Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CHỦ đề QUẦN xã SINH vạt SINH 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.87 KB, 10 trang )

Tiết: 43, 44. CHỦ ĐỀ: QUẦN XÃ SINH VẬT (2 tiết)
I. Mô tả chuyên đề
1. Thời lượng: Số tiết học trên lớp: 02 tiết
* Chuyên đề gồm 2 bài: Bài 40: Quần xã sinh vật và Bài 41: Diễn thế sinh thái.
2. Mạch kiến thức:
2.1. Quần xã sinh vật và diễn thế sinh thái:
• Khái niệm về quần xã sinh vật.
• Khái niệm về diễn thế sinh thái.
• Một số đặc trưng cơ bản của quần xã.
• Quan hệ giữa các lồi trong quần xã sinh vật.
• Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
2.2. Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học:
- Giải pháp xây dựng nền nông nghiệp bền vững dựa trên ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học.
- Ứng dụng về tầm quan trọng của nghiên cứu diễn thế sinh thái để khắc phục những biến đổi bất lợi của
môi trường.
II. MỤC TIÊU:
2.1. Kiến thức
- Định nghĩa được khái niệm quần xã.(1)
- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã : tính đa dạng về lồi, sự phân bố của các lồi trong
khơng gian. (2)
- Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (hội sinh, hợp tác, cộng sinh, ức chế –
cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi và vật chủ – vật kí sinh). (3)
- Trình bày được diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các dạng diễn thế và ý nghĩa của diễn
thế sinh thái).(4)
2.2. Kĩ năng: Sưu tầm các tư liệu đề cập các mối quan hệ giữa các loài và ứng dụng các mối quan hệ
trong thực tiễn.(5)
2.3. Thái độ
- Nâng cao ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên (6)
- Có ý thức và tuyên truyền về khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.(7)
- Ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học trong thực tiễn (nhất là trong nông nghiệp) (8)
2.4. Định hướng phát triển năng lực trong chuyên đề


Tên năng lực
Biểu hiện của năng lực
1. Năng lực tự 1 - Học sinh tự xác định mục tiêu học tập.
học (9)
- Học sinh lập kế hoạch học tập cụ thể về: thời gian, nội dung công việc, người thực
hiện, sản phẩm.
- Nghiên cứu tốt tài liệu liên quan về quần xã sinh vật và quá trình diễn thế sinh thái
(Sách giáo khoa 12 Cơ bản, trang 175-185, Sách tham khảo ở thư viện trường, một
số website ...)
2. Năng lực giải Giải quyết tình huống gặp trong đời sống thực tế có liên quan như:
quyết vấn đề (10) + Phân biệt được mối quan hệ giữa các loài trong một quần xã ở địa phương em
như: trong ao, cánh đồng, vườn cây,...
+ Hiện tượng xâm nhập của một số loài ngoại lai như cá lau kiếng (ốc b... Đề xuất
1


một số biện pháp xử lí.
+ Vận dụng khống chế sinh học trong bảo vệ mùa màng.
+ Vận dụng để mơ tả q trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó ở địa
phương.
+ Ứng dụng về tầm quan trọng của nghiên cứu diễn thế sinh thái để khắc phục
những biến đổi bất lợi của môi trường .
3. Năng lực tư
duy và sáng tạo
HS tự đặt ra các
câu hỏi học tập:
(11)

+ Quá trình hình thành cồn Tân Qui – Cầu Kè thuộc loại diễn thế nào?
+ Tại sao trong một ao nuôi người dân thường phối hợp nuôi nhiều loài cá khác

nhau?
+ Tại sao trong trồng trọt thường trồng xen canh một số loại cây trồng như: cây họ
đậu trong vườn cây ăn trái…
+ Hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người như khai thác hải sản
nước ngọt…có thể coi là hành động “tự đào huyệt chơn mình”?
+ Đề xuất những biện pháp để khắc phục và hạn chế những biến đổi bất lợi của điều
kiện mơi trường.

