Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TIỂU LUẬN văn học GIÁ TRỊ nội DUNG và NGHỆ THUẬT của tác PHẨM bến KHÔNG CHỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.12 KB, 20 trang )

Đại học Sư phạm TP. HCM
Khoa Ngữ Văn


Đề tài:

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM

GVHD:
SV

:

LỚP :

TP. HCM, Tháng 10



Tổ 3 – Văn 4B

Bến không chồng – Dương Hướng

 Tóm tắt tác phẩm “Bến khơng chồng” – Dương Hướng:
Câu chuyện xảy ra ở làng Đông, được bắt đầu bằng hình ảnh Nguyễn Vạn trở về làng
sau bao ngày chiến đấu. Vạn trở về mang theo cái tin khủng khiếp cho gia đình chị Nhân:
chồng của chị - bạn chiến đấu của Vạn - đã hy sinh. Nhìn thấy cảnh chị Nhân vị võ ni ba
đứa con (thằng Hà, thằng Hiệp, con Hạnh) , Vạn thương và muốn được sẻ chia. Chị Nhân cũng
cảm nhận được điều đó. Có lẽ họ đã có thể đến với nhau nếu khơng có lời nguyển cay nghiệt
giữa hai họ Nguyễn – Vũ.
Chuyện kể rằng: “Đêm hơm đó, cơ con gái rượu duy nhất của cụ tổ họ Nguyễn ra bến


Tình tắm, đâu biết rằng trên đầu bến cũng có chàng trai họ Vũ đang tắm. Sự gợi cảm của dịng
nước bến Tình và cái thân thể tuyệt vời của cô gái đã làm cho chàng trai nổi loạn. Chàng đến
ơm ghì lấy cơ, cô tưởng là ba ba, thuồng luồng, sợ quá ngất đi. Sáng hôm sau, xác cô gái nổi
dềnh ỏ chân cầu Đá Bạc. Một cuộc đổ máu giữa hai họ Nguyễn – Vũ đã xảy ra. Từ đó hai họ
thù nhau.”
Đó chính là rào cản duy nhất giữa Nguyễn Vạn và chị Nhân – người đàn bà họ Vũ. Họ
không dám bước qua rào cản để đến với nhau.
Lời nguyền ấy vẫn cứ đeo đẳng mãi mà khơng ít bi kịch đã xảy ra đối với nhiều đôi trai
gái. Nhưng mọi chuyện dường như đều bị đảo lộn khi đến đời của cái Hạnh – con chị Nhân, và
thằng Nghĩa – con trai của Nguyễn Khiên (đứng đầu dòng họ Nguyễn). Đôi trẻ đã vượt qua lời
nguyền để được sống bên nhau. Cưới được chưa bao lâu thì Nghĩa lên đường nhập ngũ, chống
Mĩ cứu nước.
Sau khi ông Khiên chết, Hạnh về ở với mẹ chồng và gánh vác công việc bên gia đình
chồng.
Lại nói về Nghĩa, sau khi đi bộ đội thì được về phép một lần. Thời gian q ngắn khơng
đủ để hai vợ chồng có với nhau một đứa con. Nghĩa lại ra đi. Những chàng trai khác cũng ra đi.
Số phận của những người phụ nữ ờ làng Đông đầy rẫy nước mắt và mất mát.
Sau chiến tranh, Nghĩa trở về. Hai vợ chống sống bên nhau hạnh phúc nhưng khơng làm
sao có con vì chiến tranh đã tước đi cái hạnh phúc được làm cha của Nghĩa.
Khơng biết chính xác lí do, mọi người đều đổ lỗi cho Hạnh vì đã dám bước qua lời
nguyển xưa. Một ngày, trong một chuyến đi công tác lên biên giới, Nghĩa gặp lại Thủy – người
Trang 2


Tổ 3 – Văn 4B

Bến không chồng – Dương Hướng

con gái mà anh đã quen thuở đi bộ đội. thủy đã yêu Nghĩa từ lúc đó và bây giờ gặp lại anh cô
đã tự nguyện đến với anh mà không hề tính tốn. Biết được điều ấy, Hạnh đã ly dị với Nghĩa dù

lịng vơ cùng đau đớn. Nghĩa lên thị xã lấy Thủy nhưng họ sống với nhau cũng khơng có con.
Cuối cùng biết được bất hạnh của mình, Nghĩa quá đau khổ, anh nhất quyết ly dị với Thủy, anh
trở về làng Đơng mong tìm kiếm một sự yên ổn cho tâm hồn.
Lại nói về Hạnh, sau khi Nghĩa bỏ đi, Hạnh đã nửa điên nửa dại, nửa tỉnh nửa mê. Thế
rồi trong một đêm giông bão, Hạnh đã chạy đến với Vạn. sau đêm ấy, Vạn đã tự xỉ vả mình và
khơng đủ sức đối đầu với thực tế, Vạn đã xua đuổi Hạnh. Hạnh đã ra đi với sự tuyệt vọng
không cùng.
Sau bao năm ra đi, Hạnh dắt con gái trở về tìm Vạn. Nhưng Vạn đã chạy trốn Hạnh,
chạy trốn cái thức tại nghiệt ngã mà lão đang phải đương đầu. Cuối cùng Vạn đã tìm đến cái
chết để giải thốt cho mình.
Câu chuyện đã kết thúc bằng hình ảnh thật buồn. Hạnh và con gái đi bên cạnh Nghĩa để
tiễn đưa Vạn về cõi vĩnh hằng. Hạnh đi bên Nghĩa nhưng dường như trong tâm hồn, họ xa cách
nhau quá, giờ đây hai người đều có những con đường đi riêng của mình. Mỗi người đều có
hồn cảnh, cuộc sống riêng. Chiến tranh đã qua đi nhưng nỗi đau, nỗi mất mát mà họ phải gánh
chịu còn rất nặng nề.

A/ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1985
Như chúng ta đã biết, văn học từ sau 1985 đến nay vẫn tiếp tục vận động và phát triển
trong dòng chảy của văn học 1945-1975.
Văn học giai đoạn này vẫn đề cập đến những nội dung như: chủ nghĩa xã hội và lí tưởng
cách mạng. Tuy nhiên, đã phản ánh những nội dung ấy ở những khía cạnh, những góc độ khác
nhau.


Nếu như văn học 1945-1975 viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với

những đề tài về chiến tranh, về người lính thì văn học Việt Nam từ sau 1985 đến nay viết về
những tấm gương hi sinh, những anh hùng tiêu biểu, những cuộc chiến đấu thầm lặng của
người chiến sĩ qn báo, tình báo,…ngồi những chiến cơng oanh liệt cịn có cả máu và nước
mắt, cả nỗi đau không tên – nỗi đau về con người: con người ngã xuống và con người quay

lưng với cuộc sống, với đất nước.
Trang 3


Tổ 3 – Văn 4B



Bến không chồng – Dương Hướng

Bên cạnh việc ca ngợi những cái mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, văn

học từ 1985 đến nay còn tập trung phản ánh những mặt trái của công cuộc xây dựng kiến thiết
đất nước.


Tập trung phản ánh những xung đột, những mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống hằng

ngày của con người, đề cập đến những mối quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội đang có sự xáo
trộn, rạn nứt và nhất là ý thức tự trị, ý thức gia đình trị đang trở thành những sức cản trong q
trình phát triển của nơng thơn Việt Nam.


