Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP văn học cái PHI lí TRONG vụ án (KAFKA) và kẻ XA lạ (CAMUY)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.75 KB, 59 trang )

bBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM
KHOA NGỮ VĂN



CÁI PHI LÍ
TRONG VỤ ÁN (KAFKA) VÀ
KẺ XA LẠ (CAMUY)

Chun ngành: Văn học nước ngồi
Khóa luận tốt nghiệp

Người hướng dẫn:

TP HỒ CHÍ MINH


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Trong đời sống con người, phi lí và có lí là hai khái niệm tồn tại song song. Hai
mặt này đối lập mà thống nhất, thuộc về bản chất của sự sống. Có nghĩa rằng, sự việc
nếu nhìn từ góc độ, quan điểm này sẽ là phi lí nhưng hồn tồn hợp lí nếu xem xét từ
một khía cạnh, giác độ khác. Tương tự như khi nói: hai đường thẳng song song khơng
bao giờ có điểm chung. Nếu xét trên cùng một mặt phẳng, đây là chân lí, song nó mất
giá trị nếu ta áp dụng cho hình học khơng gian. Một vấn đề nhìn nhận khi bởi cá nhân
này là đúng đắn, song sẽ là nghịch lí với một cá nhân khác. Bởi lẽ mỗi con người là
một thế giới hoàn toàn riêng biệt, sinh động. Tất cả phối hợp tạo nên sự vận động
mãnh liệt của đời sống. Có nếm trải thất bại đau khổ, con người mới cảm nhận sâu


sắc hơn giá trị của thành công, hạnh phúc cũng như thấy được gắn kết chặt chẽ hai
mặt có lí và phi lí- thấu hiểu bản chất cuộc đời. Xét trong mối quan hệ giữa chúng,
tùy theo từng trường hợp riêng biệt, một bình diện nào đó sẽ trội lên, phần cịn lại bị
lấn át đi.
Khơng phải tự dưng mà nền văn học nhân loại trong thế kỉ XX lại dung nạp một
lượng lớn những khái niệm hoàn toàn mới, chứa đựng dư âm thời đại: lo âu, bất an,
hoài nghi, tuyệt vọng, mất mát…trong đó phi lí nổi lên với vị trí là một trong những
khái niệm trung tâm, là cơ sở hình thành nền văn học phi lí. Nó nằm trong một tổng
thể của nền văn học hiện đại phương Tây (Đây khơng phải là một loại hình văn học,
cũng không phải là một trường phái văn học thống nhất, mà là rất nhiều quan điểm
văn học cùng xuất hiện trong quá trình phát triển và chuyển biến từ văn học cận đại
sang văn học hiện đại của phương Tây, bao gồm: chủ nghĩa tượng trưng, tiểu thuyết
dòng ý thức, chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa hiện sinh, trường phái kì ảo, tiểu thuyết
mới, uy mua đen…).
Nền văn học phi lí được hình thành với các truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch cùng
hàng loạt tác giả: Kafka, Camuy, Ionesco, Bêkét…Rõ ràng, khái niệm phi lí đã tồn tại

Trang 2


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

từ rất lâu trong vốn từ vựng nhân loại, nhưng cho đến lúc này, nó lại mang trên mình
sắc thái khác lạ, mở rộng thêm những nét nghĩa mới.
Rõ ràng, nói đến Kafka, người ta nghĩ ngay đến yếu tố huyền thoại giăng mắc
trong khắp các sáng tác của ông; với Camuy, vấn đề nổi lên hàng đầu là chủ nghĩa
hiện sinh. Vậy thì cái phi lí là một phạm vi nhỏ, một phương thức để thể hiện chủ đề
lớn ấy. Tuy nhiên nó có vai trị khá quan trọng: tác động ngược trở lại quá trình sáng
tạo, chi phối nội dung tư tưởng các sáng tác của cả hai nhà văn. Hơn nữa trong số
những tác giả của dịng văn học phi lí, Kafka và Camuy xứng đáng là những vị đại

biểu kiệt xuất. Điều này chứng tỏ, các nhà văn đã có những đóng góp đáng kể khi
khai thác mảng đề tài khá mới này. Do đó, chúng tơi đã chọn đề tài: “Cái phi lí trong
Vụ án (Kafka) và Người xa lạ (Camuy)” nhằm hướng đến phân tích sự biểu hiện yếu
tố phi lí trong hai tác phẩm cụ thể. Thơng qua đó, chúng tơi muốn so sánh và đánh giá
sự biến chuyển trong cách nhìn nhận của hai tác giả về vấn đề cái phi lí. Đây là căn
cứ để nhận định đúng đắn hơn về đóng góp của hai tác giả trong nền văn học phi lí
nói riêng và di sản văn học thế giới nói chung.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận chính là cái phi lí thể hiện trong hai tác
phẩm Vụ án (Kafka) và Người xa lạ (Camuy).
Từ việc xác định đối tượng chính, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề
tài: đi sâu vào phân tích biểu hiện của cái phi lí qua hai tác phẩm Vụ án (Kafka) và
Người xa lạ (Camuy). Bên cạnh đó, trong q trình nghiên cứu, chúng tôi cũng sẽ
liên hệ với các tác phẩm cùng thuộc sáng tác của hai tác giả trên hoặc của nền văn
học phi lí để việc phân tích các khía cạnh của vấn đề được sáng rõ hơn, tránh tình
trạng chủ quan, phiến diện.

3. Lịch sử vấn đề
Vấn đề cái phi lí khơng phải là một bình diện q mới mẻ khi nhận định về nền
văn học phương Tây thế kỉ XX- một nền văn học ra đời trong bối cảnh xã hội đặc
biệt, có sự góp mặt của rất nhiều trào lưu, trường phái. Bản thân văn học phi lí cũng

Trang 3


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

đã có một cội nguồn, nền tảng hình thành hết sức vững chắc (chúng tơi sẽ nói rõ điểm
này ở phần nội dung). Do đó, các nhà nghiên cứu như Lê Huy Bắc, Trương Đăng

Dung, Đặng Anh Đào, Kareski...cũng đã có nhiều cơng trình khai thác về đề tài này
Tuy nhiên, đó khơng phải là một nội dung chính của các cơng trình này mà chỉ là một
phần nhỏ hoặc là những nhận định có tính chất sơ khởi. Trương Đăng Dung trong bài
viết “Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka” đã cho rằng: “Các tác phẩm của Kafka là
sự lí giải những ấn tượng nghiệt ngã về thế giới phi lí, về sự tha hóa của con người
trong vịng vây của những thiết chế quyền lực vơ hình” [4, tr.939] . Và riêng với tác
phẩm Vụ án, đó là “cái phi lí và chủ nghĩa bi quan đã được đẩy đến mức cực đoan”
[4, tr.942]. Trong cuốn Nghệ thuật Phran-đơ Káp-ka (2006), Nxb Giáo Dục, Lê Huy
Bắc cũng đưa ra nhận định: “Cái phi lí là một mảng hiện thực độc đáo nữa của Kápka”. Miêu tả cái phi lí, một lần nữa Káp-ka cho thấy khả năng dự cảm trác tuyệt của
ông” và “Đến Káp-ka, ông đưa cái phi lí từ vị trí bên lề xã hội lên vị trí trung tâm
trong tác phẩm của mình. Để từ đó xã hội hiện đại dần mở ra những trang lịch sử phi
lí hệt như kiểu Káp-ka” [1, tr.127]. Karelski trong bài viết “Về sáng tác của Franz
Kafka” đã có một nhận định khá sắc sảo, gói gọn những độc đáo cả về nội dung lẫn
hình thức: “Cuộc cách mạng thầm lặng của Kafka, trước hết, ở chỗ trong khi vẫn giữ
toàn bộ cấu trúc truyền thống của giao tiếp ngơn ngữ, tính mạch lạc và lơgic cú phápngữ pháp, tính mạch lạc của hình thức ngơn ngữ của nó, ơng đã đưa vào hệ thống tính
phi lơgic, tính rời rạc, tính phi lí quá quắt, đầy phẫn khích của nội dung [13, tr.187].
Như vậy cái phi lí được thừa nhận là một nội dung quan trọng về những sáng tác của
Kafka. Tuy nhiên, như đã nói, các bài viết này có tính chất sơ khởi nên vấn đề cái phi
lí chưa được trình bày một cách sâu sắc và hồn chỉnh.
Theo chúng tơi, tiêu biểu nhất phải kể đến hai cơng trình của Nguyễn Văn Dân:
bài viết: Kafka và cuộc chiến chống phi lí (Tạp chí văn học nước ngoài, số 4, 1996)
và khảo luận: Văn học phi lí (Nxb Văn hóa thơng tin- Trung tâm văn hóa ngơn ngữ
Đơng Tây, 2000). Hai tài liệu này đã trình bày những kiến thức có tính chất nền tảng
về nền văn học phi lí. Ở tài liệu thứ nhất, tác giả đã đưa ra nhận định: “Vậy cái mới
của Kafka trong bối cảnh văn học đương thời là gì? Đó là việc Kafka đã khai thác một
mảng đề tài khó xử: cái phi lí của cuộc đời” [3, tr.181]. Tác giả cũng phân biệt sự
Trang 4