4. Năng lực tự Quản lí bản thân (tập trung trong học tập, quản lí thời gian) và quản lí nhóm trong
quản lý (12)
q trình báo cáo khi tìm hiểu
• Lắng nghe báo cáo của các thành viên trong nhóm.
• Phân tích nội dung báo cáo các vấn đề trên.
• Chia sẻ cách nghiên cứu nội dung được phân cơng.
• Hình thành kĩ năng làm việc nhóm: kĩ năng phân chia công việc.
5. Năng lực giao - Sử dụng chính xác các thuật ngữ khoa học liên quan đến chủ đề như: quần xã sinh
tiếp (13)
vật, sinh cảnh, các nhân tố sinh thái, loài ưu thế, loài đặc trưng, quan hệ hỗ trợ (cộng
sinh, hợp tác, hội sinh), quan hệ đối kháng (cạnh tranh, ký sinh, ức chế - cảm
nhiễm), khống chế sinh học, diễn thế sinh thái, diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ
sinh, giai đoạn đỉnh cực, giai đoạn tiên phong…
6. Năng lực hợp Qua trao đổi thông tin với bạn bè, giáo viên, người thân, thảo luận nhóm,… HS biết
tác (14)
thực hiện nhiệm vụ của bản thân và biết lắng nghe ý kiến của các thành viên khác.
7. Năng lực sử
dụng công nghệ
thông tin và
truyền thông
8. Năng lực sử
dụng ngôn ngữ

(15)

Sử dụng thành thạo cách khai thác thông tin trên mạng; chia sẻ thông tin qua mạng,
sách báo, các phương tiện truyền thông.

Diễn đạt được một số nội dung như:
+ Khái niệm về quần xã sinh vật.
+ Phân biệt được loài ưu thế và loài đặc trưng.
+ Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và sự khác biệt giữa mối quan hệ hỗ trợ
và đối kháng.
+ Diễn đạt được sự biến đổi tuần tự của các quần xã sinh vật trong diện thế sinh
thái.
2


2.2 Các năng lực 2.2.1 Các kĩ năng khoa học
chuyên biệt (16)
-1 Quan sát:
+ Quan sát quần xã sinh vật trong tự nhiên, quan sát và biết được loài trong quần xã
cũng như loài ưu thế và loài đặc trưng
+ Quan sát và biết quá trình diễn thế trong tự nhiên.
-2 Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: phân loại các mối quan hệ giữa các loài trong
quần xã quan sát.
-3 Tìm mối liên hệ: giữa khống chế sinh học và bảo vệ mùa màng; bảo vệ sự đa
dạng của lồi, trong trồng trọt,…
-4 Đưa ra các tiên đốn, nhận định: HS có thể dự đốn được sự thay thế của quần xã
sinh vật trong một điều kiện cụ thể như: ao bồi lấp bị bỏ hoang…
-5 Xử lí và trình bày các số liệu: Biết được độ đa dạng của quần xã sinh vật ở địa
phương dựa vào các số liệu đã thu thập.
-6 Thực địa: Quan sát thực tế tại khu vườn nhà, ao nhà hoặc ở địa phương…

2.2.2. Các kĩ năng sinh học cơ bản
-1 Biết sơ đồ hóa về mối quan hệ giữa các lồi trong quần xã.
-2 Đưa ra các tiên đoán: Dự đoán quần xã thay thế trong quá trình diễn thế sinh thái.
-3 Năng lực tính tốn: Xác định được số lượng cá thể của mỗi loài và số loài trong
quần xã.
2.2.3. Các phương pháp sinh học
Các phương pháp nghiên cứu môi trường và sinh thái học
-1 Ước lượng số lượng loài và thành phần loài trong quần xã.
-2 Nhận định được sự phân tầng trong quần xã.

III. CHUẨN BỊ.
3.1. Chuẩn bị của GV
- Nội dung chuyên đề “Quần xã sinh vật”
- Kế hoạch thực hiện chuyên đề (02 tiết)
- Kế hoạch tự học của nhóm
- Kế hoạch thực hiện dự án học tập của nhóm
- 1 Phiếu học tập
3.2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước nội dung chương II: Quần xã sinh vật của Phần 7 “Sinh thái học”:
- Sưu tầm một số hình ảnh về Quần xã sinh vật tại địa phương.
- Giấy roki, bút lơng, máy ảnh…
IV. BẢNG MƠ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC CỦA CHỦ ĐỀ
NÔI DUNG
Quần
sinh vật

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu


- Phân biệt
quần thể với
HS nêu được :
- Khái niệm về quần xã sinh vật; quần xã.
- Phân biệt
hiện tượng khống chế sinh học
3

