, từ đó
hồn thành bài báo cáo. Chân thành cảm ơn trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều
kiện cho tác giả có kỳ thực tập thực tế, đặc biệt là Thạc sĩ Phan Tấn Lực - người tận
tình giúp đỡ tác giả trong quá trình viết bài báo cáo thực tập này.
Mặc dù tác giả đã cố gắng hoàn thành bài báo cáo hồn thiện nhất có thể, bài báo
cáo vẫn cịn nhiều sai sót do q trình thực tập ngắn và hạn chế trong kiến thức của tác
giả. Hy vọng bài báo cáo sẽ nhận được những lời góp ý từ giảng viên hướng dẫn để
hoàn thiện hơn trong tương lai.

Bình Dương, ngày.....tháng.....năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Tố


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... viii
1.1 Lý do hình thành đề tài............................................................................................viii
1.2 Mục tiêu của đề tài.....................................................................................................ix
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. ix
1.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... ix
1.5 Ý nghĩa của đề tài...................................................................................................... ix
1.6 Kết cấu của đề tài.......................................................................................................ix
1.7 Kế hoạch thực hiện.................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT.1
1.1 Khái niệm và vai trò của lập kế hoạch....................................................................... 1

1.1.1 Khái niệm................................................................................................................1
1.1.2 Vai trò của việc lập kế hoạch...................................................................................1
1.2 Kế hoạch sản xuất...................................................................................................... 2
1.2.1 Khái niệm.................................................................................................................2
1.2.2 Ý nghĩa..................................................................................................................... 3
1.2.3 Yêu cầu của kế hoạch sản xuất................................................................................4
1.3 Phương pháp lập kế hoạch sản xuất........................................................................... 4
1.3.1 Phân loại kế hoạch sản xuất.....................................................................................4
1.3.2 Nguyên tắc lập kế hoạch sản xuất........................................................................... 5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH SẢN
XUẤT TẠI CƠNG TY TNHH II-VI VIỆT NAM.......................................................7
2.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH II-VI Việt Nam.........7
i


2.1.1 Thơng tin chung....................................................................................................... 7
2.1.2 Tầm nhìn - Sứ mệnh............................................................................................... 8
2.1.3 Giới thiệu một vài sản phẩm của Công Ty TNHH II-VI Việt Nam....................... 9
2.1.3.1 Bộ lọc huỳnh quang.............................................................................................. 9
2.1.3.2 Ống kính xốy.....................................................................................................10
2.1.3.3 Ống kính phi cầu.................................................................................................10
2.1.3.4 Gương xi lanh..................................................................................................... 11
2.1.3.5 Gương chiếu hậu cho hệ thống laser.................................................................. 11
2.1.4 Giới thiệu chung về cơ cấu tổ chức nhân sự tại Công ty TNHH II-VI Việt Nam12
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự.......................................................................................12
2.1.4.2 Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận......................................................... 12
2.1.5 Giới thiệu về bộ phận kế hoạch tại Công ty TNHH II-VI Việt Nam................... 14
2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ phận kế hoạch.........................................................................14
2.1.5.2 Nhiệm vụ và chức năng của từng vị trí.............................................................. 15
2.2 Phân tích quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Công ty TNHH II-VI Việt Nam...... 16

2.2.1 Giới thiệu quy trình sản xuất tại Cơng ty II-VI Việt Nam....................................16
2.2.1.1 Mơ tả quy trình sản xuất..................................................................................... 16
2.2.1.2 Cụ thể hóa quy trình sản xuất............................................................................. 18
2.2.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Cơng ty II-VI Việt Nam...............................29
2.2.2.1 Mơ tả quy trình lập kế hoạch sản xuất............................................................... 29
2.2.2.2 Phân tích quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Công ty II-VI Việt Nam............ 33
2.3 Đánh giá quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Cơng ty II- VI Việt Nam.................. 38
ii


2.3.1 Ưu điểm..................................................................................................................38
2.3.2 Nhược điểm............................................................................................................39
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG THỰC TẾ VÀ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CHO QUY
TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY II - VI VIỆT NAM........40
3.1 Ứng dụng thực tế quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Công ty TNHH II-VI Việt
Nam cho sản phẩm 600050–VN.....................................................................................40
3.2 Giải pháp cải tiến quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Công ty TNHH II-VI Việt
Nam................................................................................................................................. 43
3.2.1 Lập kế hoạch dự phòng.........................................................................................43
3.2.2 Tạo thư mục lưu trữ dữ liệu dự phịng.................................................................. 43
3.2.3 Khắc phục tình trạng làm việc rập khuôn............................................................. 44
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................45
4.1 Kết luận..................................................................................................................... 45
4.2 Kiến nghị...................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................48

