Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và yếu tố nguy cơ viêm thận trong Schonlein henoch (SH) ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.26 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2021

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ VIÊM THẬN
TRONG SCHONLEIN-HENOCH(SH) Ở TRẺ EM
Nguyễn Ngọc Sáng1, Nguyễn Thị Hằng2, Nguyễn Hồng Xn Q1
TĨM TẮT

28

Mục tiêu: Mơ tả đặc điểm dịch tễ học lâm
sàng và một số yếu tố nguy cơ viêm thận trong
Schönlein Henoch ở trẻ em. Đối tượng: 222 trẻ
bị SH điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phịng,
Việt Nam. Phương pháp: Mơ tả một loạt ca
bệnh. Kết quả: tỷ lệ nam/nữ là 1,2/1, tuổi trung
bình 7,41 ± 3,32 tuổi, bệnh nhi sống ở nông thôn
120 (54,1%) nhiều hơn thành thị 102 (45,9%),
bệnh chủ yếu gặp vào mùa đông xuân, tiền sử
liên quan đến khởi phát bệnh chủ yếu là viêm
đường hô hấp 38(17,1%) và cơ địa dị ứng 32
(14,4%), nhiễm khuẩn tiết niệu 3 (1,4%) và sau
tiêm vaccin 2 (0,9%). 100% bệnh nhi có ban xuất
huyết dưới da, thời gian xuất huyết trung bình
11,8 ± 3,9 ngày, đau bụng và xuất huyết tiêu hóa
104 (46,8%), sưng đau khớp 85 (38,3%). Có 59
(26,6%) bệnh nhi có viêm thận. Hồng cầu niệu
44 (19,8%), protein niệu 38 (17,1%), IgA tăng 62
(63,3%). Các yếu tố nguy cơ viêm thận gồm tuổi
trên 10 (OR=3,37, CI = 1,72 – 6,58); thời gian
xuất hiện ban xuất huyết trên 28 ngày (OR=9,11,
CI = 2,77 – 29,91), đau bụng kèm xuất huyết tiêu


hóa (OR=9,2, CI = 3,76 – 22,55), CRP huyết
thanh >10mg/l (OR=2,43, CI = 1,44 – 7,11). Kết
luận: SH thường khởi phát sau viêm đường hô
hấp, cơ địa dị ứng. Các triệu chứng lâm sàng đa
dạng: ban xuất huyết, triệu chứng tiêu hóa, sưng
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng,
Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Ngọc Sáng
Email:
Ngày nhận bài: 17.3.2021
Ngày phản biện khoa học: 18.4.2021
Ngày duyệt bài: 18.5.2021
1
2

đau khớp và tổn thương thận. Các yếu tố nguy cơ
viêm thận là tuổi trên 10, thời gian tồn tại ban
xuất huyết trên 28 ngày, đau bụng kèm xuất
huyết tiêu hoá, CRP huyết thanh >10mg/l.
Từ khóa: SH, viêm thận, trẻ em.

SUMMARY
CLINICAL EPIDEMIOLOGICAL
CHARACTERISTICS AND RISK
FACTORS FOR NEPHRITIS IN
CHILDHOOD HENOCH-SCHÖNLEIN
PURPURA
Objective: To describe the clinical
epidemiological characteristics and some risk
factors of nephritis in childhood HenochSchönlein purpura. Subjects: 222 children with

Henoch-Schönlein
treated
at
Haiphong
Children's Hospital, Vietnam. Methods: caseseries study. Results: the male / female ratio was
1.2/1, the average age was 7.41 ± 3.32 years old,
and the figure for patients living in rural areas
120 (54.1%) was higher than that in urban areas
102 (45.9%). ), the onset of Henoch-Schönlein
purpura was in winter and spring, history related
to disease onset were mainly respiratory tract
infection 38 (17.1%) and atopic allergy 32
(14.4%), urinary tract infection 3 (1.4%) and
after vaccination 2(0.9%). 100% of pediatric
patients had purpura, average purpura time 11.8
± 3.9 days, abdominal pain with gastrointestinal
bleeding 104 (46.8%); swelling and pain joints
85 (38.3%). There were 59 (26.6%) patients with
nephritis. Hematuria 44 (19.8%), proteinuria 38
(17.1%), serum IgA increase 62 (63.3%). The
risk factors for nephritis included age over 10