Bên cạnh đó, văn học Việt Nam từ sau 1985 đến nay còn tập trung phản ánh, đi sâu vào

đời sống nội tâm con người. Các nhà văn thường đề cập đến những niềm vui, nỗi buồn của con
người: vấn đề tình u, hơn nhân, đời sống nội tâm con người được mổ xé, phân tích. Những
trang viết về tình u thời kì này có cả màu hồng nhưng cũng có cả những khoảng tối; có ánh
trăng lãng mạn nhưng cũng có ánh trăng khơng lãng mạn. Có những người thành vợ, thành
chồng rồi nhưng họ chỉ có một cuộc hơn nhân khơng tình u. Những nỗi đau, những thiệt thịi

cũng như q trình tự vươn lên của những người phụ nữ, nhất là những người phải chịu quá
nhiều thiệt thịi sau chiến tranh. Có những người phụ nữ chăm sóc, xây dựng và chăm lo cho
gia đình chồng nhưng khi người chồng trở về, do khơng thể có con, và đặc biệt là số đông
những người phụ nữ “quá lứa lỡ thì”, khát khao được làm mẹ nhưng định kiến và đạo đức xã
hội khơng cho phép họ có được những quyền thiêng liêng ấy. muốn có được điều mong muốn
đó, họ phải vượt lên chính mình, phải vượt qua những định kiến,..Và đến với tác phẩm “Bến
không chồng” của Dương Hướng, người đọc sẽ thấy rõ hơn sự vận động và phát triển những
khía cạnh, những góc độ của văn học 1985 đến nay.

B/ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
Cùng với “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường và “Thân phận tình
yêu” của Bảo Ninh, “Bến không chồng” của Dương Hướng là một trong ba tác phẩm nhận giải
thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam 1991, một giải thưởng sáng giá, ghi nhận thành tựu của văn
học Việt Nam sau 5 năm đổi mới. Ông sinh năm 1949, từng là cơng nhân Quốc phịng, rồi vào
lính, trở về công tác hải quan ở Quảng Ninh. Dương Hướng vào nghề viết văn ở tuổi 40, với
tập truyện ngắn đầu tay “Gót son” (1989), thế mà chỉ một năm sau, với “Bến không chồng” (in
năm 1990) nhận Giải thưởng của Hội Nhà Văn, Dương Hướng bỗng trở thành một tên tuổi và

Trang 4


Tổ 3 – Văn 4B

Bến không chồng – Dương Hướng

quan trọng hơn là trở thành một gương mặt tiêu biểu trong công cuộc đổi mới văn học vào nửa
đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
Với tiểu thuyết “Bến không chồng”, Dương Hướng thuộc số người soi được một cái
nhìn mới vào một đề tài vốn quen thuộc trong văn học Việt Nam sau 1945, đó là nơng thơn và
chiến tranh. Nông thôn trong và sau 30 năm chiến tranh qua chân dung người lính và người phụ

nữ. những người lính từ kháng chiến chống Pháp như Nguyễn Vạn hay từ kháng chiến chống
Mỹ như Nghĩa, với sự hi sinh ở chiến trường và vẫn tiếp tục những hi sinh khi trở về hậu
phương. Thế nhưng nói hậu phương là nói đến nhân vật trung tâm là phụ nữ, bởi mọi gánh
nặng ở hậu phương đều dồn lên vai người phụ nữ. Những cái “bến không chồng” trở thành một
biểu trưng cho cuộc sống dân tộc trong cả một thời kì dài khi lớp lớp đàn ơng thanh niên đều ra
trận. Với nhân vật trung tâm là Hạnh, Dương Hướng đã tạo dựng được hình tượng một phụ nữ
có thể nói là “vượt trội” so với số đơng những “chinh phụ” trong văn xi cả một thời kì dài
chiến trận, thường mang khuôn mặt “ba đảm đang” gieo niềm tin cho những người đàn ông ở
chiến trường. Hạnh đã dám vượt qua lời nguyền, dám vượt qua mọi thành kiến, dám đi tìm
hạnh phúc của riêng mình. Dương Hướng đã tái hiện cho ta thấy một chặng đường dài dân tộc
đã đi qua, với không phải chỉ là hệ quả của hai cuộc chiến tranh mà còn là với bao rào cản và
lầm lạc khác, từ đó mà nhận ra những bi kịch và khuất tối mà cả một thời gian dài cho đến cuối
thế kỉ mới có được sự dũng cảm và sáng suốt để nhìn lại.
C/ NỘI DUNG CHÍNH
I) Bức tranh văn hóa làng q với nhiều phong tục tập quán, nhiều vấn đề xã hội
nóng bỏng.
Nền văn hóa truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa nơng
nghiệp. cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều gắn bó mật thiết với xóm làng, q hương.
Chính bởi vậy, nói đến văn hóa làng quê là đề cập đến bức tranh sống động nhiều màu sắc của
sự đa dạng phong phú những phong tục tập quán, là những nề nếp có từ lâu đời, được phổ biến
rộng rãi trong cộng đồng làng xã. Trong văn hóa Việt Nam, phong tục có thứ trở thành luật tục,
ăn sâu bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những bộ luật “phép vua thua lệ
làng”. Tuy nhiên, khi nghiên cứu những phong tục tập quán, một thực tế cần phải nhìn nhận là
có những phong tục tập qn tốt, tích cực, nhưng cũng cịn những hủ tục lạc hậu , kìm hãm sự

Trang 5


Tổ 3 – Văn 4B


Bến không chồng – Dương Hướng

phát triển. “Bến không chồng” là một bức tranh thu nhỏ của nông thôn của Việt Nam với nhiều
phong tục tập quán, nhiều vấn đề nóng bỏng.


Xu hướng “đề cao làng mình”:
Trong cái ý thức tiểu nơng tồn tại từ bao đời, người nơng thơn thường có quan niệm “ ăn

cây nào, rào cây ấy”. cho nên, ở các làng quê Việt Nam người ta thường có xu hướng đề cao
làng mình. Cái gì của làng mình cũng nhất: “từ đời xưa, người ta đã bảo làng Đơng lắm kẻ
phong tình, nhiều trai tài, gái sắc. Làng Đơng lại có nhiều cái nhất: đình làng Đơng to nhất.
Cây qo làng Đơng cao nhất. Cầu đá làng Đông đẹp nhất, nước sông Đình cũng mát nhất. Chả
thế những người mẹ làng Đơng thường vỗ về con trẻ bằng những câu hát ru rằng:
“ À…ơi..chẳng to cũng gọi đình Đơng
Có cầu Đá Bạc bắc qua sơng Đình
Chàng ơi có nhớ đến mình
Nhớ cầu Đá Bạc bắc qua sơng Đình”
Lại có câu ca rằng:
“ Sông làng Đông vừa trong vừa mát
Đồng làng Đông ngan ngát hương thơm”.
Các cụ bảo: “đất làng Đông nằm trên mình con rồng. con rồng đó chính là dịng sơng
Đình bắt nguồn từ cống Linh chảy qua làng Đông uốn lượn như một con rồng. nước sơng như
dịng sữa mẹ làm tươi tốt đất và người làng Đơng”.
Chính vì thế bất cứ địa danh nổi bật nào của địa phương cũng được người ta nâng niu
bằng vô số những câu chuyện huyền thoại, truyền thuyết hóa chúng, một mặt, để bồi dưỡng
thêm sự gắn bó, lịng tự hào của người dân, mặt khác, để cho bất cứ ai đến làng mình cũng phải
nhớ, cũng phải ấn tượng. Cái làng Đơng dẫu nhỏ bé thế nhưng lại là một cái kho của những
huyền thoại. và mỗi câu chuyện ấy được hình thành từ tình u làng q thơn xóm thiết tha,
sâu sắc. và cứ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ đó, giúp mọi người nhắc nhở nhau, gìn

giữ cho tương lai. “các cụ bảo đã là người làng Đơng mà khơng biết tích làng là hỏng”.
“Cụ Nghiên trưởng tộc dịng họ Nguyễn to nhất làng Đơng thường ngồi xếp bằng ở gian
giữa từ đường, cụ kể chuyện tích làng cho con cháu nghe”. Và từ cụ, người lưu giữ lâu năm
nhất – cái kho – của những câu chuyện li kì, huyền bí – đã vén mở một làng Đơng với những
điều thần bí : từ dịng sông, bến nước, đến bãi tha ma của làng đều ẩn chứa bao câu chuyện.
Trang 6


