Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Đánh giá tác động môi trường cho dự án khai thác sét của công ty cổ phần sản xuất gạch ngói và xây lắp rào gang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.35 KB, 67 trang )

LỜI CẢM ƠN
---------Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất gạch ngói và xây lắp
Rào Gang đã cung cấp cho tôi biết thêm được nhiều điều bổ ích và mới mẻ qua đó
giúp tơi tích luỹ thêm những kiến thức hiểu biết nhiều hơn về công tác Đánh giá
tác động môi trường của dự án. Đây là mơi trường mà tơi có thể thử nghiệm và vận
dụng những kiến thức cơ bản đã học trong những năm qua vào thực tiễn. Từ đó tơi
đã rút ra được một số kinh nhiệm bổ ích phục vụ cho cơng việc sau này.
Để hồn thành được đề tài này thì tơi đã được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô Khoa Sinh học, Trường Đại Học Vinh và các cô chú, anh chị ở Công ty cổ
phần sản xuất gạch ngói và xây lắp Rào Gang, Phịng tài nguyên và Môi trường
huyện Thanh Chương - tỉnh Nghệ An. Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đối
với:
- Giảng viên hướng dẫn : Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Phương đã tận tình chỉ bảo
tơi trong suốt thời gian làm đề tài.
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Vinh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Sinh học đã tạo điều
kiện thuận lợi hỗ trợ tôi thực hiện đề tài.
- Các cô chú, anh chị ở Công ty cổ phần sản xuất gạch ngói và xây lắp Rào Gang,
Phịng tài ngun và Môi trường huyện Thanh Chương - tỉnh Nghệ An đã cung cấp
cho tôi những số liệu cần thiết để bổ sung vào đề tài.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô Khoa Sinh học
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm cơ sở cho tơi thực hiện đề tài
này.
Vì điều kiện thời gian quá ngắn, sự hạn hẹp trong trình độ và tư duy nên bản
báo cáo của tôi chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy
cơ giáo, các anh chị trong các phịng ban và các bạn sẽ đóng góp ý kiến để bản báo
cáo này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

1



MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................
5
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề...............................................................................................................
6
2. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................
6
3. Mục tiêu của đề tài..................................................................................................
7
4. Giới hạn và phạm vi của đề tài................................................................................
7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về ĐTM................................................................................................
9
1.1.1. Khái niệm...........................................................................................................
9
1.1.2. Cơ sở pháp lý.....................................................................................................
9
1.1.3. Mục đích và yêu cầu của ĐTM..........................................................................
9
1.1.4. Đối tượng và nội dung của ĐTM.......................................................................
11
1.1.5. Trình tự thực hiện ĐTM.....................................................................................
12
1.2. Thực tiễn tổ chức thực hiện công tác ĐTM ở Việt Nam........................................

13
1.2.1. Xây dựng và phát triển mạnh đội ngũ ĐTM.......................................................
13
1.2.2. Tình hình thực hiện ĐTM...................................................................................
14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2


2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................
17
2.2. Nôi dung nghiên cứu.............................................................................................
17
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................
17
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tổng quan về dự án..............................................................................................
20
3.1.1. Tên dự án và chủ đầu tư....................................................................................
20
3.1.2. Vị trí của dự án..................................................................................................
20
3.1.3. Sơ lược về phương án khai thác sét của dự án...................................................
20
3.1.4. Máy móc và thiệt bị phục vụ cho hoạt động khai thác sét..................................
23
3.1.5. Tổ chức sản xuất................................................................................................
25
3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường khu vực xây dựng dự án.........
26

3.2.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng dự án....................................
26
3.2.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội khu vực dự án.......................................
33
3.2.3. Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án..............................................
34
3.2.4. Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái trong khu vực.............................................
37
3.3. Đánh giá tác động của việc thực hiện dự án đến tài nguyên và môi trường.........
38
3.3.1. Xác định nguồn gây ô nhiễm..............................................................................
38
3.3.2. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường và kinh tế xã hội của dự án.......
44
3.4. Các biện pháp tổng hợp khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường của
dự án............................................................................................................................
52

3


3.4.1. Xử lý nước thải..................................................................................................
52
3.4.2. Xử lý chất thải rắn.............................................................................................
53
3.4.3. Xử lý khí thải......................................................................................................
54
3.4.4. Khống chế tiếng ồn............................................................................................
54
3.4.5. Cơng tác cải tạo phục hồi mơi trường...............................................................

55
3.4.6. An tồn lao động................................................................................................
56
3.4.7. Tóm tắt các tác động chính và biện pháp giảm thiểu các tác động....................
58
3.5. Chương trình giám sát chất lượng mơi trường.....................................................
60
3.5.1. Giám sát chất lượng khơng khí..........................................................................
60
3.5.2. Giám sát chất lượng nước thải..........................................................................
60
3.5.3. Giám sát sạt lở...................................................................................................
60
3.5.4. Dự trù kinh phí giám sát....................................................................................
61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................
64

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1- Các thơng số tính tốn của các moong khai thác........................................
22
Bảng 3.2 - Danh mục các máy móc, thiết bị sử dụng...................................................
24
Bảng 3.3 - Thành phần độ hạt – chỉ số dẻo của sét ở khu vực dự án...........................