183


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

(OR = 3.37, CI = 1.72 - 6.58), time to appear
purpura more than 28 days (OR = 9.11, CI = 2.77
- 29.91), abdominal pain with gastrointestinal

bleeding (OR = 9.2, CI = 3.76-22, 55), serum
CRP > 10mg/l (OR = 2.43, CI = 1.44 - 7.11).
Conclusions: The onset of Henoch-Schönlein
purpura was after respiratory tract infection,
atopic allergy. The clinical symptoms were
diverse including purpura, abdominal pain with
gastrointestinal bleeding, pain swelling joint and
kidney damage. Risk factors for nephritis were
the age of 10 years, persistence of purpura more
than 28 days, abdominal pain with
gastrointestinal bleeding, serum CRP > 10mg/l.
Keywords: SH, nephritis, children.

được đề cập đến. Đặc điểm dịch tễ học lâm
sàng của bệnh nhân SH như thế nào và yếu
tố nguy cơ viêm thận ở những bệnh nhân này
ra sao? Là những câu hỏi rất cần lời giải đáp.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai
mục tiêu sau:
Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của
bệnh nhi mắc Schönlein–Henoch tại Bệnh
viện Trẻ em Hải Phịng, Việt Nam từ tháng
01/10/2018 đến 30/09/2020.
Mơ tả một số yếu tố nguy cơ viêm thận ở
những bệnh nhân trên.
Hy vọng rằng với kết quả thu được sẽ góp
phần nào chẩn đoán và tiên lượng SH, một
bệnh thường gặp ở trẻ em.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

SH là bệnh viêm mao mạch hệ thống qua
trung gian phức hợp miễn dịch, có tổn
thương lan tỏa vi mạch ở nhiều cơ quan, chủ
yếu liên quan đến da, thận, ruột và khớp (13). Tỷ lệ mắc mới của SH hàng năm từ 10
đến 20 trẻ em trên 100.000 dân. Đây là loại
viêm mạch phổ biến nhất của tuổi thơ. Trẻ
em da trắng và châu Á thường bị ảnh hưởng
nhất, trong khi trẻ em người Mỹ gốc Phi ít bị
ảnh hưởng. Mặc dù SH là bệnh có tổn
thương lan tỏa hệ thống vi mạch ở nhiều cơ
quan, biểu hiện với nhiều thể lâm sàng khác
nhau, nhưng tiến triển và tiên lượng bệnh
phụ thuộc nhiều vào tính chất và mức độ tổn
thương ở thận. Tổn thương thận trong SH
nếu khơng được chẩn đốn điều trị, theo dõi
và quản lý tốt sẽ gây ra bệnh thận mạn tính,
có thể tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn
cuối, ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động,
kinh tế của bệnh nhân và tạo gánh nặng cho
xã hội sau này. Ở Việt Nam đã có một số đề
tài nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng của bệnh SH. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu về tổn thương thận trong SH ít

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 222 bệnh nhi được chẩn đoán SH
vào điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
từ 01/10/2018 đến 30/09/2020.
Tiêu chuẩn chẩn đoán: theo Hội thấp

Châu Âu năm 2010 gồm 1 tiêu chuẩn chính
và ít nhất 1 trong 4 tiêu chuẩn phụ. Tiêu
chuẩn chính: ban xuất huyết cùng lứa tuổi,
không do giảm tiểu cầu. Tiêu chuẩn phụ:
Đau bụng, mô bệnh học: viêm mạch
leukocytoclastic với lắng đọng IgA chiếm ưu
thế hoặc tăng sinh mao mạch cầu thận kèm
lắng đọng IgA hoặc không, viêm khớp hoặc
đau khớp, tổn thương thận: Protein niệu trên
0,3g/24h hoặc albumin niệu trên 30
mmol/mg và/hoặc đái máu hoặc hồng cầu
niệu dương tính trên 2+.
Tiêu chuẩn chẩn đốn viêm thận: xét
nghiệm nước tiểu có hồng cầu niệu và/hoặc
có protein niệu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: mô tả một loạt ca
bệnh.