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ERP: Epico: Hệ thống phần mềm quản lý
KH: Kế hoạch
KHSX: Kế hoạch sản xuất
OR: Order Review: Xem xét đơn đặt hàng
Part: Sản phẩm, hàng hóa, thành phẩm
PIC: Bộ phận Kế hoạch
PO: Purchase Order: Đơn mua hàng của khách hàng
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
WIP: Work In Process : Hàng đang trên chuyền sản xuất
WPS: Work Process Sheet: Bảng quy trình làm việc
Yield, cycle time: Hiệu suất, thời gian chuẩn

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Logo Cơng Ty TNHH II-VI Việt Nam............................................................ 7
Hình 2.2: Bộ lọc huỳnh quang.......................................................................................... 9
Hình 2.3: Ống kính xốy.................................................................................................10
Hình 2.4: Thấu kính phi cầu........................................................................................... 10
Hình 2.5: Gương xi lanh................................................................................................. 11
Hình 2.6: Gương chiếu hậu cho hệ thống laser CO2..................................................... 11
Hình 2.7: Biểu mẫu điền thơng tin báo giá cho khách hàng.......................................... 19
Hình 2.7.1 : Thơng tin 1..................................................................................................19
Hình 2.7.2: Thơng tin 2...................................................................................................19
Hình 2.7.3: Thơng tin 3...................................................................................................20
Hình 2.8 : Đơn mua hàng từ khách hàng........................................................................22
Hình 2.9 : Bản vẽ yêu cầu từ khách hàng.......................................................................22
Hình 2.10 : Tạo đơn đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng..........................................23
Hình 2.11 : Mơ tả phần mền ERP...................................................................................24

Hình 2.12 : Mơ tả file Production Plan...........................................................................24
Hình 2.13 : Lịch chạy hàng.............................................................................................25
Hình 2.14 : Bảng quy trình làm việc...............................................................................26
Hình 2.15 : Hàng thành phẩm đã được đóng gói........................................................... 27
Hình 2.16 : Tem nhãn xuất kho...................................................................................... 28
Hình 2.17 : Giao hàng cho người vận chuyển................................................................29
Hình 2.18 : Mô tả file shipment request......................................................................... 29
v


Hình 2.19: Mơ tả file đã WIP từ ERP.............................................................................33
Hình 2.20: Kỹ sư cập nhật yield vào file production plan............................................. 34
Hình 2.21: Mơ tả file kế hoạch sản xuất.........................................................................35
Hình 2.22: Mơ tả file cập nhật lịch chạy hàng theo kế hoạch........................................35
Hình 2.23: Cập nhật tiến độ chạy hàng vào hệ thống.................................................... 35
Hình 2.24: Thơng tin phản hồi chỉnh sửa qua E-mail ................................................... 35
Hình 3.1: Sản phẩm 600050-VN đang ở quy trình Coating...........................................41
Hình 3.2: File production plan cập nhật yield cho từng bộ phận...................................42
Hình 3.3: Mơ tả file kế hoạch chạy hàng........................................................................42

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, QUY TRÌNH
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH II-VI Việt Nam................................12
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phòng ban PIC_bộ phận kế hoạch sản xuất........................................14
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ mô tả quy trình cho kế hoạch sản xuất tại Cơng ty II-VI Việt Nam..18
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ mô tả quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Cơng ty II-VI Việt Nam...30

vii



PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do hình thành đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ cả về
chiều rộng và chiều sâu, mở ra nhiều ngành nghề, đa dạng hóa nhiều ngành sản xuất,
nhiều chủng loại sản phẩm. Sự đa dạng này giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam đáp
ứng được nhu cầu của thị trường, rút ngắn khoảng cách về thị phần so với các đối thủ
cạnh tranh nước ngoài.
Trong điều kiện sản xuất gắn liền với với thị trường thì ngoài sự đa dạng về số
lượng, chất lượng sản phẩm về cả hai mặt nội dung và hình thức càng trở nên cần thiết
hơn bao giờ hết đối với doanh nghiệp. Việc duy trì ổn định và khơng ngừng phát triển
của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện khi chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn và
được thị trường chấp nhận.
Để đưa được những sản phẩm tốt nhất của doanh nghiệp mình đến với thị trường,
doanh nghiệp phải thực hiện tốt giai đoạn đầu tiên là đưa ra kế hoạch sản xuất và thực
hiện đúng theo quy trình để có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Thực hiện tốt
theo đúng kế hoạc đưa ra thì doanh nghiệp mới kiểm sốt được q trình sản xuất, các
chi phí phát sinh, lỗi sản phẩm… để điều chỉnh và đưa ra giải pháp kịp thời đáp ứng
được đơn đặt hàng của khách hàng.
Hoạt động kinh doanh, nhu cầu khách hàng và kế hoạch sản xuất cần phải được
ràng buộc chặt chẽ với nhau, phải luôn được xem xét và cập nhật để tối ưu hóa hiệu
quả tài chính của tồn bộ công ty. Lập kế hoạch và điều độ sản xuất là một trong
những chức năng quan trọng trong bất cứ cơng ty sản xuất nào. Q trình lập kế hoạch
dựa trên nguồn lực giới hạn hiện có, theo các hoạt động sản xuất để thỏa mãn yêu cầu
của khách hàng trong một khoảng thời gian xác định trong tương lai.
Xuất phát từ những yếu tố trên, qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại Cơng ty
TNHH II-VI Việt Nam, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện Quy trình lập kế
hoạch sản xuất tại Cơng ty TNHH II-VI Việt Nam” để làm đề tài báo cáo thực tập tốt
nghiệp trong suốt thời gian thực tập tại công ty.


