Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận khoa học giới tầm quan trọng của lồng ghép giới trong xây dựng và thực thi chính sách công ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.05 KB, 16 trang )

1
MỞ ĐẦU
Ngày nay, ở Việt Nam, nhận thức giới vẫn còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng
Nho giáo. Mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ vẫn mang đặc tính gia trưởng, làm
cho phụ nữ trở nên phụ thuộc và thứ yếu trong gia đình. Để giải quyết tình hình
bất bình đẳng và nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội, chủ trương
của Đảng và Nhà nước về bình đẳng nam nữ đã được đưa vào các chính sách,
luật pháp, chương trình hoạt động của nhà nước một cách có hệ thống. Ngay từ
trong hiến pháp năm 1946 đã thể hiện: Mọi công dân Việt Nam, khơng phân biệt
giới tính, dù là nam hay nữ đều có quyền bình đẳng như nhau trong mọi mặt của
đời sống chính trị, kinh tế, văn hố và xã hội...
Mặc dù đã có các chính sách và cơ cấu thể chế hỗ trợ bình đẳng giới, Việt
Nam vẫn còn gặp nhiều trở ngại đối với việc thúc đẩy bình đẳng giới trong cơng
tác hoạch định và thực hiện chính sách. Các nỗ lực của Việt Nam tập trung chủ
yếu vào các vấn đề của phụ nữ và nhìn chung đã giải quyết được các vấn đề liên
quan tới cơ chế, mang tính chiến lược, những nguyên nhân sâu xa gây nên bất
bình đẳng giới. Tuy nhiên vẫn cịn rất nhiều những vấn đề nan giải cần phải giải
quyết. phương pháp tiếp cận lồng ghép giới đã ra đời. Tại Hội nghị thế giới lần
thứ 4 về phụ nữ được tổ chức năm 1995 tại Bắc Kinh, cộng đồng quốc tế nhất trí
coi lồng ghép giới là biện pháp chiến lược nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, đặc
biệt là lồng ghéo giới trong xây dựng và thực thi chính sách cơng có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng và tồn diện trong quá trình tạo ra sự bình đẳng thực sự của mỗi
quốc gia, dân tộc. Trong quá trình học tập và nghiên cứu môn học, tác giả chọn
đề tài: “Tầm quan trọng của lồng ghép giới trong xây dựng và thực thi chính
sách cơng ở Việt Nam hiện nay” làm chủ đề tiểu luận

NỘI DUNG


2
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỒNG GHÉP GIỚI


TRONG HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG
1.1. Các khái niệm
* Vấn đề giới
Giới là khái niệm khoa học ra đời từ môn nhân loại học, chỉ sự khác biệt
giữa nam giới và phụ nữ về mặt xã hội- địa vị (vai trò) xã hội, trách nhiệm và
quyền lợi của nam giời và phụ nữa mà xã hội quan niệm hay quy định cho nam
giới hay phụ nữa. Khoa học giới khác với khoa học giới tính - là một khoa học
ra đời từ môn sinh vật học, chỉ sự khác biệt giữa nam giới và PN về mặt sinh
học. GT là yếu tố tự nhiên, bẩm sinh không thay đổi và đồng nhất, là yếu tố liên
quan chủ yếu đến quá trình tái sản xuất con người, di truyền nịi giống, nó khơng
phải là yếu tố tự nhiên mà là yếu tố xã hội, do xã hội và gia đình quan niệm, thừa
nhận, giáo dục mà có, nó đa dạng và có thể thay đổi. Chính vì vậy, hiện nay việc
sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của Khoa học Giới, là đặt nữ
giới trong mối tương quan với nam giới nhằm xóa đi những quan niệm chủ quan
về nam giới và phụ nữ cũng như tình trạng Bất bình Đẳng giữa họ
* Bình Đẳng giới:
Bình đẳng giới là một khái niệm cơ bản trong khoa học giới. Bình đẳng giới được
xem xét trên hai quan niệm cơ bản sau:
Thứ nhất, quan điểm Bình đẳng giới khi chưa có nhận thức về giới: Bình đẳng
giới sẽ được hiểu là sự đối xử như nhau giữa nam và nữ trên mọi phương diện, không
phân biệt, hạn chế loại trừ quyền của bất cứ nam hay nữ giới.
Thứ hai, Quan điểm bình đẳng giới khi đã có nhận thức về giới: Bình đẳng giới
có nghĩa là giữa nam giới và phụ nữ được trải nghiệm những điều kiện ngang nhau để
được phát huy các khả năng của mình, có cơ hội để tham gia, đóng góp và hưởng lợi
như nhau từ các hoạt động phát triển của quốc gia về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội...
* Lồng ghép giới:
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: Lồng ghép giới là một biện pháp
chiến lược, theo đó những mối quan tâm và thực tiễn trải nghiệm của nữ giới