NĂNG LỰC
Vận dụng
- Vận dụng
mối quan hệ
giữa các cá thể
trong quần xã

- NL tự học
- Năng lực giải
quyết vấn đề
- Năng lực tư duy


- Một số đặc trưng cơ bản của
quần xã
- Khái niệm loài ưu thế và loài
đặc trưng trong khu vườn, cánh
đồng...
- Đặc điểm các mối quan hệ sinh
thái giữa các loài trong quần xã
- Liệt kê được mối quan hệ hỗ trợ,
đối kháng giữa các loài trong một

quần xã như tại khu vườn nhà...

được mối quan
hệ giữa các
loài trong một
quần xã cụ thể.
- Phân biệt đặc
trưng về sự
phân bố của
quần thể với
các đặc trưng
cơ bản của
quần xã
Diễn
thế HS nêu được:
- Trình bày
sinh thái
được diễn thế
- Khái niệm diễn thế sinh thái
- Nguyên nhân và các giai đoạn sinh thái của
xảy ra của diễn thế nguyên sinh một quần xã cụ
thể.
và diễn thế thứ sinh.
Phân biệt diễn
thế
nguyên
sinh và diễn
thế thứ sinh

để tăng năng và sáng tạo HS tự

suất trồng trọt, đặt ra các câu hỏi
chăn nuôi.
học tập:
- Năng lực tự
quản lý
- Năng lực giao
tiếp
- Năng lực hợp
tác
- Năng lực sử
dụng công nghệ
- Vận dụng để thơng tin và
mơ tả q trình truyền thông
diễn thế của
một quần xã - Năng lực sử
sinh vật nào đó dụng ngơn ngữ
- Các năng lực
ở địa phương.
- Vận dụng chuyên biệt
kiến thức diễn
thế sinh thái để
khai thác và
bảo vệ hợp lý
tài
nguyên
thiên nhiên

V. HỆ THỐNG CÂU HỎI- BÀI TẬP THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
5.1 CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Thế nào là quần xã sinh vật? Lấy ví dụ?

Câu 2:Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Hãy lấy ví dụ minh hoạ các đặc trưng cơ bản của quần
xã sinh vật
Câu 3. Thế nào là diễn thế sinh thái? Nêu các nguyên nhân của diễn thế sinh thái?
Câu 4: Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng?
Câu 5: Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Cho ví dụ trong thực tiễn.
Câu 6: Hãy lấy ví dụ minh họa về các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.
Câu 7: Hãy cho các ví dụ minh học cho các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
Câu 8: Trong các mối quan hệ giữa các lồi trong quần xã, có lồi có lợi, có lồi có hại. Hãy xếp theo
thứ tự từ 1 cho tới hết các mối quan hệ theo nguyên tắc sau:
• Mối quan hệ chỉ có lồi có lợi xếp trước.
• Mối quan hệ có lồi bị hại xếp sau, lồi càng bị hại nhiều càng xếp về sau.
Câu 9: Muốn nuôi được nhiều cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần làm như thế nào?
Câu 10. Hãy mơ tả q trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó xảy ra ở địa phương của em,
hoặc ở địa phương khác mà em biết.
Câu 11. Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau. Vào một ngày có gió
lớn, một cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoảng trống lớn. Em hãy dự đoán q trình diễn thế xảy
ra trong khoảng trống đó.
Câu 12: Quan sát H41.3 – SGK trang 183, hãy cho biết:
4


a. Nguyên nhân dẫn đến quá trình diễn thế tại rừng Lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
b. Mô tả quá trình diễn thế tại rừng Lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Câu 13. Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động "tự đào
huyệt chơn mình" của diễn thế sinh thái được không? Tại sao?
Câu 14: Ao là môi trường sống của cá, để cho cá lớn nhanh, đạt năng suất cao, tránh bệnh tật cần phải
làm tốt việc chuẩn bị ao nuôi. Hàng năm, hoặc 2 năm ao nuôi cá phải được tát cạn vào cuối năm hoặc
đầu xuân bắt cá lớn chọn để lại cá nhỏ. Lấp bùn ở đáy ao vứt lên bờ, lấp hết hang hốc, cây cỏ, diệt hết
cá tạp, lọc nước vào ao có vật chắn,... Những nơi có tập qn ni từ trước, chưa có điều kiện thâm
canh thì nên sử dụng các đối tượng: cá trắm cỏ, cá chép, cá mè, cá rô phi, ... Những nơi có điều kiện