30
Bảng 3.4 - Thành phần hóa cơ bản sét gạch ngói ở khu vực dự án.............................
31
Bảng 3.5 - Kết quả đo vật liệu nung............................................................................
31
Bảng 3.6 - Đặc điểm tính chất sét của mẫu.................................................................
32
Bảng 3.7 - Chất lượng khơng khí xung quanh khu vực dự án......................................
35
Bảng 3.8 - Kết quả phân tích chất lượng nước sơng Rào Gang...................................
36
Bảng 3.9 - Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án......................
37
Bảng 3.10 - Nguồn phát sinh chất thải do hoạt động của dự án khai thác sét.............
38
Bảng 3.11 - Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt...............................
39
Bảng 3.12 - Tải lượng các chất ô nhiễm tính theo đầu người......................................
40
Bảng 3.13 - Thành phần các chất trong khói thải động cơ đốt trong...........................
42
Bảng 3.14 - Hệ số ô nhiễm của động cơ đốt trong dùng xăng.....................................
42

5


Bảng 3.15 - Tóm tắt tác động chính và biện pháp giảm thiểu các tác động của dự
án.................................................................................................................................
58

Bảng 3.16 - Kinh phí giám sát chất lượng khơng khí...................................................
61
Bảng 3.7 - Kinh phí giám sát chất lượng nước thải.....................................................
61

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

BVMT

: Bảo vệ Môi trường

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

QCVN

: Qui chuẩn Việt Nam

QCCP

: Qui chuẩn cho phép


UBND

: Ủy ban nhân dân

KHMT

: Khoa học Môi trường

DO (Dissolved Oxygen)

: Hàm lượng oxy hòa tan

COD (Chemical Oxygen Demand)

: Nhu cầu oxy hóa học

BOD5 (Biological Oxygen Demand)

: Nhu cầu oxy sinh học trong vòng 5 ngày

6


SS (Supended Solids)

: Chất rắn lơ lửng

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, tốc độ xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An tăng
nhanh, nhu cầu gạch nung tăng mạnh. Vì vậy có lúc đã xảy ra hiện tượng không đủ
gạch cung ứng cho nhu cầu xây dựng. Nghị định số 115 của Chính phủ xóa bỏ lị
gạch thủ cơng ở các địa phương trên tồn quốc, nên nhu cầu sản xuất gạch xây dựng
công nghệ khác tiết kiệm năng lượng hơn thay thế lị thủ cơng là phù hợp. Do sản
xuất theo công nghệ tiên tiến nên điều kiện làm việc của người lao động tại những
cơ sở này được cải thiện, nồng độ bụi và các khí độc hại thải ra ngồi mơi trường
đều thấp hơn mức cho phép. Sản phẩm làm ra có chất lượng cao, chủng loại sản
phẩm phong phú đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường
tiêu thụ nên mặc dù giá bán sản phẩm cao hơn giá bán của các cơ sở sản xuất thủ
công nhưng vẫn được thị trường chấp nhận. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
của các cơ sở sản xuất gạch Tuynel rất khả quan, hầu hết các cơ sở này đều huy
động chạy vượt công suất thiết kế để đáp ứng đủ gạch cho thị trường.
Nắm bắt được điều đó Cơng ty cổ phần sản xuất gạch ngói và xây lắp Rào
Gang đã đầu tư nâng cấp và thay mới các thiết bị máy móc sản xuất nhằm tăng cơng
7


suất từ 20 triệu viên/năm lên 30 triệu viên/năm nhằm cung ứng kịp thời nhu cầu của
thị trường tiêu thụ. Kéo theo với việc tăng công suất lên 30 triệu viên/năm là việc
khai thác sét là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất gạch ngói cũng tăng lên dẫn
đến mỏ khai thác sét của Công ty đang ngày càng cạn kiệt. Vì thế Cơng ty cổ phần
sản xuất gạch ngói và xây lắp Rào Gang đã tiến hành lập dự án khai thác sét cho
công suất 30 triệu viên/năm nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất lâu dài. Tuy nhiên, khi
dự án được tiến hành sẽ không tránh khỏi những tác động đến mơi trường tại khu
vực. Vì vậy, cần có những phân tích và đánh giá một cách khoa học các tác động
tích cực và tiêu cực của dự án tới môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu
vực. Với những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động môi
trường cho dự án khai thác sét của Công ty cổ phần sản xuất gạch ngói và xây
lắp Rào Gang với công suất 30 triệu viên/năm tại xã Thanh Khai - huyện Thanh

Chương - tỉnh Nghệ An”.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Dự án khai thác sét cho Công ty cổ phần sản xuất gạch ngói và xây lắp Rào
Gang là loại dự án nhằm thúc đẩy hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh phát
triển công nghiệp vào các vùng trước đây hoạt động phát triển tập trung chủ yếu vào
lĩnh vực nông nghiệp. Hoạt động của dự án khai thác sét sẽ thu hút rất nhiều lao
động, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú của khu vực là sét gạch ngói để sản xuất
hàng hóa, phục vụ cho nhu cầu xây dựng ngày càng tăng của người dân trong và
ngoài tỉnh.
Khu đất xây dựng dự án thuộc xã Thanh Khai - huyện Thanh Chương - tỉnh
Nghệ an với tổng diện tích khu khai thác là 667.600 m 2. Khu vực khai thác thuộc
vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, chênh lệch độ cao không đáng kể. Khu vực
dự án và xung quanh đa phần là đất bạc màu trồng cây nơng nghiệp có giá trị thấp
hay đất bỏ hoang do lớp trên là sét lẫn sỏi đỏ không thể trồng bất cứ loại cây nào.
Các thửa đất trong vùng thường được sử dụng cấy lúa, trồng lạc và các loại cây
nơng nghiệp có năng xuất rất thấp do là đất bạc màu, khó cải tạo. Hoạt động nông
nghiệp không mang lại hiệu quả kinh tế.
Theo Điều 18 của Luật BVMT Việt Nam (2005) qui định, tất cả các dự án
đầu tư phải lập báo cáo ĐTM. Chi tiết đã được cụ thể hóa trong Nghị định
80/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định
80/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã phân định các dự án thành hai loại phải lập báo
cáo ĐTM và lập Bản đăng kí đạt tiêu chuẩn mơi trường. Căn cứ theo hướng dẫn