3
cũng như nam giới trở thành một khía cạnh khơng thể tách rời của quá trình thiết
kế, thực thi, giám sát và đánh giá chính sách, chương trình trong mọi lĩnh vực
kinh tế, chính trị xã hội nhằm đảm bảo rằng nữ giới và nam giới được hưởng thụ
một cách bình đẳng và giảm dần tình trạng bất bình đẳng.
Theo Điều 8 NĐ 48/2009 của CP: “Lồng ghép giới là 1 chiến lược nhằm
làm cho các mối quan tâm và kinh nghiệm của phụ nữ cũng như của namg giới,
là bộ phận không thể tách rời trong thiết kế, thực hiện, theo dõi và đánh giá các
chính sách và chương trình ở tất cả các khía cạnh chính trị, kinh tế và xã hội, như
vậy phụ nữ và nam giới hưởng lợi như nhau và bất bình đẳng khơng thể tồn tại
lâu dài. Mục tiêu cuối cùng đạt được là bình đẳng giớ. ”
* Chính sách cơng và bản chất của chính sách cơng
Chính sách cơng là chính sách của nhà nước đối với khu vực công cộng,
phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước
tồn tại; đồng thời phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của đảng chính
trị phục vụ cho mục đích của đảng, lợi ích và nhu cầu của nhân dân. Nhà nước
dựa trên nền tảng nhân dân, là chủ thể đại diện cho quyền lực của nhân dân ban
hành chính sách cơng. Ngồi mục đích phục vụ cho lợi ích của giai cấp, của đảng
cẩm quyền cịn để mưu cầu lợi ích cho người dân và xã hội. Ở Việt Nam, chính
sách cơng được hoạch định bởi đường lối, chủ trương của Đảng cộng sản Việt
Nam, do Nhà nước xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện. Bản chất của Chính
sách cơng la công cụ để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, thực
hiện các hoạt động liên quan đến công dân và can thiệp vào hành vi xã hội trong
quá trình phát triển thiệp vào mọi hành vi xã hội trong quá trình phát triển.
* Lồng ghép giới trong thực hiện chính sách cơng
Là đưa những ưu tiên, nhu cầu của nam giới và nữ giới một cách hệ
thống và rõ ràng vào tất cả cách chính sách, dự án, cơ chế và ngân sách. Tronng
quá trình xây dựng và thực hiện hành động chuyên biệt về giới nhằm bảo vệ sức
khoẻ sinh sản của nam giới và phụ nữ; và giải quyết những hậu quả của sự phân

biệt đối xử giới trong quá khứ hoặc hiện tại bằng cách tăng cường vị thế cho


4
nam giới hoặc nữ giới – thường hay dành cho phụ nữ - đối tượng thường gặp
nhiều khó khăn hơn về kinh tế, chính trị và xã hội. Q trình lồng ghéo giới
trong thực hiện chính sách cơng cần phải nghiên cứu những khác biệt về kinh tế,
xã hội giữa nam giới và nữ giới, cụ thể là nghiên cứu những điều kiện, nhu
cầu, tiếp cận hoặc kiểm soát các nguồn lực, mức độ hưởng lợi từ sự phát triển
của xã hội và quá trình ra quyết định của nam giới và phụ nữ. Chính vì vậy,
Lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách là đưa vấn đề giới và giải
quyết vấn đề giới trong từng khâu, từng cơng đoạn và tồn bộ q trình thiết kế,
hoạch định và thực thi chính sách của Đảng và Nhà nước.
1.2. Sự cấn thiết, nội dung, điều kiện, các bước tiến hành lồng ghép giới
trong xây dựng và thực thi chính sách cơng
1.2.1. Sự cần thiết phải tiến hành lồng ghép giới trong xây dựng và thực
thi chính sách cơng
Trước hết, xuất phát từ vị trí vai trị, địa vị của người phụ nữ trong xã hội
hiện đại. Người phụ nữ có vai trị, vị thế rất lớn trong cuộc sống hiện đại. Nếu
gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của
tế bào này. Gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao vị thế của
người phụ nữ. Bên cạnh đó, người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách
rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại hai môi trường này, người phụ nữ
mới thực hiện được những chức năng của mình. Điều cần làm là làm sao để gia
đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy
được khả năng đó. Vì vậy, khi thực hiện lồng ghép giới vào hoạch định và thực
thi chính sách cơng, mọi chính sách phải hướng tới sự bình đẳng giới, làm sao
cho các nhóm đối tượng trong xã hội đều có điều kiện, cơ hội và là chủ thể tham
gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Quan tâm tới đối tượng yếu thế- nhất là phụ nữ ( thấy được vai trị, vị trí