184


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2021

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: lấy
mẫu theo phương pháp thuận tiện, tất cả
bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán SH trong
2 năm từ 01/10/2018 - 30/09/2020.
Mỗi bệnh nhi có một bệnh án riêng, trong
đó có ghi đầy đủ thơng tin: hành chính, tiền

sử, bệnh sử, lâm sàng, xét nghiệm, diễn biến
và biến chứng suốt quá trình điều trị.
Các xét nghiệm làm tại khoa huyết học,
hóa sinh Bệnh viện Trẻ em Hải Phịng:
- Tổng phân tích nước tiểu, đánh giá chủ
yếu các thơng số hồng cầu, protein lúc vào
viện và trong quá trình theo dõi điều trị.
- Xét nghiệm máu: tổng phân tích tế bào
máu, đông máu cơ bản, CRP, ure, creatinin,
albumin, protein, các Immunoglobulin miễn
dịch huyết thanh.

Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê
y học bằng phần mềm SPSS 25.0. Tính tỷ lệ
phần trăm (%), so sánh 2 tỷ lệ phần trăm
bằng test “χ2”. Tính giá trị trung bình, độ
lệch chuẩn, so sánh 2 giá trị trung bình bằng
test “t” tự đối chiếu (so sánh từng cặp), tính
tỷ suất chênh OR, khoảng tin cậy CI, xác
suất p.
Đạo đức trong nghiên cứu: Đề tài nghiên
cứu được phê duyệt bởi hội đồng Đạo đức y
sinh học trường Đại học Y dược Hải Phòng
và Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Tất cả bệnh
nhân và người nhà đồng ý tham gia nghiên
cứu. Tồn bộ thơng tin bệnh nhân được bảo
mật và chỉ sử dụng với mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích bảo vệ và
nâng cao sức khoẻ bệnh nhi, ngồi ra khơng
có mục đích nào khác.


III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng
Bảng 1. Dịch tễ học lâm sàng của SH (n=222)
Dịch tễ học lâm sàng

Số bệnh nhân
(n=222)

Tỷ lệ
(%)

Tuổi (trung bình: 7,41 ± 3,32)
≤ 10
173
78,3
>10
48
21,7
Nam
120
54,1
Nữ
102
45,9
Thành thị
102
45,9
Nơng thơn
120

54,1
Yếu tố khởi phát
Cơ địa dị ứng
32
14,4
Viêm đường hô hấp
38
17,1
Nhiễm trùng tiết niệu
3
1,4
Sau tiêm vaccin sởi-thủy đậu-rubeola
2
0,9
Bảng 1 cho thấy tuổi mắc bệnh thường là tuổi học đường. Nhóm tuổi từ 5-10 gặp nhiều
hơn. Giới: nam nhiều hơn nữ tuy nhiên sự khác nhau về giới khơng có ý nghĩa thống kê (p >
0,05). Địa dư: trẻ sống ở nông thôn nhiều hơn thành thị.
185


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG

Hình 1. Phân bố bệnh nhi SH theo tháng trong năm
Hình 1 cho thấy bệnh xuất hiện quanh năm nhưng gặp nhiều vào mùa đông xuân, từ tháng
10,11,12 đến tháng 1,2,3 là các tháng có thời tiết lạnh, ít gặp nhất vào tháng 6.
Đặc điểm lâm sàng:
Tiền sử dị ứng và một số bệnh liên quan gặp ở 75 bệnh nhi (33,78%), trong đó tiền sử
viêm đường hơ hấp trước một tuần khởi phát bệnh thường gặp nhất 38 (17,1%), cơ địa dị ứng
32 (14,4%), sau tiêm vaccin 2 (0,9%) và sau nhiễm khuẩn tiết niệu 3 (1,4%).
Bảng 2. Biểu hiện lâm sàng của SH (n=222)

Triệu chứng
Số bệnh nhân
Tỷ lệ (%)
Xuất huyết dưới da đối xứng 2 chi
222
100
Triệu chứng tiêu hoá (đau bụng, xuất huyết tiêu hoá)
110
59,5
Sưng đau khớp
85
38,3
Tổn thương thận
59
26,6
Bảng 2 cho thấy biểu hiện xuất huyết dưới da gặp ở 100% bệnh nhi, trường hợp tổn
thương thận ít gặp hơn.
Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân SH
Đặc điểm cận lâm sàng
Số bệnh nhân
Tỷ lệ (%)
Công thức máu
Hemoglobin giảm <110g/l
28
12,6
9
Bạch cầu tăng > 10x10 /l
95
42,8
Bạch cầu trung tính tăng >70%

