Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Tình hình dịch HIVAIDS tại quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 56 trang )

Phần 1: MỞ ĐẦU
HIV/AIDS từ lâu được nhắc đến với cái tên “Căn bệnh thế kỉ”. Năm
1959, trường hợp đầu tiên được ghi nhận trên thế giới. Nhưng cho đến nay,
vẫn chưa có vacxin phịng ngừa cũng như thuốc điều trị triệt triệt để căn
bệnh này. Đã có khơng ít những nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa
học đầu ngành cũng như sự tài trợ về kinh tế của chính phủ các quốc gia, tổ
chức quốc tế. HIV/AIDS vẫn là thách thức lớn đối với tồn nhân loại.
Thậm chí, có một khoảng thời gian dài, người ta bi quan rằng mọi hướng
nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã đi vào ngõ cụt.
Trên thế giới, HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người
mỗi năm. Đứng đầu về tỉ lệ mắc phải căn bệnh này là khu vực cận Sahara,
châu Phi. Tiếp đến là khu vực Nam và Đông Nam Á. Đứng thứ ba là khu
vực Mĩ Latinh. Ở nước ta, tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tương đối thấp so
với tình hình chung trên tồn thế giới nhưng nhiều người đã phải hứng chịu
hậu quả nặng nề từ căn bệnh này. Trong khi những hiểu biết về HIV/AIDS
vẫn còn chưa được phổ biến sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Khơng ít
người, vì những lí do khác nhau, khi được nhắc đến vấn đề này còn tỏ ra
tránh né.
Báo cáo này đề cập đến “Tình hình dịch HIV/AIDS tại Quảng Trị
tính đến ngày 7 tháng 4 năm 2011”. Trong giới hạn cho phép, tôi chỉ đi
sâu vào biến động số lượng người nhiễm HIV/AIDS tại Quảng Trị tính đến
ngày 7 tháng 4 năm 2011, nguyên nhân, tác hại, phương hướng đối phó
trong tương lai nhằm giảm thiểu tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS cũng như các
hậu quả mà căn bệnh này gây ra. Đồng thời, góp phần đưa ra nhận thức
đúng đắn tới cộng đồng dân cư về HIV/AIDS. Đây được xem là một trong
số những vấn đề cần sự quan tâm hàng đầu của không chỉ cá nhân, gia
đình, nhà trường, các đồn thể mà của toàn cộng đồng xã hội.

1



Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lịch sử dịch HIV/AIDS
1959 - Mẫu xét nghiệm HIV đầu tiên đã được phát hiện trong một trường hợp cho

máu của một thủy thủ, người Leopoldville, Côngo.
1981 - Các trường hợp suy giảm miễn dịch bất thường đầu tiên đã được xác định ở
những người đồng tính luyến ái, phụ nữ và người sử dụng ma túy.
1982 - Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải được định nghĩa lần đầu tiên. Cũng
trong năm này, ba đường lây truyền chính yếu của bệnh đã được xác định, đó
là: đường máu, mẹ truyền sang con và quan hệ tình dục.
1983 - Bác sĩ Luc Montagnier (Pháp) đã phân lập được virus lymphadenopathy

associated (LAV), tên gọi trước đây của HIV.
- Dịch HIV/AIDS lây qua quan hệ tình dục khác giới đã bộc phát ở Trung Phi
1984 - Bác sĩ người Mỹ Robert Gallo đã xác định HIV là nguyên nhân chính gây
AIDS.
1985 - Đại dịch AIDS đã bắt đầu xuất hiện trên phạm vi toàn cầu. Trong năm này,
mỗi vùng trên trái đất đều có bệnh nhân HIV/AIDS.
- Phương thức xét nghiệm kháng thể HIV đầu tiên đã được tung ra thị trường
ở Mỹ và Châu Âu và đã bắt đầu sàng lọc HIV ở những người cho máu.
- Trên hai nghìn người đã tham dự Hội nghị quốc tế đầu tiên về AIDS ở
Atlanta.
- Một định nghĩa về trường hợp lâm sàng của AIDS đã được trình bày tại Hội
thảo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về AIDS ở Bangui, Cộng Hồ Trung
Phi.
- Ngơi sao điện ảnh Rock Hudson là người nổi tiếng đầu tiên trên thế giới bị
nhiễm AIDS.
1986 - Ủy Ban Quốc Tế Hướng Dẫn cho người nhiễm HIV/AIDS được thành lập.
Sau này trở thành mạng lưới toàn cầu của những người sống chung với

HIV/AIDS (GNP+)

2


1987 - Tổ chức phòng chống AIDS dựa vào cộng đồng đầu tiên ở Châu Phi (TASO)

đã được thành lập ở Uganda và trở thành hình mẫu cho các tổ chức phòng
chống HIV/AIDS trên thế giới.
- Tháng 2 năm 1987, Tổ chức Y tế Thế giới WHO thành lập một chương trình
đặc biệt về HIV/AIDS.
- AIDS trở thành căn bệnh đầu tiên ln được thảo luận trong nghị trình của
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
- Thuốc đầu tiên kháng HIV/AIDS: Azidothymidine (AZT) được chấp thuận
sử dụng tại Hoa Kỳ.
1988 - Tổ chức hoạt động phòng chống về HIV/AIDS được thành lập.