của họ để phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họ trên tất cả các
lĩnh vực), Thực hiện bình đẳng giới về quyền và nghĩa vụ (nhất là trong cống


5
hiến và hưởng thụ thành quả lao động cũng như trong đời sống gia đình và xã
hội)
Hai là, Từ thực trạng bình đẳng giới ở nước ta, do vẫn cịn ảnh hưởng tư
tưởng nho gia, phong kiến, nên trong phạm vi nhất định, gia đình, dịng họ chưa
thấy và phát huy được năng lực tiềm ẩn của nữ giới trên các lĩnh vực trong khi
nữ giời được đáng giá rất cao. Vẫn còn tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn ăn
sâu vào tiềm thức của mỗi con người. Chính vì vậy, trong thực hiện các chính
sách xã hội, cơ hội và điều kiện để được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chun mơn của nữ giới và nam giới chưa ngang bằng nhau, chưa thực hiện
được bình đẳng trong cống hiến và hưởng thụ giữa nam và nữ
Ba là, xuất phát từ yêu cầu xã hội và quốc tế, ta phải tiến hành lồng ghép
giới một cách hiệu quả và thực hiện quyết liệt trong các chính sách cơng. Phải
xem xét, giải quyết vấn đề giới trong hoạch định và thực hiện chính sách trên mọi
bình diện, mọi khía cạnh, ở mọi cấp độ bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội
1.2.2. Nội dung lồng ghép giới trong xây dựng và thực thực thi chính
sách cơng
Lồng ghép giới là một khía cạnh quan trọng trong thực thi chính sách cơng.
Nó đảm bảo rằng các thể chế, chính sách, chương trình đều đáp ứng các nhu cầu,
mối quan tâm của phụ nữ cũng như của nam giới, phân bổ lợi ích cơng bằng giữa
phụ nữ và nam giới. Lồng ghép giới sẽ góp phần vào tiến bộ xã hội, kinh tế, văn
hố, mang lại sự cơng bằng cho phụ nữ và nam giới, qua đó nâng cao trách
nhiệm của chính quyền nhằm mang lại mọi thành tựu cho mọi cơng dân. Chính
vì vậy, trong hoạch định và thực thi chính sách cơng, nội dung lồng ghép giới
cần được chú trọng ở các vấn đề chính sau :
+ Bảo đảm cho mọi thành viên trong xã hội, không phân biệt giới được

tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Các lĩnh vực ngành nghề và các vùng, các
lĩnh vực hoạt động mà phụ nữ có nhiều ưu thế, hoặc phụ nữ gặp khó khăn cần có
chính sách trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng xã hội.


6
+ Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực nữ (chú ý về sức
khỏe, học vấn, trình độ nghề nghiệp), Đây là lực lượng lao động lớn trong xã
hội nhưng trình độ, chất lượng nguồn nhân lực thấp do khơng được đào tạo cơ
bản.
+ Nâng cao trình độ năng lực cho phụ nữ để họ trở thành chủ thể tham gia
vào quá trình quản lý các chương trình phát triển từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ
chức thực hiện đến giám sát, đánh giá kết quả, hiệu quả của các chương trình,
Bởi lẽ đầu tư nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, kiến thức, tri thức cho
phụ nữ không chỉ cho bản thân họ, hay trong q trình lao động mà nó cịn tác
động đến q trình ni dạy con cái- thế hệ trẻ là nguồn lao động kế cận trong
tương lai…
1.2.3. Điều kiện lồng ghép giới trong xây dựng và thực thi chính sách
+ Nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội: Đây là điều kiện quan trọng góp
phần thành cơng vào mục tiêu BĐG. Đó là nhận thức và trách nhiệm trước hết
của các nhà hoạch định, cán bộ các ban, ngành, đoàn thể các cấp đến từng người
dân trong hoạch định và thực hiện chính sách
+ Khung chính sách : Đó chính là sự cam kết chính trị của các nhà lãnh đạo,
quản lý sẽ khơng có hiệu lực nếu khơng được cụ thể hóa bằng các khung chính
sách do các chủ thể quyền lực chính trị của đất nước ban hành với mục tiêu BĐG
và cơ chế để đạt mục tiêu đó.
Khung chính sách cũng bao gồm những cam kết quốc tế như phê chuẩn
cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (cơng ước
CEDAW). Muốn thực hiện công ước này cần một khung chính sách như chiến
lược và kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ.