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)


khác nhau trong quan niệm và cách tiếp cận cái phi lí của Kafka và một số tác giả
trước đó: F. Rabelais, J. Swift, E.Poe…Theo ơng, cái phi lí được các nhà văn này
quan niệm như một hiện tượng của cuộc sống xã hội và là đối tượng của hài kịch.
Chính vì vậy các nhà văn đã tiếp cận nó bằng “bút pháp châm biếm hài hước, bằng
các thủ pháp ẩn dụ và ngoa dụ” và “ xây dựng nên một thế giới huyễn tưởng riêng
biệt với những nhân vật hài kịch làm đối tượng châm biếm và hài hước đi từ châm
biếm sâu cay đến hài hước vui nhộn” [3, tr.181-182]. Riêng đối với Kafka thì “phi lí
đã trở thành một đối tượng nhận thức” [3, tr.183]. Đó là cái phi lí ở sáng tác của
Kafka có tính hai mặt: nằm ngay trong bản chất sinh tồn và thuộc về bản chất xã hội.
Xét ở mặt thứ hai, đó là “cái phi lí được ơng chắt lọc đến mức tinh chất nhất để cho
thấy cái cốt lõi của nó. Đó là lúc nhà văn muốn lơi nó ra ánh sáng dưới dạng cô đúc
nhất, tàn nhẫn nhất và bi kịch nhất, chỉ thiếu có việc gọi mặt đích danh” [3, tr.183].
Bên cạnh đó, tác giả cũng lướt qua một số điểm nghệ thuật của Kafka dùng để diễn
đạt cái phi lí. Tài liệu thứ hai của Nguyễn Văn Dân là sự đào sâu mở rộng những gì
ơng đã đề cập trước đó. Trong khảo luận này, tác giả giới thiệu về những đặc điểm
của nền văn học phi lí hình thành vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX ở phương Tây.
Những đóng góp của nền văn học này phân tích rất khoa học, có hệ thống: đóng góp
về nhận thức, tư tưởng đạo lí- nhân văn và thủ pháp nghệ thuật. Đây là những tư liệu
hết sức quan trọng để người viết ban đầu tìm hiểu và tiếp cận đề tài cái phi lí- vốn dĩ
khá trừu tượng. Như vậy cái phi lí được thừa nhận là một nội dung quan trọng trong
sáng tác của Kafka, được tác giả phát hiện, khai thác biến nó thành một chủ đề lớn
của văn học thế kỉ XX.
Với Người xa lạ của Camuy: Tác phẩm này được xem là đã “trình bày cái phi lí
của đời người” [6, tr.745]. Trong giáo trình này, nhà nghiên cứu Hồng Nhân giới
thiệu về Camuy rất cặn kẽ, đặc biệt ở phần thứ hai: Triết luận về cái phi lí được trình
bày khá kĩ lưỡng. Trong đó, Camuy được cơng nhận rằng: “Tuy không phải là một
nhà triết học nhưng lại xây dựng một lí thuyết độc đáo, lí thuyết hiện sinh phi lí” [6,
tr.737]. Tác giả đã đi sâu vào và làm rõ luận đề nổi tiếng của Camuy về cái phi lí để
rút ra nhận định về tính chất hai mặt trong lí thuyết của Camuy: cũng có yếu tố tích

cực song đa phần tiêu cực, đầy mâu thuẫn. Trần Hinh trong tác phẩm Tiểu thuyết
Trang 5


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX cũng đã đề cập đến vấn đề cái phi lí
trong tác phẩm của Camuy. Tác giả đã chỉ ra rằng: “Camuy luôn tạo ra cách hiểu
nước đôi cho ý nghĩa tác phẩm của mình. Điều kì lạ bí ẩn của cuộc đời nếu có, là ở
chỗ nó ln ln chứa đựng những nghịch lí, một bên là đầy rẫy những điều phi lí,
ngang trái, nhưng một bên khác con người sáng suốt, phải biết nhìn nhận rõ ràng
minh bạch, phản kháng chống lại sự phi lí. [ 9, tr. 83]. Tuy nhiên, trong cơng trình
này, tác giả chủ yếu đi sâu vào phân tích kết cấu tác phẩm chứ nội dung phi lí khơng
được trình bày một cách cặn kẽ.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu có chú trọng đến vấn đề cái phi lí trong sáng tác
của Camuy và Kafka. Tuy nhiên, đó là những kiến thức dưới dạng sơ khởi, bao quát
toàn bộ các sáng tác của hai tác giả này chứ chưa nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống
về nội dung cái phi lí. Đồng thời, việc đi sâu vào phân tích những biểu hiện của cái
phi lí trong hai tác phẩm Vụ án, Người xa lạ xét trong quan hệ so sánh, đối chiếu và
đóng góp của hai tác giả này cho nền văn học phi lí vẫn cịn là một vấn đề bỏ ngỏ.
Do đó, đề tài này không phải quá mới lạ nhưng chúng tôi muốn tiếp cận hai sáng
tác của các tác giả nói trên ở một góc độ mới: cái phi lí và đặt chúng trong sự tương
quan. Do đó, chúng tơi hi vọng sẽ giải quyết được những vấn đề đã đặt ra khi chọn đề
tài này.

4. Mục đích nghiên cứu
Mỗi một nền văn học đều có những nét đặc sắc và sức hấp dẫn riêng. Văn học
phương Tây cũng vậy. Thoạt nhìn, nền văn học này có vẻ khá xa lạ với văn học
phương Đơng nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Đây khơng chỉ là về khoảng
cách địa lí mà cịn xét đến đặc trưng văn hóa, cách cảm thụ, sự tiếp nhận…Chưa kể

văn học phương Tây ra đời vào thế kỉ XX lại chứa trong nó rất nhiều yếu tố phức tạp,
mâu thuẫn. Nếu không nắm vững được các đặc điểm thời đại, phong cách sáng tác, tư
tưởng của mỗi tác giả thì việc tiếp cận sẽ mn vàn khó khăn. Trong khi đó, bản chất
của nghiên cứu văn chương lại là xuất phát từ trái tim- phải cảm nhận tác phẩm thật
sự thì mới có thể nghiên cứu tiếp ở nội dung sâu và phức tạp hơn.Thuần về trí óc thì
việc nghiên cứu sẽ rất khơ khan, khiên cưỡng. Trong khi đó, sáng tác của Camuy có
Trang 6


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

sự chi phối của những quan niệm triết học về chủ nghĩa hiện sinh, đầy mâu thuẫn,
phức tạp. Với Kafka, các tác phẩm của ơng thuộc dạng cực kì khó hiểu vì phong cách
sáng tác hết sức đặc biệt, có thể lí giải nhiều cách khác nhau mà xem ra cách nào cũng
hợp lí! Tuy nhiên, cũng chính vì những lí do xuất phát khó khăn đó mà đề tài lại càng
có sức thu hút rất lớn, khơi gợi mong muốn khám phá những gì cịn ẩn chứa sau bức
màn bí ẩn.
Chính vì vậy, khi chọn đề tài này chúng tơi khơng chỉ nhằm mục đích hồn thành
tốt nhiệm vụ học tập mà quan trọng hơn: xem đây là một cơ hội để thỏa mãn niềm say
mê nghiên cứu khoa học, thể hiện tình cảm yêu mến đối với một nền văn học và
mong muốn đóng góp một cơng trình khiêm tốn của mình- thành quả của tất cả những
gì hấp thụ được trong suốt 4 năm qua.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
a.

Phương pháp so sánh, đối chiếu


Đây là phương pháp chủ yếu của luận văn này. Sử dụng phương pháp so sánh đối
chiếu giúp người viết chỉ ra sự giống và khác nhau giữa hai nhà văn Kafka và Camuy
về cách thức phản ánh và nhìn nhận vấn đề cái phi lí. Do đó, những đặc điểm riêng
biệt của mỗi nhà văn sẽ được thể hiện nổi bật và vấn đề được đề cập cũng sẽ trở nên rõ
ràng hơn.
b.

Phương pháp lịch sử

Tác phẩm văn học và hồn cảnh lịch sử xã hội có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Tác phẩm văn học là sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nằm trong tiến
trình của lịch sử phát triển dân tộc. Sử dụng phương pháp này, người viết đã căn cứ
vào hồn cảnh lịch sử cụ thể để lí giải ngun nhân hình thành nền văn học phi lí cũng
như thái độ của văn nghệ sĩ trước những cơn suy biến bất thường của thời cuộc, đặc
biệt là với hai tác giả Kafka và Camuy.
c.