8


này, Dự án khai thác sét nằm trong nhóm dự án loại I phải trình và duyệt nghiên
cứu ĐTM.
Như vậy một nghiên cứu ĐTM chi tiết là cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu
về BVMT của Nhà nước, cung cấp các dữ kiện khoa học cho các cơ quan chức năng

về quản lý môi trường của tỉnh Nghệ An trong việc thẩm định dự án; đồng thời cung
cấp các thông tin thiết yếu cho chủ đầu tư trong việc xây dựng và phát triển dự án.
3. Mục tiêu của đề tài:
- Xem xét các hoạt động của dự án khai thác sét cho Công ty cổ phần sản
xuất gạch ngói và xây lắp Rào Gang cơng suất 30 triệu viên/năm tại xã Thanh Khai
- huyện Thanh Chương - tỉnh Nghệ An.
- Xác định các tác động đến môi trường chủ yếu của dự án.
- Đánh giá và dự báo các tác động chính của dự án đến mơi trường.
- Đề xuất các biện pháp tổng hợp để giảm thiểu các tác động tiêu cực do hoạt
động của dự án đến mơi trường. Xây dựng chương trình quan trắc chất lượng môi
trường hàng năm cho hoạt động của dự án.
4. Giới hạn và pham vị của đề tài:
- Giới hạn: Đề tài được thực hiện tại xã Thanh Khai - huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi: Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi tác động đến Môi trường
quanh khu vực dự án.
- Vấn đề trọng tâm: Đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác sét
cho Cơng ty cổ phần sản xuất gạch ngói và xây lắp Rào Gang với công suất 30 triệu
viên/năm; đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất những ảnh
hưởng của dự án tới môi trường.

9


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về ĐTM
1.1.1. Khái niệm
Trong luật BVMT của Việt Nam, ĐTM được định nghĩa như sau: “ĐTM là
q trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơng trình kinh tế,
khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phịng và các cơng trình

khác, đề xuất các giải pháp thích hợp để BVMT”.
1.1.2. Cơ sở pháp lý của việc ĐTM
Việc đánh giá tác động môi trường dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý sau:
- Luật BVMT do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khố
XI thơng qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2006.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về
việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT.
- Phụ lục I Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ về việc hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư.
10


- Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
- Tiêu chuẩn Nhà nước về môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành năm 2005.
- Luật Khoáng sản do Quốc hội Nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
thơng qua ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng
sản ngày 14/6/2005.
- Nghị định 137/2005/NĐ-CP ngày 9/11/2005 của Chính phủ về phí bảo vệ
mơi trường đối với hoạt động khai thác khống sản.
1.1.3. Mục đích và yêu cầu của ĐTM
1.1.3.1. Mục đích của ĐTM
- Hỗ trợ dự án lập kế hoạch, thiết kế và thực thi dự án theo hướng loại bỏ
hoặc giảm thiểu tác động có hại đến mơi trường kinh tế xã hội, mơi trường vật lý và
môi trường sinh học; phát huy tối đa mọi lợi ích mà dự án có thể mang lại.
- Giúp chính phủ hoặc chính quyền địa phương quyết định phê chuẩn (hoặc
không phê chuẩn) dự án cùng thời hạn, điều kiện cần được áp dụng.
- Giúp cộng đồng hiểu hơn về dự án và những tác động đến môi trường và

cuộc sống con người.
1.1.3.2. Yêu cầu của ĐTM
- Phải thực sự là một công cụ giúp cho việc thực hiện quyết định của cơ quan
quản lý. Thực chất của ĐTM là cung cấp thêm tư liệu đã được cân nhắc, phân tích
để cơ quan có trách nhiệm ra quyết định có điều kiện lựa chọn phương án hành
động phát triển một cách hợp lý, chính xác hơn.
- Phải đề xuất được phương án phòng tránh, giảm bớt các tác động tiêu cực,
tăng cường các mặt có lợi mà vẫn đạt được đầy đủ các mục tiêu và yêu cầu của phát
triển. Có thể nói rằng, khơng có hoạt động phát triển nào có thể đáp ứng những lợi
ích và yêu cầu cấp bách trước mắt của con người mà khơng làm tổn hại ít nhiều đến
tài ngun mơi trường. ĐTM phải làm rõ điều đó, khơng phải để ngăn cản sự phát
triển kinh tế – xã hội mà để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động đó. Vì
vậy, ĐTM có trách nhiệm nghiên cứu, góp phần đề xuất biện pháp bảo vệ, thậm chí
cải thiện được tình hình tài ngun mơi trường. Khi phương án đã đề xuất không thể

11


chấp nhận được vì gây tổn hại quá lớn về tài ngun mơi trường thì phải đề xuất phương hướng thay thế phương án.
- Phải là cơng cụ có hiệu lực để khắc phục những hiệu quả tiêu cực của các
hoạt động đã được hoàn thành hoặc đang tiến hành. Trong thực tế, nhất là tại các
nước đang phát triển, nhiều hoạt động phát triển đã được tiến hành hoặc hồn thành,
nhưng lúc đề xuất chưa hề có ĐTM. Do đó, hình thành những tập thể khoa học có
đủ kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp luận cần thiết, phù hợp với nội dung và
yêu cầu của ĐTM trong từng trường hợp cụ thể là hết sức quan trọng.
- Báo cáo ĐTM phải rõ ràng, dễ hiểu. KHMT rất phức tạp, nội dung khoa
học được xem xét trong ĐTM rất phong phú. Tuy nhiên người sử dụng kết quả cuối
cùng của ĐTM có khi khơng phải là nhà khoa học, mà là người quản lý. Vì vậy báo
cáo ĐTM phải rõ ràng, dễ hiểu, dùng ngôn ngữ, thuật ngữ phổ thơng. Cách diễn đạt
và trình bày phải cụ thể, thiết thực, có sức thuyết phục, giúp cho người quyết định