+ Cơ chế quản lý : Để tiến hành lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện
chính sách cần phải xây dựng một cơ chế quản lý, phối hợp đúng đắn thúc đẩy các
hoạt động vì bình đẳng giới, trên các vấn đề cơ bản như : Thể chế hóa cơng tác lồng
ghép giới bảo đảm cho q trình lồng ghép giới khơng phụ thuộc vào ý muốn
của 1 tổ chức cá nhân nào, kế hoạch đổi mới tổ chức trong đó coi trọng đổi mới


7
nhân sự, bảo đảm ngân sách, các quy chế, quy tắc, nề nếp làm việc có trách
nhiệm ; xác định rõ vao trị, trách nhiệm bảo đảm cho q trình lồng ghép giới
được diễn ra liên tục và thành công; là cơ sở đánh giá chất lượng, kết quả công
tác của tổ chức, cá nhân trong lồng ghép giới ; Có chế độ động viên, khen
thưởng, kỉ luật rõ ràng, kịp thời trong thực hiện lồng ghép giới.
Ngoài các đk cơ bản trên, để lồng ghép giới thành công cần thiết lập và xây
dựng bộ máy chuyên trách, hoạt động về bình đẳng giới; nâng cao kiến thức, kỹ
năng lồng ghép giới của các tổ chức, cá nhân, đơn vị…
1.2.4. Các bước tiến hành lồng ghép giới
+ Thu thập thông tin và tiến hành phân tích giới
Thơng tin về các vấn đề giới là căn cứ quan trọng để thiết kế chính sách 1
cách hiệu quả. Đây là điểm khởi đầu của q trình lồng ghép giới
Thơng tin phân tích giới là kết quả của việc phân tích giới cho thấy tại sao
có sự khác nhau về giới và làm thế nào để có sự khác nhau đó. Đồng thời chứng
minh được chính sách hiện hành có tác động khác nhau như thế nào đối với njwx
giới và nam giới.
+ Phân tích tổ chức và chương trình hành động của các tổ chức
Thơng qua sự phân tích đánh giá sẽ biết được tổ chức ở vị trí nào trong tiến
hành lồng ghép giới và ưu, nhược điểm trong quá trình này.
+ Lập kế hoạch lồng ghép giới;
+ Giám sát và đánh giá
Giám sát để thấy được ưu, nhược điểm trong lồng ghép giới và điều chỉnh

để hướng tới mục tiêu bình đẳng giới
Đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình giám sát nhằm xác định tổng thể
của chính sách, chương trình trong lồng ghép giới và xác định hiệu quả của q
trình lồng ghép giới
1.3. Vai trị của lồng ghép giới trong xây dựng và thực thi chính sách
cơng.
Thực tiễn xã hội, nam giới và nữ giới trải nghiệm cuộc sống khác nhau, có
các nhu cầu, nguyện vọng, và những ưu tiên rất khác nhau. Họ cũng chịu tác
động khác nhau từ cùng một chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc
đưa vấn đề giới vào q trình hoạch định và thực thi chính sách sẽ đảm bảo cho