Phương pháp hệ thống

Trang 7


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

Người viết đã sắp xếp các yếu tố vào một hệ thống để phân tích, lí giải mối liên hệ
giữa các yếu tố để thấy được tính chỉnh thể của vấn đề. Phương pháp này giúp người
viết lí giải, trình bày một cách cụ thể các vấn đề thuộc phạm vi đề tài.
d. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này cần thiết cho những thao tác đi sâu nghiên cứu chi tiết rồi từ đó
khái quát, nâng cao, mở rộng vấn đề.


6. Đóng góp của khóa luận
Chúng tơi hi vọng rằng khóa luận sẽ mang đến một cách nhìn đúng đắn về những
đóng góp của hai tác giả Kafka và Camuy trong nền văn học phi lí. Bên cạnh đó,
chúng ta sẽ có sự so sánh giữa hai truyện ngắn Vụ án và Kẻ xa lạ để thấy được sự
chuyển biến trong tiếp nhận vấn đề cái phi lí của hai tác giả.

7. Bố cục
Ngồi phần Mục lục, Dẫn nhập, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn cịn có
phần nội dung được trình bày trong ba chương:
Chương 1: NỀN TẢNG KHÁI NIỆM PHI LÍ VÀ SỰ RA ĐỜI NỀN VĂN HỌC
PHI LÍ: Chương này sẽ giới thiệu nội dung có tính chất tổng quan về sự hình thành
khái niệm cái phi lí qua các thời kì và sự ra đời nền văn học phi lí. Luận văn hướng
đến khái quát sự chuyển biến trong quan niệm về cái phi lí từ thời cổ đại cho đến thời
hiện đại- đánh dấu bằng sự ra đời của nền văn học phi lí vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế
kỉ XX. Ở đây, khái niệm cái phi lí đang được xét trong tổng thể nền văn học phi lí nên
quá trình hình thành khái niệm này cũng chính là nền tảng ra đời của nền văn học phi
lí. Đây là phần tiền đề, có vai trị định hướng cho những vấn đề chính sẽ được trình
bày ở chương 2 và 3.
Chương 2: CÁI PHI LÍ TRONG VỤ ÁN (KAFKA) VÀ KẺ XA LẠ (CAMUY):
Trong chương này, chúng tơi sẽ trình bày những nét tương đồng và khác biệt giữa hai
tác giả trong sự nhận thức cũng như cách thể hiện thái độ về cái phi lí. Chúng tơi sẽ

Trang 8


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

tiến hành đi sâu vào khai thác các chi tiết tiêu biểu trong từng tác phẩm và đối chiếu
với nhau theo từng luận điểm để vấn đề được sáng rõ.

Chương 3: NGHỆ THUẬT DIỄN ĐẠT CÁI PHI LÍ
Sau khi khai thác nội dung ở chương 3, chúng tôi sẽ chỉ ra điểm đặc sắc nghệ
thuật của hai tác phẩm. Việc làm này giúp cho đề tài được xem xét ở đầy đủ hai mặt
nội dung và hình thức, giúp cho việc đánh giá trở nên chuẩn xác hơn.
Trong cấu trúc khóa luận, hai chương 3 và 4 là phần chính nên chúng tơi sẽ cố
gắng khai thác kĩ để giải quyết vấn đề được thấu đáo.
Chương 4: ĐÓNG GÓP TRONG CÁCH NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ CÁI PHI LÍ:
Chương này sẽ chỉ ra những đóng góp chủ yếu của hai tác giả (cho nền văn học phi lí
nói riêng và di sản văn học nhân loại nói riêng) trong cách nhìn nhận về cái phi lí.

NỘI DUNG
Chương 1: NỀN TẢNG KHÁI NIỆM PHI LÍ VÀ SỰ RA ĐỜI NỀN
VĂN HỌC
Khái niệm phi lí hình thành từ ba nền tảng cụ thể: triết học, văn học và xã hội
Trước hết ta xét đến nền tảng triết học:

1. Triết học
Khái niệm phi lí xuất hiện từ thời Cổ đại, do những nhà triết học nổi tiếng:
Arixtôt, Zenon...khởi xướng. Theo quan điểm của các nhà triết học này, xét trên
phương diện lôgic học, những gì tồn tại trái với lơgic được xem là phi lí. Xét về
phương diện nhận thức: tất cả những gì chống lại năng lực nhận thức, chống lại lí trí
và khơng lí giải được bằng tư duy thì đều được coi là phi lí. Như vậy cái phi lí là cái
phản lí tính. (Lí tính: giai đoạn cao của nhận thức, dựa trên sự suy luận để nắm bản
chất và quy luật của sự vật, phân biệt với cảm tính [16, tr.566]).
Đến cuối thế kỉ XVIII chủ nghĩa phi lí tính hiện đại bắt đầu xuất hiện. (Như vậy,
từ một khái niệm ban đầu, cái phi lí được nâng lên thành một chủ nghĩa). Chủ nghĩa

Trang 9



Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

này nảy sinh từ cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội tư tưởng cuối thế kỉ
XVIII, đầu thế kỉ XIX. Đặc điểm của chủ nghĩa phi lí tính là sự mất lịng tin vào vào
khả năng tư duy, dẫn đến chỗ dùng ý chí thay cho lí trí, trực giác thay cho tư duy. Đơi
lúc nó dẫn đến quan điểm bi quan đối với chủ nghĩa duy lí về một trật tự có hệ thống
của thế giới và của sự tồn tại.
Bước phát triển triết học của khái niệm cái phi lí là giai đoạn chủ nghĩa hiện sinh.
Nó ra đời vào khoảng trước sau CTTG lần 2. Đại diện là Kiêc-kê-gác, nhà triết học
Đan Mạch, sau đó được Xác-tơ-rơ, Hai-đơ-gơ… phát triển thêm. Các nhà hiện sinh
quan tâm đến sự hiện tồn của con nguời, đặc biệt là đến sự khẳng định quyền tự do và
từ chối không để ý thức cá nhân phụ thuộc vào những khái niệm trừu tượng hay các
cấu trúc xã hội đã bị phi nhân hóa. Chủ nghĩa này là biểu tượng của sự nổi loạn chống
lại những tư tưởng và định chế đã ổn định, luôn kiềm hãm tự do cá nhân và chối bỏ
trách nhiệm. Họ có tư tưởng chống lại chủ nghĩa duy lí của Đề-các, phủ nhận triệt để
quan điểm tư duy theo hệ thống và niềm tin tuyệt đối rằng có thể giải thích được tất
cả các hiện tượng của đời sống. Hơn nữa, chủ nghĩa duy lí chỉ đề cập đến con người
trừu tượng chứ không xác định được con người cụ thể, con người cá nhân. Theo các
nhà triết học hiện sinh, giữa lí trí và thực tại bao giờ cũng tồn tại một vách ngăn
khơng thể vượt qua, đó chính là cái phi lí. Họ quan niệm “mọi giá trị tinh thần của
thời đại đã mất hết ý nghĩa, không thể bù đắp”. [4, tr.75]. Lúc này, thuật ngữ cái phi lí
được dùng để chỉ “tình trạng con người thốt li niềm tin ngun thủy và cơ sở tư duy
siêu hình, sống cơ đơn, vô nghĩa trong thế giới xa lạ hiện hữu” [4, tr.44]. Cái phi lí trở
thành khái niệm chủ chốt của chủ nghĩa hiện sinh.
Ở đây, chúng ta nói thêm về tác giả Camuy- người góp phần xây dựng lí thuyết
độc đáo: lí thuyết phi lí. Tuy nhiên Camuy khơng phải là nhà triết học hiện sinh, ông
chỉ là nhà văn có tư tưởng hiện sinh.Với Camuy: tư tưởng về cái phi lí đã trở thành
nỗi ám ảnh trong suốt cuộc đời ơng, nó làm thành đề tài trọng tâm của các tiểu luận
triết học và thấm đẫm trong tác phẩm văn học của ông. Camuy cho rằng: Thế giới
thực tại lẫn lí tính của con người đều khơng phải là phi lí mà “phi lí nảy sinh từ sự bất

hịa hợp giữa khát vọng lí tính muốn tìm hiểu thế giới và thực tại u tối của thế giới đó

Trang 10


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

tức là sự tuyệt giao giữa khát vọng lí tính và thực tại u tối. Từ sự bất hịa hợp giữa hai
phạm trù: nảy sinh cảm giác về sự phi lí” [5, tr.20]. Thế nhưng trên thực tế Camuy
vẫn xem thế giới thực tại là phi lí. Ngay trong chính tư tưởng của nhà văn này cũng
tồn tại rất nhiều mâu thuẫn và điều này thể hiện trong suốt sự nghiệp sáng tác của
ông. Trong các tiểu luận và các tác phẩm triết học của Camuy, cái cảm giác phi lí sau
thất bại của khát vọng lí tính muốn tìm hiểu thực tại ấy đã khơng ngừng dẫn tác giả
đến chỗ coi thế giới là phi lí, nhưng là cái phi lí đã được con người nhận thức, tức là
mang tính chủ quan, hậu nghiệm.