Tổ 3 – Văn 4B

Bến không chồng – Dương Hướng

Nào là chuyện về hồ “mắt tiên” quanh năm trong vắt, là nơi mà đàn bà con gái làng Đơng có
nỗi oan khuất đều trốn ra hồ tắm để được giải oan. Người ta kể rằng, cô Ngần, một người con
gái đẹp nhất làng Đông bị cha mẹ ép gả cho người cô không yêu nên đêm tân hôn cô trốn ra
hồ nước giữa đồng tự vẫn, từ đó cái hồ nước tanh hôi như một vũng nước trâu đầm, lau sậy um
tùm, cá rúc, quốc lủi hơi xì, đỉa bơi cung quăng, ếch nhảy chòm chõm,…bỗng trở nên trong vắt
quanh năm, cỏ lau lụi tàn, quốc, cú lủi sạch, đỉa cũng mất tăm. Và chính nhờ hồ “mắt tiên” mà
gái làng Đông da cô nào cũng trắng mịn, mang nhiều nét khêu gợi của tiên nữ. Nào là chuyện
gó Ơng Đổng, nơi yên nghỉ của người con trai làng Đông dũng cảm, không chết nơi trận mạc
mà chết khi trở về nghe tin vợ ngoại tình. Và người ta bảo trai làng Đơng cũng có chí khí khác
thường vì mang dòng máu của người chiến binh năm xưa. Nào là chuyện về con ma ở gốc Ruối
đầu cánh mả Rốt, chuyên hãm hiếp những người đàn bà góa chồng; nào là chuyện ba ba,
thuồng luồng ngồi bến sơng,…
Vâng! Mỗi làng quê thường gắn với những kho truyền thuyết khác nhau và đều rất hấp
dẫn. những truyền thuyết ấy được hình thành từ tình u làng q thơn xịm thiết tha, sâu sắc,
xuất phát từ nhận thức đơn giản, ngây thơ của người dân và ý muốn tôn vinh làng của mình.


Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:

Trong đời sống tín ngưỡng, người Việt Nam nói riêng, người phương Đơng nói chung

tiếp thu tư tưởng Phật giáo, thường hay có tục thờ cúng ơng bà tổ tiên. Đối với các dịng họ ở
nơng thơn, mỗi năm họ có một ngày giỗ tổ, hay còn gọi là ngày chạp tổ. Việc này do tộc trưởng
chủ trì. Ngày giỗ tổ hàng năm là ngày con cháu sinh sống, làm ăn ở khắp mọi nơi về họp mặt
đông đủ để tưởng nhớ tổ tiên, tưởng nhớ những người đã mất, và những người đang sống có
dịp trao đổi thơng tin cùng nhau và thắt chặt thêm tình anh em máu mủ.
Dịng họ Nguyễn trong “Bến khơng chồng” cũng có những ngày giỗ tổ như thế: “ Họ
Nguyễn to nhất làng Đơng. Đứng đầu dịng họ Nguyễn bây giờ là gia đình cụ Nguyễn Nghiên,
con trai cụ Nguyễn Nghiên là Nguyễn Khiên, con trai Nguyễn Khiên chính là thằng cu Nghĩa.
Cụ Nghiên là người nổi tiếng tài hoa, đức độ, cả họ đều kính trọng. từ đường họ Nguyễn to
nhất làng Đông: “ ngôi từ đường ấy gồm ba gian cùng với một gian hậu cung, nơi đặt bàn thờ
tổ: ba gian từ đường có hai hàng cột cái và hai hàng cột con, cả thảy là 16 cột. Những chiếc
cột lim to một ôm đẫy cứ bóng lên. Các chân cột đặt tảng đá xanh nổi vân trắng, nền từ đường
lát đá đỏ, ngoài thềm lát đá xanh. Gian hậu cung cuốn bằng gạch sơn son thiếp vàng rực rỡ,
Trang 7


Tổ 3 – Văn 4B

Bến không chồng – Dương Hướng

cỗ ngai đặt ở giữa bệ thờ, có bát hương to lúc nào cũng tỏa khói hương thơm ngát…” Đấy
chính là mồ hôi, nước mắt của cả họ tộc bao đời để lại, là niềm tự hào của cả dòng họ Nguyễn
– linh thiêng vơ cùng. Cịn đây là khung cảnh ngày chạp tổ: “…chín chục mâm, mỗi mâm 2
bát, 5 đĩa. Ban sắp cỗ gồm 7 tay dao thớt, sáu đàn bà ngồi bếp, hai thanh niên bổ củi, bốn cơ
gái gánh nước. ngồi ra cịn các nhân vật chén bát sai vặt…”. Có thể nói, ngày chạp tổ chính
là ngày hội tinh thần. mỗi năm có một ngày chạp tổ, không phân biệt sang hèn, không phân biệt
địa vị đều đến dự: “từ ơng giáo Thảo đức độ có tiếng, đến nhà chú Bỉnh chuyên đi trộm khoai,
trộm chuối, từ ơng Hưng phó chủ tịch đến nhà chú Dĩ ba đời đi gắp cứt trâu..”. Đó là một nét

sinh hoạt tinh thần phong phú làm giàu thêm đời sống của nơng thơn. Bởi từ đó, làm tăng thêm
sự đồn kết trong cộng đồng, tình u thương gắn bó mọi người với nhau.


Một xã hội với những vấn đề nóng bỏng:
 Những xung đột, mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày:
Những thay đổi trong tiến trình lịch sử của đất nước quy định rất lớn đến quá trình phát

triển và phân hóa xã hội.
Với đặc trưng là một nước nơng nghiệp lạc hậu, lại thêm hơn một ngàn năm chịu sự đô
hộ của các quốc gia phương Bắc và thực dân Pháp, nên khi nước ta giành độc lập, trong cái
khơng khí hồ hởi, ta nhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, khôi phục kinh tế.
Trong hồn cảnh đó, đã tồn tại khơng ít những lúng túng, bế tắc trong việc giải quyết những
vấn đề của thời đại.
Việc đầu tiên mà nhà nước là tìm cách xóa bỏ tư hữu, xóa bỏ quan hệ địa chủ - nông dân
tồn tại suốt bao đời. Cụ thể là chủ trương phát hiện và đấu tố địa chủ, cường hào, ác bá, tay
sai,.. chủ trương có thể khơng sai nhưng trong quá trình thực hiện đã nảy sinh nhiều vấn đề. Cái
làng Đông cũng ở trong thực tế ấy. Đó là đấu tố, xét xử những người bị kết tội là địa chủ,
cường hào, ác bá, tay sai. “Tối tối từ người già đến trẻ con trong làng họp nhau lại để ôn
nghèo, kể khổ, đấu tố địa chủ, phát giác những hoạt động của bọn quốc dân Đảng”. Trong
những cuộc đấu tố như thế, người ta đã suy diễn ra nhiều chuyện, xoay vần và thay đổi số phận
con người nhanh chóng. Người ta cịn lợi dụng việc đấu tố để thanh toán những ân oán cá nhân
với nhà giàu.
Có thể nói rằng chưa khi nào số phận con người lại mong manh đến vậy. ấy là chuyện
Xèng và Xình đi đặt mìn đánh cá nhưng lại bị kết tội đặt mìn phá cống Linh; chuyện thằng
Trang 8