thâm canh ni năng suất cao thường sử dụng các đối tượng: cá chim trắng, cá chép lai, tôm càng
xanh, .... Thời vụ thả: cuối tháng 3 đầu tháng 4 thả cá giống vào ao đã tẩy dọn sẵn.
a. Em hãy kể tên các quần thể sinh vật trong ao và các mối quan hệ giữa chúng. Từ đó cho biết
thế nào là quần xã sinh vật?
b.. Em hãy cho biết mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong ao cá trên.
c. Tại sao trong một ao nuôi người dân thường phối hợp nuôi nhiều loài cá như: cá trắm cỏ, cá
chép, cá mè, cá rô phi,... khác nhau?
Câu 15: Sau vụ thu hoạch lúa đông – xuân, Bác nông dân A thường đốt đồng. Nếu trường hợp khu đất
đó Bác khơng tiến hành canh tác nữa, vì một lí do nào đó lại bỏ hoang. Em hãy dự đốn q trình diễn
thế xảy ra trên khu đất đó.
Câu 16: Trong quần xã Rừng tràm ở Tam Nông, Đồng Tháp (thể hiện trong bài hát “Người canh giữ
tràm chim”):
a. Hãy liệt kê loài ưu thế và lồi đặc trưng.
b. Theo em, cần làm gì để sếu quay về?
Câu 17: “Trong việc trồng nhãn thường kết hợp với việc nuôi ong để tăng hiệu quả thụ phấn ở nhãn,
đồng thời cung cấp cho ong lượng mật hoa chất lượng tốt“. Theo em, việc trồng nhãn kết hợp với nuôi
ong đã vận dụng mối quan hệ nào giữa các loài trong quần xã sinh vật?
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
GV nêu tình huống có vấn đề, gợi ý học sinh đưa cách giải quyết, học sinh thực hiện
- Kiểm tra kiến thức của chun đề cũ.
- GV nêu tình huống có vấn đề, gợi ý học sinh đưa cách giải quyết, học sinh thực hiện, GV và
học sinh cùng đánh giá.
+ GV cho HS nghe bài hát “Người canh giữ tràm chim”
+ GV nêu câu hỏi có vấn đề:
Câu 1: Tại sao người canh giữ rừng tràm lại “lòng khát khao thèm nghe tiếng sếu kêu”?
Câu 2: Anh mơ “một Tam Nông đất lành sếu quay về. Sếu ơi về… về đây nghe sếu”. Vì sao
sếu bỏ đi và làm thế nào để sếu quay về?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục tiêu: (1),(2), (3),(4), (5), (9), (10), (11) phần mục tiêu chủ đề

2. Phương pháp: dạy học theo nhóm, dạy học dự án
3. Sản phẩm dự kiến:

5


1. Khái niệm: Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật được hình thành trong q trình
lịch sử, cùng chung sống trong 1 khơng gian xác định (sinh cảnh) nhờ các mối quan hệ tượng hỗ mà
gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
2. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
a. Đặc trưng về thành phần loài
- Độ đa dạng loài là mức độ phong phú về thành phần loài trong quần xã
- Quần thể ưu thế là những quần thể đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng, độ lớn hoặc do
tính chất hoạt động chi phối các loài khác trong quần xã.
- Quần thể đặc trưng: là quần thể ưu thế và tiêu biểu nhất, có độ nhiều cao hơn các loài khác trong
quần xã
b. Đặc trưng về phân bố trong không gian của quần xã
- Phân bố thẳng đứng: Sự phân bố thẳng đứng của quần xã chính là sự phân tầng của sinh vật.
- Nguyên nhân: Do sự phân bố không đồng đều của các yếu tố môi trường ( nhiệt độ, ánh sáng, oxy,
thức ăn...) theo chiều thẳng đứng.
- Phân bố ngang: Theo chiều ngang cấu trúc của quần xã được đặc trưng
bởi sự phân bố của các loài sinh vật theo chiều ngang tạo thành các vành đai đồng tâm.
3. Quan hệ giữa các loài trong quần xã
a. Các mối quan hệ sinh thái
b. Hiện tượng khống chế sinh học:
- Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng số lượng các cá thể của quần thể khác kìm hãm, làm cho
số lượng cá thể của mỗi quần thể luôn dao động quanh vị trí cân bằng
4. Khái niệm diễn thế sinh thái
- Diễn thể sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn khác nhau, từ dạng
khởi đầu được thay thế bằng các quần xã tiến theo và cuối cùng thường dẫn tới một quần xã tương đối