2. Văn học
Tiếp theo, chúng ta xét đến nền tảng văn học của khái niệm cái phi lí: Khái niệm
phi lí đi vào văn học với những nét nghĩa mới. Đó khơng chỉ đơn thuần là sự thể hiện
một chiều khái niệm phi lí trong triết học mà còn chỉ mối quan hệ tương tác hai chiều.
Cái phi lí trong văn chương của các nhà văn chính là nguồn cảm hứng cho các nhà
triết học.
Triết học quan niệm: cái phi lí là con đẻ tính bất khả tri của lí tính. Song qua thực
tiễn của sáng tác văn học: các nhà văn vẫn cố gắng nhận thức cái phi lí. Tức là lí trí
vẫn có khả năng nhận thức chứ khơng phải nó bất khả tri, nhưng kết quả của nó là cái
phi lí phản lí tính. Tiểu biểu là các tác giả: Kafka, Camuy, Ionesco, Bêkét…Cao trào
của dòng văn học này diễn ra khoảng giữa thế kỉ XX, gây được một khơng khí sơi
động trên văn đàn thế giới, tạo được một đội ngũ tín đồ rộng rãi.
Khái niệm phi lí trong văn học vì vậy dùng để chỉ loại hình văn học phi lí có
nhiệm vụ nhận thức và mơ tả hiện thực vơ nghĩa, phi lơgic, phi lí tính, trái với năng

lực nhận thức của con người.
Đặc điểm nghệ thuật của văn học phi lí: văn học phi lí là sự phản ánh những hiện
tượng, sự việc trái với tư duy, nhận thức thơng thường, hay nói đúng hơn, trái với
nhân văn tiến bộ của loài người. Phải đến với Franz Kafka, văn học phi lí mới thật sự
ra đời. Vì Franz Kafka là người đã khai phá một mảng đề tài mới: cái phi lí của cuộc
đời. Ơng diễn đạt nó thông qua những thủ pháp nghệ thuật mới lạ, độc đáo. Do đó,

Trang 11


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

chính Kafka đã cung cấp khái niệm phi lí cho chủ nghĩa hiện sinh, song ông không
thuộc về chủ nghĩa này. Những nhà văn tiếp sau ông như Camuy và một số tác giả
sáng tác kịch phi lí khác đã tiếp thu và mở rộng khái niệm cái phi lí. Vậy trong sự kế
thừa ấy có sự phát triển hay khơng, nếu có thì ở mức độ nào? Nều khơng thì tại sao
như vậy? Đây là những vấn đề mà phần nội dung khóa luận cũng sẽ đề cập đến.

3. Xã hội
Thứ ba là nền tảng xã hội làm nảy sinh dịng văn học phi lí. Đó là sự khủng
hoảng xã hội dẫn đến sự tha hóa và vật thể hóa con người trong giai đoạn cuối thế kỉ
XIX, đầu thế kỉ XX. Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản bước vào thời kì phát triển
mạnh mẽ. Tuy nhiên, những mâu thuẫn trong bản thân nó thì khơng thể giải quyết
được dẫn đến những cơn khủng hoảng kinh tế vào những năm 1900, 1903. Đây chính
là giai đoạn chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Lúc bấy giờ, mâu thuẫn
xã hội tăng nhanh: công nhân làm việc theo qui trình, phân cơng lao động hết sức tinh
vi, mức độ xã hội hóa cao, đối kháng xã hội diễn ra gay gắt…
Cùng với sự phát triển khoa học kĩ thuật, sản xuất công nông nghiệp, giao thông
vận tải cách mạng công nghiệp lần hai làm cho đời sống chính trị của các nước tư bản
bộc lộ những điểm mới. “Hiện tượng thiếu công bằng xã hội ngày càng thể hiện trầm

trọng, sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng cách biệt” [11, tr.229]. Và “tệ
nạn tư bản chủ nghĩa xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội lòng tin với chủ
nghĩa tư bản đang bị lung lay, khủng hoảng.” [11, tr.229]. Trước thực trạng đó, các
nước tư bản ra sức điều chỉnh bằng việc tăng cường bộ máy đàn áp về quân sự và
cảnh sát, mặt khác lại đẩy mạnh những hoạt động mị dân, mua chuộc người lao động
bằng các biện pháp, chính sách xã hội, y tế, giáo dục…Tuy nhiên, mâu thuẫn trong
đời sống càng ngày càng trở nên nặng nề, nguy cơ chiến tranh đe dọa từng ngày. Đời
sống cá nhân càng lúc càng căng thẳng, mệt mỏi vì những áp lực công việc và sự
cạnh tranh khốc liệt. Nhưng trầm trọng hơn là sự mất niềm tin của con người sau
những ảo vọng lừa dối của chủ nghĩa tư bản. Chiến tranh đế quốc không giải quyết tất
cả mâu thuẫn, khôi phục lại trật tự xã hội, xây dựng nền dân chủ mới như mọi người
mong đợi mà dường như đẩy con người lún sâu hơn xuống hố thẳm cuộc đời. Từ đáy
Trang 12


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

sâu đó, con người ý thức rõ ràng nỗi cô đơn, bất lực và cả nỗi tuyệt vọng của những
thân phận “người rỗng”. Và những khái niệm bất an, hồi nghi, tuyệt vọng... và phi lí
bắt đầu xuất hiện. Do đó, thời kì này đã có rất nhiều tên gọi khác như: thời kì hỗn
loạn, thời lo sợ, thời dùng thuốc an thần, thời chiến tranh nguyên tử…Nhưng nhạy
cảm trước hết với các vấn đề thời đại ấy chính là các văn nghệ sĩ.
Bài thơ của TS. Eliot (1925) The Hollow Men (Những người trống rỗng) [7,
tr.766] cũng đã phần nào mơ tả được tình trạng chung ấy:
Chúng ta là người rỗng
Chúng ta là người độn
Dựa vào nhau

Và thế giới khi đến ngày tận diệt
Không nổ bùng mà thở dài thảm thiết

Vậy: Triết học, văn học và xã hội là những nguồn hình thành văn học phi lí hiện
đại. Khái niệm phi lí đã xuất hiện từ thời xa xưa, nhưng khái niệm phi lí hiện đại chỉ
xuất hiện từ nửa đầu thế kỉ XIX với chủ nghĩa phi lí tính, sau đó là chủ nghĩa hiện
sinh và nó chỉ được thể hiện thành một loại hình văn học rõ rệt từ đầu thế kỉ XX. Nói
đến văn học phi lí: hiểu rằng nó là con đẻ của thế kỉ XX, kết quả khủng hoảng nhiều
mặt của xã hội trong giai đoạn này. Văn học phi lí đúng như tên gọi của nó tiến hành
vạch ra những phi lí trong xã hội, trái ngược với nhận thức và gây tác hại cho đời
sống con người. Tất cả những điều đó được thể hiện thơng qua sự cách tân nghệ thuật
mới lạ. Thông qua việc chỉ ra những hiện tượng phi lí ấy trong xã hội, các nhà văn
muốn làm trịn thiên chức của mình. Họ chính là những chiếc phong vũ biểu của đời
sống. Đề cập đến cái phi lí, nhà văn muốn dự báo một tình trạng, đề xuất một khả
năng hay thể hiện phản ứng của mình trước thời cuộc. Cách thể hiện đó như thế nào,
có sự khác nhau ra sao giữa hai nhà văn sẽ là những vấn đề sẽ được chúng tôi làm rõ
ở phần nội dung sau đây.

Trang 13


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

Chương 2: CÁI PHI LÍ TRONG VỤ ÁN (KAFKA) VÀ KẺ XA LẠ
(CAMUY)
2.1. Giới thiệu
2.1.1. Kafka và Vụ án
2.1.1.1. Tác giả Kafka (1883- 1924)
Franz Kafka sinh năm 3.7.1883 tại Praha, thủ đơ Tiệp Khắc, nay là nước Cộng
hịa Séc. Ông xuất thân trong một gia đình gốc Do Thái ở vào một giai đoạn lịch sử
xã hội có nhiều biến động. Đây là thời kì phát triển mạnh mẽ của nền cơng nghiệp
máy móc, đời sống con người trở nên âu lo, tất bật, chạy theo tiền bạc, sùng bái
quyền lực. Bên cạnh đó cịn là mối đe dọa từ nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới (và

nó đã xảy ra khơng ngồi dự cảm của nhà văn), gây ra thảm cảnh cho toàn nhân loại.
Cuộc đời Kafka là một chuỗi dài những đau khổ, bất hạnh. Ngay từ khi cịn bé,
ơng đã bị ức chế dưới quyền lực tinh thần và vóc dáng đồ sộ của người bố. Tâm trí
cậu bé Kafka khơng lúc nào thốt khỏi sự giằng xé: một mặt muốn được bố thông
cảm, coi trọng mình, mặt khác lại muốn thốt khỏi sự coi thường nhân cách và ách áp
bức của bố. Cậu luôn so sánh mình với người cha to khỏe, đầy uy quyền để ngày
càng rơi vào hố sâu mặc cảm về những khiếm khuyết của bản thân (cơ thể gầy gò,
yếu ớt).
Sau này, Kafka đã viết thư cho cha, kể lại nhiều sự việc xảy ra thời thơ ấu mà ông
đã phải chịu đựng cha như thế nào. Nỗi đau khổ đó Kafka khơng bao giờ qn được:
“Con mong rằng bố hãy hiểu cho con, đành rằng tất cả những việc đó chỉ là những chi
tiết vặt vãnh, nhưng chúng đã trở thành nặng nề với con, chỉ vì bố là người đầy uy
quyền với con, nhưng bố lại không tôn trọng những lệnh mà bố áp đặt cho con”. [12,
202]. Khi trưởng thành, ông sớm mắc bệnh nan y (lao phổi), hạnh phúc tình u dang
dở (gia đình cấm đốn), mối quan hệ ngày càng gay gắt và không thể hịa giải với
chính cha ruột. Sở dĩ mối quan hệ giữa Kafka và cha của ông được đề cập và nhấn