nhìn thấy vấn đề một cách rõ ràng, khách quan, từ đó quyết định đúng đắn, kịp thời.
- Báo cáo ĐTM phải chặt chẽ về pháp lý, không những là cơ sở khoa học, mà
còn là cơ sở pháp lý giúp cho việc quyết định những vấn đề quan trọng về phát triển
kinh tế - xã hội liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong cả
nước, hoặc một vùng, một địa phương.
- Hợp lý trong chỉ tiêu cho ĐTM. ĐTM là việc làm tốn kém, đòi hỏi nhiều
thời gian. Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, việc hoàn thành một báo cáo
ĐTM ở cấp quốc gia đòi hỏi thời gian từ 10 - 16 tháng, chi phí từ hàng chục nghìn
đến hàng triệu đơla.
1.1.4. Đối tượng và nội dung của ĐTM
1.1.4.1. Đối tượng của ĐTM
Điều 18 của Luật BVMT 2005 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam qui định rõ các đối tượng phải lập báo cáo ĐTM là:
- Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động mơi trường:
+ Dự án cơng trình quan trọng quốc gia;
+ Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến
khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự
nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;

12


+ Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sơng, vùng
ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;
+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu
công nghệ cao, khu chế xuất, cụm lμng nghề;
+ Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;
+ Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài ngun thiên nhiên quy mơ
lớn;
+ Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với mơi

trường.
- Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường.
1.1.4.2. Nội dung của ĐTM
Điều 20 của Luật BVMT 2005 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam qui định nội dung của báo cáo ĐTM bao gồm:
- Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục cơng trình của dự án kèm theo quy mô
về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng
mục cơng trình và của cả dự án.
- Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế
cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường.
- Đánh giá chi tiết các tác động mơi trường có khả năng xảy ra khi dự án
được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động
của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do cơng trình gây ra.
- Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường;
phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường.
- Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong q trình xây
dựng và vận hành cơng trình.
- Danh mục cơng trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề mơi
trường trong q trình triển khai thực hiện dự án.
- Dự tốn kinh phí xây dựng các hạng mục cơng trình BVMT trong tổng dự
tốn kinh phí của dự án.

13


- Ý kiến của UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã), đại
diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự
án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường
phải được nêu trong báo cáo ĐTM.

- Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
1.1.5. Trình tự thực hiện ĐTM
Quá trình ĐTM thường được thực hiện theo 3 bước lớn:
- Bước 1: Lược duyệt các tác động môi trường
Đây là yêu cầu tối thiểu phải thực hiện cho các dự án nằm trong khuôn khổ
bắt buộc phải xét đến các tác động môi trường của chúng. Quá trình thực hiện một
lược duyệt về nguyên tắc phải được thực hiện khi dự án bắt đầu hình thành, bắt đầu
chuẩn bị về mục tiêu, quy mô, khu vực dự án, trình độ cơng nghệ, trình độ quản lý
thực hiện và đặc điểm riêng về văn hoá, xã hội, tập quán của khu vực lân cận.
- Bước 2: Đánh giá sơ bộ các tác động môi trường
ĐTM sơ bộ còn được gọi là ĐTM ban đầu hay Đánh giá nhanh các tác động
môi trường. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường gồm các bước sau:
+ Xác định các tác động chính của mơi trường (từ các hành động quan trọng
của dự án) tại khu vực dự án sẽ xảy ra.
+ Mơ tả chung các tác động đó, dự báo phạm vi và mức độ của các tác động
đó trong khi đánh giá ĐTM.
+ Trình bày và làm rõ được tính chất các tác động, tầm quan trọng của các
tác động đó đối với mơi trường. u cầu của bước này là phải rõ và ngắn gọn để cơ
quan quản lý có thể đưa ra các quyết định phù hợp. ĐTM sơ bộ cần được tiến hành
ngay trong giai đoạn luận chứng sơ bộ (nghiên cứu tiền khả thi).
- Bước 3: Đánh giá đầy đủ các tác động môi trường
ĐTM đầy đủ là khung cơ bản của ĐTM. Đây là bước thực hiện sau lược
duyệt hoặc ĐTM nhanh đã kết luận cần phải làm.
1.2. Thực tiễn tổ chức thực hiện công tác ĐTM ở Việt Nam
1.2.1. Xây dựng và phát triển mạnh đội ngũ ĐTM
Số lượng những người tham gia lập báo cáo ĐTM đã tăng nhanh một cách tự
phát, đáp ứng nhu cầu thị trường trong bối cảnh các hoạt động và dự án đầu tư, sản
14