ổn định.
5 – Các loại diễn thế sinh thái
a. Diễn thế nguyên sinh
- Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn hình thành quần xã tiên phong, tiếp
đó là các quần xã trung gian và cuối cùng là quần xã ổn định
b. Diễn thế thứ sinh: Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở 1 mơi trường đã có một quần xã tương
đối ổn định, nhưng do ngoại cảnh thay đổi lớn hoặc do con người làm thay đổi hẳn cấu trúc, tự nhiên
của quần xã, kết quả có thể ( hoặc không dẫn đến quần xã ổn định )
6. Nguyên nhân diễn thế sinh thái
- Nguyên nhân: Do mối tương tác giữa quần xã với môi trường.
( quần xã luôn tác động vào môi trường " làm cải biến môi trường, ngược lại môi trường sống mới tác
động trở lại quần xã " làm quần xã bị thay thế bằng 1 quần xã khác) trong đó tác động của con người có
vai trị rất quan trọng
7. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái
Nắm được quy luật phát triển của quần xã sinh vật để bảo vệ và dự báo những dạng quần xã thay thế
trong tương lai ; giúp xây dựng hoạch định chiến lược phát triển kinh tế nơng –lâm –ngư nghiệp có cơ
sở khoa học
Chủ động điều khiển diễn thế theo hướng có lợi cho phép khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài
nguyên và bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
3. Cách thức tổ chức
Hoạt động 1: Chia nhóm và phân công nhiệm vụ (tiết 1)
6


Giáo viên

Học sinh

Hướng dẫn, tổ chức lớp tham gia hoạt động học tập
- Mỗi nhóm bầu ra 1 nhóm trưởng,

nhóm phó, thư ký…
- Phân nhóm: 5 nhóm, mỗi nhóm 8-9 HS.
- Thảo luận thống nhất mạch kiến thức
- Hướng dẫn HS thảo luận xây dựng và thống nhất
của
chuyên đề.
mạch kiến thức của chuyên đề.
- Nhận các phiếu học tập, kế hoạch tự
- Kế hoạch học tập ngoại khóa tại địa phương
- Hướng dẫn HS chuẩn bị kế hoạch học tập (phiếu học học,…Nghe hướng dẫn, ghi nhận thông
tập - Bảng 41 SGK trang 184, kế hoạch tự học của nhóm, tin.
- Phân công nhiệm vụ học tập:
kế hoạch thực hiện dự án học tập của nhóm…)
- Quy định thời gian chuẩn bị để hồn thành chun - Nhóm trưởng phân cơng nhiệm vụ và lập
kế hoạch cho nhóm; các thành viên lập kế
đề: 1 tuần
hoạch tìm hiểu theo sự phân cơng của
nhóm trưởng.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn, gợi ý HS thực hiện nhiệm vụ (tiết 1)
I – Tìm hiểu về khái niệm Quần xã sinh vật và diễn thế
sinh thái.
HS: Mục I, hình 40.1 SGK Thảo luận
- Nêu VD về một số quần xã ở địa phương?
- Xác định số loài sinh vật, mối quan hệ giữa các loài sinh
vật với nhau và với môi trường?
Quần xã sinh vật là gì?
* Yêu cầu HS quan sát Mục I, hình 41.1-2 SGK →
Thảo luận
- Phân tích 2 VD về sự biến đổi của môi trường và quần xã
sinh vật?