Trang 14


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

mạnh ở đây chính là vì nó có một mối quan hệ rất lớn, chi phối nội dung các sáng tác
của nhà văn.
Bên cạnh những bất hạnh có tính chất cá nhân, nằm trong mối quan hệ gia đình
đó, Kafka cịn có những mặc cảm lớn hơn: giống nịi, thân phận. Nhà văn gốc Do
Thái, sinh ở Tiệp Khắc nhưng nói và viết bằng tiếng Đức. Gia đình ơng muốn có cuộc
sống bình n, ngoi lên một địa vị trong xã hội nên đơi lúc phải biết thích nghi, che
giấu thân phận. Nhưng người Do Thái vốn được xem là một trong những dân tộc
thông minh nhất thế giới nên khơng thốt khỏi sự giết hại của phát xít Đức với chủ

nghĩa vị chủng tàn bạo. Và Kafka đã tiên đốn, đã đau xót trước thảm cảnh tàn sát
thật sự sẽ xảy ra trong tương lai ấy.
Tất cả những yếu tố trên đã để lại nhiều dư chấn và tạo nên mối dự cảm trong
sáng tác của nhà văn thiên tài thời kì hiện đại. Ơng bước vào nền văn học với dáng vẻ
rụt rè, không khoa trương sặc sỡ nhưng rốt cuộc Kafka lại là nhà văn “sống lâu” nhất.
Và ơng cũng chính là một trong những nhà văn khó hiểu nhất của thế kỉ XX.
Kafka đỗ tiến sĩ ngành luật năm 23 tuổi, ban đầu ông làm việc ở một hãng luật.
Tuy nhiên, mau chóng chán cơng việc máy móc, thơ cứng ở đó, nhà văn chuyển sang
làm ở Hội Bảo hiểm Công nhân, phụ trách việc đề phịng tai nạn lao động. Cơng việc
này khiến Kafka phải thường xuyên chứng kiến những thảm cảnh, rủi ro xảy ra hàng
ngày với những người cơng nhân. Do đó, cuộc sống đã khắc sâu hơn ở nhà văn cảm
giác về sự mong manh của kiếp người. Con người không cịn gì hơn ngồi những con
số vơ tri thay thế cho chính sự hiện diện của họ trong cuộc đời. Bên cạnh đó, do tính
chất cơng việc, Kafka thường xun viết những bản báo cáo gửi cho hãng- chỉ đưa ra
những số liệu, rất ít lời dẫn giải. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến lối viết của Kafka
thuần túy nêu lên những sự kiện, ít sử dụng yếu tố gợi mở. Chính vì vậy, Lê Huy Bắc
nhận định: “Lối viết, lối kể của ông là đặt một vấn đề, một câu chuyện vào đầu độc
giả (và tùy vào chất của cái đầu ấy) câu chuyển sẽ chuyển biến, đâm chổi nảy lộc”.
(Lê Huy Bắc).
Kafka sáng tác từ sớm nhưng khơng được gia đình khuyến khích. Đặc biệt là
người cha độc đoán- mà Kafka đã thể hiện ám ảnh trong phần lớn sáng tác của mình
Trang 15


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

(Lời tun án, Hóa thân…)- lại càng khơng thể hiểu được khát vọng văn chương đẹp
đẽ của đứa con mà ơng vẫn cho là yếu đuối. Ơng chỉ cấm đốn, hắt hủi chứ khơng
nhìn thấy phẩm chất thiên tài ở con trai mình.
Nhìn một cách tổng quát, sự nghiệp văn chương của nhà văn khá khiêm tốn về

mặt số lượng nếu so với lớp nhà văn đàn anh trên thế giới: Tơnxtơi, Banzăc…Ơng
sáng tác rất chậm, ít và viết nhiều tác phẩm cùng lúc. Do đó, nhiều tác phẩm của ơng
đến cuối đời vẫn cịn dang dở. Vụ án là một trong số ít truyện ngắn hồn chỉnh. Chưa
kể nhà văn kì lạ bậc nhất có một khát vọng khơng kém phần phi lí: Tự tay hủy bỏ
sáng tác của mình. (Động cơ hồn tồn khác với việc phát xít Đức hủy diệt tác phẩm
của ơng sau này). Nhưng bất kể như vậy bởi “Quí hồ tinh bất quí hồ đa”, tất cả tác
phẩm của ông đều được đánh giá cao, xứng đáng là những kiệt tác: Ba tiểu thuyết là
Vụ án, Lâu đài, Nước Mĩ và các truyện ngắn. Nhắc đến Kafka, ngưởi ta nhớ đến bộ
ba tiểu thuyết nói trên và truyện ngắn lừng danh Biến dạng (Hóa thân). Thủ pháp
sáng tác của Kafka có những sáng tạo hết sức mới mẻ: sử dụng huyền thoại, giấc mơ,
mê cung, dùng các ẩn dụ, ngoa dụ…
Những sáng tác của Kafka từng là đề tài của những cuộc tranh luận có qui mơ lớn
trên văn đàn thế giới. Tuy có nhiều quan điểm bị chi phối bởi những thiên kiến chính
trị nhưng tài năng của ơng thì ai cũng phải công nhận. Cho đến năm 1981, theo Yvơ
Gilli, nếu chỉ tính trên nhan đề đã có hơn 5000 cơng trình nghiên cứu về Kafka. Cho
đến nay, người ta cho rằng sở dĩ Kafka có thể ln đặt ra các vấn đề mới, có khi
những đánh rất trái ngược nhau, là bởi “lối viết độc đáo của ông khiến người đọc có
thể bóc được những tầng ý nghĩa khác nhau”. [4, tr.646]
Kafka mất năm 1924 vì bệnh lao trong một trại điều dưỡng ở Áo, xa q hương
và khơng có gia đình bên cạnh. Ngay trong đám tang ơng, người cha đã lạnh lùng
quay mặt đi. Tuy nhiên, tài năng của ông vĩnh viễn thuộc về di sản của văn học nhân
loại. Báo Quyền lợi Đỏ của Đảng Cộng sản đã viết về ông: “Một nhà văn viết tiếng
Đức đã từ giã chúng ta, một trí tuệ tinh tế và trong sạch, từng ghê tởm cái thế giới này
và mổ xẻ nó bằng con dao khơng xót thương của lẽ phải. Kafka thâm nhập vào cơ thể
xã hội, ông thấy nỗi đau của kẻ này, quyền lực và giàu sang của kẻ khác. Trong những
Trang 16


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)


bài viết của mình, ơng tấn cơng vào kẻ mạnh của thế giới này bằng phương tiện trào
phúng và bằng một hình thức chứa chất đầy hình ảnh” [6, tr.645].