- Lần đầu tiên các Bộ Trưởng Y Tế trên toàn thế giới họp tại London để thảo
luận về đại dịch HIV/AIDS.
- Tổ chức Y tế Thế giới WHO tuyên bố chọn ngày 01/12 hàng năm là ngày
Quốc tế phòng chống HIV/AIDS.
- Phụ nữ chiếm 50% số bệnh nhân sống chung với HIV ở vùng cận Sahara
Châu Phi
1990 - Có khoảng 1 triệu trẻ em trên thế giới mồ côi do HIV/AIDS.
1991 - Chiếc Nơ đỏ trở thành biểu tượng quốc tế về phịng chống AIDS
- Mạng lưới tồn cầu các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phòng chống
HIV/AIDS dựa vào cộng đồng ( ICASO) được thành lập để huy động tồn xã
hội cùng tham gia phịng chống HIV/AIDS.
1992 - Tỉ lệ lưu hành của HIV ở Uganda và Thái Lan bắt đầu giảm nhờ kết quả sự



huy động tồn xã hội phịng chống đại dịch HIV/ AIDS.

1993
1994
1995

- Các nhà khoa học triển khai chế độ điều trị đầu tiên để giảm sự lây lan HIV
từ mẹ sang con.
- Dịch HIV bộc phát trong cộng đồng những người tiêm chích ma túy ở Đơng
Âu.

1996 - Chương trình Liên Kết Quốc Tế về HIV/AIDS (UNAIDS) được thành lập.

- Hiệu quả điều trị HIV/AIDS với thuốc kháng virus được trình bày lần đầu

3


tiên tại Hội nghị Quốc tế lần thứ XI về AIDS ở Vancouver.
- Brazil trở thành quốc gia phát triển đầu tiên cung cấp thuốc kháng virus qua
hệ thống y tế công cộng.
- Với sự hỗ trợ của UNAIDS, chương trình điều trị kháng virus cơng cộng đầu
tiên ở châu Phi được phát động ở Kampala và sau đó Abidjan.
1997 - Hội đồng Doanh nghiệp toàn cầu về HIV/AIDS được thành lập, sau này trở

thành Liên minh Doanh nghiệp toàn cầu về HIV/AIDS.
- Chiến lược phòng chống HIV/AIDS ở trẻ em được phát động.
- Quy trình điều trị ngắn hạn đầu tiên chống sự lây lan từ mẹ sang con được
1998


phổ biến.
- Chiến dịch điều trị tích cực được phát động ở Nam Phi kêu gọi quốc gia hỗ
trợ cho việc điều trị những người sống chung với HIV/AIDS.
- Một thử nghiệm đầu tiên về hiệu quả của vacin ngừa HIV được thực hiện ở

1999

Thái Lan.
- Liên Hiệp Quốc phát động sự hợp tác quốc tế phòng chống HIV/AIDS ở
châu Phi nhằm tăng cường các nỗ lực chống dịch.
- Lần đầu tiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thảo luận về HIV/AIDS.

2000 - UNAIDS và WHO thông báo sự phối hợp với 05 công ty dược để tăng

cường việc điều trị HIV ở những quốc gia đang phát triển.
- Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan kêu gọi vận động từ 7-10 tỉ
2001

đơla hàng năm để phịng chống HIV/AIDS ở các quốc gia đang phát triển.
- Trong Tuyên bố Doha, tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO cho phép mở

rộng điều trị HIV bằng các thuốc phiên bản.
2002 - Quỹ tồn cầu phịng chống HIV/AIDS, lao và sốt rét được thành lập.
- Tổng thống Hoa Kỳ G.Bush quyết định cấp 15 tỉ đơla cho chương trình
phịng chống AIDS.
2003 - WHO và UNAIDS phát động chiến dịch “3 trong 5” nhằm mục đích giúp

đỡ các quốc gia có thu nhập kém và trung bình để tăng số người được dùng
thuốc kháng virus từ 400 ngàn lên 03 triệu người vào cuối năm 2005.