viii


1.2 Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu, nghiên cứu về quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Cơng ty II-VI Việt
Nam, để có thể hiểu rõ hơn về cách thực hiện một quy trình lập kế hoạch sản xuất
hồn thiện hơn.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Công ty TNHH II-VI
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Công Ty TNHH II-VI Việt Nam.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể hơn là tìm hiểu về
quá trình lập kế hoạch sản xuất tại công ty TNHH II-VI Việt Nam trong suốt q trình
thực tập thực tế tại cơng ty, đề tài báo cáo sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng
đầu tiên để tiếp cận đề tài nghiên cứu. Mục đích để thu thập các thơng tin liên quan
đến cơ sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài được công bố.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu về đề tài đã tìm hiểu trong thời
gian thực tập thơng qua sự hướng dẫn của chị cấp trên, tìm hiểu thêm thông tin từ
trang web công ty, từ internet, trang báo mạng,... và các trang thông tin liên quan.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Giúp tác giả hiểu rõ hơn về các công cụ, nhiệm vụ, chức năng của
từng bộ phận trong việc lập kế hoạch đối với lĩnh vực sản xuất.
Ý nghĩa thực tiễn: Nêu lên ý kiến cá nhân về quy trình lập kế hoạch sản xuất tại
cơng ty, để từ đó có cái nhìn khái quát hơn về bộ phận sản xuất của công ty.
1.6 Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về vấn đề lập kế hoạch sản xuất.
Chương 2: Phân tích và đánh giá quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Công ty

TNHH II-VI Việt Nam.
Chương 3: Ứng dụng thực tế và giải pháp cải tiến cho quy trình lập kế hoạch sản
xuất tạiCơng ty TNHH II-VI Việt Nam.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
1.7 Kế hoạch thực hiện
Tuần 1: 24/8 → 29/8: Làm quen với công việc thực tập tại công ty, tham quan các
ix


bộ phận trong công ty
Tuần 2: 31/8 → 5/9: Lên ý tưởng chọn đề tài báo cáo thực tập
Tuần 3: 7/9 → 12/9: Thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết hỗ trợ cho bài báo cáo
Tuần 4: 14/9 → 19/9: Hoàn thành đề cương chi tiết cho bài báo cáo
Tuần 5: 21/9 → 26/9: Hoàn thành phần mở đầu, thu thập dữ liệu cần để hoàn
thành chương 1
Tuần 6: 28/9 → 3/10: Hồn thành chương 1, tìm kiếm dữ liệu để bắt đầu tiếp tục
cho chương 2
Tuần 7: 5/10 → 10/10: Hoàn thành chương 2
Tuần 8: 12/10 17/10 : Tiếp tục hoàn thiện chương 2 và thực hiện chương 3
Tuần 9: 19/10 → 24/10: Hoàn thiện chương 3, chương 4
Tuần 10: 26/10 → 31/10 : Kiểm tra hoàn chỉnh bài thực tập, nộp báo cáo cho công
ty và giảng viên hướng dẫn xem duyệt
Tuần 11: 2/11 → 7/11 : Chuẩn bị các giấy tờ liên quan đầy đủ để chuẩn bị nộp bài
báo cáo.