xuất nở rộ trên toàn quốc. Đội ngũ chuyên gia tư vấn, các tổ chức tư vấn và dịch vụ
tư vấn ĐTM trong và ngoài nhà nước đều dễ dàng tiếp cận. Gần 10 năm trước đây,
hầu hết các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam đều phải thuê chun gia nước ngồi
thực hiện báo cáo ĐTM; thì hiện này, rất nhiều cơ quan đã có thể đảm nhiệm được
vai trị này và đưa ra nhiều báo cáo có chất lượng tốt (Nguyễn Khắc Kinh, 2004).
Tuy nhiên, yêu cầu về năng lực đảm bảo thực hiện ĐTM của lực lượng này vẫn cịn
bỏ ngỏ, chưa có chế tài pháp lý nào ràng buộc. Do vậy, điều kiện bắt buộc phải có
một văn bản pháp lý chứng minh năng lực đối với các cán bộ thực hiện công tác
ĐTM ở Việt Nam là thực sự cần thiết.
Cán bộ thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM ở cấp trung ương thuộc Vụ
Thẩm định (Bộ Tài nguyên - Môi trường; nay thuộc tổng cục Môi trường, Bộ Tài
nguyên - Môi trường) và Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường chịu trách nhiệm phê duyệt đối với những dự án
thuộc thẩm quyền của mình. Ở cấp địa phương, trách nhiệm thẩm định là phịng
Thẩm định thuộc sở Tài ngun - Mơi trường và Chủ tịch UBND Tỉnh hoặc Thành
phố hoặc Hội đồng nhân dân cùng cấp sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt. Thêm nữa
hiện nay cịn có thêm hình thức mới là dịch vụ thẩm định, đây là các cơ quan độc
lập đủ năng lực theo yêu cầu của Quyết định số 19/2007/QĐ-BTNMT về việc ban
hành Qui định về điều kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM, sẽ được
lựa chọn để đảm nhiệm vai trò thẩm định, thay thế cho việc lập hội đồng thẩm định.
Kết quả hoạt động này từ năm 1994 đến năm 2004 đã có hơn 800 báo cáo ĐTM của
dự án và cơ sở đang hoạt động đã được thẩm định và phê duyệt ở cấp trung ương;
gần 26.000 báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được thẩm
định và phê duyệt ở cấp địa phương (Nguyễn Khắc Kinh, 2004).
Theo đánh giá của các chuyên gia, năng lực thẩm định báo cáo ĐTM đã
được nâng cao đáng kể do có nhiều cán bộ đã được đào tạo, tập huấn ở trong nước
và nước ngồi, cũng như khả năng “học thơng qua hành” từ thực tiễn công việc.
Đến nay, lực lượng cán bộ này đã có thể đảm đương được việc tổ chức thẩm định
báo cáo ĐTM theo mức độ được phân cấp (Nguyễn Khắc Kinh, 2004). Tuy nhiên, ở
cấp tỉnh, đội ngũ cán bộ thẩm định ĐTM vẫn còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được

yêu cầu đa dạng về kiến thức khoa học mơi trường có liên quan đến nhiều ngành
khác nhau.
1.2.2. Tình hình thực hiện ĐTM tại Việt Nam
1.2.2.1. Quan niệm về yêu cầu của ĐTM

15


Bản chất của cơng tác ĐTM là q trình tìm hiểu, dự báo các tác động môi
trường và tác động xã hội tiêu cực, đề xuất giải pháp ngăn ngừa, hạn chế các tác
động này khi dự án được thực hiện, đảm bảo dự án không chỉ mang lại lợi ích kinh
tế mà còn thúc đẩy phát triển an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một
bộ phận các nhà quản lý và chủ đầu tư chưa nhận thức được ý nghĩa của công tác
này. Họ thường coi yêu cầu lập báo cáo ĐTM như là một thủ tục trong quá trình
chuẩn bị hoặc thực hiện dự án. Thậm chí nhiều người cịn đổ lỗi cho u cầu thực
hiện ĐTM đã cản trợ hoạt động phát triển sản xuất và đầu tư. Vì vậy, khi được yêu
cầu lập báo cáo ĐTM, họ chỉ làm lấy lệ, chú trọng làm cho đủ thủ tục để dự án được
thông qua chứ không quan tâm đến những tác động và nguy cơ môi trường thực sự.
Phong trào cấp phép ồ ạt cho các dự án xây dựng sân Golf ở Việt Nam trong những
năm qua là một minh chứng điển hình. Nếu các dự án này tuân thủ thực hiện ĐTM
nghiêm túc và chất lượng thì sẽ khơng có những xung đột xảy ra giữa các chủ dự án
và cộng đồng địa phương do tranh chấp quyền sở hữu, tiếp cận, sử dụng tài nguyên,
rừng và nguồn nước.

1.2.2.2. Tình hình tuân thủ các qui trình và qui định về nội dung của ĐTM
Hiện tượng các chuyên gia tư vấn thường được “khoán” làm báo cáo ĐTM
cho “phù hợp với yêu cầu pháp luật” là rất phổ biến ở các địa phương. Vì vậy, việc
tuân thủ qui trình và yêu cầu chất lượng báo cáo ĐTM thường bị làm ngơ hoặc xem
nhẹ. Báo cáo ĐTM hiện nay “mới chỉ quan tâm đến tác động có hại, trực tiếp, trước
mắt, tác động tới mơi trường tự nhiên trong khi ít quan tâm đến các tác động có lợi,

gián tiếp, lâu dài và tác động xã hội. Các phương án giảm thiểu tác động thì hoặc là
q sơ sài, hoặc thiếu tính khả thi, hoặc chỉ là lời hứa hẹn khơng có cơ sở (Phùng
Chí Sỹ, 2003).
Thạc Sỹ Phạm Quang Tú, Viện Trưởng Viện Tư Vấn Phát triển (CODE) nhấn
mạnh “khía cạnh xã hội của báo cáo ĐTM hiện nay rất nhạt nhoà” và dẫn chứng
bằng các báo cáo ĐTM của dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Hương Sơn và dự án
khai thác mỏ Titan ở tỉnh Hà Tĩnh. Nội dung các báo cáo ĐTM cho thấy phần đánh
giá tác động xã hội thường ngắn gọn và rất chung chung, thiếu cơ sở khoa học, ít
thuyết phục. Ví dụ, phần đánh giá tác động xã hội trong báo cáo ĐTM của dự án
Titan - Hà Tĩnh chỉ có 1/2 trang; dự án thuỷ điện Hương Sơn có 01 trang; các đánh
giá được trình bày chung chung, khơng có chiều sâu, và hồn tồn khơng khác biệt
so với tất cả các dự án khác”. Báo cáo ĐTM của dự án thuỷ điện Lai Châu - một
trong ba cơng trình thuỷ điện lớn trên sông Đà với công suất thiết kế là 1.200MW,
16