2.1.1.2. Tác phẩm Vụ án
Vụ án: được viết vào năm 1925 là một trong số ít tác phẩm có kết cấu hoàn chỉnh
của Kafka.
Tác phẩm gồm 10 chương, kể về nhân vật chính là Jơzep K.- nhân viên gương
mẫu, nghiêm túc làm đại diện ở một ngân hàng lớn. Một buổi sáng vào dịp sinh nhật
lần thứ 30 của anh, có hai viên thanh tra vào nhà và tuyên bố K. đã bị bắt. Bắt đầu từ
lúc này, K. tự đi tìm hiểu nguyên nhân sự việc. Chủ nhật tuần sau, K. tìm đến tịa ánmột tịa nhà xa xơi tại thành phố ngoại ô, nằm lọt trong những dãy nhà tồi tàn cho
người nghèo thuê. Phòng xử án ngột ngạt, chật kín người. K. đã hùng hồn biện minh
cho mình mong tìm được đồng minh nhưng hóa ra tất cả đều cùng một phe (với ngài
dự thẩm). Tuần sau K. tự động quay lại và phát hiện trong sách luật để ở phòng xử án
chứa đầy tranh khiêu dâm, tiểu thuyết tình cảm. Viên mõ tịa dẫn anh đi sang phịng
đợi có đơng đúc các bị cáo đang ngồi chờ mà khơng biết chờ gì. K. thấy khó thở và có
hai người dìu ra, sau đó đến lượt họ muốn ngất xỉu do khơng quen khơng khí bên
ngồi. Hơm sau, hết giờ làm việc K. đi qua căn phòng bỏ trống trong công ty, phát
hiện tên đao phủ đang đánh đập tàn nhẫn hai viên thanh tra lãnh nhiệm vụ canh giữ K.
vì K. đã than phiền chúng với ngài dự thẩm.
Chú của K. nghe tin, từ dưới quê lên dẫn K. đi gặp luật sư Hun nhờ giúp đỡ.
Trong lúc họ nói chuyện, K. ra ngồi gặp và ăn nằm với Leni- cơ hầu phịng của luật
sư. Kĩ nghệ gia- vị khách ở ngân hàng K. làm việc- giới thiệu anh đến gặp họa sĩ
Titoreli- chuyên vẽ tranh cho quan tòa. Trước khi hứa giúp K., anh ta ép K. mua mấy
bức tranh của mình. K. được biết xung quanh chỗ họa sĩ ở là dãy phòng tư pháp,
những đứa bé anh gặp ở cầu thang đều là người của tịa án. Khơng thấy được hiệu quả
từ sự giúp đỡ của luật sư Hun, K. muốn từ chối. Đến nhà luật sư Hun, anh gặp thương
gia Bloc- người cũng vướng vào vụ án tương tự- tìm mọi cách quị lụy van xin dưới

Trang 17



Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

chân luật sư. Một ngày nọ, K. được giao nhiệm vụ dẫn một người khách Italia đi thăm
nhà thờ. Tại đây, anh được vị linh mục- tuyên úy nhà lao- và được nghe kể về câu
chuyện trong Kinh Thánh: một người nông dân đợi chờ trước cửa pháp luật nhưng
đến chết vẫn không được vào gặp pháp luật. Đúng một năm sau, vào một buổi tối
ngay trước dịp sinh nhật thứ 31 của mình, K. mặc sẵn quần áo và ngồi đợi. Hai người
đàn ông to béo, vốn là diễn viên rạp hát, bước vào lôi K. ra một khai thác đá bỏ
hoang. Chúng dùng dao thọc vào tim K., ngốy hai lần. K gửi lại câu nói cho đời
trước khi chết: “ Như một con chó!”.
2.1.2. Camuy và Kẻ xa lạ
2.1.2.1. Tác giả Camuy (1913-1960)
Anbe Camuy sinh ngày 7.2.1913 Angiêri, Pháp. Ơng trải qua một cuộc đời nhiều
sóng gió bởi xuất thân nghèo khổ, cuộc sống thường xuyên trong tình trạng quẫn
bách. Bản thân ơng sớm mắc bệnh lao (năm vừa 27 tuổi). Tuy nhiên Camuy là con
người tài năng, có khuynh hướng triết học ngay từ khi cịn trẻ. Camuy tham gia hoạt
động chính trị sớm: 20 tuổi, ơng gia nhập đảng chống phát xít. Thời kì này, ơng bắt
đầu có những sáng tác văn học và cho ra đời nhiều luận văn triết học. Camuy là một
trong những đại biểu xuất sắc của văn học hiện sinh. Nguồn gốc, cơ sở hiện thực hình
thành nên những tư tưởng hiện sinh trong ơng là hồn cảnh xã hội và chính cuộc đời
cay đắng, khổ cực của gia đình mà ơng đã nếm trải suốt thời thơ ấu.
Sự nghiệp sáng tác của Camuy khá phong phú, chia thành ba thời kì từ bắt đầu
tìm đường đến nhận thức chín muồi. Song nhắc đến Camus là người ta biết đến hai
kiệt tác: Người xa lạ (xuất bản 1942), Dịch hạch (xuất bản 1947). Tác phẩm Người
xa lạ ra đời trong thời kì sáng tác thứ hai của ơng với đặc điểm nổi bật là đưa ra
những triết luận về cái phi lí. Trong đó, ơng cùng với nhiều nhà văn hiện sinh khác ở
Pháp thể hiện nỗi lo âu, sợ hãi của con người trước bao nhiêu tai ương, hiểm họa
khôn lường của phương Tây nửa đầu thế kỉ XX. Luận điểm chính mà Camuy đưa ra:
thế giới, cuộc đời đã phi lí thì con người phải tìm cách chiến thắng nó bằng cách sống

hết mình trong sự thụ cảm cái phi lí ấy, nghĩa là sống khơng cần hi vọng, hành động
không cần định rõ động cơ và lường trước hậu quả.
Trang 18


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

Ngày 10.12.1957, ơng được trao giải Nobel vì “đã đưa ra ánh sáng những vấn đề
đặt ra trước ý thức của tồn thể nhân loại ngày nay”.
Điều phi lí là ơng mất ngày 4.1.1960 khơng phải vì căn bệnh trầm trọng của
mình mà bởi tai nạn giao thơng hết sức khó hiểu, để lại một mất mát to lớn cho nền
văn học nhân loại.
2.1.2.2. Tác phẩm Kẻ xa lạ
xuất bản năm 1947, là một trong những tác phẩm chiếm vị trí quan trọng trong
sự nghiệp của Camuy.
Mớcxơn là thư ký lãnh việc soát biên lai gửi hàng đường biển trong thành phố
An- giê. Nghe tin mẹ qua đời từ trại dưỡng lão Ma-ren-go, anh bắt xe buýt về dự lễ
tang. Hai lần được hỏi, anh đều nói khơng muốn nhìn mặt mẹ lần cuối. Trong đêm
canh linh cữu, anh uống cà phê sữa, mời người khác hút thuốc và tỏ ra mệt mỏi. Suốt
buổi lễ an táng, anh không tỏ ra đau đớn mà chỉ cảm thấy trời nóng khó chịu và anh
rất buồn ngủ. Sau đám tang anh không ở lại mặc niệm bên mộ mẹ mà quay trở về
thành phố nhanh chóng.
Hơm sau, đi bơi và đã gặp Ma-ri-a Các-đô-na, một cô gái trẻ trước kia đã từng
làm thư kí tại văn phịng anh làm việc. Họ cùng nhau đi coi phim hài rồi về nhà anh
và ngủ qua đêm. Hai người còn nhiều lần đi bơi và ăn nằm với nhau. Marie muốn làm
lễ cưới còn anh thì khơng quan tâm. Hàng xóm của Mớcxơn là Ray-mon Sin-tet và
lão già Salamano. Ray-mon bị mọi người đánh giá là có tư cách đạo đức thấp. Song
Mớcxơn vẫn làm bạn và viết giùm cho anh ta bức thư gửi tình nhân với mục đích tồi
tệ. Lão Salamano sống cùng con chó, suốt ngày lão hành hạ nó. Khi nó bị lạc mất thì
lão khóc lóc.

Ray-mon mời Mớcxơn và Marie đến nhà nghỉ của bạn mình là Masson để tắm
biển. Trước khi ra xe buýt, Ray-mon đã chỉ cho Mớcxôn thấy hai người Ả Rập đứng
gần trạm ngừng xe đang theo dõi họ. Một trong hai người có hiềm khích với Raymon.

Trang 19


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

Buổi trưa, ẩu đả giữa họ đã xảy ra và Ray-mon bị đâm toạc cánh tay. Lát sau,
Mớcxôn quay lại, trong người cầm theo súng. Vì ánh nắng quá chói chang, Mớcxơn
bèn tìm bóng mát ở phần cuối bờ biển thì bỗng gặp gã người Ả Rập sau tảng đá.
Tưởng rằng bị gây hấn, hắn đã rút ra một con dao đe dọa. Bị ánh sáng lóe trên cây
dao làm lóa mắt, Mớcxơn đã rút súng ra và bắn 1 phát giết chết gã, sau đó bắn thêm 4
phát nữa vào cái xác.
Mớcxôn bị tống giam. Luật sư bào chữa nói rằng cảnh sát đã biết được về thái độ
dửng dưng của anh trong dịp lễ an táng mẹ. Mớcxơn đã ngạc nhiên vì sự việc kể trên
khơng liên quan gì tới vụ giết người và anh đã cắt nghĩa rằng vào ngày tang lễ, do quá
mệt mỏi nên anh đã tỏ ra thờ ơ. Vào một ngày hỏi cung khác, viên dự thẩm khuyên
anh nên hối lỗi và cầu Chúa tha tội. Mớcxơn đã từ chối, vì anh không tin vào Chúa.
Viên dự thẩm cho rằng đây là một tâm hồn chai sạn mà ông chưa từng gặp
Trong phiên tòa xử, tất cả bằng chứng đều chống lại Mớcxôn. Công tố viên kết
luận: “con người này đã chôn mẹ với trái tim tội phạm”. Mớcxơn cố giải thích là do
trời nắng quá song cả phòng xử án đều cười nhạo.
Sau khi bị kết án, Mớcxôn đã an ủi mình rằng “dù sao, đời cũng khơng đáng
sống” và mọi người đều phải đối diện với cõi chết. Tại nhà ngục, vị tuyên úy cố công
thuyết phục Mớcxôn về “sự công bằng của Thượng Đế” và các niềm tin vào kiếp sau.
Mớcxơn khẳng định rằng chỉ có cuộc sống của anh mới là đáng sống, anh sẵn sàng
đương đầu với tất cả, kể cả cái chết. Anh thể hiện sự quyết tâm của mình bằng mong
ước trong ngày bị xử án sẽ có thật đơng người đến xem và thét to những tiếng căm

thù.