Tổ 3 – Văn 4B


Bến không chồng – Dương Hướng

Nghĩa nghịch ngợm vẽ cây thánh giá trên đường đi để trêu đồn rước cha của nhà thờ thượng
thì thằng Xình lại kết tội làm tay sai chỉ điểm cho bọn Quốc dân Đảng (do Xình cho thằng
Nghĩa mượn cái thuổng đi đào chuột). Hay chuyện nhà anh Hinh chỉ vì vội đi họp không kịp
hút thuốc lào, thèm quá tiện tay cuốn miếng lá chuối làm kèn, mà lại thổi ngay cổng nhà xóm
trưởng thế là bị dân quân ập đến bắt, kết tội là việt gian,… Và đặc biệt là việc đấu tố địa chủ
Hào: địa chủ Hào bị xử bắn, đến nỗi chỉ còn một đứa con mà cũng không buông tha. Mụ Hơn
– con dâu địa chủ Hào đã phải khấn lạy và hứa rằng: “ con cắn cỏ con lạy ông bà nông dân,
con hứa với ông bà nông dân cố gắng nuôi dạy nó thành người nghèo khổ”. Người ta lúc này
hãnh diện vì sự nghèo khổ, ngưỡng mộ sự nghèo khổ. Những mặt trái ấy đã được phản ánh một
cách chân thực sâu sắc trong “Bến khơng chồng”. Đó là thời điểm có q nhiều biến động và
thử thách, là cuộc phát động quần chúng cải cách ruộng đất, của phong trào hợp tác hóa, của
việc phá đình chùa và của những nền nếp tâm lí cũ, vẫn cịn ngun sự hủ lậu, Chưa thể nào
thay đổi được của một xã hội nông nghiệp lạc hậu và tâm lí làng – xã lưu truyền tự ngàn đời.
Tất cả, gom lại, làm nên những nguyên cớ gây ra tai họa cho bao con người vô tội. Ấy là những
mặt trái của thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.


Sự đối đầu khốc liệt giữa các dòng họ:
Như chúng ta đã biết, mối quan hệ làng xã Việt Nam từ xưa đến nay được xây dựng chủ

yếu dựa trên mối quan hệ thân tộc. quan hệ thân tộc của người Việt Nam có truyền thống đoàn
kết rất chặt chẽ, nhiều khi biến tướng thành một kiểu đồn kết thành những nhóm nhỏ và các
nhóm nhỏ người này có xung đột, mâu thuẫn với nhau. Dịng họ Nguyễn to nhất làng Đông, từ
đời này sang đời khác vẫn mãi khắc ghi lời thề nguyền độc:
“ Nước sơng Đình ngàn năm khơng cạn
Cầu Đá Bạc vạn kiếp trơ trơ
Bến Tình cịn đẹp cịn mơ
Mối thù họ Nguyễn bao giờ mới nguôi”.

Đấy là lời nguyền giữa hai họ Nguyễn – Vũ. Lời nguyền xuất phát từ câu chuyện về cái
bến “khơng chồng” hay cịn gọi là bến Tình. Nếu trai gái trong hai họ mà phải lòng nhau thì
cũng ngậm ngùi lặng lẽ chia tay hoặc phải bỏ đi nơi khác sống. Chính điều này đã dẫn đến bi
kịch của con cháu đời sau:
- Lão Xung gây ra những hành động tàn nhẫn, mù quáng nên cuộc đời dở điên, dở dại.
Trang 9


Tổ 3 – Văn 4B

Bến không chồng – Dương Hướng

- Ông Khiên chết đột ngột trong đau đớn và cô đơn.
- Cản trở tình yêu của Nguyễn Vạn và bà Nhân. Hai người thương nhau và cảm thơng
cho hồn cảnh của nhau, muốn tiến tới với nhau nhưng vì lời nguyền, vì sợ mọi người phản đối
nên lúc nào cũng đè nén tình cảm của mình.
- Hạnh và Nghĩa tuy vượt qua lời nguyền để đến với nhau nhưng rồi sau cưới, đôi trẻ
không được về nhà, chỉ gặp nhau hàng đêm ở bờ sông.
Những xung đột ấy đem đến bi kịch cho con người. và cuối cùng chỉ có cái chết mới
xóa được lời nguyền.
Lối sống theo kiểu “một người làm quan cả họ được nhờ” : đó là hình ảnh anh chàng
Đột đơm ràng chân đất mắt toét, một chữ bẻ đôi cũng không biết nhưng lại làm tới chức chủ
tịch xã. Và cô Tý Hin – em gái Đột, cũng nghiễm nhiên trở thành Chánh văn phòng xã.
Có thể nói, lối sống, tình cảm, đồn kết, quan hệ họ hàng gắn bó khăng khít là một nét
đẹp trong văn hóa người Việt Nam. Nhưng nếu lợi dụng những điều ấy để phục vụ cho những
mục đích cá nhân thì lại trở thành tiêu cực. nó là mầm mống nảy sinh các phe cánh, bè phái,
làm tan rã nơng thơn, kìm hãm sự phát triển của nơng thơn.
Quả vậy “Bến không chồng” đã tái hiện một bức tranh văn hóa nơng thơn thu nhỏ. Đó
chính là thực trạng chung của nơng thơn lúc bấy giờ. Ta có thể tìm thấy bức tranh ấy ở “Mảnh
đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường. Ở đó sự đối đầu các dịng họ ngày càng

trở nên khóc liệt hơn, tư tường bè phái nảy sinh càng dữ dội hơn.
Dương Hướng cho rằng: “Trong tác phẩm Bến không chồng, các nhân vật đều mang
dáng dấp hiện thực của bạn bè, người thân trong họ tộc, làng xóm q hương tơi”. IIBức tranh
làng quê được tái hiện một cách sinh động và chân thực nhất.