2004 - UNAIDS phát động sự hợp tác tồn cầu giúp phái nữ phịng chống

4


HIV/AIDS.
- Nguyên tắc “Three Ones”: Một tổ chức quốc gia phịng chống AIDS, một
cấp có thẩm quyền và một hệ thống hoạt động, đánh giá chung.
- Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh G8 ở Gleneagles, Scotland các nhà lãnh đạo
cam kết thực hiện việc điều trị bằng thuốc kháng virus cho bệnh nhân
HIV/AIDS trên toàn thế giới chậm nhất vào năm 2010.
- Tại Hội Nghị Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York năm 2005 các nhà
lãnh đạo đồng ý thống nhất tăng cường các hoạt động phòng ngừa, điều trị
chăm sóc và giúp đỡ cho tất cả những người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Thủ Tướng An Độ Manmohand Singh thành lập Hội đồng quốc gia phòng
chống AIDS.
2005 - Thủ tướng Trung Quốc Ơn Gia Bảo thơng báo tăng cường các biện pháp

phịng chống HIV/AIDS.
- Đội đặc nhiệm tồn cầu được thành lập để phối hợp các hoạt động tài trợ
quốc tế nhằm tăng cường nỗ lực phòng chống HIVAIDS.
- UNICEF và UNAIDS phát động chiến dịch toàn cầu “Đoàn kết vì trẻ em,
Đồn kết phịng chống HIV/AIDS” vì các tác hại nghiêm trọng của
HIV/AIDS đối với trẻ em.
- Đến cuối năm 2005 đã có khoảng 1,3 triệu người nhiễm HIV/AIDS ở các
quốc gia có thu nhập thấp và trung bình được nhận thuốc kháng virus.
2007 - Ước tính đã có hơn 40 triệu người trên toàn thế giới sống chung với
HIV/AIDS trong đó có 5 triệu trường hợp mới lây nhiễm.
- Thuốc ATRIPLA gồm 3 hoạt chất được cơ quan quản lý thực phẩm và dược
phẩm Hoa Kỳ FDA cấp phép lưu hành để điều trị HIV/AIDS với liều duy nhất

1 viên/ngày.
- Hội nghị quốc tế về HIV/AIDS lần thứ 16 tại Toronto- Canada, kêu gọi toàn
thế giới thống nhất phịng chống HIV/AIDS với mục tiêu thanh tốn hồn
tồn căn bệnh thế kỷ này vào năm 2031.

5


1.2. Sơ lược về HIV/AIDS
1.2.1. AIDS
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, hay gọi là AIDS, cách viết
tắt của từ Acquired Immune Deficiency Syndrome trong tiếng Anh. Còn
gọi là SIDA theo cách viết tắt từ Syndrome d'ImmunoDéficience Acquise
theo tiếng Pháp hay cịn có tên gọi khác là bệnh liệt kháng, hội chứng của
nhiều bệnh nhiễm trùng như: lao, viêm phổi, nấm…Hệ miễn dịch của
người bệnh suy yếu dần về chức năng. Khi khơng cịn sức chống đỡ đối với
các tác nhân gây bệnh, người bệnh mắc các chứng nhiễm trùng cơ hội. Đây
là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong.
AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Mỗi người khi mắc
AIDS sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tùy theo typ HIV, loại bệnh
nhiễm trùng cơ hội mà người đó mắc phải và khả năng chống đỡ của hệ
miễn dịch mỗi người.
Hội chứng: Tức nhóm các biểu hiện giống nhau như: sốt, tiêu chảy,
sụt cân, nổi hạch ... do một căn bệnh nào đó gây ra.
Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ
thể chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể. Suy giảm miễn
dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu trong việc giúp cơ thể chống lại
sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Mắc phải: Không do di truyền mà do bị lây nhiễm trong quá trình
sống.

1.2.2. HIV
1.2.2.1. HIV
HIV (Human Insuffisance Virus) thuộc chi Lentivirus, họ
Retroviridae, gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi bị

6


nhiễm, hệ miễn dịch bị tổn thương, suy yếu dần, dẫn đến những bệnh
nhiễm trùng cơ hội và tử vong.
Retroviridae là họ virus phổ biến ở các loài động vật có vú, bao gồm
cả người. Họ virus này có dạng hình cầu, bên ngồi vỏ là lớp pepton, bên
trong có vỏ capsid, vật chất di truyền là ARN.
Lentivirus có nghĩa là virus chậm. Chúng cần có thời gian dài để
gây ra tác dụng có hại cho cơ thể. Chi này gặp ở các lồi động vật có vú. Ở
đây, typ Lentivirus được đề cập là SIV (Simian Immunodeficiency Virus),
chỉ gây bệnh ở những lồi thuộc bộ linh trưởng.
HIV có nguồn gốc từ SIV. Có dạng hình cầu, kích thước trung bình
80-120 nm. Khơng nhìn thấy được bằng kính hiển vi thơng thường mà phải
dùng kính hiển vi điện tử có độ phóng đại hàng chục ngàn lần. Virus là các
thể nội kí sinh bắt buộc. Khơng có cấu tạo tế bào.
Trước đây, HIV được biết với những cái tên như:
- Human T-lymphotropic virus-III (HTLV-III).
- Lymphadenopathy-associated virus (LAV).
- AIDS-associated retrovirus (ARV).
1.2.2.2. Phân loại học
HIV dễ hình thành nên những đột biến.
Điều này có nghĩa là ngay trong cơ thể của người bị nhiễm cũng
có nhiều typ HIV. Dựa trên kết quả phân tích di truyền, ta phân HIV
thành typ, nhóm và phân typ.