x


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

1.1 Khái niệm và vai trò của lập kế hoạch
1.1.1 Khái niệm
Theo tác giả Nguyễn Thanh Minh (2008) lập kế hoạch được định nghĩa như sau:
“Lập kế hoạch chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà
quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong
tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo
đạt được các mục tiêu đề ra” [6].
Còn theo tác giả Bùi Mạnh Hùng (2016) lập kế hoạch được hiểu: “Là quá trình
xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó . Lập
kế hoạch nhằm mục đích xác định mục tiêu cần phải đạt được là cái gì và phương tiện
để đạt được các mục tiêu đó như thế nào. Tức là lập kế hoạch bao gồm việc xác định
rõ các mục tiêu cần đạt được, xây dựng một chiến lược tổng thể để đạt được các mục
tiêu đã đặt ra, và việc triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phối hợp
các hoạt động” [1].
Qua hai khái niệm trên, tác giả cho rằng lập kế hoạch là một quá trình bắt đầu từ việc
thiết lập các mục tiêu, quyết định các chiến lược, chính sách, kế hoạch chi tiết để hoàn
thành được mục tiêu đã đề ra trước đó.
1.1.2 Vai trị của việc lập kế hoạch
Lập kế hoạch sản xuất giữ vai trò mở đường cho tất cả các chức năng quản trị
khác nên nó được gọi là chức năng quản trị chủ yếu.
Mục đích của tất cả các kế hoạch và những kế hoạch phụ trợ là nhằm hồn thành
những mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ sứ mệnh của
doanh nghiệp, lý do tồn tại của doanh nghiệp là để thực hiện mục đích chung thơng
qua sự hợp tác có cân nhắc kỹ càng [4].
Lập kế hoạch sẽ đi trước việc thực hiện toàn bộ chức năng quản trị. Các mặt hoạt
động quản trị về tổ chức, biên chế, lãnh đạo và kiểm tra được thiết lập để nhằm hỗ trợ
1



cho việc lập kế hoạch hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp. Mặc dù trong thực tế
mọi chức năng liên hệ mật thiết với nhau với tư cách một hệ thống hành động, nhưng
việc lập kế hoạch là công việc duy nhất có liên quan tới việc thiết lập các mục tiêu cần
thiết cho sự phấn đấu của doanh nghiệp. Ngoài ra nhà quản trị cần phải lập kế hoạch
để biết loại quan hệ tổ chức nào, chất lượng nhân viên nào là cần thiết, các bộ phận
cần được chỉ đạo theo phương thức nào và cần áp dụng phương pháp kiểm tra nào. Tất
nhiên các chức năng quản trị khác cũng phải được lập KH nếu muốn chúng có hiệu
quả[4].
Lập kế hoạch và kiểm tra là những cơng việc không thể tách rời trong quản trị
doanh nghiệp. Một việc làm khơng có kế hoạch thì khơng thể kiểm tra được gì vì kiểm
tra có nghĩa là giữ cho các hoạt động theo đúng tiến trình bằng cách điều chỉnh các vấn
đề sai lệch với kế hoạch đã đưa ra ban đầu.
Tính phổ biến của việc lập kế hoạch: Là một chức năng của tất cả các nhà quản trị, rõ
ràng nếu để cho nhà quản trị thực hiện cơng việc khơng suy xét và nếu như họ khơng
có trách nhiệm nào đó về kế hoạch thì thực sự họ không phải là nhà quản trị nữa. Tất
cả các nhà quản trị từ chủ tịch hội đồng quản trị đến người quản trị thấp nhất đều phải
làm kế hoạch. Đo tính hiệu quả của kế hoạch bằng sự đóng góp của nó vào mục tiêu
của doanh nghiệp so với các chi phí và các yếu tố cần thiết khác để lập ra và thực hiện
kế hoạch. Một kế hoạch được gọi là có hiệu quả nếu chúng đạt các mục tiêu đề ra với
chi phí hợp lý, khi các chi phí được đo khơng phải chỉ bằng thời gian, tiền của hay sản
phẩm mà còn bằng mức độ thoả mãn của cá nhân hay tập thể đó [4].
1.2 Kế hoạch sản xuất
1.2.1 Khái niệm
Theo tác giả Nguyễn Quốc Toản (2017), kế hoạch sản xuất được định nghĩa như
sau: “Kế hoạch sản xuất là kế hoạch về các công việc sẽ thực hiện trong thời kỳ kế
hoạch trên cơ sở nhận thức nguồn lực hiện có và dự tính sẽ có trong thời kỳ kế hoạch
của doanh nghiệp, và cũng là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động sản
xuất, kế hoạch sản xuất nhằm tối ưu hóa việc sử dụng những yếu tố sản xuất sẵn có để
sản xuất một hay nhiều sản phẩm đã định”[5].