45
20,3
9
Số lượng tiểu cầu > 100x10 /l
222
100
CRP huyết thanh > 10mg/l
69
31,1
Ure huyết thanh
> 50mg/dl
3
1,4
Ure huyết thanh
< 50mg/dl
219
98,6
Creatinin huyết thanh > 1,5mg/dl
2
0,9
Creatinin huyết thanh < 1,5mg/dl
220
99,1

186


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2021

Protein huyết thanh < 56g/l

4
1,8
Protein huyết thanh > 56g/l
218
98,2
Albumin huyết thanh < 25g/l
2
0,9
Albumin huyết thanh > 25g/l
220
99,1
Hồng cầu niệu +
24
10,8
Hồng cầu niệu ++
13
3,7
Hồng cầu niệu +++
7
3,2
Protein niệu (+)
38
17,1
Protein/Creatinin niệu
< 100mg/mmol
33/38
86,8
100-250mg/mmol
2/38
5,3

> 250mg/mmol
3/38
7,9
IgA huyết thanh tăng
62/98
63,3
IgG huyết thanh tăng
40/71
55,3
IgM huyết thanh tăng
17/64
26,5
IgE huyết thanh tăng
16/58
27,6
Bảng 3 cho thấy các xét nghiệm máu và nước tiểu ở bệnh nhi SH khơng có biến đổi đặc
hiệu, ở các bệnh nhân có viêm thận thì xét nghiệm có hồng cầu niệu và protein niệu dương
tính.
3.2. Các yếu tố nguy cơ viêm thận:
Có 59 bệnh nhi (26,6%) có tổn thương thận.
Bảng 4. Các yếu tố nguy cơ viêm thận
Có viêm
Khơng viêm
OR
Yếu tố nguy cơ
thận
thận
p
(95%CI)
(n=59)

(n=163)
Tuổi trung bình
9,02  3,22
6,83  3,17
>10
23
26
3,37
<0,001
(1,72-6,58)
≤ 10
36
137
Nữ
Nam
Tiền sử bệnh trước vào viện

Khơng
Xuất huyết ≥ 28 ngày
Xuất huyết < 28 ngày
Đau bụng, xuất huyết tiêu hoá

31
28

71
92

1,43
(0,79-2,61)


0,235

23
36
11
48

49
114
4
159

1,206
(0,88-3,84)

0,21

9,11
(2,77-29,91)

<
0,001

187


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG



16
Khơng
40
CRP huyết thanh > 10mg/l
27
CRP huyết thanh< 10mg/l
32
IgA huyết thanh Tăng
18
IgA huyết thanh Bình thường
14
Bảng 4 cho thấy bệnh nhi trên 10 tuổi có
nguy cơ tổn thương thận gấp 3,37 lần so với
bệnh nhi dưới 10 tuổi. Bệnh nhi có thời gian
xuất hiện ban xuất huyết trên 28 ngày có
nguy cơ tổn thương thận cao gấp 9,11 lần so
với bệnh nhi có thời gian xuất hiện ban xuất
huyết dưới 28 ngày. Bệnh nhi có đau bụng
và xuất huyết tiêu hố có nguy cơ tổn thương
thận gấp 9,2 lần bệnh nhi khơng có đau bụng
và xuất huyết tiêu hố. Nhóm bệnh nhi có
CRP huyết thanh tăng > 10mg/l có liên quan
tổn thương thận gấp 2,43 nhóm có CRP
huyết thanh < 10mg/l. Giới tính, tiền sử bệnh
trước vào viện và nồng độ IgA huyết thanh
khơng có mối liên quan với tổn thương thận
ở các đối tượng nghiên cứu (p>0,05).
IV. BÀN LUẬN
4.1. Về dịch tễ học lâm sàng
Tuổi bệnh nhi nhỏ nhất là 3 tháng, cao

nhất là 15 tuổi, tuổi trung bình là 7,41 ±
3,32. Nhóm tuổi thường gặp nhất là từ 5 đến
10 tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tối
tương tự với kết quả của các tác giả như
Chen và cộng sự (4), Lee và cộng sự (5).
Giới tính: Nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ
nam/nữ là 1,2/1, chúng tôi cũng chưa thấy
tác giả nào giải thích sự khác nhau về giới
trong bệnh SH.
Địa dư: bệnh nhi sống ngoại thành nhiều
hơn nội thành, kết quả này tương tự Chen và
cộng sự (4) tại Trung Quốc.
188