8
chính sách nhà nước đáp ứng các nhu cầu khác nhau của nam giới và nữ giới,
đồng thời phân phối lợi ích xã hội một cách bình đẳng. Nói cách khác, lồng ghép
giới vào hoạch định và thực thi chính sách chính là góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước. Lồng ghép giới ở Việt Nam hiện nay là trách nhiệm chung của
tất cả các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, các nhà lãnh đạo và cán bộ của
các ngành, các cấp. Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam và Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có vai trị tham mưu cho Chính phủ và hỗ trợ các
hoạt động lồng ghép giới ở Việt Nam
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH LỒNG
GHÉP GIỚI TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH CƠNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng việc lồng ghép giới trong xây dựng thực và thi chính
sách cơng
2.1.1. Những ưu điểm :
Đảng và nhà nước ta đề ra mục tiêu phấn đấu của dân tộc là xây dựng nước
Việt Nam thành một nước “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Ngay nội dung của mục tiêu trên nó cũng đã bao hàm, chứa đựng nội

dung về sự bình đẳng giới. Từ mục tiêu trên mà Đảng và nhà nước ta cụ thể hố
đề ra nhiều chủ trương, chính sách, chương trình tạo điều kiện để phụ nữ tham
gia vào công tác xã hội. Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính
phủ quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc
bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà
nước, hay mới đây vào ngày 03/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
28/NQ-CP về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030. Văn
kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề cập nhiều nội dung xây dựng
người phụ nữ hiện đại, nhất là trong bối cảnh đất nước hội nhập hiện nay....
Trong Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2030,
Chính phủ đã đề ra mục tiêu tổng quát về bình đẳng giới: “Nâng cao chất lượng


9
đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, tạo mọi điều kiện cần thiết để thực hiện
các quyền cơ bản của phụ nữ, để họ tham gia và hưởng lợi đầy đủ và bình đẳng
trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội”. Từ mục tiêu
tổng quát được cụ thể hoá thành các mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực, trong đó
có mục tiêu “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội” để tăng số lượng phụ nữ được giới thiệu và
bầu vào các cơ quan dân cử, tham gia lãnh đạo, quản lý, ở các cấp các ngành trong
cả nước.
Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy
quyền phụ nữ như xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy thể hiện ngun
tắc về bình đẳng giới, khơng phân biệt đối xử theo quy định của Luật Bình đẳng
giới 2006 và Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối
xử chống lại phụ nữ, lồng ghép bình đẳng giới trong việc xây dựng và thực
thi pháp luật.
Trong Báo cáo quốc gia của Việt Nam về việc thực hiện quyền con người
theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ cập của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc

mà Việt Nam là thành viên cho thấy, chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và
tiến bộ của phụ nữ được tập trung triển khai ở những vùng và khu vực có sự bất
bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao. Điều này đã góp phần ngăn chặn, đẩy
lùi tình trạng bn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình, tạo điều kiện để phụ nữ
tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng u cầu cơng việc,
nhiệm vụ.
Chính phủ cũng triển khai các giải pháp trong việc thực thi pháp luật cũng
như hợp tác quốc tế nhằm vượt qua những thách thức chủ yếu liên quan tới nhận
thức về bình đẳng giới; xóa bỏ bạo lực giới và bạo lực gia đình; khoảng cách
về việc làm, thu nhập, địa vị xã hội…
Tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội khóa XIII (2011-2016) đạt 24,4%, Đặc biệt Quốc
hội khóa XV (2021 – 2026), lần đầu tiên trong lịch sử, tỷ lệ nữ đại biểu của nước ta
đạt trên 30% (30,26%), đưa Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu


10
Quốc hội cao ở khu vực và thế giới (đứng thứ 43/143 nước trên thế giới và thứ 2
trong ASEAN). Phụ nữ đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của đất nước như
Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng; 14/30 Bộ hoặc cơ quan trực
thuộc Chính phủ có Thứ trưởng là nữ. Ở các địa phương, nhiều phụ nữ giữ vai trò
chủ chốt ở các cấp, các ngành, góp phần giải quyết các vấn đề quan trọng. Nữ
doanh nhân là người dân tộc thiểu số tăng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, y tế,
chăm sóc sức khỏe nhân dân vai trị của phụ nữ dân tộc thiểu số được phát huy.
Hiện nay, tỷ lệ lao động có việc làm là nữ giới chiếm 49%. Tính đến hết
năm 2011, tỷ lệ phụ nữ biết chữ là 97%; khoảng 85% trẻ em gái ở vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được đi học đúng tuổi. Tỷ lệ nữ sinh viên chiếm
trên 50%, tỷ lệ thạc sỹ là nữ chiếm hơn 30% và 17,1% tiến sỹ là nữ giới.
Nỗ lực lồng ghép giới trong thực thi chính sách cơng của Việt Nam đã được
quốc tế ghi nhận, theo xếp hạng năm 2019 của Liên hợp quốc về chỉ số bất bình
đẳng giới, Việt Nam xếp thứ 87/153 quốc gia, so với vị trí 58/136 quốc gia năm