Có hai typ phổ biến là HIV-1 và HIV-2. Cả hai typ này đều lây
truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu và từ mẹ sang con. Khi bị
nhiễm, hai typ này gây ra các biểu hiện lâm sàng khá giống nhau. Điểm
khác biệt nổi trội là HIV-1 có độc lực mạnh, sức lây truyền nhanh hơn HIV2 và thời gian ủ bệnh của typ này cũng dài hơn trường hợp bị nhiễm HIV-2.

7


Trên thế giới, HIV-1 gây ra các đại dịch AIDS và khi nói nhiễm
HIV mà khơng kèm theo typ, tức nói tới HIV-1. Typ HIV-1 được phân
thành 3 nhóm: M (major-chính), O (outlier-ngồi rìa), N (new-mới). Ba
nhóm này đại diện cho ba đợt du nhập riêng rẽ của SIV gây suy giảm miễn
dịch từ khỉ sang người.
Nhóm O hầu như chỉ phân bố tại vùng Tây Phi. Nhóm N rất hiếm,
chỉ mới được phát hiện vào năm 1998 tại Cameroon. Hơn 90% các trường
hợp nhiễm HIV-1 đều thuộc nhóm M.
HIV-2 ít

gặp,

chủ yếu phân

bố

tại

Tây

Phi. HIV-2 có


8

nhóm phụ, được đặt tên theo các chữ cái in hoa từ A đến H.

Hình 2: Sơ đồ phân loại HIV

HIV-1 nhóm M có 10 phân typ: A, B, C, D, F, G, H, J, K và CRF s.
CRFs là một dạng lai (hybrid) giữa hai phân typ khác nhau, khi hai
phân typ này có mặt đồng thời trong tế bào vật chủ. Quá trình này diễn ra
tương tự như sinh sản hữu tính. Thường các hybrid mới sinh ra
này khơng tồn tại lâu nhưng có khả năng lây truyền từ cá thể này sang cá
thể khác, hay còn được gọi là các thể tái tổ hợp lưu thơng (circulating
recombinant forms).Ví dụ CRF A/B là sự kết hợp của các phân typ A và B.
Người ta đã phát hiện được hơn 30 loại CRF. Vấn đề sắp xếp
các typ HIV thành các nhóm, phân typ rất phức tạp, chưa có thống nhất

8


chung. Nhiều tài liệu vẫn gọi A1, A2, A3, F1 và F2 là phân typ nhưng cũng
có các tài liệu khẳng định A và F mới đúng là phân typ.

9


Dưới đây là thống kê phân bố tình hình nhiễm HIV theo typ và phân typ của
HIV-1 và HIV-2:

1
2

3
4
5
6
7
8
9
1
0
1
1
1
2
1
3

HIV theo nhóm hoặc phân
typ

số ca nhiễm
(% tính theo tổng số mắc )

HIV-1:
Nhóm M
Nhóm N
Nhóm O
HIV-2:
Phân typ A
Phân typ B
Phân typ C


45,000,000a (99.6)
6 (0.000013)
100,000a (0.22)
50,000a (0.11)
25,000a (0.06)
1 (0.0000002)

Phân typ D

1 (0.0000002)

Phân typ E

1 (0.0000002)

Phân typ F

1 (0.0000002)

Phân typ G

1 (0.0000002)

Bảng 2.1.1: Phân bố HIV theo số ca nhiễm
( a: ước tính đến tháng 12/2004)

1.2.2.3. Đặc điểm phân bố
Các typ, nhóm, phân typ HIV phân bố không đều trên thế giới. Phân
typ B phân bố rộng rãi. Phân typ C chủ yếu gặp tại miền đông và nam châu

Phi, Ấn Độ và Nepal. Phân typ này gây ra các đợt dịch HIV/AIDS nặng nề
nhất trong lịch sử. Khoảng một nửa các trường hợp nhiễm hiện nay là
do chúng này gây nên. Phân typ B và CRF thường gặp nhất tại châu Âu,
châu Mỹ, Nhật Bản và châu Úc. Tình hình này có những thay đổi
do hiện nay có hơn 25% những trường hợp mới nhiễm tại châu
Âu là do các phân typ mới chưa xác định rõ gây nên.

10


Hình 3: Bản đồ phân bố các phân typ HIV-1 nhóm M
( theo S.Osmanov et al, J.Acquir Imm Def Syndr, 2002)

Phân typ A và CRF A/G chủ yếu có tại Tây và Trung Phi. Phân typ
A và gây vụ dịch tại Nga. Phân typ D phân bố chủ yếu tại Đông và Trung
Phi. A/E phổ biến tại Đông Nam Á nhưng vốn xuất phát từ Trung Phi. Phân
typ F được tìm thấy tại Nam Mỹ, Trung Phi và Đơng Âu. Phân typ G và
A/G có ở Trung Âu, Tây và Đơng Phi. Phân typ H được tìm thấy tại Trung
Phi. Phân typ J có ở Trung Mỹ. Phân typ K chủ yếu có ở
Congo và Cameroon.