II) Sự đổi mới trong cách nhìn nhận con người


Cái nhìn về người phụ nữ
Trong số các nhân vật của Bến không chồng, một tiểu thuyết chưa đầy 300 trang, người

đọc có thể khó mà quên được một nhân vật trung tâm là Hạnh – một nhân vật tự ý thức, đã để
lại trong lòng tất cả chúng ta những ấn tượng sâu sắc.
Nếu như chị Nhân, bà Khiên là thế hệ những người phụ nữ đi trước, sống cam chịu, bị
chi phối bởi điều kiện xã hội giai cấp, bị chi phối bởi uy danh dòng họ, danh dự...thì đến Hạnh,
Trang 10


Tổ 3 – Văn 4B

Bến không chồng – Dương Hướng

Dương Hướng đã xây dựng được một nhân vật mới mẻ, độc đáo, tự ý thức – biểu hiện của con
người cá nhân nhân cách. Hạnh được miêu tả “mang nhiêu nét khêu gợi của tiên nữ”, vì thế
nhiều lúc Nghĩa lại cứ ngỡ Hạnh là cô Ngà trong câu chuyện Mắt tiên mà ông nội đã kể. Từ
thuở ấu thơ Hạnh đã có đơi mắt sâu thẳm nhìn mãi khơng thấy đáy. Tác giả đã nhiều lần đặc tả
đôi mắt Hạnh với những thời khắc đầy biến động. “Ánh mắt đen láy của bé Hạnh”, “mắt cô bé
sáng lên khi nghe tiếng nổ lách tách”. Rồi khi yêu Nghĩa thấy “trong đơi mắt Hạnh lại có
ngọn lửa cháy”. Trong tác phẩm Hạnh được tác giả miêu tả một cách trọn vẹn. Hạnh có tuổi
thơ đẹp, bình n trong sự u thương của mẹ, của chú Vạn, của các anh trai, lớn lên lại được

Nghĩa yêu say đắm. Tưởng như cuộc đời Hạnh sẽ được hạnh phúc trong vòng tay của những
người hết lòng yêu thương Hạnh. Thế nhưng, Hạnh lại vướng vào một tình yêu đầy trắc trở.
Hạnh yêu Nghĩa và cơ khơng chấp nhận một tình u vụng trộm lén lút. Hai người đã khẩn
khoản nhờ đến chú Vạn để nói rõ ngọn nguồn: “Cháu và Hạnh yêu nhau, chúng cháu khơng
thể sống thiếu nhau” Lời nói nghẹn ngào của Hạnh “chú hèn lắm! chú là người khơng có tim”
như gáo nước lạnh dội vào Nguyễn Vạn, Hạnh đâu chỉ nói cho riêng mình, mà nói cả cho
Nguyễn Vạn, cho bà Nhân, cho tất cả những tình yêu bị cấm đốn trên đời. Tình u của Hạnh
mạnh mẽ gấp trăm lần. Trong con người Hạnh ln có ý thức vượt lên số phận, làm chủ cuộc
đời mình. Hạnh dám nói chuyện với bố mẹ Nghĩa một cách thẳng thắn: “Thưa bác, cháu
thương anh Nghĩa. Hai bác có thương cháu khơng thì đó là quyền ở hai bác”, “giờ đây, Hạnh
đã hiểu được mọi cội nguổn của cuộc sống con người. Hạnh tin vào tình yêu của Hạnh đối với
Nghĩa là trong sáng”. Hạnh đã tự chủ hoàn toàn trong cuộc đời mình, Hạnh dám bước qua lời
nguyền, dám tự tổ chức đám cưới, tự quyết định hạnh phúc của cuộc đời mình. Hạnh chấp nhận
tất cả để có được hạnh phúc: Chấp nhận cho Nghĩa đi bộ đội, chấp nhận xa cách, chấp nhận sự
chì chiết, chửi mắng của gia đình ơng Xung.
Tám năm Nghĩa đi bộ đội là tám năm Hạnh sống trong mỏi mòn chờ đợi. Khi Nghĩa về,
những tưởng Hạnh sẽ được đền bù xứng đáng. Thế nhưng, bất hạnh lại đổ ập lên đầu Hạnh
“mãi như thế...chờ đợi mãi cơn mưa giông lao tới. Hạnh tưởng đã có lúc nó cuồn cuộn lên rồi
tắt ngỏm...”.
Cuộc hôn nhân của Hạnh và Nghĩa đi vào ngõ cụt. Trong cô độc, hạnh phúc lại hiện về.
Cuộc gặp gỡ giữa Hạnh và Nguyễn Vạn đã đốt lại ngọn lửa niềm tin trong Hạnh. Sau bao nhiêu
đau đớn, mất mát, con người tự ý thức trong Hạnh lại càng mạnh mẽ hơn, luôn đấu tranh đến
Trang 11


Tổ 3 – Văn 4B

Bến không chồng – Dương Hướng

cùng, Hạnh đã mang lại hạnh phúc lớn lao cho Nguyễn Vạn một người đàn ông khốn khổ đến

năm mươi tuổi mới nếm được hương vị cuộc đời. Trong tuyệt vọng, Hạnh đã tự ý thức và nhận
ra trên đời này chỉ có Nguyễn Vạn là người đàn ơng duy nhất hiểu và thương yêu Hạnh. Hạnh
đã tái sinh cuộc đời mình và mang lại niềm vui cho Nguyễn Vạn. Hạnh sẽ sống một cuộc đời
mới “khơng có lí khi ta làm cho cuộc đời này tốt đẹp hơn lại là tội lỗi được. Hạnh sẽ chăm chút
cho tuổi già của chú Vạn bằng tình cảm sâu nặng của một người con đối với người cha, người
vợ đối với người chồng”.
Có thể nói rằng, với nhân vật trung tâm, Dương Hướng đã tạo dựng được hình tượng
một người phụ nữ có thể nói là “vượt trội” so với số đơng những “chinh phụ” trong văn xuôi
cả một thời dài chiến trận.


Tiếng nói của khát vọng con người
Nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá: “Đến Bến khơng chồng của Dương Hướng thì tiếng

kêu thét của cá nhân bị vùi lấp mạnh mẽ thống thiết hơn”.
Trong tiểu thuyết viết về chiến tranh từ 1986 – 1996 ta thấy hầu như tác phẩm nào cũng
có đề cập đến chuyện bản năng, tình yêu – tình dục của con người và thể hiện nó một cách tự
nhiên, chân thực. Điều đó càng phản ánh rõ hơn bộ mặt trần trụi của chiến tranh và số phận
khốc liệt của con người trong hiện thực tàn bạo ấy, qua đó, hợp lí hóa đời sống bản năng của
con người, đề cao nó trong một tinh thần nhân văn cao đẹp; lên án, phê phán chiến tranh là một
thế lực phi nhân tính đã tước đoạt, cướp mất của con người quyền được sống với chính những
nhu cầu bình thường và thiết yếu của họ.
So với giai đoạn trước đây, đó là một biểu hiện mới, một cách tân mới của tiểu thuyết về
mặt quan điểm khi viết về cuộc chiến tranh đã qua. Dục vọng và bản năng của con người được
miêu tả đầy rẫy trong chiến tranh với sức tàn phá, hủy diệt ghê ghớm của nó, ko cho con người
có quyền được sống như chính họ khao khát và mong muốn. Đó là một biểu hiện của tư tưởng
nhân văn cao đẹp, một tiếng nói cho khát vọng con người.
Hạnh - cô gái trẻ đẹp của làng Đông, đang ở tuổi xuân xanh căng tràn nhựa sống, lại
phải sống xa chồng, lầm lủi trong cảnh bặt vơ âm tín. Do sự chia cách của chiến tranh đã giày
vị Hạnh, xé nát trái tim cơ. Cảnh nổi loạn của Hạnh ở (Bến không chồng) là sự thấm thía, xót

xa cho cuộc đời thụ động chỉ biết chờ đợi và hi vọng vào cuộc chiến tranh tàn bạo. Hạnh ngâm
Trang 12