2010 (thứ hạng càng gần 0 càng thể hiện sự bình đẳng cao)
Hiện nay ở nước ta đã có một số cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế tiến
hành thực hiện lồng ghép giới thông qua các chương trình hợp tác đa phương và
song phương với Chính phủ Việt Nam. Cụ thể là dự án UBQG-UNDP-Hà Lan
VIE/01/015: “Giới trong chính sách cơng”, đã được chính phủ Việt Nam phê
chuẩn mà UBQG là cơ quan điều phối và thực hiện (bắt đầu từ tháng 2/2002).
Một trong những mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực của bộ máy
quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ để thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam. Hàng
loạt hoạt động đã được thực hiện trong khuôn khổ mục tiêu này. Đặc biệt phải kể
đến việc biên soạn tài liệu hướng dẫn lồng ghép giới và giáo trình dành cho
giảng viên tập huấn lồng ghép giới của UBQG, đây là bộ tài liệu đầu tiên về lồng
ghép giới ở Việt Nam. Bộ tài liệu này đã được sử dụng rộng rãi trong các lớp tập
huấn về LGG từ trung ương đến các cấp tỉnh thành do UBQG tiến hành.
2.1.2. Những hạn chế còn tồn tại


11
Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng vẫn còn nhiều việc
phải tiến hành để đạt được bình đẳng giới một cách thực sự bởi các giá trị và
quan niệm trong xã hội vẫn là những rào cản chính đối với mục tiêu bình đẳng
giới ở Việt Nam.
Bên cạnh những thành tựu về lồng ghép giới trong thực thi các chính sách ở
Việt Nam cịn gặp nhiều thách thức như tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia các
vị trí lãnh đạo các cấp cịn ít, tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số cịn cao. Do
đó vẫn cịn phụ nữ dân tộc thiểu số chưa biết chữ, vấn đề việc làm, dạy nghề cho
phụ nữ dân tộc thiểu số để tiếp cận với lao động chất lượng cao cần có sự quan tâm,
chỉ đạo sâu sát hơn của các cấp chính quyền, sự ủng hộ và hợp tác của cộng đồng
quốc tế và bản thân chị em phụ nữ cũng cần tự mình vươn lên, học hỏi, nâng cao
trình độ, kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Khoảng cách giới cịn tồn tại khá lớn trong một số lĩnh vực của cuộc sống.

Trước hết là sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị còn hạn chế, đặc
biệt là ở cấp cơ sở. Tỷ lệ cán bộ nữ làm công tác quản lý, lãnh đạo cịn thấp so
với các vị trí quản lý, lãnh đạo nói chung và so với sự gia tăng của lực lượng lao
động nữ.
Trong lĩnh vực kinh tế, cơ hội của phụ nữ tiếp cận việc làm có thu nhập cao và
các nguồn lực kinh tế vẫn còn thấp hơn so với nam giới. Một số chỉ tiêu đặt ra ở
Chiến lược quốc gia bình đẳng giới về lao động, đào tạo,… vẫn chưa đạt được.
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi
được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 15,8% năm 2018, bằng gần một nửa
so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Về mặt chăm sóc sức khỏe, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản của phụ nữ vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế. Tỷ suất tử
vong mẹ còn cao so với một số nước trong khu vực. Mức giảm tỷ suất tử vong
mẹ trong 10 năm qua còn chậm, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc
thiểu số. Tỷ lệ nữ có bảo hiểm y tế (tính trong số người khám chữa bệnh) tăng
lên qua các năm, tuy nhiên còn thấp hơn nam giới. Theo số liệu điều tra mức


12
sống dân cư năm 2019, khoảng 84,5% số phụ nữ có bảo hiểm y tế, so với 99,4%
số nam có bảo hiểm y tế.
Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ tồn tại khá nghiêm trọng. Nhận thức về
pháp luật của cán bộ và người dân về phòng, chống bạo lực gia đình cịn hạn chế.
Chế tài thực hiện Luật Phịng, chống bạo lực gia đình chưa mạnh, chưa xử lý
nghiêm các hành vi bạo lực gia đình.
Về mặt luật pháp, một số văn bản hướng dẫn, thể chế hóa quy định của
pháp luật liên quan đến bình đẳng giới chậm được ban hành. Việc triển khai quy
định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật và đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thẩm
định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đạt kết quả chưa cao.