toàn bộ nội dung dày tới 200 trang, nhưng phần đánh giá tác động kinh tế - xã hội
cũng chỉ chiếm 02 trang (1% toàn bộ nội dung). Rõ ràng yêu cầu đánh giá tác động
xã hội đã không được đề cao trong yêu cầu lập báo cáo ĐTM.
Theo Trần Hiếu Nhuệ (2003) đánh giá khoảng 20% số báo cáo ĐTM ông
tham gia thẩm định (cho đến năm 2003) được copy từ bản báo cáo khác, thậm chí
nhiều trường hợp chủ đầu tư còn quên thay đổi địa danh cho phù hợp với dự án mới.
Bên cạnh đó có những báo cáo đã cố tình làm ngơ hoặc đánh giá thấp các giá trị và
vai trị của mơi trường và hệ sinh thái ở nơi dự án đề xuất can thiệp. Ví dụ, vườn
quốc gia Tam Đảo đã được qui hoạch và khẳng định là “khu rừng đa dạng sinh học
cao với rừng lùn thường xanh điển hình”, tuy nhiên báo cáo hiện trạng môi trường
phục vụ cho chuẩn bị thực hiện dự án Tam Đảo II (xây dựng khu giải trí do nước
ngồi đầu tư) ở vùng lõi Vuờn Quốc Gia đã đánh giá là khu vực “nghèo đa dạng
sinh học, khơng có giá trị bảo tồn”.
1.2.2.3. Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM

Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM được pháp luật phân cấp cho Bộ Tài
nguyên - Môi trường (cấp trung ương) và UBND (cấp địa phương). Theo các
chuyên gia, những ưu tiên về dự án đầu tư và phát triển kinh tế của cả Chính phủ,
ngành và đặc biệt là các tỉnh, thành đã đặt các cơ quan (và cá nhân) chịu trách
nhiệm thẩm định báo cáo ĐTM vào thế “không được làm trái ý cấp trên”, nhất là
các dự án đầu tư qui mơ lớn của nước ngồi nhưng tiềm ẩn rủi ro cao về môi trường
như xây dựng thuỷ điện, cảng biển, khai thác khoáng sản, sửa chữa tàu biển, chế
biến rác thải,... Có thể nói, tính độc lập, phản biện và chịu trách nhiệm trước pháp
luật, thể hiện qua trách nhiệm và quyền hạn của hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM
chưa được qui định rõ ràng. Vì thế, có những ý kiến băn khoăn về quyết định phê
duyệt báo cáo ĐTM đã bị thiên lệch vì lợi ích của các nhà đầu tư hơn là lợi ích
chung của cộng đồng và xã hội.
Các ý kiến đánh giá của hội đồng thẩm định hầu như chỉ mang tính chất tư
vấn, tham khảo trong quá trình ra quyết định cuối cùng. Nghĩa là quyết định thông
qua báo cáo ĐTM được định đoạt bởi hội đồng phê duyệt chứ không thuộc thẩm
quyền của hội đồng thẩm định. Như vậy, trong trường hợp dự án được thông qua và
đi vào hoạt động mới gây ra những tác động và suy thối mơi trường thì sẽ khó qui
trách nhiệm cho các bên liên quan.

17


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Dự án khai thác sét của công ty cổ phần sản xuất gạch ngói và xây lắp Rào
Gang công suất 30 triệu viên/năm.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập, biên hội số liệu hiện có về hiện trạng mơi trường vùng dự án
+ Khí tượng, thủy văn

+ Địa hình, thổ nhưỡng
+ Tài nguyên sinh vật
+ Kinh tế - xã hội
- Khảo sát thực địa, phân tích mẫu môi trường
Các nội dung sau đây đã được khảo sát ở vùng nghiên cứu:
+ Xác định nồng độ SO2, NO2, CO, bụi và tiếng ồn ở mặt đất tại 02 điểm tại
vùng dự án.

18


+ Xác định hiện trạng chất lượng nước mặt (Sông Rào Gang, 01 điểm), nước
ngầm 01 điểm trong vùng dự án với các thông số chỉ thị chất lượng nước (09 thông
số/mẫu nước).
+ Xác định danh mục và phân bố các lồi thực vật trong vùng dự án.
- Phân tích đánh giá
+ Đánh giá và dự báo các tác động do xây dựng và hoạt động của dự án đến
tài nguyên và môi trường trong vùng.
+ Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động và quản lý dự án.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Việc đánh giá tác động môi trường cho dự án khai thác sét của Công ty cổ
phần sản xuất gạch ngói và xây lắp Rào Gang cơng suất 30 triệu viên/năm dựa trên
phương pháp sau đây:
* Lập bảng kiểm tra: Bảng kiểm tra được áp dụng để định hướng nghiên cứu bao
gồm danh sách các yếu tố có thể tác động đến mơi trường và các ảnh hưởng hệ quả
trong các giai đoạn của dự án.
Bảng kiểm tra cho phép xác định định tính tác động đến mơi trường do các
hoạt động trong q trình xây dựng và hoạt động đến các hệ sinh thái, yếu tố thủy
văn và kinh tế xã hội trong vùng dự án.
* Khảo sát thực địa:

Khảo sát thực địa bao gồm quan sát cảnh quan sinh thái, điều tra đo đạc hiện
trạng chất lượng môi trường thông qua các chỉ tiêu chất lượng.
- Thu mẫu, phân tích chất lượng khơng khí theo các phương pháp tiêu chuẩn
nêu trong tài liệu của Qui chuẩn Việt Nam về môi trường và tham khảo tài liệu của
Hệ thống Quan trắc mơi trường tồn cầu (GEMS/Air).
- Thu mẫu và phân tích chất lượng nước mặt, nước ngầm thực hiện theo qui
trình tiêu chuẩn của (GEMS/Water).
* Phỏng đoán:
Nhờ vào lý luận và kinh nghiệm của chuyên gia để phỏng đốn các tác động
có thể có, trên cơ sở đó xem xét tác động của dự án đến chất lượng môi trường và
hệ sinh thái trong vùng dự án. Việc phỏng đoán dựa vào các cơ sở sau:
- Xem xét đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng dự án.

19


- Xem xét đặc điểm xây dựng và hoạt động của nhà máy.
Từ đó dự đốn mức độ các tác động chủ yếu của dự án đến chất lượng môi
trường và các hệ sinh thái trong vùng.
* Đánh giá nhanh
Phương pháp đánh giá nhanh do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phổ biến và
đề nghị năm 1993, được sử dụng trong những trường hợp sau:
- Đánh giá tải lượng ô nhiễm (khí thải, nước thải) cho đơn vị cơ sở.
- Đánh giá phương pháp kiểm soát và khống chế ô nhiễm.
Dựa vào đánh giá tác động môi trường và trên cơ sở lý luận và thực tiễn về
công nghệ môi trường, các biện pháp quản lý, kỹ thuật giảm thiểu các tác động tiêu
cực cũng như một chương trình giám sát khống chế ơ nhiễm với khái tốn cho dự
án đã được đề xuất trong báo cáo.

* Lập kế hoạch nghiên cứu


TT

Thời gian

Nội dung

Kết quả dự kiến

1

Tháng 2/ 2011

Lập đề cương

Hoàn thành đề cương

2

Tháng 3/2011

Thực tập tại cơ sở, thu thập
tài liệu liên quan.

Các tài liệu phục vụ viết
tổng quan.

3

Tháng 4/2011


Thu thập số liệu, viết báo
cáo.

Các số liệu về cơng nghệ.

4

Tháng 5/2011

Hồn thành báo cáo.

Báo cáo thực tập tốt
nghiệp.

20


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tổng quan về dự án
3.1.1. Tên dự án và chủ đầu tư
- Tên dự án: Dự án khai thác sét cho Công ty cổ phần sản xuất gạch ngói và
xây lắp Rào Gang với công suất 30 triệu viên/năm tại xã Thanh Khai - huyện Thanh
Chương - tỉnh Nghệ An.
- Chủ đầu tư: Cơng ty cổ phần sản xuất gạch ngói và xây lắp Rào Gang.
- Địa chỉ: xã Thanh Khai - huyện Thanh Chương - tỉnh Nghệ An.
- Điện thoại: 038 828151, 038 828121

Fax: 038 828151


- Người đại diện: Ông Nguyễn Trọng Bảy

Chức vụ: Giám Đốc.

3.1.2. Vị trí của dự án
Khu đất xây dựng dự án thuộc tờ bản đồ số 3, 4, 5, 6, tại xã Thanh Khai huyện Thanh Chương - tỉnh Nghệ An với tổng diện tích khu khai thác là 667.600
m2. Khu vực khai thác thuộc vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, chênh lệch độ
cao khơng đáng kể.

21


Khu vực dự án và xung quanh đa phần là đất bạc màu trồng cây nơng nghiệp
có giá trị thấp hay đất bỏ hoang do lớp trên là sét lẫn sỏi đỏ không thể trồng bất cứ
loại cây nào. Các thửa đất trong vùng thường được sử dụng cấy lúa, trồng lạc và các
loại cây nơng nghiệp có năng xuất rất thấp do là đất bạc màu, khó cải tạo. Hoạt
động nông nghiệp không mang lại hiệu quả kinh tế.
Các vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc, phía Nam và phía Tây đều tiếp giáp với đồng ruộng
- Phía Đông giáp với sông Rào Gang.
3.1.3. Sơ lược về phương án khai thác sét của dự án
3.1.3.1. Công suất và trữ lượng khai thác
- Công suất khai thác khoảng 11.000m3/tháng.
- Trữ lượng khai thác dự kiến là 6.721.789m3.

3.1.3.2. Thời gian và kế hoạch khai thác
- Thời gian khai thác: xét về năng lực khai thác, cơng ty có thể đáp ứng từ
100.000m3/năm đến 150.000m3/năm nếu sử dung nguồn đất này cho san lấp mặt
bằng. Tuy nhiên, do khai thác vừa dùng cho sản xuất gạch tuynel vừa dùng cho san

lấp mặt bằng nên thời gian khai thác dự kiến sẽ kéo dài tối đa là 50 năm.
- Kế hoạch khai thác dự kiến như sau: Diện tích Moong 1: 106.000 m 2, khai
thác được 858.305 m3 (khai thác trong vòng 78 tháng); Diện tích Moong 2: 171.000
m2 , khai thác được 1.397.379 m3 (khai thác trong vòng 127 tháng); Diện tích
Moong 3: 119.000 m2 , khai thác được 1.036.421,5 m3 (khai thác trong vịng 94
tháng); Diện tích Moong 4: 138.000 m 2 , khai thác được 1.203.660 m 3 (khai thác
trong vịng 109 tháng); Diện tích Moong 5: 83.000 m 2, khai thác được 653.538 m3
(khai thác trong vòng 59 tháng).
3.1.3.3. Biện pháp và trình tự khai thác
* Biện pháp khai thác
- Khu vực dự án phân chia thành 5 moong khai thác theo từng giai đoạn khác
nhau.
- Cặp ranh đất đắp bờ bao: chân rộng 4,5 mét, mặt rộng 1,5 mét, cao 1,5 mét.
- Khoảng không lưu 6 – 7 mét.
22