Tổ 3 – Văn 4B

Bến khơng chồng – Dương Hướng

mình dưới “Bến không chồng”, để mặc cho thân xác cô cuồng loạn trong nỗi khát thèm nhục
dục: “Cơ thể lâu ngày khô héo bỗng rạo rực, ngập tràn hưng phấn. Hạnh vùng vẫy, quẫy đạp
trong ham muốn làm tình với nước”. Đó là giây phút của bản năng, cịn sau đó Hạnh vẫn là một
người phụ nữ thủy chung thủ tiết chờ chồng. Ở đây, chiến tranh không hủy diệt được sự son sắt
và vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Với Nguyễn Vạn, con người muốn làm mực thước, làm thánh nhân để xứng đáng với sự
ngưỡng mộ của dân làng và đã hy sinh một đời cho ảo tưởng đó trong cuộc sống khắc kỷ đến
ngốc ngếch, cũng khơng thể thốt khỏi sức cuốn mạnh mẽ của bản năng: “Nguyễn Vạn bàng
hồng cả người khơng hiểu mình đang mơ hay tỉnh. Men rượu vẫn nung nấu trái tim làm tâm
trí Nguyễn Vạn quay cuồng. Da thịt đàn bà nần nẫn trong vòng tay và hơi thở đầy dục vọng
phả vào mặt Vạn. Sự ham muốn của Nguyễn Vạn lần này còn mãnh liệt hơn lần Vạn chạm vào
ngực mụ Hơn. Vạn buông thả cho thân xác tự do gây tội lỗi, tự do rên xiết trên thân thể rừng
rực của người đàn bà. Lần đầu tiên trong Vạn thấy sung sướng cực độ và quên hẳn mình. Mưa
gió vẫn ràn rạt ngồi cửa…”.
Phần người, phần bản năng đã chiến thắng phần thánh nhân của Vạn - con người ta
không thể mãi mãi ép xác theo lý tưởng và ảo tưởng của mình. Phút giây bản năng trỗi dậy là
khi Nguyễn Vạn sống bằng dục vọng, sống cho dục vọng nhưng không phải là lúc Nguyễn Vạn
bị trụy lạc mà đó chính là thời khắc anh được làm người - một con người đúng nghĩa.
Tình u mn đời khơng có tội, chỉ có những thế lực cản trở tình yêu mới là tội lỗi.
Bản năng của con người cũng đáng được thông cảm khi họ bị đặt vào một hoàn cảnh quá
nghiệt ngã và tàn khốc, khi con người khơng thể dự đốn và tự định đoạt cho số phận của mình.
Đến với chị Nhân trong cảnh bà Nhân mơ thấy chồng về: “Bà Nhân nhìn chồng đứng ở

cạnh giường im lặng đến đáng sợ rồi bổng chốc nhảy bổ vào người bà, ôm bà đến ngạt thở. Bà
chỉ còn biết thốt lên: “ối! bố thằng Hà ơi! Tôi chết mất”. Khát khao yêu thương trong cuộc đời
khơng được bà đã tìm đến cõi mơ. Nhưng tất cả chỉ là mơ. Tác phẩm là tiếng nói cho khát vọng
chân chính của con người.

Trang 13


Tổ 3 – Văn 4B



Bến không chồng – Dương Hướng

Con người sau cuộc chiến tranh, bi kịch chiến tranh
Văn học trong chiến tranh: người nghệ sĩ phải chịu sự hạn chế nhất định trong sáng tạo

nghệ thuật với mục tiêu động viên, ca ngợi, cổ vũ cho nên không tránh khỏi sự “tô hồng”, mô
tả một chiêu bước đi của sự sống và sự phức tạp của con người. Với cảm hứng ngợi ca, các tác
giả đã xây dựng những “mẫu người” mang vẻ đẹp toàn diện, vẻ đẹp ấy ln được đặt trong
hồn cảnh thử thách quyết liệt của cuộc chiến đấu”.
Ví dụ: Chị Sứ (Hịn đất – Anh Đức)
Anh Núp (Đất nước đứng lên – Nguyên Ngọc)
Trần Thị Lý (Người con gái Việt Nam – Tố Hữu)
Ngay trong tình u cũng rất lãng mạn. Đó là mối tình giữa Nguyệt và Lãm, nếu có cuộc
chia li thì đó cũng là “cuộc chia li chói ngời sắc đỏ, tươi như cánh nhạn lai hồng”.
Văn học sau chiến tranh, đặc biệt là sau đại hội VI của Đảng, các nhà văn đã có những
quan niệm đa dạng, nhiều chiều, và cách nhìn mới về hiện thực. Quan niệm mới về con người:
khơng cịn là con người cộng đồng, con người công dân một chiều mà là con người trong mối
quan hệ đa chiều, xã hội, lịch sử, gia đình... Và chính bản thân mình, các nhà văn quan tâm đến

cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là nhìn lại thân phận con người trong lịch sử, trong
những trầm luân của cuộc đời.
Tác phẩm “Bến không chồng” đề cập đến những cách nhìn nhận mới đa chiều, đi sâu
vào bi kịch của con người: con người là con người cá nhân, con người trong mối quan hệ với
người chứ không phải là con người của chiến công, con người hùng nữa. Và ở tác phẩm này,
con người hiện lên với bi kịch chính bản thân họ, bi kịch do chiến trah gây ra.
 Bi kịch của sự mất mát (những gì thiết yếu liên quan đến con người)
Văn học trước cũng nói đến sự mất mát nhưng ở phương diện của sự hi sinh, nỗi đau chuyển
hóa thành lịng căm thù. Đó là cái mất mát trong cái mất mát lớn lao của đất nước.
- Tác phẩm Bến không chồng, nỗi mất mát về thể xác đến những tổn thất về tinh thần:
Thành trở về với “bom cháy bỏng toàn thân, mặt sần sùi rộp lên đỏ lừ”. Cúc - cơ gái mà anh
thương mến: “thấy anh ấy hồn tồn xa lạ, xa lạ đến mức đáng sợ. Gương mặt anh ấy ám ảnh
em cả trong giấc mơ”. Bi kịch của Thành khi bị từ chối tình cảm vì thân thề không được trọn
vẹn. Bi kịch của Cúc không thể xem Thành như một con người. Cúc đã thành thật từ chối bởi
cô tôn trọng anh, cô không muốn anh phải sống trong mơ mộng “em nhìn vào gương mặt anh
Trang 14


Tổ 3 – Văn 4B

Bến không chồng – Dương Hướng

ấy và bỗng thấy mọi sự đều tan biến, đỗ vỡ hết. Em nhận rõ mình khơng u anh ấy. Em không
thể yêu anh ấy”. Mọi người trong làng không hiểu, khơng thơng cảm cho cơ. Và từ đó cơ sống
trong đau khổ.
Di chứng chiến tranh không chỉ gây đau đớn cho Nghĩa mà còn cả cho những con người
mà anh gắn kết yêu thương.
Hạnh: Tình yêu của hai người tan vỡ chỉ vì những di chứng chiến tranh. Hạnh nhận lấy
phần đau khổ cho riêng mình dù lỗi khơng phải của cô.
Thủy: Là bước ngoặt bất ngờ đưa cô đến với Nghĩa, nhưng rồi Thủy vẫn khơng thể có