2.2. Những giải pháp lồng ghép giới trong xây dựng và thực thi chính
sách cơng ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong chính sách, pháp
luật ở Việt Nam.
Báo cáo chỉ số bình đẳng giới tồn cầu 2018, dựa vào kết quả đánh giá 149
quốc gia về tiến bộ BĐG, Việt Nam xếp thứ 77/149 quốc gia. Thành tựu này
chứng minh những kết quả quan trọng trong lồng ghép giới ở nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, để thúc đẩy hơn nữa vấn đề bảo đảm bình đẳng giới của Việt Nam,
cần nâng cao nhận thức của các cá nhân, cơ quan, địa phương về vấn đề này.
Việc nâng cao có thể thực hiện thông qua truyền thông, tập huấn phổ biến kiến
thức về bình đẳng giới, lồng ghép trong các chương trình đạo tạo của các trường
học.
Thứ hai, thúc đẩy lồng ghép giớ trong xây dựng chính sách, pháp luật.
Nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳn giới trong xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật, gồm: Xác định nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc vấn
đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới; Quy định các biện pháp cần thiết
để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân
biệt đối xử về giới; dự báo tác động của các quy định đó đối với nam và nữ sau
khi được ban hành; Xác định nguồn nhân lực, tài chính cần thiết để triển khai


13
các biện pháp thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng
giới, phân biệt đối xử về giới.
Trong chính sách cơng hiện nay, xác định nội dung liên quan đến bình đẳng
giới, phân biệt đối xử về giới cịn có những điểm chưa đầy đủ, ví dụ, quy định
việc nghỉ sinh, chăm sóc con sau sinh hầu hết thuộc về người phụ nữ, nam giới
chỉ có điều kiện tham gia vào thời gian ít ỏi của buổi tối. Về đánh giá tác động
của biện pháp bình đẳng giới cịn hình thức, thiếu những thơng tin khoa học,
khách quan. Vì vậy, xây dựng chính sách pháp luật phải ln coi trọng lồng ghép

bình đẳng giới nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các nhóm khác nhau trong xã hội,
hướng đến bảo đảm quyền con người trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Thứ ba, thúc đẩy thực thi chính sách về bình đẳng giới của mọi cá nhân, tổ
chức trong xã hội.
Giải pháp quan trọng phải duy trì là mỗi người dân phải nỗ lực nghiêm
chỉnh thực hiện các chính sách bảo đảm bình đẳng giới đã được quy định. Trong
lĩnh vực đất đai quy định “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được ghi tên
của cả vợ và chồng”, nhưng thực tế vấn đề này còn “xa vời” đối với nhiều chị em
ở các địa phương hiện nay. Lý do có thể họ chưa biết về quyền của mình hoặc sự
ảnh hưởng mạnh mẽ của tập quán, luật tục địa phương cũng là một rào cản. Song
song với đó, một trong những giải pháp then chốt góp phần bảo đảm bình đẳng
giới là phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp) trong theo dõi, thi hành pháp luật. Trong
quá trình theo dõi, thi hành pháp luật, nếu phát hiện những vi phạm về bảo đảm
bình đẳng giới thì phải xử lý nghiêm minh.
Thứ tư, thúc đẩy xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu cản trở việc thực
hiện chính sách về bình đẳng giới.
Định kiến xã hội (phong tục tập quán lạc hậu) là yếu tố chủ yếu dẫn đến
tình trạng bất bình đẳng. Trong xã hội Việt Nam tồn tại nhiều tư tưởng, tập quán
lạc hậu như: trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng… đã hạn chế bảo đảm
bình đẳng giới ở nước ta hiện nay. Cụ thể như, để bảo đảm bình đẳng giới trong