2.2. Biểu hiện của cái phi lí trong Vụ án và Kẻ xa lạ
2.2.1. Điểm tương đồng: Cả hai tác phẩm cùng đề cập đến những hiện tượng phi
lí trong xã hội.
Với Vụ án: cái phi lí biểu hiện qua một số khía cạnh sau đây:
Thứ nhất là xét về cơ cấu tổ chức và hoạt dộng của tịa án, pháp luật. Đó là việc
K. bị bắt một cách vô cớ. Chỉ đơn giản vào một buổi sáng, có hai người ập vào nhà
Trang 20


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

tuyên bố “ông đã bị bắt” là anh bị cuốn vào vịng vây pháp luật. Ở bất kì một đất
nước hay thời đại nào, trước khi ai đó bị bắt, người ta có quyền được biết mình phạm
tội gì- đây là một yêu cầu chính đáng. Huống chi K. vẫn suy nghĩ với một lịng tin
ngây thơ rằng “mình sống trong một quốc gia lập hiến”, “cuộc sống thanh bình ở
khắp nơi”, “luật pháp được tơn trọng” [13, tr.78]. Song khi K đưa các giấy tờ căn
cước và đề nghị xem trát bắt giam mình nhưng anh chỉ nhận được sự mai mỉa từ
những viên thanh tra, viên đội: “Ơng đang tìm cách trêu tức chúng tơi vơ ích, trong
khi chúng tôi đây lại là những người đối xử với ơng tốt nhất trên đời” [13, tr.79]. Thật
kì khơi khi họ là những người đại diện pháp luật, lãnh nhiệm vụ bắt K. song không
biết giấy căn cước là gì, khơng biết ai là cấp trên tối cao của mình đã ra lệnh bắt và
chỉ chăm chăm vào tài sản của K. lẫn việc canh giữ K. “mỗi ngày 10 tiếng để lĩnh tiền
công”. Vụ án là nỗi oan khiên cực kì phi lí giáng xuống làm đảo lộn cuộc sống bình
n của anh cơng chức K. cần mẫn, được nhiều người yêu mến.
Chưa hết, cách thức giam giữ K. cũng hết sức đặc biệt. Anh bị bắt song vẫn tại
ngoại, ăn ngủ, đến ngân hàng làm việc bình thường. Khơng chỉ vậy, anh cịn có thời
gian đi tìm luật sư giúp đỡ mình. Tuy nhiên, đây chỉ là hình thức. Thực ra, mọi hoạt
động của K. đều bị giám sát chặt chẽ bởi ba thanh niên- vốn là đồng nghiệp ở ngân

hàng, và vô số người xung quanh. Họ không phải là ai xa lạ: những người K. quen
biết trong khu nhà trọ của anh và cả người bên ngồi: từ chị thợ giặt, cơ hầu phịng
đến anh họa sĩ, các luật sư, linh mục và ngay cả những đứa trẻ con ở khu nhà của họa
sĩ… Tất cả họ đều ít nhiều liên quan, bất ngờ xuất hiện và khiến K. ngỡ ngàng vì họ
ln nắm đầy đủ thơng tin về anh. Điều này có nghĩa là nhất cử nhất động của K.
không thể nào lọt lưới cái pháp luật mà anh đang tìm kiếm. K. lúc này đi giữa ánh
sáng còn tất cả những mối nguy cơ chực chờ anh từ trong bóng tối có thể ập vào anh
từ mọi phía, vơ phương chống đỡ.
Cơ cấu của hệ thống pháp luật này cũng là một điều cần phải lưu ý. Nó được tổ
chức khá kì cục: Tịa án nằm khơng phải ở khu dân cư đơng đúc, uy nghi đường bệ
mà thuộc vùng ngoại ô hẻo lánh, “lẫn vào khu nhà tồi tàn dành cho người nghèo
thuê”. Phòng xử án ngột ngạt, “quanh phòng là một ban công sát trần, người đứng

Trang 21


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

chen chúc, ai cũng phải khom lưng, đầu và lưng đụng vào trần nhà” [13, tr.112].
Phòng dành cho luật sư thì thật nhếch nhác: “chỉ được chiếu sáng bằng chiếc cửa tị
vị bé tí trên mái”, sàn bục ra một lỗ “có thể thụt chân xuống hồn tồn”. Đối với tòa
án, việc lưu trữ hồ sơ là hết sức quan trọng bởi nó liên quan đến số phận của bị cáo.
Thế nhưng ở đây nó được bố trí ở một tầng áp mái cũ kĩ. Bên trong, trên kệ sách thay
vì là những pho sách pháp luật thì lại là những cuốn sách của phịng xử án thì chứa
đầy tranh khiêu dâm, tiểu thuyết tình cảm với dụng ý thô tục hết sức rõ ràng.
Trong một tổ chức như vậy, những vị tai to mặt lớn đại diện cho bộ máy đó cũng
hiện lên với hình ảnh hết sức dị dạng: quan tòa hợm hĩnh, mê gái, luật sư chưa đủ tư
cách, sinh viên ngành luật tương lai háo sắc, lộng quyền…Thế nên mới có chị thợ giặt
trở thành tình nhân của anh sinh viên rồi đến quan tịa trong khi anh chồng chỉ là mõ
tòa bất lực làm ngơ. Cung cách làm việc của cơ quan pháp luật lại càng cẩu thả vô kể:

trên dưới không biết nhau, làm việc theo cảm tính, hứng thú bất chợt… Do đó, có một
chi tiết khá buồn cười: những bị cáo ở phịng đợi vì tiếp xúc nhiều với tịa án sinh ra
mê tín. Bởi vì bất kì lúc nào tịa cho bắt người, xử án cũng khơng rõ lí do. Vậy nên họ
phỏng đốn “có thể đọc được kết cục của bị cáo trên đầu bị cáo, và nhất là ở đường
nét đôi môi”, “căn cứ vào đôi môi của ông thì chắc chẳng bao lâu nữa ông sẽ bị kết
án” [13, tr.245] hay như luật sư Hun: “các bị cáo đều đẹp trai” do “mang theo ánh
phản chiếu của quá trình xét xử”[13, tr.255]. Vậy thì việc bắt giam, xử án giằng dai là
tạo nên ánh hào quang, làm đẹp cho các bị cáo? Đây là một sự lí giải khá ngược đời
và khó có thể tin được. Nhưng thật sự nó đã xảy ra như vậy và có lẽ K. bị xử tử hình
cũng vì chính những lí do ấy.
Rõ ràng có một sự khập khiễng to lớn nếu đòi hỏi ở những gương mặt đại diện ấy
những yếu tố liêm minh, chính trực cần có ở những quan chức tư pháp. Sự mục ruỗng
của bộ máy tư pháp do đó khơng chỉ thể hiện ở cách tổ chức, bố trí mà cịn ở tồn bộ
hệ thống chi nhánh nhân viên bên dưới. Chính sự cẩu thả, nhếch nhác này khiến
người ta nghi ngờ về những tiêu chí cơng bằng, đề cao lẽ phải mà một tịa án cần phải
đạt đến. Xem xét mối tương quan giữa một tổ chức thực tế mục nát như vậy với hình
mẫu lí tưởng về hệ thống tịa án, pháp luật, ta thấy tính chất phi lí hiện lên khá rõ. Vậy