con với Nghĩa. Và cô đã tự nhận ra: “Thủy bỏ chạy khỏi bến xe. Nỗi tủi nhục đau đớn nhói lên
trong lịng Thủy bỗng dưng Thủy lại biến mình thành con đĩ, con đĩ không cần tiền. Thế mới
biết làm đĩ cũng cực thật”.
Chiến tranh đã gây ra đau khổ không chỉ ở người chiến sĩ mà còn những người thân,
người vợ của họ.
 Sự mất mát tuổi xuân và nhan sắc của người phụ nữ:
Hạnh: mòn mỏi đợi chờ chồng theo năm tháng.
Thắm: cũng có chồng nhưng rồi lại yêu anh pháo trẻ. Và cứ thế ni con một mình để
đợi ngày hịa bình nhưng cuối cùng anh ấy lại có vợ khác.
Dâu: cơ gái năng động trẻ trung có lời hẹn ước với Hiệp. Anh đi bộ đội, cô ở nhà chờ
đợi. anh hi sinh cơ vẫn một mình bởi tuổi xuân và nhan sắc cũng đã phai tàn. Cuối cùng cô đi
tu.
 Nỗi đau mất đi người thân:
Bà Nhân đã cống hiến cho đất nước, dường như tất cả những gì bà có: chồng và hai người con
trai. Khi đất nước rạo rực trước tin chiến thắng Điện Biên thì ở nhà chị Nhân đang vật lộn với
nỗi đau. Chồng chị hi sinh, bỏ lại ba đứa con nhỏ dại. Nỗi đau mất chồng vừa nguôi ngoai, chị
lại lần lượt tiễn hai người con trai ra trận. Thế rồi thằng Hà con trai trưởng của chị cũng đi theo
cha nó. Chị nhận tin báo tử của con trai bằng thái độ điềm tĩnh đến lạnh lùng, mặt chị hơi tái đi.
Chị khơng gào, khơng khóc “mắt ráo hoảnh khơng có lấy giọt nước mắt”. Bà đã bằng linh cảm
và biết trước được tất cả mọi chuyện. Bà đã khóc khơ cả nước mắt suốt mấy đêm trước. Rồi bà
lại tiếp tục nhận tin thằng Hiệp hi sinh: ai cũng thấy “cả làng Đơng này chỉ có mỗi bà Nhân là
đau đớn nhất” “bà gào khóc vật vả, bà có cảm giác con người mình như hững đi, rơi tỏm
Trang 15


Tổ 3 – Văn 4B

Bến không chồng – Dương Hướng

xuống một cái hố sâu thăm thẳm. Bà tự thấy mình là người có lỗi trong cái chết của chồng và

các con”. Nỗi đau cứ ám ảnh bà. Bà cứ tưởng rằng, Hạnh sẽ là niềm tin còn lại duy nhất của
bà, sẽ là chỗ dựa cho bà khi bóng xé chiều tà. Thế nhưng cuộc hôn nhân của Hạnh đỗ vỡ, tất cả
cũng tại bởi chiến tranh.
 Sự bó buộc trong khn khổ, Nguyễn Vạn: con người trong sự trói buộc với việc
gìn giữ cái bóng vinh quang. Để rồi, Vạn đã đánh mất đi chính bản thân mình, con người mình.
Vạn là một chiến sĩ Điện Biên, một thương binh về làng, với hình ảnh lấp lánh của tấm huân
chương trên ngục, Vạn tự hào về quá khứ hào hùng của mình “những ngày ở Điện Biên Phủ”
và anh đã trở thanh thần tượng của làng “điều đáng sợ nhất của Vạn là để mất lòng tin với dân,
với Đảng. Từ một việc nhỏ, Vạn cũng phải cân nhắc xem có phải đấy là ý dân, ý Đảng...”.
Nếu Vạn hồn tồn “vơ cảm”, “sắt đá” thì khơng có bi kịch. Nhưng Vạn cũng là một
con người, cũng biết yêu, cũng biết khao khát hạnh phúc, khao khát một mái ấm gia đình,
nhưng vì muốn gìn giữ mình là một “thần tượng” của làng nên Vạn đã “ép xác”, kìm hãm tình
u chính đáng với chị Nhân, vì chị Nhân là vợ liệt sĩ. Vạn đã không vượt khỏi quan niệm hẹp
hịi để hưởng hạnh phúc chính đáng. Nhưng rồi lại không làm chủ được bản thân, không đứng
vững trong một đêm mưa gió, Vạn đã ăn nằm với Hạnh con gái chị Nhân. Sau hành động “vơ
thức” của mình, Vạn sống trong mặc cảm tội lỗi không thể tha thứ cho mình. Vạn hắt hủi Hạnh
khiến cơ phải bỏ làng ra đi, rồi khi Hạnh trở về cùng với đứa con, cũng là lúc Vạn đã tự mình
chấm dứt sự sống.
Bi kịch của Vạn là bi kịch của một người tự đánh mất mình, khơng dám sống thật với
mình. Hơn nữa đó cịn là sự ngộ nhận về quan niệm sống và cách sống của chủ nghĩa khắc kỉ
lỗi thời, của sự khủng hoảng chuẩn mực đạo đức. Cái chết của Vạn là sự thức tỉnh cho những ai
chỉ biết ơm ấp q khứ một cách máy móc.
Viết về kháng chiến nhưng “Bến không chồng” không chỉ viết về những thắng lợi như
giai đoạn văn học trước đây mà Dương Hướng cịn hướng ngịi bút của mình vào những mất
mát của cuộc kháng chiến. Đó là nổi đau của chị Nhân trước sự hi sinh của chồng và hai đứa
con trai. Nỗi đau của Nghĩa khi mất đi thiên chức làm bố, nỗi đau của Thành khi suốt đời phải
mang khuôn mặt dị hợm, là nỗi đau của những người phụ nữ phải chờ chồng trong sự nơm nớp,
hồi hộp... Tất cả chính là bi kịch của cuộc đời con người.

Trang 16



Tổ 3 – Văn 4B

Bến không chồng – Dương Hướng

D/ NGHỆ THUẬT


Thời gian nghệ thuật
Phạm trù thời gian vốn rất rộng và chi phối rất lớn trong việc tìm hiểu, khám phá tác

phẩm.
Có nhiều kiểu cấu trúc và biểu hiển thời gian ghệ thuật như thời gian trần thuật, thời
gian được trần thuật, thời gian khép kín, thời gian mở...
Sang thế kỉ XX, đã có thêm nhiểu hình thức thời gian mới: xáo trộn các bình diện thời
gian, tạo ra những điểm ngưng thời gian, thủ pháp dòng ý thức... đã mở ra nhiều cách cảm thụ
và lí giải mới mẻ về con người trong thời gian. Và các hình thức thời gian ấy gắn liền với cái
nhìn nghệ thuật về con người:
 Tâm trạng nhân vật gắn với những khoảng thời gian xác định
Đối với bé Hạnh, lúc tuổi ấu thơ cịn gì thú vị hơn là “chiều chiều từ ngọn tháp đầy bí ẩn kia
cứ ngân lên những hồi chng xao động tâm hồn của bé Hạnh”.
 Đó cũng có thể là những giây phút đầu tiên của một điều gì đó làm cho con người ta
cứ nhớ mãi: “lần đầu tiên trong đời Vạn thấy sung sướng cực độ và quên hẳn mình”. Nguyễn
Vạn đã quên hẳn, triệt tiêu hoàn toàn con người xã hội giai cấp trong một khoảnh khắc để con
người tự nhiên, con người nhân cách bộc lộ hết mình.
“Lần đầu tiên ở làng Đơng có đám cưới kì lạ. Các giọng hát của đội văn nghệ được dịp
thử tài”. Đây là khoảng thời gian điểm móc lần đầu trong đời người mà ai đã trải qua thì khơng
bao giờ qn.
 Rút ngắn khung thời gian sự kiện bên ngoài để kéo dài thời gian bên trong tâm hồn,

dành nhiều chỗ cho thời gian suy tư, chiêm nghiệm.
Ví dụ 1: Thủy gặp Nghĩa chỉ trong một đêm rồi sau sáu năm đi thanh niên xung phong,
cơ lại tình cờ gặp Nghĩa trong ngơi nhà ấy, gian phòng ấy và chỉ trong một đêm những tâm hồn
trải qua nhiều biến động với bao nỗi ưu tư, dằn vặt: “Ôi ngày ấy sao Thủy lại láu lỉnh và ngây
thơ đến vậy. Ngày mới vào thanh niên xung phong Thủy cứ ngỡ mình yếu đuối, hóa ra cô lại là
người vững vàng nhất trong số các cô gái cùng đơn vị...”, “mình đã là cơ gái lỡ thì, khơng thể
làm thế được. Nếu lúc này Thủy liều đến với anh, Nghĩa sẽ cho Thủy là cô bé lẳng lơ đĩ thỏa...
Thủy bỗng thấy tủi thân, nước mắt ứa ra”.