11


1.2.2.4. Nguồn gốc của HIV

Hình 4: Bản đồ nguồn gốc phân bố của HIV

Dựa trên các bằng chứng thu được, HIV được xác định xuất hiện đầu
tiên tại châu Phi.


Hình 5: Bản đồ nguồn gốc SIVcpz ở các loài tinh tinh

12


HIV có nguồn gốc từ SIVcpz , có ở lồi tinh tinh Pan troglodytes
troglodytes. Bằng các phân tích 599 mẫu được phân lập từ những cá thể
tinh tinh hoang dã. Các nhà nghiên cứu thu được 34 mẫu có phản ứng với
test HIV DNA chuẩn. 12 mẫu cho kết quả giống với phản ứng HIV ở
người. Từ đó, họ đi đến kết luận loài tinh tinh Pan troglodytes
troglodytes là động vật trung gian truyền HIV nhóm M và N. Nhưng lại
khơng đưa ra kết luận gì về nguồn gốc nhóm O.
Tháng 5 năm 2006, cũng chính nhóm nghiên cứu này đã khoanh
vùng các địa điểm có chủng SIV cpz trong các khu rừng rậm phía nam
Cameroon.

Hình 6: Bản đồ nguồn gốc sinh học của HIV

Nhìn

trên

bản

đồ,

vùng cung cấp




lệ da

đen

(màu

đen) trùng với khu phân bố của loài tinh tinh (màu xanh) và khỉ mặt xanh
(màu đỏ). Cả hai loài này đều bị nhiễm chủng SIV. Điều đó cho thấy SIV là
nguồn gốc chung của cả hai typ HIV-1 và HIV-2.

13


HIV-2 bắt nguồn từ SIVsm, được tìm thấy ở lồi khỉ mặt xanh (sooty
mangabey), phân bố tại Tây Phi.
HIV-1 có độc lực mạnh hơn, chúng gây nên các đại dịch. Mãi cho
đến năm 1999, người ta mới xác định được đối tượng có quan hệ gần gũi
nhất của HIV-1là SIVcpz.

Hình 7: Nguồn gốc các typ HIV

Nhóm nghiên cứu do Paul Sharp (đại học Nottingham) và Beatrice
Hahn (đại học Alabama) cho rằng HIV-1 đầu tiên có ở tinh tinh, sau đó mới
lây truyền sang người. Phát hiện này là kết quả sau 10 năm nghiên
cứu về nguồn gốc của HIV và được đăng trên tạp chí Nature. Họ đưa ra giả
thiết, tinh tinh hoang dã đã bị nhiễm cùng lúc hai chủng SIV khác nhau.
Hai chủng này đã tạo ra một dạng chủng “lai” mới. Chính chủng mới sinh
ra này đã lây lan trong quần thể tinh tinh. Điều đáng chú ý là chúng đã lây
nhiễm cho người và gây nên đại dịch HIV/AIDS.

Dưới đây là một số lý thuyết được nhiều người nhắc tới giải
thích về nguồn gốc HIV.
* Thuyết“ngừơi đi săn”
Thuyết người đi săn được đông đảo các nhà khoa học đồng tình. Theo
thuyết này, SIVcpz lây truyền sang những thợ săn khi họ giết thịt tinh tinh

14


làm thức ăn hoặc do máu của tinh tinh vấy lên vết thương hở của người thợ
săn. Trong cơ thể người, chúng thích ứng dần và phân hóa thành HIV-1.
Thuyết này được xây dựng dựa trên kết quả so sánh gennom giữa
SIVcpz và HIV. Năm 2004, một bài báo đăng trên tờ The Lancet đưa tin:
“Đến nay, nguy cơ lây nhiễm này vẫn diễn ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp
giữa vết thương hở của người và những loài thuộc bộ linh trưởng bị nhiễm
SIVcpz”.
* Thuyết uống vaccin bại liệt (OPV)
Thuyết uống vaccin bại liệt (OPV) ra đời gây nhiều tranh cãi. Nội
dung thuyết cho rằng trong chiến dịch phòng chống bại liệt bằng vaccin
dạng thuốc uống là nguyên nhân bùng phát sự lây lan của HIV/AIDS. Theo
đó, WHO phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi trách nhiệm cũng như
các chi phí cho hậu quả đã gây nên.
* Thuyết lây chuyển hàng loạt (serial passage)
Sự lây truyền hàng loạt bắt đầu khi có người bị phơi nhiễm với SIV
từ động vật có vú. Người ta đã tái sử dụng kim tiêm của người này cho
những lần sử dụng sau đó. Tiến trình này đã tạo điều kiện cho SIV lành
tính phân hóa thành HIV có tính cực độc (virulent) khi môi trường sống
thay đổi.
Lịch sử y tế châu Phi đã chứng minh cho thuyết này. Sau thế chiến
thứ hai, Penicilline được dùng rộng rãi để điều trị các chứng nhiễm trùng.