2


Còn theo tác giả Hồ Tiến Dũng (2008), kế hoạch sản xuất được hiểu: “Kế hoạch
sản xuất là một quá trình có tính chất liên tục, xốy trơn ốc với chất lượng ngày càng
cao. Kế hoạch sản xuất phản ánh các kết quả sẽ đạt được các mặt hoạt động của doanh
nghiệp trong kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính, xã hội và bao gồm các giai đoạn :
chuẩn bị các căn cứ để xây dựng kế hoạch, tổ chức xây dựng và bảo vệ kế hoạch trước
cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch đánh giá và
quyết toán kế hoạch”[2].
Qua hai khái niệm trên, tác giả có thể cho rằng kế hoạch sản xuất là một quá trình đưa
ra các mục tiêu cần đạt được trong tương lai gần, được lựa chọn và quyết định các
phương pháp khác nhau trong lúc tổ chức thực hiện, sử dụng hiệu quả các nguồn lực
có sẵn nhằm hướng tới các mục tiêu đã đề ra cho tương lai.
1.2.2 Ý nghĩa
Kế hoạch sản xuất là cơ chế quản lý cần thiết, hữu hiệu của các doanh nghiệp vì kế
hoạch mang một vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp như:
- Tập trung sự chú ý của các hoạt động trong doanh nghiệp vào các mục tiêu vì kế
hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Lập kế hoạch là khâu đầu tiên
quan trọng nhất trong quy trình kế hoạch hóa là cơng việc duy nhất có liên quan tới
việc xác lập các mục tiêu cần thiết. Trên cơ sở các mục tiêu đã chọn, doanh nghiệp
quyết định các hành động và bước đi tiếp theo để đạt được các mục tiêu cho nên chính
các hoạt động của cơng tác kế hoạch là tập trung sự chú ý vào những mục tiêu này [7].
- Cơng tác kế hoạch với việc ứng phó với những bất định và đổi thay của thị
trường vì lập kế hoạch là dự kiến những vấn đề của tương lai. Thị trường bản thân nó
rất linh hoạt và thường xuyên biến động, kế hoạch và quản lý giúp doanh nghiệp dự
kiến được những vấn đề tương lai. Từ đó tìm ra cách tốt nhất để đạt mục tiêu đặt ra,
phân công, phối hợp hoạt động của các bộ phận của hệ thống trong quá trình thực hiện
các mục tiêu và ứng phó với những bất ổn trong sản xuất kinh doanh [7].
- Công tác kế hoạch với việc tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp,

tạo cơ sở cho việc nhìn nhận logic các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với
nhau trong q trình tiến tới mục tiêu sản xuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng. Trên
nền tảng đó, các nhà quản lý thực hành phân công, điều độ, tổ chức các hoạt động cụ
3


thể, chi tiết theo đúng trình tự, bảo đảm cho sản xuất sẽ khơng bị rối loạn và ít bị tốn
kém [7].
1.2.3 Yêu cầu của kế hoạch sản xuất
Công tác lập kế hoạc sản xuất của doanh nghiệp cần quán triệt các yêu cầu sau:
Hiệu quả : Các doanh nghiệp hoạt động đều nhằm mục đích hướng tới mục tiêu
hiệu quả, nó là tiêu chuẩn hàng đầu cho việc sản xuất, lựa chọn và quyết định các
phương án kế hoạch của doanh nghiệp [6].
Đồng bộ: Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống thống nhất, gồm nhiều phân hệ là
các doanh nghiệp. Thực hiện yêu cầu này, trong các khâu của công tác lập kế hoạch
phải đảm bảo cho mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp đồng hướng và góp phần thúc
đẩy việc thực hiện mục tiêu bao trùm của cả hệ thống [6].
Vừa tham vọng vừa khả thi: Trong nền kinh tế thị trường đối với các doanh nghiệp
mục tiêu lợi nhuận là hàng đầu, do vậy để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch để thực hiện các phương án đó. Tuy nhiên, các
kế hoạch được đề ra phải có khả năng thực thi [6].
Kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế: Tức là hệ thống mục tiêu kế
hoạch phải được xây dựng và điều chỉnh linh hoạt theo yêu cầu thay đổi của thị trường
và điều kiện kinh doanh [6].
Kết hợp đúng đắn các loại lợi ích kinh tế trong doanh nghiệp (kể cả lợi ích xã hội):
Đây chính là động lực của sự phát triển và là cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả các
phương án sản xuất kinh doanh [6].
1.3 Phương pháp lập kế hoạch sản xuất
1.3.1 Phân loại kế hoạch sản xuất
Để hạn chế nhược điểm của các phương pháp kế hoạch hóa tối ưu, các doanh

nghiệp thường chọn phương pháp lập kế hoạch theo chương trình mục tiêu, theo cách
này có tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của doanh nghiệp
Trên cơ sở các chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, chiến lược phát
triển của doanh nghiệp, định hướng của ngành và hiện trạng của doanh nghiệp mà đề
ra các chương trình và mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Nếu trong cùng
4