8
9,20
<
(3,76-22,55)
0,001
155
42
2,43
0,04
(1,44-7,11)
121
44
0,316
0,64
(0,37-1,00)
22

Thời gian mắc bệnh xảy ra rải rác quanh
năm nhưng nhiều nhất vào mùa đông xuân,
kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các
tác giả như Ekinci và cộng sự (6), Chen và
cộng sự (4).
Trong nghiên cứu của chúng tơi, tỷ lệ
bệnh nhi có tiền sử bệnh liên quan chiếm
33,78%, trong đó tiền sử viêm đường hô hấp
trước một tuần khởi phát bệnh thường gặp
nhất 38 (17,1%), cơ địa dị ứng 32 (14,4%),
sau tiêm vaccin 2 (0,9%). Chúng tơi thấy có
mối liên quan giữa thay đổi thời tiết và sự
khởi phát bệnh SH, đặc biệt ở các bệnh nhân
có các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng,
viêm da dị ứng… Bệnh thường khởi phát khi
có thời tiết lạnh hoặc giao mùa. Kết quả
nghiên cứu của Chen và cộng sự (4) chỉ ra
bệnh nhi SH khởi phát sau nhiễm khuẩn bao
gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm
đường ruột (60,8%) và 2 bệnh nhi SH khởi
phát bệnh sau tiêm vaccin sởi-thủy đậurubeola trước đó 2 tuần. Ekinci và cộng sự
(6) cũng cho nhận xét tương tự.
Triệu chứng lâm sàng: ban xuất huyết gặp
ở 100% trường hợp, chủ yếu là ban dạng
chấm, nốt, tập trung thành từng đám ở cẳng
chân hai bên, ở tay, mông đùi, thân mình ít
gặp hơn, thời gian tổn thương da trung bình
là 11,8 ± 5,94 ngày, các nghiên cứu trên thế
giới như của Chen và cộng sự (4) cũng cho
kết quả tương tự như trên.



TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2021

59,5% bệnh nhi có triệu chứng về tiêu hoá
(đau bụng, xuất huyết tiêu hoá). Kết quả của
chúng tôi phù hợp với Chen và cộng sự (4),
Ekinci và cộng sự.(6)
Có 38,3% bệnh nhân có biểu hiện sưng
đau khớp. Kết quả này thấp hơn so với Chen
và cộng sự (4) : đau khớp chiếm 65,8%, chủ
yếu là đau khớp gối, cổ chân, cổ tay và số ít
đau khớp khuỷu, khớp bàn ngón tay, đốt
sống thắt lưng và khớp háng. Theo Lee và
cộng sự (5) đau khớp chiếm 69,8%, theo
Ekinci và cộng sự (6) tỷ lệ bệnh nhi có đau
khớp là 58,1%.
Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy tổn
thương thận trong SH 26,6%, hồng cầu niệu
19,8%, protein niệu 17,1%. Theo Chen và
cộng sự (4), tổn thương thận chiếm 54,2%
với protein niệu 26,7%. Điều này là một lưu
ý quan trọng cho các bác sỹ lâm sàng, cần
khám xét cẩn thận và làm xét nghiệm nước
tiểu thường quy cho tất cả các bệnh nhân SH,
đặc biệt trong lần đầu tiên vào viện để phát
hiện sớm những tổn thương thận và có kế
hoạch điều trị, theo dõi lâu dài.
Đặc điểm cận lâm sàng: 12,6% bệnh nhân
thiếu máu nhẹ, số lượng bạch cầu tăng