Trang 17


Tổ 3 – Văn 4B

Bến khơng chồng – Dương Hướng

Ví dụ 2: Hay là nỗi niềm đau đớn khi Hạnh phải quyết định kí vào đơn li hơn với Nghĩa:
“Đêm đến Hạnh cố gạt những tình cảm yếu mềm bằng cách gán ghép cho Nghĩa những điều
xấu xa tội lỗi, nhưng càng nghĩ xấu về anh, hình bóng anh vẫn cứ lung linh rực rỡ, mọi kỉ niệm
xưa lại bùng lên thiêu đốt trái tim khô héo của Hạnh”.
 Đối với đỉnh điểm thời gian mà nhân vật gặp sự kiện trọng đại có tính bước ngoặt:
Đó là lúc Hạnh gặp Nguyễn Vạn trong đêm giông tố. Tác giả không nhằm miêu tả chiều dài
thời gian mà mở rộng ra ở độ rộng và chiều sâu không gian.
“Nguyễn Vạn bàng hồng cả người khơng hiểu mình mơ hay tỉnh. Men rượu vẫn nung
nóng trái tim làm tâm trí Vạn quay cuồng. Da thịt đàn bà nân nẫn trong vòng tay và hơi thở
đầy dục vọng phả vào mặt Vạn (...) Vạn buông thả cho thân xác tự do gây tội lỗi, tự do rên xiết
trên thên thể rừng rực của người đàn bà”.


Không gian nghệ thuật

 Không gian huyền ảo
Với những câu chuyện vừa bí ẩn vừa hấp dẫn. Khơng gian ấy luôn gắn với tâm thức của

người Việt Nam và trở thành nét riêng độc đáo trong văn hóa dân tộc ta. Bởi khơng gian huyền
bí là một phần của đời sống tâm linh, nó nâng đỡ ru dỗ tâm hồn người, làm cho cuộc sống của
họ thêm phong phú.
“Trong ánh mắt đen láy của bé hạnh, làng đông là thế giới huyền diệu”
Những câu chuyện ly kì: ơng Khiên, ông Xung vẫn kể. Bởi những lời kể của ông Khiên
về cô Ngần xinh đẹp như tiên, vì bị ép duyên mà ra hồ nước tự tử. Hồ nước trở thành suối giải
oan, là sông Tiền Đường để rửa sạch nỗi uốt ức của người con gái kia nên nó trở nên trong vắt.
Bắt nguồn từ truyền thống, lịch sử của làng: “Đất làng Đơng nằm trên mình con rồng.
con rồng đó chính là dịng sơng Đình bắt nguồn từ cống Linh chảy qua làng Đông, uốn lượn
như một con rồng”.
 không gian làng đông trở thành không gian của những truyền thuyết.
 Không gian sinh hoạt của cuộc sống thường nhật
- Không gian làng Đông gợi lên sự no ấm, sum vầy “đồng quê cứ rộn ràng trong lòng
bé Hạnh”; “bấy giờ là mùa xuân, mùa trồng đậu, khắp cáng đồng màu rực lên những dây cờ
xanh, đỏ, trắng, vàng...”

Trang 18


Tổ 3 – Văn 4B

Bến không chồng – Dương Hướng

- Không gian “ngôi từ đường uy nghiêm” – là nơi Hạnh và Nghĩa còn ấu thơ “Nghĩa
bày mọi thứ trên bàn, hai đứa vừa ăn vừa nhìn nhau cười”.
- Khơng gian “Bến khơng chồng” – là nơi hị hẹn của đơi trẻ Nghĩa – Hạnh lúc cịn u
nhau hay đã là vợ chồng...

 Khơng gian của lịng người
- Khơng gian nỗi niềm của những cô gái làng Đông rủ nhau ra đứng tình tang cười hơ hố
trên cầu Đá Bạc  Trai làng Đơng chẳng cịn người nào lành lặn trừ chàng ngốc và anh Huy
thọt.
- Khơng gian nỗi lịng của Thắm – khi những tưởng đã hạnh phúc với anh thọt thì lại
động lịng trước anh pháo thủ q đỗi phong tình.
- Khơng gian trong lịng Hạnh là khơng gian của sự trống vắng, nỗi buồn cô liêu, của
những phút giây hồi tưởng lại thời xuân sắc và phút ân ái cùng Nghĩa.
- Không gian của Vạn – sự dằn vặt trong tâm hồn khi phải cố cưỡng lại tình yêu tự nhiên
để làm trọn nghĩa vụ của một người chiến sĩ.
- Không gian của Nghĩa khi phải bỏ trốn đi B mà không từ biệt bố, rồi sự hối lỗi, chua
xót khi biết mình khơng thể làm cha, sự dằn vặt vì đã làm khổ Thủy, Hạnh.
Tóm lại: Không gian nghệ thuật gắn liền với thời gian nghệ thuật. Khi nhà văn dừng lại
khắc họa khơng gian thì thời gian bị hãm chậm hay triệt tiêu. Và nó gắn liền với số phận,
những diễn biến tâm lí của con người.


Ngôn từ nghệ thuật
Ngôn ngữ giản dị, gần gũi và dễ đi vào lịng người. Vì thế Nguyễn Văn Long cho rằng:

“Bến khơng chồng khơng có những tìm tịi mới lạ về nghệ thuật. Cách trần thuật và miêu tả
của Dương Hướng mộc mạc, tự nhiên có những chỗ còn đơn giản và vụng nữa. Sức hấp dẫn
của cuốn tiểu thuyết là ở sự chân thực, ở vốn hiểu biết đời sống nơng thơn và cách nhìn cảm
thơng, nhân đạo với số phận con người”.

Trang 19


Tổ 3 – Văn 4B


Bến không chồng – Dương Hướng

E/ KẾT LUẬN
“Bến không chồng” vẫn hướng vào mạch chung của văn học giai đoạn 1945 – 1975.
Bến không khồng – bên cạnh những trang viết về tình yêu màu hồng cịn có những trang viết về
tình u với những khoảng tối. Bên cạnh ca ngợi cuộc chiến, còn đề cập tới những nỗi đau,
những mất mát do chiến tranh gây ra. Bên cạnh ca ngợi công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội
còn để cập tới những mặt trái của nó. Có thế nói tác phẩm “Bến khơng chồng” của Dương
Hướng đã đặt một dấu ấn trong văn học giai đoạn sau này.

Trang 20



×