một thời kỳ, doanh nghiệp có nhiều mục tiêu cần giải quyết thì phải tiến hành so sánh
lựa chọn mục tiêu cần giải quyết trước để mang lại lợi ích lớn nhất [4].
Bước 2: Xây dựng và lựa chọn chương trình hành động để đạt được mục tiêu đề
ra
Trên cơ sở những mục tiêu đã chọn, tiến hành xây dựng các chương trình hành
động để đạt được mục tiêu. Xây dựng các chương trình hành động là việc lựa chọn các
phương án hành động và bước đi đến mục tiêu đề ra. Mục tiêu của chương trình là
mục tiêu dài hạn, có thể bao gồm nhiều mục tiêu con. Các bước đi của chương trình là
các phương án thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu con trong từng giai đoạn [4].
Bước 3: Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện
Trên cơ sở các mục tiêu của từng thời kỳ kế hoạch, trên cơ sở kết quả thực hiện kế
hoạch của kỳ trước và khả năng huy động nguồn lực của doanh nghiệp mà tiến hành
lập kế hoạch thực hiện mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch chi tiết (kế
hoạch hàng năm) của doanh nghiệp được tiến hành theo phương pháp kế hoạch tối ưu.
Phương án kế hoạch được lựa chọn theo phương pháp chương trình mục tiêu vừa thể
hiện tính có mục tiêu, tính cân đối và tính tối ưu. Lập kế hoạch theo chương trình mục
tiêu biểu hiện tính thống nhất, tính hiệu quả và tính định hướng dài hạn của kế hoạch.
Vì vậy hiện nay, phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển [4].
1.3.2 Nguyên tắc lập kế hoạch sản xuất
Phân loại kế hoạch sản xuất theo thời gian và thời gian thực hiện kế hoạch (là theo
độ dài của kỳ kế hoạch). Theo tiêu chí này kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp được

phân thành:
- Kế hoạch dài hạn: Được lập cho thời gian tương đối dài, thường là từ 5 năm trở
lên. Kế hoạch dài hạn có ý nghĩa quan trọng vì nó vạch ra phương hướng chiến lược
cho hoạt động và sự chuẩn bị về nguồn lực, tiềm năng chủ yếu để thực hiện mục tiêu
dài hạn của doanh nghiệp [6].
- Kế hoạch trung hạn: Được lập cho thời gian từ 3-5 năm, là bước đi để thực thi
cho kế hoạch dài hạn [6].
- Kế hoạch ngắn hạn: Được lập cho thời gian từ 2-3 năm, là biện pháp, là bước đi
của kế hoạch dài hạn và trung hạn [6].
5


- Kế hoạch năm: Là kế hoạch hành động ngắn hạn được bắt đầu từ ngày 1/1 đến
31/12, kế hoạch năm của doanh nghiệp được cụ thể hóa bằng các chi tiêu như giá trị
sản lượng (doanh thu), hạng mục cơng trình cần thực hiện, số lượng và khối lượng mặt
hàng sản xuất, lợi nhuận trong kỳ, nhu cầu lao động, nhu cầu vật tư, xe máy, tài chính
[6].
- Kế hoạch tác nghiệp: Theo từng tác nghiệp cụ thể theo quý, tháng hoặc tuần,
ngày. Các yếu tố trong kế hoạch ngắn hạn thường có tính chất cụ thể, chi tiết còn các
yếu tố trong kế hoạch dài hạn thường được coi là biến số. Kế hoạch ngắn hạn và dài
hạn có tính linh hoạt cao, cho phép nhà quản trị điều chỉnh cho phù hợp với những
mục tiêu chiến lược [6].
Khi lập kế hoạch dài hạn, cần phân biệt rõ kế hoạch dài hạn và kế hoạch chiến
lược:
- Kế hoạch dài hạn không trùng với kế hoạch chiến lược.
- Kế hoạch chiến lược có tầm vóc sâu hơn, tổng hợp hơn và ít chi tiết hơn. Nó thể
hiện ý chí và quyết tâm của doanh nghiệp nhằm đạt đến một vị trí nào đó trên thị
trường.
- Kế hoạch chiến lược tuy có thời gian dài tương tự kế hoạch dài hạn, song không
cho phép điều chỉnh những mục tiêu cơ bản đã đặt ra.


6


CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
TẠI CÔNG TY TNHH II-VI VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu q trình hình thành và phát triển Cơng ty TNHH II-VI Việt Nam
2.1.1 Thông tin chung
Tên giao dịch: II-VI VIETNAM CO.,LTD.
Loại hình hoạt động: Cơng ty TNHH Một Thành Viên.
Mã số thuế: 3700630436
Địa chỉ: Số 36 VSIP, đường số 4, Khu cơng nghiệp Việt Nam - Singapore, Phường
Bình Hịa, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Đại diện pháp luật: Đinh Minh Phát.
Ngày cấp giấy phép: 25/06/2008
Ngày hoạt động: 01/09/2005
Điện thoại: 06503767125
Công ty TNHH II-VI Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài thuộc Tập đoàn
II -VI Incorporated, chuyên sản xuất kính quang học, kính hồng ngoại và sản phẩm
nhiệt địện kỹ thuật cao.