42,8%; nồng độ CRP huyết thanh tăng
31,1%. Nồng độ ure và creatinin huyết thanh
đa số bình thường, chỉ có 3 bệnh nhi ở
ngưỡng suy thận. 98,2% bệnh nhi có protein
tồn phần và albumin huyết thanh bình
thường, chỉ có 3 bệnh nhi giảm ở ngưỡng
thận hư. Theo Chen và cộng sự (4), Lee và
cộng sự (5), IgA huyết thanh tăng 63,3%
trường hợp. Chỉ có 3 bệnh nhi viêm thận
trong SH được sinh thiết thận, kết quả cho
thấy tăng sinh gian mạch đơn thuần (nhóm I)
và tăng sinh gian mạch với dưới 50% tổn

thương hình liềm cục bộ (nhóm IIIa), sinh
thiết thận được tiến hành ở 46% số bệnh nhi
và cho kết quả chủ yếu tổn thương nhóm
IIIb.
4.2. Tỷ lệ viêm thận và các yếu tố nguy

Kết quả của chúng tôi cho thấy tỉ lệ viêm
thận trong Schonlein-Henoch là 26,6%.
Chúng tơi chưa tìm thấy mối liên quan
giới tính với tổn thương thận p = 0,235
(p>0,05), giới tính khơng ảnh hưởng tới sự
xuất hiện của tổn thương thận mặc dù tỷ lệ
nam gặp nhiều hơn nữ trong SchonleinHenoch. Kết quả này phù hợp với Elmas và
cộng sự (12) tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên Kilic
và cộng sự (8) có nhận xét rằng tổn thương
thận gặp nhiều hơn ở nữ, sự khác biệt về giới
có ý nghĩa thống kê (p = 0,047 và OR =2,7).

Chúng tơi thấy có mỗi liên quan giữa tuổi
với tổn thương thận: Bệnh nhi trên 10 tuổi có
nguy cơ tổn thương thận gấp 3,37 lần so với
bệnh nhi dưới 10 tuổi (OR=3,37;
95%CI=1,722;6,582; p<0,05). Nghiên cứu
của Kilic và cộng sự (8) cũng đưa ra kết quả:
tuổi trên 10 là yếu tố ảnh hưởng đến tổn
thương thận (p = 0,001 và OR = 1,4). Chúng
tơi thấy có mối liên quan giữa thời gian xuất
hiện ban xuất huyết và tổn thương thận: thời
gian ban xuất huyết kéo dài trên 28 ngày là
yếu tố ảnh hưởng tới tổn thương thận
(p=0,009, OR=3.44 (1.37–8.63)), Shin và
cộng sự (9) cũng cho kết quả tương tự với
p=0,009, OR=3.44 (1.37–8.63). Chúng tơi
cũng tìm thấy có mối liên quan giữa đau
bụng và xuất huyết tiêu hoá với tổn thương
thận trong SH: Đau bụng dữ dội trên 3 ngày,
nôn chướng bụng, nôn máu, đại tiện phân
đen, dấu hiệu tắc ruột. Kết quả này tương tự

189


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

như với thống kê của Shin và cộng sự (9).
Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy có mối
liên quan giữa nồng độ CRP huyết thanh
tăng với tổn thương thận trong SH. CRP tăng

có nguy cơ tổn thương thận gấp 5,58 lần
nhóm CRP huyết thanh bình thường. Theo
nghiên cứu của Kilic và cộng sự (13), tăng
CRP huyết thanh là một trong ba yếu tố liên
quan tới tổn thương thận (p=0,007 và
OR=6,57, 95% CI (1,679;25,782)). Tuy
nhiên theo tác giả Lee và cộng sự (5), tăng
CRP khơng có mối tương quan với tổn
thương thận (p=0,238). Nghiên cứu của
chúng tôi không thấy mối liên quan giữa
nồng độ IgA huyết thanh và tổn thương thận.
Kết quả này phù hợp với Shin và cộng sự
(9). Tuy nhiên nghiên cứu của Tabel và cộng
sự (10) chỉ ra rằng nồng độ IgA huyết thanh
tăng trong SH và có liên quan tới tổn thương
thận với p=0,04.
V. KẾT LUẬN
5.1. Về đặc điểm dịch tễ học lâm sàng
- Tuổi gặp từ 3 tháng đền 15 tuổi, chủ yếu
gặp nhóm 5-10 tuổi, tỷ lệ nam:nữ 1,2:1, bệnh
nhi sống ở ngoại thành nhiều hơn nội thành,
bệnh xảy ra vào mùa đông xuân là chủ yếu,
yếu tố tiền sử liên quan khởi phát bệnh là
viêm đường hô hấp, cơ địa dị ứng.
- Biểu hiện lâm sàng: xuất huyết da điển
hình (100%), đau bụng và xuất huyết tiêu
hóa (46,8%), mức độ nặng (11,3%), sưng
đau khớp (8,3%), viêm thận (26,6%)
- Các xét nghiệm thường không đặc hiệu:
thiếu máu nhẹ (12,6%), bạch cầu tăng