- Lập sơ đồ quá trình biến đổi của QXSV qua các thời kì
khác nhau?
- Thế nào là diễn thế sinh thái ?
 Yêu cầu một nhóm đại diện trả lời.
 Nhận xét về kết quả trình bày → kết luận và đánh giá.
GV: Cùng với sự thay đổi của các QXSV là sự biến đổi
tương ứng của điều kiện mơi trường.
II- Tìm hiểu một số đặc trưng của quần xã:
* Yêu cầu HS đọc mục II.1-2, quan sát H40.2 SGK và
một số hình ảnh về QXSV rừng mưa nhiệt đới, sa mạc,
hoang mạc, thủy vực ...
Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Xác định số lượng, kể tên các loài sinh vật trong các
QXSV?
- QXSV ổn định có độ đa dạng như thế nào?
- Thế nào là loài ưu thế, loài đặc trưng? VD minh họa?
7

- Thực hiện nhiệm vụ (HS làm việc cá
nhân → trao đổi với các thành viên trong
nhóm → hồn thành khái niệm).

Quan sát, ghi chú các thông tin cần
thiết.

- Thực hiện nhiệm vụ (HS làm việc cá
nhân → trao đổi với các thành viên trong
nhóm → trả lời được các yêu cầu của GV.

Quan sát, ghi chú các thông tin cần

thiết.

- Thực hiện nhiệm vụ (HS làm việc cá
nhân → trao đổi với các thành viên trong
nhóm → trả lời được các yêu cầu của GV.

Quan sát, ghi chú các thơng tin cần
thiết.


- Các kiểu phân bố cá thể trong không gian? VD minh
họa? Ý nghĩa của sự phân bố cá thể trong tự nhiên và
trong sản xuất?
 Yêu cầu một nhóm đại diện trả lời.
 Nhận xét về kết quả trình bày → kết luận và đánh giá.
III- Tìm hiểu quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh
vật:
* Yêu cầu HS quan sát mục III.1-2, hình 40.3-4 SGK
sau đó thảo luận, hoàn thành bảng 40 SGK
- Các mối quan hệ giữa các loài sinh vật? VD minh họa?
- Ý nghĩa của từng mối quan hệ qua từng VD minh họa?
- Thế nào là khống chế sinh học? VD minh họa?
- Ý nghĩa của khống chế sinh học trong tự nhiên và trong
sản xuất?
- Hãy đề xuất cách nuôi cá hoặc trồng rừng kết hợp phát
triển kinh tế sao cho đạt hiệu quả cao nhất?
- Thực hiện nhiệm vụ (HS làm việc cá
nhân → trao đổi với các thành viên trong
 Yêu cầu một nhóm đại diện trả lời.
nhóm → trả lời được các yêu cầu của GV.


Quan sát, ghi chú các thơng tin cần
 Nhận xét về kết quả trình bày → kết luận và đánh giá.
thiết.
IV- Các kiểu diễn thế sinh thái và nguyên nhân của diễn
thế sinh thái:
- GV nhận xét chung và điều chỉnh hoàn thiện phiếu học
tập (bảng 41 SGK).
Kiểu
diễn thế

Các giai đoạn của diễn thế

khởi
đầu

GĐ giữa

GĐ cuối

Nguyên
nhân
diễn thế

DT
nguyên
sinh
DT thứ
sinh


- Các nhóm báo cáo, thảo luận về mối
quan hệ giữa các loài trong quần xã.
- HS tự nhận xét và đánh giá.
- Đặt ra những câu hỏi thắc mắc trong q
trình thảo luận nhóm .
- Các nhóm báo cáo hồn thành phiếu học
tập bảng 41 SGK.
- HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

HOẠT ĐỘNG 3: Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học (tiết 2 trên lớp)
V- Ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học - Giải
pháp xây dựng nền nông nghiệp bền vững:
- GV nêu tình huống: “Trong việc trồng nhãn thường kết
hợp với việc nuôi ong để tăng hiệu quả thụ phấn ở nhãn,
đồng thời cung cấp cho ong lượng mật hoa chất lượng
tốt“.
( )
Theo em, việc trồng nhãn kết hợp với nuôi ong đã vận
8

- Thực hiện nhiệm vụ (HS làm việc cá
nhân → trao đổi với các thành viên trong
nhóm → trả lời được các u cầu của GV.