Hình 2.1: Logo Cơng Ty TNHH II-VI Việt Nam
Nguồn: [3]
Được thành lập vào năm 1971, II-VI Incorporated (NASDAQ: IIVI) là cơng ty
hàng đầu tồn cầu về vật liệu kỹ thuật để phát triển sản phẩm cho q trình sản xuất
vật liệu, truyền thơng quang học, qn sự, điện tử tiêu dùng, thiết bị bán dẫn, khoa học
đời sống và thị trường vận tải. Tên gọi II-VI được lấy cảm hứng từ Nhóm II và VI
7



trong Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học mà ban đầu II-VI sử dụng dể thiết kế và
sản xuất quang học hồng ngoại cho tia laser CO2 công suất cao sử dụng trong sản xuất
vật liệu. II-VI có trụ sở chính đặt tại Saxonburg, Pennsylvania, với các cơ sở nghiên
cứu và phát triển, sản xuất và bán hàng trên toàn thế giới. Ngày nay, II-VI tiếp tục
hoàn thiện khả năng hoạt động, phát triển các sản phẩm thế hệ mới và đầu tư vào các
nền tảng công nghệ mới. Với chiến lược tập trung vào các thị trường đang phát triển
nhanh, II-VI theo đuổi sứ mệnh của mình làm cho thế giới an toàn hơn, lành mạnh hơn,
gần gũi hơn và hiệu quả hơn .
Công ty THNN II-VI Việt Nam (“II-VI Việt Nam” hoặc “ Công ty”) là một hiện
diện của II - VI Incorporated tại Việt Nam. Công ty mag đến cơ hội phát triển năng lực,
thành tích và tiềm năng của người lao động.
2.1.2 Tầm nhìn - Sứ mệnh
Tầm nhìn: Trở thành cơng ty hàng đầu thế giới trong việc sản xuất các Sản phẩm
nhiệt điện chọn lọc, kính quang học chính xác, các linh kiện Metal-matrix Composite
và sứ độ chính xác cao.
Sứ mệnh: Sản xuất các sản phẩm Nhiệt điện chọn lọc, Kính quang học chính xác
và linh kiện Metal-matrix Composite và sứ độ chính xác cao với: Chất lượng cao nhất
và chi phí thấp nhất trên thế giới nhằm cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng.
Chính sách chất lượng: Đáp ứng hết các yêu cầu của khách hàng và cải tiến liên
tục.
Giá trị I-CARE:
• Integrity: Tạo mơi trường tin cậy
• Collaboration: Đổi mới thơng qua việc chia sẻ ý tưởng
• Accountability: Sở hữu qui trình và kết quả
• Respect: Nhận ra giá trị trong mọi người
• Enthusiasm: Tìm cảm hứng về mục đích cơng việc
Giá trị cốt lõi
Trung thực và liêm chính: Ln nói lên sự thật, hành động theo giá trị II-VI, hành
động có trách nhiệm, chịu trách nhiệm hồn tồn về những điều đã nói cũng như làm.

Khách hàng là trên hết: Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, xây dựng mối
quan hệ với khách hàng, tạo mối quan hệ tích cực, bền vững và cùng có lợi với khách
hàng nội bộ
8


Giao tiếp cởi mở: Trình bày rõ ràng, hiệu quả, chính xác và ân cần, chia sẻ thơng
tin, ý kiến, bình luận và phản hồi với tất cả các cá nhân có nhu cầu.
Tinh thần đồng đội: Cùng lắng nghe và đóng góp ý kiến, hỗ trợ đồng nghiệp khi
cần thiết, công nhận thành tựu của người khác, cùng nhau hồn thành mục tiêu trong
cơng việc.
Khơng ngừng cải thiện và học hỏi: Liên tục học hỏi, trau dồi kiến thức mới, công
nghệ mới, dễ dàng tiếp nhận sự thay đổi, duy trì thái độ tích cực.
Quản lý dựa trên cơ sở thực tế: hướng đến việc giải quyến vấn đề có hệ thống và
khuyến khích quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu và thơng tin rõ ràng chính xác
Ln ln rõ ràng: Sẵn sàng trình bày kết quả khơng tốt, khơng nên dựa vào sự
suy đốn, cảm tính hay giả định.
Môi trường làm việc ngăn nắp sạch sẽ và an tồn: Có nhiệm vụ giữ gìn vệ sinh và
trật tự ở nơi làm việc, tơn trọng mọi chính sách của cơng ty về an tồn và sức khỏe, có
ý thức và tuân theo tất cả yêu cầu của EHS về mơi trường, sức khỏe và an tồn ở mọi
nơi làm việc.
2.1.3 Giới thiệu một vài sản phẩm của Công Ty TNHH II-VI Việt Nam.
2.1.3.1 Bộ lọc huỳnh quang