Năm 1943, người ta thống kê trên toàn châu Phi chỉ sử dụng hết 21
triệu mũi kim tiêm. Đến năm 1949, con số này là 120 triệu. Trong những
năm của thập kỉ 50 của thế kỉ trước, WHO và các cơ quan cấp cao có liên
quan đã phát động nhiều chương trình y tế trên khắp châu Phi. Trong hai
năm (1917-1919), các nhân viên y tế chỉ dùng hết 6 bơm kim tiêm để tiêm
chủng cho khoảng 90.000 bệnh nhân. Trong các năm 1952 đến
1957, UNICEF đã cho tiêm 12 triệu mũi kháng sinh cho chiến dịch thanh

15


tốn bệnh ghẻ cóc (yaw) tại Trung Phi. Đến năm 2000, bản tin của WHO
cho hay vẫn còn khoảng 20-60% các trạm y tế tại các nước nghèo đói ở
châu Phi vẫn đang cịn tình trạng tái sử dụng bơm kim tiêm.
* Thuyết chủ nghĩa thuộc địa
Thuyết chủ nghĩa thuộc địa hay còn gọi là “giữa chốn địa ngục” dựa
trên nội dung cuốn tiểu thuyết "Heart of Darkness" của Joseph Conrad.
Nhóm tác giả của thuyết này là nhà nhân chủng học người Hoa Kì, Jim
Moore cùng với hai sinh viên Amit Chitnis và Diana Rawls đưa ra. Nội
dung được đăng trên tờ “AIDS Research and Human Retroviruses” vào
năm 2000.
* Thuyết âm mưu
Một số các nhà nghiên cứu cho rằng HIV được sinh ra từ các phịng
thí nghiệm. Qua cuộc điều tra gần đây tại Hoa Kì, khá đơng người Mỹ gốc
Phi tin rằng HIV được tạo ra từ chương trình chiến tranh sinh học với ý
đồ tiêu diệt người da đen đồng tính luyến ái do chính phủ Hoa Kì tài trợ
cùng sự giúp đỡ của CIA, mang tên “Special Cancer Virus Program”
(SCVP).
Một số khác có quan điểm rằng HIV lây lan trên thế giới thơng qua
chương trình thử nghiệm vaccin đậu mùa hoặc viêm gan B cho những

người đồng tính luyến ái.
Các căn cứ đưa ra nhằm chứng minh cho các giả thuyết trên
đây chưa thực sự thuyết phục. Các thuyết này không đề cập đến thời điểm
đầu tiên xuất hiện dịch bệnh thì trên thế giới vẫn chưa có cơng nghệ di
truyền (genetic-engineering technology). Tuy vậy, các thuyết này cũng
khơng bị bác bỏ. Hiện vẫn chưa có thống nhất chung giữa các nhà chuyên
môn về nguồn gốc HIV. Các tranh luận đến nay đã vượt ra ngồi khn khổ
của các thảo luận khoa học.

16


1.2.2.5 Đặc tính HIV
- HIV là thể nội kí sinh bắt buộc, khơng có cấu trúc tế bào, chỉ biểu
hiện các đặc tính sống khi kí sinh trên sinh vật khác.
- HIV có dạng hình cầu, kích thước rất nhỏ, khoảng 80-120 nm,
khơng nhìn thấy được bằng kính hiển vi thơng thường mà phải dùng kính
hiển vi điện tử có độ phóng đại hàng chục ngàn lần.
- HIV có ái tính đặc biệt với các tế bào của hệ thống miễn dịch:
lympho T4, đại thực bào, tế bào đơn nhân và một số tế bào có thụ thể tương
tự T4 như tế bào thần kinh, da và niêm mạc, hạch lympho...
- Gennom là RNA, khơng chỉ mã hóa cho protein ở lớp vỏ mà cả các
loại protein cần thiết cho sự sinh sản trong quá trình xâm nhiễm của chúng.
- HIV có khả năng sao chép ngược trong tế bào vật chủ.
- Ở dạng khơ, HIV bị mất hoạt tính ở 68oC sau 120 phút.
- HIV nhanh chóng bị bất hoạt với các hoá chất như hypoclorit,
ethanol, phenol...
- Trong dung dịch, HIV bị tiêu diệt ở 56oC sau 20 phút.
- Có khả năng đột biến cao.
- HIV được phân thành các typ HIV-1 và HIV-2. Các typ này lại

được phân thành các nhóm, phân typ khác nhau.
1.2.2.6 Cấu tạo
Cấu tạo HIV có 3 lớp:
- Lớp vỏ ngồi bao gồm 2 lớp photpholipid với 160.000 phân tử, 72
cấu trúc lồi trên bề mặt mà bản chất là glucoprotein (gp) trọng lượng 120
kiloDalton (gp120 và gp41).
- Lớp vỏ trong: gồm 2 lớp protein.
+ Lớp ngồi hình cầu, cấu tạo bởi protein có trọng lượng phân tử là
17 kiloDalton ( gp17).