Trang 22


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

mà pháp luật ấy vẫn nghiễm nhiên tồn tại, như đã được mặc định, con người không
thể phán xét mà buộc phải thừa nhận như một sự tất yếu. Đây mới chính là sự phi lí
lớn nhất.
Thứ hai là khả năng được tiếp cận tòa án, pháp luật của con người. Điều phi lí là
con người khơng thể tiếp cận và dựa vào pháp luật để bảo vệ cho mình. Rõ ràng, pháp
luật là do lồi người đặt ra. Nó là tiêu chí, thước đo để đánh giá trình độ tiến bộ của
xã hội. Con người xem đây là cơ sở duy trì sự cơng bằng, bảo vệ những giá trị và

chuẩn mực cao đẹp. Như vậy, lí tưởng của pháp luật là bảo vệ quyền lợi chính đáng
của con người. Nhưng ở đây, nhân vật K. không thể tiếp cận được với pháp luật để có
thể tự cứu lấy mạng sống của mình thì lí tưởng kia vẫn chỉ là những ảo vọng hết sức
xa vời.
Không chỉ bị bắt vơ cớ, K. cịn chưa bao giờ được dự một phiên tịa chính thức để
tự biện minh cho mình, bởi vì như luật sư Hun đã nói“nó tìm cách hết sức loại bỏ việc
bào chữa, nó muốn bị cáo đích thân chịu trách nhiệm tất”. [13, tr.186]. Đến phịng xử
án, ngay cả những người bắt giữ K. cũng không nắm rõ lai lịch anh. Viên dự thẩm hỏi
anh một câu khá ngơ nghê: “Ơng là thợ sơn nhà cửa?” [13, tr.113]. K. đã hi vọng tìm
kiếm, khấp khởi với những mối quen biết mới để mở đường cho mình nhưng dường
như mỗi lần dấn bước, anh lại càng đi vào ngõ cụt. Đến phòng xử án anh nhận ra
xung quanh toàn là phe đối nghịch. Gặp luật sư Hun- người tự cho mình là quen biết
rộng- thì chỉ nhận được lời hứa hẹn và giúp đỡ nửa vời. Tiếp cận được với chàng họa
sĩ Titôreli- người vẽ tranh thân cận của tịa án- thì cuối cùng nhận ra đó chỉ là gã họa
sĩ- tên ăn xin bỉ ổi, nhân cơ hội bán tống đi những bức tranh của mình. Hóa ra, những
vị đại diện tối cao của tịa án mà anh tiếp xúc chỉ là qua những bức tranh ở nhà luật sư
Hun và họa sĩ Titôreli. Chân dung các quan lớn trong tranh hiện lên uy nghi, bệ vệ
(song thực tế bé tí, thảm hại đến nỗi cả Leni và Titôreli đều chung một nhận xét:
“Hợm hĩnh ơi là hợm hĩnh!”) song đến lúc chết anh cũng chưa có cơ may được gặp
mặt họ.
Họa sĩ nói với K. về ba con đường lựa chọn trong hoàn cảnh của anh: tha bổng,
tạm tha và hỗn vơ thời hạn. Tha bổng là điều chưa bao giờ xảy ra, bởi lẽ muốn được
Trang 23


Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

vậy thì K. phải vơ tội. Mà tịa án lại khơng chấp nhận những lí lẽ, giấy tờ K. đưa ra
nên nghịch lí là K. buộc phải có tội. Từ đó dẫn đến việc chạy tội, thành người bị hại
và cuối cùng chấp nhận mình có tội! Điều phi lí ở đây trở thành cái có lí nếu K. chấp

nhận sự thể có tội của mình. Chỉ cịn hai khả năng kia. Nếu K. cố gắng hết mức, anh
sẽ được tạm tha. Song anh sẽ bị bắt giữ lại bất kì lúc nào, cả khi lệnh tạm tha vừa mới
ban ra. Cịn hỗn vơ thời hạn thì buộc anh phải thường xuyên liên hệ tòa án-suốt đời
gắn chặt với tòa như con ốc gắn với cái vỏ, con rùa mang mai trên mình: “Phải ln
ln để tâm trí vào vụ án, phải thường xuyên đều đặn đến thăm vị quan tịa trực tiếp
xét xử, khơng bỏ lỡ các dịp lễ lạt và tìm mọi cách duy trì thiện cảm của ơng ta”. [13,
tr.229]. Thương gia Bloc chính là người đã chọn cách này và sau năm năm chạy vạy,
ông ta đã tán gia bại sản, làm đủ mọi trò điếm nhục để lấy lòng luật sư Hun. Như vậy,
bằng cách này hay cách khác thì tựu trung lại, K. vẫn mặc nhiên bị xem là kẻ phạm
tội, phải đeo dính vào vụ án như con ruồi giãy giụa trong đống hồ dính, khơng có cơ
hội thốt ra. Muốn bào chữa cho mình, anh cũng khơng thực hiện được. Nó giống như
một định mệnh đã an bài sẵn cho anh. Chi tiết này làm chúng ta liên tưởng đến câu
chuyện Ngụ ngôn nhỏ của Kafka. Con chuột trong nỗi sợ hãi cứ cố gắng chạy mải
miết về phía trước (có lẽ để thoát khỏi sự truy đuổi của số phận). Thế nhưng càng
chạy, nó càng nhanh chóng rơi vào miệng mèo hơn. Con mèo nói: “Mày chỉ cần đổi
hướng” rồi xơi tái con chuột. Rõ ràng con chuột là hình ảnh ẩn dụ. Số phận K. hoàn
toàn tương đồng với nó. Càng sợ anh càng dấn sâu vào bộ máy pháp luật, nhưng anh
đâu có quyền đổi hướng. Và đó cũng là chính con đường nhanh nhất để anh hiến
mình cho bộ máy pháp luật-cơng lí ấy xơi tái!
Câu chuyện người nông dân trước cửa pháp luật mà K. nghe từ vị linh mục ở
chương IX được xem là sự đúc kết toàn bộ nội dung tinh thần của Vụ án. Trong đó,
yếu tố phi lí là trọng tâm hàng đầu giúp ta hình dung một cách bao quát về cơ chế
pháp luật mà K. đang tt́m hiểu.
Chuyện kể về một người miệt quê tìm đến cánh cửa pháp luật. Người gác cổng
nói rằng bây giờ chưa thể vào được và cho biết trong ấy còn nhiều lần cửa nữa, ngay
cả anh ta cũng chỉ đến được cánh cửa thứ ba. Người nông dân chờ đợi năm này sang

Trang 24



Cái phi lí trong Vụ án (Kafka) và Kẻ xa lạ (Camuy)

năm khác, hối lộ, van xin anh gác cửa đủ cách nhưng không thể vào được. Cho đến
lúc sắp chết, người nơng dân mới ngạc nhiên hỏi vậy thì cánh cửa đó được mở ra để
dành cho ai? Anh gác cửa mới nói: “Để cho riêng mình ơng thơi. Bây giờ thì tơi đóng
lại đây”.
Câu chuyện mang hơi hướng cổ tích mang tính ẩn dụ khá rõ. Ta hiểu người nơng
dân chính là K., hai ba lớp cửa pháp luật mà ngay cả anh lính cũng khơng dám đặt
chân vào là hình ảnh pháp luật. K. cố cơng tìm hiểu nguyên nhân mình bị bắt, liên lạc
với nhiều đối tượng để được giúp đỡ ngay cả khi hi vọng hết sức mong manh. Thế
nhưng, càng lúc anh càng bị đẩy ra xa hơn. Vì những người bắt anh trước sau đều
giống như con rối được giật dây điều khiển để trả lời anh một nội dung y hệt: họ
không biết nguyên nhân bắt, không biết cấp trên là ai. Do đó, càng đi sâu anh càng lạc
lối, mụ mẫm hơn.
Tương ứng với vụ bắt bớ vô cớ đầu truyện là cái chết kì quặc của anh ở cuối
truyện. Khơng hề có phiên tịa xét xử cơng khai, chưa có lệnh tuyên án chính thức nào
được ban ra, thế nhưng K. vẫn bị tử hình. Và những kẻ thi hành là diễn viên nhà hát,
lén lút mang K. đến khu đất trống rồi “ý nhị” nhường nhau đâm dao vào tim K. Sau
khi ngốy ngốy hai lần, chúng cịn: “chụm đầu vào nhau cúi sát xuống mặt anh để
quan sát cảnh chót” để khẳng định rằng K đã chết thật sự. [13, tr.300]
Cũng như người nông dân trong câu chuyện vừa mở được cánh cửa pháp luật
cũng vừa lúc từ giã cõi đời; K đã bị xử tử man rợ khi anh nhận ra bộ mặt thật của tòa
án và ý thức đầy đủ về thân phận nhục nhã của mình. Rõ ràng, từ vai trị bảo vệ con
người, và là một phương tiện hữu ích của đời sống, pháp luật tiến lên thống trị cuộc
sống, đẩy con người vào vị thế yếu ớt phục tùng. Nó trở thành cơng cụ sát nhân đắc
lực trong tay kẻ nắm quyền. Con người vốn dĩ ở vị thế chủ động, tạo nên pháp luật
giờ trở thành nạn nhân. Cái án lơ lửng trên đầu họ và mạng sống của họ trở thành một
trị chơi tung hứng trong tay pháp luật khơng hơn khơng kém.
Nói rộng ra, hình ảnh pháp luật trong sáng tác của Kafka đều mang lại một cảm
giác chung đáng sợ: phi lí hết sức, tàn nhẫn, độc ác và mất hết tính người. Trại lao

cải là một câu chuyện trong số ấy. Từ tên gọi trại lao cải- dùng để cải tạo con ngườiTrang 25


×