Hình 2.2: Bộ lọc huỳnh quang
Nguồn:[3]
Công ty II-VI là nhà thiết kế quang tử hàng đầu và là nhà sản xuất tích hợp theo
chiều dọc của các linh kiện và cụm lắp ráp phụ quang học, laser và nhiệt cho khoa học
và đời sống. II-VI cung cấp quang học chính xác chất lượng cao, cụm lắp ráp phụ
quang học, dịch vụ thiết kế và kỹ thuật, cũng như sản xuất nguyên mẫu theo khối

lượng trên phổ quang học từ UV đến VIS, NIR đến IR. II-VI có phạm vi hoạt động đa
9


dạng bao gồm hơn 100 máy sơn trên toàn cầu, cho phép đáp ứng sản xuất nhanh chóng,
khi nào và bất cứ nơi đâu [3].
2.1.3.2 Ống kính xốy

Hình 2.3: Ống kính xốy
Nguồn:[3]
Thấu kính xốy là duy nhất bởi vì nó có các bước pha xoắn ốc được gia cơng vào
bề mặt cong. Hình xoắn ốc này kiểm sốt pha của chùm tia truyền qua. Khi các bước
xoắn ốc được gia cơng thành một bề mặt thấu kính cong, chúng tạo ra chùm tia hội tụ
có năng lượng hoặc cơng suất bằng khơng ở giữa. Nói cách khác, thấu kính xốy tạo ra
tiêu điểm vòng. Một đặc điểm khác của chùm tia hội tụ là pha xoắn ốc khi chùm tia
truyền đi; do đó, nó đơi khi được gọi là thấu kính xoắn ốc [3].
Theo truyền thống, các loại thấu kính này được sản xuất bằng cách sử dụng các
phần tử nhiễu xạ. Giờ đây chúng được gia công trực tiếp bằng kỹ thuật tiện kim cương.
Kết quả là một bước xoắn ốc chính xác hoặc thấu kính xốy có thể tạo ra tiêu điểm
vịng. Thấu kính xốy được làm từ bất kỳ loại vật liệu nào có thể quay kim cương. Để
sử dụng ở 10,6µm, điều này bao gồm các vật liệu như ZnSe và Ge. Cũng có thể đặt bề
mặt này lên một tấm gương phản chiếu như Cu hoặc Al [3].
2.1.3.3 Ống kính phi cầu

Hình 2.4: Thấu kính phi cầu
Nguồn:[3]
10


Thấu kính phi cầu được thiết kế để hạn chế nhiễu xạ. Chúng thường đạt được kích

thước điểm nhỏ hơn cả thấu kính lồi lõm và thấu kính khum dương. Điều này cung cấp
mật độ năng lượng cao nhất ở phơi ống kính có độ dài tiêu cự tương đương [3].
2.1.3.4 Gương xi lanh

Hình 2.5: Gương xi lanh
Nguồn:[3]
Như tên cho thấy, gương hình trụ là vật thể trịn hoặc hình chữ nhật có bề mặt hình
trụ. Chúng khác với gương cầu ở chỗ tập trung chùm tia vào một tiêu điểm chứ không
phải là tiêu điểm. Khả năng phản xạ được cải thiện bằng cách phủ một lớp phủ phản
xạ cao trên bề mặt quang học. Các lớp phủ nhiều lớp có sẵn cho các khu vực khác
nhau của quang phổ ánh sáng. Gương hình trụ được làm từ Cu, Si, Ge, Al và các vật
liệu kim loại khác [3].
2.1.3.5 Gương chiếu hậu cho hệ thống laser

Hình 2.6: Gương chiếu hậu cho hệ thống laser CO2
Nguồn:[3]
11


Gương hậu, điển hình là GaAs, Ge hoặc ZnSe, là những gương phản xạ một phần
với tỷ lệ phản xạ trên truyền rất cao (99,0% đến 99,7%), và là thành phần quang học
quan trọng trong bộ cộng hưởng laser hoặc khoang laser. Gương hậu, giống như bộ
ghép đầu ra, là một phần của q trình lắp ráp. Do đó, mong muốn có hệ số phản xạ
cao. Hệ thống truyền động nhẹ của gương hậu được sử dụng cùng với đồng hồ đo điện
để kiểm tra công suất đầu ra của bộ cộng hưởng laser. Khi thiết kế bộ cộng hưởng laze
yêu cầu gương hậu phải là gương phản xạ toàn phần, chất nền Si, Cu hoặc Mo được sử
dụng, chất nền sau này thường không được tráng phủ [3].
2.1.4 Giới thiệu chung về cơ cấu tổ chức nhân sự tại Công ty TNHH II-VI Việt
Nam
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH II-VI Việt Nam
Nguồn: [Phịng Nhân Sự_Cơng ty II-VI Việt Nam]
2.1.4.2 Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận


Tổng Giám Đốc: Quản lý, giám sát và điều hành tất cả các hoạt động

kinh doanh, nhân lực cũng như các hoạt động hợp tác của công ty.


Bộ phận Tài Chính: Có nhiệm vụ hạch tốn các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh tại Công ty một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh
doanh, chủ trì và phối hợp với các phịng có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế
hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của công ty. Tham gia thực hiện và trực tiếp quản
12


×