17


+ Lớp trong hình trụ, cấu tạo bởi protein có trọng lượng phân tử là
24 kiloDalton (gp24).
- Lớp lõi có vật chất di truyền là 2 sợi RNA giống hệt nhau. Trong
đó:
+ Gen Gag mã hóa cho các kháng nguyên đặc hiệu nhóm.

Hình 8: Mơ hình cấu tạo của HIV

+ Gen Pol mã hóa cho enzim reverse transcriptase, enzim
proteinasse, enzim endonuclease.
+ Gen Env mã hóa cho glicoprotein lớp ngồi.
+ Các gen điều hịa q trình nhân lên của virus: gen Tat, gen nef,
gen rev.
+ Các gen mã hóa cho các protein khác: vif ,vpr, vpw…

18



Dưới đây là mẫu vẽ 3D mới nhất về cấu tạo HIV. Người ta đã dùng
hơn 100 bản vẽ từ các lĩnh vực virus học, phân tích X-Quang và quang phổ
NMR để. Mơ hình này được đăng lên trang bìa số báo đặc biệt của tạp chí
Nature Medicine, ra ngày 8/9/2010 để chuẩn bị cho chương trình hội thảo
Global HIV Vaccine Enterprise.

Hình 9.1: Lớp ngồi vỏ của HIV

19


Hình 9.2: Lớp thứ hai của HIV

Hình 9.3: Lớp thứ ba của HIV

20


Hình 9.4: Lớp thứ tư của HIV

Hình 9.5: Lớp thứ năm của HIV

21


Hình 9: Hình ảnh 3D về cấu tạo virus HIV

1.2.2.7 Động học của HIV
Sau 5-7 ngày phơi nhiễm, HIV di chuyển đến cơ quan lympho ngoại

vi. Tại đây, HIV nhân lên nhanh chóng . HIV liên tục nhân lên trong cơ thể
người nhiễm tiêu diệt các tế bào lympho TCD4. Trung bình mỗi ngày số
lượng tế bào lympho TCD4 mất đi tương đương 1/5 số virus được sinh ra.
Quá trình này diễn ra theo 5 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn gắn kết: Nhờ phân tử CD4 và các đồng thụ thể CCR5 và
đại thực bào và CXCR4 với tế bào lympho T. Màng của virus và màng của
tế bào vật chủ hòa vào nhau.
- Giai đoạn sao chép ngược: Nhờ enzim reverse transcriptase, DNA
bổ sung của virus được tạo thành từ khuôn mẫu RNA của chúng. Đầu tiên
là tạo ra các phân tử lai RNA-DNA. Sau đó, RNA được tách khỏi DNA nhờ
RNA-ase và sợi DNA bổ cứu mới được tổng hợp tạo thành DNA chuỗi kép.
- Giai đoạn nhân lên: DNA chuỗi kép chui vào nhân tế bào vật chủ
và tích hợp vào DNA tế bào nhờ sự xúc tác của enzim intergrase. DNA bổ
sung của virus sao mã thành RNA genom, RNAm, các protein cần thiết.
- Giai đoạn nảy chồi: Từ các thành phần đã được tổng hợp, các hạt
HIV mới được lắp ráp vào bào tương của tế bào. Các hạt virus tiến gần đến
màng sinh chất và đẩy màng nẩy chồi.
- Giai đoạn trưởng thành: Từ các nảy chồi các hạt virus được giải
phóng khỏi tế bào và tiếp tục gây nhiễm cho tế bào mới. Các tế bào giúp
cho virus nhân lên thì bị diệt.
Động học của virus HIV phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch của người
nhiễm, chủng HIV, số lượng tế bào TCD4 có trong cơ thể nhiều hay ít.
Điều này được chứng minh bằng động học của protein 24 trước sự biến đổi
của kháng thể chống protein 24. Kháng thể protein 24 tăng thì số lượng

22


protein 24 giảm và ngược lại. Thời gian ủ bệnh của HIV-2 và HIV-1 là khác
nhau. Tế bào lympho TCD4 mới sinh ra nhiều thì quá trình phá hủy lượng

tế bào lympho TCD4 diễn ra chậm hơn.
Một số ít trường hợp HIV tích hợp trong tế bào lympho TCD4, q
trình sao chép và dịch mã để tổng hợp ra các protein cần thiết khơng được
hoạt hóa, tạo nên nhiễm trùng tiềm tàng.
HIV tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể bị nhiễm. Nếu người mắc phải sử
dụng thuốc kháng retrovirus thì chỉ kéo dài thời gian ủ bệnh. Ngay khi
ngưng dùng thuốc, số lượng HIV sẽ phục hồi và nhân lên một cách nhanh
chóng.
1.3 Cơ chế xâm nhập và phát triển của HIV trong cơ thể