(42,8%), bạch cầu trung tính tăng (20,3%),
CRP huyết thanh tăng (31,1%), IgA huyết
thanh tăng (63,3%), IgG huyết thanh tăng

190

(55,3%), IgE huyết thanh tăng (27,6%), hồng
cầu niệu (19,8%), protein niệu (17,1%).
5.2. Về tỷ lệ tổn thương thận và các yếu
tố nguy cơ
Có 59 (26,6%) bệnh nhân có biểu hiện tổn
thương thận. Yếu tố nguy cơ tổn thương thận
gồm: Tuổi ≥ 10, ban xuất huyết kéo dài ≥ 28
ngày, đau bụng và xuất huyết tiêu hóa, tăng
CRP huyết thanh.
VI. KHUYẾN NGHỊ
Tất cả các bệnh nhân SH nên được theo
dõi lâu dài và xét nghiệm nước tiểu để chẩn
đoán sớm biến chứng viêm thận. Những
nghiên cứu hơn nữa là cần thiết để đánh giá
và tiên lượng lâu dài ở bệnh nhi mắc viêm
thận trong SH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chen JY, Mao JH. Henoch-Schonlein
purpura nephritis in children: incidence,
pathogenesis and management. World J
Pediatr. 2015;11(1):29-34.
2. Dyga K, Szczepanska M. IgA vasculitis with
nephritis in children. Adv Clin Exp Med.
2020;29(4):513-9.

3. Jiang J, Duan W, Shang X, Wang H, Gao
Y, Tian P, et al. Inducible nitric oxide
synthase gene polymorphisms are associated
with a risk of nephritis in Henoch-Schonlein
purpura
children.
Eur
J
Pediatr.
2017;176(8):1035-45.
4. Chen O ZX, Ren P, Wang YB,. Henoch
Schonlein Purpura in children: clinical
analysis of 120 cases. 2013;13(1):94-9.
5. Lee YH KY, Koo JW, Chung JY. HenochSchonlein Purpura in Children Hospitalized at
a Tertiary Hospital during 2004-2015 in
Korea:
Epidemiology
and
Clinical


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2021

Management. Pediatr Gastroenterol Hepatol
Nutr. 2016;19(3):175-85.
6. Ekinci RMK BS, Melek E, Karabay
Bayazit A, Clinical manifestations and
outcomes of 420 children with Henoch
Schönlein Purpura from a single referral
center from Turkey. Mod Rheumatol.

2019;14:1-8.
7. Elmas AT TY. Platelet Counts in Children
With
Henoch-Schonlein
Purpura-Relationship to Renal Involvement. Clin Lab
Anal. 2016;30(1):71-4.
8. Demircioğlu KB, Kasap Demir B.
Determination of Risk Factors in Children
Diagnosed With Henoch-Schönlein Purpura.

Division of Pediatric Nephrology, Medicine
Faculty of Gaziantep University, Gaziantep,
Turkey. 2018;33(4):395-401.
9. Shin JI, Park, J. M., Shin, Y. H., Hwang,
D. H., Kim, J. H., & Lee, J. S. Predictive
factors for nephritis, relapse, and significant
proteinuria in childhood Henoch–Schönlein
purpura.
Scandinavian
Journal
of
Rheumatology. 2006;35(1):56–60.
10.
Tabel Y IF, Dogan DG, Elmas AT.
Clinical features of children with HenochSchonlein purpura: risk factors associated
with renal involvement. Iran J Kidney Dis.
2012;6(4):269-74.

191




×