- Phân tầng khai thác: Căn cứ vào chiều sâu của các lớp đất, các tầng khai
thác được phân chia như sau:
+ Tầng 1: lấy đến độ sâu 4 mét, bề dày H1 = 4,0 mét.
+ Tầng 2: lấy đến độ sâu 7 mét, bề dày H2 = 3,0 mét.
+ Tầng 3: lấy đến độ sâu 10 mét, bề dầy H3 = 3,0 mét.
- Taluy 1:1 và có giật cấp.
- Vị trí mở vỉa tầng khai thác: Tầng thứ I cách chân đê 4m; Tang thứ II cách
chân đê 10m; Tầng thứ III cách vị trí mở vỉa tầng thứ II 10m.
Biên giới các tầng khai thác phải tuân thủ các khoảng cách an toàn này để
đảm bảo an toàn chung cho khu vực khai thác. Trong trường hợp có sự cố sạt lở thì
tuyến đê bao của khu vực khai thác vẫn khơng bị ảnh hưởng.

* Trình tự khai thác

- Bóc tầng phủ và các tầng sét bằng máy xúc và máy đào  máy cạp sẽ xúc
trực tiếp đất lên xe ben  chuyển đất về bãi tập kết  vận chuyển đến nơi san lấp
hoặc về xí nghiệp sản xuất gạch.
- Khai thác theo thứ tự các moong đã chia từ 1 đến 5. Với mỗi moong khai
thác, ban đầu là dùng các máy gạt và máy xúc gạn lớp đất trên mặt có chiều dày
khoảng từ 0,2 đến 0,4 mét sang bên cạnh. Sau đó dùng máy đào và máy xúc khai
thác các tầng theo thứ tự từ bờ moong vào bên trong, từ xung quanh vào giữa và từ
trên xuống dưới. Khai thác xong tầng thứ nhất mới khai thác tiếp đến tầng thứ hai.
Ở mỗi tầng trong quá trình khai thác sẽ thực hiện đúng kỹ thuật, cụ thể như phải
chừa taluy, độ dốc và khoảng không lưu theo quy định để đảm bảo chống sạt lở
trong quá trình khai thác. Tầng được khai thác theo lớp bằng. Khấu suốt từ mặt địa
hình đến đáy khai trường. Dùng máy xúc thủy lực gàu ngược xúc đất khai thác lên
xe ben, khai thác đến đâu thì cho xe vận chuyển sét về kho bãi của nhà máy sản
xuất gạch và đất san lấp tới nơi cần san lấp đến đó. Các xe chuyên chở được phủ bạt
kín trên đường vận chuyển và thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường. Với
lớp đất mùn gạt sang bên cạnh sẽ thực hiện phun nước thường xuyên tránh phát tán
bụi vào môi trường. Sau mỗi tầng khai thác lớp đất này có thể dùng hồn thổ lại

23


moong khai thác hoặc tận dụng vào mục đích xây dựng khu du lịch sinh thái hay hồ
sinh thái trong tương lai.
- Trạm bơm để bơm nước mưa và nước ngầm được đặt ở đáy moong.
Bảng 3.1 - Các thông số tính tốn của các moong khai thác
Tầng
khai
thác

Ci


i

Hi



Tg 

i

Tgi

1

3,8

2,07

4

20,12

0,3663

35,145

0.56

2


1,21

1,83

3

6,87

0,1205

15,580

0.3

3

0,96

2,03

3

23,37

0,4321

19,239

0.38


Các thơng số tính tốn

Nguồn: Cơng ty cổ phần sản xuất gạch ngói và xây lắp Rào Gang
Ghi chú:

Ci = giá trị của lực kết dính tầng khai thác thứ i, kg/cm2.
i : giá trị của dung trọng của tầng khai thác thứ i, kg/m3.

Hi : bề dầy tầng khai thác thứ i, m.
f1 = tg  : trị số trung bình hệ số góc ma sát trong.
 : là hệ số an toàn.

tgi: hệ số ổn định đường bờ tầng khai thác thứ i.
* Khối lượng đất khai thác
- Khối lượng đất đắp đê bao: Vđắp = 33.786 m3
- Tổng khối lượng đất đào cả 5 moong: Vđào = 5.149.303 m3
- Khối lượng đất khai thác = khối lượng đất đào – khối lượng đất đắp bờ bao
Vkhai thác = ( Vđào – Vđắp)K
Trong đó : K là hệ số thu hồi đất.
K = K1 x K2
K = 1,46 x 0,9 = 1,314
Vkhai thác = (5.149.303 – 33.786) x 1,314  6.721.789 m3
Như vậy, lượng sét có thể sử dụng sản xuất gạch tuynel khoảng từ 2.010.490
m3 và lượng đất có thể dùng cho san lấp khoảng từ 4.711.299m3

24


3.1.4. Máy móc và thiết bị phục vụ cho hoạt động khai thác sét

Máy móc và thiết bị phục vụ cho khai thác là các thiết bị chuyên dùng, các
thiết bị này hầu hềt được nhập từ nước ngoài và được sản xuất trong những năm gần
đây. Tình trạng thiết bị còn khá tốt. Danh mục thiết bị, nước sản xuất và năm sản
xuất được trình bày trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2 - Danh mục các máy móc, thiết bị sử dụng
TT

Tên thiết bị

25

Đơn

Số

vị

lượng

Công suất


×