Quan sát, ghi chú các thông tin cần


dụng mối quan hệ nào giữa các loài trong quần xã sinh
vật?
VI - Ứng dụng về tầm quan trọng của nghiên cứu diễn

thế sinh thái để khắc phục những biến đổi bất lợi của
điều kiện mơi trường:
- GV nêu tình huống có vấn đề, gợi ý học sinh đưa cách
giải quyết, học sinh thực hiện, GV và học sinh cùng đánh
giá.
+ GV cho HS nghe bài hát “Người canh giữ tràm
chim”
+ GV nêu câu hỏi có vấn đề:
Câu 1: Tại sao người canh giữ rừng tràm lại “lòng khát
khao thèm nghe tiếng sếu kêu”?
Câu 2: Anh mơ “một Tam Nông đất lành sếu quay về.
Sếu ơi về… về đây nghe sếu”. Vì sao sếu bỏ đi và làm
thế nào để sếu quay về?
- HS phát hiện vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề.

thiết.

- HS thảo luận nhóm → trao đổi với các
thành viên trong nhóm → trả lời được các
yêu cầu của GV.

C: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Cách thức tổ chức: GV sử dụng các câu hỏi của chủ đề để luyện tập cho HS theo các mức độ nhận thức.
D: VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh
mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình;
sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng
lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Cách thức tổ chức: GV nếu câu hỏi yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời
Muốn trong một ao ni được nhiều lồi cá và cho năng suất cao, chúng ta cần chọn ni các lồi cá
như thế nào?
Lời giải:
Muốn ni được nhiều lồi cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần chọn ni các lồi
cá phù hợp. Ni cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy,… và ni nhiều lồi ăn các thức
ăn khác nhau.
- Mỗi lồi có một ổ sinh thái riêng nên làm các loài cá giảm mức độ cạnh tranh về nơi ở và thức ăn
với nhau: cá trắm cỏ ăn thực vật và phân bố chủ yếu ở tầng nước mặt, cá mè trắng chủ yếu ăn thực vật
9


nổi, cá mè hoa ăn động vật nổi là chính, cá trắm đen ăn thân mềm và phân bố chủ yếu ở đáy ao, cá trôi
ăn tạp và chủ yếu ăn chất hữu cơ vụn nát ở đáy ao, cá chép ăn tạp,…
- Ni nhiều lồi cá khác nhau như thế sẽ tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và khơng
gian vùng nước, do đó đạt được năng suất cao.
Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau. Vào một ngày có gió lớn, một
cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoảng trống lớn. Em hãy dự đoán q trình diễn thế xảy ra trong
khoảng trống đó.
Lời giải:
Diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó:
* Giai đoạn tiên phong: Các cây cỏ ưa sáng tới sống trong khoảng trống.
* Giai đoạn tiếp theo:
- Cây bụi nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây cỏ.
- Cây gỗ nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây bụi, các cây cỏ chịu bóng và ưa bóng dần dần vào sống

dưới bóng cây gỗ nhỏ và cây bụi.
- Cây cỏ và cây bụi ưa sáng dần dần bị chết do thiếu ánh sáng, thay thế chúng là các cây bụi và cây cỏ
ưa bóng.
- Cây gỗ ưa sáng cạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ với các cây khác và dần dần thắng thế chiếm phần
lớn khoảng trống.
* Giai đoạn cuối: Nhiều tầng cây lấp kín khoảng trống, gồm có tầng cây thân gỗ lớn ưa sáng phía trên
cùng, cây gỗ nhỏ và cây bụi chịu bóng ở lưng chừng, các cây bụi nhỏ và cỏ ưa bóng ở phía dưới.
Hoạt động khai thác tài ngun khơng hợp lí của con người có thể coi là hoạt động "tự đào huyệt chơn
mình" của diễn thế sinh thái được không? Tại sao?
Lời giải:
- Môi trường mất cân bằng sinh thái, kém ổn định dễ gây ra nhiều bệnh tật cho người và sinh vật,…
Những hậu quả trên sẽ làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, không ổn định.
Tuy nhiên, con người khác với sinh vật khác là có thể điều chỉnh các hành động của mình để khai
thác tài nguyên hợp lí, bào vệ mơi trường của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Con người
với khả năng khoa học đang ngày càng cải tạo tự nhiên làm cho quần xã sinh vật phong phú hơn. Vì
vậy, chúng ta tin tưởng rằng hoạt động khai thác tài nguyên của con người sẽ dần dần hợp lí và mơi
trường sống trên Trái Đất sẽ được bảo vệ.

10



×