Hình 10: Quá trình xâm nhập của HIV vào tế bào vật chủ

23


1.3.1 Cơ chế xâm nhập
HIV xâm nhập vào cơ thể, mục tiêu tấn công đầu tiên là các tế bào
lympho T. Loại tế bào này có tính bổ trợ, đóng một vai trò điều hòa hoạt
động của các tế bào trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, truyền tín hiệu
hóa học để kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập
của các tác nhân bất lợi như protein lạ, vi khuẩn...Khống chế sự phát triển
của các loại tế bào khác trong hệ thống miễn dịch. Do tính ái lực cao với
đại thực bào và tế bào CD4+T, glicoprotein trên bề mặt HIV sẻ nhận biết
các receptor trên bề mặt tế bào đích. Sau đó, màng tế bào đích và vỏ virus
hịa tan vào nhau. Tạo điều kiện cho virus giải phóng RNA và các nhân tố
cần thiết cho sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ như: protease,
reverse transcriptase, integrase.
Trong tế bào vật chủ, HIV thực hiện quá trình phiên mã ngược từ
RNA thành cDNA nhờ có sẳn enzim reverse transcriptase. Sau đó, enzim
integrase xác tác cho sự ghép nối cDNA tiền virus này với DNA của tế bào

vật chủ và được tái bản cùng DNA của tế bào vật chủ. Các virion mới này
liên tục phá huỷ các tế bào chủ và gây nhiễm cho các tế bào lân cận.
HIV làm giảm số lượng CD4+T theo 3 cơ chế:


Trực tiếp giết chết tế bào bị nhiễm.



Tăng tốc chết theo chương trình đối với các tế bào bị nhiễm HIV.



Giết chết tế bào CD4+T thông qua tế bào lympho CD8. [3]

1.3.2 Các giai đoạn phát triển của HIV trong cơ thể
* Giai đoạn 1: Nhiễm trùng cấp (sơ nhiễm)
Trong khoảng 2–8 tuần đầu, sau khi nhiễm HIV, 20% số bệnh nhân
có biểu hiện nhiễm trùng cấp như: sốt (38–40 oC), đau cơ, đau khớp, vã mồ

24


hơi, mệt mỏi, chán ăn, nơn ói, tiêu chảy, viêm họng. 50% số bệnh nhân có
biểu hiện phát ban đỏ ngoài da, nổi hạch, lách sưng. Một số bệnh nhân có
biểu hiện thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm dây thần kinh
ngoại biên…Các triệu chứng này tồn tại trong vịng 5-10 ngày và tự khỏi
hồn tồn.
Do khơng có triệu chứng đặc hiệu nên nhân viên y tế thường đưa ra
chuẩn đoán chung là nhiễm siêu vi. Thời kỳ này rất dễ lây lan cho người

khác vì số lượng virus trong máu rất cao. Nhưng với các phương pháp xét
nghiệm thông thường, không thể nhận biết sự tồn tại của HIV do chưa có
kháng thể. Phải chờ 2-12 tuần sau đó mới xác định được bằng các xét
nghiệm sàng lọc và huyết thanh chẩn đốn. Người bị nhiễm khơng biết tình
trạng sức khỏe của mình nên khơng có biện pháp phòng tránh cho những
người thân của họ.
* Giai đoạn 2: Nhiễm khơng triệu chứng
Ở mỗi người khác nhau thì số lượng tế bào lympho T4 khác nhau.
Nên khi bị nhiễm HIV, sự suy giảm số lượng tế bào lympho T4 này không
phản ánh mức độ nặng nhẹ của bệnh. Lượng kháng nguyên tăng lên đồng
nghĩa với sự nhân lên của virus mà hệ thống miễn dịch của cơ thể khơng
khống chế được. Thời kì này thường kéo dài trung bình khoảng 28 ngày.
Sau thời kỳ nhiễm trùng cấp, bệnh nhân nhiễm HIV rơi vào giai đoạn
dài không triệu chứng lâm sàng. Lúc này, phương pháp chuẩn đoán huyết
thanh cho kết quả dương tính.
* Giai đoạn 3: Hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài
Sau khi xét nghiệm huyết thanh cho kết quả dương tính, 50-70%
trường hợp bệnh nhân xuất hiện hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài.
Hội chứng này được chẩn đốn khi có đủ các điều kiện sau:
 Có ít nhất 2 hạch khác nhau, khơng kể hạch bẹn. Mỗi hạch thường
có đường kính trên 1cm, kéo dài hơn 1 tháng, không xác định được nguyên

25


×