14
lĩnh vực thừa kế, cần loại bỏ định kiến “con gái là con người ta” để thực hiện
việc chia tài sản thừa kế như nhau đối với con trai và con gái.
Đồng thời cần thiết phải khôi phục các hương ước tiến bộ, phù hợp có tác
dụng thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới trong chính sách. Bên cạnh những định
kiến xã hội, trong cộng đồng cịn duy trì nhiều hương ước tiến bộ, phù hợp có tác
dụng thúc đẩy bình đẳng giới, như: thực hiện bình đẳng giới, phịng và chống

bạo lực gia đình. Tại Điều 11- Hương ước thôn Lương Thịnh, ban hành kèm theo
Quyết định số 1932/QĐ-UBND ngày 17/9/2018 của Ủy ban nhân dân huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa là một ví dụ điển hình. Tại Hương ước này quy
định:
1) Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu
biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới, phịng và chống bạo lực gia
đình. Các cá nhân, đặc biệt là nam giới cần tích cực chủ động tham gia các
phong trào xã hội ở địa phương, sinh hoạt câu lạc bộ, học tập kiến thức về gia
đình, về bình đẳng giới, các quyền của phụ nữ và phòng, chống bạo lực trong gia
đình thơng qua truyền thơng. Bản thân người phụ nữ cần hiểu được quyền và
trách nhiệm của mình trong cơng tác bình đẳng giới và phịng, chống bạo lực gia
đình. Cần có kiến thức cũng như kỹ năng phịng tránh, tự bảo vệ mình và các con
trước khi có sự trợ giúp từ phía các đồn thể xã hội.
2) Giáo dục các thành viên trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ và phân
công hợp lý công việc gia đình; thực hiện quy định của pháp luật về phịng,
chống bạo lực gia đình, hơn nhân và gia đình, BĐG, phòng, chống ma túy, mại
dâm và các tệ nạn xã hội khác.
3) Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học
tập, lao động và tham gia các hoạt động khác...
Nói đến bình đẳng giới về cơ bản là nói đến sự bình đẳng về quyền của phụ
nữ với nam giới nói riêng và giữa các nhóm với nhau trong xã hội nói chung.
Chính vì vậy, ở góc độ chung nhất, đấu tranh cho bình đẳng giới cũng chính là
đấu tranh cho các quyền con người của phụ nữ/nhóm yếu thế và ngược lại. Sự


15
đấu tranh hiệu quả nhất cho bình đẳng giới là lồng ghép giới trong xây dựng
chính sách trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội, đẩy mạnh trách
nhiệm thực thi bình đẳng giới của chủ thể có thẩm quyền, nâng cao ý thức, hiểu
biết về thực hiện chính sách bình đẳng giới của người dân.


KẾT LUẬN
Qua q trình nghiên cứu về bình đẳng giới và lồng ghép giới cũng như ý
nghĩa của lồng ghép giới trong chính sách, chúng ta nhận thức rõ được lồng ghép
giới đòi hỏi chính sách cơng cộng có đáp ứng giới. Khi xem xét bình đẳng giới
được lồng vào trong quá trình hoạch định chính sách, các mối quan tâm và nhu
cầu của phụ nữ và nam giới là các yếu tố khơng thể thiếu trong q trình thiết kế,
thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách và chương trình trong tất cả các
lĩnh vực của xã hội. Lồng ghép có ý nghĩa lớn hơn phương pháp tiếp cận "lồng
ghép phụ nữ" vào q trình hoạch định chính sách. Nó không chỉ dừng lại ở việc
phụ nữ và nam giới tham gia bình đẳng trong quá trình ra quyết định. Sự tham
gia bình đẳng là điều quan trọng, nhưng nhận thức về sự thay đổi để phụ nữ thực
sự trở thành những đối tác trong quá trình phát triển cũng không kém phần quan
trọng.


16
Lồng ghép giới thường liên quan đến việc thách thức hiện trạng, nghĩa là
thay đổi các chính sách và thể chế nhằm thúc đẩy bình đẳng giới một cách tích
cực hơn, điều chỉnh thái độ của các cá nhân, tổ chức và các hệ thống. Ðó là một
q trình chuyển đổi nhằm xác định lại các giá trị xã hội và các mục tiêu phát
triển. Suy cho cùng, sự công bằng, cơng minh và việc sử dụng một cách trí tuệ
các nguồn lực trong quá trình lồng ghép giới sẽ thu hút cả cộng đồng, nếu cộng
đồng đó nhận thức đầy đủ tiềm năng của lồng ghép giới. Do vậy, phải hiểu lồng
ghép giới là một quá trình đồng bộ, dưới nhiều góc độ và lâu dài, tập trung vào
nhu cầu của cả phụ nữ và nam giới nhằm đạt được sự phát triển tối ưu của xã
hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO




×